9_LO_I_GIAO_TI_P_PHI_NG_N_NG__1699451405

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

9 LOẠI

GIAO TIẾP
PHI NGÔN NGỮ
“Giao tiếp như oxy trong một mối quan hệ” (Tony
Gaskins). Duy trì giao tiếp hiệu quả là điều kiện sống
còn để phát triển bất cứ mối quan hệ nào trong gia
đình, công việc và cuộc sống. Nhưng đừng quên rằng
ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng ta còn giao
tiếp phi ngôn ngữ và đây cũng là kênh giao tiếp có
tác động cực lớn.
Nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi bắt
đầu từ cuốn sách “The Expression of the Emotions in
Man and Animals” của Charles Darwin năm 1872.
Có những tín hiệu của giao tiếp phi ngôn ngữ có thể
tinh tế đến mức chúng ta không nhận thức được chúng.

Hãy cùng tìm hiểu về 9 loại giao tiếp phi ngôn ngữ đã
được các nhà khoa học xác định theo các nghiên cứu
nhé:
BIỂU CẢM
TRÊN KHUÔN MẶT
(FACIAL EXPERSSIONS)
1
Biểu cảm trên khuôn mặt tham gia rất nhiều trong
giao tiếp phi ngôn ngữ. Một nụ cười hoặc một cái
cau mày cũng có thể truyền đi một thông điệp hoặc
mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hơn nữa, vẻ mặt là
thứ đầu tiên chúng ta để ý, thậm chí chúng ta nhận
biết vẻ mặt trước cả khi chúng ta nghe được những
thông tin.
Các chuyển động và tín hiệu có chủ ý được sử
dụng rất nhiều với mục tiêu truyền đạt ý nghĩa mà
không cần lời nói. Các cử chỉ thông thường bao
gồm vẫy tay, chỉ tay và ra hiệu. Các cử chỉ khác
nhau do sự khác biệt về văn hóa.

Ví dụ, ở Mỹ, đặt ngón trỏ và ngón giữa thành hình


chữ “V” với lòng bàn tay hướng ra ngoài thường
được coi là dấu hiệu của hòa bình hoặc chiến
thắng. Tuy nhiên, ở Anh, Úc và các nơi khác trên

2
thế giới, cử chỉ này có thể bị coi là một sự xúc
phạm.

CỬ CHỈ
(GESTURES)
3
NGÔN NGỮ HỌC
(PARALINGUISTICS)

Ngôn ngữ học đề cập đến giao tiếp bằng


giọng nói tách biệt với ngôn ngữ thực tế. Hình
thức giao tiếp phi ngôn ngữ này bao gồm các
yếu tố như tông giọng, âm lượng, biến điệu và
cao độ.

Ví dụ, khi nói với giọng điệu mạnh mẽ, người


nghe có thể hiểu câu nói đó là sự tán thành và
nhiệt tình. Khi được nói với giọng ngập ngừng
có thể thể hiện sự không đồng tình và thiếu
quan tâm.
4
Tư thế và chuyển động của
cơ thể cũng có thể cung
cấp nhiều thông tin.
Nghiên cứu về ngôn ngữ cơ
thể đã phát triển đáng kể
kể từ những năm 1970, với
các phương tiện truyền
thông đại chúng tập trung
vào việc giải thích quá
mức về các tư thế phòng
thủ như khoanh tay và bắt
chéo chân.

NGÔN NGỮ
CƠ THỂ
& TƯ THẾ
KHÔNG GIAN
CÁ NHÂN

5
(PROXEMICS)
Mọi người thường đề cập đến nhu
cầu về “không gian cá nhân”.
Khoảng cách chúng ta cần và
chúng ta cảm nhận chịu ảnh
hưởng bởi một số yếu tố, trong số
đó có các chuẩn mực xã hội, đặc
điểm văn hóa, các tình huống, sự
đặc trưng về tính cách và mức độ
quen thuộc.

Khoảng không gian cá nhân cần thiết cho mỗi


người khi trò chuyện thông thường có thể thay đổi
trong khoảng 0.5m đến 1.2m. Trong khi đó,
khoảng cách cần thiết khi nói chuyện trước đám
đông thường là khoảng 3m đến 3.6m.
Salfor
d & Co

ÁNH MẮT
(EYE GAZE)

6
Đôi mắt đóng một vai trò
trong giao tiếp phi ngôn ngữ,
với những hành động như
nhìn, nhìn chằm chằm và
chớp mắt là những tín hiệu
quan trọng.
Ví dụ, khi bạn gặp người
hoặc vật mà bạn thích, tốc
độ chớp mắt của bạn sẽ
tăng lên và đồng tử giãn ra.
Giao tiếp thông qua chạm là một hành vi giao
tiếp phi ngôn ngữ quan trọng khác. Sự đụng
chạm có thể được sử dụng để truyền đạt tình
cảm, sự quen thuộc, sự cảm thông và những cảm
xúc khác.

Đã có một lượng nghiên cứu đáng kể về tầm


quan trọng của việc tiếp xúc ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Ví dụ, nghiên cứu kinh điển về khỉ của Harry
Harlow đã chứng minh việc thiếu sự tiếp xúc sẽ
cản trở sự phát triển như thế nào. Trong các thí

7
nghiệm, những chú khỉ con được mẹ nuôi bằng
dây đã trải qua những khiếm khuyết vĩnh viễn về
hành vi và tương tác xã hội.

XÚC GIÁC
(HAPTICS)
8 VẺ
BỀ NGOÀI

Sự phối hợp quần áo, kiểu tóc và các yếu tố


ngoại hình khác của chúng ta cũng được coi là
một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Nghiên cứu về tâm lý màu sắc đã chứng minh


rằng các màu sắc khác nhau có thể gợi lên
những tâm trạng khác nhau. Ngoại hình cũng
có thể làm thay đổi các phản ứng sinh lý, phán
đoán và diễn giải.
HIỆN VẬT
(ARTIFACTS)
9
Đồ vật và hình ảnh cũng là những công cụ có thể
được sử dụng để giao tiếp phi ngôn ngữ.
Một sĩ quan cảnh sát sẽ mặc một bộ đồng phục
cụ thể và một bác sĩ sẽ mặc áo blouse màu
trắng. Chỉ nhìn thoáng qua, những bộ trang phục
này có thể cho người khác biết người đó làm
nghề gì để kiếm sống.
Điều đó khiến chúng trở thành một hình thức giao
tiếp phi ngôn ngữ.

Nội dung được chia sẻ bởi Viện Tâm lý Việt - Pháp


Tham khảo: Types of Nonverbal Communication -
Verywellmind

You might also like