Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ 3:

1. Tại sao lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết.
1. Thời gian lao động xã hội cần thiết là gì?

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành
với một trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, trong điều kiện trung bình trong
hoàn cảnh nhất định.

Hiểu đơn giản thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian được quy ước chung cho một
sản phẩm được tạo ra bởi người lao động. Thời gian này được quy ước là thời gian trung bình
của một người lao động làm việc bình thường.

2. Thời gian lao động cá biệt là gì?

Thời gian lao động cá biệt là thời gian làm ra một sản phẩm tuỳ thuộc vào điều kiện của từng
người. Thời gian này có thể nhanh hoặc chậm hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

3. Tại sao giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định?

Giá trị hàng hoá được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết vì giá trị hàng hoá
cần có sự ổn định và hạn chế cạnh tranh về giá. Thời gian lao động xã hội cần thiết là quy
ước chung để đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

Trong khi đó thời gian lao động cá biệt lại tuỳ thuộc vào trình độ, điều kiện môi trường,
cường độ của từng người để xác định nên đương nhiên sẽ có sự chênh lệch với nhau giữa
từng người. Nếu xác định giá trị theo thời gian lao động cá biệt thì giá cả của hàng hoá không
được cân bằng và cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa sự cạnh tranh này không được bền
vững trong nền kinh tế.

Ví dụ: người A làm ra cái túi mất 3 giờ, người B mất 2 giờ, người C mất 1 giờ. Nếu giá trị
hàng hoá xác định theo thời gian của từng người thì sẽ rất chệnh lệch với nhau và gây mất
bình ổn giá.

Tuy nhiên thì khi xác định giá trị hàng hoá theo thời gian xã hội cần thiết thì những người có
thời gian lao động cá biệt ít hơn thì sẽ được hưởng lợi nhuận nhiều hơn còn với người có thời
gian lao động cá biệt nhiều hơn thì ngược lại.

2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
-Lượng giá trị hàng hoá là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời
gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
a)Năngsuấtlaođộng
-Là năng lượng sản xuất lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
thời gian hoặc số thời gian trên 1 sản phẩm.
-Có 2 loại năng suất lao động: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội. Chỉ có năng suất lao động xã
hội mới ảnh hưởng đến lượng giá trị.
–>Ảnh hưởng: Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại
năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị hàng
hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
– Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động.
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ.
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất.
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
+ Các điều kiện tự nhiên.
– Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

– Khi xem xét mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa,
cần chú ý thêm mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa.

Cường độ lao động


-Là mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
–>Ảnh hưởng: Cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng
sức lao động hao phí cũng tăng lên, vậy lượng giá trị hàng hóa vẫn không đổi. Nhưng khi
tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau thì làm cho lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, mà đổi lại làm cho giá trị của một đơn vị hàng
hóa giảm xuống.

b)Tính chất của lao động


-Theo mức độ phức tạp của lao động thì có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao
động phức tạp.
-Lao động giản đơn là lao động mà kể cả người chưa được đào tạo cũng có thể thực hiện
được.
-Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên
môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được.
–>Ảnh hưởng: Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
so với lao động giản đơn. Cả lao động giản đơn và lao động phức tạp tỷ lệ thuận với tổng
lượng giá trị hàng hoá
3. Để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, người sản xuất
hàng hóa cần làm gì?
a.Khái niệm, phân loại thị trường:

-Khái niệm: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định
của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất
cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công dân về việc làm bao lâu cho ai
đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả.

-Phân loại thị trường:

 Căn cứ vào đối tượng mua bán cụ thể, có các loại thị trường như: Thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ.
 Căn cứ vào phạm vi quan hệ, có thị trường trong nước và thị trường thế giới.
 Căn cứ vào các yếu tố được trao đổi, mua bán, có thị trường tư liệu tiêu dùng và thị
trường tư liệu sản xuất.
 Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, có thể chia thành: Thị trường tự do, thị
trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo (Độc quyền)

=> Để tổ chức hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải hiểu rõ bản chất của hệ
thống thị thường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và các vấn đề liên quan khác.

b.Vai trò của thị trường:

Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất
phát triển.

+ Thị trường là môi trường để các chủ thể thực hiện giá trị hàng hóa

=> Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi
thị trường tiêu thụ phải rộng lớn hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển

+ Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Thị trường đặt ra nhu cầu cho sản xuất cũng như tiêu
dùng.

=> Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức
phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

+ Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển.

+ Đòi hỏi các thành viên trong xã hội không ngừng nỗ lực, sáng tạo để thích ứng với sự phát
triển của thị trường.

- Khi lợi ích được đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo thúc đẩy => kích thích sự sáng tạo của
mọi thành viên trong xã hội.

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với
nền kinh tế thế giới.

+ Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể
thống nhất.( Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính).

+ Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng, miền vào một chỉnh thể
thống nhất.
=> Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ
quốc gia mà thông qua thị trường, các quan hệ đó có sự kết nối, liên thông với các quan hệ
trên phạm vi thế giới.

=> Thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Cơ chế thị trường: hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các
quy luật kinh tế.

+ Phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao
động, thông tin, trí tuệ.... trong nền kinh tế thị trường.

+ Là cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản xuất hàng hóa
hình thành.

c.Trả lời câu hỏi 3:

Tiếp thị hiệu quả: Phát triển các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ là rất quan trọng. Các công ty
nên hiểu đối tượng mục tiêu của mình, phân tích mô hình người tiêu dùng và sử dụng các nền
tảng kỹ thuật số như trang web, phương tiện truyền thông xã hội, email và công cụ tìm kiếm
để quảng bá sản phẩm của họ một cách hiệu quả.

Khác biệt hóa sản phẩm: Nổi bật so với đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp các tính năng
độc đáo, cải tiến chất lượng hoặc thiết kế sáng tạo. Làm nổi bật những gì làm cho sản phẩm
của bạn trở nên đặc biệt và tốt hơn những sản phẩm khác.

Đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Không ngừng đầu tư vào R&D để nâng cao chất
lượng, chức năng và hiệu quả sản phẩm. Sự đổi mới có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh
tranh.

Hiệu quả chi phí: Hợp lý hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí và tối ưu hóa chi phí. Hoạt
động hiệu quả cho phép giá cả cạnh tranh.

Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhất quán. Sản phẩm chất lượng cao tạo
dựng được niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường: Thường xuyên phân tích xu hướng thị trường, sở thích của người tiêu
dùng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Điều chỉnh chiến lược của bạn cho phù hợp.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng hiệu quả giảm thời gian giao hàng, cải thiện
quản lý hàng tồn kho và nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể.

Hợp tác và hợp tác: Hợp tác với các nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ để mở rộng
phạm vi tiếp cận thị trường và cải thiện các kênh phân phối.

Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng xuất sắc thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành
của khách hàng. Giải quyết khiếu nại kịp thời và duy trì mối quan hệ tốt.
Khả năng thích ứng: Luôn linh hoạt và phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
Hãy cởi mở để điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi và các yếu tố bên ngoài

You might also like