Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN THAM KHẢO NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (ĐỀ MINH HỌA)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) nêu lên
quan điểm của mình về một kỳ nghỉ hè bổ ích, thú vị đối với học sinh hiện nay.

1. Về kỹ năng (1,0 điểm)


- Học sinh biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội:
+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ bằng chứng hợp lý.
+ Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc
+ Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu yêu cầu của kiểu bài
+ Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng
với lí lẽ.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu.
2. Về kiến thức (3,0 điểm)
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn
luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết
phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục, hợp lí, có ví dụ minh hoạ.
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
 Giải thích và nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội
- Nghỉ hè là một kỳ nghỉ học của học sinh vào mùa hè và thường kéo dài khoảng 3 tháng.
- Có thể nói, nghỉ hè là một khoảng thời gian mà học sinh ai cũng mong nó đến thật
nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích mà không phải lo
bài tập, thi cử. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi học
sinh được tạo dựng nên bởi càng ngày học sinh càng bị cuốn vào học tập không có nhiều
thời gian thư giãn trong năm học.
 Trình bày quan điểm cá nhân
- Học sinh cần được nghỉ hè đúng nghĩa: được vui chơi thỏa thích, tạm thời không cần
học bất cứ cái gì. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những chuyến đi hay hoạt động phù
hợp.
- Nghỉ hè không có nghĩa là hoạt động giáo dục dừng lại: có thể học các môn năng khiếu,
vừa học vừa chơi, học kết hợp với trải nghiệm,... Và mục đích chính vẫn là học trên tình
thần tự nguyện, cảm thấy thú vị, bổ ích.
 Trình bày những cơ sở về nhận thức và thực tiễn
- Ngày nay, đa số mọi người đều thấy được lợi ích của nghỉ hè đó là: để HS khám phá thế
giới xung quanh, học hỏi kỹ năng sống, xây dựng mối quan hệ với những người xung
quanh. Nếu tiếp tục đến trường trong mùa hè thì những ý nghĩa này không thể có được.
- Tuy nhiên, vẫn còn một số gia đình, thầy cô, nhà trường không muốn con mình được
nghỉ hè trọn vẹn trong 3 tháng bởi lo lắng sẽ khó bố trí người trông nom. Các trường tư
thục lo sẽ không có nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động trong 3 tháng nghỉ hè bởi
học sinh không đi học cũng có nghĩa các trường tư thục không thể thu học phí. Những
nỗi lo này đều có cơ sở thực tiễn nhưng tất cả những khó khăn đó đều được nhìn nhận
trên khía cạnh sự thuận tiện của người lớn chứ không lấy lợi ích của HS làm trung
tâm. Học sinh thì hầu như không có thời gian được nghỉ ngơi, vui chơi đúng nghĩa. Nhiều
thế hệ học sinh đã trải qua những mùa hè được lấp đầy bằng những lớp học thêm như một
học kỳ 3 kéo dài đầy mệt mỏi.
 Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng để chứng minh quan điểm của bạn và thuyết
phục người đọc, người nghe đồng tình
- Kỳ nghỉ hè để HS “sạc” lại năng lượng cho năm học mới bởi với hầu hết học sinh, năm
học đã diễn ra quá vất vả, bận rộn nên đã tổn hao nhiều năng lượng tinh thần. Việc nghỉ
hè trọn vẹn giúp HS thư giãn hệ thần kinh.
- Để tránh thời tiết nắng nóng. Vào buổi sáng hoặc chiều tối, HS có điều kiện ra ngoài
vận động để khỏe hơn về thể chất.
- Tạo cơ hội cho các thành viên gần nhau về mặt cảm xúc, tương tác chất lượng hơn, cha
mẹ chú ý nhiều hơn đến những điểm mạnh của con.
- Có thể cho phép những học sinh lớn tham gia một số công việc bên ngoài để kiếm tiền,
qua đó rèn luyện tinh thần yêu lao động, tự chịu trách nhiệm với bản thân và giúp đỡ
người khác.
- Có thể về thăm quê, thăm hỏi ông bà, bạn bè,... được trải nghiệm cuộc sống của những
vùng miền khác nhau.
- Đọc những cuốn sách, xem những bộ phim,... chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi
mà mình yêu thích. Mỗi một trò giải trí mình thích đều đem lại những cảm xúc tích cực
làm mình thêm yêu đời, yêu cuộc sống và sẽ phấn đấu để bằng bạn bằng bè.
- Tham gia Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ: thấy tuổi trẻ năng động, sống có
trách nhiệm và ý nghĩa.
- Phản biện:
Một số phụ huynh lo con em mình sẽ quên kiến thức sau 3 tháng hè và sẽ ảnh hưởng đến
kết quả của năm học tiếp theo:
+ Tôi cho rằng, những kiến thức cha mẹ sợ con quên cũng không quá quan trọng với
thành công của đứa trẻ. Những kiến thức phải ghi nhớ "vẹt" mới dễ quên nhưng có thể
nhanh chóng tìm thấy trên mạng Internet.
+ Để thành công, HS cần những kiến thức "sống" được chuyển hóa vào tình huống thực
tiễn nhằm rút ra quy luật, giải pháp. Nếu những năng lực này đã hình thành, HS không
thể quên dẫu sau 3 tháng hè. Điều này giống việc một người đã biết đi xe đạp thì sẽ khó
quên cách đi.
Dẫn chứng:
+ Đa số các nước trên thế giới đều cho học sinh nghỉ hè theo đúng nghĩa, không học
thêm, không phải áp lực học hành. Và học sinh đều cảm thấy vui, hạnh phúc khi trở lại
trường.
+ Trần Thị Thanh Vân là Chỉ huy trưởng Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ Trường
THPT Thủ Đức năm 2019. Trong quá trình đó, đã có nhiều nỗ lực và đạt Bằng khen
Thành Đoàn TPHCM về “Hoàn thành tốt các chương trình, các chiến dịch tình nguyện hè
năm 2019”. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP tặng Giấy khen “Học sinh tiêu biểu
học tập và làm theo lời Bác” trong Hội trại truyền thống 9/1 năm 2020;… Trần Thị
Thanh Vân là chiến sĩ tình nguyện đầu tiên của quận Thủ Đức được đứng vào hàng ngũ
của Đảng trong mùa hè tình nguyện năm 2020.
+ Hiện nay không ít HS đắm chìm (chơi quên ăn, quên ngủ) trong game online, Facebook
và thế giới ảo, thích sống ảo, những trò chơi vô bổ mà quên đi ý nghĩa của những ngày hè
sôi động. Tất cả những bạn học sinh có lối sống như thế đều đáng phê phán.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội vừa bàn luận
Tôi xin khẳng định lại, nghỉ hè 3 tháng sẽ là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ được tham gia
dạy dỗ con em theo ý/ nguyện vọng chính đáng của chính con em mình. Cả năm học thầy
cô đã dạy và phụ huynh cũng giáo dục HS theo kế hoạch của nhà trường rồi. Thời gian hè
cần thay đổi dạy học theo nhịp và theo nhu cầu của HS chứ không phải nhu cầu của bố
mẹ hay người lớn nữa.
- Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề
đó
+ Đặt lợi ích của học sinh làm trung tâm, xây dựng cho các em những mùa hè thật ý
nghĩa thì các phụ huynh, nhà trường cần tìm cách giải quyết những khó khăn riêng của
mình. Mỗi gia đình cần suy nghĩ, xây dựng thời khóa biểu hè cho trẻ hợp lý, cho các em
tham gia những hoạt động hè bổ ích như các lớp học kỹ năng, năng khiếu, tìm hiểu thế
giới xung quanh...
+ Khi tất cả cùng đặt lợi ích của trẻ làm trung tâm thì Hs cũng phải biết cư xử đúng chuẩn
mực của mình: Phải dựa vào thực tế, hoàn cảnh gia đình, phải cố gắng tạo sự tin tưởng
đối với người lớn để mỗi hoạt động mà các em tham gia không phải là nỗi lo của gia đình
và xã hội. Khi những khó khăn được tháo gỡ thì chính phụ huynh, các nhà trường, bản
thân HS cũng sẽ thu được nhiều thành quả từ 3 tháng hè bổ ích.

You might also like