TỐ HỮU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TỐ HỮU

I. TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI:


Nhà thơ Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam với nét thơ
mới, tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc, khắc họa rõ nét cuộc sống cách
mạng qua từng thời kỳ lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của
ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại. Vì thế, Tố Hữu được
ví là cây đại thụ trong làng thơ cách mạng Việt Nam

a) Tiểu sử:
Trong 82 năm cuộc đời, Tố Hữu đã dành hơn 60 năm cống hiến trọn vẹn cho cách mạng
và thơ. Khi nói về ông nhiều chuyên gia nhận định rằng Tố Hữu là một sự thống nhất đẹp
đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, giữa lí tưởng trong trái tim và những câu
thơ trên đầu bút. Ông được tôn vinh là nhà thơ của cách mạng, nhà thơ của nhân dân. Tố
Hữu đã để lại trong kho tàng Thơ ca Việt Nam một di sản khổng lồ với rất nhiều bài thơ
đi vào lòng người, như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Di sản thơ của Tố Hữu chắc
chắn sẽ còn mãi cùng nhân dân đất nước “

- Tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.

- Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo

- Gia đình và quê hương có ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ ngọt ngào, tâm tình tha
thiết của ông
Có lẽ mảnh đất xứ Huế, nơi vốn được mệnh danh là thơ và mộc , miền quê của những
khúc hát nam ai nam bình, của những điệu hò mái nhì mái đẩy, miền quê của Sông
Hương Núi Ngự đã lắng sâu vào trong từng câu chữ để tao cho Tố Hữu có một giọng
điệu rất riêng trong thơ mình, đó chính là chất ngọt ngào sâu lắng và tha thiết. Tố Hữu
sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, cha và mẹ tố Hữu đều là những
người yêu thích sưu tầm văn học dân gian. Có lẽ chính từ buồng sữa tinh thần ấy đã hội
tụ trong con người Tố Hữu tình yêu với ngôn ngữ văn học dân tộc và cũng tạo thành chất
riêng trong thơ của Tố Hữu đó chính là đậm đà tính dân tộc.
b) Sự nghiệp Cách mạng:
Tố Hữu sớm tham gia cách mạng, từ những năm 1936-1939 thời kỳ cách mạng dân chủ.
1938-1986 thời kỳ đất nước đổi mới sau chiến tranh. Tố Hữu tích cực trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông cũng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ
máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cả một đời son sắt kiên trung trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc

- Bước vào tuổi thanh niên đúng vào dịp phong trào Mặt trận dân chủ đang sôi nổi.

- Ông giác ngộ hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, được kết nạp Đảng năm
18 tuổi (1938)

- Từng bị bắt và giam cầm nhiều nhà tù, trốn khỏi nhà tù và ra bắc hoạt động.

- Năm 1945 trở về Huế tham gia tổng khởi nghĩa.

- Sau cách mạng tháng 8/1945, Tố Hữu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật

c) Vị trí và một số giải thưởng tiêu biểu:


- Từng giữ những chức vụ trọng trách của nhà nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất
Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Giải nhất giải thưởng Văn học hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) tập thơ
Việt Bắc

- Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996)

- Huân chương sao vàng 1994 cùng một số giải thương danh giá khác, …

II. PHONG CÁCH SÁNG TÁC:


Nhắc đến những tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu, những tập thơ nổi tiếng như Từ ấy, Việt
Bắc Gió lộng, ra trận, máu và hoa, một tiếng đờn, ta với ta và chỉ nghe tên các tập thơ
thôi chúng ta đã thấy được nội dung trong thơ của Tố Hữu luôn luôn phản ánh những
chặng đường cách mạng của dân tộc hay có thể nói Con đường cách mạng và con đường
thơ ca của Tố Hữu Như Hòa làm một.

a) Về nội dung:
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình-chính trị sâu sắc

+ Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người
cách mạng, của cả dân tộc.

+ Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng đồng
dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước,
đời sống cách mạng và thường hướng đến tình yêu lí tưởng , tình cảm lãnh tụ, tình
đồng bào đồng chí.

+ Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, đồng bào, lòng yêu nước thương dân, ân
tình cách mạng.

- Thơ Tố Hữu mang tính sử thi

+Thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất
toàn dân.

+Tố Hữu tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng
tác động đến vận mệnh dân tộc.

+Nhân vật trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân
tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.

b) Về nghệ thuật:
“Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan
cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là
những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những
con người mới của thời đại.”
(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
Vâng đúng vậy, Tố Hữu thật sự là con chim đầu đàn của nền thơ ca Việt Nam hiện
đại. Độc giả không chỉ biết đến ông với phong cách nội dung là trữ tình chính trị
sâu sắc mà nổi bật hơn hết là phong cách nghệ thuật mang đậm tính dân tộc.

+ Vốn được thừa hưởng từ điệu hồn người con xứ Huế, từ những câu ca, điệu
hò, … nên Tố Hữu mang trong mình những giọng điệu đậm chất riêng biệt: tâm
tình, ngọt ngào, tha thiết.

+ Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ của dân tộc, đặc biệt là các thể thơ truyền
thống: lục bát, song thất lục bát, … một cách lôi cuốn và sáng tạo.

+ Sử dụng từ ngữ gần gũi, dân dã, lời ăn tiếng nói quen thuộc trong nhân gian,
những so sánh, ví von truyền thống cũng được đề cập phổ biến trong thơ Tố Hữu.

+ Nét nổi bật trong phong cách thơ ông là thể hiện chiều sâu của tính dân tộc
thông qua nhạc điệu.

“Âm nhạc như hồn của dân tộc, theo sát các ý thơ của Tố Hữu, làm cho
hiện đại mà vẫn rất Việt Nam” (Chế Lan Viên)

+ Phát huy sự phong phú của Tiếng Việt: sử dụng tài tình từ láy, phối hợp âm
thanh, nhịp điệu, vần, tạo nên chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc.

⟹ Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu là hướng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi
đổi mới. Sự thành công, những dấu ấn để lại trên con đường tri thức của ông đã
minh chứng cho sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong
hình thức đẹp đẽ của thơ ca.

III. TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:


*TỪ ẤY
Trong tập thơ “Từ Ấy”, Tố Hữu đã đề cập hết các hiện tượng xã hội được thể hiện
trong thơ mới lãng mạn và văn học nghệ thuật phê phán đương thời, qua mỗi hiện
tượng ông điều phát hiện ý nghĩa chính trị của chúng, ông nhìn ra giải pháp cho
mọi vấn đề bằng con đường đấu tranh chính trị. Điều đó thể hiện rõ nét ngay bài
đầu của tập “Từ Ấy”, bài Mồ Côi. Minh chứng rõ ràng là ngay trong bài đầu trong
tập thơ “Từ Ấy”. Nhà thơ mất mẹ từ khi ông còn bé, ông nhắc đến mẹ với những
lời thơ rất mực thiết tha nhưng trong đó cũng nhắc đến và gắn liền với lòng biết ơn
đảng “Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con chưa biết gì”, hay “Mẹ
ơi, mẹ sinh con ra trong cực khổ. Mẹ chưa hay từ đó có Liên Xô. Có Lê-nin hằng
che chở con thơ...”. Với thơ ca, Tố Hữu luôn đặt lý tưởng cách mạng lên đầu và có
thể nói ông là một nhà thơ chỉ biết có cuộc sống duy nhất - cuộc sống chính trị.

Bài thơ “Từ Ấy” trong tập thơ Từ Ấy thể hiện lý tưởng cách mạng sâu sắc của
người ông vì một lý tưởng cao đẹp, nguyện cống hiến một đời cho sự nghiệp cách
mạng của Đất nước. Ở thời điểm lúc bấy giờ bài thơ không chỉ là nỗi niềm của Tố
Hữu mà còn truyền cảm hứng đến rất nhiều người với tình yêu quê hương đất nước
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Mặc dù viết về các chặng đường cách mạng nhưng phong cách thơ Tố Hữu
không phải là những dòng viết phản ánh những con số, những sự kiện một cách
khô cứng mà người đọc sẽ thấy được ở đó có sự biểu hiện của những tình cảm tốt
đẹp của dân tộc, thể hiện niềm say mê trong những ngày tháng đầu được bước vào
hàng ngũ của Đảng. Giây phút ấy khiến cho tác giả nghẹn ngào, dường như không
nói được nên lời, chỉ có thể dồn trong hai từ "từ ấy".

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người


Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Tố Hữu sử dụng động từ mạnh “buộc”, ông muốn nhấn mạnh cá nhân mình
cùng với mọi người xung quanh phải thành một khối đoàn kết. Lí tưởng đầu tiên
được thể hiện ở lẽ sống tốt đẹp, sống chan hòa, đoàn kết với mọi người, hòa cái tôi
cá nhân vào trong cái ta chung của cả cộng đồng, dân tộc. Khi cá nhân hoà vào tập
thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện
nhận thức mới về lẽ sống chan hoà cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong
lẽ sống ấy ông ìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt
nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng của nhà thơ Tố Hữu.

“Tôi đã là con của vạn nhà


Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Lí tưởng của Tố hữu qua bài thơ “Từ ấy” còn được thể hiện ở lối sống yêu
thương đồng bào, không phân biệt giai cấp, dân tộc,thể hiện sâu sắc tình cảm gắn
bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một
thành viên trong “vạn nhà”.

Như vậy, Thơ Tố Hữu luôn gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Bao
trùm tập “Từ ấy” là cái tôi chiến sĩ. Với Tố Hữu, lý tưởng đẹp nhất là lý tưởng
cộng sản. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, thế sự. Ông
không cọi trọng thể hiện đời tư. Thơ Tố Hữu hướng người đọc về tương lai, khơi
dậy trong họ lòng tin tưởng, niềm say, ngợi ca nghĩa tình cách mạng. Nhờ vậy, thơ
ông tác động mạnh đến tình cảm của người đọc.

*VIỆT BẮC
Việt Bắc: bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu - một trong những tác phẩm tiêu biểu hơn
cả cho phong cách nghệ thuật thơ của ông. Qua đó, người đọc nhận thấy rất rõ rằng
điều làm nên nội dung cơ bản của thơ Tố Hữu là những tình cảm cách mạng, những
niềm xúc động trước các biến cố lớn lao của lịch sử đất nước. Tất cả được thể hiện
bằng một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc với giọng điệu ân nghĩa mà ở đó,
những chuyện lớn lao của cộng đồng thường được thổ lộ bằng “ngôn ngữ của yêu
thương”, dễ thấm sâu vào lòng người.

“Mình về mình có nhớ ta?


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

- Mình đi, có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu


Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

Mười dòng đầu của đoạn thơ tập trung biểu hiện nỗi nhớ về cảnh và người Việt
Bắc. Hai dòng đầu tiên với tính chất của một lời dẫn, thì tám dòng tiếp đó có kết cấu
tương tự một bộ tranh tứ bình truyền thống về chủ đề xuân – hạ – thu – đông. Dòng
trên khắc hoạ nét đặc thù của cảnh, còn dòng dưới lại gợi nhắc hoạt động của con
người. Cảnh và người quyện hoà, quấn quýt, tạo nên bức tranh sáng tươi giàu ý vị
lãng mạn. Qua đó cho ta thấy được, phẩm chất lạc quan cách mạng luôn hiện hữu
trong thơ Tố Hữu

“Mình về, rừng núi nhớ ai


Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

Mười dòng tiếp theo giống như những trang biên niên sử, gợi nhớ về một thời mà
cả Việt Bắc cùng những người kháng chiến đoàn kết chống lại kẻ thù. Việt Bắc là
một pháo đài bất khả xâm phạm, được xây dựng bằng sự đồng lòng, từ “rừng cây
núi đá”, sương mù “mênh mông bốn mặt” đến con người đều quyết tâm đánh thắng
quân thù. Với bài thơ này, Tố Hữu một lần nữa thể hiện tài nắm bắt không khí chân
thực của các giai đoạn lịch sử khác nhau bằng những dòng chữ cô đọng nhưng giàu
tính biểu tượng. Trong bốn dòng cuối của bài thơ, một loạt địa danh được nhắc đến
như Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao-Lạng, và Nhị Hà. Đây đều là
những địa danh cách mạng gắn liền với những chiến công của quân và dân ta. Điều
này càng chứng tỏ tình cảm cách mạng, vấn đề cách mạng luôn là một bộ phận quan
trọng trong thơ Tố Hữu.

Thơ Tố Hữu có khả năng thuyết phục người đọc thật đặc biệt. Ông đã nói về
những chuyện chung của cộng đồng bằng lời thơ thấm đẫm yêu thương, như lời của
ta, mình bộc lộ tình cảm trong ca dao. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu bình dị và đậm sắc thái
truyền thống: có lúc điêu luyện và có lúc dân dã, mộc mạc như ca dao. Nhìn chung,
ngôn ngữ ấy rất phù hợp với thẩm mĩ quen thuộc của dân tộc. Đó là những lí do
không phải ngẫu nhiên để Việt Bắc đã một thời trở thành bài hát ru của bao bà mẹ
và là món ăn tinh thần không thể thiếu của những con người yêu nước, yêu cách
mạng.
*BÁC ƠI!

Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, là nhà thơ tiêu biểu
cho khuynh hướng trữ tình chính trị. Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, nhân vật trong
thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc
lịch sử và thời đại. Bác Hồ là một đề tài và nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng
đường sáng tác của Tố Hữu. “Bác ơi” là một tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ
trong tập thơ “Ra trận”. Được viết khi chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của Đảng
và dân tộc ta, vừa qua đời, bài thơ là lời khóc Bác bằng thơ, bộc lộ nỗi đau xót, tiếc
thương của tác giả nói riêng và cả đại dân tộc Việt Nam nói chung.

Trong nỗi đau lớn lao ấy, nhà thơ đã cảm nhận chính xác và thấu hiểu phẩm chất
đạo đức cao cả, tuyệt vời của Bác.

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế


Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

Lòng nhân đạo cao cả, bao la của Bác đã được Tố Hữu xúc động ngợi ca. Trái tim
mênh mông của Người đã ôm trọn non sông, chở che cuộc đời muôn người.

Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, đồng bào, lòng yêu nước thương dân và
những ân tình cách mạng

“Bác sống như trời đất của ta


Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”
Tố Hữu đã sử dụng câu chữ với một sự kính yêu, tôn thờ, trân trọng hết mực dành
cho Bác. Ở đây là khi nhà thơ so sánh Bác với "trời đất của ta". Tác giả say mê viết
về tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà thân gần của Hồ Chủ tịch. Đó là một tình
yêu lớn của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.

“Bác để tình thương cho chúng con


Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muốn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Sự khiêm tốn, giản dị và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tố Hữu ca
ngợi bởi lời thơ trang trọng, với sự sáng tạo và những hình ảnh độc đáo. Sống giản
dị, dành trọn yêu thương cho cuộc đời, là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất
của hình tượng Hồ Chí Minh.

Trong bài thơ “Bác ơi!”, lí tưởng và lẽ sống, niềm vui và tình thương, ân nghĩa và
đức hi sinh, sự giản dị, ... của Người đã được hiện lên vừa cụ thể, sinh động, vừa
cao cả, lớn lao. Hình tượng Bác Hồ thật vĩ đại mà gần gũi với mỗi người dân Việt
qua tiếng thơ Tố Hữu.

*Nhìn nhận:

Giáo sư Trần Đình Sử, tác giả từng có công trình “Thi pháp thơ Tố Hữu”, đã nói:
“Thơ Tố Hữu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người Việt
Nam, đã là người Việt Nam thì không mấy ai là không thuộc thơ Tố Hữu…” đấy là
giá trị lớn của thơ Tố Hữu đối với nền văn học dân tộc cũng như con người và đất
nước Việt Nam.

Sinh thời, nhà thơ Tố Hữu đã từng nói rằng “Tôi đến với thơ bằng tất cả tấm lòng,
từ một kho tàng thơ ca đồ sộ đến những dòng thơ tạm biệt cuối cùng cũng là để
dâng hiến cho đời.” Ngay từ trước cách mạng thơ Tố Hữu đã có sức thu hút và
cuốn hút, giục giã, khích lệ công chúng đến với cách mạng, cho đến những vần thơ
cuối cùng trước khi giã biệt cuộc đời, khép lại một hành trình sáng tạo, bền bỉ, dẻo
dai hơn sáu thập niên:

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất,


Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất,
Sống là cho. Chết cũng là cho.

You might also like