Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Chương 2

Tích phân bội

2.1 Nhắc lại về tích phân hàm một biến

2.1.1 Tích phân Riemann

Trong mục này, chúng ta sẽ xây dựng một cách cẩn thận khái niệm tích phân
Riemann. Nó là một công cụ quan trọng trong giải tích cổ điển hoặc những tình
huống mà tích phân Lebesgue chưa cần đến. Chúng ta cũng sẽ xây dựng tích phân
Riemann-Stieltjes; nó không chỉ là một mở rộng thuần túy của tích phân Riemann
mà còn là một công cụ quan trọng cho xác xuất và thống kê toán học.
Cho [a, b] là một đoạn trong R. Một phân hoạch π của đoạn [a, b] là sự phân
chia đoạn này thành các đoạn nhỏ bởi các điểm chia
a = x0 < x1 < · · · < x n = b
Độ dài đoạn chia lớn nhất được gọi là đường kính của phân hoạch, kí hiệu d(π):
d(π) = max |x k − x k−1 |.
1⩽k⩽n

Giả sử π1 , π2 là hai phân hoạch của đoạn [a, b]. Chúng ta nói π1 mịn hơn π2 nếu
có thể thu được π1 bằng cách bổ sung thêm những điểm chia vào phân hoạch π2 .
Cho f là một hàm số xác định trên [a, b], π là một phân hoạch của [a, b], và
các điểm mẫu ξk ∈ [x k−1 , x k ] (sample points). Đặt
n
X
σπ (ξ1 , . . . , ξn ) = f (ξk )(x k − x k−1 ).
k=1

và gọi nó là tổng tích phân của f tương ứng với phân hoạch π và các điểm
ξk , k = 1, 2, . . . n.
Chúng ta gọi số thực I là giới hạn của tổng σπ khi d(π) → 0 nếu với mọi
ε > 0 có δ > 0 để
|σπ (ξ1 , . . . , ξn ) − I| < ε
với mọi phân hoạch π có đường kính d(π) < δ và với mọi bộ các điểm lấy mẫu
ξk ∈ [x k−1 , x k ].

45
Chương 2. Tích phân bội

Định nghĩa 2.1

Giới hạn I khi d(π) → 0 của họ các tổng tích phân của hàm số f , nếu có,
được gọi là tích phân của hàm số f trên đoạn [a, b], kí hiệu là
Z b
I= f (x)d x.
a

R
Kí hiệu được gọi là dấu tích phân1 .
Nếu chọn một phân hoạch [a, b] thành các đoạn bằng nhau có độ dài ∆x thì
n
X
σπ (ξ) = f (ξi )∆x
i=1

Từ đó, nếu f khả tích trên [a, b] thì


Z b n
X
f (x)d x = lim f (ξi )∆x.
n→∞
a i=1

Rb
Lưu ý rằng tích phân a
f (x)d x là một số thực không phụ thuộc vào x. Như
vậy,
Z b Z b Z b
f (x)d x = f (s)ds = f (t)d t
a a a

với s, t là các biến; chúng ta có thể dùng bất cứ chứ cái nào thay cho x, miễn là
không trùng lặp với các biến đã có.
Tổng σπ (ξ1 , . . . , ξn ) thường được gọi là tổng Riemann2 . Định nghĩa 1.1 nói
rằng tích phân xác định của một hàm số khả tích có thể được xấp xỉ với độ chính
xác tùy ý bởi các tổng Riemann của nó.
Ví dụ 2.1. Nếu f (x) = C là một hàm không đổi thì
Z b
f (x)d x = C(b − a).
a

Chú ý rằng các tổng tích phân trong trường hợp này là

σπ (ξ1 , . . . ξn ) = C(b − a)

với mọi phân hoạch π và các điểm ξk , k = 1, . . . n tùy ý. Từ đó, giới hạn của các
tổng tích phân cũng bằng C(a − b).
Trong các mục sau, chúng ta sẽ xây dựng các công cụ để có thể tính các tích
phân như trên một cách đơn giản.

1
R
Kí hiệu , giống như chữ S kéo dài, được đưa ra bởi Leibniz. Ở đây, chứ S được chọn từ chữ cái đầu
của từ “sum”, có nghĩa là tổng.
2
Bernhard Riemann (1826–1866) là một nhà toán học người Đức.

46
2.1. Nhắc lại về tích phân hàm một biến

Định lí 2.1

Giả sử f , g là các hàm khả tích trên [a, b].

(a) Hàm số f (x) + g(x) là khả tích và


Z b Z b Z b
( f (x) + g(x))d x = f (x)d x + g(x)d x.
a a a

(b) Với mỗi hằng số C, hàm số C f (x) là khả tích và


Z b Z b
C f (x)d x = C f (x)d x.
a a

(c) Nếu c ∈ [a, b] thì f khả tích trên [a, c] và [c, b] và


Z b Z c Z b
f (x)d x = f (x)d x + f (x)d x.
a a c

2.1.2 Điều kiện khả tích

Nhắc lại rằng một hàm số f trên [a, b] được gọi là bị chặn nếu có các số c, d sao
cho
c ⩽ f (x) ⩽ d ∀x ∈ [a, b].

Định lí 2.2

Nếu f là hàm số khả tích trên [a, b] thì f bị chặn trên đoạn đó.

Chứng minh. Bài tập.

Giả sử f là hàm bị chặn trên đoạn [a, b] và S ⊂ [a, b]. Ta đặt


M ( f , S) = sup{ f (x): x ∈ S}, m( f , S) = inf{ f (x): x ∈ S}
Với một phân hoạch π có dạng
a = x0 < x1 < · · · < x n = b
ta gọi Tổng Darboux trên
n
X
U( f , π) = M ( f , [x k−1 , x k ]) · (t k − t k−1 )
k=1

và Tổng Darboux dưới


n
X
L( f , π) = m( f , [x k−1 , x k ]) · (t k − t k−1 )
k=1

47
Chương 2. Tích phân bội

Bổ đề 2.3

Giả sử f là hàm bị chặn trên [a, b] và π là một phân hoạch của [a, b]. Đặt
M = M ( f , [a, b] và m = m( f , [a, b]). Khi đó

m(b − a) ⩽ L( f , π) ⩽ U( f , π) ⩽ M (b − a).

Chứng minh. Hiển nhiên.

Gọi Tích phân Darboux trên là


U( f ) = inf{U( f , π): π là phân hoạch của [a, b]}
và Tích phân Darboux trên là
L( f ) = sup{L( f , π): π là phân hoạch của [a, b]}
Ví dụ 2.2. Lấy f (x) = x 2 trên [0, 1]. Tính U( f ) và L( f ).

Bổ đề 2.4

Cho f là hàm số bị chặn trên [a, b] và π, σ là hai phân hoạch của [a, b].
Nếu σ < π thì

L( f , σ) ⩽ L( f , π) ⩽ U( f , π) ⩽ U( f , σ).

Bổ đề 2.5

Cho f là hàm số bị chặn trên [a, b] và π, σ là hai phân hoạch của [a, b]. Ta

L( f , σ) ⩽ U( f , π).

Hệ quả 2.6

Cho f là hàm số bị chặn trên [a, b]. Ta có L( f ) ⩽ U( f ).

Định lí 2.7

Cho f là hàm số bị chặn trên [a, b]. L( f ) = U( f ) nếu và chỉ nếu với mọi
ε > 0, có một phân hoạch π của [a, b] sao cho

U( f , π) − L( f , π) < ε.

Định lí 2.8

Cho f là hàm số bị chặn trên [a, b]. Hàm số f khả tích trên [a, b] nếu và

48
2.1. Nhắc lại về tích phân hàm một biến

chỉ nếu L( f ) = U( f ).

2.1.3 Lớp các hàm khả tích

Định lí 2.9

Nếu hàm số f là liên tục trên [a, b] thì f khả tích trên đoạn ấy.

Định lí 2.10

Nếu hàm số f là đơn điệu và bị chặn trên [a, b] thì f khả tích trên đoạn ấy.

Hệ quả 2.11

Nếu f (x) liên tục từng khúc trên [a, b] thì khả tích trên đoạn đó.

Cuối cùng, ta phát biểu định lý Lebesgue về tính khả tích Riemann. Chứng
minh của định lý vượt quá khuôn khổ của cuốn sách nên ta không trình bày ở đây.

Định lí 2.12

Cho f (x) là một hàm số xác định trên [a, b]. Gọi G là tập các điểm trên
[a, b] mà hàm số f gián đoạn tại đó. Nếu G có độ đo không thì hàm f (x)
khả tích (Riemann) trên đoạn [a, b].

2.1.4 Định lý cơ bản

Định lí 2.13: Định lý cơ bản của tích phân—Phần 1

Nếu f (x) là hàm liên tục trên [a, b] thì hàm số g cho bởi
Z x
g(x) = f (t)d t a⩽x⩽b
a

là hàm liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b) và

g ′ (x) = f (x).

Định lí 2.14: Định lý cơ bản của tích phân–Phần 2

Nếu f (x) là hàm liên tục trên [a, b] thì hàm số g cho bởi
Z b b
f (t)d t = F (x) = F (b) − F (a)
a a

49
Chương 2. Tích phân bội

với F là một nguyên hàm tùy ý của f .

2.1.5 Phép đổi biến

Định lí 2.15

Giả sử f (x) là hàm số liên tục trên [a, b] và ϕ : [c, d] → R là hàm lớp C 1
sao cho ϕ([c, d]) ⊂ [a, b]. Khi đó
Z d Z ϕ(d)

f (ϕ(t)) ϕ (t) d t = f (x) d x (2.1)
c ϕ(c)

Ví dụ 2.3. Tính
Z π/2
sin(t) cos2 (t)d t.
0

Lời giải: Đổi biến x = ϕ(t) = − cos(t). Khi đó, ϕ ′ (t) = sin(t), và tích phân cần
tính có dạng
Z π/2 Z 0 0
′ x3 1
(ϕ(t)) ϕ (t)d t =
2
x2d x = = .
0 −1
3 −1 3

2.1.6 Câu hỏi và bài tập

1. Hãy xấp xỉ các tích phân sau đây bởi tổng Riemann của chúng, với phân hoạch
gồm n đoạn con và ξi được chọn là trung điểm của các đoạn con:
R4 p R π2
(a) 0
sin x d x, n = 4 (c) cos3 x d x, n = 4
0
R3 x−1
R4p
(b) 1 x d x, n=4 (d) 1
x 2 + 1d x, n = 6

2. Hãy viết các giới hạn sau dưới dạng tích phân trên đoạn cho trước

∞ 1 − x4 ∞ ln x
i
∆x trên [2, 4]
P
i (b) lim
∆x trên [0, 4]
P
(a) lim n→∞ i=1 x
n→∞ i=1 2 + xi2 i

3. Tính tích phân các hàm số sau bằng cách tính diện tích các hình bao bởi đồ thị
của chúng.
R2
(a) 0 (1 + x)d x
R0 p
(b) −2 (1 + 4 − x 2 ).

4. Tìm tích phân Darboux trên và dưới của hàm số f (x) = x 3 trên đoạn [0, 1].

50
2.2. Tích phân bội hai

5. Cho f (x) = x với x hữu tỉ và f (x) = 0 với x vô tỉ. Tính tích phân Darboux
trên và dưới của f trên đoạn [0, a] với a > 0.
6. Cho f là hàm bị chặn trên [a, b]. Giả sử có hai dãy tổng Darboux trên (Un )
và dãy tổng Darboux dưới (L n ) sao cho lim(Un − L n ) = 0. Chứng minh rằng f
Rb
khả tích trên [a, b] và a f d x = lim Un = lim L n .

7. Chứng minh rằng nếu f khả tích trên [a, b] và [c, d] ⊂ [a, b] thì f khả tích
trên [c, d].

2.2 Tích phân bội hai

Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu tích phân theo nhiều biến, bắt đầu với trường
hợp hai biến, gọi là tích phân bội hai, hoặc tích phân kép. Trường hợp này đủ
chi tiết để minh họa sự khác biệt quan trọng giữa một biến và nhiều biến. Đầu
tiên ta giới thiệu tích phân Riemann trong một hình chữ nhật, tương tự như tích
phân Riemann hàm một biến trên một khoảng [a, b]. Tiếp theo, ta định nghĩa
tích phân trong một tập hợp bị chặn đo được Jordan.
Một nội dung quan trọng của mục này là phương pháp tính tích phân kép.
Phương pháp đầu tiên được dùng phổ biến nhất là phương pháp chuyển tích phân
kép thành tích phân lặp của hai tích phân một biến phụ thuộc tham số, theo định
lí Fubini. Một phương pháp khác được nói dưới đây là phương pháp đổi biến số,
mà quan trọng là công thức đổi biến số trong toạ độ cực.
Ngoài các ứng dụng thực tiễn của tích phân kép, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu
một ứng dụng toán học thuần tuý của tích phân kép, đó là một chứng minh đinh
lí Schwarz nói rằng các đạo hàm hỗn hợp cho các hàm C 2 là bằng nhau. Cuối
cùng, ta cũng tìm hiểu công thức đổi biến của tích phân của một số biến.

2.2.1 Khái niệm tích phân kép. Điều kiện khả tích

Cho R là một hình chữ nhật trong mặt phẳng Ox y với các cạnh song song với các
trục tọa độ. Ta chia R thành các hình chữ nhật nhỏ hơn, gọi là R i j , bởi các đường
thẳng song song với các trục toạ độ và gọi nó là một lưới, kí hiệu N .
Kích thước mắt lưới d(N ) của một lưới N là độ dài đường chéo lớn nhất trong
các đường chéo của các hình chữ nhật con R i, j . Một tổng Riemann là một tổng có
dạng X
S( f , N , {pi j }) = f (pi j )A(R i j ),
i, j

ở đó, tổng lấy theo mọi hình chữ nhật con R i j , pi j là một điểm trên R i j , và A(R i j )
là diện tích của R i j , tức là tích của hai cạnh của R i j . Như vậy, f (pi j ) là một “giá
trị mẫu” của f trên R i j và mỗi số hạng trong tổng Riemann bằng diện tích của
một hình chữ nhật nhỏ R i j nhân với một giá trị mẫu của f trên đó.

Định nghĩa 2.2


RR
Tích phân kép (double integral) R
f dA tồn tại và có giá trị bằng v nếu với

51
Chương 2. Tích phân bội

mọi ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho bất đẳng thức

|S( f , N {pi j }) − v| < ε

xảy ra khi d(N ) < δ, với mọi cách chọn pi j ∈ R i j .

RR
Như vậy, tích phân R
f dA, nếu tồn tại, là một giá trị v xấp xỉ các tổng
Riemann của f trên R. Hơn nữa, ta có thể đạt được độ chính xác tuỳ ý trong các
xấp xỉ đó bằng cách chọn các lưới “đủ mịn”.
Ví dụ 2.4. Trong không gian ta đặt một hệ toạ độ Descartes. Giả sử V là một vật
rắn chiếm khoảng không gian nằm phía trên một hình chữ nhật R và phía dưới đồ
thị của hàm hai biến z = f (x, y), với f ⩾ 0 trên R. Từ cách định nghĩa tích phân
kép, chúng ta có thể định nghĩa thể tích của V là tích phân của f trên R:
ZZ
V= f (x, y) d x d y.
R

Định nghĩa này phù hợp với các công thức tính thể tích của các hình dạng mà
ta đã biết, như hình hộp chữ nhật, hình trụ, v.v.
Ví dụ 2.5. 1. Nếu ℓ là một thanh kim loại dài không đồng chất, với tiết diện bé
có thể bỏ qua, và ρ là “mật độ khối lượng” của nó thì tổng khối lượng của
thanh kim loại đó được cho bởi một tích phân của ρ. Trong tình huống này,
đơn vị của ρ là khối lượng/độ dài (thí dụ, kg/m). Cụ thể hơn, giả sử ta có một
trục số dọc theo thanh kim loại đó sao cho hai đầu mút biểu diễn hai số thực a
và b, với b > a. Khi đó, mật độ khối lượng ρ cho bởi một hàm số ρ(x), với
x ∈ [a, b]. Tích phân
Z b
ρ(x)d x
a

chính là tổng khối lượng của toàn bộ thanh kim loại.


2. Bây giờ, ta xét tình huống tính khối lượng của một bản kim loại mỏng. Khi đó,
ta không thể coi bản kim loại mỏng có kích thước không đáng kể mà chỉ có thể
coi nó có độ dày không đáng kể. Giả sử ta trang bị cho mặt phẳng một hệ toạ
độ O x y sao cho bản kim loại đó chiếm chỗ một hình chữ nhật R. Nếu bản kim
loại không đồng chất, mật độ khối lượng của nó có thể mô tả bởi một hàm ρ
của các điểm trên bản mỏng đó, tức là ρ là một hàm trên D, viết là ρ(x, y),
với (x, y) ∈ R. Trong trường hợp này, ρ(x, y) có đơn vị là khối lượng/diện tích
(ví dụ, kg/m2 ). Tích phân kép
ZZ
ρ(x, y)dA
R

là khối lượng toàn phần của bản kim loại mỏng.

Định lí 2.16

52
2.2. Tích phân bội hai

RR
Nếu f là hàm liên tục R, thì R
f tồn tại.

Dưới đây, ta trình bày sơ lược cách chứng minh của định lí này. Ta sẽ định
nghĩa các tổng Riemann trên và tổng Riemann dưới như sau: Đặt Mi j = supRi j f
và mi j = infRi j f . Khi đó, tổng Riemann trên được định nghĩa là
X
S(N ) = Mi j A(R i j )

Nói một cách không thật sự chính xác thì R(N ) là tổng lớn nhất trong mọi cách
chọn các điểm lấy mẫu pi j . Tương tự„ tổng Riemann dưới là
X
S(N ) = mi j A(R i j )

Rõ ràng,
S(N ) ⩽ S(N ).
Một lưới N ′ gọi là mịn hơn N nếu N ′ thu được bằng cách thêm vào N các
đường thẳng chia.

Bổ đề 2.17

Nếu N ′ là mịn hơn N thì

S(N ) ⩽ S(N ′ ) ⩽ S(N ′ ) ⩽ S(N ).

Chứng minh. Bài tập.

Từ bổ đề này, ta thấy rằng mọi tổng Riemann thì bị chặn trên và dưới bởi các tổng
Riemann tương ứng với lưới bao gồm chỉ một hình chữ nhật R.
Ta xét hai giá trị sau:
s = sup{tổng Riemann dưới},

S = inf{tổng Riemann trên}
Ví dụ 2.6. Giả sử N1 và N2 là hai lưới trên R. Chứng minh rằng có một lưới N
mịn hơn cả hai lưới N1 và N2 . Dùng tính chất này để chứng minh
s ⩽ S.

Bổ đề 2.18

Với mọi lưới N ,


0 ⩽ S − s ⩽ S(N ) − S(N ).

Chứng minh. Với mọi lưới N , ta có, theo định nghĩa của s và S và bài tập trên,
S(N ) ⩽ s ⩽ S ⩽ S(N )

Từ đây suy ra điều phải chứng minh.

53
Chương 2. Tích phân bội

Bổ đề 2.19

Nếu f là liên tục trên R, thì

lim |S(N ) − S(N )| = 0. (2.2)


d(N )↓0

Tất nhiên, phép toán lấy giới hạn ở vế phải của (1.2) phải được hiểu là giới hạn
của một “hệ định hướng.” ta sẽ không đi sâu vào vấn đề này ở đây.

Chứng minh. Có thể chứng minh được rằng nếu f là liên tục trên một tập compact
R, thì f liên tục đều trên đó. Với mọi ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho d(N ) < δ và từ
đó suy ra rằng Mi j − mi j < ε. Như vậy,
X X
0 ⩽ S(N ) − S(N ) = (Mi j − mi j )A(R i j ) ⩽ εA(R i j ) = εA(R).

Ta hoàn thành chứng minh.

Chứng minh Định lí 1.16.RR Từ hai bổ đề trên, nếu f là liên tục thì s = S. Với
v = s = S là giá trị của R f .

Để mở rộng khái niệm tích phân cho các miền tổng quát hơn, ta cần khái niệm
các tập đo được Jordan. Cho D là một tập bị chặn trên mặt phẳng. Giả sử D ⊂ R
với R là một hình chữ nhật nào đó. Gọi N là một lưới của R. Các hình chữ nhật
con R i j được chia làm 3 nhóm:

(i) Phần trong của R i j nằm trong phần trong của D.

(ii) R i j chứa ít nhất một điểm biên của D.

(iii) Các hình chữ nhật con nằm hoàn toàn ở ngoài D.

Tổng của diện tích các hình chữ nhật con trong nhóm 1. được kí hiệu là S(N , D)
còn tổng của diện tích tất cả các hình chữ nhật con trong nhóm 1. và 2. được kí
hiệu là S(N , D). Khi đó,

S(N , D) ⩽ S(N , D) ⩽ A(R).

Trong đó, A(R) là diện tích của R.


Diện tích ngoài của D là

A(D) = inf{S(N , D) mọi lưới N }

Diện tích ngoài cho ta một xấp xỉ từ bên ngoài. Diện tích trong (inner area) là

A(D) = sup{S(N , D) mọi lưới N }

cho ta một xấp xỉ ở bên trong.


Một tập hợp D được gọi là đo được Jordan (Jordan measurable) các diện tích
trong và diện tích ngoài bằng nhau, có nghĩa là A(D) = A(D). Giá trị chung này
gọi là diện tích của D.

54
2.2. Tích phân bội hai

Ví dụ 2.7. Các tập hợp “quen thuộc” trong mặt phẳng, như hình tròn, hình ellipse,
các đa giác, hình rẻ quạt, v.v. là các tập đo được Jordan. Tuy nhiên, có thể xây
dựng nên các tập không đo được Jordan. Ví dụ, nếu C = {(x, y): x, y ∈ [0, 1], với
x, y là hữu tỉ} thì C không đo được Jordan. Diện tích ngoài của nó bằng 1 trong
khi đó diện tích trong bằng 0.
Dễ dàng thấy rằng nếu diện tích ngoài bằng 0 thì diện tích trong cũng bằng 0.
Ta gọi một tập hợp là tập hợp có diện tích không nếu diện tích ngoài là không.

Định lí 2.20

Cho R là một hình chữ nhật và f là một hàm bịRR chặn trên R, liên tục trên R
có thể trừ ra một tập E với diện tích 0. Khi đó R f dA tồn tại.

Giả sử D bị chặn, đo được Jordan. Ta lấy một hình chữ nhật R sao cho D ⊂ R.
Định nghĩa
f (p) nếu p ∈ D,

F (p) =
0 nếu p ∈ R \ D.

Nếu f liên tục trên phần trong của D, thì F liên tục bên
RR ngoài biên của D. Bởi vì
D là đo được Jordan, biên của D có diện tích 0. Vậy, R F tồn tại.

Định nghĩa 2.3


RR RR
Tích phân hai lớp của f trên miền D được định nghĩa là D
f = R
F.

2.2.2 Tính các tích phân kép

Phương pháp cơ bản để tính các tích phân kép là đưa chúng về tích phân lặp
(iterated integral). Nếu f (x, y) là một hàm của hai biến x và y. Giả sử với mỗi x
cố định, hàm một biến y 7→ f (x, y) xác định trên một khoảng [c, d] (với c, d là
hằng số, hoặc phụ thuộc x), thì ta có thể xét tích phân phụ thuộc tham số
Zd
f (x, y)d y.
c

Nếu tích phân này tồn tại với mọi x nằm trong một khoảng [a, b] nào đó, thì nó
xác định một hàm số của x trên đó.
Ví dụ, nếu f (x, y) = x 2 + x y 2 thì ta có thể tính được
Z1 Z1 1
1 x
f (x, y)d y = (x 2 + x y 2 )d y = x 2 y + x y 3 = x2 + .
0 0
3 y=0 3

Nếu tiếp tục lấy tích phân một lần nữa, và lần này là theo biến số x, thì ta được
một tích phân lặp. Trong ví dụ này, nếu lấy tích phân theo x từ 1 đến 3 thì ta có
Z 3 –Z 1 ™ Z 3h 3
xi x3 x2
f (x, y)d y d x = x2 + dx = + = 8.
1 0 1
3 3 6 x=1

55
Chương 2. Tích phân bội

Tích phân lặp ở vế trái còn được viết gọn hơn là


Z 3 Z 1
dx d(x, y)d y.
1 0

Một điều quan trọng với ta là các tích phân kép có thể được tính thông qua
các tích phân lặp.

Định lí 2.21

Cho R = [a, b] × [c, d] và f liên tục trên R. Khi đó,


ZZ Z b Z d
f dA = dx f (x, y)d y.
R a c

Chứng minh. Với mỗi x cố định, ta có một ánh xạ chuyển y tới f (x, y). Hàm số
này là liên tục trên [c, d] với mọi x. Lấy tích phân, ta thu được hàm số F (x) cho
bởi Z d
F (x) = f (x, y)d y.
c

ta chứng minh
ZZ Z b
f = F (x)d x.
R a

ta sẽ chỉ ra rằng với mỗi tổng Riemann ở vế phải tương ứng với một tổng Riemann
ở vế trái với một lưới nào đó. Giả sử ta có phân hoạch đoạn [a, b] bởi

a = x0 < x1 < · · · < x n = b

với ∆x = δ > 0. Chọn một điểm pi trong đoạn [x i , x i+1 ]. Khi đó, tổng Riemann ở
vế phải là
n−1
X
S(N , F, {pi }) = F (pi )∆x.
i=0

Ta chọn một số điểm chia của [c, d] như sau:

c = y0 < y1 < · · · < ym = d.

Ta viết, Z y j+1
f (x, y)d y = f (x, ȳ j )∆ y
yj

với ȳ j là các điểm được chọn phụ thuộc vào x. Như vậy, ta có thể viết ȳ j = Y j (x).
Kết quả là
Z d X Z y j+1
m−1 m−1
X
F (x) = f (x, y)d y = f (x, y)d y = f (x, Y j (x))∆ y.
c j=0 yj j=0

56
2.2. Tích phân bội hai

Cuối cùng, với x = pi , ta có


m−1
X m−1
X
F (pi ) = f (pi , Y j (pi ))∆ y = f (pi j )∆ y
j=0 j=0

Vậy
n−1
X
S(N , F, {pi }) = F (pi )∆x
i=0
!
n−1 m−1
X X
= f (pi j )∆ y ∆x
i=0 j=0
n−1 m−1
X X
= f (pi j )A(R i j ).
i=0 j=0
Rb RR
Cho δ → 0, vế trái hội tụ tới a F (x)d x trong khi đó vế phải hội tụ tới R f . Từ
đó, ta thu được đẳng thức cần chứng minh.

Định lí 2.22

Cho f là một hàm bị chặn trên một hình chữ nhật R, liên tục trên R có thể
trừ ra một tập E có diện tích 0. Giả sử tồn tại k sao cho không có một đường
thẳng đứng (song song với trục y) cắt E tại nhiều hơn k điểm. Thế thì
ZZ Z b Z d
f = dx f (x, y)d y.
R a c

Định lí này cho ta một phương pháp tính tích phân kép trên các miền tổng
quát hơn, như trong hệ quả sau đây.
Hệ quả 2.23

Nếu D là miền xác định bởi hai đường thẳng đứng x = a và x = b (a < b),
cùng với đồ thị của hai hàm liên tục p(x) và q(x) trên [a, b], p(x) ⩽ q(x),
và f liên tục trên D, thì
ZZ Z b Z q(x)
f dA = dx f (x, y)d y.
D a p(x)

Ví dụ 2.8. Cho D là miền xác định bởi 0 ⩽ x ⩽ 1 và 0 ⩽ x ⩽ 2. Tính


ZZ
(6 y 2 − 2x)dA
D

Giải. Cách 1: Ta đưa tích phân kép về tích phân lặp như sau:
ZZ Z1 Z2
(6 y 2 − 2x) = dx (6 y 2 − 2x)d y.
D 0 0

57
Chương 2. Tích phân bội

R2
Tích phân bên trong theo d y, 0 (6 y 2 − 2x)d y, là một tích phân phụ thuộc tham
số x. Ta có tính tích phân này bằng nguyên hàm, coi x là hằng số.
Z2 y=2
(6 y 2 − 2x)d y = 2 y 3 − 2x y = 16 − 4x.
0 y=0

Từ đó ta có
Z1 Z 2 Z 1 x=1
dx (6 y 2 − 2x)d y = (16 − 4x)d x = 16x − 2x 2 = 14.
0 0 0 x=0

Như vậy, ta có thể kết luận


ZZ
(6 y 2 − 2x) = 14.
D

Cách 2: Ta cũng có thể chuyển tích phân kép về tích phân lặp theo thứ tự
ngược lại, có nghĩa là
ZZ Z2 Z1
(6 y 2 − 2x) = dy (6 y 2 − 2x)d x.
D 0 0

Tích phân bên trong được tính như sau:


Z1 x=1
(6 y − 2x)d x = 6 y x − x
2 2 2
= 6 y 2 − 1.
0 x=0

Từ đó suy ra
Z2 Z 1 Z 2 y=2
dy (6 y − 2x)d x =
2
(6 y − 1)d y = 2 y − y
2 3
= 14.
0 0 0 y=0

Từ đây, ta cũng kết luận được tích phân kép cần tính có giá trị là 14.

Trong ví dụ trên, ta có thể tính tích phân theo hai cách, phụ thuộc vào việc
tính theo x trước hay tính theo y trước. Trong một số tình huống, ta cần tính theo
một thứ tự nhất định, như trong ví dụ sau.
Ví dụ 2.9. Tính tích phân hai lớp
ZZ
x
I = dA,
1 + y7
p
D
p
trong đó D là miền trong mặt phẳng Ox y bao bọc bởi y = 1 và y = x 3 , trong
nửa mặt phẳng x > 0.

Hướng dẫn giải: Chuyển về tích phân lặp, ta có


Z1 Z y3
x
I = dy d x.
1 + y7
p
0 0
p
Kết quả, I = ( 2 − 1)/7.

58
2.2. Tích phân bội hai

Ví dụ 2.10. Tính tích phân lặp


Z 1 Z 1
dx sin( y 2 )d y.
0 x

Giải. Xét tập hợp

D = {(x, y) ∈ R2 | 0 ⩽ x ⩽ 1, x ⩽ y ⩽ 1}.

Khi đó, tích phân lặp đã cho có bằng với tích phân kép trên D của hàm f (x, y) =
sin( y 2 ),
Z1 Z1 ZZ
dx sin( y 2 )d y = sin( y 2 ).
0 x D

Mặt khác, miền D có thể được mô tả như sau:

D = {(x, y) ∈ R2 | 0 ⩽ y ⩽ 1, 0 ⩽ x ⩽ y}.

Vậy thì tích phân kép lại có thể viết dưới dạng tích phân lặp
ZZ Z 1 Z y
sin( y ) = 2
dy sin( y 2 )d x.
D 0 0

Từ đó, ta có
Z 1 Z 1 Z 1 Z y
dx sin( y )d y =2
dy sin( y 2 )d x.
0 x 0 0

Tích phân lặp cuối cùng có thể dễ dàng tính được. Cụ thể như sau:
Z y x= y
sin( y 2 )d x = x sin( y 2 ) = y sin( y 2 ).
0 x=0

Vậy,
Z 1Z y Z 1 y=1
1 1
sin( y )d x =
2
y sin( y 2 )d y = − cos( y 2 ) = (1 − cos(1)).
0 0 0
2 y=0 2

Như vậy, trong một số trường hợp, đổi thứ tự trong tích phân kép có thể làm
cho việc tính toán được dễ dàng hơn.

2.2.3 Đổi toạ độ trong tích phân kép

Đối với tích phân xác định của các hàm số một biến, ta đã biết quy trình sau đây
trong đổi biến số. Cho tích phân
Z b
f (x)d x
a

và giả sử ta đổi biến số x = g(u). Việc đổi biến số được thực hiện như sau.

59
Chương 2. Tích phân bội

(i) Xác định một đoạn [α, β] của u sao cho qua ánh xạ x = g(u), nó được ánh
xạ lên [a, b].
(ii) Thay f (x) bởi f (g(u)) để thu được một hàm số của biến u trên [α, β].
(iii) Thay d x bởi g ′ (u)du.

Khi đó ta thu được tích phân có giá trị bằng với tích phân ban đầu:
Z β Z b

f (g(u))g (u)du = f (x)d x.
α a

Bây giờ, xét một tích phân kép


ZZ
F (x, y)d x d y,
D

và giả sử ta có phép biến đổi

x = f (u, v), y = g(u, v).

Để có thể thiết lập công thức đổi biến số, ta làm như sau:

(i) Xác định một miền D∗ trên mặt phẳng uv sao cho qua ánh xạ x = f (u, v), y =
g(u, v), nó được ánh xạ 1-1 lên (song ánh) D.
(ii) Thay F (x, y) bởi F ( f (u, v), g(u, v)), là một hàm số của biến u, v trên D∗ .
(iii) Thay dA bởi một biểu thức “phù hợp”.

Để nói cụ thể về bước thứ 3, ta cần một khái niệm mới, đó là định thức Jacobi
của một phép biến đổi biến số. Giả sử x = x(u, v), y = y(u, v) là một phép đổi
biến trên một miền D. Để đơn giản, ta giả sử x và y là hai hàm số có các đạo hàm
riêng liên tục trên D. Khi đó, ma trận Jacobi của nó là
• ˜
D(x, y) x xv
= u .
D(u, v) yu y v

Nhận xét 2.1. Các bước trong quy trình đổi biến trong tích phân kép khá giống
với đổi biến trong tích phân hàm một biến nhưng có một sự khác biệt: Phép đổi
biến x = x(u, v), y = y(u, v) phải là ánh xạ 1-1 (đơn ánh). Hơn nữa, nếu trong 1
biến, ta thay trực tiếp d x = x ′ du (không có dấu giá trị tuyệt đối) thì trong tích
phân kép, ta thay d x d y bởi giá trị tuyệt đối của định thức Jacobi nhân với dud v.
Chứng minh của công thức đổi biến số đối với tích phân kép vượt ra khỏi
khuôn khổ của môn học này. Bạn đọc quan tâm có thể xem [B].

2.2.4 Đổi biến trong toạ độ cực

Trong mục này ta tìm hiểu một phép đổi biến đặc biệt, đó là phép đổi biến trong
toạ độ cực
x = r cos(t), y = r sin(t). (2.3)

60
2.2. Tích phân bội hai

Khi đó, • ˜
D(x, y) cos(t) −r sin(t)
= .
D(r, t) sin(t) r cos(t)

Định thức Jacobi của một ánh xạ là định thức của ma trận Jacobi của anh xạ
ấy.  ‹ • ˜
D(x, y) cos(t) −r sin(t)
det = det = r.
D(r, t) sin(t) r cos(t)

Bây giờ, giả sử D là hình tròn tâm tại gốc và bán kính 1. Khi đó, ánh xạ trên là
một song ánh từ
D∗ = {0 < r ⩽ 1, 0 ⩽ t < 2π}
trong mặt phẳng r t lên D \ {O} trong mặt phẳng x y.
Để thiết lập công thức đổi biến trong tích phân kép, ta thay dA bởi
 ‹
D(x, y)
det d r d t.
D(r, t)

Trong trường hợp phép đổi biến toạ độ cực (1.3), ta có,
ZZ ZZ
f (x, y)dA = f (r cos(t), r sin(t))r d r d t.
D D∗

Ví dụ 2.11. Cho D là hình tròn trong mặt phẳng Ox y với tâm tại gốc toạ độ và
bán kính 1. Tính ZZ
(x 2 + y 2 )dA.
D

Giải. Sử dụng công thức đổi biến toạ độ cực, ta có


ZZ ZZ
(x 2 + y 2 )d x d y = r 3 d r d t,
D D∗

với D∗ = {0 < r ⩽ 1, 0 ⩽ t < 2π}. Tiếp tục triển khai tích phân kép ở vế phải
thành tích phân lặp, ta có
1 2π 1 1
π
ZZ Z Z Z
2π 4
3
r drd t = dr r dt =
3
2πr d r =
3
r = .
D∗ 0 0 0
4 r=0 2

Ví dụ 2.12. Đường hoa hồng bốn cánh là đường cong trên mặt phẳng Ox y cho
bởi phương trình r = cos(2t), với x = r cos(t) và y = r sin(t). Tính diện tích của
phần mặt phẳng giới hạn bởi đường cong đó, khi góc cực t chạy từ −π/4 đến
π/4.

Lời giải: Gọi D là miền trên mặt phẳng tương ứng với một cánh hoa, mô tả trong
toạ độ cực bởi
n π π o
D = (x, y) = r(cos(θ ), sin(θ )) | − ⩽ θ ⩽ , 0 < r < cos(2θ ) .
4 4

61
Chương 2. Tích phân bội

Khi đó, diện tích của D được tính bởi


π/4 cos(2θ )
π
ZZ Z Z
A(D) = 1 · dA = dθ rdr = .
D −π/4 0
8

Chi tiết của việc tính tích phân lặp dành cho bạn đọc.

Mô-men và trọng tâm

Nếu D biểu diễn một đĩa phẳng mỏng với mật độ khối lượng (mass density) là
ρ(x, y) thì khối lượng của nó là
ZZ
m= ρ(x, y)dA.
D

Các mô-men xoay quanh O x và O y lần lượt là


ZZ ZZ
Mx = yρ(x, y)dA, My = xρ(x, y)dA.
D D

Lưu ý, các toạ độ x và y trong hoàn cảnh này chính là khoảng cách có dấu (signed
distance) từ điểm (x, y) tới các trục O y và Ox.
Nếu M (x̄, ȳ) là trọng tâm của đĩa phẳng, thì

mx̄ = M y , m ȳ = M x .

Từ đó, chúng ta tính được toạ độ trọng tâm:


ZZ ZZ
1 1
x̄ = xρ(x, y)dA, ȳ = yρ(x, y)dA. (2.4)
m D
m D

Ví dụ 2.13. Xét một đĩa kim loại hình tam giác đặt trên mặt phẳng toạ độ với 3
đỉnh tại các toạ độ (0, 0), (1, 0), và (0, 2). Giả sử nó có hàm mật độ khối lượng là
ρ(x, y) = 1 + 2x + 4 y. Hãy tính khối lượng, các mô-men quanh Ox và O y, và
toạ độ của trọng tâm của nó.

x
O 1

Lời giải: Các đại lượng cần tính liên quan đến tích phân hai lớp trên miền tam
giác với ba đỉnh tại (0, 0), (1, 0), và (0, 2). Do đó, chúng ta bắt đầu với việc mô tả
D như sau: 
D = (x, y) ∈ R2 | 0 ⩽ x ⩽ 1, 0 ⩽ y ⩽ 2 − 2x .

62
2.2. Tích phân bội hai

Điều này có được do phương trình của đường thẳng đi qua (1, 0) và (0, 2) là
y = 2 − 2x.
Từ đó, chúng ta tính khối lượng của đĩa phẳng bởi
ZZ Z 1 Z 2−2x
m= (1 + 2x + 4 y)dA = dx (1 + 2x + 4 y)d y
D 0 0
Z 1 y=2−2x 
= y + 2x y + 2 y 2
dx
0 y=0
Z1
= (10 − 14x + 4x 2 )dx
0
x=1
4 3
= 10x − 7x 2 + x
3 x=0
13
= (đơn vị khối lượng).
3
Mô men xung quanh O x được tính bởi
ZZ Z 1 Z 2−2x
Mx = y(1 + 2x + 4 y)dA = dx ( y + 2x y + 4 y 2 )d y
D 0 0
Z 1 2 y=2−2x 
y 4
= + x y2 + y3 dx
0
2 3 y=0
Z 1
38 20 3
‹
= − 32x + 26x 2 − x dx
0
3 3
x=1
38 26 3 5 4
= x − 16x 2 + x − x
3 3 3 x=0
11
= .
3
Từ đó, tung độ của trọng tâm của đĩa là
Mx 11
ȳ = = .
m 13
Tương tự, chúng ta cũng sẽ tính được mô men xung quanh O y cũng như hoành
độ của trọng tâm. Chi tiết dành cho bạn đọc.

2.2.5 Đạo hàm riêng hỗn hợp

Trong mục này, như một ứng dụng của tích phân kép, ta chứng minh tính chất
đối xứng của các đạo hàm hỗn hợp, trong trường hợp đơn giản nhất là đạo hàm
cấp 2 của hàm hai biến.

Định lí 2.24

63
Chương 2. Tích phân bội

Nếu f là một hàm số có các đạo hàm riêng cấp 2 liên tục trên một tập mở
D, thì f12 = f21 trên D.

Để chứng minh định lí này, ta dùng bổ đề sau:

Bổ đề 2.25

Cho f có các đạo hàm riêng liên tục đến cấp hai trong một hình chữ nhật R
với các đỉnh p1 = (a1 , b1 ), q1 = (a2 , b1 ), p2 = (a2 , b2 ) và q2 = (a1 , b2 ). Khi
đó, ZZ
f12 dA = f (p1 ) − f (q1 ) + f (p2 ) − f (q2 ),
R

với f i j = ∂ 2 f /∂ x j ∂ x i .

RR
Chứng minh. Vì các đạo hàm riêng cấp 2 của f liên tục nên tích phân kép R f12
tồn tại và có thể được viết dưới dạng một tích phân lặp. Để đơn giản ta viết x = x 1
và y = x 2 . Như vậy,

b1 b2
∂ ∂f
ZZ Z Z  ‹
f12 = dx dy
R a1 b1
∂y ∂x
Z b1
= ( f1 (x, b2 ) − f1 (x, b1 )) d x
a1
Z b1 Z b1
= f1 (x, b2 )d x − f1 (x, b1 )d x
a1 a1
= ( f (a2 , b2 ) − f (a1 , b2 )) − ( f (a2 , b1 ) − f (a1 , b1 ))
= f (p1 ) − f (q1 ) + f (p2 ) − f (q2 ).

Ta thu được điều phải chứng minh.

Chứng minh định lí 1.24. Từ bổ đề, ta thấy rằng


ZZ ZZ
f12 dA = f21 dA.
R R

Điều này tương đương với việc đẳng thức


ZZ
( f12 − f21 )dA = 0
R

đúng với mọi hình chữ nhật trong D. Từ điều này và tính liên tục của f12 và f21 suy
ra rằng hàm dưới dấu tích phân bắt buộc phải bằng 0, có nghĩa là f12 = f21 .

64
2.2. Tích phân bội hai

2.2.6 Lấy đạo hàm dưới dấu tích phân

Giả sử f (x, y) là một hàm liên tục của hai biến. Lấy tích phân theo một biến y,
ta thu được một hàm của x. Cụ thể là
Z d
F (x) = f (x, y)d y
c

Ta biết rằng nếu f (x, y liên tục thì F là một hàm liên tục. Dưới đây, ta chứng
minh nếu có đạo hàm riêng f1 (x, y) = ∂ f /∂ x(x, y) thì F (x) là hàm khả vi.

Định lí 2.26

Nếu f và f1 (= ∂ f /∂ x) là hàm liên tục trên hình chữ nhật R = [a, b]×[c, d],
thế thì F là hàm khả vi trên (a, b). Hơn nữa,
d d
∂ ∂
Z Z

F (x) = f (x, y)d y = f (x, y)d y
∂x c c
∂x

Chứng minh. Vì f1 (x, y) là liên tục, hàm số φ


d

Z
φ(x) = f (x, y)d y
c
∂x

cũng liên tục. Ta cần chứng minh F ′ (x) tồn tại và bằng φ(x). Bởi định lí cơ bản
của giải tích, ta cần chứng minh
Z x
F (x) = φ(t)d t + F (a).
a

với C là một hằng số.


Tiếp theo, ta tính toán như sau:
x x d

Z Z Z
φ(t) = dt f (t, y)d y
a a c
∂t
x d

Z Z
= dy f (t, y)d t
a c
∂t
Z x
= ( f (x, y) − f (a, y)) d y
a
= F (x) − F (a).

Như vậy, F là một nguyên hàm của φ và đó là điều phải chứng minh.

2.2.7 Câu hỏi và bài tập


RR
1. Tính tích phân D f với D và f được cho sau đây:

65
Chương 2. Tích phân bội

(a) f (x, y) = (x + y)−2 , D = [1, 2] × [1, 2]


(b) f (x, y) = x y cos( y), D = {(x, y) ∈ R2 | −1 ⩽ x ⩽ 1, 0 ⩽ y ⩽ π}
(c) f (x, y) = y + x y −2 , D = {(x, y) | 0 ⩽ x ⩽ 2, 1 ⩽ y ⩽ 2}
(d) f (x, y) = 6x 2 y − 2x, D = {(x, y) | 0 ⩽ x ⩽ 2, 0 ⩽ y ⩽ 4}
(e) f (x, y) = x y x 2 + y 2 , D = {(x, y) | 0 ⩽ x ⩽ 1, 0 ⩽ y ⩽ 1}
p

(f) f (x, y) = (1 + y)e x , D là miền tam giác với ba đỉnh tại A(0, 0), B(0, 1),
và C(1, 1).

2. Tính các tích phân lặp sau đây bằng cách đổi thứ tự lấy tích phân:
R1 R1 p R2 R1
(a) 0
dx x2
y sin( y)d y (b) 0
dy y/2
y cos(x 3 − 1)d x

3. Cho D là phần mặt phẳng giới hạn bởi đường thẳng y = 2x và đường parabol
y = x 2 trong mặt phẳng O x y. Tính thể tích của miền không gian nằm phía
trên của D và phía dưới của paraboloid z = x 2 + y 2 .

4. Tính thể tích của hình tứ diện giới hạn bởi các mặt phẳng x + 2 y + 3z = 6, x =
2 y, x = 0, và z = 0.

5. Tính thể tích của hình giới hạn bởi các mặt phẳng paraboloid tròn xoay
z = 1 − x 2 − y 2 , và măt phẳng z = 0.

2.3 Tích phân bội ba

2.3.1 Mở đầu

Trong mục này, ta tìm hiểu về tích phân bội ba. Nó là một mở rộng của tích phân
bội hai và là một trường hợp đặc biệt của tích phân bội trong không gian n chiều.
Tích phân bội ba có các tính chất chung của tích phân bội n, tương tự như những
gì ta thấy trong mục trước đối với tích phân bội hai. Vì vậy, ta tập trung vào
phương pháp tính tích phân bội ba và giới thiệu hai phép đổi biến đặc biệt đối với
tích phân bội ba, đó là phép đổi biến toạ độ trụ và toạ độ cầu.
Việc xây dựng định nghĩa tích phân 3 lớp hoàn toàn giống với tích phân hai
lớp, nên ta sẽ không lặp lại quá trình đó ở đây. Nói vắn tắt, nếu D là một miền đủ
tốt (ví dụ, miền Jordan) và f là một hàm liên tục trên D (hoặc liên tục trên D trừ
ra một “tập có thể tích 0”) thì tích phân ba lớp
ZZZ
f dV
D

tồn tại.

2.3.2 Cách tính tích phân ba lớp trong toạ độ Descartes

Cũng như đối với tích phân kép, việc tính tích phân ba lớp chủ yếu được thực hiện
bằng việc đưa về tích phân lặp của tích phân kép và tích phân một biến. Ta mô tả
một trường hợp cụ thể sau đây: Nếu D là miền dạng hình trụ trong không gian với

66
2.3. Tích phân bội ba

hệ toạ độ O x yz với hình chiếu lên Ox y là một miền R. Giả sử D được giới hạn ở
phía dưới bởi một mặt cho bởi đồ thị của một hàm z = p(x, y) và được giới hạn ở
phía trên bởi một mặt cho bởi đồ thị của z = q(x, y) (như vậy, p(x, y) ⩽ q(x, y)
trên R), thì, theo định lí Fubini,
ZZZ ZZ Z q(x, y)
f (x, y, z) = dxd y f (x, y, z)dz.
D R p(x, y)

R q(x, y)
Trong công thức này, p(x, y)
f (x, y, z)dz là tích phân phụ thuộc 2 tham số x và y.
Với những điều kiện nhất định, tích phân phụ thuộc tham số này là một hàm khả
tích Riemann trên R.
Ví dụ 2.14. Tính tích phân bội ba
ZZZ
(x + y + z)d x d y dz, (2.5)
D

với D là một miền trong không gian Ox yz được xác định bởi các mặt phẳng toạ
độ và mặt phẳng x + y + z = 1.

Giải. Có thể thấy rằng D là một hình tứ diện với các đỉnh tại O = (0, 0, 0),
A = (1, 0, 0), B = (0, 1, 0), và C = (0, 0, 1)D. Ta có thể lấy R là hình tam giác OAB
trong mặt phẳng z = 0, tức là mặt phẳng Ox y. Khi đó, D có thể viết dưới dạng

D = {(x, y, z) | (x, y) ∈ R, 0 ⩽ z ⩽ 1 − x − y}.

Như vậy, tích phân (1.5) được tính như sau


ZZZ Z 1 Z 1−x Z 1−x− y
(x + y + z)d x d y dz = dx dy (x + y + z)dz
D 0 0 0
Z1 Z 1−x   
z2 1−x− y
= dx dy xz + yz +
0 0
2 0
Z1 Z 1−x
1
• ˜
= dx 1 − x 2 − 2x y − y 2 d y
0 0
2
Z1
y 3 1−x
   
1
= dx 2
y−x y−xy − 2

0
2 3 0
Z 1 3 
x x 1
= − + dx
0
6 2 3
x4 x2 x 1
= − +
24 4 3 0
1
= .
8

Đó là kết quả cần tính.

67
Chương 2. Tích phân bội

2.3.3 Đổi biến số trong tích phân bội 3

Giả sử ta đổi biến số x = x(u, v, w), y = y(u, v, w), và z = z(u, v, w). Có nghĩa
là ta có một ánh xạ Φ từ một miền D∗ trong không gian O′ uvw vào không gian
Ox yz. Giả sử các điều kiện sau được thỏa mãn:

(i) x = x(u, v, w), y = y(u, v, w), và z = z(u, v, w) là những hàm số liên tục và
có các đạo hàm riêng liên tục trên miền đóng D∗ .

(ii) Ánh xạ Φ xác định một song ánh từ D∗ lên D.

(iii) Định thức Jacobi J = JΦ của Φ khác không trên D∗ . Ở đây

xu xv xw
D(x, y, z)
J= = yu yv yw , (2.6)
D(u, v, w) zu zv zw

Khi đó, ta có
ZZZ
f (x, y, z)d x d y dz
D
ZZZ
= f (x(u, v, w), y(x, y, w), z(x, y, w))|J|dud vdw, (2.7)
D∗

Ví dụ 2.15. Giả sử D là một miền trong không gian Ox yz xác định bởi

0 ≤ z ≤ 2, 0 ≤ 2 y + z ≤ 5, 0 ≤ x + y + z ≤ 3.

Tính ZZZ
(x + y + z)d x d y dz.
D

Giải. Thực hiện phép đổi biến

u = x + y + z, v = 2 y + z, w = z.

Có nghĩa là
1 1 1 1
x =u− v − w, y= v − w, z = w.
2 2 2 2
Ma trận Jacobi có dạng
 
1 −1/2 −1/2
D(x, y, z) 
= 0 1/2 −1/2 .
D(u, v, w) 0 0 1

Vậy, định thức Jacobi là J = 1/2. Theo công thức đổi biến số, ta có
ZZZ ZZZ
1
(x + y + z)d x d y dz = u dud vdw,
D D∗
2

68
2.3. Tích phân bội ba

với D∗ xác định bởi


0 ⩽ u ⩽ 3, 0 ⩽ v ⩽ 5, 0 ⩽ w ⩽ 2.
Đó là một hình hộp chữ nhật. Từ đó, ta dễ dàng thấy rằng
ZZZ Z3 Z5 Z2
1 1
udud vdw = udu dv dw = 45/2.
D∗
2 0
2 0 0

Dưới đây, ta xét hai phép đổi biến quan trọng đối với tích phân bội ba, đó là
tọa đọ trụ (cylindrical coordinates) và toạ độ cầu (spherical coordinates)

Hệ toạ độ trụ Bây giờ ta xét việc đổi biến như sau
x = r cos ϕ, (2.8)
y = r sin ϕ, (2.9)
z = z, (2.10)

Khi đó định thức Jacobi có thể tính như sau:


cos ϕ −r sin ϕ 0
J = sin ϕ r cos ϕ 0 = r. (2.11)
0 0 1

Do đó,
ZZZ ZZZ
f (x, y, z)d x d y dz = f (r cos ϕ, r sin ϕ, z)r d r dϕdz. (2.12)
D D∗

trong đó, D∗ là một miền trong không gian uvw sao cho ánh xạ 1-1 và lên D.

Tọa độ cầu Tương ứng với toạ độ cầu trong không gian, ta có công thức tích
phân trong toạ độ cầu. Cụ thể như sau: Đặt
x = ρ sin θ cos ϕ, (2.13)
y = ρ sin θ sin ϕ, (2.14)
z = ρ cos θ , (2.15)
với ρ ⩾ 0, 0 ⩽ θ ⩽ π, and 0 ⩽ ϕ ⩽ 2π.
Rõ ràng, với phép đổi biến này, định thức Jacobi thoả mãn
|J| = r 2 sin(θ ) ⩾ 0. (2.16)
Công thức đổi biến số của tích phân bội ba trong toạ độ cầu như sau:
ZZZ
f (x, y, z)d x d y dz
D
ZZZ
= f (ρ sin θ cos ϕ, ρ sin θ sin ϕ, ρ cos θ )ρ 2 sin(θ )dρ dθ dϕ. (2.17)
D∗

với D∗ là miền tương ứng trong không gian ρ, θ , ϕ.

69
Chương 2. Tích phân bội

Ví dụ 2.16. Tính tích phân bội ba


ZZZ
x 2 dV (2.18)
D

với D được xác định bởi: 0 ⩽ z ⩽ 4 − x 2 − y 2 .


Ví dụ 2.17. Tính tích phân bội ba
ZZZ
Æ
x 2 + y 2 d x d y dz, (2.19)
D

với D được xác định bởi: x 2 + y 2 + z 2 ⩽ 1, x 2 + y 2 ⩽ z 2 , và z ⩾ 0.

Giải. Phương trình thứ nhất, x 2 + y 2 + z 2 ⩽ 1, nói rằng miền D nằm trong hình
cầu tâm tại gốc toạ độ và bán kính 1. Phương trình thứ hai, x 2 + y 2 ⩽ z 2 , nói rằng
D nằm trong một mặt nón tròn xoay trục Oz và đỉnh tại gốc tọa độ, và phương
trình thứ 3, nói rằng D nằm ở nửa không gian với bờ là mặt phẳng Ox y.
Thực hiện phép đổi biến toạ độ cầu, ta có

r 2 = x 2 + y 2 + z 2 ⩽ 1.

Mặt khác,
x 2 + y 2 = r 2 sin2 θ ⩽ z 2 = r 2 cos2 θ ,

ta thu được
sin θ ⩽ | cos θ |.

Cùng với điều kiện z ⩾ 0, hay tương đương với r = 0 hoặc cos θ ⩾ 0, ta thu được
sin θ ⩽ cos θ hay 0 ⩽ θ ⩽ π4 . Khi đó, nếu đặt

D∗ = {(r, ϕ, θ ) | 0 < r ⩽ 1, 0 ⩽ ϕ < 2π, 0 < θ ⩽ π/4},

thì
ZZZ ZZZ
Æ
x2 + y 2 d x d y dz = r 2 sin2 θ d r dϕdθ .
D D∗

Từ đây, dễ dàng tính được kết quả.

Ví dụ 2.18. Tính thể tích hình nằm phía trên hình nón z = 2 x 2 + y 2 và nằm
p

bên trong hình cầu x 2 + y 2 + z 2 − 4z = 3.

Lời giải:
Z arctan(1/2) Z 2π Z 1
V= dθ dϕ
0 0 0

70
2.3. Tích phân bội ba

2.3.4 Câu hỏi và bài tập


RRR 2
1. Tính tích phân B
x yzdV , trong đó B là hình hộp chữ nhật cho bởi

B = {(x, y, z) | 0 ⩽ x ⩽ 1, −2 ⩽ y ⩽ 1, 0 ⩽ z ⩽ 2} 2.
RRR
2. Tính E
y d V , ở đó E là miền trong không gian Ox yz cho bởi

E = {(x, y, z) | 0 ⩽ y ⩽ 3, 0 ⩽ y ⩽ x, x − y ⩽ z ⩽ x + y}.

3. Tính tích phân ZZZ


z(x 2 + y 2 )d x d y dz,
D

với D là miền hình trụ giới hạn bởi mặt trụ tròn xoay x 2 + y 2 = 1 và hai mặt
phẳng z = 0 và z = 2. [Đáp số: π]
4. Tính tích phân ZZZ
(x 2 + y 2 )d x d y dz,
D

với miền D được xác định bởi mặt paraboloid tròn xoay x 2 + y 2 = 3z và mặt
phẳng z = 3. [Đáp số: 81π/2]

12.36963cm 598.0pt

71

You might also like