09dhqt-Ttnn-huynh Thi Cam Hang

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG VTC

Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ THANH HÀ

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ CẪM HẰNG

MSSV: 2013180710 Lớp: 09DHQT3

TP. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG VTC

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh Hà

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Cẫm Hằng

MSSV: 2013180710 Lớp: 09DHQT3

TP. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2021

I
THÔNG TIN THỰC TẬP

1. Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Viễn thông VTC

2. Bộ phận thực tập: Trung tâm nghiên cứu và phát triển

3. Nhiệm vụ thực tập: Tìm hiểu công tác Nghiên cứu thị trường tại Công ty Cổ

phần Viễn thông VTC

4. Thời gian thực tập: 1 tháng ( Từ ngày 01/11/2021- 30/11/2021).

II
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh của trường đã tạo điều kiện cho em được hoàn
thành học kỳ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Và em cũng xin chân thành cám
ơn cô Lê Thị Thanh Hà- giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em
hoàn thành tốt kỳ kiến tập.

Em xin trân trọng cảm ơn đến phía doanh nghiệp Công ty Cổ phần Viễn thông
VTC đã cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ từ đó mà em có thể vận
dụng để hoàn thành bài báo cáo kiến tập của mình.

Trong quá trình làm bài báo cáo kiến tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các
thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày ..tháng ..năm…

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Cẫm Hằng

III
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Thái độ thực tập của sinh viên

..............................................................................................................................

.............................................................................................................................. ..

..............................................................................................................................

2. Hình thức bài báo cáo thực tập

............................................................................................................................ ..

............................................................................................................................ ..
............................................................................................................................

3. Nội dung bài báo cáo

.............................................................................................................................. ..
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

4. Đánh giá chung kết quả thực tập (Tổng điểm của sinh viên)

..............................................................................................................................

………………, ngày ……… tháng ……… năm …………

Giáo viên hướng dẫn

(Ký tên)

IV
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 7

1. Lý do thực tập:..........................................................................................................1

2. Mục tiêu thực tập:.....................................................................................................1

3. Phạm vi thực tập:...................................................................................................... 2

4. Phương pháp tiếp cận công việc:..............................................................................2

5. Bố cục bài kiến tập:.................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC........4

1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Viễn thông VTC:.........................................4

1.1.1. Thông tin chung:................................................................................ 4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:.................................................... 5

1.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh............................................................ 7

1.1.4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp...........................................................10

1.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................. 10

1.1.4.2 Nhiệm vụ các phòng ban:...................................................... 11

1.2. Tình hình hoạt động doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020...........................15

1.2.1. Quy mô tài sản:.................................................................................15

1.2.2. Quy mô vốn:..................................................................................... 16

1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:........................................................ 18

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC...........................20

2.1 Sơ lược về Trung tâm nghiên cứu và phát triển:......................................... 20

V
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển:..............21

2.3 Vị trí thực tập mong muốn tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển:.......... 21

2.4 Kế hoạch làm việc của một nhân viên nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển:....................................................................................................... 22

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................................................................. 23

3.1. Nhận xét...............................................................................................................23

3.1.1. Nhận xét chung về doanh nghiệp:....................................................23

3.1.2. Nhận xét về bộ phận thực tập...........................................................24

3.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................................24

3.2.1. Bài học kinh nghiệm về cách thực hiện công việc.......................... 24

3.2.2. Bài học kinh nghiệm về kỹ năng......................................................25

3.2.3. Bài học kinh nghiệm về thái độ....................................................... 26

KẾT LUẬN ..............................................................................................................27

VI
MỞ ĐẦU

1. Lý do thực tập

2. Mục tiêu thực tập

3. Phạm vi thực tập

4. Phương pháp tiếp cận công việc

5. Bố cục bài thực tập

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC

1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Viễn thông VTC

1.1.1. Thông tin chung

1.1.2. Qua trinh hinh thanh va phat triên

1.1.3. Đăc điêm san xuât kinh doanh

1.1.4. Cơ câu tổ chức doanh nghiệp

1.1.4.1. Sơ đồ cơ câu tô chưc

1.1.4.2. Nhiệm vu cua các phong ban

1.2. Tình hình hoạt động doanh nghiệp trong các năm 2018- 2020

1.2.1. Quy mô tai san

1.2.2. Quy mô vốn

1.2.3. Kết qua hoạt động kinh doanh

Chương 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC

2.1. Giới thiệu bộ phận thực tập

VII
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển

2.3 Vị trí thực tập mong muốn tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển

2.4 Kế hoạch làm việc của một nhân viên nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển

Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Nhận xét chung

3.1.2. Nhận xét về bộ phận thực tập

3.2. Bài học kinh nghiệm

3.2.1. Bai học kinh nghiệm về cach thực hiện công việc

3.2.2. Bai học kinh nghiệm về kỹ năng

3.2.3. Bai học kinh nghiệm về thai độ

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

VIII
MỞ ĐẦU

1. Lý do thực tập:

Đối với sinh viên những kiến thức được học trên ghế nhà trường sẽ ý nghĩa
hơn nếu được quan sát nó từ thực tế. Cũng chính vì thế sau khi sinh viên đã được
quan sát hoạt động của một doanh nghiệp thông qua việc kiến tập thì bước tiếp đến
cần phần bắt tay vào việc thực hiện công việc ấy hay còn gọi là thực tập nghề
nghiệp.

Qua việc thực tập, em sẽ học được cách quản lý công việc, các dự án và học
cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Kinh nghiệm từ thực tập sẽ giúp em
trở thành một ứng viên tốt hơn, giúp bản thân quyết định được công việc nào mình
muốn theo đuổi, và làm tăng cơ hội kiếm việc làm sau khi hoàn tất chương trình Đại
học.

2. Mục tiêu thực tập:

Mục tiêu chung: Thông qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Viễn
thông VTC giúp em củng cố thêm nhận thức lý luận và tiếp cận thực tiễn kinh
doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kết hợp song song lý thuyết và thực tế để nâng cao
hiểu biết, có cái nhìn sâu rộng hơn về ngành nghề mình đã chọn; áp dụng các kiến
thức ấy vào giải quyết các vấn đề liên quan cũng như các chuyên đề tốt nghiệp sau
này.

Mục tiêu cụ thể:

- Về thái độ: Rèn luyện cho bản thân thái độ chủ động trong công viêc: Chủ động
làm quen với mọi người, chủ động học hỏi, chủ động trong tìm hiểu công việc được
giao,... Thái độ chủ động và tự tin sẽ giúp bản thân dễ dàng thích ứng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển tại môi trường làm việc mới.

- Về kinh nghiệm từ thực tế: Việc thực tập tại một công ty sẽ cho em biết môi
trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào. Đối với sinh viên như chúng em,
thực tập không có nghĩa là pha cà phê hay chạy việc vặt mà là những kinh nghiệm

1
làm việc từ thực tế. Thực tập sẽ giúp em kiểm chứng được thực tế ngành nghề và
công việc mà mình lựa chọn.

- Về kỹ năng: Trau dồi các kỹ năng thông qua quá trình thực tập tại một doanh
nghiệp như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng phân tích số liệu báo cáo- tổng hợp kết quả tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp,...Ngoài kiến thức được học từ nhà trường thì kỹ năng mềm cũng vô cùng
cần thiết và quan trọng đối với mỗi sinh viên.

- Về mối quan hệ: Thực tập sẽ cho em nhiều cơ hội gặp gỡ, giao tiếp với nhiều đối
tượng có thể là đồng nghiệp cũng có thể là khách hàng. Bằng cách tương tác với họ,
em vừa có thêm nhiều mối quan hệ mới vừa có thể tìm hiểu về việc giao tiếp trong
môi trường chuyên nghiệp là như thế nào.

- Và cuối cùng, thông qua việc thực tập tại doanh nghiệp sẽ cho em nhiều cơ hội
hơn cho quá trình làm việc trong tương lai. Việc tham gia thực tập sẽ là chìa khóa
cho những sinh viên sắp ra trường như chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm từ
thực tế.

3. Phạm vi thực tập:

Không gian: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển tại Công ty cổ phần Viễn
thông VTC. Địa chỉ: 750 ( Lầu 3) Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố
Hồ Chí Minh.

Thời gian:1 tháng ( Từ ngày 01/11/2021- 30/11/2021).

4. Phương pháp tiếp cận công việc:

- Tham khảo thông tin về doanh nghiệp được đăng tải trên website của công ty.

- Nghiên cứu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển đi đến thành công của
doanh nghiệp. Phương pháp phân tích- tổng hợp từ báo cáo thường niên của công ty
giai đoạn 2018- 2020.

- Tìm hiểu về hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Công ty
- Nhận xét, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.

2
5. Bố cục bài kiến tập:

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận thì bố cục bài báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần
Viễn thông VTC còn bao gồm ba chương như sau:

 Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông VTC

 Chương 2: Phân tích hoạt động tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển của
Công ty Cổ phần Viễn thông VTC

 Chương 3: Bài học kinh nghiệm.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC

1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Viễn thông VTC:

1.1.1. Thông tin chung:

- Tên giao dịch Tiếng việt: Công ty Cổ phần Viễn thông VTC

- Tên giao dịch quốc tế: VTC Telecommunications Joint Stock Company

- Logo:

Hình 1- 1: Logo công ty Cổ phần viễn thông VTC

Nguồn: http://www.vtctelecom.com.vn/

- Địa chỉ: 750 (lầu 3) Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam.

- Điện thoại: (+84 24) 38331 106

- Fax: (+84 24) 38300253

- Website: http://www.vtctelecom.com.vn/

- Email: sales@vtctelecom.com.vn

- Giấy chứng nhận số: 0301888195

- Đăng ký lần đầu: Ngày 30 tháng 12 năm 1999

- Đăng ký thay đổi: Lần thứ 19- Ngày 16 tháng 06 năm 2015

4
- Vốn điều lệ: 45,346,960,000 đồng ( Bốn mươi lăm tỷ, ba trăm bốn mươi sáu triệu,
chín trăm sáu mươi nghìn đồng)

- Mã cổ phiếu: VTC

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ

1.1.2. Qua trinh hinh thanh va phat triên:

 Lịch sử hình thành

Ngày 01 tháng 07 năm 1999:

Công ty Cổ phần Viễn Thông VTC ( trước là Công ty liên doanh sản xuất
thiết bị Viễn thông Việt Nam, Vietnam Telecommunications Company, sau là
Trung tâmnghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin 1 thuộc Công ty
VITECO- Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam) Cổ phần hóa theo quyết
định số 618/1999/QD-TC-CB của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Vốn điều lệ
ban đầu của công ty là 15 tỷ đồng, một trong các cổ đông sáng lập là Tổng công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam nắm giữ 45% cổ phần.

Ngày 30 tháng 12 năm 1999:

Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy
Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 056681 công nhận hoạt động kinh doanh của
Công ty dưới hình thức Công ty Cổ phần.

Ngày 24 tháng 01 năm 2003:

Công ty Cổ phần Viễn thông VTC chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn
Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE) với mã chứng khoán
VTC.

 Giai đoạn phát triển

- Năm 2001: Thành lập chi nhánh Trung tâm sản xuất Thẻ thông minh trực thuộc
Công ty, dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty VTC và Công
ty TNHH Thiên Việt, trong đó VTC góp 60%.

5
- Năm 2003: Thành kập Chi nhánh Công ty tại Hà Nội

- Năm 2007: Thành lập Công ty cổ phần Công nghệ mạng Việt Thành Công- VTC
Networks (nay đổi tên thành Công ty cổ phần Dịch vụ Công nghệ Sao Bắc Đẩu-
SBDS).

- Năm 2008: + Thành lập Công ty cổ phần Công nghệ Tích hợp (ITE).

+ Thành lập Trung tâm Hạ tầng mạng trực thuộc Công ty.

- Năm 2009: Chuyển đổi chi nhánh Trung tâm sản xuất thẻ Thông minh thành Công
ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Thông minh (STID) (nay là Công ty CP
Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông minh.

Chuyển niêm yết từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) sang sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX).

- Năm 2010: Giải thể Chi nhánh Công ty tại Hà Nội và thành lập lại Văn phòng Đại
diện tại Công ty tại Hà Nội.

- Năm 2013: Thành lập phòng Đo kiểm Viễn thông trực thuộc Công ty.

- Năm 2015: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển; Trung tâm Vật tư Đấu
thầu trực thuộc Công ty.

 Quá trình tăng vốn

- Năm 2003: Vốn điều lệ: 18.000.000.000 VNĐ . Lí do: Tăng vốn để niêm yết cổ
phiếu bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và cán bộ chủ chốt từ
nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty, tỷ lệ 5:6

- Năm 2006: Vốn điều lệ: 24.150.000.000 VNĐ. Lí do: Chia cổ phiếu thưởng cho
cổ đông và cán bộ chủ chốt từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty.

- Năm 2007: Vốn điều lệ: 26.081.870.000 VNĐ . Lí do: Trả cổ tức năm 2006 bằng
cổ phiếu cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty, mức cổ tức 8%/cp.
- Năm 2008: Vốn điều lệ: 40.500.850.000 VNĐ. Lí do: Trả cổ tức năm 2007 bằng
cổ phiếu cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty, mức cổ tức 12%/cp.
Chào bán cho CĐ hiện hữu và CBNV, tỷ lệ 2:1.

6
- Năm 2009: Vốn điều lệ: 45.346.960.000 VNĐ. Lí do: Trả cổ tức năm 2009 bằng
cổ phiếu cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty, mức cổ tức 12%/cp.
Nhận xét: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Viễn thông VTC
nhìn chung không quá nhiều biến động và trở ngại. Minh chứng cho thấy, là vốn
điều lệ tăng dần qua các năm. Và đến nay, sau hơn 20 năm trong lĩnh vực hình
thành, xây dựng và phát triển, Công ty VTC tự hào là đơn vị trực thuộc Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đã đóng góp nhiều công sức vào công
cuộc xây dựng và phát triển mạng viễn thông lớn nhất của Việt Nam: Mạng viễn
thông VNPT.

1.1.3 Đăc điêm san xuât kinh doanh

Sau hơn 20 hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông, các công trình do VTC
Telecom thi công đã có mặt hầu hết các tỉnh, thành phố lớn và không ngừng vươn
xa mở rộng đến các tỉnh thành đến các huyện, xã hẻo lánh trên khắp Việt Nam.

 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện
tử và tin học.

- Xây lắp, lắp đặt, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện, điện
tử và tin học.

- Sản xuất các loại thẻ dùng trong lĩnh vực tin học, viễn thông, bảo vệ và các ứng
dụng khác,...

- Kinh doanh các thiết bị viễn thông bao gồm card tổng đài, thiết bị truy nhập, cáp
viễn thông, thiết bị chống sét, thiết bị truyền dẫn, nguồn,...

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: Tư vấn quản lý, khảo sát các công
trình bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học. Tư vấn giám định tổn thất công trình, thiết bị
bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học;

- Đầu tư hạ tầng viễn thông, tối ưu hóa mạng di động.

 Định hướng phát triển

7
- Tầm nhìn: Công ty VTC phấn đấu vươn lên trở thành công ty lớn trên thị trường
nội địa và khu vực, bao gồm hệ thống công ty con, đơn vị nội bộ hoạt động đa dạng
ở nhiều lĩnh vực trong ngành viễn thông - điện tử - tin học - công nghệ thông tin
bao gồm:
+ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, cung cấp thiết bị sản phẩm điện tử- viễn
thông - tin học;
+ Cung ứng dịch vụ kỹ thuật, tư vấn giải pháp kỹ thuật điện tử viễn thông, công
nghệ thông tin;
+ Đầu tư, khai thác hạ tầng viễn thông - điện tử - tin học.
+ Cung cấp giải pháp sử dụng thẻ và sản xuất cung cấp thẻ thông minh, góp phần
hình thành văn hóa sử dụng thẻ trong cộng đồng trong nước và khu vực.
- Sứ mệnh: Góp sức liên kết người với người.
- Giá trị cốt lõi:
+ Xây dựng sự tin cậy của đối tác, khách hàng bằng hoạt động hiệu quả và chất
lượng.
+ Quan niệm mức thu nhập cao; môi trường làm việc thân thiện, kích thích sáng tạo
và mong muốn đóng góp; cơ hội thăng tiến đồng đều cho nhân viên là động lực phát
triển.

+ Xây dựng thành thói quen tự nhiên ở mỗi nhân viên ý thức gìn giữ thương hiệu,
văn hóa công ty, tận tụy với lợi ích công ty để đảm bảo lâu dài cho sự phát triển bền
vững.

+ Phấn đấu cho mục tiêu kép: mức lợi nhuận làm hài lòng cổ đông và lợi ích cho
cộng đồng.

- Khát vọng: Vươn tới tầm cao, trở thành một thương hiệu lớn, một hệ thống Công
ty giàu tiềm lực tài chính, dồi dào nhân lực và thủ đắc nhiều bí quyết công nghệ .

- Định hướng:

Đẩy mạnh hoạt động và tiếp tục phát triển các đơn vị hiện tại:

+ Mở rộng cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho tất cả nhà khai thác trên toàn quốc và phát
triển ra khu vực;

8
+ Kết hợp cung cấp trọn gói thiết bị và giải pháp kỹ thuật do Công ty nghiên cứu;

+ Chú trọng sản phẩm có phần mềm tự thực hiện trên phần cứng đạt tiêu chuẩn hóa
quốc tế;

+ Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và hiệu quả lợi nhuận tăng trưởng từ 10 %
đến 15%;

+ Tập trung nghiên cứu và phát triển dịch vụ công nghệ/giải pháp có tính đột phá,
hàm lượng kỹ thuật/ chất xám cao nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và
phát triển công nghệ, sản phẩm mới;

+ Bảo toàn và phát triển vốn, tạo việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người
lao động, đảm bảo cổ tức cho cổ đông.

+ Liên kết với nước ngoài để thành lập các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ
cao.

Nhận xét: Để thực hiện định hướng trên công ty sẽ phải:

- Thay đổi mô hình tổ chức: hình thành một hệ thống Công ty mẹ và nhiều Công ty
con, Công ty liên kết để đa dạng jjhóa ngành nghề và lĩnh vực hoạt động nhằm tạo
thế lực để phát triển và san sẻ rủi ro.

- Tìm đối tác chiến lược:

+ Đối tác chiến lược góp vốn đầu tư dài hạn.

+ Đối tác chiến lược góp công nghệ.

- Tập trung tìm kiếm cơ hội để triển khai các dự án mới:

+ Dự án nào đủ nguồn lực thì tự đầu tư thực hiện

+ Dự án nào cần vốn lớn và cần góp công nghệ thì liên doanh liên kết đầu tư.

- Đưa vào sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực công ty.

9
1.1.4. Cơ câu tổ chức doanh nghiệp

1.1.4.1. Sơ đồ cơ câu tô chưc

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

VPĐD TẠI HÀ TRUNG TÂM TRUNG TÂM TRUNG TÂM TRUNG TÂM
NỘI DỊCH VỤ KỸ KINH DOANH VẬT TƯ & NGHIÊN CỨU
THUẬT ĐẤU THẦU VÀ PHÁT
TRIỂN

PHÒNG PHÒNG TÀI PHÒNG ĐO PHÒNG QUẢN PHÒNG MÔI


HÀNH CHÍNH CHÍNH KẾ KIỂM VIỄN LÝ CHẤT TRƯỜNG SỨC
NHÂN SỰ TOÁN THÔNG LƯỢNG KHỎE AN TOÀN

CÔNG TY CON

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN


CÔNG NGHỆ THÔNG MINH

Sơ đồ 1- 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty


cổ phần Viễn thông VTC năm 2020

10
1.1.4.2 Nhiệm vu các phong ban:

 Đại hội đồng cổ đông:

- Quyết định sửa đổi, bổ sung thông qua điều lệ công ty.

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.

 Ban quản trị:

- Thành viên Hội đồng quản trị phối hợp hoạt động kiểm soát, điều hành, giám sát
tổng thể.

- Trong trường hợp cấp thiết, vì những mục đích liên quan tới nhiệm vụ của mình,
các thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, Người Quản lý
doanh nghiệp khác trong Công ty cung cấp các thông tin về hoạt động của Công ty
nhưng phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Hội đồng quản trị có trách nhiệm phản hồi các nội dung: kiến nghị về Điều lệ;
Quy chế nội bộ về quản trị công ty; Cơ cấu tổ chức và số lượng Người điều hành
doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

 Ban kiểm soát:

- Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác
kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

- Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh,
báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác
quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông thường niên.

- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ,
kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của Công ty.

11
- Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của Công ty, công việc
quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết

 Ban điều hành:

- Chọn lựa các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một
cách nhất quán.

- Thực hiện các xét đoán và các ước tính một cách hợp lý và thận trọng.

- Nêu rõ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Công ty mẹ là Công ty Cổ phần Viễn
thông VTC và Công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ
thông minh có được tuân thủ hay không và tất cả các sai lệch trọng yếu đã được
trình bày và giải thích trong Báo cáo tài chính hợp nhất.

- Lập Báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không
thể cho rằng Công ty mẹ là Công ty Cổ phần Viễn thông VTC và Công ty con là
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ thông minh sẽ tiếp tục hoạt động
liên tục.

- Thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu nhằm hạn chế
rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn trong việc lập và trình bày Báo
cáo tài chính hợp nhất.

 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật:

- Tổ chức điều hành, triển khai dự án

- Xây lắp, bảo hành, bảo dưỡng, ứng cứu đột xuất các loại tổng đài, thiết bị truyền
dẫn, BTS, thiết bị băng rộng và các thiết bị viễn thông tin học khác trên mạng

- Phối hợp với Phòng Đo kiểm Viễn thông của Công ty thực hiện đo kiểm tối ưu
hóa

 Trung tâm kinh doanh:

- Kinh doanh các thiết bị liên quan đến hạ tầng BTS và thiết bị viễn thông, điện tử,
tin học

12
- Cung cấp giải pháp kèm thiết bị nghiên cứu của Công ty cho khách hàng trong và
ngoài ngành.

 Trung tâm vật tư và đấu thầu:

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và thực hiện hoạch định kế hoạch tổ chức đấu
thầu, dự thầu

- Cung cấp vật tư triển khai dự án và điều hành toàn bộ hoạt động cung ứng vật tư
cho dự án

 Trung tâm nghiên cứu và phát triển:

- Nghiên cứu phát triển các phần mềm tích hợp, các giải pháp nội dung số, các
phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu quản lý của các bộ, ngành, các địa phương,
dựa trên hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin sản có của các nhà khai thác mang
- Nghiên cứu, dự báo và đưa ra tầm nhìn về xu hướng công nghệ phát triển công
nghệ ứng dụng trong tương lai

- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các sản phẩm thương mại cho công ty và định
hướng sản phẩm cho tương lai phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

- Tư vấn giải pháp kỹ thuật cho các khách hàng dựa trên những thông tin thu thập
được nhằm mục đích tối đa sự thoả mãn của khách hàng.

 Phòng đo kiểm viễn thông:

- Tổ chức điều hành dự án, thực hiện dự án đo kiểm, tối ưu hóa mạng viễn thông

- Thực hiện công tác quản lý, giám sát kỹ thuật, chất lượng dự án đo kiểm theo quy
định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Văn phòng đại diện Công ty tại Hà Nội:

- Đại diện cho Công ty Cổ phần Viễn thông VTC tại phía Bắc và Bắc Trung bộ

- Thực hiện công tác tiếp thị, đề xuất và thực hiện các biện pháp thúc đẩy và mở
rộng các quan hệ kinh tế, thương mại của Công ty ra thị trường phía Bắc

- Trực tiếp tổ chức triển khai hỗ trợ Công ty triển khai các dự án dịch vụ kỹ thuật,
cung cấp các sản phẩm của Công ty cho khách hàng phía Bắc

13
- Tham gia đàm phán để Công ty ký kết các Hợp đồng thương mại, dịch vụ với
khách hàng

 Công ty con Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ thông minh

- Sản xuất mua bán các loại thẻ, thiết bị điện tử, tin học, viễn thông, in offset, viết
phần mềm

- Cung cấp phần mềm chữ ký số, hóa đơn điện tử

- Xây lắp, lắp đặt, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện, điện
tử và tin học

- Cung cấp phần mềm, giải pháp ứng dụng tin học, công nghệ thông tin

- Hoạt động dịch vụ thông tin: cung cấp dịch vụ số qua mạng vệ tinh, internet; cung
cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

Hình 1- 2: Hình ảnh Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Viễn thông VTC
năm 2013

Nhận xét: Mỗi phòng ban trong cơ cấu tổ chức của công ty sẽ có quyền và nghĩa vụ
khác nhau. Nhưng chung quy lại, các phòng ban sẽ cùng phối hợp vì mục tiêu
chung lớn- đưa công ty hoạt động vững mạnh trên thị trường.

14
1.2. Tình hình hoạt động doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020

1.2.1. Quy mô tai san:

Theo báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC qua các năm
2018- 2020. Ta có được bảng số liệu về Tổng qui mô tài sản của Công ty như sau:

Bảng 2- 1: Tổng quy mô tài sản của Công ty VTC qua các năm

DVT: TỶ VND

TỔNG QUY MÔ TÀI SẢN


NĂM
Số đầu năm Số cuối năm

2018 432.628 473.800

2019 473.800 536.060

2020 536.060 381.746

Nguồn: Bao cao thường niên của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC 2018- 2020

Theo số liệu từ báo cáo thường niên từ năm 2018- 2020 ta có:

- Năm 2018: Tổng quy mô tài sản số cuối năm có xu hướng tăng so với số đầu năm.
Cụ thể tăng khoảng 41.172 tỷ VND

- Năm 2019: Tổng quy mô tài sản số cuối năm tăng cao với khoảng cách 62.260 tỷ
VND so với số đầu năm.

- Năm 2020: Tổng quy mô tài sản số cuối năm giảm sâu so với số đầu năm lên đến
154,314 tỷ VND.

- Tỷ lệ tăng trưởng tổng quy mô tài sản năm 2019 so với 2018 tăng +13%

- Tỷ lệ tăng trưởng tổng quy mô tài sản năm 2020 so với năm 2019 - 29%.

15
Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là vì vào khoảng năm 2018- 2019 là đỉnh
điểm của sự hòa nhập với thời đại 4.0- thời đại của các sản phẩm điện, điện tử ngày
càng nâng cao rộng rãi. Đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư
cũng như thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, cuối năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực từ
đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Viễn Thông
VTC đều phải chịu tổn thất to lớn trong việc quy mô tài sản giảm mạnh, các hoạt
động sản xuất bị trì trệ, dịch vụ mua bán bị đóng băng. Công ty cần đưa ra các biện
pháp thích ứng với tình hình dịch bênh nhằm đưa hoạt động kinh doanh tiếp tục trở
lại.

Dự báo xu hướng tổng quy mô tài sản của công ty trong vài năm tới: Tình
hình dịch bệnh Covid- 19 tiếp tục diễn biến khiến cho tình trạng lạm phát ngày càng
gia tăng dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động thương mại. Rủi ro về tình hình
dịch bệnh là rủi ro bất khả kháng nếu vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến thiệt hại về tài sản,
con người, cũng như hoạt động chung của VTC TELECOM.

1.2.2. Quy mô vốn:

Bảng 2- 2: Bảng tổng quy mô vốn của Công ty VTC giai đoạn 2018- 2020

DVT: TỶ VND

Vốn chủ sở hữu qua


Số đầu năm Số cuối năm
từng năm

2018 90. 173 93. 362

2019 93. 362 96. 084

2020 96. 084 98. 042

Nguồn: Bao cao thường niên của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC 2018- 2020

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC được tổng kết
theo báo cáo thường niên thông qua các chỉ tiêu như sau: Vốn góp chủ sở hữu,
Thặng dư vốn cổ phần, Vốn khác của chủ sở hữu, Cổ phiếu quỹ, Quỹ đầu tư và phát

16
triển, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận chưa phân phối, Lợi ích cổ đông
không kiểm soát.

Theo số liệu từ báo cáo thường niên từ năm 2018- 2020 ta có:

- Năm 2018: Tổng quy mô vốn chủ sở hữu số cuối năm tăng 3189 tỷ VND so với số
đầu năm 2018.

- Năm 2019: Tổng quy mô vốn chủ hữu có xu hướng tăng cụ thể tăng khoảng 2722
Tỷ VND so với số đầu năm.

- Năm 2020: Tổng quy mô vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể vào khoảng
1958 tỷ VND so với số đầu năm.

- Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2019 so với năm 2018 + 29,16%

- Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2020 so với năm 2019 +20,38%

Nhìn chung, tổng quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng qua
các năm. Tuy phần trăm tăng trưởng tăng dương nhưng năm 2020 do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 làm cho tỷ lệ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng kể so
với cùng kỳ năm trước.

Dự báo xu hướng tổng quy mô vốn chủ hữu trong các năm tới:

- Do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh có thể kéo dài nên tình hình tài chính sẽ có
nhiều biến động. Vì thế, cần xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, đảm bảo nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho mọi thời điểm.

- Các hình thức huy động vốn có thể gặp khó khăn và trì trệ cho nên cần đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư và phát triển nhằm
đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

17
1.2.3. Kết qua hoạt động kinh doanh:

Bảng 2- 3: Bảng tình hình doanh thu hợp nhất của Công ty VTC giai đoạn
2018-2020

DVT:TỶ VND

Kế Thực Kế Thực Kế Thực


STT
Chỉ tiêu hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện
2018 2018 2019 2019 2020 2020

Doanh thu
I 394.144 490.647 495.000 653.474 500.000 428.756
hợp nhất

LNTT hợp
II 18.237 16.019 17.625 14.780 15.600 13.648
nhất
LNST hợp
III 14.590 10.922 12.600 11.455 12.000 11.395
nhất

LNST hợp
nhất của cổ
IV 10.750 8.243 9.880 9.887 10.357 10.045
đông công ty
mẹ

Nguồn: Bao cao thường niên của Công ty Cổ phần Viễn thông VTC 2018- 2020

Theo số liệu từ báo cáo thường niên từ năm 2018- 2020 ta có:

 2018- 2019:

- DTHN năm 2019 tăng 162.827 TỶ VND so với DTHN năm 2018 và tăng 4.353
TỶ VND so với kế hoạch năm 2019.

- LNTT hợp nhất năm 2019 âm 1.239TỶ VND so với LNTT hợp nhất năm 2018 và
giảm 2.845 TỶ VND so với kế hoạch 2019.

18
- LNST hợp nhất năm 2019 tăng khoảng 500 TỶ VND so với LNST hợp nhất năm
2018 và giảm 1.145 TỶ VND so với kế hoạch 2019.

- LNST hợp nhất của cổ đông công ty mẹ năm 2019 tăng 1.644 TỶ VND so với
LNST hợp nhất của cổ đông công ty mẹ năm 2018 và tăng 7 TỶ VND so với kế
hoạch 2019.

 2019- 2020:

- DTHN năm 2020 giảm 224.718 TỶ VND so với DTHN năm 2019 và giảm 71.244
TỶ VND so với kế hoạch năm 2020.
- LNTT hợp nhất năm 2020 giảm 1.138 TỶ VND so với LNTT hợp nhất năm 2019
và giảm 1.952 TỶ VND so với kế hoạch năm 2020.
- LNST hợp nhất năm 2020 giảm 60 TỶ VND so với LNST hợp nhất năm 2019 và
giảm 605 TỶ VND so với kế hoạch năm 2020.
- LNST hợp nhất của cổ đông công ty mẹ năm 2020 tăng 158 TỶ VND so với
LNST hợp nhất của cổ đông công ty mẹ 2019 và giảm 312 TỶ VND so với kế
hoạch năm 2020.
Nguyên nhân của sự chênh lệch tăng trưởng doanh thu qua các năm:
- So với năm 2018 thì năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả
quan trọng và toàn diện hơn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Làm đình
trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công
ty VTC nói riêng.
- Năm 2020, thị trường thương mại các sản phẩm điện tử viễn thông có sự cạnh
tranh khốc liệt, các hãng sản xuất thiết bị muốn chiếm lĩnh thị trường nên đồng loạt
giảm giá sâu.
- Các dịch vụ viễn thông cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới:
Nhìn chung, về tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 không đạt chỉ
tiêu đề ra về kế hoạch doanh thu, nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế, thị trường
trong năm, thì việc duy trì doanh thu ổn định ở mức 428.756 tỷ VND và lợi nhuận
sau thuế hợp nhất của công ty mẹ ở mức 10 tỷ đồng thì đây được coi là một năm
thành công với công ty. Sang năm 2021 và các năm kế tiếp, những biến động của
19
năm 2020 đã làm thay đổi thị trường viễn thông, công nghệ thông tin xu thế mới,
bùng nổ sự cạnh tranh công nghệ số của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì
thế, dự báo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có thể sẽ duy trì ở mức ổn
định như năm 2020 vừa qua nếu công ty có các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn.
Đề xuất giải pháp:

- Tiếp tục phát triển kinh doanh tại các thị trường trọng điểm để duy trì doanh thu.

- Ban quản trị cùng các phòng ban cùng nhau hợp tác, kiên trì bám sát các mục tiêu
đã đề ra.

- Tập trung, triển khai thị trường quốc tế; mở rộng hợp tác với các hãng lớn trong
sản xuất thiết bị như: Dell, HP, Siklu,..

- Để ổn định được trong thị trường, công ty cần phải giảm giá để đảm bảo tính cạnh
tranh, nhằm kiểm soát chặt chẽ, tối ưu trong quá trình triển khai các mảng dịch vụ.

Tóm tắt chương 1: Chương 1 là chương chúng ta tìm hiểu được khái quát
thông tin của công ty Cổ phần Viễn thông VTC. Thông qua chương 1 giúp em nắm
rõ được phần nào về thực trạng hoạt động của Công ty VTC và là tiền đề để phân
tích, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông
VTC. Tìm hiểu được rõ hơn về Tổng qui mô tài sản của doanh nghiệp, Tổng qui mô
vốn qua các năm, cũng như Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018- 2020. Từ
đó, chúng ta rút ra được nhận xét chung về tình hình kinh doanh của Công ty VTC
ngày càng lớn mạnh, tuy có khó khăn và thách thức nhưng nhìn chung công ty vẫn
đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường điện tử và viễn thông.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VTC

2.1 Sơ lược về Trung tâm nghiên cứu và phát triển:

Trung tâm nghiên cứu và phát triển trực thuộc dưới sự quản lí của ban điều hành
Công ty Cổ phần Viễn thông VTC:
20
- Địa chỉ: Lầu 3,750 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (+84.28) 38331106

- Fax: (+84.28) 3830 0253

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển:

- Nghiên cứu phát triển các phần mềm tích hợp, các giải pháp nội dung số, các
phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu quản lý của các bộ, ngành, các địa phương,
dựa trên hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin sản có của các nhà khai thác mạng

- Nghiên cứu, dự báo và đưa ra tầm nhìn về xu hướng công nghệ phát triển công
nghệ ứng dụng trong tương lai

- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các sản phẩm thương mại cho công ty và định
hướng sản phẩm cho tương lai phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

- Tư vấn giải pháp kỹ thuật cho các khách hàng dựa trên những thông tin thu thập
được nhằm mục đích tối đa sự thoả mãn của khách hàng.

2.3 Vị trí thực tập mong muốn tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển:

Các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Viễn thông VTC nói riêng
đều cần một đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường. Đây cũng là vị trí mà bản thân
em mong muốn được trải nghiệm làm việc sau khi tìm hiểu về Công ty với các lí do
sau:
- Việc kinh doanh các sản phẩm thuộc về công nghệ nên Công ty cần phải tập trung
nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp, đón đầu xu hướng của thị trường Viễn thông
và Công nghệ thông tin trong nước cũng như Quốc tế. Cho nên đây là vị trí hết sức
quan trọng và cần thiết.

- Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp ta thu thập các thông tin cần thiết,
đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu còn giúp ta tìm kiếm những cơ hội kinh
doanh mới trên thị trường.

- Vai trò của Trung tâm là góp phần thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho
hoạch định chiến lược.

21
- Việc nghiên cứu thị trường sẽ hỗ trợ cho mọi hoạt động của công ty thông qua
việc nghiên cứu thái độ, hành vi của khách hàng đối với sản phẩm công ty.

- Không thực hiện nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp không nắm bắt được thông
tin về các dối thủ cạnh tranh. Để có những đánh giá chính xác về những gì các đối
thủ đã, đang và có thể làm trong tương lai. Dẫn đến việc không có lựa chọn tốt về
chiến lược kinh doanh sản phẩm và chiến lược phát triển.

- Nếu Trung tâm nghiên cứu và phát triển phát huy hết vai trò của mình sẽ giúp
doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro, tránh phát sinh các chi phí không đáng có.

2.4 Kế hoạch làm việc của một nhân viên nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển:

- Phối hợp với các phòng kinh doanh lên kế hoạch và triển khai hoạt động nghiên
cứu công nghệ số mới.

- Lập bảng khảo sát, tiến hành khảo sát và phân tích các thông tin, dữ liệu về khách
hàng, đối thủ và diễn biến thị trường công nghệ thông tin theo tháng, quý, năm.

- Đề xuất các thay đổi về sản phẩm/dịch vụ, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng định
hướng tiếp cận khách hàng dựa trên kết quả khảo sát.

- Lập báo cáo về nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường định hướng sản phẩm
đón đầu công nghệ số mới phù hợp với tiêu chuẩn.

- Làm việc với các bên doanh nghiệp đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường
để có các dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác nghiên cứu – báo cáo.

- Bên cạnh đó còn có các nhiệm vụ phụ trợ như:

 Tư vấn cho khách hàng về yêu cầu và mục tiêu của dự án

 Thực hiện nghiên cứu định tính hoặc định lượng

 Thiết kế các phương pháp nghiên cứu như phương phát phỏng vấn hay
tạo bảng câu hỏi…

 Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả

22
 Viết báo cáo, kèm theo đề xuất cho khách hàng

Tóm tắt chương 2: Chương 2 là cho chúng ta biết về hoạt động tại một
phòng ban trong một doanh nghiệp là như thế nào- cụ thể là Trung tâm Nghiên cứu
và phát triển. Đây là vị trí mà bản thân em mong muốn được làm việc nếu có cơ hội
trong tương lai.

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Nhận xét chung về doanh nghiệp:

Sau hơn 20 năm hoạt động trên thương trường thì giờ đây Công ty Cổ phần
Viễn thông VTC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật
mạng lưới viễn thông, là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nướC sản xuất
thẻ SIM GSM, thẻ từ, thẻ IC, thẻ cào các loại để cung cấp cho các dịch vụ trả tiền
trước cũng như các dịch vụ khác là đơn vị cung cấp nhiều giải pháp ứng dụng công
nghệ thông tin vào hạ tầng viễn thông, là đơn vị đang sở hữu đội ngũ kỹ sư nghiên
cứu và vẫn kiên trì theo định hướng nghiên cứu chế tạo, đều đặn cung cấp ra thị
trường viễn thông thiết bị, phần mềm mới tự nghiên cứu phát triển.

 Thuận lợi:

- Đẩy mạnh chiến lược hợp tác giữa tập đoàn VNPT và các cơ quan chính quyền địa
phương, các tập đoàn kinh tế cũng như tăng cường hợp tác với các công ty trong và
ngoài nước để xây dựng và phát triển dịch vụ mới, mở ra thị trường mới, cơ hội mới.

- Trình độ kỹ thuật, công nghệ của Công ty đã được khẳng định qua nhiều năm và
được các khách hàng nhận xét đánh giá cao.

 Khó khăn:

- Dự báo kinh tế thế giới, kinh tế trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn thách thức,
đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt của nền kinh tế gây ra
lạm phát gia tăng.

23
- Thách thức cho các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin khi đẩy
nhanh chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số.

- Tình hình tài chính, tỷ giá ngoai tệ, chính sách vay vốn tăng cao.

Điều này đòi hỏi Công ty VTC cần phải có chiến lược và lối đi riêng, để biến
thách thức thành cơ hội, tận dụng những điểm mạnh của mình để bứt phá, chiếm
lĩnh thị trường. Việc xây dựng chiến lược sản phẩm chủ lực và làm chủ công nghệ,
làm chủ sản phẩm là những yếu tố sống còn và là động lực để Công ty VTC phát
triển và thực hiện được sứ mệnh của mình đối với các cổ đông và người lao động.

3.1.2. Nhận xét về bộ phận thực tập

Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, Trung tâm Nghiên cứu và phát
triển đã tập trung hết sức mình trong việc nghiên cứu mở rộng thị trường, đồng thời
đảm bảo doanh thu vẫn ổn định và tăng trưởng nhằm giữ vững thị phần của mình.

Trung tâm đã tập trung nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp, đón đầu xu
hướng thị trường viễn thông và công nghệ thông tin quốc tế và trong nước. Từng
bước định hình sản phẩm cốt lõi, đưa vào kinh doanh trên thị trường.

Ngoài ra, Công ty tập trung phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0,
phù hợp với nhu cầu và xu hướng chuyển đổi số. Tìm kiếm và hợp tác với các đối
tác mới để hình thành và triển khai các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới
như Công nghệ thực tế ảo (AR), Thành phố Thông minh (IOC), Quản lý đất đai,
cung cấp dịch vụ nội dung số,...

3.2. Bài học kinh nghiệm

3.2.1. Bai học kinh nghiệm về cach thực hiện công việc

Công việc của một nhân viên nghiên cứu thị trường tại Trung tâm nghiên cứu và
phát triển đòi hỏi phải có kiến thức ở khá nhiều lĩnh vực như là thống kê, toán học,...
Ngoài ra, công việc cũng đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức về khoa học xã hội. Do
vậy, những kiến thức về tâm lý học, xã hội học, marketing và truyền thông cũng bổ
trợ khá nhiều trong quá trình làm việc.

24
Thông qua tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Nghiên cứu và phát
triển, em rút ra được những kinh nghiệm về cách thực hiện công việc như sau:

 Nghiên cứu, dự báo và đưa ra tầm nhìn về xu hướng công nghệ phát triển
công nghệ ứng dụng trong tương lai: Luôn luôn cập nhật xu hướng thế giới để đưa
sản phẩm của Công ty theo kịp với thời đại. Ngoài ra, trong thời buổi cạnh tranh
gay gắt như hiện tại, cùng với sản phẩm mà Công ty cung cấp là các sản phẩm về
Công nghệ vì thế đòi hỏi đội nghiên cứu phải vận dụng óc sáng tạo, tư duy đổi mới
phù hợp với xu thế 4.0 và sau đó là 5.0. Dự báo về nhu cầu của người tiêu dùng
trong tương lai để hoạch định chiến lược sao cho giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí.

 Tư vấn giải pháp kỹ thuật cho các khách hàng dựa trên những thông tin thu
thập được nhằm mục đích tối đa sự thoả mãn của khách hàng: Với phương châm
“ Vươn tầm cao mới” Công ty Cổ phần đầu tư VTC luôn đặt các khách hàng làm
mục tiêu phát triển. Vì thế mà đội ngũ nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và phát
triển luôn đồng hành cùng khách hàng, sẳn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc về các yêu
cầu kỹ thuật. Đồng thời thông qua việc chăm sóc khách hàng mà Trung tâm có thể
biết thêm những mong muốn, đòi hỏi trong sản phẩm và từ đó Trung tâm dùng đó
để làm tiền đề để nghiên cứu về các sản phẩm trong tương lai.

3.2.2. Bai học kinh nghiệm về kỹ năng

Ngoài kiến thức chuyên môn về nghiên cứu thị trường và khả năng phân tích dữ
liệu, thì công việc này đòi hỏi các kỹ năng cơ bản khác như:

- Kỹ năng phân tích: Khi sở hữu dữ liệu thu thập lớn, kỹ năng phân tích sẽ giúp
nhân viên nghiên cứu thị trường đánh giá dữ liệu một cách chính xác.

-Kỹ năng giao tiếp: Là công việc liên quan đến thị trường đòi hỏi phải tiếp xúc với
rất nhiều khách hàng. Do vậy, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các cuộc trò chuyện, khảo
sát diễn ra hiệu quả hơn.

- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Là một nhân viên của công ty về công nghệ thì việc
sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu là một công cụ hữu ích giúp nhân viên nghiên
cứu thị trường làm việc hiệu quả.

25
- Kỹ năng quản lý thời gian: Nhân viên nghiên cứu thị trường cần biết cách sắp xếp
và quản lý thời gian. Tránh việc lặp đi lặp lại quá nhiều cuộc khảo sát hay nghiên
cứu mãi một vấn đề gây lãng phí thời gian lại không mang lại hiệu quả.

3.2.3. Bai học kinh nghiệm về thai độ

Công việc nào cũng đòi hỏi ở nhân viên phải có sự chăm chỉ, chịu khó và nỗ
lực không ngừng. Với tính chất công việc phải tập trung ngoài thị trường, do vậy
nhân viên như em phải kiên trì và duy trì sức khỏe mới có thể đáp ứng tốt được
công việc. Sự nhanh nhẹn, nhạy bén sẽ là những yêu cầu cần thiết đối với công việc
năng động như nhân viên nghiên cứu thị trường.

Do không có điều kiện để tham gia trực tiếp vào quá trình thực tập tại doanh
nghiệp nhưng em nghĩ thái độ trong công việc luôn luôn là quan trọng đối với mỗi
nhân viên. Đối với sinh viên thực tập như em, do chưa có nhiều kinh nghiệm từ
thực tế nên em luôn trong tư thế sẵn sàng học hỏi, tiếp thu từ các anh chị đi trước.
Và sau khi cọ xát với thực tế, sẽ giúp em hình thành được thái độ nghiêm túc hơn
trong công việc. Ngoài ra, mỗi công ty sẽ có những quy tắc đối với nhân viên song
song với đó là những quyền lợi và nghĩa vụ của họ,.. đây là cơ sở để em học hỏi, rèn
luyện với mong muốn trở thành một thành phần chính thức của Công ty trong tương
lai.

Tóm tắt chương 3: Chương 3 là chương tổng kết các bài học đút kết từ hai
chương trước đó. Từ đó, rút ra nhận xét về tình hình chung của doanh nghiệp cũng
như tình hình hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và phát triển- vị trí thực tập
mong muốn. Cuối cùng là các bài học kinh nghiệm mà bản thân rút ra thông qua
quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp.

26
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, đời sống Kinh tế -
Xã hội đang ngày càng được nâng cao, do đó để đứng vững trên thị trường đòi hỏi
các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Viễn thông VTC nói riêng cần
không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong những năm qua, Công ty cổ phần Viễn thông VTC không ngừng cố
gắng, xây dựng lòng tin của khách hàng, hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Em hy vọng, thông qua việc tìm hiểu về Công ty để thực hiện bài báo cáo
này, bản thân mình có thể trở thành một thành phần của công ty trong tương lai . Do
hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tế còn hạn chế, bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô giáo nhận xét, góp ý để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn: http://www.vtctelecom.com.vn/ ( Ngày truy cập 01/11/2021- 30/11/2021)

28
29

You might also like