Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC



DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

CHỦ ĐỀ

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG


TRÊN CÂY THANH LONG

Giảng viên: PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng Lớp: Cao học BVTV 2020

Sinh viên thực hiện:

Đặng Quốc Chương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
1 Đặt vấn đề 1
2 Tổng quan tài liệu 3
2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long 3
2.2 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây thanh long 8
trong và ngoài nước
2.2.1 Vai trò của nguyên tố đa lượng đối với phẩm chất trái 8
thanh long
2.2.2 Vai trò của các chất trung vi lượng đến phẩm chất trái 11
thanh long
3 Kết luận 14
4 Tài liệu tham khảo 14
1. Đặt vấn đề
Thanh long (hay còn gọi là Pitaya theo tên Mỹ Latinh) thuộc họ Xương rồng
(Cactaceae), chi Hylocereus, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mexico và
Colombia. Ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, Hylocereus được trồng ở Guatemala, Nicaragua,
Mexico, Colombia, Costa Rica, Venezuela và Peru (Mizrahi et al.,1997). Thanh long hiện
nay đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, từ các nước Trung và Nam Mỹ như:
Mexico, Columbia, Ecuador, đến châu Á như Indonesia, vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt
Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Srilanka, Bangladesh và phía Nam Trung Quốc.
Thanh long còn được trồng tại Okinawa của Nhật, Hawaii và Florida của Mỹ, Israel, Bắc
Australia,....
Tuy nhiên, diện tích và sản lượng thanh long tập trung nhiều ở châu Á và châu
Mỹ, quy mô sản xuất của các nước khác còn hạn chế Hiện tại có 4 loại thanh long được
trồng phổ biến là: Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan; Thanh
long vỏ đỏ ruột đỏ, trồng nhiều ở Malaysia, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc;
Thanh long vỏ đỏ ruột tím, trồng nhiều ở Guatemala, Nicaragua; Thanh long vỏ vàng ruột
trắng, trồng nhiều ở Colombia, Ecuador và Israel. Tại Việt Nam, thanh long là một trong
10 chủng loại cây ăn quả đứng đầu danh mục cây ăn quả xuất khẩu và sản lượng xuất
khẩu thanh long của nước ta lớn nhất thế giới.
Trong những năm qua diện tích thanh long không ngừng được mở rộng, theo số
liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2020) nước ta hiện có 60/63 tỉnh, thành có trồng thanh
long, với diện tích hơn 65,2 nghìn ha, sản lượng 1,37 triệu tấn. Tuy nhiên vùng thanh
long tập trung chủ yếu tại 03 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (55,2 nghìn ha,
chiếm gần 85% diện tích thanh long cả nước); trong đó Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh
long lớn nhất (chiếm 52% diện tích và hơn 50% sản lượng so cả nước). Ngoài ra, thanh
long còn được trồng ở Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau và một số tỉnh miền Trung; miền núi
phía Bắc cũng đã trồng thanh long nhưng quy mô nhỏ, diện tích không đáng kể (dưới
10%). Có khoảng 80% sản lượng thanh long Việt Nam được xuất khẩu tới 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục vượt trên 1 tỷ đô la/năm từ
năm 2017 đến nay và là loại quả có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều
năm gần đây. Các thị trường chính nhập khẩu thanh long Việt Nam là Trung Quốc, đặc
khu hành chính Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và
Úc.

1
Tiền Giang có diện tích trồng thanh long hơn 9.140 ha, tăng 4.098 ha so với năm
2016 (tốc độ tăng bình quân 21,9%/năm). Thanh long Tiền Giang được trồng tập trung
chủ yếu ở huyện Chợ Gạo (7.033 ha), Tân Phước (1.036 ha), Gò Công Tây (697 ha), Gò
Công Đông (202 ha). Diện tích, năng suất và sản lượng xếp thứ hai so với các tỉnh trồng
thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long và thứ ba cả nước (sau tỉnh Bình Thuận), góp
phần tạo ra sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu, khai thác hiệu quả tài nguyên, tăng thu nhập
cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Tỷ lệ trồng thanh long ruột đỏ chiếm khoảng 75% và thanh long ruột trắng khoảng
25% tổng diện tích trồng thanh long của tỉnh Tiền Giang. Việc phát triển thanh long ruột
đỏ theo các chuyên gia chỉ nên chiếm khoảng 20 - 30% diện tích trồng thanh long, nếu
phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến dịch hại rất khó kiểm soát.
Năng suất bình quân của thanh long tăng nhanh qua các năm, từ 28,7 tấn/ha năm
2016 lên 30,3 tấn/ha năm 2019). Tổng sản lượng thanh long tăng tương ứng với tăng
năng suất và diện tích nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn từ 116.407 tấn năm 2016 lên
191.417 tấn năm 2019, tốc độ tăng bình quân 19,6%/năm. Đã vượt 21,86% về diện tích
và 26,21% về sản lượng so với mục tiêu đến năm 2020.
Lợi nhuận trung bình 1 ha thanh long năm 2019 đạt 541 triệu đồng. Trong đó, lợi
nhuận của thanh long ruột trắng là 394 triệu đồng/ha, thanh long ruột đỏ là 635 triệu
đồng/ha. Nếu sản xuất nghịch vụ thì lợi nhuận gấp 1,7 lần so với sản xuất chính vụ.
Trong các năm qua, lợi nhuận thu được từ thanh long ruột đỏ đều tăng do thị trường tiêu
thụ thuận lợi, giá bán cao và có xu hướng tăng qua các năm, đây là nguyên nhân chính
dẫn đến cơ cấu giống thanh long có sự thay đổi từ 32% thanh long ruột đỏ năm 2016 đến
nay đã tăng lên 75%. Ngành nông nghiệp địa phương xác định thanh long là cây ăn quả
chủ lực ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2015 - 2025 và sau năm 2025.
Hiện nay nông dân canh tác thanh long sử dụng phân vô cơ với hàm lượng N và P
rất cao, hàm lượng các nguyên tố trung, vi lượng không cân đối dẫn đến nhiều ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng trái thanh long hiện nay và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến
chi phí canh tác dẫn đến lợi nhuận mà cây thanh long mang lại rất thấp. Chính vì thế việc
phân tích và thực hiện các thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng trên cây thanh long là rất
cần thiết hiện nay, nhằm làm cơ sở để đưa ra khuyến cáo cho nông dân canh tác thanh
long sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

2
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây Thanh Long
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chung (2019) cây thanh long không
kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận),
đất phèn (TP. Hồ Chí Minh), đất đỏ (Đồng Nai), đất thịt và đất thịt pha cát (Tiền Giang
và Long An). Điều chủ yếu là phải thoát nước tốt vào mùa mưa và có nước tưới vào mùa
khô. Các tỉnh phía Bắc ít trồng do có mùa đông lạnh kéo dài, mưa gió nhiều và có nhiều
ngày ít nắng.
Với mật độ trung bình 1.000 trụ/ha mỗi năm thu hoạch 20-30 tấn quả. Ở Bình
Thuận cây thanh long cũng trồng trên nhiều loại đất kể cả đất rửa trôi bạc màu, đất lúa 1
vụ. Tuy vậy, thanh long vẫn phát triển tốt nếu được bón nhiều phân hữu cơ, đất ruộng thì
lên liếp để nâng cao tầng đất mặt và thoát nước vào mùa mưa.
Thời gian đầu mới trồng và giai đoạn tạo cành cần nhiều đạm và lân để phát triển
bộ rễ và thân cành, cây khoẻ mạnh sớm cho quả. Thiếu đạm và lân cây cằn cỗi, phát triển
chậm, cành nhỏ, chuyển màu xanh vàng nhạt. Ngược lại nếu thừa đạm cành vươn dài,
mềm yếu, dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời gian sinh trưởng, chậm ra hoa.
Kali làm cây cứng rắn, tăng sức chống hạn, sớm ra quả, quả to và chất lượng. Để
tạo quả rãi vụ, kali cùng lân àm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả. Thiếu Kali cây mềm yếu, cành
chuyển vàng, có các vệt nâu, dễ bị nhiễm bệnh
Các nguyên tố trung và vi lượng rất cần cho thanh long để đạt năng suất cao, chất
lượng tốt:
+ Ma giê (Mg) có tác dụng tạo diệp lục, có vai trò lớn giúp tăng chất lượng quả,
tăng hàm lượng đường và hương vị quả
+ Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số acid amin cũng như một số aminoacid
liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và Co-enzyme giúp cho cấu trúc
Protein được vững chắc
+ Đồng (Cu): là thành phần của mem Oxydase và thành phần của nhiều
Enzimascorrbic, Phenolase… xúc tiến hình thành Vitamin A
+ Molypden (Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm trong cây là
thành phần của men khử nitrat và men nitrogense

3
+ Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành
phần chủ yếu của nhiều Enzym, đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hoá diệp lục tố
+ Kẽm hoạt động như thành phần kim loại của Enzyme hoặc cofactor của nhiều
enzyme (về cấu trúc, chức năng điều hoà). Vì vậy khi thiếu Zn sẽ làm thay đổi quá trình
biến dưỡng và quá trình này rất phức tạp. Thiếu kẽm làm giảm sự biến dưỡng
carbohydrate và sự tổng hợp Protein, Truptophan và IAA. Theo Skoog (1940) thì hàm
lượng auxin ở các đỉnh chồi của cây thiếu kẽm cực kỳ thấp. Hơn nữa, mức độ auxin bị
giảm trước khi xuất hiện triệu chứng thiwwus và sau khi cung cấp Zn trở lại thì mức độ
auxin lại gia tăng nhanh chóng trước khi sinh trưởng được phục hồi (Tsui, 1948). Ở đất
có Zn hữu dụng thấp, bón nhiều phân P có thể gây ra sự thiếu hụt Zn và làm gia tăng nhu
cầu kẽm của cây.
+ Bo: Theo Bohnsack và Albert (1977) thừa nhận rằng sự tích lũy IAA ở mức cận
tối hảo ở đỉnh rễ thiếu Bo làm giảm sự kéo dài rễ và sau đó kích thích sựu tổng hợp IAA
oxidase - Sự biến dưỡng carbohydrat và protein: sự tổng hợp chất của vách tế bào và sự
vận chuyển đường - Tính thấm của màng - Sự nảy mầm của hạt phấn và phát triển của
ống phấn
Khác với một số loại cây trồng khác, cây thanh long ra quả tập trung và sau mỗi
vụ trái cây lấy đi khối lượng sản phẩm tốt. Mặt khác, cây thanh long không có lá, khi
khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm nên cường độ và sản phẩm quang hợp ở
cây rất thấp. Vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là vô cùng quan trọng. Theo
khuyến cáo của một số nông dân vùng xuất xứ cây thanh long ruột đỏ, bón lót phân hữu
cơ 10-20 kg/trụ trong năm. Tỷ lệ phân N-P-K là 3:4:5 với lượng phân như sau:
Bảng 2.1. Lượng phân bón cho một trụ thanh long ruột đỏ trong năm
Tuổi cây Đạm ure (g) Lân supe (g) Kaliclorua (g)
Năm thứ nhất 180 240 300
Năm thứ hai 420 560 700
Năm thứ hai trở đi 900 1.200 1.500
Lượng phân trên dùng trong một năm và được chia làm 12 lần bón, bón vào tháng
3 là 1/6 lượng phân trên + toàn bộ lượng phân hữu cơ. Từ tháng 4-11 mỗi tháng bón 1/12
lượng phân trên.

4
Từ tháng 12 sau khi thu hoạch và cắt tỉa, bón 1/6 tổng lượng phân. Vào mùa đông,
cần bón tăng phân kali để tăng cường độ chống hạn và chống rét cho cây.
Những cây con mới trồng, khả nắng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ yếu hơn, sau đó
bón phân phải tưới nước tránh ảnh hưởng đến bộ rễ hoặc có thể hoà tan phân vào nước để
tưới cho cây là tốt nhất.
Ở khu vực đảo Hoa Nam-Đài Loan, hàng năm nhirtj độ xuống 6 0C kèm theo mưa
phùn, các bộ phận non của cây thanh long ruột đỏ dễ bị ảnh hưởng xấu trước khi vào mùa
đông. Vì vậy, khi bón phân cần chú ý thêm kali để chống rét, chống hạn cho cây.
i. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Năm thứ nhất
- Phân hữu cơ và lân: 10-15 kg phân chuồng hoai mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ +
0,5 kg super lân (nếu đất phèn bón lân nung chảy)/trụ. Bón trước khi trồng và 6 tháng
sau khi trồng.
- Phân vô cơ: 50-100g ure + 100-150 g (16-16-8 hay 20-20-15)/trụ. Bón định kỳ 1
tháng/lần, rải xung quanh trụ trồng cách gốc 20-30 cm, dùng rơm hay cỏ khô đậy gốc và
tưới nước cho tan phân bón.
* Năm thứ hai
- Phân hữu cơ và lân: 15-20 kg phân chuồng hoai mục hoặc 3-4 kg phân hữu cơ +
0,5 kg super lân hoặc lân nung chảy/trụ. Bón làm 2 đợt vào đầu và cuối mùa mưa.
- Phân vô cơ: 80-100g ure + 100-150 g 20-20-15/trụ. Bón định kỳ 1 tháng/lần, rải
xung quanh trụ trồng cách gốc 20-30 cm, dùng rơm hay cỏ khô đậy gốc và tưới nước cho
tan phân bón.
- Phân bón lá: Khi cây đã leo lên đầu trụ có thể sử dụng một số loại phân bón lá để
giúp cây phát triển nhanh, bẹ to khỏe và xanh.
- Vôi: 1-1,5 kg/cây (100-150 kg/1.000 m2), bón 1-2 vào đầu và cuối mùa mưa, rải
vôi đều trên mặt liếp.
ii. Giai đoạn kinh doanh
Cây từ năm thứ 3 trở đi, do cây thanh long, trong vụ thuận cho quả thường xuyên
gối đầu (trên cây vừa có nụ, hoa và quả…), nên chia lượng phân bón ra nhiều lần bón để

5
kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Ở giai đoạn này cần chú trọng đến lượng
phân kali, nhằm tăng độ ngọt và thịt quả chắc hơn. Khuyến cáo lượng phân bón cho mỗi
trụ thanh long trên 1 năm như sau:
- Phân hữu cơ và lân: Mỗi trụ sử dụng từ 20-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 10
kg phân hữu cơ + 0,5 kg super lân (nếu đất phèn bón lân nung chảy).
- Phân vô cơ: Lượng phân N-P2O5-K2O là 750-750-750 g/trụ/năm
Thời điểm và cách bón:
+ Vụ thuận: Cây ra hoa tự nhiên, việc bón phân theo từng lứa quả, ở mỗi lứa chỉ
tính lứa quả nhiều/rộ. Tổng lượng phân bón cho vụ thuận N-P2O5-K2O là 250-250-250
g)/trụ. Tùy điều kiện sinh trưởng của cây chia thành nhiều lần bón.
+ Vụ nghịch (chong đèn-2 vụ nghịch): Tổng lượng phân bón cho vụ nghịch N-
P2O5-K2O là 500-500-500 g)/trụ.
Bảng 2.2: Thời điểm và liều lượng phân bón cho cây giai đoạn kinh doanh kiểu trồng trụ
xi măng
Số lần Thời điểm Phân hữu cơ Phân vô cơ N-P2O5-K2O (g/trụ)
bón (kg/trụ)
Vụ thuận
Lần 1 Sau kết thúc vụ 10-15 kg phân 350-450 g (15-15-15) hoặc 250-
nghịch (đợt chong chuồng hoai 350 g (20-20-15) + 100 g kali
đèn cuối cùng) mục hay 5 kg
phân hữu cơ
Lần 2 30 ngày sau lần 1 350-450 g (15-15-15) hoặc 250-
350 g (20-20-15) + 100 g kali
Lần 3 30 ngày sau lần 2 350-450 g (15-15-15) hoặc 250-
350 g (20-20-15) + 100 g kali
Lần 4 30 ngày sau lần 3 350-450 g (15-15-15) hoặc 250-
350 g (20-20-15) + 100 g kali
Vụ nghịch (áp dụng cho mỗi đợt chong đèn)
Lần 1 Sau thu hoạch 10-15 kg phân 400-500 g (20-20-15+TE)

6
chuồng hoai
mục hay 5 kg
phân hữu cơ
Lần 2 Kích thích phân hóa 450 g super lân hay lân nung chảy
mầm hoa + 100 g kali
Lần 3 Sau khi ngắt bỏ đài 400-500 g (20-20-15+TE)
hoa (rút râu: 2-3
ngày sau hoa trổ)
Lần 3 10 ngày trước thu 400-500 g (24-10-22+TE)
hoạch
- Phân bón lá: Bổ sung phân bón lá giúp cây phát triển nhanh, bẹ to khoẻ và xanh
cứng, cải thiện phẩm chất quả. Liều lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Số lần
phun và loại phân bón lá sử dụng tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cây, giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của nụ, hoa và quả, một số giai đoạn cần quan tâm:
Bảng 3: Một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cần quan tâm sử dụng phân
bón lá
Giai đoạn Vị trí phun
Nụ lần 1 (Nụ nứt được 7-10 ngày) Phun toàn cành
Nụ lần 2 (Nụ nứt được 14-17 ngày) Phun tập trung phần nụ
Nụ lần 3 (Trước trổ hoa 1 ngày) Phun tập trung phần nụ
Sau rút râu 1 ngày Phun tập trung phần quả
Quả 7 ngày sau rút râu Phun tập trung phần quả
Quả 14 ngày sau rút râu Phun tập trung phần quả
Quả 20 ngày sau rút râu Phun tập trung phần quả
Quả 25-26 ngày sau rút râu Phun tập trung phần quả
Sau đậu quả (22 ngày) Phun tập trung phần quả
- Vôi: Liều lượng 1-1,5 kg/trụ (100-150 kg/1.000 m 2), bón 1-2 vào đầu và cuối
mùa mưa, rải vôi đều trên mặt liếp.

7
b. Kiểu giàn chữ T
- Liều lượng phân bón cho cây vào từng đợt chong đèn
Bảng 2.3: Thời điểm và liều lượng phân bón cho cây giai đoạn kinh doanh kiểu
trồng giàn chữ T vào từng đợt chong đèn
Lần bón Thời điểm bón Chủng loại và liều lượng phân bón (g/ô 3 m)
Lần 1 15 ngày trước 500 g (8-16-16+TE); bổ sung phân bón lá như 10-60-
khi chong đèn 10+TE hoặc MKP (0-52-34)
Lần 2 Ra nụ (3-5 ngày 300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có đạm và Bo
sau khi ngưng cao giúp nụ phát triển tốt
đèn)
Lần 3 Trước khi hoa nở 300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có đạm cao
1-2 ngày giúp quả phát triển
Lần 4 Quả 14 ngày tuổi 300 g (20-10-24+TE); bổ sung phân bón lá có kali cao
giúp quả sáng bóng và lên màu đẹp
- Cách bón: Rải phân dọc theo hai bên hàng, cách gốc 20 cm, tưới đẫm nước cho
tan phân, hoặc ngâm phân tan trong nước rồi tưới, tủ rơm/mụn dừa.
2.2. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây thanh long trong và ngoài nước
2.2.1 Vai trò của nguyên tố đa lượng đối với phẩm chất trái thanh long
Nghiên cứu phân bón phù hợp cho thanh long được một số nước đặc biệt quan
tâm. Ở Israel phân bón với lượng nhỏ hòa tan và bón qua hệ thống tưới (Raveh et al.,
1997; Nerd et al., 1999; Lichtenzveig et al., 2000, Weiss et al., 1994). Mizrahi và Nerd
(1999), khuyến cáo liều lượng phân bón là 35 ppm N từ phân bón 23N-7P-23K, bón qua
hệ thống tưới nước.
Crane và Balerdi (2005), khuyến cáo phân bón cho thanh long 4 năm tuổi trở lên
trồng ở Florida (Hoa kỳ) là từ 227-342g phân NPK 6-6-6, 8-3-9, 8-4-12 và chia làm 3-4
lần bón/năm kết hợp 2,2kg phân ủ hoặc phân chuồng 2 lần/năm. Ở Hawaii, NPK
16:16:16 được áp dụng ở mức 180 - 230g mỗi trụ mỗi lần bón. Canxi và vi chất dinh
dưỡng cũng được áp dụng để nâng cao sự phát triển quả và giúp thịt quả chắc hơn.

8
Phân chuồng và phân ủ được sử dụng nhiều và cho kết quả tốt trên cây thanh long
trồng ở California – Hoa kỳ (Thomson, 2002). Ở Đài Loan phân hữu cơ hoai mục
4kg/cây/tháng kết hợp với 100g/cây, phân NPK 13-13-13 được khuyến cáo phân bón cho
thanh long (Francis et al., 2004).
Ở Brazil, phân Kali được dùng chủ yếu là kali clorua (KCl), kali sulphat cũng
được dùng nhưng bị hạn chế chỉ sử dụng đối với một số loại cây mẫn cảm với Clo như
nho, xoài, chuối, bơ, khoai tây…. Việc lựa chọn nguồn cung cấp kali có hiệu quả đến
năng suất và phẩm chất kiwi, nho, cây có múi (Kleinhenz, 1999). Clo có thể là nguyên
nhân gây cháy lá, mặt khác Clo làm tăng hàm lượng acid trong quả (Py et al., 1984). Một
số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân kali lên phẩm chất quả cho thấy khi tăng liều lượng
kali sử dụng làm tăng hàm lượng acid, TSS, ascorbic acid, mùi vị và mùi thơm của quả
(Dalldorf et al., 1976).
Theo Nguyễn Văn Kế (2014) cây từ 3 - 5 năm tuổi bón phân hữu cơ 20 - 30 kg
phân chuồng hoai/trụ/năm hoặc 2 - 3 kg phân hữu cơ vi sinh, chia làm 2 lần bón (đầu mùa
mưa và cuối mùa mưa). Còn đối với phân khoáng thời kỳ sau thu hoạch tới trước mùa ra
hoa tự nhiên từ tháng 10 - 4 dương lịch sử dụng phân NPK 20 - 20 - 15 bón 4 lần, mỗi lần
bón 400 g cho mỗi trụ. Thời kỳ cây nuôi quả khoảng từ tháng 6 - 9 dương lịch mỗi tháng
bón 1 lần sử dụng phân NPK 22 - 10 - 24 + TE: 300 g/trụ/lần. Như vậy tổng lượng phân
khoáng bón cho cây làm tròn: 580g N + 440g P2O5 + 530g K2O/trụ/năm.
Theo Nguyễn Văn Kế (2014) bón phân cho cây thanh long khi xử lý ra hoa nghịch
vụ như sau: Lần 1 bón cơ bản vào tháng 10 dương lịch từ 15 kg phân chuồng hoai, 800 g
NPK (20 - 20 - 15)/trụ; Lần 2 lúc 7 ngày trước chong đèn 800 g NPK 20 - 20 - 15/trụ;
Lần 3 khi hoa thụ bón 300 g NPK 22 - 10 - 24 + TE + phân bón lá/trụ; Lần 4 - 5 - 6 theo
nhịp độ nuôi quả bón 300 g NPK 20 - 10 - 24 + TE + phân bón lá/trụ.
Nghiên cứu phân bón phù hợp cho thanh long được một số nước đặc biệt quan
tâm. Ở Israel phân bón với lượng nhỏ hòa tan và bón qua hệ thống tưới (Raveh et al.,
1997; Nerd et al., 1999; Lichtenzveig et al., 2000, Weiss et al., 1994). Mizrahi và Nerd
(1999) khuyến cáo liều lượng phân bón là 35 ppm N 2O từ phân bón 23N2O - 7P2O5 -
23K2O, bón qua hệ thống tưới nước.
Crane và Balerdi (2005) khuyến cáo phân bón cho thanh long 4 năm tuổi trở lên
trồng ở Florida (Mỹ) là từ 227 - 342 g phân NPK 6 - 6 - 6, 8 - 3 - 9, 8 - 4 - 12 và chia làm
3 - 4 lần bón/năm kết hợp 2,2 kg phân ủ hoặc phân chuồng 2 lần/năm. Phân chuồng và
9
phân ủ được sử dụng nhiều và cho kết quả tốt trên cây thanh long trồng ở California - Mỹ
(Thomson, 2002). Ở vùng lãnh thổ Đài Loan phân hữu cơ hoai mục 4 kg/cây/tháng kết
hợp với 100 g/cây phân NPK 13 - 13 - 13 được khuyến cáo bón cho thanh long (Francis
và et al., 2004).
Ở Hawaii, NPK 16:16:16 được áp dụng ở mức 180 - 230 g mỗi trụ mỗi lần bón.
Canxi và vi chất dinh dưỡng cũng được áp dụng để nâng cao sự phát triển quả và giúp
thịt quả chắc hơn. Ở Brazil, phân kali được dùng chủ yếu là kali clorua (KCl), kali
sulphat cũng được dùng nhưng bị hạn chế, chỉ sử dụng đối với một số loại cây mẫn cảm
với clo như nho, thanh long, chuối, bơ, khoai tây…. Việc lựa chọn nguồn cung cấp kali
có hiệu quả đến năng suất và phẩm chất kiwi, nho, cây có múi. Clo có thể là nguyên nhân
gây cháy lá, mặt khác clo là tăng hàm lượng acid trong quả (Py et al., 1984). Một số
nghiên cứu về ảnh hưởng của phân kali lên phẩm chất quả cho thấy khi tăng liều lượng
kali sử dụng làm tăng hàm lượng acid, TSS, ascorbic acid, mùi vị và mùi thơm của quả
(Dalldorf et al., 1976).
Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu (2008) trong điều kiện thâm canh cây
thanh long cao xử lý 2 vụ đèn/năm nên bón phân có chứa N và P cao kết hợp bổ sung
phân hữu cơ đã giúp tăng năng suất thanh long lên 54,11 - 55,51 kg/trụ/năm so với đối
chứng là 51,86 kg/trụ/năm. Bón phân với liều lượng 750 g N 2O - 750 g P2O5 - 750 g K2O
kết hợp 2 - 4 kg phân hữu cơ Humix là giúp cải thiện độ chắc thịt quả, hàm lượng TSS
(% brix). Sử dụng phân K2SO4 hoặc KNO3 giúp cải thiện trọng lượng trái, năng suất, độ
chắc và hàm lượng TSS (% brix) so với nghiệm thức đối chứng và sử dụng phân KCl
(Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu, 2009).
Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Văn Hòa (2015) kết luận sử dụng công thức phân
750g N2O - 750g P2O5 - 750 g K2O kết hợp với 10 kg phân hữu cơ vi sinh góp phần làm
tăng năng suất và chất lượng trên cây thanh long ruột trắng 5 năm tuổi. Ngoài ra còn góp
phần làm cải thiện điều kiện hóa lý và sinh học của đất phục vụ cho việc sản xuất bền
vững lâu dài. Bón bổ sung phân Silical - Mag A và Silical - Mag B với 225 g trên trụ/năm
với phân nền NPK 550g N - 650g P2O5 - 450g K2O (g/trụ/năm) cho thanh long ruột trắng
6 - 7 năm tuổi trồng trên đất xám phù sa cổ làm tăng trọng lượng, năng suất, chất lượng
quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với không bón (Mai Văn Trị và et al,. 2010).
2.2.2 Vai trò của các chất trung vi lượng đến phẩm chất trái thanh long

10
Canxi có chức năng cấu trúc quan trọng giúp điều hòa tính thẩm thấu màng và làm
vững chắc vách tế bào. Sự phân hủy pectates qua trung gian bởi enzyme
polygalacturonase, enzyme nay bị ức chế mạnh ở nồng độ canxi cao. Ở mô thiếu canxi
cho thấy hoạt động của enzyme polygalacturonase gia tăng (Konno et al., 1984). Mức độ
canxi thấp ở mô trái tươi làm gia tăng thiệt hại do trái dễ bị lão hóa và nhiễm nấm bệnh
gia tăng. Khi cung cấp một lượng nhỏ canxi ở trái, có thể ngăn chặn được những thiệt hại
trên một cách đáng kể, có thể làm giảm đi những hao hụt do nấm bệnh gây ra trong quá
trình tồn trữ (Sharpless và Johnson, 1977). Ở lá của những cây được cung cấp nhiều Ca 2+
trong thời kỳ sinh trưởng, hoặc sinh trưởng trong điều kiện có cường độ ánh sáng cao, thì
thấy có một tỷ lệ lớn calcium pectate, giúp gia tăng tính kháng của mô chống lại sự phân
hủy của enzyme polygalacturonase (Cassells và Barlass, 1976). Người ta dựa vào tỷ lệ
calcium pectate trong vách tế bào để xác định tính mẫn cảm của mô dưới sự xâm nhiễm
của nấm và quá trình chín trái.
Rigney và Wills (1981) thực hiện thí nghiệm quan sát mô vỏ trái táo cho thấy hàm
lượng Ca2+ ở vách tế bào gia tăng trong suốt giai đoạn từ phát triển trái cho tới lúc trái
chưa thuần thục (hay trưởng thành) hoàn toàn, nhưng sau đó hàm lượng Ca 2+ giảm trước
lúc bắt đầu trái chín (“sự làm mềm” của mô). Sự thay đổi hàm lượng Ca 2+ trong quá trình
này có liên quan tới sự hình thành ethylene gia tăng đột ngột trong mô trái. Trong quản lý
sau thu hoạch, người ta gia tăng hàm lượng Ca 2+ ở trái bằng cách xịt một vài lần muối
calcium trong suốt quá trình phát triển trái hoặc nhúng trái trong dung dịch CaCl 2 để làm
gia tăng độ cứng của vỏ trái (Cooper và Bangerth, 1976) làm chậm hoặc ngăn chặn quá
trình chín của trái (Wills et al., 1977). Calcium có liên quan tới quá trình chín trái, điều
nay cho thấy khi so sánh giữa giống trái chín bình thường (kutgers) và giống đột biến có
trái không chín ở cà chua. Ở giống đột biến có sự gia tăng hàm lượng của Ca 2+ liên kết
trong suốt sự trưởng thành trái, trong khi đó ở giống bình thường có hàm lượng Ca 2+ tổng
số vẫn không đổi và hàm lượng Ca2+ liên kết giảm. Sự giảm này có liên quan tới sự gia
tăng hoạt động của enzyme polygalacturonase (Poovaiah, 1979).
Các nghiên cứu và báo cáo về việc áp dụng chất kích thích sinh trưởng trên thanh
long còn rất hạn chế. Le Van To et al. (2000) cho rằng, phun hỗn hợp GA3 + α – NAA + β –
NAA (8, 150, 40 ppm) vào ngày thứ 11 sau khi hoa nở làm tăng trọng lượng trái 10%, và
còn giúp cải thiện hàm lượng TSS, độ cứng tai trái, độ dày vỏ.

11
Canxi có chức năng cấu trúc quan trọng gọi là điều hòa tính thẩm thấu màng và
làm vững chắc vách tế bào. Sự phân hủy pectates qua trung gian bởi enzyme
polygalacturonase, enzyme nay bị ức chế mạnh ở nồng độ canxi cao. Ở mô thiếu canxi
cho thấy hoạt động của enzyme polygalacturonase gia tăng. Mức độ canxi thấp ở mô trái
tươi làm gia tăng thiệt hại do trái dễ bị lão hóa và nhiễm nấm bệnh gia tăng. Khi cung cấp
một lượng nhỏ canxi ở trái, có thể ngăn chặn được những thiệt hại trên một cách đáng kể,
có thể làm giảm đi những hao hụt do nấm bệnh gây ra trong quá trình tồn trữ. Ở lá của
những cây được cung cấp nhiều Ca2+ trong thời kỳ sinh trưởng, hoặc sinh trưởng trong
điều kiện có cường độ ánh sáng cao, thì thấy có một tỷ lệ lớn calcium pectate, nó làm gia
tăng tính kháng của mô chống lại sự phân huỷ của enzyme polygalacturonase (Cassells
và Barlass, 1976).
Người ta dựa vào tỷ lệ calcium pectate trong vách tế bào để xác định tính mẫn cảm
của mô dưới sự xâm nhiễm của nấm và quá trình chín trái. Rigney và Wills (1981) thực
hiện thí nghiệm quan sát mô vỏ trái táo cho thấy hàm lượng Ca 2+ ở vách tế bào gia tăng
trong suốt giai đoạn từ phát triển trái cho tới lúc trái chưa thuần thục (hay trưởng thành)
hoàn toàn, nhưng sau đó hàm lượng Ca2+ giảm trước lúc bắt đầu trái chín (“sự làm mềm”
của mô). Sự thay đổi hàm lượng Ca 2+ trong quá trình này có liên quan tới sự hình thành
ethylene gia tăng đột ngột trong mô trái. Trong quản lý sau thu hoạch, người ta gia tăng
hàm lượng Ca2+ ở trái bằng cách xịt một vài lần muối calcium trong suốt quá trình phát
triển trái hoặc nhúng trái trong dung dịch CaCl 2 để làm gia tăng độ cứng của vỏ trái
(Cooper và Bangerth, 1976) làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình chín của trái (Wills et
al., 1977).
Calcium có liên quan tới quá trình chín trái, điều nay cho thấy khi so sánh giữa
giống trái chín bình thường (kutgers) và giống đột biến có trái không chín ở cà chua. Ở
giống đột biến có sự gia tăng hàm lượng của Ca 2+ liên kết trong suốt sự trưởng thành trái,
trong khi đó ở giống bình thường có hàm lượng Ca 2+ tổng số vẫn không đổi và hàm lượng
Ca2+ liên kết giảm. Sự giảm này có liên quan tới sự gia tăng hoạt động của enzyme
polygalacturonase (Poovaiah, 1979). Các nghiên cứu và báo cáo về việc áp dụng chất
kích thích sinh trưởng trên thanh long còn rất hạn chế. Lê Văn Tố và et al., 2000 cho
rằng, phun hỗn hợp GA3 + α - NAA + β - NAA (8, 150, 40 ppm) vào ngày thứ 11 sau khi
hoa nở làm tăng trọng lượng trái 10% và còn giúp cải thiện hàm lượng TSS, độ cứng tai
trái, độ dày vỏ.

12
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy vườn cây ăn trái được thành lập lâu năm, đất
bị bạc màu về dinh dưỡng, đất bị nén dẽ, giảm hoạt động của vi sinh vật đất, pH đất thấp,
thường trong khoảng 4 - 4,5, khoảng bất lợi cho sự phát triển của vườn cây ăn trái (Võ
Thị Gương và et al., 2010; Dương Minh Viễn và et al., 2011; Pham Van Quang and Vo
Thi Guong, 2011; Pham Van Quang et al., 2012 ). Sự bạc màu đất về mặt vật lý là sự nén
dẽ, xói mòn đất, sự bạc màu về hoá học đất là hàm lượng chất hữu cơ thấp, suy kiệt dinh
dưỡng và ô nhiễm đất (Fageria, 2012). Sử dụng phân N với lượng cao, trong thời gian dài
không cung cấp phân hữu cơ, đưa đến giảm đa dạng loài và giảm hoạt động của vi sinh
vật đất (Kumar et al., 2016). Chất hữu cơ trong đất là chỉ thị về chất lượng đất, đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì độ phì nhiêu đất, do chất hữu cơ góp phần quan
trọng trong cải thiện đặc tính hóa lý và sinh học đất (Anne et al., 2006; Stefano et al.,
2008; Fageria, 2012; Bedada et al., 2014; Katerrer et al., 2014). Thải thực vật, phân hữu
cơ ủ hoai bón vào đất giúp cải thiện sự bạc màu đất, tăng khả năng giữ nước và cung cấp
nước cho cây trồng, cải thiện sự nén dẽ đất do đó giúp tăng năng suất cây trồng (Võ Thị
Gương và et al., 2010; Diacono and Montemurro, 2010; Châu Thị Anh Thy và et al.,
2013). Qua thí nghiệm dài hạn bón phân hữu cơ trên vườn chôm chôm, năng suất trái và
chất lượng đất được cải thiện có ý nghĩa (Võ Văn Bình và et al., 2014).
Trên đất liếp vườn cây ăn trái bị bạc màu đất, bên cạnh sự nghèo dưỡng chất đa
lượng NPK, nguyên tố trung lượng như Ca, Mg cũng thấp, thể hiện qua độ bảo hoà base
thấp, dưới 60% (Vo Thi Guong et al., 2006). Trên đất có pH thấp khoảng 4, bón vôi ở
lượng thấp không giúp tăng pH đất đáng kể, nhưng một lượng dinh dưỡng Ca, Mg được
cung cấp giúp cải thiện sự sinh trưởng và năng suất của dưa hấu có ý nghĩa (Võ Thị
Gương và ctv., 2016). Vườn chôm chôm và măng cụt có liếp vườn lâu năm, pH đất
khoảng 4, bón 2T vôi/ha giúp tăng phần trăm base bảo hoà và góp phần tăng năng suất
trái có ý nghĩa (Hồ Văn Thiệt, và ctv., 2014). Silica tuy chưa được xem là nguyên tố dinh
dưỡng, tuy nhiên Silica có hiệu quả tốt trong hạn chế sự hấp thu Mn do đó giúp cây trồng
sử dụng hiệu quả P và tăng hấp thu N trên cây lúa (Jianfeng và Takahashi, 1991).
Jianfeng (2004) và Kimberton et al., 2008 cho rằng Si tham gia cấu trúc tế bào và tiến
trình sinh lý học trong cây, do đó đóng vai trò quan trọng giúp cây trồng kháng lại nấm
bệnh tấn công. Theo Epstein (2008), Si giúp giảm stress do thiếu nước trên cây trồng qua
các cơ chế chính: 1) Tăng cường sự tăng trưởng của cây qua cải thiện quang tổng hợp của
lá và hoạt động của rễ; 2) Giảm stress từ sự tăng áp suất thẩm thấu và cải thiện sự giữ
nước, giảm tốc độ thoát nước qua khí khổng. Cung cấp Silica qua phun Potassium

13
Silicate trên lá giúp tăng hàm lượng diệp lục tố và khả năng quang tổng hợp của một loại
cỏ thức ăn gia súc (Marschner, 2002).
3. Kết luận
Thông qua bài tiểu luận tác giả đã rút ra một số kết luận: Các nghiên cứu của các
tác giả đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón và hàm lượng phân bón
đến năng suất, chất lượng và phẩm chất trái thanh long. Chưa có nghiên cứu sâu về nhu
cầu dinh dưỡng cần thiết cho cây thanh long ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển để
hạn chế tối đa lượng phân cần cho cây thanh long để giảm thiểu dư thừa trong đất.
Chưa có nghiên cứu cụ thể về cách chuẩn đoán dinh dưỡng trên cây thanh long
thông qua việc phân tích dinh dưỡng trong đất, dinh dưỡng trong cây, chỉ mới thực hiện ở
khía cạnh chuẩn đoán dinh dưỡng dựa vào triệu chứng.
4. Tài liệu tham khảo
4.1. Tài liệu tiếng Việt
Cục Trồng trọt (2020), Tình hình sản xuất cây ăn quả năm 2019 và triển khai giải pháp
phòng chống hạn, mặn mùa khô năm 2020 - 2021 các tỉnh, thành đồng bằng sông
Cửu Long. Hội nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Tiền Giang ngày
14/9/2020.
Nguyễn Văn Kế (2014), Cây ăn quả nhiệt đới: Giống - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một
số cây đặc sản. NXB Nông nghiệp Tp. HCM, 2014. 304 trang
Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu (2008), Ảnh hưởng của liều lượng và thời
gian phun các chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và phẩm chất trái thanh
long ruột trắng (Hylocereus undatus) Chợ Gạo. Báo cáo Kết quả nghiên cứu khoa
học Rau hoa quả năm 2008, Viện Cây ăn quả miền Nam.
Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu (2009), Cải thiện chất lượng và độ ngọt quả
thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) Chợ Gạo bằng các loại phân kali bón
qua gốc. Viện Cây ăn quả miền Nam
Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Văn Hòa (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân NPK kết hợp với phân hữu cơ lên năng suất và chất lượng thanh long ruột
trắng. Báo cáo Kết quả nghiên cứu khoa học Rau hoa quả năm 2015, Viện Cây ăn
quả miền Nam.

14
Mai Văn Trị, Vũ Thị Hà và Bùi Xuân Khôi (2010), Đáp ứng của năng suất và chất lượng
thanh long ruột trắng đối với phân bón cải tạo đất Silical - Mag trên đất xám miền
Đông Nam bộ. Báo cáo Kết quả nghiên cứu khoa học Rau hoa quả năm 2010,
Viện Cây ăn quả miền Nam.
Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Châu Minh Khôi, Trần Văn Dũng, Dương Minh Viễn.
2016. Quản lý độ phì nhiêu đất và hiệu quả sử dụng phân bón ở ĐBSCL. Nhà xuất
bản đại học Cần Thơ. 264p.
Hồ Văn Thiệt, Lê Đình Tấn Tài, Võ Thị Gương. 2014. Hiện trạng canh tác và một số đặc
tính đất vườn trồng măng cụt tại Chợ Lách, Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường
ĐHCT, Số 32. 40-45
Châu Thị Anh Thy, Hồ Văn Thiệt, Nguyễn Minh Phượng, Võ Thị Gương. 2013. Ảnh
hưởng của phân hữu cơ đến một số đặc tính vật lý đất vườn cây ăn trái tại Huyện
Chợ Lách, Bến Tre. Tạp chí Khoa học Đất Việt Nam, ISSN 0868- 3743. Số 41:
17-20.
Võ Văn Bình, Võ Thị Gương, Hồ Văn Thiệt, Lê Văn Hòa. 2014. Ảnh hưởng dài hạn của
phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái chôm chôm tại Chợ
Lách, Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT, ISSN 1859-2333. Số chuyên đề,
Tập 3. 133- 141.
Võ Thị Gương, Ngô Xuân Hiền, Hồ Văn Thiệt và Dương Minh, 2010. Cải thiện sự suy
giảm độ phì nhiêu hóa lý và sinh học đất vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 140p.
Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính, Võ Thị Gương. 2011. Ủ phân hữu cơ và hiệu quả cải
thiện chất lượng đất và năng suất cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TPHCM,
136p.
4.2. Tài liệu tiếng Anh
Rigney G.J. and Wills, R.B.H. (1981), Calcium movement, a regullating factor in the
initiation of tomato fruit ripning. Hort. Sci. 16: 532 - 551.
Cooper, T., Bangerth, F. (1976), The effect of Ca and Mg treatments on the physiology,
chemical composition and bitter-pit development of •eCox•fs orange•f apples .
Sci. Hortic. 5: 49 - 57.

15
Wills, R.B.H., Tirmazi, S.I.H. and Scott, K.J. (1977), Use of calcium to delay ripening of
tomatoes. HortScience, 12: 551 - 552.
Poovaiah, B.W (1979), Role of calcium in ripening and senescence. Commun. Soil Sci.
Plant Anal. 10: 83 - 88.
Pham Van Quang, Vo Thi Guong. 2011. Chemical properties during different stages of
fruit orchards in the Mekong delta, Vietnam. Agricultural Science. 2 (3): 375-381.
Pham Van Quang, Per-Erik Jansson, Vo Thi Guong. 2012. Soil physical properties during
different development stage of fruit orchards. Journal of Soil science and
Environmental management. Vol. 3: 308-319.
Fageria, N.K., 2012. Role of soil organic matter in maintaining of sustainability of
cropping systems. Communication in soil science and plant analysis. 43: 16, 2063-
2113.
Kumar, U., Mohammad Shahid , Rahul Tripathi, Sangita Mohanty, Anjani Kumar, Bipin
B. Panda. 2016. Variation of functional diversity of soil microbial community in
sub-humid tropical rice-rice cropping system under long-term organic and
inorganic fertilization. Ecological Indicators. Volume 73, P. 536–543
Anne, D.D, Oscar. J.V., Gerard, W,K., Bruggen, H.C.A. 2006. Effects of organic versus
conventional management on chemical and biological parameters in agricultural
soils. Apply Soil Ecology 31. 120-135.
Bedada, W., Karltun, E., Lemenih, M., Toler, M. 2014. Long-term addition of compost
and NP fertilizer increases crop yield and improves soil quality in experiments on
smallholder farms. Agriculture, Ecosystem &Environment. 195: 193-201.
Stefano, M., David, J.H., Dario, S., Chiara and B.G. Carlo, 2008. Changes in chemical
and biochemical soil properties induced by 11 years repeated additions of different
organic materials in Maize-based forage system. Soil biology & Biochemistry 40:
608- 615.
Katterer, T., Borjesson, G., Kirchmann, H. 2014. Changes in organic carbon in topsoil
and subsoil and microbial community composition caused by repeated addition of
organic amendments and N fertilization in a long-term field experiment in
Sweden. Agriculture, Ecosystem &Environment. 189: 110-118.

16
Diacono, M., Montemurro, F. 2010. Longterm effects of organic amendments on soil
fertility. A review. Agron.Sustain. Dev. 30: 401- 422.
Vo Thi Guong, Nguyen Khoi Nghia, Tran Kim Tinh, Duong Minh. 2006. Improvement
of soil physical and chemical degradation in raised beds of orchards by using
organic amendmends and cover crops. Vietnam Soil Science Journal. Special Vol.
p 25- 27.
Jianfeng M., and E. Takahashi, 1991. Effect of Silicate on Phosphate availability on rice
in P-defficience soil. Plant and soil. 133: 151-155.
Jianfeng, M., 2004. Role of silicon in enhancing the resistance of plants to biotic and
abiotic stresses. Soil Science and Plant Nutrition, 50:1, 11-18, DOI
10.1080/00380768.2004. 10408447.
Kimberton, PA. Liang, Y.C. 2008. Effect of silicon on growth and tolerance to stressful
environments and plant diseases in higher plants including protein and oil-bearing
crops. Silicon in Agriculture 4th International Conference Port Edward, South
Africa. P. 62.
Epstein, E. 2008. Silicon: its manifold roles in plants. Silicon in Agriculture 4th
International Conference Port Edward, South Africa. P. 37. Fauteux, F., Remus-
Borel, W., Menzies, J. G.
Marschner, H. 2002. Mineral nutrition of higher plants. Academic Press, London.
Raveh, E., Nerd, A. and Mizrahi, Y. 1997. Responses of two Hemiepiphytic fruit crop
Cacti to different degrees of shade. Scientia Horticulturae. 73:151-164
Nerd, A., Gutman, F. and Mizrahi, Y, 1999. Ripening and post harvest behavior of fruits
of two Hylocereus species (Cactaceae). Postharvest Biology and Technology. 17:
39-45
Lichtenzveig, J. Abbo, S., 2000. Cytology and Mating Systems inthe Climbing Cacti
Hylocereus and Selenicereus. American Journal of Botany 87(7): 1058-1065
Weiss, J., Nerd, A., Gutman, F. and Mizrahi, Y. 1994. Flowering behavior and
pollination requirements in climbing Cacti with fruit crop potential. HortScience
29(12):1487-1492.

17
Mizrahi, Y. and Nerd, A, 1999. Climbing and Columner Cacti: New Arid Land Fruit
Crops. p. 358-366. In: J. Janick (ed.), Perspectives on New Crops and New Uses.
ASHS Press, Alexandria, VA.
Cran, H.J., and Balerdi, C.F. 2005. Pitaya growing in the Florida Home Landscape.
University of Florida, IFAS Extension
Francis, Z. , Chung-Ruey, Y. and Melvin, N, 2004. Pitaya (Dragon Fruit, Strawberry
Pear). Fruits and Nuts, F&N-9. Cooperative extension services. College of
Tropical and Human Resources. University of Hawaii at MănoaGerasopoulos et
al.
Kono, T., Papp, C.S., 1977. “Taeniothrips hawaiiensis (Morgan)”, In: Handbook of
Agricultural Pests. Department of Food and Agriculture Division of Plant Industry
Laboratory Services-Entomology, 124-126
Rigney, C.J. and Wills, R.B.H, 1981. Calcium movement, a regulating factor in the
initiation of tomato fruit ripening. HortScience. 16, 550- 551
Casells, A.L. and Barlass, M, 1976. Environmentally induced changes in the cell walls on
tomato leaves in relation to cell and protoplast release. Physiol. Plant. 37, 239-246
Cooper, T. and Bangerth, F, 1976. The effect of Ca and Mg treatment on the physiology,
chemical composition and bitter- bit development of “Cox- orange” apples. Sci.
Hortic. 5: 49- 57
Wills, R.B.H., Tirmazi, S.I.H. and Scott. K.J. 1977. Change of Flux of orthophosphate
ripening of tomatoes. HortScience. 12, 511-512
Poovaiah, B.W. 1979. Role of calcium in ripening and senescence. Commum. Soil Sci.
Plant anal. 10, 83- 88
Le Van To, Nguyen Ngu, Nguyen Duy Duc and Ha Thi Thanh Huong, 2002. Dragon
fruit quality and storage life: Effect of harvesting time, use of plant growth
regulators and modified atmosphere pakaging. In: Proceedings of the international
symposium on tropical and subtropical fruits, Vol. 2. Ed: R. Drew. Acta
Horticulturae 575, April 2002
Raveh, E., A. Nerd, and Y. Mizrahi (1997), Responses of Two Hemiepiphytic Fruit Crop
Cacti to Different Degrees of Shade. Scientia Horticulturae. 73:151 – 164

18
Nerd, A., Y. Sitrit, R. A. Kaushik, Y. Mizrahi (2002), High summer temperatures inhibit
flowering vine pitaya crops (Hylocereus spp.). Scientia Horticulturae 96: 343 -
350.
Mizrahi, Y, and A. Nerd (1999), Climbing and columnar cacti: New arid land fruit crop.
In: Perspective on new crops and new uses. J. Janick (ed.). ASHA Press,
Alexandria, VA. P 358 - 366.

19

You might also like