Tiểu luận cây bưởi - Nguyễn Trần Ngọc Trinh

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

******************

TIỂU LUẬN

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY BƯỞI

Họ và tên: Nguyễn Trần Ngọc Trinh


Khóa: 2020-2022
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số ngành: 60.62.01.12
Thành phố Hồ Chí Minh – 6/2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

***********************

TIỂU LUẬN

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY BƯỞI

GVHD: PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng


Học viên thực hiện: Nguyễn Trần Ngọc Trinh
Khóa: 2020-2022
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Thành phố Hồ Chí Minh – 6/2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1

Đặt vấn đề........................................................................................................................1

Chương 1........................................................................................................................2

TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI.....................................................................................2

1.1 Nguồn gốc và phân bố...............................................................................................2

1.2 Phân loại....................................................................................................................2

1.3 Đặc điểm thực vật học...............................................................................................4

1.4 Điều kiện sinh thái.....................................................................................................5

1.4.1 Nhiệt độ..................................................................................................................5


1.4.2 Ánh sáng.................................................................................................................5
1.4.3 Đất..........................................................................................................................6
1.4.4 Nước.......................................................................................................................6
1.5 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây bưởi.........................................................6

Chương 2........................................................................................................................8

NHU CẦU DINH DƯỠNG...........................................................................................8

2.1 Các nguyên tố dinh dưỡng........................................................................................8

2.2 Nghiên cứu trong nước............................................................................................11

2.3 Nghiên cứu ngoài nước...........................................................................................12

2.4 Tình hình sản xuất bưởi ở nước ta...........................................................................13

2.5 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới......................................................................17

Chương 3 KẾT LUẬN................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20


MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Cây bưởi (Citrus maxima (Burm) Merr.) là cây ăn quả thuộc nhóm cây có múi
được trồng trên 80 nước trên thế giới. Được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và có giá trị
kinh tế cao. Năm 1996, sản lượng quả của cây có múi trên thế giới đạt 93,7 triệu tấn,
tăng 50% so với năm 1980 (khoảng 61 triệu tấn), trong đó quả bưởi đạt trên 5 triệu tấn
(Bulletin,1999). Quả Bưởi chứa rất nhiều dinh dưỡng như protein 1,44 (g/100g),
carbohydrate 18,27 (g/100g), vitamin C 115,9 (mg/100g) có lợi cho sức khoẻ con
người (Dasberg, 1987).

Theo thống kê của tỉnh Bến Tre năm 2017, diện tích các vườn bưởi tăng dần
qua các năm và đạt diện tích là 7.212 ha, chiếm 20% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh,
trong đó diện tích thu hoạch 4.836 ha, trồng mới 128 ha, sản lượng 58.873 tấn. Đối với
tỉnh Bến Tre, bưởi da xanh được xem là một trong năm loại cây ăn quả đặc sản của địa
phương. Bưởi Da xanh là giống bưởi ngon nổi tiếng không những ở miền Nam Việt
Nam mà còn trong cả nước và trên thế giới. Cây bưởi đang dần khẳng định được chỗ
đứng vững chắc do đem lại giá trị kinh tế cao, được xác định là loại cây chủ lực trong
phát triển kinh tế vườn của tỉnh. Diện tích bưởi Da xanh qua các năm ngày càng gia
tăng chỉ riêng tại tỉnh Bến Tre diện tích bưởi Da xanh từ 1.544 ha năm 2005 đến năm
2008 đã là 3.824 ha (Sở Nông Nghiệp và PTNT Bến Tre). Tuy nhiên, hiện nay việc
tìm hiểu kĩ về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cây bưởi vẫn chưa được rộng rãi, phần
lớn người dân chỉ bón phân theo kinh nghiệm cá nhân. Điều này ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển cũng như năng suất và chất lượng trái của cây bưởi. Vì vậy tiểu luận
”nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi” được thực hiện nhằm tạo tiền đề giúp đảm bảo
năng suất và chất lượng đối với cây bưởi của nước ta hiện nay.

Mục đích: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của các nguyên tố đa lượng, trung
lượng và vi lượng trên cây bưởi

Yêu cầu: Xác định vai trò của từng yếu tố dinh dưỡng đối với cây bưởi

1
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI

1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus maxima Burm. Merr thuộc chi Citrus, nhóm
Cam quýt, họ Rutaceae, là loại cây được trồng lâu đời và phân bố rộng khắp từ miền
Bắc đến miền Nam nước ta (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). Cây bưởi có nguồn gốc từ
Đông Nam Á, cụ thể là vùng nào người ta chưa biết rõ vì chưa tìm thấy cây bưởi dại ở
bất cứ vùng nào trên thế giới, vùng trồng bưởi nhiều nhất là vùng Đông Nam Á và một
số tỉnh phía Nam Trung Quốc ở đây có những giống bưởi nổi tiếng. Tuy nhiên sản
lượng bưởi không cao so với cam, quýt. Bưởi là giống cây có múi chịu khí hậu nóng ẩm
nhất và thực tế chỉ trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Cây bưởi cao, to, lá
có cánh rộng, quả to chất lượng tốt hay xấu tùy theo giống. (Vũ Công Hậu, 2000).

Theo Nguyễn Văn Kế, 1997, bưởi có nguồn gốc ở Đông Nam Á (Thái Lan và
Malayxia) sau đó lan rộng qua Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.

Theo Nguyễn Hữu Đống, 2003, thì cây bưởi có xuất xứ ở quần đảo Laxông đơ.

Theo Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, hiện nay trên thế giới họ cam quýt
được trồng ở nhiều nơi. Ở Việt Nam họ này được phân bố từ Bắc tới Nam với một số
giống bưởi nổi tiếng trong nước có thể xuất khẩu ra ngoài nước. Một số tỉnh thành
trồng nhiều như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang và một số tỉnh Miền Đông Nam Bộ.

1.2 Phân loại

Tên gọi của cây bưởi


Tên gọi khác: Cây Bòng (miền Bắc)
Tên tiếng anh: Pomelo, Shaddock.
Tên khoa học: Citrus maxima Burm. Merr
Tên đồng nghĩa: Citrus grandis L.

2
Phân loại khoa học
Giới (Kingdom): Plantae
Ngành (Division): Angiospermae
Lớp (Class): Eudicots
Bộ (Order): Sapindales
Họ (Family): Rutaceae
Chi (Genus): Citrus
Loài (Species): Citrus maxima
Các loài tương cận: bưởi chùm (Citrus paradisi), chanh ta (Citrus aurantifolia),
cây quýt (Citrus reticulata), cam ngọt (Citrus × sinensis), thanh yên, phật thủ (Citrus
medica).
Bưởi có nhiều loại đặc trưng cho những vùng miền như: bưởi Da Xanh (Bến
Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Lông Cổ Cò (Tiền Giang), bưởi Thanh Trà
(Huế), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh),…

Bưởi Năm Roi có nguồn gốc ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Trái bưởi
Năm Roi to, mẫu mã đẹp, dễ lột vỏ, rất ít hoặc không có hạt, dạng quả hình quả lê, nặng
khoảng 0,9 – 1,45 kg/trái, vỏ bưởi khi chín có màu xanh vàng hoặc vàng sáng, còn tép
màu vàng nhạt, có vị ngọt, chua vừa (độ Brix 9 – 11%), tỷ lệ thịt quả lớn hơn 50%.

Ở miền Đông Nam Bộ cũng có nhiều giống bưởi được trồng phổ biến, ở Biên
Hòa thường trồng bưởi Tân Triều. Bình Dương và Đồng Nai nổi tiếng với bưởi Đường
Lá Cam, bưởi Da Láng (Nguyễn Văn Kế, 2008). Bưởi Đường Da Láng dạng trái hình
quả lê, nặng trung bình 1,2 – 2,5 kg/trái, vỏ quả láng, màu xanh vàng đến vàng khi
chín, dễ lột và dày khoảng 16 – 19 mm, nước quả khá nhiều, vị ngọt không chua, mùi
thơm và trên 50 hạt/trái.

Miền Trung có bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch. Miền Bắc có bưởi Phù Đoan
hay Đoan Hùng, bưởi Diễn (Nguyễn Văn Kế, 2008).

Trong đó giống bưởi Da xanh là một trong những loại bưởi ngon và nổi tiếng
rất được ưu chuộng không những ở miền Nam Việt Nam mà còn trong cả nước và thế

3
giới. Được trồng phổ biến ở Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu. Giống bưởi da xanh chính gốc ở huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre, đã xuất
hiện từ đầu thế kỷ XX. Trong thời gian gần đây, diện tích bưởi da xanh ngày càng
tăng, chỉ riêng tại tỉnh Bến Tre năm 2008 đã là 3.824 ha (Sở Nông Nghiệp và PTNT
Bến Tre). Bưởi Da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái. Khi
chín vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng (14 – 18 mm), tép
bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi, nước quả khá, vị ngọt thanh,
không chua (độ Brix 9,5 – 12%), mùi thơm, rất ít hạt, múi bưởi ăn không đắng, tỷ lệ
thịt trên 55%, mùi thơm, số hạt khoảng 5 – 30 hạt/trái, tỷ lệ thịt/quả hơn 55%.
(Nguyễn Đức Cường, 2010).

1.3 Đặc điểm thực vật học

Cây bưởi sinh trưởng tốt trên đất phù sa, đầy đủ lượng nước tưới quanh năm,
cây có khả năng cho quả từ 2 – 3 năm sau khi trồng trong điều kiện chăm sóc tốt như
đầy đủ chất dinh dưỡng, quản lí sâu bệnh. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch
khoảng 7 – 8 tháng, có khả năng cho trái quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 8 –
11 hằng năm, năng suất khá cao (120 – 150 kg/cây/năm, cây 10 năm tuổi). Khi cây đạt
độ tuổi hơn 10 năm thì năng suất của cây bắt đầu giảm.

Thân: cây bưởi dạng thân trụ hay bán trụ, cây cao trung bình từ 3 – 5 m ở tuổi
trưởng thành, vỏ thân cây có màu vàng nhạt, cành phân nhánh, có nhiều gai nhọn, tán
cây xòe vì phân cành thấp.

Lá: có hình elip dày, xanh đậm. Lá non có màu xanh nhạt và khi lá đã già
chuyển sang màu xanh đậm, mặt trên lá màu xanh đậm, bề mặt của lá nhẵn bóng. Cánh
lá có hình tim ngược, mép lá có khía giống như tai bèo, phiến lá có dạng trứng ngược,
phiến lá xếp chồng lên cánh lá đặc trưng cho giống. Gân lá có hình xương cá.

Hoa: trung bình cây ra hoa từ 2,0 – 2,5 năm sau trồng (chiết, ghép). Thời gian
ra hoa của cây kéo dài khoảng 1 tháng, hoa thuộc loại hoa kép. Phát hoa mọc thành
chùm ở nách lá, hoặc nằm ở tận cùng trên cành, mỗi một phát hoa có thể mang một

4
hoặc một chùm hoa, đài hoa có màu xanh vàng, cánh của hoa bưởi màu trắng và có
hình lòng thuyền, khi hoa nở sẽ có mùi thơm. Nhị đực màu vàng chiều dài bằng hoặc
dài hơn so với nhụy. Tất cả các hoa đều có khả năng thụ phấn để hình thành quả nhưng
do quá trình phát triển trên mỗi chùm hoa chỉ còn lại từ 1 – 2 quả. Một vụ tổng số hoa
và trái non rụng từ 20 – 90%, số trái thu hoạch chỉ từ 10 – 18% tổng số hoa đã nở.

Quả: sau khi được thụ phấn quả không ngừng phát triển về trọng lượng mà còn
cả về kích thước, quả bưởi có trọng lượng khá to trung bình từ 1815,00 ± 200,50 g
(theo Viện cây ăn quả Miền Nam). Quả bưởi dạng hình cầu, đáy quả (phần tiếp giáp
với cuống) hình cụt, khi chín vỏ quả vẫn giữ màu xanh nhưng đôi khi ngã sang màu
xanh hơi vàng, tâm quả rỗng, các tuyến tinh dầu trên bề mặt vỏ quả chín phồng lên
làm bề mặt vỏ nhám, vỏ quả dày 17,1 ± 1,85 mm, sau 2 – 3 năm trồng cây bắt đầu cho
quả. Tuy nhiên, vỏ quả thường dày và mỏng hơn khi cây cho quả ổn định. Thời gian
đầu quả phát triển nhanh về kích thước nhưng lại rỗng ruột. Đến tháng cuối kích thước
quả bưởi lại tăng chậm nhưng trọng lượng lại tăng nhanh vì có tích lũy được nhiều
nước. Quả bưởi da xanh có nhiều múi từ 13,4 ± 0,52, thịt quả dòn (so với bưởi Năm
roi), tróc khỏi vách múi tốt, tép màu hồng bó chặt, ráo nước, tỷ lệ thịt quả ≥ 60%,
hương vị ngọt thanh (brix 10,06 ± 0,34%), pH 4,62 ± 0,16 không the, không đắng, ít
đến không hạt trong trường hợp trồng chuyên canh (theo Nguyễn Văn Kế, 2008).

1.4 Điều kiện sinh thái

1.4.1 Nhiệt độ
Cây bưởi thuộc nhóm cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt
độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt từ 23 – 29ºC, bưởi sẽ ngừng
sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 13ºC và chết khi –5ºC. Nhiệt độ không những ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của trái. Do điều
kiện tự nhiên vùng nhiệt đới, điều hạn chế của bưởi nói riêng và cây có múi nói chung
ở miền Nam là màu sắc vỏ trái khi chín từ xanh đến vàng lợt.

5
1.4.2 Ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000 – 15.000 lux (tương đương nắng sáng
lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ). Mùa hè cường độ ánh sàng lên đến 100.000 lux,
đều này dễ làm trái bưởi bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương
phẩm của trái bưởi. Vì vậy, khi xây dựng vườn trồng bưởi nên bố trí mật độ trồng và
khoảng cách trồng hợp lý để hạn chế trái bị nám nắng.

1.4.3 Đất
Đất để trồng cây phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m vì rễ cây sẽ ăn sâu
vào trong đất và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng,
thoát nước tốt, pH thích hợp từ 5,5 – 7,0 có hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị
nhiễm mặn, phèn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m. Những cây trồng dưới mặt đất dễ
bị vàng lá, chậm phát triển, năng suất giảm là do trồng lâu năm gốc cây bị lún, rễ bị
đất lấp, cây thiếu sức sống và tốn nhiều công chăm sóc. Do đó, cây bưởi cần được
trồng trên mô cao, lồi rễ trên mặt đất, cây sẽ phát triển rất tốt.

1.4.4 Nước
Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và đậu trái nhưng cũng
rất sợ ngập úng, ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 – 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000 –
2000 mm/năm. Trong mùa nắng, mùa khô phải tưới nước đầy đủ cho cây. Tuy nhiên
cần chú ý phải giữ cho đất thông thoáng tránh bị ngập úng sẽ làm cho cây bị ngạt và bí
rễ sinh ra những loại bệnh nguy hiểm cho cây và lượng muối NaCl trong nước tưới
không quá 3 g/lít nước (3/00).

1.5 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây bưởi

Bưởi nói chung là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học, trong
một trái bưởi có chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác nhau rất có lợi cho sức khỏe
và phòng ngừa bệnh tật. Vỏ quả bưởi có chứa một lượng cao bioflavonoid. Các
bioflavonoid có trong bưởi giúp phát hiện và ngăn chặn các tế bào ung thư lan rộng ở
những bệnh nhân ung thư vú bằng cách thu thập những estrogen thừa của cơ thể. Nước
ép bưởi tuy có chứa nhiều axit nhưng loại nước trái cây này thực sự có phản ứng với

6
kiềm sau khi tiêu hóa. Do đó, nó có lợi cho hệ tiêu hóa. Bưởi cũng chứa khá nhiều
pectin, đây là liều thuốc hiệu quả trong việc giảm tích tụ ở động mạch. Thành phần
vitamin C trong bưởi giúp tăng cường và duy trì độ đàn hồi của động mạch, tăng
cường hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với
hen suyễn và viêm 6 khớp. Ngoài ra, bưởi còn có thể trợ giúp trong quá trình giảm
cân, bởi vì bưởi giúp đốt cháy các chất béo, các enzyme trong bưởi có thể giúp hấp thụ
và làm giảm tinh bột và đường trong cơ thể (theo Hoàng Văn Việt, 2013).

Bảng 1.1 Thành phần các chất trong bưởi

Stt Thành phần Hàm lượng Stt Thành phần Hàm lượng
1 Vitamin C 44,8 mg 7 Protein 0,7 g
2 Vitamin B1 0,03 mg 8 Chất béo 0,3 g
3 Vitamin B2 0,03 mg 9 Carbohydrate 10,4 g
4 Beta Carotene 200 g 10 Năng lượng 44,0 Kcal
5 Calcium 14,0 mg 11 Nước uống 88,0 g
6 Sắt 0,6 mg

(Trích Hoàng Văn Việt, 2013)

7
Chương 2

NHU CẦU DINH DƯỠNG

2.1 Các nguyên tố dinh dưỡng

Đạm (N): có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với chất dinh dưỡng khác. Nitơ là
một thành phần của chất diệp lục, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành
hoa, đậu, phát triển và chất lượng quả. Đủ Nitơ cây sinh trưởng khỏe, quả nhiều và to.
Thiếu Nitơ cây mất màu xanh, lá nhỏ, cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non. Lá
già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Sự thiếu hụt Nitơ tồi tệ hơn khi
lượng phốt pho thấp. Thừa N sẽ giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả
lớn nhanh, tăng thời gian quả xanh, chín chậm, vỏ quả dày và thô, tép khô. Dư thừa
nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại
cảnh.

Lân (P): thực hiện nhiều chức năng quan trọng như quang hợp, hoạt động
enzyme, trong sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ,
hình thành hoa, phát triển và tăng chất lượng quả. Thiếu phốt pho, ít có các triệu chứng
thiếu hụt được nhìn thấy trên lá nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây biến
dạng, lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mềm, khô nước, chua. Trong trường hợp sử dụng
quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu hụt phốt pho lên chất lượng quả sẽ tồi
tệ hơn. Thừa lân, không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất lượng trái cây,
nhưng có thể có tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất.

Kali (K): có vai trò quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của protein,
chất béo, Carbohydrate và diệp lục, duy trì sự cân bằng muối và nước trong tế bào.
Giúp tăng chất lượng (độ ngọt, màu sắc) và khả năng đậu quả, hạn chế chồi non lúc ra
hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Thiếu Kali, cây tăng trưởng chậm, lá nhỏ
chuyển màu vàng hoặc đồng sau đó bị rụng. Cành cây suy yếu, và giảm tỷ lệ nở hoa.
Lá vàng loang lổ, sự biến vàng bắt đầu từ gần nửa đỉnh của lá, sau đó trở nên sạm. Quả
nhỏ, da mỏng và mịn, xu hướng chuyển màu sớm, và chia tách một cách dễ dàng.

8
Thiếu Kali ít không ảnh hưởng đến năng suất, mặc dù quả có thể nhỏ hơn. Thiếu kali
nghiêm trọng làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ rụng hoa quả. Thừa kali không ảnh
hưởng đến chất lượng quả nhưng quá nhiều kali có thể làm tăng sự thiếu hụt magiê.

Kẽm (Zn): Được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết
cho cây trồng. Tuy nhiên Zn chỉ được sử dụng ở liều lượng rất nhỏ nhưng để đạt năng
suất cao cây trồng không thể không có nó. Zn có vai trò trong sự tổng hợp các chất
sinh trưởng tăng cường một số phản ứng trao đổi chất của cây, sản xuất ra chất diệp
lục và các hydratcacbon. Triệu chứng thiếu kẽm (Zn) là lá vàng gân vẫn xanh. Đây là
một trong những tổn hại lớn và phổ biến về rối loạn dinh dưỡng của cây có múi, lá nhỏ
dần và đóng lá dầy, có khuynh hướng mọc thẳng đứng, thân, cành không phát triển,
cành non dễ chết, trái nhỏ, chất lượng kém. Ngay trong giai đoạn đầu tiên, thiếu kẽm
sẽ làm giảm năng suất, giảm sinh lực cây và làm cho trái nhỏ, chất lượng kém. Triệu
chứng lá nhỏ, lá hẹp (ít lá) và màu trắng-vàng khu vực giữa các tĩnh mạch (đốm lá).

Bo (B): có vai trò trong sự kéo dài tế bào, trong sự tổng hợp axit nucleic, trong
phản ứng của hoocmon và chức năng của membran (Shelp, 1993). Thiếu Bo quả phát
triển một màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu. Một số hạt giống phát triển không
hoàn hảo, bị teo lại, màu nâu. Cây có múi rất nhạy cảm với dư thừa Bo.

Molybden (Mo): có liên quan mật thiết tới quá trình chuyển hoá đạm trong
cây, đo đó sư thiếu Molybden cũng có biểu hiện tương tự như thiếu đạm. Ở cây hai lá
mầm, thiếu Mo xuất hiện màu xanh vàng ở chóp và mép lá. Thiếu Molybden thường
dẫn đến thiếu đạm do khả năng cố định đạm của cây bị hạn chế. Thiếu Molybden, cây
sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân của
những lá dưới, tiếp đó là hoại tử. Ở cây có múi, thiếu Molybden xuất hiện các đốm
mất nước ở phần thịt rìa lá sau lan vào gần gân lá. Các đốm này dần chuyển vàng xám
nâu và khô đi.

Sắt (Fe): được cây hấp thu dưới dạng Fe 2+ . Sắt là thành phần của vài enzyme
hay của nhiều protein tham gia chuyển vận điện tử trong quá trình quang hợp và hô
hấp. Các enzyme này bao gồm catalases, peroxidases và một số cytocrom. Cytocrom

9
hoạt động cơ chế hô hấp của các tế bào sống. Một số các enzyme đều tham gia phản
ứng oxy hóa khử trong quang hợp. Sắt không phải thành phần của diệp lục tố. Nhưng
rất cần cho sự sinh tổng hợp của diệp lục tố. Thiếu sắt nhẹ, gân lá có màu xanh tối,
xuất hiện ở lá non; khi thiếu trầm trọng, lá non dần dần chuyển sang màu vàng, các lá
non về sau sẽ bị trắng, cây có thể rụng lá, chết cành. Thiếu sắt thường xuất hiện ở đất
có pH cao hoặc đất bón nhiều vôi.

Magie (Mg): Mg là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó
quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym
rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Triệu chứng thiếu Mg
thường xuất hiện do: (1) Đất có tỷ lệ Mg thấp; (2) Bón thừa kali hay đất có tỷ lệ kali
cao. Biểu hiện đầu tiên là có những đám màu vàng rời rạc ở cả hai bên gân chính, trên
những lá trưởng thành trong mùa mưa. Những đám màu vàng ngày càng lớn và hợp lại
với nhau, chỉ còn ở phần cuống lá và đôi khi ở gần ngọn lá còn xanh (ở gần cuống lá
có một phần màu xanh hình chữ V ngược), cuối cùng toàn bộ lá có thể bị ngã vàng.
Triệu chứng thiếu Mg có thể chỉ xuất hiện trên 1 cành lớn hoặc 1 phần cây, trong khi
phần cây còn lại có thể vẫn bình thường. Thiếu Mg cây rụng trái nhiều, chịu lạnh kém,
cây ra quả cách năm rõ rệt. Kích thước trái của cây thiếu Mg thường nhỏ, hàm lượng
đường và acid thấp.

Calcium (Ca): có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của rễ và triệu chứng
đầu tiên của thiếu Calcium là bộ rễ bị hư. Triệu chứng thiếu hụt ít thể hiện vì hầu như
trong đất rất ít khi thiếu Calcium. Sự thiếu Calcium ở cây có múi tạo ra lá nhỏ và dầy,
gây ra mất sức sống và giảm năng suất. Cây thiếu trầm trọng có thể gây chết cành non.
Trái phát triển kích thước bất thường, thịt trái co lại, ít nước dịch, nhưng cao hàm
lượng chất rắn hòa tan và gây nứt vỏ trái. Sử dụng Ca2+ dưới dạng: Ca(NO3)2, CaCl2,
CaSO4.

Phân hữu cơ không chỉ giúp cải thiện các đặc tính lý, hóa và sinh học trong đất
mà còn gia tăng hàm lượng dinh dưỡng hữu dụng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng (Islam et al., 2017). Theo Võ Văn Bình và ctv., (2014), bón phân
hữu cơ với lượng 20kg/cây kết hợp với lượng phân vô cơ theo khuyến cáo cho cây

10
bưởi ở Bến Tre đã làm gia tăng giá trị pH đất, chất hữu cơ, K trao đổi, phần trăm bazơ
bão hòa trong đất đưa đến cải thiện độ màu mỡ của đất và cải thiện năng suất trái. Bên
cạnh đó, bón phân hữu cơ còn góp phần làm gia tăng: số nhánh trên cây, đường kính
cây, tỷ lệ đậu trái, kích cỡ trái, độ Brix, TSS, từ đó làm gia tăng năng suất trái và chất
lượng trái (Khehra and Bal, 2014; Kumar et al., 2017). Ở ĐBSCL đã có các nghiên
cứu công bố về ảnh hưởng của sử dụng phân hữu cơ đến sự thay đổi của các tính chất
hóa học của đất vườn cây ăn trái (Võ Văn Bình và ctv., 2017).

2.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bón phân và sử dụng phân bón cho cây có múi
và cây bưởi cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.

Theo Nguyễn Minh Châu (1997) với cây ăn quả có múi, để tạo ra 1 tấn quả cây
sẽ lấy đi của đất 1,18 đến 1,29 kg N; 0,2 đến 0,27 kg P205; 2,06 đến 2,61 kg K2O và
0,97 đến 1,04 kg MgO, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng. Do vậy,
để cây bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải bổ xung phân bón thường
xuyên nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Các tác giả Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu (2003) nghiên cứu hiệu quả
của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: bón phân hữu cơ đã cải thiện độ
chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, tăng phẩm chất trái sau tồn trữ 30 ngày.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năng suất và
phẩm chất bưởi đường Lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai các tác giả Huỳnh Ngọc Tư
và Bùi Xuân Khôi (2003) cho thấy: khi bón 800 g N + 500 g P2O5 + 700 g
K2O/cây/năm cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân trên cây bưởi
Phúc Trạch của tác giả Võ Tá Phong (2004) chỉ ra rằng: các công thức phun phân bón
lá Super 900, đạm Humic, Agriconic, Futonic và bón phân theo quy trình thâm canh
của Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Hà Tĩnh có tác dụng rõ trong việc nâng cao

11
khả năng sinh trưởng của cây, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp và không có sai khác so đối
chứng.

Đỗ Đình Ca và cộng sự (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước
đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 -2004 cho thấy: bón 800g
N + 400g P2O5 + 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho năng suất cao
nhất, biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng nhưng tác dụng
nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất chưa rõ.

Bón phân cho cây bưởi Phúc Trạch với lượng bón 1,08 kg urê + 1,47 kg
superlân + 0,66 kg Kaliclorua + 1,5 kg vôi làm 3 lần (sau thu hoạch, ra hoa, phát triển
quả) có tác dụng rõ tới sinh trưởng nhưng tỷ lệ đậu quả thấp và không có sự khác biệt
so với đối chứng (Ngô Thừa Lộc, 2007).

2.3 Nghiên cứu ngoài nước

Theo Ghosh (1985) cây có múi là loại cây ưa thâm canh, có khoảng 15 nguyên
tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây. Những
nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố vi lượng là: Zn, Cu, Fe, B,... Việc
bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm, hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây
ra cành lộc mới. Trong thời kỳ ra hoa, cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa.

Thiếu đạm làm lá cây có múi bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng
cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, dễ bị rụng, quả ít. Thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ
lớn của quả mà không ảnh hưởng đến phẩm chất quả, dạng đạm phổ biến dùng là
amôn sunfat. đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat
sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat, hơn nữa nitrat còn thúc đẩy
sự hút magiê ở đất thiếu magiê (Rene & cs, 1990 ).

Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá vàng), một bệnh sinh
lý khá phổ biến ở cam quýt. Trường hợp thiếu kali trong thời gian ngắn sẽ làm quả nhỏ
nhưng không có triệu chứng ở lá, thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo,

12
vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục, sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng
đầu cành bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém.
Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với
clorua cao (Erickson,1968).

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi có thể căn cứ trên các mảng yếu tố
khác nhau trong đó: chuẩn đoán dinh dưỡng bằng phân tích đất, phân tích lá và dựa
vào các thí nghiệm bón phân được sử dụng phổ biến hơn cả. - Phương pháp chuẩn
đoán bằng phân tích đất: căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất thông qua phân tích và
đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh
trưởng để định ra chế độ bón phân một cách phù hợp. - Phương pháp chuẩn đoán bằng
phân tích lá: bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá được thiết lập trên 4 nguyên tắc
cơ bản là: chức năng của lá, quy luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố
dinh dưỡng và sự 43 đối kháng ion (Tucker, 1995).

Phương pháp chuẩn đoán bằng thí nghiệm bón phân: đây là phương pháp đơn
giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất, cơ bản chuẩn đoán được phân bón cần cho cây, thực
hiện bằng các thí nghiệm bón phân khác nhau, tiến hành phân tích tương quan giữa
lượng sinh trưởng và lượng phân bón, từ đó tìm ra lượng phân bón thích hợp nhất và tỷ
lệ các nguyên tố N - P - K thích hợp.

Ngoài các phương pháp kể trên người ta còn dựa vào triệu chứng, vào năng suất
vụ trước,... để bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi.

2.4 Tình hình sản xuất bưởi ở nước ta

Nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu đó là:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cây có múi ( cam, chanh,quýt, bưởi) ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 74.400 ha chiếm 54% và sản lượng
880.000 tấn/năm, chiếm 65% so với cả nước. Đặc biệt, có các giống cây có múi đặc
sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao ( Bưởi da xanh của
Bến Tre, bưởi Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang, …)

13
Vùng Bắc Trung bộ: Theo thống kê 2009 diện tích cây có múi toàn vùng là
16.550 ha, trong đó 12.520 ha cho thu hoạch. Trong này có 2 vùng bưởi đặc sản đó là
bưởi Thanh Trà của Huế và bưởi Phúc Trạch của Hương Khê, Hà Tĩnh.

Vùng trung du và miền múi phía Bắc: Cây có múi ở vùng này được trồng ở
những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Năm
2017, diện tích cây có múi của vùng là 43.500 ha. Trong đó nổi tiếng với các giống
bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn,… (Đỗ Đình Ca,1995).

Bưởi hiện nay được người tiêu dùng cả nông thôn và thành thị ưa chuộng.
Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi chủ yếu cung
cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây, nhiều đơn vị đầu tư, quản lý sản
xuất theo hệ thống, quản lý bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng, đăng
kí thương hiệu một số giống bưởi ngon như Da Xanh, Năm Roi, Phúc Trạch,… với
mục đích xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hiện nay mặt hàng bưởi da xanh là đặc sản
của Bến Tre, đã được xuất khẩu trên thị trường 50 nước trên thế giới. Giá trị xuất khẩu
cây có múi tại Việt Nam những năm qua đã tăng đáng kể, năm 2012 là 2.702.000
USD. Giá trị xuấ khẩu tăng chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu quả của Việt Nam. Điều
này chứng tỏ rằng không những thị trường thế giới có nhu cầu về sản phẩm quả bưởi
của Việt Nam mà ngành sản xuất bưởi cũng đã tăng đáng kể về diện tích, năng suất và
sản lượng trong những năm qua.

Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đến hết năm 2019, diện
tích bưởi trên cả nước đạt gần 98 nghìn ha, sản lượng hơn 818 nghìn tấn. Trong đó,
trung du miền núi phía bắc (TDMNPB) chiếm 28% diện tích bưởi cả nước, đứng thứ
hai sau đồng bằng sông Cửu Long. 10 năm gần đây, diện tích, sản lượng bưởi cả nước
và các tỉnh phía bắc liên tục tăng. Các tỉnh TDMBPB có diện tích bưởi lớn là: Bắc
Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn,
sản lượng bưởi gần 165 nghìn tấn/năm, chiếm 40,6% sản lượng bưởi miền bắc. Trong
sản xuất hiện nay, người dân chủ yếu trồng ba loại bưởi: Da xanh, Năm roi, bưởi Diễn.

14
Việt Nam là một trong những nước trồng bưởi lớn trên thế giới. Nhờ trồng
bưởi, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay việc chế
biến quả có múi nói chung và bưởi nói riêng của nước ta còn rất hạn chế, chưa có
doanh nghiệp chuyên chế biến quả có múi; diện tích bưởi phát triển nhanh; diện tích
bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng, chu kỳ
khai thác của bưởi; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; mối liên kết giữa
người trồng bưởi và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, giá cả không ổn định và chưa cao…

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những năm gần
đây, diện tích bưởi tăng nhanh (tốc độ hơn 10%/năm), với diện tích toàn miền Nam
tính đến năm 2019 đạt 43.500 ha, sản lượng hơn 371.000 tấn/năm. Những tỉnh có diện
tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619 ha), Đồng Nai (5.426 ha) và đã
hình thành những vùng trồng tập trung như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi
(Vĩnh Long), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai)...

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết giá trị thương mại bưởi toàn cầu ước đạt
khoảng 1,1-1,2 tỉ USD/năm. Riêng Việt Nam, giá trị xuất khẩu bưởi tươi từ 1,195 triệu
USD năm 2015 đã tăng lên 4,827 triệu USD năm 2019 và sẽ còn tăng nhanh hơn nữa
trong thời gian tới.

Theo FAOSTAT 2019, Nước ta là nước có diện tích trồng bưởi đứng thứ hai
thế giới đạt 46.791 ha. Sản lượng đạt 568.832 tấn đứng thứ ba trên thế giới chỉ đứng
sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, năng suất bưởi của nước ta giữ ở mức trung bình
và chỉ đạt 121,466 tạ/ha. Một số giống bưởi được trồng phổ biến ở việt nam Ở nước ta
nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây
ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước
ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh,Phúc trạch, Năm
roi... ở khác các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao nhất là Bưởi
da xanh được trồng chủ yếu ở miền nam, hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều
người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. Bưởi Diễn: trước đây được trồng
nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hiện nay đã được trồng

15
và phát triển tốt tại một số địa phương, như: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài đức,
Chương Mỹ, Quốc Oai,... (Hà Nội); Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế,... (Bắc Giang); Văn
Giang, Tiên Lữ,... (Hưng Yên), với diện tích ước khoảng trên 1.000 ha và đang tiếp tục
được mở rộng.

Bưởi Da Xanh: có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày,
tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre. Toàn
tỉnh Bến Tre hiện tại có trên 4.000 ha. Ngoài tiêu thụ nội địa, bưởi Da Xanh được xuất
khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan. Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc
sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố đô Huế.
Diện tích bưởi Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương
Trà, Phong điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích
bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha. - Bưởi Đoan
Hùng: trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng Luân và Cát Lâm của huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan
Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã Chí Đám; bưởi Khả Lĩnh, nguồn
gốc ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, với diện tích cây
cho quả khoảng trên 300 ha. Trong những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất
mùa, năng suất, sản lượng suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu
thụ nội tỉnh. Bưởi Phúc Trạch: nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu khắp 28 xã của huyện và các vùng lân cận. Bưởi
Phúc Trạch được coi là một trong những những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện
nay. Trồng bưởi mang lại giá trị kinh tế cao, người ta tính được hiệu quả của việc
trồng bưởi Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào bưởi (360 m2)
khoảng trên 10 triệu đồng. đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30
cây bưởi thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu
nhập lên tới 120 - 150 triệu đồng/ha.

Một vài năm gần đây đã có một số hoạt động đầu tư sản xuất, áp dụng quản lý
chất lượng theo hướng VIETGAP, đăng ký thương hiệu cho một số giống bưởi đặc sản
như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Đoan Hùng,... với mục đích xuất khẩu ra thị

16
trường ngoài nước. Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, nhiều nguồn gen quý, nhiều
giống có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.

2.5 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới

Hiện nay cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi đã và đang được trồng khắp
các châu lục, sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả trên thế giới có mỗi quan
hệtương phản với sự phát triển ngành công nghiệp thế giới. Vùng nào có công nghiệp
phát triển thì trồng cây ăn quả cũng phát triển theo và ngược lại. Sản xuất bưởi chủ chủ
yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ
yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung
Quốc, Ấn độ,Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ
yếu.

Trên thế giới (theo FAOSTAT, 2019) năm 2014 diện tích đạt 348.689 ha, năng
suất trung bình đạt 16,987 tấn/ha, sản lượng đạt 8.686.264 tấn. Năm 2015 diện tích
trồng đạt 354.625 ha, năng suất đạt 16,999 tấn/ha, sản lượng đạt 8.835.434 tấn. Năm
2016 diện tích trồng bưởi đạt 358.724 ha,năng xuất trung bình đạt 17.051 tấn/ha, sản
lượng đạt 9.074.176 tấn. Năm 2017 diện tích đạt 353.155 ha, năng suất trung bình đạt
17,625 tấn/ha, sản lượng đạt 9.137.919. Trong vòng gần 10 năm từ 2007 (diện tích:
312.907 ha, năng suất 16.699 tấn/ha, sản lượng 7.220.460 tấn). Cho thấy đến 2017
diện tích tăng lên từ 312.907 lên đến 353.155 ha. sản lượng tăng lên từ 7.220.460 triệu
tấn lên tới 9.137.919 triệu tấn, năng suất trung bình từ 16.699 tấn/ha đã lên tới 17,625
tấn/ha. Trong đó các nước sản xuất và xuẩt khẩu nhiều bưởi là: Mỹ, Trung Quốc,
CuBa,…Các nước nhập khẩu nhiều bưởi là: Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh. Ví dụ: năm
2006 lượng quả nhập khẩu vào Nhât Bản ước chừng đạt 440 ngàn tấn.

Trung Quốc: là nước có diện tích, sản lượng lớn nhất thế giới. Diện tích trồng
bưởi là 95.861 ha và sản lượng là 4.733.447 tấn chiếm hơn một nửa sản lượng của toàn
thế giới. Về năng suất đứng thứ hai thế giới đạt 545.275 tạ/ha và có một số giống bưởi
nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao.

17
Israel: là nước có năng suất cao nhất thế giới đạt 976.28 tạ/ha, tuy nhiên do
diện tích trồng không nhiều (1621 ha) nên sản lượng chỉ đạt 158.255 tấn.

Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ hai thế giới đạt 633.210 tấn
trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói
chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng.

18
Chương 3
KẾT LUẬN

Bưởi là một trong những loài cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở
nước ta cũng như các nước khu vực châu Á. Cây bưởi đã mang lại giá trị kinh tế cao
cho người nông dân. Tuy nhiên, nếu so sánh năng suất và chất lượng cây bưởi thấy
rằng: năng suất và chất lượng bưởi của Việt Nam còn khá thấp so với các vùng trồng
bưởi trên thế giới.

Bưởi là cây cho năng suất cao, có thời gian sinh trưởng dài, tuổi thọ cây cao
nên nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nhau qua từng thời kì cũng như từng giai
đoạn kiến thiết, ra hoa, đậu trái, phục hồi. Bưởi cần nhiều dinh dưỡng cả về chất lượng
lẫn số lượng, cần nhiều phân hữu cơ và phân chuồng. Nhưng cần phải bón phân hợp lí
để nâng cao năng suất và chất lượng trái. Phân hóa học bón chủ yếu cho cây thường là
NPK, Zn, DAP, phân chuồng như phân dê, phân bò, phân gà, thường được dùng để
bón cho cây.

Hiện nay có khá ít đề tài nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là các
nguyên tố trung lượng và vi lượng đối với cây bưởi ở Việt Nam vì vậy dễ dẫn đến việc
sử dụng phân bón không hợp lý gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
bưởi.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Atlas, R. M., 2010. Handbook of Microbiological Media, 4 thed., CRC Press.


2. Bùi Xuân Khôi, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Thu, 2003. Nghiên cứu tuyển
chọn giống bưởi có triển vọng và biện pháp thâm canh góp phần nâng cao hiệu
quả vườn bưởi Biên Hoà, Đồng Nai. Báo cáo tổng kết đề tài, 134 trang.
3. Đỗ Đình Ca,1995, Khả năng phát triển cây quýt và cây ăn quả khác ở vùng Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại
học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
4. Henuk JBD, Sinaga MS, Hidayat SH. 2017. Morphological and molecular
identificationof fungal pathogens causing gummosis disease of Citrus spp. in
Indonesia. Biodiversitas Volume 18, Number 3, July 2017, Pages: 1100-1108.
5. Hoàng Văn Việt, 2013. Nghiên cứu chuỗi giá trị Bưởi da xanh Bến Tre- Nâng cấp
đa dạng hóa thị trường. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
6. Lê Thị Thu Hồng, 2002. Báo cáo nghiên cứu khắc phục hiện tượng chết cây quýt
tiều và xây dựng mô hình cải thiện bảo vệ thực vật và canh tác cho Lai Vung-
Đồng Tháp. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học. Sở KHCN-MT
Đồng Tháp, 108 trang.
7. Linderman R.G. And Zeitoun, F., 1977. Phytophthora cinnamomi causing fruit rot
and wilt of nursery-grown native western arear and salal, 163 pages.
8. Nguyễn Đức Cường, 2010. Kỹ thuật trồng cam, quýt, bưởi. Nhà xuất bản khoa học
tự nhiên và công nghệ, 156 trang
9. Nguyễn Văn Hòa, 2006. Kết quả điều tra xác định tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ
và một số kết quả thử thuốc sinh học và gốc ghép trên cây có múi phòng trừ
bệnh vàng lá thối rễ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau hoa quả Viện
CAQ miền Nam năm 2005 -2006. NXB nông nghiệp, trang 58-70.
10. Niên giám thống kê Bến Tre 2016. NXB Thanh Niên-Bến Tre 2017.
11. Thái Hà, Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi. Nhà xuất bản Hồng
Đức, 94 trang
12. Vũ Công Hậu, 2000. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
489 trang, trang 110. In lần thứ ba.
13. Đỗ Đình Ca, Nguyễn Văn Dũng và Vũ Việt Hưng, 2005, Nghiên cứu ảnh hưởng
của bón phân, tưới nước đến khả năng ra hoa đậu quả, năng suất, phẩm chất
bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Kết quả nghiên cứu cây ăn quả
vùng duyên hải miền Trung, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Châu, 1997, Sử dụng phân bón cho cây có múi, Tài liệu tập huấn
cây ăn quả, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.

20
15. Ngô Thừa Lộc, 2007, Ứng dụng công nghệ Đài Loan trong sản xuất bưởi, Hội
thảo bưởi Phúc Trạch chủ biên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
16. Võ Tá Phong, 2004, Nghiên cứu xác định nguyên nhân ra hoa, đậu quả không ổn
ñịnh của bưởi Phúc Trạch và xây dựng, đề xuất các giải pháp khắc phục, Báo
cáo kết quả đề tài, Trung tâm Khoa học và khuyến nông khuyến lâm Hà Tĩnh.
17. Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu, 2003, Hiệu quả của một số loại phân bón
đối với cây bưởi Năm Roi, Kết quả Nghiên cứu khoa học công nghệ Rau quả
2002 - 2003, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam.
18. Huỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi, 2003, Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bưởi Đường lá cam, Kết quả
Nghiên cứu khoa học công nghệ Rau quả 2002 - 2003, Viện Nghiên cứu Cây ăn
quả Miền Nam.
19. Erickson, L. C., 1968, The general physiology of citrus, The Citrus Industry,
University of California Press, California, 86 - 126.
20. Ghosh, S. P., 1985, Citrus, Fruist tropical and subtropical.
21. Rene, Rafael and Espino, C., 1990, Citrus Production and Management,
Technology and livelihood resource Center.
22. Tucker, D. P. H., at al., 1995, Nutrition of Florida Citrus Trees, University of
Florida.

21

You might also like