Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

MÔN HỌC

DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

TIỂU LUẬN

ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG ĐỐI


VỚI CÂY THANH LONG Ở VIỆT NAM

GV: PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG Họ và tên: TRẦN NGỌC MINH CHÂU

Khóa: 2020-2022

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số ngành: 60.62.01.12

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Cây thanh long là loài cây ăn quả vùng nhiệt đới rất được ưa chọn nhờ phẩm chất
ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay thanh long ở Việt Nam có nhiều loại: thanh
long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng vỏ vàng, thanh long ruột tím
hồng.

Theo cục trồng trọt thì cả nước đã có 60/63 tỉnh thành trồng thanh long. Diện tích
trồng thanh long ở Việt Nam năm 2018 là 53.899 ha, diện tích thu hoạch là sản lượng là
1.061.117 tấn, chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh: Bình Thuận ( diện tích 29.272 ha), Long An
( diện tích 11.275 ha), Tiền Giang (7.913 ha) và rải rác ở một số tỉnh như Khánh Hòa,
Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh,...

Hiện nay, trái thanh long đã xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị
xuất khẩu năm 2016 ước đạt 900 triệu USD và 2018 hơn 1,1 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu rau cả nước là 3,81 tỷ (Cục Trồng trọt, 2017 và 2019).

Do tính chất đặc trưng của từng vùng đất khác nhau (đất trồng thanh long vùng
Bình Thuận chủ yếu là đất cát, cát pha, thịt pha cát; vùng Tiền Giang và Long An chủ
yếu là đất phù sa, đất xám, đất thấp nhiễm phèn lên liếp), cùng với tập quán canh tác
thanh long chuyên canh trong thời gian dài (thường ít thay đổi loại phân bón, ít sử dụng
phân hữu cơ, ít quan tâm đến phân bón vi lượng) đã làm cho tính chất vật lý và hóa học
đất thay đổi theo hướng suy thoái vật lý đất và mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

=> Để quản lý dinh dưỡng đất vườn thanh long chuyên canh trồng tập trung hiệu
quả, cần tìm hiểu ảnh hưởng dinh dưỡng cây trồng đối với cây thanh long để tạo điều
kiện cho việc bón phân bón hiệu quả và bền vững.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về cây thanh long .

1.1.1 Nguồn gốc

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài
chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung
Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực
Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở
miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Thanh
long được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn đến
thập niên 1980 mới được trồng thương mại.

1.1.2 Phân loại cây thanh long

Giới: Plantae

Bộ: Caryophyllales

Họ: Cactaceae

Chi: Hylocereus

Loài: H. undatus, H. costaricensis, H. megalanthus

Một số loại thanh long ở Việt Nam có tên gọi khoa học như sau:

Màu sắc
Loài
Vỏ quả Thịt quả
Loài thân leo
Hylocereus undatus Đỏ Trắng
Hylocereus undatus Đỏ Đỏ
Hylocereus triangularis Vàng Trắng
Hylocereus costaricensis Đỏ Đỏ
Hylocereus polyrhizus (H.
Đỏ Đỏ
Monocanthus)
Hylocereus ocamponis Vàng Đỏ
Selenicereus megalanthus (H.
Vàng Trắng trong
Megalanthus)
Loài thân trụ
Cereus triangularis Vàng, có gai Trắng đục
Aacanthocereus pitajaya Vàng, có gai Trắng đục
Cereus ocamponis Đỏ Đỏ
Nguồn: Mizrahi (2015)

Các hạt giống thanh long như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp thịt quả
trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung
cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa).
Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào
nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột
quả nhưng chúng không bị tiêu hóa. Thanh long tại Việt Nam còn được sử dụng làm
nguyên liệu sản xuất bánh mì thanh long.

Thanh long chủ yếu được dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, làm đồ uống
và thức ăn. Nụ hoa thanh long nấu chín cũng được sử dụng làm thức ăn. Quả thanh long
có thể được chế biến thành các sản phẩm công nghiệp như nước quả, xirô, mứt, kem, sữa
chua, thạch, cấp đông, kẹo và bánh ngọt.

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng

Trái thanh long có chứa nhiều nước, chất khoáng và dinh dưỡng, vị ngọt nên được
ưa chuộng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt trái: 50 kcal năng lượng, 9-14g
cacbohydrat, 0,3-0,9g chất xơ thực vật; 0,1-0,6g chất béo; 0,15-0,5g chất đạm;
Niacin(B3) 0,45mg; vitamin C 25mg; canxi 10mg; sắt 0,7mg; phốt pho 36mg; nước 80g
(Phạm Nguyễn Thanh Phong, 2015).

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ của thanh long ruột trắng

1.2.1 Tình hình sản xuất

Thanh long là loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng, nhóm thực vật nhiệt đới khô, có
nguồn gốc từ vùng sa mạc Mexico và Columbia. Thanh long được người Pháp đưa vào
Việt Nam từ kỷ 19, trồng rải rác trong vườn, đến những năm 1980 mới được trồng đại trà.
Hầu hết các loại thanh long được trồng ở Việt Nam là loại thanh long Hylocereus
undatus, có vỏ đỏ hoặc hồng / ruột trắng còn lại là ruột đỏ. Quả da đỏ, thịt trắng chiếm
95%, 5% còn lại là quả da đỏ, thịt đỏ.

Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều
giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù hợp với đất đai, khí
hậu từng vùng. Tại Viện Nghiên cứu Làm vườn miền Nam (SOFRI), hiện có 20 giống
thanh long được bảo tồn từ nguồn trong nước và nhập từ nước ngoài và 40 giống thanh
long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống.

Hiện nay, thanh long đã được trồng đại trà ở các tỉnh thành trong cả nước. Diện tích
trồng thanh long cả nước hơn 55.000 ha. Tuy nhiên, vùng tập trung nhiều nhất là: Bình
Thuận, Long An và Tiền Giang (3 tỉnh này có hơn 48.000 ha), tiếp theo là Tây Ninh,
Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc (Nguồn: Bộ NN & PTNT, tháng
2/2019).

Ở miền Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội.

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất Châu Á và cũng là
nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long của Việt Nam
tăng nhanh từ 5.512 trong vụ hè năm 2000 lên 55.419 ha trong diện tích trồng thanh long
với tổng sản lượng khoảng 1.074.242 tấn (trong đó diện tích trồng mới là 6.297 ha) vào
năm 2018.

Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết các tỉnh / thành phố, nhưng phát triển
mạnh ở các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền
Giang, Long An. Diện tích thanh long của 3 tỉnh này chiếm 87,44% tổng diện tích và
94,65% cả nước, diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh phía Nam như Vĩnh
Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh phía Bắc.

Bình Thuận có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất, chiếm 52,82% diện tích và
55,11% sản lượng cả nước, tiếp đến là Long An (chiếm 20,35% diện tích và 24,51% tổng
sản lượng). đứng thứ 3 là Tiền Giang (chiếm 14,28% diện tích và 15,04% sản lượng).

Cây thanh long được trồng gần đây cho năng suất cao, mang lại thu nhập cho người
dân. Đặc biệt, với tiến bộ kỹ thuật hiện nay, thanh long cho trái quanh năm (giá thường
cao hơn từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng / kg so với chính vụ) nên rất thuận lợi cho việc
xuất khẩu. Vì vậy, cây thanh long thực sự trở nên có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh
tranh cao so với một số loại cây trồng khác.

1.2.2 Tình hình thiêu thụ

Sản phẩm thanh long lưu thông trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi, trong đó thị
trường nội địa chiếm 15-20% sản lượng; 80-85% sản lượng còn lại được xuất khẩu,
nhưng thị trường chính là Trung Quốc.
1.2.2.1 Tiêu thụ trong nước

Thanh long đã có mặt ở hầu hết thị trường trong nước, tập trung ở miền Bắc, thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hoạt động mua bán thanh long của
các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, đóng gói thanh long được thực hiện thông qua các kênh
phân phối và chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh, thành phố như: Trung tâm kinh doanh chợ
đầu mối phía Nam - Hà Nội, chợ đầu mối Long Biên - Hà Nội, chợ đầu mối chuyên trong
việc phân phối các loại rau củ quả tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Long cũng có mặt
ở khắp các hệ thống siêu thị trong cả nước như Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công
ty TNHH MTV Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, CoopMart, Lotte Mart, Big
C, CitiMart… Tuy nhiên, do có nhiều loại trái cây trên Việt Nam nên trái thanh long chịu
sự cạnh tranh lớn trên thị trường tiêu thụ trong nước. Ước tính, lượng thanh long tiêu thụ
ở thị trường nội địa chỉ đạt khoảng 15 - 20% tổng sản lượng.

1.2.2.2 Thị trường xuất khẩu

Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Ngoài các thị trường xuất khẩu thanh long truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Hà Lan, Đài Loan, thanh long còn được xuất khẩu sang các thị
trường khó tính như Mỹ, Australia, New Zealand, Chile, EU. , Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore và Ấn Độ.

Theo thống kê, năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn thanh long sang
thị trường Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung
Quốc 1,32 triệu tấn thanh long tươi. Trong đó, qua cửa khẩu Lào Cai 692.000 tấn, Lạng
Sơn 335.000 tấn, TP.HCM 280.000 tấn và Móng Cái (Quảng Ninh) 20.000 tấn.

1.2.3 Đặc điểm thương mại cây trồng

1.2.3.1 Xu hướng ăn uống lành mạnh từ ăn nhanh sang ăn tươi

Trên thế giới, nhu cầu về trái cây tươi thay vì thức ăn nhanh đang có sự thay đổi.
Theo báo cáo của NPD Group, một công ty thông tin toàn cầu hàng đầu, người dân quốc
tế đang ăn trái cây và rau quả cũng như các loại thực phẩm và đồ uống tươi sống khác.
Theo Nghiên cứu Tiêu thụ Thực phẩm của NPD, tỷ lệ phần trăm của tất cả các dịp ăn
uống tại nhà bao gồm thực phẩm tươi, như trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa, gần như
đã trở lại mức đã thấy cách đây 30 năm.
Những người trẻ tuổi hơn, với độ tuổi từ 18 đến 34, bao gồm cả thế hệ Millennial, là
động lực chính của sự chuyển dịch sang thực phẩm và đồ uống tươi sống. Yếu tố gây bất
ngờ với xu hướng tiêu dùng này là thế hệ Millennials đang trong giai đoạn sống khi mọi
người thường tiêu thụ số lượng mặt hàng tươi sống thấp hơn để có nhiều lựa chọn tiện lợi
và tiết kiệm thời gian hơn.

1.2.3.2 Bền vững thương mại

Số lượng nhiều

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất Châu Á và cũng là
nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Vùng trồng thanh long. Tại Việt Nam, tăng
nhanh từ 5.512 vụ hè 2000 lên 55.419 ha thanh long với tổng sản lượng khoảng
1.074.242 tấn năm 2018. Ước tính sơ bộ năm 2018, diện tích trồng mới là gần 6.297 ha.

Theo nghiên cứu của TỔNG HỢP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI SYDNEY
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI ÚC. Thanh long hiện được trồng ở hầu hết các tỉnh/
thành phố. Tuy nhiên, để phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập
trung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An. Diện tích thanh long của 3 tỉnh
này chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng cả nước, diện tích thanh long còn lại
phân bố ở một số tỉnh phía Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu
và một số tỉnh phía Bắc.

Khả năng sinh lời

Không thể phủ nhận lợi thế của trái thanh long đối với nền kinh tế Việt Nam. Thanh
long là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả xuất khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, thanh long chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của
Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của thanh long (~ 230 triệu USD) gần gấp đôi giá trị xuất
khẩu của hai loại trái cây đứng sau là nhãn (121 triệu USD) và xoài (104 triệu USD).
Xuất khẩu thanh long cũng vượt trội so với mặt hàng rau quả với giá trị xuất khẩu đạt
143,8 triệu USD và các sản phẩm chế biến đạt kim ngạch 143,6 triệu USD.

Tuỳ theo thị trường và yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường. Thanh long xuất khẩu có
giá khác nhau ở các thị trường tiêu thụ riêng biệt. Thị trường càng khó tính thì giá bán
thanh long càng cao và ngược lại.
Giá bán lẻ thanh long tại chợ

 Thanh long Mỹ Giá bán lẻ: 45~ 55 đô la Mỹ / gói 4,5kg


 Giá bán lẻ thanh long Úc: 15~ 17 đô la Úc / kg = 255.000 ~ 289.000 đồng / kg
 Bán lẻ thanh long Trung Quốc: 25 - 30 Nhân dân tệ / kg = 82.500 ~ 99.000
đồng / kg
Dễ trồng
Thanh long là một trong những loại trái cây dễ trồng, thuộc họ xương rồng nên ưa
môi trường khô ráo, ấm và không cần chăm sóc nhiều. Ngoài ra, mặc dù là cây sa mạc
nhưng nó thực sự không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển khỏe mạnh.
Chính vì đặc tính này của thanh long mà nhiều vùng trồng thanh long bắt đầu xuất
hiện khắp Việt Nam từ Bình Thuận đến Long An, Tiền Giang. Làm thay đổi điều kiện
sống của nhiều nông dân trên cả nước.
Kỹ thuật trồng trái vụ
Để duy trì sản xuất quanh năm. Nông dân Việt Nam đã phát triển công nghệ chiếu
sáng cho thanh long trái vụ. Hiện nay, kỹ thuật chong đèn cho thanh long vào ban đêm để
xử lý ra hoa trái vụ trong điều kiện ngắn ngày đã được nông dân áp dụng rộng rãi, mang
lại lợi nhuận cao. Tùy theo mùa mà thời gian thắp đèn như số đêm, số giờ mỗi đêm thay
đổi cho phù hợp để cây thanh long ra hoa.
Mùa quanh năm
Nhờ diện tích canh tác rộng khắp cả nước từ Bình Thuận đến Đồng bằng sông Cửu
Long nên thanh long cho thu hoạch quanh năm. Điều này tạo ra một lợi ích thương mại to
lớn vì nó có thể giúp các nhà xuất khẩu có thêm thời gian để mở cửa với thị trường quốc
tế. Nguồn: http://www.thefruitrepublic.com/products/fruits/26-red-dragon-fruit
Siêu trái cây
Thanh long hay còn gọi là Pitahaya, thuộc nhóm xương rồng và có nguồn gốc từ
Sa mạc Mexico và Colombia. Thanh long được trồng ở Việt Nam cách đây hơn 100 năm.
Với đặc điểm là cây xương rồng ưa đất khô. Đầu những năm 1980, thanh long được đưa
vào trồng ở huyện Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận.
Thanh long được người dân ưa chuộng vì tiêu thụ mạnh nên diện tích sản xuất
được mở rộng. Sau đó không hông lâu sau, nghe danh tiếng của loại quả lạ này. Người
dân miền Tây sông nước với phù sa màu mỡ đã nghiên cứu và trồng thành công cây
thanh long ở vùng Tiền Giang, Long An. Vd: Chợ Gạo - tỉnh Tiền Giang và huyện Châu
Thành - tỉnh Long An. Điều đáng ngạc nhiên là dường như thanh long trồng ở miền Tây
Nam Bộ phát triển tốt hơn ở vùng Bình Thuận. Từ đó, các vườn thanh long bắt đầu hình
thành và phát triển ra các tỉnh lân cận sông Cửu Long.
Bổ dưỡng- Chứa đầy vitamin
Được biết đến với vỏ hồng hào và thịt có hạt rải rác độc đáo, thanh long có vị như
sự kết hợp của kiwi và lê với một chút giòn nhẹ. Thanh long chứa nhiều chất chống oxy
hóa tự nhiên như betalain. Betalain thực sự là một sắc tố (đặc biệt là màu đỏ và vàng) tạo
cho trái thanh long có màu sắc hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng đóng góp nhiều hơn là màu sắc
đẹp. Trong một số nghiên cứu, Betalains có thể làm giảm mức cholesterol LDL, chứa các
đặc tính chống viêm và kích thích sự phát triển của các mạch máu mới.
Thanh long có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần
thiết. Nó cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể.
Dưới đây là tóm tắt về các chất dinh dưỡng quan trọng trong một khẩu phần ăn
(227 gram), một nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ sở dữ liệu các sản phẩm thực phẩm
có thương hiệu USDA: Calo: 136; Chất đạm: 3 gam; Chất béo: 0 gam, Carbohydrate: 29
gam; Chất xơ: 7 gam; Sắt 8% RDI; Magiê: 18% RDI; Vitamin C: 9% RDI; Vitamin E:
4% RDI.
Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, thanh long cung cấp các hợp chất thực vật có
lợi như polyphenol, carotenoid và betacyanins.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của cơ thể con người là nơi cư trú của khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật
đa dạng, bao gồm hơn 400 loài vi khuẩn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cộng đồng vi
sinh vật này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cả nghiên cứu trên người và động
vật đều cho thấy rằng sự mất cân bằng trong đường ruột của bạn có liên quan đến các tình
trạng như hen suyễn và bệnh tim.
Do thanh long có chứa prebiotics, nó có thể cải thiện sự cân bằng của các vi khuẩn
tốt trong đường ruột của bạn. Thường xuyên tiêu thụ prebiotics có thể làm giảm nguy cơ
nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy. Điều này là do prebiotics thúc đẩy sự phát triển
của vi khuẩn tốt, mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể cạnh tranh với vi khuẩn xấu.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22457389
Đặc tính chống lão hóa
Một nghiên cứu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia Hoa
Kỳ cho thấy ăn thanh long có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và nó có thể
hoạt động như một sản phẩm chống lão hóa vì trong thanh long chứa nhiều Vitamin C,
Betalains và Carotenoid. như một chất chống oxy hóa. Và quan trọng, chất chống oxy
hóa hoạt động tốt nhất khi được ăn tự nhiên trong thực phẩm, thay vì ở dạng thuốc viên
hoặc thực phẩm chức năng. Vì vậy, thanh long rất được khuyến khích cho những người
có vấn đề về lão hóa. Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24142131
Kết luận, Thanh Long là một Siêu trái cây nhiệt đới ngon vì nó giàu Vitamin và đã
được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và hỗ trợ tiêu hóa. Quan trọng nhất,
Thanh Long hội tụ đủ các yếu tố quan trọng trong giao thương. Vì vậy, đặt trái Thanh
long vào thế phải cạnh tranh với “Vua trái cây” - Kiwi
1.2.4 Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây thanh long

1.2.4.1 Vai trò của các nguyên tố đa lượng

Hiện chưa có nhiều thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác
nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà
cây đã cho. Đạm là nguyên tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển của
cây, kiến tạo năng suất. Thiếu đạm cây sẽ bị vàng và sinh trưởng chậm. Lân đóng vai trò
quan trọng trong quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây, có tác dụng thúc đẩy bộ rễ
phát triển. Kali là nguyên tố quan trọng ở nhiều khía cạnh: đồng hóa cacbon, hình thành
protein, vận chuyển đường, ...

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây thanh long hút nhiều chất kali
nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, cây cần một số nguyên tố trung lượng như: Canxi,
Magiê, lưu huỳnh. Đặt biệt, cây thanh long rất cần các chất vi lượng như kẽm, sắt,
mangan, bo, molypden.

 Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, từ khi trồng mới đến 1-2 năm tuổi. Cây cần
nhiều đạm để phát triển thân, cành; lân cao để phát triển bộ rễ, nhiều chồi; kali giúp cho
cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, trung vi lượng vừa đủ giúp cho cây phát triển cân đối.
 Ở giai đoạn kinh doanh, cây cho trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần
kali cao, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất
cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
 Theo (Ke, 1997) cây thanh long ở cuối năm thứ 3 lượng phân NKP cần
cung cấp 540g N; 720g P2O5 và 320g K2O công với 20 kg phân chuồng hoai mục.

1.2.4.2 Vai trò của các nguyên tố trung và vi lượng

Ma giê (Mg) có tác dụng tạo diệp lục, có vai trò lớn giúp tăng chất lượng quả, tăng
hàm lượng đường và hượng vị của quả.

Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan
đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein
được vững chắc.

Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều
enzimascorrbic, Phenolase... Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A.

Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây là thành
phần của men khử nitrat và men nitrogense.
Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần
chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

Kẽm (Zn): Kẽm hoạt động như là thành phần kim loại của enzyme hoặc cofactor
của nhiều enzyme (về cấu trúc, chức năng hoặc điều hòa). Vì vậy khi thiếu Zn làm thay
đổi quá trình biến dưỡng và quá trình này rất phức tạp. Thiếu Zn liên quan tới làm giảm
sự biến dưỡng carbohydrate và sự tổng hợp protein. - Tryptophan và sự tổng hợp IAA:
theo Skoog (1940) thì hàm lượng auxin ở các đỉnh chồi của cây thiếu Zn cực kỳ thấp.Hơn
nữa, mức độ auxin bị giảm trước khi xuất hiện triệu chứng thiếu; và sau khi cung cấp Zn
trở lại thì mức độ auxin lại gia tăng nhanh chóng trước khi sinh trưởng được phục hồi
(Tsui, 1948). Ở đất có Zn hữu dụng thấp, bón nhiều phân P có thể gây ra sự thiếu Zn và
làm gia tăng nhu cầu Zn của cây.

Bo: Sự kéo dài tế bào: Bohnsack và Albert (1977), thừa nhận rằng sự tích lũy IAA
ở mức cận tối hảo ở đỉnh rễ thiếu Bo làm giảm sự kéo dài rễ và sau đó kích thích sựu
tổng hợp IAA oxidase - Sự biến dưỡng carbohydrat và protein: sự tổng hợp chất của vách
tế bào và sự vận chuyển đường - Tính thấm của màng - Sự nảy mầm của hạt phấn và phát
triển của ống phấn.

1.2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đối với cây thanh long

Ở Việt Nam giống thanh long ruột trắng được trồng phổ biến hơn thanh long ruột
đỏ. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau nên nhu
cầu phân bón cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ tương đối
giống nhau giữa các giống trong từng thời kỳ sinh trưởng. Năng suất và chất lượng trái
thanh long phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân.

Bón phân thúc hàng năm (Nguyễn Văn Kế, 2008)

Để cây ra hoa tụ nhiên

Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau.
Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây
đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu
bón phân điển hình:

- Bón theo đợt: 3 lần/năm chiếm 70% số hộ phỏng vấn.

- Bón rải ra nhiều lần trong năm chiếm 30% số hộ còn lại.

Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại
phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. ở năm đầu
phân hóa học (chẳng hạn Urê) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để
thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa
tan và ngấm xuống đất.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón
thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.

Chia ra:

- Sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân.

Tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân.

- Tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.

Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất
sử dụng phân của cây.

Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm
như HVP 301, Mymix... như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ
cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón
cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần.

Giai đoạn kinh doanh. Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới
K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho
mỗi trụ như sau:

- Phân chuồng : 15 - 50 kg; Phân lân (Super lân) : 0,5 kg; Urê : 0,5 kg; NPK (16-16-8) :
1,5 kg; KCl : 0,5 kg; Chia phân ra làm 3 lần:

- Lần thứ 1 sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3
Urê. Mụe đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm
cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.

- Lần thứ 2 cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành
thứ 2.

- Lần thứ 3 vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và
làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.

Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện,
rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan
sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách
chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra còn bổ
sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP,...

Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn

Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức
nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Qua khảo sát 30 vườn có xử lý thanh
long ra hoa bằng đèn Phan Văn Thu (14) đã đúc kết tổng lượng phân bón trong năm cho
mỗi trụ như sau:

- Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg.

- Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây
đã cho mùa trước.

- Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả).

- Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và
0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông,
Gibberelin và phân vi lượng.

40% số vườn được phỏng vấn có xử lý đèn cho ra quả trái vụ đã bón phân định kỳ
15 - 20 ngày một lần; 24% bón định kỳ 1 tháng/lần theo nhịp độ thắp đèn. Sự chia phân
bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sứ dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều
công hơn.

1.2.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Theo Dương Hoa Xô (2006), có nhiều qui trình bón phân cho thanh long, tùy liều
lượng bón tùy theo vùng canh tác thanh long có khác nhau nhưng về cơ bản đều thống
nhất chia ra hai thời kỳ: kiết thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.

Trong điều kiện thâm canh cây thanh long (xử lý ra hoa trái vụ 2 đợt/năm, công
thức bón phân NPK với hàm lượng cao (750 g N + 750 g P2O5 + 750 g K2O/trụ/năm)
kết hợp với 2 - 4 kg phân hữu cơ (humix gà) tăng năng suất từ 54,11 - 55,51 kg/trụ/năm,
cải thiện độ chắc của thịt trái, tăng hàm lượng TSS, đường tổng số, đường khử và vitamin
C (Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu, 2011).

Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (1997) và Nguyễn Minh Châu (2000), bón phân
NPK với hàm lượng 250 g N + 250 g P2O5 + 250 g K2O + 14 kg phân hữu cơ vi sinh
hoặc NPK với hàm lượng 375 g N + 375 g P2O5 + 375 g K2O + 7 kg phân hữu cơ vi
sinh đều làm tăng năng suất so với đối chứng NPK với hàm lượng 350 g N + 200 g
P2O5 + 150 g K2O + 14 kg phân hữu cơ vi sinh bón theo nông dân.

Kết quả nghiên cứu trên cây thanh long bón phân với liều lượng 540 g N + 720 g
P2O5 + 300 g K2O + 20 kg phân hữu cơ/trụ/năm đã làm tăng năng suất và phẩm chất trái
thanh long so với nghiệm thức đối chứng 350 g N + 200 g P2O5 + 300 g K2O/trụ/năm
(Trần Minh Trí và ctv., 2000).

Kết quả thí nghiệm phân bón trên cây thanh long 4 năm tuổi trong thời gian 3 năm
từ năm 1995 đến năm 1997 ở Bình Thuận cho thấy 730 g N + 680 g P2O5 + 680 g
K2O/trụ/năm mang lại năng suất cao nhất (Nguyễn Như Hiến, 2000).

Đối với cây thanh long nhỏ hơn 3 năm tuổi, lượng phân chuồng bón lót được
khuyến cáo là 10 - 15 kg kết hợp với 100 g Super lân/cây. Trong hai năm đầu tiên, mỗi
năm bổ sung thêm 300 g urê và 200 g phân hỗn hợp NPK 16 - 16 - 8, chia làm 3 lần bón
tại các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau khi trồng (Nguyễn Văn Kế, 1997).

Lượng phân khoáng bón cho thanh long biến động rất lớn, N: 64 - 1.100 g
N/trụ/năm; P: 100 - 750 g P2O5/trụ/năm; K: 100 - 750 g K2O/trụ/năm. Nhìn chung phân
bón cho cây thanh long chủ yếu là phân hữu cơ và NPK nhưng tỷ lệ và số lượng bao
nhiêu để cho năng suất và hiệu quả cao; phun chất kích thích sinh trưởng thực vật và
phân bón lá có kết quả nhưng không ổn định (Mai Văn Quyền và ctv., 1995).

Theo kết quả điều tra (Mai Văn Quyền và ctv., 1995) thanh long trồng ở Châu
Thành, Long An, nông dân thường bón từ 200 – 400 g P2O5/trụ/năm; ở Tiền Giang bón
340 - 580 g P2O5/trụ/năm (Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 1997). Khuyến cáo nên bón 2 - 3
kg lân/trụ/năm (320 - 480 g P2O5/trụ/năm) (Hoàng Khắc Tường, 1990).

Theo Vũ Công Hậu (1996), phân bón cho thanh long chủ yếu là phân chuồng: 10 -
20 kg và phân NPK (16 - 16- 8) bón 400 - 500 g/trụ/năm. Tăng lượng phân chuồng: số
trái, khối lượng trái, tỷ lệ trái ≥ 400 g và năng suất tăng lên rõ rệt (Nguyễn Quang Luận,
1993). Phân chuồng còn có tác dụng tăng số cành 1,7 - 2,9 lần và làm cho cành phát triển
nhanh hơn so với không bón phân chuồng (Phan Thị Quế Khanh, 1991).

Bón phân kali có tác dụng rõ trong việc giúp gia tăng độ sáng bóng của vỏ quả, độ
Brix (%), độ chắc thịt quả và năng suất so với nghiệm thức không bón K2 O trên thanh
long Ruột trắng . Trong các nghiệm thức thử nghiệm, nghiệm thức bón 750 g K2 O + 1%
KNO3 có tác dụng rõ nhất(Nguyễn Trịnh Nhất Hằng,2021).

Sử dụng phân bón NPK hòa tan hàm lượng cao bón qua hệ thống tưới nước tiết
kiệm không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thanh long nhưng cho số quả trên trụ cao
hơn và do đó cho năng suất cao hơn hẳn so với sử dụng phân NPK thông dụng bón qua
đất (tăng hơn 27%) (Nguyễn Quang Hải & cvt, 2018).

Nghiệm thức phun CaCl2 2% + humic acid 0,2% cho độ chắc thịt quả (1,25 và
1,21 g/cm2 ) và hàm lượng TSS (brix %) đạt được cao nhất (17,13 và 17,16%) ( Lê Thị
Hoàng Trúc & ctv,2019).

Bón 450g N + 600g K2O/trụ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất 51,2%, và năng suất, chất
lượng quả cao nhất với các giá trị lần lượt là 26,19 kg/trụ và 12,71obrix.( Nguyễn Minh
Tuấn & ctv,2018).

Bón 500g N + 500g P2O5 + 500g K2O kết hợp 10- 15 kg hữu cơ vi sinh/ trụ/ năm
làm công thức phân nền cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây thanh long
ruột Tím Hồng LĐ5 từ 3 năm tuổi trở lên cho VietGAP (Nguyễn Văn Sơn & ctv, 2020).

Các công thức bón phân với lượng N và K khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả giống thanh long ruột đỏ TL5 được trồng tại Gia
Lâm, Hà Nội. Công thức bón: 3 kg phân hữu cơ vi sinh +500 g P2O5 + 500 g N + 700 g
K2O cho 1 trụ/năm cho năng suất đạt cao nhất với 41,1-41,8 kg/trụ, độ brix đạt 19,9% và
hệ số VCR đạt cao nhất. Sử dụng một số loại phân bón lá giàu đạm, lân, kali (Đầu Trâu
502, Đầu Trâu 702 và phân bón lá 143 HK) làm tăng tỷ lệ đậu quả, kéo dài thời gian sinh
trưởng quả 4-5 ngày và tăng khối lượng quả, năng suất lên 15-20% so với đối chứng;
nâng cao chất lượng quả và tăng hiệu quả kinh tế (hệ số VCR đạt 2,6). (Nguyễn Thị Thu
Hương,2021).

1.2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Phân bón đa lượng qua đất

Bón phân ở mức hợp lý, cân đối tạo cho cây thanh long có năng suất cao, chất
lượng quả tốt (Gunasena & cs., 2007; Luders & McMahon, 2006). Tuy nhiên, mức phân
bón áp dụng cho cây thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện canh tác, tuổi
cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ canh tác,… Thực hiện bón bổ sung phân cho thanh
long được khuyến cáo áp dụng từ thời kỳ đầu sinh trưởng, khoảng 1 tháng sau trồng. Vào
giai đoạn phát triển quả, cần bón bổ sung cả phân hóa học, phân hữu cơ, vôi và phân bón
lá để nâng cao chất lượng quả (Luders & McMahon, 2006). Phân hữu cơ bón cho thanh
long cần được xử lý tốt, với lượng bón khoảng 10-15 kg/trụ/năm (Rao & Sasanka, 2015).

Sử dụng lượng phân bón khác nhau tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa về các chỉ tiêu
chiều cao cây, số quả, khối lượng quả, kích thước quả, TSS, tỉ lệ thịt quả và năng suất
quả thanh long (Chakma & cs., 2014). Công thức bón phân cho các giá trị lớn nhất về số
quả (50 quả/trụ), khối lượng quả (316,40 g/quả), cao quả (9,27 cm), rộng quả (7,81 cm)
và năng suất (31,64 tấn/ha) thu được trên công thức áp dụng mức bón phân là 540 g N,
720 g P, 300 g K và 20 kg phân chuồng cho mỗi trụ/năm (Chakma & cs., 2014). Ngược
lại, khi tăng lượng bón N, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TSS) có xu hướng giảm.
Công thức không bón phân NPK có giá trị TSS đạt cao nhất (16,9%) và công thức với
mức đạm bón cao nhất (810 g N, 465 g P, 375 g K) cho giá trị TSS nhỏ nhất.

Tại Đài Loan, nhóm nghiên cứu của Zee & cs. (2004) khuyến nghị số lần bón cho
cây thanh long là 4 tháng/lần với lượng bón là 4 kg phân hữu cơ + 100 g phân NPK/trụ
(13-13-13).

Bộ Nông nghiệp Sri Lanca khuyến cáo bón phân vô cơ cho cây thanh long trong
thời kỳ sinh trưởng 4 tháng/lần, mỗi lần là 72 g ure, 88 g super phosphate, 40 g MOP để
đảm bảo cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đối với cây đang mang quả, cần giảm
lượng N và tăng lượng K để nâng cao năng suất, với 3 lần bón vào giai đoạn trước khi ra
hoa, phát triển quả và sau thu hoạch. Liều lượng bón cho cây mang quả là 50 g ure, 50 g
lân, 100 g MOP/lần (DOA, 2019).

Nghiên cứu về phân bón trên cây thanh long trồng trên đất sét tại Thái Lan cho
thấy mức phân bón NPK theo tỉ lệ 46-0-0 phù hợp nhất, cho số cành, số hoa và số quả lớn
nhất, năng suất đạt 22,17 tấn/ha. Công thức không bón phân bổ sung cho năng suất thấp
nhất, đạt 8,85 tấn/ha (Muchjajib, 2012). Với điều kiện đất cát tại vùng duyên hải Cagayan
của Philippine, lượng lớn phân hữu cơ được khuyến cáo sử dụng để cải tạo đất (16
kg/trụ); phân vô cơ sử dụng 0,5 kg/trụ phân NPK với tỉ lệ 14-14-14 (Agaid & cs., 2015).

Mức phân bón khuyến cáo cho từng vùng địa lý cũng khác nhau. Tại Makandura,
phân hỗn hợp NPK (1-1-2) được khuyến cáo bón ở mức 30-40 g/trụ/lần, 3 lần bón/năm;
trong khi tại Bulathsinhala, phân hữu cơ được phối hợp với phân tổng hợp đặc biệt nhập
khẩu từ Thái Lan (15N-5P-15K-8S-1,6Mg-TE) ở mức 100 g/trụ/năm (Gunasena & cs.,
2007).

Tại Mỹ, mức bón bổ sung cho cây thanh long 1 năm tuổi là 118 g/trụ/lần,bón 2
tháng/lần, phối hợp với phân bón lá NPK 6-6-6, 8-3-9, 8-4-12 với 2-3% ma-giê. Vào năm
thứ 2-3, mức phân bón được tăng dần, khoảng 136-182 g/trụ/lần, với 2 tháng/lần. Từ năm
thứ 4, tăng mức bón lên 227-341 g/trụ/lần, với 3-4 lần/năm (Crane & Balerdi, 2019). Tại
Hawaii, phân NPK (16-16-16) được khuyến nghị bón ở mức 180-230 g/trụ mỗi 4-6
tháng. Đồng thời, các loại phân trung lượng như canxi và phân vi lượng cũng cần được
bón bổ sung để tăng cường sinh trưởng và độ rắn của quả (Gunasena & cs., 2007).
Canh tác thanh long có thể không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc hóa học, đảm
bảo độ an toàn của sản phẩm. Thay vào đó, có thể sử dụng các phân hữu cơ như phân
chuồng đã được xử lý để bón cho cây. Sản xuất thanh long hữu cơ đang trở thành xu
hướng mới trong canh tác thanh long tại nhiều nước trên thế giới (Gunasena & cs., 2007).

Tại Malaysia, phân hữu cơ được bón cho cây thanh long ở mức 3-4 kg/trụ trước
trồng và 2-3 kg/trụ vào thời điểm sau trồng 3 tháng. Đối với phân vô cơ, có thể sử dụng
3-6 kg phân phức hợp NPK (tỉ lệ 15:15:15 và 13:13:21), chia thành 3 lần bón trong năm
(TFNet, 2007b).

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất thanh long của Akter &
Rahman (2017) tại Bangladesh cho thấy, bón 100 g ure, 100 g TSP, 100 g MOP và 2 kg
phân chuồng/tháng cho năng suất cao nhất (2,80 kg/cây). Đồng thời công thức này cũng
ghi nhận các chỉ tiêu: số cành/cây, số quả/cây và TSS cao nhất. Công thức bón 200 g ure,
200 g TSP, 200 g MOP/2 tháng và 5 kg phân chuồng/4 tháng cho các chỉ tiêu kích thước
quả, độ dày thịt quả lớn nhất; năng suất cao thứ 2 trong thí nghiệm, đạt 2,26 kg/cây.

Theo khuyến cáo trên cây thanh long được bón phân NPK thường xuyên khoảng 2
tháng/lần tại Florida với tỷ lệ: 6:6:6, 8:3:9, 8:4:12 với lượng 118 g và 1,2 kg phân hữu
cơ/cây trong năm thứ nhất; trong những năm tiếp, theo lượng phân NPK tăng dần 136-
182 g/cây/lần và 2,7 kg phân bón hữu cơ bón vào tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12 hàng năm
(Jonathan & Carlos, 2016).

Kumari & cs. (2018), bón NPK (50% RDF), 50% vermicompost tăng sức sinh
trưởng của cây, chiều cao cây, số nhánh, đường kính tán. Sử dụng phối hợp phân hữu cơ
và vô cơ giúp tăng năng suất cây thanh long được thể hiện qua nghiên cứu tại Indonesia:
bón 300 g NPK (15-15-15), 10 kg phân chuồng/cây cho 7,96 quả/cây và năng suất cao
nhất đạt 3,45 tấn/ha (Azri, 2018).

Theo khuyến cáo của FAO (2004), sử dụng phân bón NPK tỉ lệ 15-15-15 để bón
cho cây thanh long 1 năm tuổi với 6 lần/năm. Trong năm thứ 2 và 3, cần bón bổ sung cả
phân hữu cơ và phân vô cơ với liều lượng phân lớn hơn là 15-15- 15; 8-24-24; hoặc 19-
20-26. Lượng phân hữu cơ bón khoảng 100 g/cây với 3 lần bón trong năm (FAO, 2020).

Verma & cs. (2019) cũng kết luận, việc phối hợp phân vô cơ, phân hữu cơ và chế
phẩm sinh học (Azotobacter và PSB) giúp tăng đáng kể sinh trưởng sinh dưỡng của cây
thanh long. Theo đó, công thức sử dụng phân chuồng hoai mục 15 kg, 75% NPK (150 g
N, 200 g P2O5 và 75 g K2O), Azotobacter và PSB cho các chỉ tiêu về chiều cao cây là
129,30 cm, số nhánh là 7,61 nhánh, số núm gai/thân đạt 58,41 và đường kính thân là
19,13 cm, đạt giá trị lớn nhất.
Nghiên cứu của Gonzaga & cs. (2017) cho thấy, trên cây thanh long ruột đỏ sử
dụng phân bón có lượng N cao (120-60-60) giúp tăng năng suất cá thể. Trong khi sử dụng
phân NPK (N-P2O5-K2O) có hàm lượng các chất cân đối (60-60-60) cho năng suất cao
nhất (22 tấn/ha) và sử dụng phân có lượng P cao (60-120-60) cho quả có brix cao nhất.
Bón phân có lượng N, P thấp và K cao (60-60-120) cho hiệu quả kinh tế lớn nhất.

Tamanna Perween & M.A. Hasan (2018) cho thấy, bón 350 g N, 250 g P2O5, 200
g K2O/trụ nở hoa sớm hơn gần 15 ngày so với đối chứng. Trong số các chỉ tiêu về hoa,
chiều dài nhụy, chỉ nhị và kích thước bầu noãn bị ảnh hưởng đáng kể bởi các công thức
bón phân khác nhau.

Phân bón đa lượng qua lá

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng bằng cách bón qua đất, phun phân
bón lá là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trong các
giai đoạn đòi hỏi cao về dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn ra hoa và nuôi quả hoặc trong
điều kiện đất đai và ngoại cảnh không thuận lợi. Phân bón lá cung cấp chất dinh dưỡng
cho quá trình quang hợp và các quá trình tổng hợp, chuyển hóa khác.

Lovatt (2013) kết luận: tình trạng thiếu dinh dưỡng càng kéo dài càng gây ảnh
hưởng lớn tới năng suất, chất lượng quả cũng như khả năng ra hoa của cây trong vụ sau.
Để có hiệu quả và tiết kiệm, cần xác định được loại phân bón mà lá hoặc quả có thể hấp
thụ và được vận chuyển trong phloem. Xác định được phân bón lá phù hợp, hiệu quả bón
phân qua lá có thể đạt cao hơn phân bón đất 5-30 lần, phụ thuộc vào chất dinh dưỡng,
loại cây và đất trồng. Sử dụng phân bón lá có thể giúp tiết kiệm chi phí so với phân bón
đất do lượng phân bón sử dụng ít hơn. Do đó, các công trình bổ sung phân bón lá cho
nhiều loại cây ăn quả đã được nghiên cứu và phát triển. Sử dụng phân bón lá thay thế một
phần cho phân bón đất góp phần giảm sự tích tụ các chất hóa học trong đất, hạn chế hiện
tượng ô nhiễm đất và nguồn nước cũng như giảm thiểu các tác động xấu của nông nghiệp
tới đất như xói mòn, rửa trôi, mặn hóa đất,…

Bên cạnh việc bón phân đa lượng bổ sung qua đất cho cây thanh long, phân N
cũng được bổ sung dưới dạng phân bón lá. Bổ sung N (0,5%) + axit Boric (0,1%) cho
hiệu quả tốt nhất với các giá trị cao nhất về tăng trưởng chiều dài thân, tỉ lệ đậu quả, kích
thước, khối lượng quả và năng suất, cao hơn công thức đối chứng phun nước lã, các công
thức bón N và axit boric riêng rẽ. Công thức chỉ bổ sung N tạo quả có hàm lượng axit cao
nhất trong khi TSS và hàm lượng đường lại đạt giá trị thấp nhất (Sharma, 2016). Bổ sung
các loại phân bón lá có N thấp như Super Bloom (NPK: 0-10-10 hoặc 2-10-10) cũng
được khuyến cáo cho thanh long nhằm kích thích ra hoa, đậu quả (Gunasena & cs.,
2007).

Sử dụng phân bón lá Box-Flower giúp tăng đáng kể số hoa (cho 94,1 hoa/cây tăng
20,8% so với đối chứng không sử dụng phân bón lá) trên cây thanh long ruột đỏ tại
Malaysia. Các loại phân bón lá khác không có hiệu quả tăng số hoa trên cây ở vụ đầu
nhưng cho hiệu quả ở vụ thứ hai, cho nhiều hơn 20-26 hoa/cây so với công thức đối
chứng đạt 49,3 hoa/cây. Phân bón Folar-K cho năng suất quả cao nhất (100,9 quả/trụ) và
bổ sung KNO3 giúp tăng khối lượng quả tốt nhất (295,0g/quả) (Then, 2014).
Chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Mức phân bón áp dụng cho cây thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện
canh tác, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ canh tác,...

Việc kết hợp phân hữu cơ, vô vơ và phân bón sinh học làm tăng đáng kể chiều cao
cây, số gai và đường kính thân của cây thanh long.(RS Verma &ctv, 2019)

Cần nghiên cứu thêm nhiều công thức phân phù hợp với từng vùng khác nhau để
có thể đưa ra liều lượng bón thích hợp. Chưa có nhiều kết quả nghiên cứu phân bón trung
và vi lượng đối với cây thanh long.

Phân chuồng còn có tác dụng tăng số cành 1,7 - 2,9 lần và làm cho cành phát triển
nhanh hơn so với không bón phân chuồng (Phan Thị Quế Khanh, 1991).Bón phân kali có
tác dụng rõ trong việc giúp gia tăng độ sáng bóng của vỏ quả, độ Brix (%), độ chắc thịt
quả và năng suất.

Công thức chỉ bổ sung N tạo quả có hàm lượng axit cao nhất trong khi TSS và
hàm lượng đường lại đạt giá trị thấp nhất (Sharma, 2016). Các công thức có mức N cao
cho tổng số cành trên trụ, chiều dài cành, tỷ lệ cành đạt tiêu chuẩn đạt cao hơn. Các công
thức có mức K cao cho năng suất và chất lượng quả cao hơn.(Nguyễn Thị Thu
Hương,2021).

Kiến nghị

Nghiên cứu thêm công dụng của phân bón trung và vi lượng đối với cây thanh
long.

Nghiên cứu chọn cây che phủ đất , sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp để bón cho
thanh long.

Nghiên cứu sử dụng phân bón thế hệ mới cho thanh long giảm lượng sử dụng phân
bón hóa học, tăng chất lượng nông sản, bảo tồn độ phì đất, hạn chế ô nhiễm đất nông
nghiệp, ô nhiễm nguồn nước ngầm và hệ thống sông ngòi:

 Nhóm phân bón được sản xuất theo công nghệ nano
 Nhóm phân bón được sản xuất theo công nghệ vi sinh & enzym
 Nhóm phân bón vô cơ được sản xuất theo công nghệ mới
 Nhóm phân bón được khai thác và chế biến từ nguyên liệu hữu cơ thiên
nhiên
 Nhóm phân bón sinh học chức năng có hoạt lực cao

Nghiên cứu bón theo kết quả phân tích đất, bón kết hợp hữu cơ và vô cơ, bón vùi
phân, bón qua hệ thống tưới,...

Nghiên cứu thêm giảm lượng phân vô cơ, bón kết hợp với hữu cơ, vi sinh nhằm
tăng sinh trưởng phát triển của cây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Thị Thu Hương, 2021 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp
kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất thanh long ruột đỏ tại một số tỉnh
phía Bắc. Luận án tiến sỹ. Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
2. Lê Thị Hoàng Trúc, Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn
Hòa, 2019.Ảnh hưởng của phun Canxi clorua và humic acid đến năng suất
và phẩm chất thanh long ruột trắng
3. Nguyễn Hữu Hoàng, Nguyễn Minh Châu , 2010. Cải thiện chất lượng và độ ngọt
quả thanh long chợ gạo (Hylocereus undatus) bằng các loại phân kali, Nxb
Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Minh Tuấn, Hứa Thị Toàn,2018. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
đạm và kali đến năng suất, chất lượng quả thanh long ruột đỏ H14 tại huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái
Nguyên.
5. Nguyễn Như Hiến, 1999. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây thanh long trên
đất xám phát triển trên phù sa cổ ở Ninh Thuận- Bình Thuận. Luận án tiến
sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Quang Hải , Nguyễn Duy Phương , Nguyễn Thị Thu Hoài, Vũ Đình
Hoàn, 2018 Ảnh hưởng của phân bón NPK hòa tan hàm lượng cao đến
năng suất và chất lượng thanh long tại tỉnh Bình Thuận
7. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng , 2021. Nghiên cứu ảnh hưởng phân kali đến màu sắc
và phẩm chất quả thanh long ruột trắng.
8. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Nguyễn Minh Châu, 2001. Ảnh hưởng của phân bón
clorua kali, nitrate kali và nitrate canxi đến năng suất và phẩm chất quả
thanh long. Trong Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả. Viện
Cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Văn Kế, 2003. Cây thanh long. NXB Nông Nghiệp Tp.HCM, 37 trang.
10. Nguyễn Văn Kế, 2008. Cây thanh long. Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh
https://rttc.hcmuaf.edu.vn/rttc-8137-1/vn/-cay-thanh-long.html
11. Nguyễn Văn Kế, 2014. Cây ăn quả nhiệt đới: Giống kỹ thuật trồng và chăm sóc
một số cây đặc sản. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 304 trang.
12. Nguyễn Văn Sơn, Võ Văn Điệp, Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 2020. Ảnh hưởng
phân NPK kết hợp với phân hữu cơ đến năng suất và phẩm chất thanh long
ruột tím hồng LĐ5.
13. Trần Minh Trí, Bùi Thị Mỹ Hồng và Nguyễn Minh Châu, 2000. Ảnh hưởng của
phân NPK lên năng suất và chất lượng thanh long ruột trắng. Trong Kết quả
nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 2000. NXB
Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
14. Vũ Công Hậu, 2000. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

1. Agaid B.M., D.A. Ampe & A.J Tayawa (2015). Dragon fruit: the new money
crop in the coastal areas of northwestern cagayan. Improving Pitaya
Production and Marketing (pp. 179). Kaohsiung, Taiwan: FFTC.Balamohan
T.N., Mekala P., Rajadurai S., Priyadharshini G.P., Prakash K.
Soorianathasudaram K. and Kumar N (2011). Canopy management in
mango (pp13-20). TNAU.
2. Akter A. & H Rahman (2017). Development of Fertilizer Management Package
for Dragon Fruit Cultivation in Bangladesh. Research & Reviews: Journal
of Agricultural Science and Technology(3), 12–17. Retrieved from
http://sciencejournals.stmjournals.in/index.php/RRJoAST/article/view/
95 on August 25, 2019.
3. Azri A (2018). Organic fertilizer response and anorganic fertilizer on growth and
productivity of dragon fruits. Jurnal Pertanian Agros, 20(1), 1-9. Retrieved
from
https://www.e-journal.janabadra.ac.id/index.php/JA/article/view/517/3
91.
4. Chakma S.P., H.A Rashid, M. Roy & M Islam (2014). Effect of NPK doses on
the yield of dragon fruit (Hylocereus costaricensis [F.A.C. Weber] Britton
& Rose) in Chittagong Hill Tracts. American-Eurasian J. Agric. & Environ.
Sci., 14(6), 521-526. doi:10.5829/idosi.aejaes.2014.14.06.12346.
5. Department of Agriculture - SriLanka (2019). Dragon Fruit - Hylocereus
undatus. Retrieved from
https://www.doa.gov.lk/FCRDC/index.php/en/2015-09-22-05-59-43/54-
sd on May 25, 2020.
6. FAO (2020). Frequently Asked Questions about Dragon fruit farming.
https://www.agrifarming.in/frequently-asked-questions-about-dragon-
fruit-farming
7. Phan Thi Thu Hien (2019) The Dragon Fruit Export Challenge and Experiences
in Viet Nam . https://ap.fftc.org.tw/article/1598
8. Gonzaga N.R., A.B. Gonzaga, R.D. Taylaran, R.T. Pajinag & Quirino R.A
(2017). Productivity and Fruit Quality of Red-fleshed Dragon Fruit,
Hylocereus polyrhizus (Britton and Rose) under Jasaan Series. Journal of
Multidisciplinary Studies. 6(2). 27- 46.
doi:http://dx.doi.org/10.7828/jmds.v6i2.1050 on August 30, 2018.
9. Gunasena, D.K.N.G. Pushpakumara & M. Kariyawasam (2007). Chapter
4:Dragon fruit - Hylocereus undatus (Haw.) Bitton and rose. Retrieved from
at
http://www.worldagroforestry.org/downloads/Publications/PDFS/BC07
324.pdf. on August 30, 2017.
10. Jonathan H. Crane & Carlos F. Balerdi (2019). Pitaya (Dragonfruit) Growing in
the Florida Home Landscape. Horticultural Sciences Department, HS1068,
1-6. Retrieved from at https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/HS/HS30300.pdf on
20/3/2021.
11. Kumar S., S. Saravanan, S. Singh, A.K. Bhardwaj & N. Kumar (2018). Effect of
N.P.K and organic manure on establishment and plant growth of dragon
fruit (Hylocereus polyrhizus) Under Allahabad agro climatic condition Cv.
red flesh. International Journal of Chemical Studies. 6(3). 3146-3148.
12. Lovatt J.C. (2013). Properly timing foliar-applied fertilizers increases efficacy: A
review and update on timing foliar nutrient applications to citrus and
avocado. HortTechnology. 23(5). 536-541.
13. Luders L. & G. McMahon (2006). The Pitaya or Dragon Fruit (Hylocereus
undatus). AgNote No.D42. Northern Territory Government. Retrieved from
https://dpir.nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0004/232933/778.pdf on
August 30, 2017.
14. Muchjajib S. & U. Muchjajib (2012). Application of fertilizer for Pitaya
(Hylocereus undatus) under clay soil condition. Acta Horticulturae 928,
151-154. Retrieved from http://www.actahort.org/books/928/928_17.htm.
on August 30, 2017.
15. Rao C. & M.V. Sasanka (2015). Dragon Fruit “The Wondrous Fruit” for the 21 st
century. Global Journal for research analysis, 4(10), 261-262. Retrieved
from 158 https://www.worldwidejournals.com/global-journal-for-
research-analysis-GJRA/file.php?
val=October_2015_1444918362__90.pdf on August 30, 2017.
16. RS Verma, Rubee Lata, RB Ram, SS Verma and Som Prakash, 2019. Effect of
organic, inorganic and bio-fertilizers on vegetative characters of dragon
fruit (Hylocereus undatus L.) plant.
17. T.H. Then (2013). The effects of foliar fertilizers on the red pitaya (Hylocereus
Polyrhizus) fruit weight. Acta Hortic. 984, 227-230
https://www.ishs.org/ishsarticle/984_25
18. Tamanna Perween & M.A. Hasan (2018). Effect of Different Dose of NPK on
Flower Phenology of Dragon Fruit. International Journal of Current
Microbiology and Applied Sciences ISSN: 2319-7706 Vol 7 No 05, page
2189-2194 https://doi.org/10.20546/ijcmas.2018.705.255
19. TFNet (2007b). The use of urea in tropical fruits. The use of urea in tropical
fruits (8). pp. 11-12.
20. Verma R.S., L. Rubee, R.B. Ram, S.S. Verma & S. Prakash (2019). Effect of
organic, inorganic and bio-fertilizers on vegetative characters of dragon
fruit (Hylocereus undatus L.) plant. The Pharma Innovation Journal, 8(6),
726-728.
https://www.thepharmajournal.com/archives/2019/vol8issue6/PartN/8-
6-41-370.pdf on August 13, 2020.
21. Zee F. C. Yen & M. Nishina (2004). Pitaya (Dragon fruit, Strawberry fruit). Fruit
and nuts F&N9. Cooperative Extension Service, College of Tropical
Agriculture and Human Resource, Hawaii, US.

You might also like