Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


---------------------

BÁO CÁO MÔN HỌC


DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

CÂY ỚT

Giảng viên: PGS-TS HUỲNH THANH HÙNG


Học viên: TRẦN PHẠM DUY
Khóa: 2020-2022
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số ngành: 8.62.01.12

Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 06/2022


Lời cảm ơn
Em xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn của thầy trong môn học này, để chúng em
có thể hiểu rõ hơn về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và ứng dụng chúng để
trồng trọt trong các điều kiện nhân tạo, cũng như hiểu rõ thêm về các tiêu chuẩn
chứng nhận an toàn trong thực phẩm.
Em xin chúc thầy sức khỏe và niềm vui trong công việc, cũng như trong cuộc
sống.
Trân trọng
Học viên: Trần Phạm Duy
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:.................................................................................................1
II. TỔNG QUAN:...............................................................................................2
2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam:..........................................2
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Thế Giới............................................3
III. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN CHO CÂY ỚT............................................4
3.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây ớt:...................................4
3.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về dinh dưỡng đối với cây ớt. .16
IV. KẾT LUẬN.................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................19
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ lâu, ớt đã trở thành cây trồng chuyên canh mang giá trị cao. Với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta mang lại điều kiện thuận lợi để cây ớt sinh
trưởng và phát triển. Đặc biệt là những năm gần đây, nhiều mô hình ớt được
triển khai thành công, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cao. Nhờ thế đã mở ra
hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sang trồng ớt. Diện tích ớt nước ta trong những năm gần đây có xu hướng
ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhiều công ty xuất khẩu lớn sản xuất, chế biến,
và xuất khẩu ớt cay dưới dạng khác như: ớt tươi (đông lạnh), muối mặn, muối
chua, sấy khô, xay bột, hay tương ớt vào các thị trường xuất khẩu ớt khá lớn
như EU, Malaysia, Singapore, Trung Quốc. Theo tổ chức Nông lương Thế
Giới (FAO,2003), cây ớt được xem là một trong số những cây trồng quan
trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích canh tác trên toàn thế giới là khoảng
1.700.000 ha để sản xuất ớt tươi, và khoảng 1.800.000 ha để sản xuất ớt
khô; tổng diện tích là 3.729.900 ha với tổng sản lượng 20.000.000 tấn. Các
nước sản xuất và xuất khẩu ớt quan trọng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ,
Mexico, Morocco, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Vì tầm quan trọng của
cây ớt trong nền nông nghiệp của nước ta, nên trong bài báo cáo này, chúng ta
sẽ tìm hiểu về đặc tính dinh dưỡng cũng như tình hình sản xuất và những
nghiên cứu về cây ớt để hiểu rõ thêm về nó.

1
II. TỔNG QUAN:
2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Việt Nam:
Những năm gần đây, nhiều mô hình ớt được triển khai thành công, đáp
ứng được nhu cầu xuất khẩu cao. Nhờ thế đã mở ra hướng đi mới cho bà con
nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ớt. Diện tích ớt
nước ta trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, các
tỉnh trồng ớt truyền thống như: Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1.200
ha, Đại Lộc (Quảng Nam), Phù Mỹ (Bình Định), Bố Trạch (Quảng Bình),
Thanh Bình (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang),…Ớt có thể trồng được
quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính. Thu Đông: Gieo vào
tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Ớt Đông Xuân: Gieo vào
tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau. Ớt Xuân Hè: Gieo
vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.
Bảng 2.1: Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt và ớt
khô của Việt Nam (FAO, 2014-2018)
2014 2015 2016 2017 2018
Diện Ớt và 65.055 66.348 68.035 69.480 70.922 ha
tích ớt ha ha ha ha
khô
Năng Ớt và 14.607 14.501 14.419 14.369 14.318 hg/ha
suất ớt hg/ha hg/ha hg/ha hg/ha
khô
Sản Ớt và 95.028 96.210 98.101 99.834 101.548 tấn
lượng ớt tấn tấn tấn tấn
khô

2
Bên cạnh đó, nhiều công ty xuất khẩu lớn sản xuất, chế biến, và xuất khẩu ớt
cay dưới dạng khác như: ớt tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, sấy khô,
xay bột, hay tương ớt vào các thị trường xuất khẩu ớt khá lớn như EU,
Malaysia, Singapore, Trung Quốc. Trong bối cảnh thị trường Malaysia phải
nhập khẩu đến 80% để đáp ứng nhu cầu ớt trong nước, Việt Nam là một trong
số các nước xuất khẩu ớt với số lượng lớn vào Malaysia (Cục Bảo vệ thực vật,
2018).
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt ở Thế Giới
Theo tổ chức Nông lương Thế Giới (FAO,2003), cây ớt được xem là
một trong số những cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích canh
tác trên toàn thế giới là khoảng 1.700.000 ha để sản xuất ớt tươi, và khoảng
1.800.000 ha để sản xuất ớt khô; tổng diện tích là 3.729.900 ha với tổng sản
lượng 20.000.000 tấn. Các nước sản xuất và xuất khẩu ớt quan trọng bao gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Morocco, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảng 2.2: Diện tích thu hoạch, năng suất, số lượng sản xuất ớt của
Thế Giới (FAO, 2010-2018)
2014 2015 2016 2017 2018
Diện Ớt và ớt 1.678.644 1.720.126 1.834.12 1.828.038 1.776.334
tích khô ha ha 8 ha ha ha
Năng Ớt và ớt 22.138 23.206 21.307 24.275 23.445 ha
suất khô hg/ha hg/ha hg/ha hg/ha
Sản Ớt và ớt 3.716.248 3.991.688 3.907.96 4.437.524 4.164.594
lượng khô tấn tấn 0 tấn tấn tấn

3
III. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN CHO CÂY ỚT
3.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây ớt:
Ớt là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần đầy đủ và cân đối các yếu
tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, S và vi lượng Fe, Zn,
Mn, Cu, B. Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt cho
thấy: để có năng suất chất lượng quả đạt từ 20- 21 tấn/ha cây ớt lấy đi từ đất
70kg N, 36kg P2O5, 92kg K2O, 67kg CaO, 158kg MgO, 2kg S và các yếu tố
vi lượng như Zn, Cu, B. Phân tích lá ớt non (đầu mùa ra quả) cũng cho thấy tỷ
lệ phần trăm chất khô các chất dinh dưỡng ở trong lá là: 37%N, 1,3% P2O5,
3,4% K2, 0,4% MgO, 2% CaO, 0,2% S và các chất vi lượng tính theo ppm
chất khô là: Fe = 45; Mn = 33, Zn = 26, Cu = 4, B = 23.
 N (Đạm):
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần
cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng
mạnh, rất cần cho các loại cây ăn lá. Đạm là thành phần chính tham gia vào
thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại
vitamin trong cây.
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích
thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.
- Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá
chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích
lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà
mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn
công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng (đặc biệt là rau xanh)
còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì
khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin
(của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của
4
tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo
thành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh.
 P (Lân):
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành
phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.
Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trình
tổng hợp các axit amin.
Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra
chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho
cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm
và nhiều. Một yếu tố chính, Phốt pho có liên quan đến sự phát triển nghiêm
ngặt của toàn cây, đặc biệt là sự phát triển và sinh sản của rễ. Sinh trưởng còi
cọc, yếu ớt là biểu hiện rõ ràng khi thiếu Phốt pho. Các lá già trở nên xanh
đậm, ngả sang màu tía và cây khó ra hoa. Các vấn đề có thể kéo dài trên toàn
cây nếu tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Cây ớt khó hấp thụ phốt pho ở nhiệt độ thấp, tương tự nếu độ ph của đất quá
thấp. Quá nhiều sắt cũng có thể cản trở sự hấp thụ phốt pho. Sử dụng bất kỳ
loại phân bón nào có tỷ lệ phốt pho cao, như thức ăn cho cà chua hoặc bột
xương có tác dụng chậm hơn. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối
với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất,
chống một số loại sâu bệnh hại. Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ
rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá
trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật
cộng sinh.

- Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện
tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong

5
- Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố
linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
 K (Kali):
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình
đồng hoá các chất trong cây.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tac động không thuận
lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều.
Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu
hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây.
Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị
quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử
dụng N và P.
- Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo
rũ và khô. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính
chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính
kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.
. Nhóm trung lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung
bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg).
Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng
(canxi, magiê và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối với
cây trồng.
 Canxi (Ca):
Là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tế
bào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc. Nó còn cần cho sự hình
thành và phát triển của rễ cây. Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc
do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một

6
số chất như K+, NH4+. Nó cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận
chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây.
Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút
nước của cây. Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm
độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt.
Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể
bị khô. Ngược lại nếu đất nhiều canxi sẽ bị kiềm, tăng độ pH không tốt với
cây.
- Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do
các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc
trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém
phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên
biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.
 Magiê (Mg):
Nó là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quá
trình quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây. Magiê tham gia trong
thành phần của nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng,
đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit.
Magiê giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương
của tế bào nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh
học trong tế bào xảy ra bình thường.
- Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm
vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm
quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển
hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các
mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là
nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
- Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.
 Lưu huỳnh (S):
7
Được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali. Lưu
huỳnh tham gia trong thành phần của các axit amin, protein và vitamin có
chứa lưu huỳnh, trong đó có axit amin không thể thay thế như methionin. Lưu
huỳnh còn có trong thành phần của men coenzim A xúc tiến nhiều quá trình
sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp và sự cố định đạm của vi sinh vật
cộng sinh.
Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành các chất tinh dầu và
tạo mùi vị cho các cây hành, tỏi, mù tạt. Nó còn là chất cần thiết cho sự hình
thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt.
Ngoài ra, khi cây trồng hút lưu huỳnh ở dạng SO42- có trong đất qua rễ và
SO2 trong không khí qua lá còn góp phần làm sạch môi trường.
- Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp
bé, chồi kém phát triển, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất
hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá
chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng.
Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự
xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
- Còn thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá.
Nhóm vi lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít,
bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B).
 Vai trò của Đồng (Cu):
Đồng là chất cần thiết cho thân cây khỏe mạnh và sự phát triển mới. Nơi nào
thiếu, cây sinh trưởng sẽ còi cọc. Các ngọn đang phát triển có thể chết hoàn
toàn và / hoặc các chồi mới bị héo và có thể bị úa. Thân cây mất sức và trở
nên cong queo. Thiếu đồng thường đi đôi với thiếu nitơ vì vậy hãy kiểm tra
các dấu hiệu của điều này. Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm
xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia
vào thành phần của chúng. Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ
8
hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng
với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da
trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
- Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng
lầy thụt. Cây trồng thiếuđồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay
xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa
thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.
 Vai trò của Bo (B):
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần
thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình thành nên
các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành protein. B tác động trực tiếp đến quá
trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác,
ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá
trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Boron là cần thiết với một lượng nhỏ nhưng đóng một vai trò trong việc sản
xuất hạt giống, phân chia tế bào và giữ cho thân cây khỏe mạnh. Sự thiếu hụt
boron hiển thị ở các ngọn đang phát triển trước tiên; đôi khi chúng chết hoàn
toàn. Những quả mới hơn có thể cuộn tròn hoặc có đốm như quả dâu tây.
Thân cây trở nên giòn, đôi khi rỗng. Rễ phụ bị phình ra và ngắn. Kiểm tra các
dấu hiệu thiếu kali vì cây cần kali để hấp thụ bo, vì vậy hai chất này thường đi
đôi với nhau.
-Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
 Vai trò của Sắt (Fe):
Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chất
mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu
Sắt gây ra hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ
ràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Vì Sắt không
9
được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên
xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.
- Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt, Lá
cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong
khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá non,
sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu sắt có thể xảy
ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay
Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong
đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao;
thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
 Vai trò của Mangan (Mn):
Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt hóa
một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp
trong quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường
sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và
Canxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiện
tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và
đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ở những cây hòa thảo xuất hiện những
vùng mầu xám ở gần cuống lá non.
- Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến
vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở
phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu
Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất
trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng
thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi
sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện
tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu
hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô
ráo.
10
 Vai trò của Kẽm (Zn):
Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa
của cây . Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần
thiết cho cây trồng. Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng.
Tuy nó chỉ được sử dụng với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao
không thể không có nó. Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và
các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi
chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các
Hydratcarbon. Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên
biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.
- Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị
biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.

BẢNG TÓM TẮT CÁC DƯỠNG CHẤT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG DƯ


THỪA HAY THIẾU HỤT CÁC DƯỠNG CHẤT NÀY TRÊN CÂY ỚT

Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

Nitrogen Sự phát triển của cây dần dần bị chậm lại. Cây thường
Khô dần, bắt đầu từ mép lá, vùng giữa các có màu xanh
gân lá phía dưới. Cuống lá uốn cong và rủ đậm, tán lá
xuống phía dưới, song song với cuống. Cây phong phú,
ít ra hoa, đậu trái kém. Bao quả mỏng, bầu nhưng thường
nhụy nhỏ. Đôi khi không có quả nào phát có bộ rễ hạn
triển trên cây, và trên những cây sinh quả, chế. Sự ra
quả bị biến dạng.. hoa và sản
xuất hạt giống
có thể bị chậm
phát triển.

11
Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

Các cây cho thấy sự phát triển hạn chế. Khi


chạm vào lá cứng và giòn. Sự hình thành
hoa bị khuyết tật. Rất ít hoa phát triển, và
Không có triệu
trong những hoa phát triển, chỉ có một trong
chứng chính
bốn hoặc năm phát triển một quả. Quả kém
điển hình. Sự
phát triển, vỏ mỏng và rất ít hạt. Hệ thống
thiếu hụt đồng
rễ chưa phát triển.
và kẽm có thể
xảy ra do quá
nhiều phốt
pho..

Phosphorus

Potassium Giữa các gân lá xuất hiện các đốm vàng Thường
úa, trước hết là ở các lá phía dưới. Các tĩnh không được
mạch và các khu vực tiếp giáp với các đốm cây hấp thụ
này không thay đổi màu sắc của chúng. quá mức. Quá
Sau đó, các đốm chlorotic trở nên nhạt hơn. nhiều kali có
(Điều này có thể được nhìn thấy chủ yếu ở thể dẫn đến
các phần trên của cây). Ít đậu trái và không thiếu magiê,
nhiều trái, trái nhỏ hơn bình thường. mangan, kẽm
hoặc sắt .

12
Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

Giảm sinh
trưởng và kích
thước lá. Các
triệu chứng
trên lá thường
Khiến lá bị úa vàng không có hoặc
ít xác định.
Đôi khi bị
vàng lá xen kẽ
hoặc cháy lá.
Sulfur

Thường gặp trên cây hồ tiêu. Lá úa vàng rõ


rệt ở các kẽ lá và gân lá vẫn xanh. Các lá
già nhất bị ảnh hưởng đầu tiên. Đôi khi
thiếu magiê xảy ra khi bón quá nhiều kali.
Nó cũng có thể xuất hiện dưới thời tiết cực
Rất ít thông tin
kỳ khô nóng.
có sẵn .

Magnesium

Calcium Lý do phổ biến nhất khiến hoa Quả bị thối Không có triệu
cuối. Điều này có thể được khắc phục bằng chứng rõ ràng
cách phun canxi clorua hoặc canxi nitrat lên nhất quán.

13
Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

lá.
Thường liên
quan đến quá
nhiều
cacbonat
trong đất.

Hiếm khi rõ
ràng trong
điều kiện tự
nhiên. Đã
Các triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn sau được quan sát
của quá trình tăng trưởng. Các lá non úa thấy sau khi
dần rồi vàng úa ở các vùng giữa các gân lá. phun sắt trên
Các đường gân vẫn còn màu xanh lục. lá biểu hiện
như những
đốm hoại tử.

Iron

Đốt hoặc bắn


các ngọn hoặc
mép lá. Bệnh
vàng lá, vàng
Những chiếc lá héo úa, sau đó trở thành
và thối lá và
màu đồng úa, và bị hoại tử.
đôi khi bị úa.
Rễ trở nên còi cọc và dày lên ở gần ngọn.
Giảm kích
thước lá và
tốc độ phát
Chloride triển thấp hơn.

Manganese Các đốm lông tơ giữa các gân lá phía trên. Đôi khi bị úa,
phân bố diệp

14
Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

lục không
đồng đều.
Giảm tốc độ
tăng trưởng.
Các vết bệnh
và rụng lá có
thể phát triển
muộn hơn.

Sự thiếu hụt biểu hiện rất nhanh chóng.


Các lá phía dưới cong lên trên. Tăng
trưởng bị còi cọc. Cây phát triển thân dày,
ngắn. Đỉnh cây bị héo và lá trở nên vàng từ
dưới lên trên của cây. Xem hình 8. Sản
lượng hoa giảm và đậu trái kém.
Thiếu boron; các điểm phát triển bị chết và Đầu lá bị
thối rữa, và các lá có hình dạng không ổn vàng, sau đó
định: là sự hoại tử
tiến triển của
lá bắt đầu từ
ngọn hoặc
mép và tiến
dần về gân
giữa.
Boron dư thừa:

Boron

Zinc Lá ớt trở nên hẹp và nhỏ. Quá nhiều


kẽm thường
tạo ra chứng

15
Các triệu
chứng dư
Dưỡng chất Các triệu chứng thiếu hụt
thừa / nhiễm
độc

úa sắt ở thực
vật .

Giảm sinh
trưởng kéo
Xuất hiện muộn trong giai đoạn sinh theo các triệu
dưỡng. Các mép lá cuộn lại và khô đi. Các chứng của
lá và quả trở nên hẹp và hình chữ nhật. bệnh úa sắt,
Các tán lá chuyển sang màu xanh vàng và còi cọc, giảm
sự phát triển có phần hạn chế. Sự thiếu hụt phân nhánh,
xảy ra phổ biến nhất trên các chất nền có dày lên và
tính axit. thâm đen bất
thường của rễ
Copper con .

Hiếm khi quan


Các tán lá chuyển sang màu xanh vàng và sát thấy. Đôi
sự phát triển có phần hạn chế. Sự thiếu hụt khi lá chuyển
xảy ra phổ biến nhất trên các chất nền có sang màu
Molybdenu tính axit. vàng vàng.
m

3.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về dinh dưỡng đối với cây ớt
 Ảnh hưởng của phân đạm, kali đến sinh trưởng và phát triển của giống ớt
SOLAR 135 trên đất xám phù sa cổ tại Bình Định (Vũ Văn Khuê , Hoàng
Minh Tâm)

16
Tóm tắt:
Nghiên cứu xác định liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali bón cho giống ớt cay
Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định, trong điều kiện vụ Đông
Xuân năm 2015 - 2016 và 2016 - 2017. Kết quả cho thấy lượng phân đạm và
kali hợp lý để bón cho giống ớt Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định
là 150 kg N/ha và 150 kg K2 O/ha, tương ứng với tỷ lệ cân đối giữa đạm, lân
và kali là 1,5 : 1 : 1,5. Năng suất đạt 32,9 tấn/ha; lãi thuần trên 270,0 triệu
đồng/ha/vụ; tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 2,37. Khối lượng quả trung bình
15,0 gam, chiều dài quả trung bình 14,0 cm, đường kính quả trung bình 16,0
mm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. So với lượng và tỷ lệ bón của người dân (360
kg N/ha, 450 kg P2 O5 /ha, 350 kg K2 O/ha; tỷ lệ 1 : 1,25 : 1) thì giảm được
58,3% lượng đạm, 77,8% lượng lân, 57,0% lượng kali và tỷ lệ cân đối thay
đổi thành 1,5 : 1: 1,5. Kết quả đạt được của thí nghiệm là cơ sở để khuyến cáo
biện pháp bón phân hợp lý đối với cây ớt trên đất xám phù sa cổ.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất
ớt Hotchili trồng vụ đông 2015 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. (Nguyễn
Thị Hồng, Dương Tiến Viện).
 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng ( NAA, GA3) và
nguyên tố vi lượng (B, Zn) đến sinh trưởng, phát triển năng suất và phẩm chất
ớt cay (Capsicum annuum L.) ở Thừa Thiên Huế, 1999 ( Lê Thị Khánh)
 Vai trò của auxin đối với sự đậu quả đã được khẳng định qua các công trình
nghiên cứu của Vũ Xuân Long, Nguyễn Quang Thạch; Hoàng Minh Tân,
Huỳnh Văn Quốc và Lê Quang Hưng, 1997 trên cây cà phê. Vai trò của GA
đối với sự hình thành và phát triển cấu trúc họa: nụ hoa, cánh hoa, bao phần,
ống phấn, hạt phấn, thụ phấn, thụ tinh, sự sinh trưởng của hạt, điều khiển sự
sinh trưởng của quả (hình dạng, kích thước và trọng lượng quả), đối với cây
song tử diệp và đơn từ diệp đã được mô tả và khẳng định qua các công trình
nghiên cứu của các tác giả: Jackson DI & Combie BG, 1972, Eva LT,1959;

17
Dickinson D.B, 1966; Macmillan.),1961; Randhawa G.S, 1962; Iwahori. S.
1968; Fogle H, 1960; Barendse G.W, 1970 .
 Lê Văn Trị và cộng sự, 1994 xử lý GA, trên cây ăn quả, rau đậu, cây lúa, cày
có củ, cây công nghiệp và cây cảnh, Nguyễn Mạnh Khải, Hoàng Minh Tấn,
Nguyễn Quang Thạch xử lý hoa loa kèn, quất cảnh, có kết quả rất tốt.
 Vitsch J.P. 1952, 1955, 1965 ; Luckvill L.C, 1959; Bul T.A, 1964; Dennis
D.T; Upper D. và Vest CA, 1965: Coggins và cộng sự, 1966; Dennis và
Edgerton L.J, 1968, Jackson D. và Prosser, 1959, 1968; Jackson DI và
Combie Ba, 1972, đã chứng minh vai trò của auxin đối với sự thụ phấn, thụ
tinh, sự tạo quả, tạo quả không hạt và làm tăng tỷ lệ đậu quả của các loại cây
trồng và cây có múi như: Cây ăn quả quýt, chanh, bưởi, nho, táo, mận, nhãn,
vải); cây rau quả (cà chua, dưa chuột, cà và ớt).
 Nghiên cứu sản xuất và bảo quản hạt giống ớt, ảnh hưởng của αNAA
(αNaphtyl acetic axit) đến sự nảy mầm của hạt ớt, chế độ dinh dưỡng, điểu
kiện ra hoa, quá trình thụ phấn thụ tinh, sự đậu quả, sự sinh trưởng và phát
triển của quả (làm tăng trọng lượng, kích thước quả, hàm lượng Capsicin cao
nhất), tăng năng suất và phẩm chất quả ớt (phẩm chất nóng học và sinh hoá):
Desai y.GP, !987 (Ấn Độ); Paitil U.B: Yamgar V.T; Adul K.S, 1989:
Lyingdon G.B, 992; Onier SJ, 1989.
 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khác nhau đến sự tăng trưởng và năng suất
của ớt (Capsicum annuum) ở Deukhuri, (Prabin Chaudhary, Anil Adhikari,
Madan Pandey, Shashi Subedi,Samikshya Acharya, Tej Prasad Sharma).
 Ảnh hưởng của Nitơ đến sự tăng trưởng và năng suất của ớt (Capsicum
annuum L.) trong điều kiện nhà vườn.( Khalid Mahmud, Taslim Hossain,
Tamanna Haque Mou, Asraf Ali, Monirul Islam).
IV. KẾT LUẬN
 Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây ớt còn rất mới mẻ, chủ yếu đề cập về
giống ớt cay (năng suất cao, chống chịu sâu bệnh), xác định các quy trình kỹ

18
thuật thâm canh ( phân bón, thời vụ, mật độ khoảng cách trồng), hệ thống luân
canh và sử dung một số chế phẩm phân bón lá đối với ớt bước đầu có kết quả
tốt, xong việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề sử dụng các nguyên tố đa
lượng và vi lượng cho cây thì chưa nhiều. Trên thế giới việc nghiên cứu các
nguyên tố đa lượng cho cây ớt nhiều hơn các nguyên tố vi lượng nhưng cũng
khá đầy đủ.
 Hướng nghiên cứu trong tương lai cần nhiều hơn vào các nguyên tố vi lượng
để hiểu rõ hơn cơ chế tác động của chúng đối với cây ớt, và những nguyên tố
dinh dưỡng có tác động vào quá trình phát triển của cây mà chúng ta chưa biết
tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Khánh và Võ Hùng, ảnh hưởng của các thời kỳ phun vi lượng Z đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất đi tại Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Nông
nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, số 415, tháng 1/ 1997, tr. 38 - 39.
2. Lê Thị Khánh và Hoàng Minh Tân. Ảnh hưởng của α NAA đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất đi trồng tại Huế, Kết quả nghiên cứu khoa học (quyển
2), Đại học NNI, NXB Nông nghiệp Hà Nội 1996, tr. 50 - 55.
3. Lê Thị Khánh và Hoàng Minh Tấn, Thăm dò hiệu quả sinh lý của GA, đối
với sinh trưởng, phát triển, năng suất ớt trên đất các biến Thừa Thiên - Huế,
Kết quả nghiên cứu khoa học quyển 2), ĐHNNI - Hà Nội, NXB Nông nghiệp
- Hà Nội 1996, tr. 56 - 59.
4. Lê Thị Khánh và Hoàng Minh Tấn, Anh hưởng của Zn đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất trồng tại Thừa Thiên-Huế; Kết quả nghiên cứu khoa học
(quyển 3), ĐHNN I, NXB Nông nghiệp - Hà Nội'1997, tr.40 - 45.
5. Lê Thị Khánh, Ảnh hưởng của Zn, Bo, GA, và phối hợp của chúng đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất ở: ở Thừa Thiên - Huế, Tuyển tập

19
công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp. Đại học
Nông Lâm Huế, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1997, 1.65 - 69.
6. Nagase A, Dunnett N. 2011. The relationship between percentage of organic
matter in substrate and plant growth in extensivegreen roofs. Landscape and
Urban Planning 103: 230–236.
7. Nicola S, Basoccu G, Tongoni F, Leoni S. 1995. Pretransplant nutritional
conditioning affects pepper seedling growth and yield. International
symposium on new cultivation systems in greenhouse, Cagliari, Italy, 26-30
April, 1993. Acta-Hort., 361: 519-526.
8. Walkley A, Black IA. 1934. An Examination ofthe Degtjareff Method for
Determining Soil Or-ganic Mater, and a Proposed Modification ofthe
Chromic Acid Titration Method. Soil Sci-ence 37:29–38. doi:
10.1097/00010694-193401000-00003.Yara. 2020.
9. Phosphorus
deficiency-Chilli.https://www.yara.my/crop-utrition/chili/nutrient-
deficiencies-chili/phosphorus-deficiency-chili/.
10.Zhang TQ, Liu K, Tan CS, Hong JP, Warner J. 2010.Evaluation of
agronomic and economic effectsof nitrogen and phosphorus additions to
greenpepper with drip fertigation. Agronomy Journal102:1434–1440. doi:
10.2134/agronj2010.0081.
11.Zheng BX, Hao XL, Ding K, Zhou GW, Chen QL,Zhang JB, Zhu YG. 2017.
Long-term nitrogen fer-tilization decreased the abundance of
inorganicphosphate solubilizing bacteria in an alkalinesoil. Scientific Reports
7. doi: 10.1038/srep42284.

20

You might also like