Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN

TÊN : BÙI QUANG VINH

MSSV : 221A320349

GVHD : ThS. ĐÀO VĂN HẢO

Lớp : LAW50701

1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đào Văn Hảo vì sự hướng dẫn tận tình
và chuyên môn cao trong quá trình tôi hoàn thành bài tiểu luận môn Kế toán Doanh
nghiệp và Pháp luật về Chứng từ Kế toán. Sự am hiểu sâu rộng và kinh nghiệm thực
tế của Thầy đã giúp tôi không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn hiểu được cách
áp dụng chúng vào thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo.

Giảng viên chấm

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2
Câu 1: Chứng từ Kế toán là gì ?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật
mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn
cứ ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán được lập theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.
Căn cứ vào Điều 16 Luật Kế toán 2015, trên chứng từ kế toán phải có đầy đủ các
nội dung sau:
Số hiệu chứng từ
Tên, địa chỉ, số điện thoại doanh nghiệp, tổ chức lập và doanh nghiệp tổ chức nhận
chứng từ.
Tên chứng từ
Ngày, tháng , năm lập chứng từ
Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền bằng số, tổng số tiền phải thanh toán bằng
số và bằng chữ của nghiệp vụ kinh tế.
Chữ ký của người lập chứng từ và các bên liên quan trên chứng từ

Câu 2: Hãy nêu các nội dung văn bản pháp luật liên quan đến chứng từ kế
toán ?
Các văn bản pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán ở Việt Nam bao gồm:
Luật Kế toán 2015 số 88/2015/QH13: Quy định về nội dung công tác kế toán, tổ
chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán,
quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ

3
số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc
gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

- Nghị định 134/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn,
điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

- Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế,
hóa đơn.

- Nghị định 64/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công
ước Istanbul.

- Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.

- Nghị định 66/2018/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước.

- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán độc lập.

- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán.

- Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê.

- Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành
nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng.

4
- Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.

- Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Thông tư 14/2023/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Phát
triển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 25/2022/TT-NHNN quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển,
phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm
toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo
hiểm nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 41/2022/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động
xã hội, từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 27/2021/TT-NHNN sửa đổi Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín
dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Chế độ báo cáo tài chính đối
với các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

- Thông tư 24/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về


kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

5
- Thông tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả
nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho
vay lại và bảo lãnh Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 90/2021/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ tài chính Nhà
nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 26/2021/TT-BTC về hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển
đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 8/2021/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ do Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán do
Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 25/2020/TT-NHNN về quy định Quy trình luân chuyển, kiểm soát, đối
chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trong hệ thống "Ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân
sách và tích hợp hệ thống" tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng do Bộ
trưởng Bộ Công thương ban hành.

- Thông tư 78/2020/TT-BTC về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự


do Bộ Tài chính ban hành.

6
- Thông tư 67/2020/TT-BTC về Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 66/2020/TT-BTC ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng
cho doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thông tư 42/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực
hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định 46/2020/NĐ-CP về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ
thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá
cảnh Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.

- Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành.

- Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán,
kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị
định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành.

- Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế


độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ
Tài chính ban hành.

Câu 3: Trình Bày quy trình hình thức sổ kế toán ghi sổ nhật ký chung và quy
trình hình thức sổ kế toán ghi sổ nhật ký sổ cái (trình bày nội dung và sơ đồ).

7
Quy trình hình thức sổ kế toán ghi sổ nhật ký chung:
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau
Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
Sổ Cái;
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
1. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

2. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số
trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

8
Quy trình hình thức sổ kế toán ghi sổ nhật ký sổ cái
Căn cứ tiểu mục 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì
đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái:
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời
gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế
toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
1. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số
liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi
trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất,
phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ
Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
9
2. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số
liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở
phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh
các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến
cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng
kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ
Cái.

3. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái
phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(a) Tổng số tiền của cột Phát sinh ở Sổ Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả
các tài khoản = Tổng số phát Có của tất cả các tài khoản

(b) Tổng số dư Nợ của các Tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản

4. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu
khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu
trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có
và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được
kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

10
Câu 4: Trình bày có bao nhiêu nhóm và biểu mẫu trong nhóm danh mục
chứng từ kế toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của Bộ Tài chính). Và trình bày ví dụ nội dung của các chỉ tiêu của
chứng từ kế toán: Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng và Hóa Đơn Bán Hàng.
Hệ thống chứng từ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC gồm 5 nhóm chứng
từ kế toán. Dưới đây là danh sách các nhóm và ví dụ nội dung của một số chỉ tiêu:
1. Nhóm Lao động tiền lương:
o Bảng chấm công: Ghi chép thời gian lao động.
o Bảng thanh toán tiền lương: Ghi chép các khoản phải thanh toán cho
người lao động (lương, phụ cấp, thưởng, công tác phí, làm thêm giờ).
2. Nhóm Hàng tồn kho:
o Phiếu nhập kho: Ghi chép việc nhập kho vật tư, sản phẩm.
o Phiếu xuất kho: Ghi chép việc xuất kho vật tư, sản phẩm.
3. Nhóm Bán hàng:

11
o Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi: Ghi chép việc thanh toán cho
đại lý, ký gửi.
o Thẻ quầy hàng: Ghi chép việc bán hàng tại quầy.
4. Nhóm Tiền tệ:
o Phiếu thu: Ghi chép việc thu tiền.
o Phiếu chi: Ghi chép việc chi tiền.
5. Nhóm Tài sản cố định:
o Biên bản giao nhận TSCĐ: Ghi chép việc giao nhận tài sản cố định.
o Biên bản thanh lý TSCĐ: Ghi chép việc thanh lý tài sản cố định.
Ví dụ về chứng từ kế toán:

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng (VAT Invoice): Chứng từ ghi chép việc bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ có thuế GTGT.
Hóa Đơn Bán Hàng (Sales Invoice): Chứng từ ghi chép việc bán hàng hoặc cung
cấp dịch vụ không có thuế GTGT.

Câu 5: Số dư một số tài khoản kế toán vào đầu tháng 12 năm N tại công ty
TNHH ABC như sau:
TÀI KHOẢN SỐ TIỀN (ĐỒNG)
Tiền mặt 120.000.000
Tiền gửi ngân hàng 850.000.000
Hàng hóa 200.000.000 (chi tiết 1.000 sản phẩm x 200.000 đồng/sản
phẩm)
Phải trả người lao động 150.000.000 (chi tiết lương tháng 11/N của nhân viên)
Ghi sổ nhật ký (định khoản) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm N
như
sau:

12
(1) Ngày 4, mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15.000.000 đồng, chưa thanh toán
tiền cho
người bán.
(2) Ngày 10, chuyển khoản thanh toán hết tiền lương tháng 11/N cho nhân viên.
(3) Ngày 15, bán 200 sản phẩm cho công ty XYZ với giá bán 350.000 đồng/sản
phẩm, thu
ngay ½ bằng tiền gửi ngân hàng. Phần còn lại khách hàng hẹn sẽ thanh toán vào
cuối tháng này.
(4) Ngày 28, nhận được hóa đơn dịch vụ Internet tháng này tại văn phòng với số
tiền phát
sinh 1.500.000 đồng, tiền chưa thanh toán.
(5) Ngày 31, công ty XYZ chuyển khoản thanh toán hết tiền hàng còn nợ.
ĐỊNH KHOẢN NHƯ SAU :
1. Ngày 4: Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15.000.000 đồng, chưa thanh
toán tiền cho người bán.
o Nợ Nguyên vật liệu (TK 623) 15.000.000 đồng
o Có Nợ phải trả người bán (TK 331) 15.000.000 đồng
2. Ngày 10: Chuyển khoản thanh toán hết tiền lương tháng 11/N cho nhân viên.
o Nợ Lương, tiền công (TK 642) 150.000.000 đồng
o Có Tiền mặt (TK 111) 150.000.000 đồng
3. Ngày 15: Bán 200 sản phẩm cho công ty XYZ với giá bán 350.000 đồng/sản
phẩm, thu ngay ½ bằng tiền gửi ngân hàng. Phần còn lại khách hàng hẹn sẽ
thanh toán vào cuối tháng này.
o Nợ Tiền gửi ngân hàng (TK 112) 70.000.000 đồng (200 sản phẩm x
350.000 đồng/sản phẩm)
o Nợ Khách hàng (TK 131) 70.000.000 đồng (200 sản phẩm x 350.000
đồng/sản phẩm)
4. Ngày 28: Nhận được hóa đơn dịch vụ Internet tháng này tại văn phòng với
số tiền phát sinh 1.500.000 đồng, tiền chưa thanh toán.
13
o Nợ Chi phí dịch vụ (TK 641) 1.500.000 đồng
o Có Nợ phải trả (TK 331) 1.500.000 đồng
5. Ngày 31: Công ty XYZ chuyển khoản thanh toán hết tiền hàng còn nợ.
o Nợ Tiền gửi ngân hàng (TK 112) 70.000.000 đồng (200 sản phẩm x
350.000 đồng/sản phẩm)
o Có Khách hàng (TK 131) 70.000.000 đồng (200 sản phẩm x 350.000
đồng/sản phẩm)

14

You might also like