LLVH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

LLVH: TRÍCH DẪN VỀ VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG

1. Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình


Cơn nắng, cơn mưa làm điều suy nghĩ
Một tiếng chim gù cũng đến nơi rừng lạ để mà nghe.
(Chế Lan Viên)

2. Tác phẩm nghệ thuật là một hình ảnh thực tại, nhưng đó là hình ảnh có linh hồn
mà chính cái linh hồn này mới làm cho tác phẩm sống. Nghĩa là dù trải qua thời
gian vẫn gây được xúc động trong lòng người.
(Nguyễn Đình Thi)

3. Nghệ thuật mà không gắn với đời sống thì nó chỉ là một bông hoa ác mà thôi”
(Nguyễn Huy Tưởng)

4. Tác phẩm văn học là sự cưới xin giữa ngoại vật và nội tâm nhân vật”
(Xuân Diệu)

5. Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với
mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển
sách này sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi.
( Lorca)

6. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học
(Tố Hữu)

7. Văn chương sinh ra trong cuộc sống và vỗ về cuộc sống


(Ki Ju Lee)

8. Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người
ta biết được những câu đẹp đẽ
( Nguyễn Tuân )

9. Người dệt thảm mặc áo rách và cuộc đời xám xít


Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa
Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít
Thơ không phản ánh đời mình nhưng nó cũng dệt những mùa hoa.
(“Dệt thảm” – Chế Lan Viên)
10. Nếu không chia sẻ với nhân dân trong lửa đạn thì lấy vốn trung thực ở đâu cho
tâm hồn mà cầm bút
(Xuân Diệu )

11. Đãi khe suối, đãi dòng sông


Mồ hôi đãi vàng bốc hơi trên cát
Tôi đãi lại dọc triền cát bạc
Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi”
(“Đãi cát tìm vàng” – Nguyễn Duy)

12. Người làm xiếc đi dây rất khó


Nhưng chưa khó bằng làm làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật
(Phùng Quán)

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG PHẦN YÊU CẦU
PHỤ – ĐỀ VĂN THPTQG
1. Cái nhìn hiện thực
Cái nhìn hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản
ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng
nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư
cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác
nhau hơn là các hiện thực cụ thể. Cái nhìn hiện thực thường mang sức mạnh tố cáo
những thế lực tội ác trong xã hội đẩy con người vào hoàn cảnh đau khổ, bi đát

2. Chiều sâu nhân đạo


Nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo
nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người,
những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng
niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của
con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.

3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí


Tâm lí là những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng ở bên trong nội tâm con người, nó vô
hình, diễn biến phức tạp và bất ngờ nên không thể nhìn thấy hay nghe thấy bằng
các giác quan thông thường. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu
tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những
dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người
là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử
dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú,
phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. Các nhà văn thường miêu tả tâm
lí nhân vật thông qua hành động, ngôn ngữ và ngoại cảnh.

4. Phong cách tác giả


Phong cách tác giả là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái hiện
đời sống của một tác giả, được thể hiện qua các yếu tố nội dung và hình thức nghệ
thuật của từng tác phẩm cụ thể. Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn mang tính
phát hiện, in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: “Thế giới được tạo lập không
phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới
được tạo lập” (M. Pru-xtơ).

5. Cái tôi của tác giả


Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính người có quan hệ tích cực
với thế giới và đối với chính bản thân mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát
những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có
cái tôi của mình. Vì vậy, cái tôi tự ý thức, tự điều khiển, tự tái tạo lại thế giới và tái
tạo lại chính mình để hướng tới sự hoàn thiện. Cái tôi chính là nền tảng của sáng
tạo nghệ thuật.

6. Quan niệm nghệ thuật về con người


Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ,
cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể
hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và
biểu hiện chủ quan sáng tạo của tác giả, ngay cả khi miêu tả con người giống hay
không giống so với đối tượng. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa
vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật
của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng

7. Nghệ thuật xây dựng hình tượng


Hình tượng nghệ thuật không chỉ là phương thức tái hiện thế giới khách quan, là
nhân tố góp phần truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người mà còn là tâm
hồn, bản ngã của người nghệ sĩ, nó khẳng định phong cách, cái tôi của người nghệ
sĩ trên con đường sự nghiệp của mình. Xây dựng hình tượng là quá trình sáng tạo
dựa trên ý tưởng và sự ước lệ. Nghệ thuật xây dựng hình tượng là toàn bộ những
phương thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong quá trình sáng tạo ấy.
8. Bút pháp nghệ thuật
Bút pháp vốn là thuật ngữ của thư pháp – nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm
bút lông, cách đưa đẩy nét bút để tạo dáng nét chữ đẹp. Trong văn học, bút pháp là
cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để
tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách viết,
lối viết, là một yếu tố của phong cách văn học.

9. Chất thơ trong văn xuôi (truyện, kí)


Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” tức là có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong
thơ, là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Nói
một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên
sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng
truyền những rung cảm ấy đến với người đọc. Ở văn xuôi chất thơ có ở trong nhiều
cấp độ: từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình tượng nhân vật vượt lên trên thực tại
của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn

10. Chất nhạc, chất họa trong thơ


Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng
một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt. Họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ
giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi
tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có, “thi trung hữu hoạ”. Nhạc
là âm nhạc, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ,
cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,… “thi trung hữu nhạc”. Nhạc là cỗ xe chở
hồn thi phẩm (Hoàng Cầm).

11. Cảm hứng sáng tạo


Cảm hứng ở đây là luồng ý nghĩ, tư tưởng có tính chất sáng tạo, thường đột nhiên
nảy sinh trong lòng nhà văn, nhà thơ. Và có thể ví cảm hứng như là chất men của
sự sáng tạo, là một sự thôi thúc, tạo đà cho nhà văn cầm bút viết. Nó là động cơ,
nguồn gốc khởi đầu cũng như mục đích đã vạch ra trong suy nghĩ của nhà văn.
Cảm hứng sáng tạo là yếu tố hết sức quan trọng trong việc hình thành ý đồ cũng
như lúc viết văn, nó góp phần tạo ra nhiều yếu tố mới lạ, độc đáo, nhiều tác phẩm
đặc sắc mang cá tính sáng tạo riêng của từng nhà văn.

Kết bài LLVH: PHONG CÁCH CỦA NHÀ VĂN


Với cách này, các cậu chỉ ra một vài nét sáng tạo, độc đáo trong phong cách của
nhà văn/nhà thơ để khẳng định nhưng đóng góp của họ thông qua tác phẩm đang
được đề cập đến trong bài viết.
Ví dụ: Kết bài cho Câu cá mùa thu

Con người Nguyễn Khuyến qua Câu cá mùa thu hiện lên ở nhiều góc cạnh: yêu
thiên nhiên đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng và tự hào về dân tộc, luôn trăn trở
băn khoăn với vận nước, với cuộc đời… Tựu trung lại, bài thơ đã thể hiện một tâm
hồn yêu nước khắc khoải, trăn trở đầy xúc động. Thơ Nguyễn Khuyến đa dạng về
nội dung, nhiều màu vẽ trong cách thể hiện nhưng sẽ còn mãi với thời gian. Và do
đó, Câu cá mùa thu cũng luôn là một trong những “kiệt tác xinh xắn” của thơ ca
Việt Nam.

Ví dụ: Kết bài cho nhân vật Mị – Vợ Chồng A Phủ

Sê – khốp từng nói: “Nhà văn trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Nếu
không có một trái tim thương người, đồng cảm với những số phận khổ đau, bị các
thế lực tàn ác chèn ép, đày đọa, Tô Hoài đã không thể viết nên những trang văn
xuất sắc và cảm động như thế. Và nếu không có một ngòi bút nhân đạo, Tô Hoài đã
không thể nào phát hiện được sức sống mãnh liệt vẫn luôn ẩn sâu trong Mị cũng
như những người dân lao động ở miền dẻo cao Tây Bắc. Một tấm lòng đẹp đã tỏa
ngát trong vườn văn Việt Nam, một sức sống đẹp đã nảy nở trong kho tàng văn học
dân tộc. Và từ đó một nhà văn cùng những trang viết xuất sắc ra đời. Người ta sẽ
khó mà quên những con chữ hồn nhiên tuổi ấu thơ trong vương quốc dế mèn, cũng
không thấy được dòng văn đập rộn ràng không khí thời đại trong “Chuyện cũ Hà
Nội” hay những trang văn xanh đời trong “Vợ chồng A Phủ”. Dẫu là khi bé thơ
hay đã trưởng thành người ta vẫn muốn đến với ông – đi trên con thuyền chở nặng
hồn văn Tô Hoài.

Ví dụ: Kết bài cho Tây Tiến – Quang Dũng

Nói tóm lại, Tây Tiến là bài thơ xuất sắc, đưa “tầm vóc của nhà thơ sánh ngang
tầm chiến lũy”, cho thấy dấu triện riêng của Quang Dũng quả thật vô cùng đắt giá.
Bản viết tay với những con chữ nguệch ngoạc trong đêm Phù Lưu Thanh vẫn còn
nguyên, đó là những con chữ xuất thần mang cả hồn rừng núi Tây Bắc và những
đêm ngày vất cả của người lính. Cuộc đời Quang Dũng bình dị như màn sương
nhưng cốt cách và tinh thần ông lại như ngọn đuốc cháy trong đêm sương ấy vậy.
“Hào khí của thời đại đã chấn động trong tâm hồn anh, và tiếng thơ riêng biệt của
anh có phần âm vang của hào khí ấy”. Hiếm có một bài thơ nào vừa bi tráng vừa
lãng mạn đến như thế, sau này chỉ mong những người khai phá con chữ nâng niu
vần thơ ông một chút. Hãy bắt đầu từ nỗi nhớ, cả đời người nghệ sĩ ấy đều dành
cho hồi ức, hồi ức về những năm tháng chẳng màng bão đạn, mưa giông. Cả đời là
một khúc ca bi tráng, kiêu hùng…
Kết bài LLVH: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC
Với cách này, mọi người đưa ra những giá trị của văn chương chân chính để khẳng
định thêm về sức sống của nó. Không chỉ dừng lại ở vai trò phản ánh hiện thực,
văn học còn nuôi dưỡng tâm hồn và giúp ta rung động một cách chân thành trước
những hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về
con người và cuộc đời.

Ví dụ:

Kết bài cho HÌNH ẢNH SÔNG ĐÀ

Có một sông Đà gầm thét, chảy trôi miên man giữa trời Tây Bắc vời vợi chất thơ
của sông núi, và có một sông Đà trong văn Nguyễn Tuân chảy vào lòng người.
Văn chương đã làm cho thiên nhiên đẹp lên bội phần. Con sông Đà sẽ mãi đồng
hành cùng với con người cũng như áng văn đẹp của Nguyễn Tuân sẽ luôn là hành
trang của mỗi người, của dân tộc đi tới trong cuộc sống hôm nay.

Kết bài cho 1 tác phẩm thơ bất kì:

Trong lời gửi gắm của “Thư cho em gái”, nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết rằng:
“Thơ không phải chỉ là thơ mà thôi. Thơ còn là “người” nữa. Anh gửi một tâm
hồn. Anh gửi em một người. Một người đã sống. Một người biết sống”. Có được
những lời sâu sắc này, bởi văn chương nghệ thuật muôn đời đều là câu chuyện đẹp
về những con người “đã sống” và ” biết sống”. …

Kết bài cho một chi tiết nghệ thuật (giọt nước mắt):

“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân
loại thành tiếng hát vô biên” (Vũ trụ thơ – Đặng Tiến). Ấy là sứ mệnh chân chính
của nghệ thuật. Trong lao khổ, trong đớn đau cùng quẫn, văn học nghệ thuật vẫn
tìm ra vẻ đẹp khuất lấp bị chôn vùi như ánh sao xa sáng chói trong đêm tăm tối mịt
mù. Nghênh ngang mà đi vào đời sống văn học, những giọt nước mắt xót xa,
những vết cắt rỉ máu, những tiếng nỉ non âm vang vẫn được nghệ thuật trao tặng
cho vẻ đẹp riêng biệt và trở thành khúc hát muôn đời về quyền được sống hạnh
phúc và an yên của con người. Chỉ có như vậy, nghệ thuật mới hoàn thành tròn vai
của nó như người mẹ nâng đỡ giấc mơ và tâm hồn con người khi cùng đường tuyệt
lối.

HUỲNH THỊ NGỌC NHI


LỚP 11 CHUYÊN VĂN TRƯỜNG THTH ĐHSP NĂM HỌC 2019 – 2020
– Bài viết của học sinh Page Blog Chuyên Văn –

Một vài nhận định có thể áp dụng:

+ Đặng Tiến: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống
khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên.”

+ “Một tác phẩm thật giá trị vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác
phẩm chung của cả loài người” (Đời thừa – Nam Cao)

+ “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”
(Nguyễn Minh Châu)

Kết bài LLVH: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI


Các cậu vận dụng các kiến thức về đặc trưng của các thể loại văn học như: thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn, … để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm nhé!

Trong chương trình ngữ văn THPT, chúng ta có thể vận dụng những đặc trưng về
cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật (của truyện ngắn) hoặc những đặc trưng về
ngôn ngữ, giọng điệu, … (trong thơ) để làm tốt kiểu kết bài này.

Ví dụ: Kết bài cho nhân vật bất kì trong truyện ngắn.

“Văn học xét đến cùng là câu chuyện của trái tim”. Đặc biệt ở truyện ngắn, những
câu chuyện được xây dựng bằng trái tim giàu trắc ẩn, vị tha và tràn đầy yêu thương
của tác giả luôn có sức lay động to lớn đến người đọc. Với nhân vật … trong …,
tác giả … đã thực sự mang đến cho chúng ta cả một bức thông điệp đẹp đẽ và sâu
sắc về …. Và chắc hẳn, … trong trái tim của người đọc chúng ta.

Ví dụ: Kết bài cho chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ

M. Gorki từng nói: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Kim Lân quả xứng đáng là
một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam, khi chỉ từ những chi tiết nhỏ bé mà
sâu sắc, ông đã đặt cả một tài năng và tấm lòng nhân đạo của mình vào đó. Cùng
với đó, thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt” còn phải kể đến việc Kim Lân đã
gây ấn tượng mạnh với độc giả bằng lối kể chuyện lôi cuốn, ngôn từ giản dị, phù
hợp với mọi lứa tuổi. Có lẽ vì thế cho đến nay, “Vợ nhặt” vẫn để lại dư âm khó
phai mờ trong lòng người đọc của nhiều thế hệ.

NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ


1. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt.
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay.
(Chế Lan Viên)

2. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi.

You might also like