CHƯƠNG VII. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM DỊCH VỤ - LÝ THUYẾT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Giảng viên: TS.

Trần Anh Hoa

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Hằng Môn học: Kế toán quản trị 1

Khóa học: K2023 VB2 Đợt 3

Mã số sinh viên: 89233020024

CHƯƠNG VII: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM DỊCH VỤ

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Trình bày những cơ sở kinh tế ảnh hưởng đến định giá và điều chỉnh giá bán

trong nền kinh tế thị trường?

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá bán là một chủ đề quan trọng trong kinh doanh, vì

nó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, cạnh tranh và khách hàng của doanh nghiệp.

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: Bao gồm các mục tiêu, chiến lược, chi phí và vị trí

của sản phẩm trên thị trường. Các nhân tố này thường do doanh nghiệp kiểm soát và quyết

định dựa trên nhu cầu và khả năng của mình.

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về nhu cầu của thị trường, khách

hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp lý và môi trường kinh tế. Các nhân tố này thường

khách quan và không dễ dàng thay đổi được. Doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích các

nhân tố này để xác định mức ảnh hưởng của chúng đến giá bán sản phẩm.

Câu 2.Lý giải sự khác biệt cơ bản của kỹ thuật định giá bán trong kinh tế học vi mô và

định giá bán trong kế toán quản trị?

Sự khác biệt cơ bản giữa kỹ thuật định giá bán trong kinh tế học vi mô và định giá bán trong kế
toán quản trị là:

Kinh tế học vi mô: Trong kinh tế học vi mô, định giá bán tập trung vào quan điểm của các cá

nhân và doanh nghiệp về tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cung cầu, chi phí sản xuất và sự cạnh tranh

trên thị trường.

Kế toán quản trị: Trong kế toán quản trị, định giá bán liên quan chặt chẽ đến quản lý chi phí và

lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc phân tích chi phí sản xuất, quản lý nguồn lực và quản

lý rủi ro.

Trong khi kinh tế học vi mô tập trung vào các yếu tố thị trường như cung cầu và cạnh tranh để

xác định giá cả, kế toán quản trị tập trung vào việc quản lý và tính toán chi phí để đảm bảo lợi

nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Câu 3. Tại sao quyết định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp lại căn cứ vào chi phí?

Hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định nhu cầu khách hàng và các

doanh nghiệp tin tưởng rằng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí có thể bù đắp chi phí

đồng thời có thể đưa ra mức giá cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện

tại đồng thờithu hút khách hàng mới.

Câu 4. Giá bán sản phẩm được xác định theo 2 quan điểm của phương pháp toàn bộ và

trực tiếp có nhất thiết là luôn luôn phải bằng nhau hay không? Tại sao khi định giá bán

trong các trường hợp đặc biệt, người ta lại sử dụng phương pháp trực tiếp mà không sử

dụng phương pháp toàn bộ?

Giá bán sản phẩm theo 2 quan điểm phương pháp toàn bộ và trực tiếp không nhất thiết phải

bằng nhau.

Doanh nghiệp thường sử dụng cách tính trực tiếp mà không sử dụng cách tính toàn bộ, là do:
Cách tính trực tiếp cung cấp cho người định giá nhiều thông tin chi tiết hơn, và thông tin

được cung cấp rất phù hợp để sử dụng trong phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng -

Lợi nhuận (C-V-P).

Cách tính trực tiếp cung cấp thông tin về phạm vi linh động của giá, vì thế nó có thể giúp cho

nhà quản trị linh hoạt đưa ra các quyết định về giá bán một cách nhanh chóng trong các

trường hợp đặc biệt.

Câu 5. Giải thích vì sao giá bán sản phẩm dịch vụ lại bao gồm hai bộ phận là giá thời

gian lao động trực tiếp và giá nguyên liệu sử dụng. Tại sao việc tính giá dịch vụ phải

dựa trên cơ sở thời gian lao động trực tiếp?

Giá bán sản phẩm dịch vụ lại bao gồm hai bộ phận là giá thời gian lao động trực tiếp và giá

nguyên liệu sử dụng do về cơ bản cũng được tiếp cận tính toán theo quan điểm của phương

pháp toàn bộ hoặc phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động dịch vụ, sử

dụng chủ yếu lao động hay máy móc thiết bị nên khi định giá cần có một vài điều chỉnh về

cấutrúc chi phí cho phù hợp – xây dựng giá bán xoay quanh số giờ lao động trực tiếp hoặc số

giờ hoạt động máy móc thiết bị. Ngoài ra, nếu khi thực hiện dịch vụ, doanh nghiệp có sử

dụng vật tư, nguyên liệu, giá dịch vụ được tính thêm phần giá vật tư, nguyên liệu.

Câu 6. Khi xác định giá bán một loại sản phẩm, anh (chị) hãy cho biết tại sao tỷ lệ số

tiền tăng thêm của chúng lại được xác định khác nhau ở những mức số lượng sản phẩm

tiêu thụ khác nhau?

Định giá bán sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định

của nhà quản trị và cũng hết sức nhạy cảm. Xác định giá bán cao sẽ làm cho doanh thu tính

trên một sản phẩm tăng lên nhưng cũng có thể làm cho tồng doanh thu giảm xuống. Vì vậy,
làm sao xác định được một mức giá bán để tối đa hóa lợi nhuận là một vấn đề hết sức khó

khăn nhưng nhìn chung thì số tiền tăng thêm luôn được thiết lập ở mức cao nhất đối với

những sản phẩm mà khách hàng ít nhạy cảm với sự giao động của giá bán.

Nhà quản trị luôn dựa vào số tiền tăng thêm để xác định giá bán mục tiêu. Số tiền tăng thêm

phải đủ để bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời phải đảm bảo cho

doanh nghiệp có một mức hoàn vốn mong muốn. Để xác định định được tỷ lệ số tiền tăng

thêm trước tiên phải xác định tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mà doanh nghiệp mong muốn đạt được để

từ đó xác định mức hoàn vốn mong muốn.

Tỷ lệ số tiền tăng thêm được tính trên đơn vị sản phẩm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ khác

nhau sẽ có định phí và biến phí khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ số tiền tăng

thêm vì công thức tính tỷ lệ tiền tăng thêm được tính:

𝑇ổ𝑛𝑔 đị𝑛ℎ 𝑝ℎí + 𝑀ứ𝑐 ℎ𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢ố𝑛


𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ ∗ 𝑏𝑖ế𝑛 𝑝ℎí đơ𝑛 𝑣ị

Do vậy, tỷ lệ tiền tăng thêm được xác định khác nhau ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ khác

nhau khi xác định giá bán một loại sản phẩm.

Câu 7. Tại sao quyết định về giá bán sản phẩm phải linh hoạt trong từng trường hợp

đặc biệt? Ưu điểm của phương pháp trực tiếp so với phương pháp toàn bộ trong định

giá bán sản phẩm?

Vì trong mỗi trường hợp đặt biệt thông tin về chi phí, khối lượng, mục tiêu lợi nhuận khác

nhau nên phải linh hoạt về quyết định giá bán để đảm bảo đạt mục tiêu.

Ưu điểm:

Phương pháp trực tiếp: nhận định được quan hệ chi phí – giá bán, mối quan hệ giữa giá bán
với sự thay đổi của sản lượng, sự hiệu quả trong sử dụng nguồn lực kinh tế, phạm vi giới hạn

và tính linh hoạt của giá bán.

Phương pháp toàn bộ: thông tin định giá bán có thể tiếp cận thuận lợi từ báo cáo tài chính;

tất cả chi phí doanh nghiệp được tính vào giá và lợi nhuận cũng do doanh nghiệp quyết định

nên quyết định về giá cũng dễ dàng.

Câu 8. Trình bày cơ sở của việc xác định mức giá bán tối thiểu trong các trường hợp

đặc biệt?

Khi doanh nghiệp có năng lực sản xuất nhàn rỗi nhưng không thể sử dụng nó để tăng doanh

thu với giá bán chính thức: Mọi việc sử dụng năng lực nhàn rỗi để làm cho doanh thu nhiều

hơn biến phí và chi phí tăng thêm để làm tăng lợi nhuận chung; doanh nghiệp có thể vận

dụng vấn đề trên để thực hiện các đơn đặt hàng đặc biệt đối với các sản phẩmchính thức

mà đơn vị đang sản xuất, cho những khách hàng mà doanh nghiệp không thường xuyên cung

cấp hoặc thực hiện những đơn đặt hàng đặc biệt mà doanh nghiệp chưa sản xuất. Nếu giá bán

từ những đơn đặt hàng này lớn hơn biến phí đơn vị và chi phí tăng thêm thì đơn đặt hàng sẽ

được chấp nhận.

 Khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện khó khăn, thị trường trở nên bất lợi đối

vớicác sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, nếu nhu cầu tiêu thụ giảm nhanh thì phải giảm

nhanh giá bán sản phẩm, trong điều kiện này thì bất kỳ một khoản số dư đảm phí nào mà

doanh nghiệp có thể thu được để bù đắp định phí cũng đều tốt hơn là phải ngừng toàn bộ hoạt

động. Nếu ngừng hoạt động thì lúc đó sẽ không còn khoản số dư đảm phí nào để bù đắp

cho định phí.

 Khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu: Định giá theo
phương pháp trực tiếp đặc biệt có ích trong các trường hợp cạnh tranh đấu thầu, vì nó

cho biết phạm vi linh hoạt của giá để từ đó đưa ra giá trúng thầu thỏa mãn được mục tiêu lợi

nhuận, doanh nghiệp có thể linh hoạt hạ bớt giá và chỉ cần đạt một số dư đảm phí khiêm tốn

kết hợp với sự quay vòng vốn nhanh. Nếu trong tình huống doanh nghiệp buộc phải hoạt

động lỗ (số dư đảm phí không đủ bù đắp định phí) nhưng vẫn thỏa đáng hơn là doanh nghiệp

không có số dư đảm phí nào để bù đắp cho phần định phí đã đầu tư.

Câu 9. Trình bày ý nghĩa phạm vi linh hoạt của giá trong định giá bán theo phương

pháp trực tiếp?

Phương pháp tính giá thành giản đơn thường được áp dụng với doanh nghiệp có quy trình

sản xuất đơn giản với số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn, chi kì sản xuất ngắn

Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành SX = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí SX trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ

Câu 10. Trình bày các chiến lược định giá bán và ưu nược điểm của từng chiến lược

định giá?

 Phương pháp tính giá thành trực tiếp:

➢ Ưu điểm:

 Dễ hạch toán với số lượng mặt hàng ít.

 Chi phí phân bổ thường khớp với thực tế nên phản ánh được đúng chi phí phát sinh cho

từngđối tượng kế toán.

 Việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ
dàng đối chiếu, theo dõi.

➢ Nhược điểm:

 Thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, khối lượng lớn.

 Doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.

 Sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể.

 Phương pháp tính giá toàn bộ:

➢ Ưu điểm:

 Đảm bảo hạch toán chính xác hơn cho số hàng tồn kho cuối cùng.

 Phương pháp tính giá toàn bộ được sử dụng sẽ phản ánh các chi phí cố định của hàng

tồn khocuối cùng.

 Nhiều chi phí được hạch toán cho các sản phẩm chưa bán, làm giảm chi phí thực tế được

báo cáo trong giai đoạn hiện tại trên báo cáo thu nhập. Điều này xảy ra cũng đã dẫn việc thu

nhập ròng cao hơn.

➢ Nhược điểm:

 Các tài sản doanh nghiệp chẳng hạn như hàng tồn kho sẽ vẫn còn trên bảng cân đối kế

toán chủ thể vào cuối kì kế toán. Do phương pháp phân bổ chi phí cố định cho cả giá vốn hàng

bán và hàng tồn kho, nên các chi phí liên quan đến hàng tồn kho cuối kì sẽ không được ghi nhận

trong phần chi phí trên báo cáo thu nhập hiện tại.

 Phương pháp tính giá toàn bộ tạo ra một lầm tưởng đó là do chỉ cần sản xuất nhiều mặt

hàng dù có không bán được vào cuối kì thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.

You might also like