Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

ĐỀ 2020 - 2021

I. NHẬN ĐỊNH

1. Trong CTCP, chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng
giám đốc.

=> Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 275 Nghị định 155/2022/NĐ-CP thì “Chủ tịch Hội
đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01
công ty đại chúng.” Nếu đây chỉ là CTCP thông thường thì chủ tịch HĐQT được kiêm
nhiệm chức danh Tổng giám đốc trong công ty, nhưng nếu CTCP này là công ty đại
chúng thì không được kiêm nhiệm. Do đó, không phải trong bất kỳ CTCP nào thì chủ
tịch HĐQT cũng được kiêm chức Tổng giám đốc.

2. Thành viên độc lập HĐQT bắt buộc phải có trong công ty đại chúng.

=> Sai. Căn cứ khoản 3 Điều 276 Nghị định 155/2022/NĐ-CP: “Trường hợp công ty
đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều
137 Luật Doanh nghiệp”. Như vậy, không phải tất cả Công ty đại chúng đều bắt buộc
có thành viên độc lập HĐQT.

3. Quy chế nội bộ về quản trị công ty là văn bản nội bộ có giá trị pháp lý cao nhất
trong công ty đại chúng.

=> Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 270 Nghị định 155/2022/NĐ-CP thì: “Quy chế nội bộ
về quản trị công ty được Hội đồng quản trị xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông
thông qua. Quy chế nội bộ về quản trị công ty không được trái với quy định của pháp
luật và Điều lệ công ty”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quy chế nội bộ về
quản trị công ty không phải là văn bản nội bộ có giá trị pháp lý cao nhất và Điều lệ
công ty mới là văn bản nội bộ có giá trị pháp lý cao nhất trong công ty đại chúng.

4. Thành viên HĐQT không điều hành chính làm thành viên độc lập HĐQT.

=> Sai. Căn cứ khoản 56 Điều 3 Nghị định 155/2022/NĐ-CP thì thành viên HĐQT
không điều hành là “thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (sau đây gọi là
thành viên không điều hành) là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Tổng giám
đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và những người
điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty”. Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 155
LDN 2020 thì: “Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ
nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ”. Như vậy, thành viên độc lập HĐQT không phải là người
từng làm thành viên HĐQT.

5. Trừ trường hợp công ty đại chúng là tổ chức tín dụng thì công ty đại chúng
không được cung cấp khoản vay cho cổ đông.

=> Sai. Ngoài trường hợp công ty đại chúng là tổ chức tín dụng thì còn trượng hợp
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 293 Nghị định 155/2022/NĐ-CP.

1. Trong CTCP bắt buộc phải có thành viên không điều hành

Nhận định: Sai.

Giải thích: Luật chứng khoán quy định như thế nào là đại chúng như thế nào là
không đại chúng.

Nếu là công ty cp mà chưa đại chúng thì không bắt buộc (áp dụng LDN 2020)

Nếu là công ty cp đại chúng thì bắt buộc theo Nghị định 155 điều 276. Phải có ⅓ số
thành viên không điều hành.

2. Trong công ty cổ phần đại chúng, bắt buộc phải có thành viên độc lập hội
đồng quản trị.

Nhận định: Sai theo Nghị định 155 Điều 276

Giải thích: có quyền được lựa chọn giữa hai mô hình nếu công ty đại chúng chưa
niêm yết

3. CTCP đại chúng được quyền lựa chọn giữa hai mô hình.

Nhận định sai. Chỉ có chưa niêm yết mới được chọn. CTPT đã niêm yết, phải có
TVĐLHĐQT (UBKT).

4. Bầu TV HĐQT trong công ty CPĐC có bắt buộc phải bầu dồn phiếu hay
không
Bầu thành viên hội đồng quản trị của đại chúng và không đại chúng không có gì
khác biệt. Khoản 2 Điều 148 LDN 2020

5. Nếu điều lệ không nhắc gì tới thì lập tức bầu dồn phiếu.

Khoản 3 Điều 148 LDN 2020.

6. CTCP đại chúng có quyền lựa chọn mô hình // có thành viên hội đồng quản
trị độc lập hoặc không

Sai. Nếu công ty đại chúng là công ty đã niêm yết thì dù có chọn mô hình nào đi
nữa thì cũng buộc phải có thành viên hội đồng quản trị độc lập.

7. Công ty CPĐC không bắt buộc phải có thành viên hội đồng quản trị độc lập

Sai. Công ty niêm yết phải có HĐQT ĐL dù có chọn mô hình nào đi chăng nữa
(276 NĐ 155)

II. TÌNH HUỐNG (TÌNH HUỐNG 4)

CTCP sản xuất thương mại dịch vụ Anh Đào là công ty đại chúng. Trong điều lệ
công ty có quy định như sau:

“ Điều 35: Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo cơ chế
bầu dồn phiếu. Tiêu chuẩn kiểm soát viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và
quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020;

b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi: mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và người quản lý khác;

c) Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông
hoặc người lao động của công ty

2. Thù lao ban kiểm soát:


Mức lương và thù lao của từng thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị
thông qua và tổng quỹ lương, thù lao hàng năm của Ban kiêm. soát do Đại hội đồng
cổ đông thông qua.

3.Thẩm quyền ban kiểm soát

- Kiểm tra giám sát hoạt động của công ty

- Đánh giá tính chính xác, hợp lý của Báo cáo tài chính

- Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong hoạt động quản lý công ty.

- Kiến nghị Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp phát hiện các sai phạm tại công
ty.”

Nhận xét:

- Theo quy định tại Điều 169.1.c LDN 2020, kiểm soát viên không phải là người có
quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và người quản lý, tuy nhiên, Điều lệ lại dùng phương pháp liệt kê những người
không được làm thành viên tại Điều 35.1.b “Quan hệ gia đình” rộng hơn so với việc
liệt kê, liệt kê sẽ thiếu, có thể có những mối quan hệ ngoài quan hệ nêu trên nhưng
vẫn là quan hệ gia đình căn cứ (Khoản 22 Điều 4 LDN 2020: “22. Người có quan
hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ
chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột,
anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của
vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.”)

Do đó, điều lệ quy định tại Điều 35.1.b là trái với quy định PL và nếu thành viên
của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác cử cô, dì, chú, bác… làm thành viên BKS thì dẫn đến tình trạng kiểm soát chỉ
mang tính hình thức. Để những người này kiểm soát gia đình của mình là không
hợp lý. Chính vì vậy, đối với những TH quyền lợi của cổ đông bị ảnh hưởng và yêu
cầu HĐQT triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ nhưng không triệu tập, yêu cầu BKS nhưng
BKS vẫn im lặng.

- Theo Điều 169.1.b LDN 2020, Điều 286.3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, kiểm
soát viên phải được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế
toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. BKS có vai trò kiểm soát Báo cáo tài chính,
nếu BKS không có chuyên môn thì khi đọc Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế
toán…) sẽ không phát hiện ra số liệu nêu ra thật hay giả (tình trạng vẽ số liệu),
BKS sẽ không biết công ty kinh doanh lỗ hay lãi, công ty có đang khó khăn về tài
chính hay không, dẫn đến cổ đông không biết vấn đề này. Điều này làm ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư của cổ đông (Nếu công ty đang khó khăn => nhà đầu tư, cổ
đông sẽ không góp thêm vốn để thực hiện dự án mới; nếu công ty lợi nhuận tốt thì
cổ đông, nhà đầu tư góp thêm vốn để thực hiện dự án khác).

=> Theo Điều lệ có quy định BKS làm nhiệm vụ đánh giá tính chính xác, hợp lý
của Báo cáo tài chính, hỗ trợ HĐQT… nhưng Điều lệ không quy định về kiến thức
chuyên môn nên dẫn đến hoạt động QT không hiệu quả.

- Căn cứ vào Điều 172.1 LDN 2020, Kiểm soát viên được trả thù lao theo quyết
định của ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ quyết định tổng mức tiền lương, thù lao… của Ban
kiểm soát. Điều lệ công ty quy định “Mức lương và thù lao của từng thành viên
BKS do HĐQT thông qua và tổng quỹ lương, thù lao hằng năm của BKS do
ĐHĐCĐ thông qua”. Ở đây, mức thù lao chung của BKS do ĐHĐCĐ quyết định,
điều này phù hợp với quy định của LDN 2020. Tuy nhiên, Điều lệ công ty quy định
thêm mức thù lao của từng thành viên BKS do HĐQT quyết định. BKS là người
kiểm soát HĐQT, điều này có nghĩa HĐQT trả lương cho chủ thể kiểm soát mình.
Quy định này là không phù hợp, làm ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT.

=> Trên thực tế, có rất nhiều Điều lệ công ty lại quy định như vậy.

- Thẩm quyền của BKS được quy định trong Điều lệ công ty rất chung chung,
không thực quyền. Nếu so với LDN thì không trái luật, tức LDN và Điều lệ công ty
quy định như nhau. Điều này dẫn đến vai trò của BKS không hiệu quả (bù nhìn,
không có thực quyền). Quyền lực của HĐQT lớn nhưng BKS phát hiện vấn đề gì
sai sót cũng chỉ hỗ trợ, góp ý với ĐHĐCĐ mà không có thẩm quyền đình chỉ
quyết định (VD: BKS phát hiện HĐQT đang thực hiện quyết định trái với
ĐHĐCĐ cũng không có quyền đình chỉ, chỉ kiến nghị với ĐHĐCĐ). Tuy nhiên,
việc triệu tập ĐHĐCĐ thuộc thẩm quyền của HĐQT nên từ lúc BKS phát hiện vấn
đề cho đến lúc công ty triệu tập ĐHĐCĐ để giải quyết vấn đề cần khoảng thời gian
dài. Trong khoảng thời gian này, quyết định của HĐQT vẫn tiếp tục thực hiện mặc
dù BKS phát hiện quyết định này trái luật, trái Nghị quyết ĐHĐCĐ.

=> Các chủ thể trong công ty có nhiệm vụ hỗ trợ để hoạt động công ty tốt hơn cho
dù mỗi chủ thể có nhiệm vụ khác nhau. Do đó, mặc dù BKS kiểm soát HĐQT
nhưng vẫn có thể hỗ trợ HĐQT trong hoạt động quản lý công ty nhằm giúp QTCT
hiệu quả.

=> Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ nhưng không triệu tập, thì BKS có thể yêu
cầu triệu tập, nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian.

- Vẫn thiếu quy định về trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát. => ảnh hưởng đến
vấn đề giải quyết tranh chấp, vì khi đó ai sẽ là người có thẩm quyền triệu tập
ĐHĐCĐ.

- BKS không nhất thiết là người lao động của công ty => NLĐ của công ty có thể
làm thành viên BKS. Tuy nhiên, điều này không có sự khách quan, nhân viên được
HĐQT tuyển dụng lại đi kiểm soát HĐQT thì không khách quan.

TÌNH HUỐNG 1: Điều lệ công ty trái với LDN thì sẽ theo LDN:

Công ty TNHH X được thành lập với hai thành viên A và B, Trong đó A góp 80%
vốn và B góp 20% vốn. Trong điều lệ công ty có quy định lợi nhuận sẽ được chia
đều cho cả hai (50% - 50%% không phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn thực tế). Nhưng
sau một vài năm công ty có lợi nhuận lớn và A cảm thấy mình bị ảnh hưởng quyền
lợi nên đã yêu cầu Tòa án hủy điều khoản đó trong điều lệ vì đã vi phạm khoản 3
Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2014: thành viên công ty TNHH “được chia lợi nhuận
tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật” và không có quy định điều lệ
được quy định khác.

Câu hỏi: Nếu các em là Thẩm phán liệu có tuyên vô hiệu điều khoản phân chia lợi
nhuận trên hay không? Tại sao?

Trả lời:
- Có một số điều luật mang tính hướng dẫn và điều mà ông A liệt kê là quyền thôi,
không phải nghĩa là nghĩa vụ bắt buộc, nếu không có thỏa thuận thì sẽ chia theo
phần vốn góp còn nếu có thỏa thuận thì sẽ được tôn trọng, trừ trường hợp bị tuyên
vô hiệu (hợp đồng vô hiệu).

- Sự thỏa thuận giữa A và B có ảnh hưởng đến hai người này nhưng không ảnh
hưởng đến công ty, đối tác,... Họ đã tự nguyện tham gia vào thỏa thuận này, không
lừa dối, không bị ép buộc nên không có lí do gì để tuyên vô hiệu.

* Có một số thẩm phán tuyên rằng vô hiệu vì ở Điều 181 LDN 2020 có quy định
thêm cụm từ “Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo
thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty”, vì thế thẩm phán cho rằng chỉ có công
ty hợp danh mới được quyền thỏa thuận lợi nhuận được chia còn các công ty trách
nhiệm hữu hạn thì không có cụm từ đó nên không được thỏa thuận chia % lợi
nhuận.

- nếu A muốn thay đổi tỉ lệ hưởng lợi nhuận thì khi có thay đổi điều lệ thì hợp để
bỏ phiếu biểu quyết -> sửa đổi điều lệ công ty -> nhưng nó chỉ có giá trị pháp lý kể
từ ngày có nghị quyết sửa đổi thông qua, còn khoản lợi nhuận và thỏa thuận trước
đó thì không thể thay đổi.

TÌNH HUỐNG 2: Điều lệ công ty vô hiệu

Công ty TNHH Lâm sản Toàn Thịnh được thành lập ngày 1-2-1992 theo Quyết
định số 38/GP-UB của UBND TPHCM có tám thành viên sáng lập. Điều lệ được
xây dựng dựa trên Luật Công ty năm 1990.

Từ khi được thành lập đến ngày 8-10-1997 công ty đã bốn lần thay đổi các thành
viên công ty, giảm số lượng thành viên xuống còn hai (bà Nguyễn Thị Bích Đào
và ông Lê Quang Chiêu), mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ nhưng điều lệ, vốn
điều lệ của công ty vẫn không thay đổi.

Trong quá trình hoạt động đến năm 2003, giữa các thành viên với công ty phát sinh
mâu thuẫn về việc phân chia lợi nhuận, sau đó các bên không tự giải quyết được,
phát sinh tranh chấp và bà Nguyễn Thị Bích Đào đã khởi kiện công ty ra TAND
TPHCM để yêu cầu được rút phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cho thành viên
khác theo giá thỏa thuận, nếu không chuyển nhượng được thì giải thể công ty. Ông
Lê Quang Chiêu – thành viên còn lại của công ty không đồng ý cho bà Nguyễn Thị
Bích Đào chuyển nhượng cho người ngoài công ty, cũng không mua và không giới
thiệu ai mua.

Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 243/XX-KTST ngày 28-9-2004, TAND TPHCM


chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có
trách nhiệm thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo
quyết định của Tòa án.

Ông Lê Quang Chiêu có đơn kháng cáo. Bản án kinh tế phúc thẩm số 72/KTPT
ngày 24-12-2004, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM quyết định bác đơn
yêu cầu của bà Nguyễn Thị Bích Đào do căn cứ vào điều lệ công ty (điểm b, điều 7,
quy định: “Việc chuyển nhượng phần hùn vốn được ưu tiên thực hiện giữa các
thành viên, nếu chuyển nhượng cho người ngoài công ty thì phải được đa số thành
viên tiêu biểu ít nhất là 80% vốn công ty ưng thuận”).

Khi thành lập công ty thì Điều lệ không trái luật cũ, nhưng luật mới ra đời thì Điều
lệ trái với Luật mới. Vì thế có cần phải sửa đổi điều lệ cho phù hợp hay không?

- LDN 2005 có quy định trong 02 năm phải sửa đổi điều lệ để phù hợp khi có luật
mới.

- LDN 2014, 2020 đã không còn quy định => không bắt buộc sửa đổi.

- Điểm b Điều 7 của Điều lệ phù hợp khi có 8 thành viên, nhưng còn còn có 2 thành
viên thì tỷ lệ 80% không còn phù hợp với thực tế nữa. Bây giờ, bà Đào đã được
quyền chuyển nhượng để đảm bảo được quyền lợi của thành viên.

TÌNH HUỐNG 3:

CTCP sản xuất nước khoáng Phú Ninh (xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Năm) thành lập trên cơ sở hợp tác đầu tư giữa CTCP đầu tư du lịch Hùng Cường và
CTCP tập đoàn kinh tế giáo dục Martin. Công ty có 3 cổ đông. Công ty Hùng
Cường (68% vốn), ông Võ Hoàng Phước (2% vốn) và CTCP Tập đoàn kinh tế -
giáo dục Mardin (30% vốn). Theo biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư, CTCP Hùng
Cường được quyền cử chủ tịch Hội đồng quản trị, kế toán trưởng còn Công ty CP
Marn được quyền cử giám đốc - đại diện theo pháp luật của công ty CP Phú Ninh.
Tuy nhiên công ty CP Phú Ninh hoạt động không bao lâu thì giữa các cổ đông xảy
ra tranh chấp và với tư cách là giám đốc CTCP Phú Ninh, ông Trần Quốc Bảo đã ra
quyết định cách chức kế toán trưởng - người được Ông ty Hùng Cường chỉ định.

Câu hỏi: Theo quan điểm các em ông Bảo có được quyền cách chức kế toán trưởng
của công ty hay không? Việc cách chức trên có bị xem là vi phạm thỏa thuận?

Trả lời

- Nếu Quyết định cách chức Kế toán trưởng có hiệu lực thì phía Hùng Cường có
thể lựa chọn một Kế toán trưởng mới, ông Bảo lại tiếp tục cách chức Kế toán
trưởng mới thì dẫn đến một hệ lụy là mâu thuẫn nội bộ.

- Giám đốc quyết định chức danh kế toán trưởng theo LDN. Bầu, miễn, bãi kế toán
trưởng do người đại diện theo PL của công ty quyết định theo Điều 50 Luật Kế
toán.

=>Thỏa thuận không có trái luật nhưng hoạt động quản lý công ty liên quan đến
điều hành công ty, ảnh hưởng đến nhiều chủ thể nên sự tự do thỏa thuận khó có thể
chấp nhận.

- Có sự khác biệt với tình huống 01, vì đối với thỏa thuận của tình huống 01 là lợi
ích giữa 2 cổ đông, tuy nhiên thoả thuận ở tình huống 03 có sự ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý điều hành công ty – 01 pháp nhân được pháp luật công nhận, có tài
sản riêng. Nếu vị trí quản lý, kế toán trưởng liên tục thay đổi, làm không tốt thì sẽ
ảnh hưởng đến tài sản của công ty, ảnh hưởng đến nhân viên, khách hàng, bên có
liên quan, …

- Thỏa thuận này còn ảnh hưởng tới những cổ đông khác, xâm phạm đến lợi ích của
cổ đông khác khi mà thỏa thuận giữa hai cổ đông lớn có hiệu lực thì sẽ ràng buộc
các cổ đông nhỏ hơn, đây là trái với quy định của luật doanh nghiệp.

- Thực tế không tổ chức họp đại hội đồng cổ đông mà thỏa thuận chức danh giám
đốc. Các chức danh Hội đồng quản trị, kế toán trưởng, giám đốc đã được quy định
trong luật. Nếu các người được cử này làm không tốt thì sao? Ở đây, sự thỏa thuận
này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông khác.
* Tại sao lại có thỏa thuận cổ đông trong khi đã có điều lệ công ty?

- Thay đổi điều lệ thì phải họp ĐHĐCĐ.

- Chỉ những ai tham gia thỏa thuận thì mới bị ràng buộc.

- Giữ bí mật cho công ty và điều lệ công ty.

TÌNH HUỐNG 5:

A, B là 2 trong số các cổ đông sáng lập của CTCP đại chúng X. A cũng đồng thời
là TV HĐQT của công ty. Nhưng qua nhiều lần họp ĐHĐCĐ thì A đã không còn
trúng cử làm TVHĐQT.

Bất mãn với công ty, A và B đã thành lập 1 công ty TNHH hoạt động cùng ngành
nghề kinh doanh của công ty và bí mật lôi kéo khách hàng về công ty mới đã khiến
kết quả kinh doanh của CTCP X sụt giảm nghiêm trọng.

Các cổ đông và TVHĐQT còn lại của công ty X đã bức xúc và yêu cầu A,B rời
khỏi công ty. Nhưng A và B cho rằng Luật doanh nghiệp không cấm 1 người vừa là
cổ đông của CTCP và là TV của công ty TNHH.

Theo các em, A và B có vi phạm pháp luật doanh nghiệp không?

Trả lời:

Việc A và B thành lập CT TNHH hoạt động cùng ngành nghề với CTCP X không
trái quy định LDN 2020 vì 1 người vừa có thể làm cổ đông của CTCP vừa là thành
viên của CT TNHH.

- Theo Điều 165.1.c LDN 2020, thành viên HĐQT, GD/TGD và người quản lý
không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh,
tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Nếu 1 trong những đối tượng trên thành lập CT khác và lôi kéo khách hàng thì đã
vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty. Tuy nhiên ở TH này A, B không thuộc
1 trong các đối tượng nêu trên nên A, B không trái quy định PL.

=> Từ những gì phân tích trên thấy rằng luật quy định có lỗ hổng vì A, B không vi
phạm PL nhưng lại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCP X. TH
này, A, B chỉ cần bán cổ phần trong CTCP X, còn hoạt động của CTCP X đã bị ảnh
hưởng vì A, B đã lôi kéo khách hàng về CT TNHH của mình. Điều này làm ảnh
hưởng đến các cổ đông, nhà đầu tư…

Do đó, những quy định này cần đưa vào bản Điều lệ công ty, quy chế nội bộ của
công ty (bắt buộc với CT đại chúng).

* Ví dụ: TN của người quản lý: mặc dù không còn làm người quản lý của công ty
nhưng phải có nghĩa vụ không được cạnh tranh với công ty (nghĩa vụ hạn chế cạnh
tranh với công ty – KN này không phải cạnh tranh trong LCT vì LCT quy định giữa
các DN với nhau). Không nên cấm việc những người này thành lập công ty khác
nhưng có thể cân nhắc tiêu chuẩn để làm thành viên HĐQT và nếu không còn làm
thành viên HĐQT thì TN như thế nào. Nếu gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi
thường ra sao?

=> Điều 119.5 LDN 2020 quy định cổ đông có nghĩa vụ “bảo mật các thông tin
được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng
thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ
chức, cá nhân khác”. Về vấn đề này, không đủ bằng chứng để chứng minh A, B đã
dùng bí mật thông tin của CTCP X để lôi kéo khách hàng.

TÌNH HUỐNG 6: CHOLIMEX

1. Sửa đổi điều lệ công ty.

2. Bầu thành viên HĐQT.

=> Thông qua với tỉ lệ 67.08%. Masan phản đối vì điều lệ quy định việc sửa đổi
điều lệ công ty là 75% tổng số cổ phần của cổ đông tham gia biểu quyết. Các cổ
đông còn lại thì căn cứ theo quy định của LDN 2014 là ≥51%.

- Theo quy định tại Điều 144 LDN 2014 thì không cố định tỷ lệ biểu quyết, tối
thiểu là 51%, chỉ cần trên tỉ lệ tối thiểu này thì cụ thể tỷ lệ bao nhiêu thì sẽ do điều
lệ quy định. => không trái luật, phù hợp, không cần sửa.
- Tuy nhiên, cổ đông Masan này nắm quá nhiều tỷ lệ cổ phần (> 25%), Masan lại là
cổ đông có quyền phủ quyết, nên ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định của công
ty.

- Nếu Masan phản đối có lý do thì không có vấn đề, tuy nhiên trong nhiều TH,
Masan không hề đưa ra lý do mà chỉ phủ quyết vì mâu thuẫn nội bộ => ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công ty đã nộp đơn lên Ủy ban chứng khoán của Nhà nước, quy định về trách
nhiệm của cổ đông lớn làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, tuy
nhiên nếu họ gây cản trở thì họ bị xử phạt như thế nào, bồi thường thiệt hại cho ai –
cổ đông hay công ty.

=> Đây là việc xử lý những việc bế tắt của công ty.

- Nghị quyết không được thông qua.

* Bảng Điều lệ công ty vô cùng quan trọng:

- Hoạt động trôi chảy;

- Giải quyết bế tắc:

- Bảng ĐLCT là một công cụ để chống thâu tóm hiệu quả: đôi lúc đối tượng kinh
doanh sẽ thâu tóm công ty (thù địch) bằng cách nghiên cứu thâu tóm HĐQT. DDK
để trở thành HĐQT: thời gian làm việc => công ty đối thủ phải suy nghĩ người đề
bạt; bãi nhiễm thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì
phải bồi thường một số tiền (thường là lớn); công ty thay đổi cơ cấu thì các cổ đông
được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình => chi phí bỏ ra để thâu tóm
quá lớn;

TÌNH HUỐNG 7:

Nguyễn Văn H, là thành viên HĐQT đại diện cho 21% cổ phần của Công ty STT
đã khởi kiện yêu cầu ông Kakazu S, Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật của
Công ty bồi thường thiệt hại cho Công ty. Căn cứ để nguyên đơn khởi kiện là dựa
vào việc bị đơn gây thiệt hại cho công ty bởi các hành vi:
(i) Ký hợp đồng thuê văn phòng trái pháp luật để chuyển trụ sở công ty khi chưa
xin ý kiến của ĐHĐCĐ

(ii) Hành vi sử dụng người lao động là người nước ngoài khi chưa xin giấy phép lao
động dẫn đến Công ty bị Sở Lao động Thương binh và xã hội Tp HCM phạt 60
triệu

(iii) Hành vi sử dụng lái xe để tham gia kinh doanh vận tải mà không có hợp đồng
lao động dẫn đến Công ty bị thanh tra Sở GTVT Tp HCM phạt 12 triệu

(iv) Hành vi ký hợp đồng với xe liên kết hoạt động taxi không tuân thủ theo pháp
luật gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Công ty

Giải:

- Xem xét coi ông H có đủ 1% trên tổng số cổ phần phổ thông hay không?

- Xem xét các lỗi của ông Kakazu S:

+ Đối với hành vi (i): chưa có nghị quyết của ĐHĐCĐ, thay đổi trụ sở công ty thì
phải thay đổi điều lệ, giấy chứng nhận đk doanh nghiệp. => CÒn

+ Đối với hành vi (ii): Mặc dù ông này lấy lý do là vấn đề dân sự do Phòng nhân sự
quyết định nhưng theo BLLĐ 2015, tuyển dụng lao động phải do TGĐ chịu trách
nhiệm và phòng nhân sự cũng chịu sự điều hành và kiểm soát của TGĐ => Có lỗi
(Điều 63 LDN 2020 => phòng nhân sự cũng dưới quyền TGĐ)

+ Đối với hành (iii): TGĐ phải có nghĩa vụ cẩn trọng trong quản trị công ty. Do đó,
ông Kakazu S phải có trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng lao động và biết rằng có
những người lao động đang hoạt động mà không có HĐLĐ => Có lỗi

+ Đối với hành vi (iv): Trong trường hợp công ty taxi đó làm hồ sơ quá sạch, đẹp
thì rất khó để ông này không nhận ra việc công ty này không tuân thủ theo pháp
luật gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Công ty => Không có lỗi

TÌNH HUỐNG 8:

CTCP Toàn cầu là một công ty đại chúng, có cơ cấu tổ chức như sau:

- HĐQT gồm: A, B, C (C là chủ tịch HĐQT)


- Ban giám đốc gồm: B, D, E (B là tổng giám đốc đại diện theo pháp luật của Công
ty)

- Ban kiểm soát gồm: F, G, H

Trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2017 vì lý do sức khoẻ của B nên
toàn bộ hoạt động đều được giao lại cho D. Nhận thấy trong thời gian trên, D đã
không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và có những giao dịch mờ ám gây hại cho
Công ty, cổ đông M (nắm giữ 500 cổ phần phổ thông) đã nhiều lần nộp đơn yêu cầu
HĐQT, Ban kiểm soát xem xét cách chức D nhưng không được giải quyết. Vì vậy
tháng 10/2017, M khởi kiện ra Toà án nhân dân Tp HCM yêu cầu các TV HĐQT,
ông D, TV Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại cho Công ty. Hỏi:

1. Ông M có quyền khởi kiện không?

2. Nếu M có quyền trên, liệu Toà án có chấp nhận các yêu cầu của M

3. Chi phí tố tụng do ai chi trả

Giải:

- Có quyền khởi kiện nếu 500 cổ phần đó chiếm 1% cổ phần phổ thông. (dù là khởi
kiện trực tiếp hay phái sinh)

- Được kiện TVHĐQT nhưng không kiện được ông D (Phó Tổng Giám đốc), thành
viên Ban kiểm soát vì theo Điều 166 LDN 2020 thì chỉ quy định cổ đông khởi kiện
thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ.

- Điều 166 LDN quy định rất cụ thể các đối tượng có thể kiện được. Còn điều 173
LDN quy định về trách nhiệm của thành viên BKS, khi thành viên BKS có sai
phạm thì ĐHĐCĐ sẽ tiến hành họp.

=> Một lỗ hổng trong pháp luật Việt Nam, một thành viên nắm một vai trò rất lớn
trong công ty nhưng lại không thể kiện được người đó nếu người đó có sai phạm,
BSK có vai trò rất lớn đối vơi công ty nhưng cũng không thể kiện được, phải thông
qua cuộc hợp Đại hội đồng CĐ => vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số
không được đảm bảo.
- Để tòa án có thể chấp nhận khởi kiện thì phải chứng minh được thiệt hại => M
phải chứng minh. Nhưng cổ đông muốn xác định thiệt hại thì phải tiếp cận hồ sơ
công ty, nhưng điều này không hề dễ dàng với cổ đông của công ty. => không có cơ
chế bảo vệ cho cổ đông thiểu số.

- Chi phí tố tụng: phụ thuộc vào kết quả thắng kiện

+ M thắng kiện: chi phí của công ty;

+ M thua kiện: chi phí của M.

=> quy định cụ thể về chi phí thì luật chưa quy định rõ.

1. Điều 166 LDN 2020 quy định cổ đông, nhóm cổ đông muốn khởi kiện người
quản lý thì phải sở hữu ít nhất 01% cổ phần phổ thông nhưng không đề cập rõ tỷ
lệ sở hữu cổ phần này ở thời điểm khởi kiện hay thời điểm xảy ra tranh chấp.
Thực tế chưa có hướng dẫn nào nói về vấn đề này và không có vụ án nào mà TA từ
chối giải quyết vụ việc trong TH trên. Tuy nhiên, khi hỏi quan điểm của Thẩm
phán, CQ - Ban soạn thảo LDN thì đều đưa ra ý kiến rằng: việc sở hữu đó phải tại
thời điểm nộp đơn khởi kiện ra TA. Khi nộp đơn thì đương sự phải chứng minh
được mình có quyền khởi kiện, nếu không chứng minh được thì TA sẽ từ chối.
Khác với VN, các nước trên TG quy định cổ đông được quyền khởi kiện người
quản lý DN miễn không hết thời hiệu khởi kiện.

2. PLVN hiện hành không có quy định cụ thể về vấn đề này làm cho người áp dụng,
thực thi PL trở nên lúng túng. Trên thực tế, B vẫn được quyền khởi kiện vì B kiện
vì quyền lợi của công ty chứ không phải quyền lợi của mình. Việc quy định không
rõ ràng khiến cổ đông e dè trong việc khởi kiện phái sinh người quản lý.

=> Đây chính là lý do vì sao luật nước ngoài có quy định thì luật Việt Nam
cũng có quy định, nhưng điểm đánh giá quản trị của Việt Nam kém hơn vì luật
của VN chưa có cơ chế thi hành.

1. Vì sao cần bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số?

- Bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế.


- Công ty cổ phẩn là công ty đối vốn, dễ dẫn đến sự bất cân xứng trong công ty => ảnh
hưởng đến cổ đông thiểu số.

- Cổ đông thiểu số tuy có ít cổ phần nhưng số lượng lại rất đông, nếu không bảo vệ
quyền lợi của họ thì sẽ ảnh hưởng đến công ty.

2. Đánh giá hành lang pháp luật bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số.

- Nằm rải rác trong các luật khác như: chứng khoáng, tổ chức tín dụng, …

3. Vì sao lại bỏ đi vế “ít nhất 06 tháng trong luật doanh nghiệp 2005”:

- Các cổ đông mới cần nhiều thời gian tìm hiểu công ty, thông tin.

- Giảm bớt những thủ tục phức tạp khi khởi kiện những cổ đông lớn, chức vụ, nhân sự
cấp cao trong công ty.

TÌNH HUỐNG 9:

Ngày 18/7/2021 với tư cách thành viên HĐQT, ông Nguyễn T và bà Trịnh M yêu
cầu chủ tịch HĐQT công ty cổ phần S là ông Đình H phải triệu tập cuộc họp
HĐQT vì cho rằng thời gian qua chủ tịch HĐQT đã lạm quyền và gây thất thoát tài
sản của công ty.

Tuy nhiên ông H đã có văn bản trả lời rằng 2 thành viên HĐQT không đưa ra được
bằng chứng nên không có cơ sở triệu tập cuộc họp:

Ngày 21/7/2021 ông T và bà M đã tổ chức cuộc họp tại khách sạn X (gần trụ sở của
công ty S). Thư triệu tập được gửi đến tất cả 3 thành viên HĐQT còn lại nhưng chỉ
có T và M dự họp. Do đó ông T đã tuyên bố dùng cuộc họp.

ð Có 5 thành viên HĐQT.

Ngày 26/7/2021 ông T tiếp tục triệu tập cuộc họp lần 2 và tương tự phải dừng cuộc
họp. Đến lần triệu tập thứ 3 cũng chỉ có T và M tham dự. Do đó theo quy định của
Luật doanh nghiệp 2020, ông T đã tổ chức cuộc họp và thông qua NQ HĐQT số
03/2021 về việc bãi nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT của ông H và bầu M làm chủ
tịch HĐQT đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty S thay thế cho
ông H (tỷ lệ tán thành 100%), yêu cầu ông H phải bàn giao tài liệu, hồ sơ và con
dấu doanh nghiệp cho M.

Sau nhiều lần giải quyết nội bộ tại công ty không thành thì ngày 08/11/2021 ông H
đã gửi đơn ra Toà án nhân dân TPHCM yêu cầu huỷ Nghị quyết hội đồng quản trị
số 03/2021.

Tại phiên toà, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu. Bị đơn phản đối vì những lý do sau:

- Cuộc họp HĐQT của công ty do ông T tổ chức lần thứ 3 không hợp lệ theo quy
định tại điều 157 Luật doanh nghiệp 2020.

- Theo điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự thì Toà án không có thẩm quyền huỷ. NQ Hội
đồng quản trị vì đây là vấn đề nội bộ của công ty.

Quan điểm của các em đối với tranh chấp trên.

1. Quyền yêu cầu triệu tập HĐQT.

- Điểm c khoản 3 Điều 157 LDN thì triệu tập được, nêu lý do, mục đích, văn bản,
vấn đề này có thuộc thẩm quyền của HĐQT hay không.

- Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch HĐQT BẮT BUỘC phải triệu tập cuộc
họp. =>Có cơ sở.

- Trong vòng 07 ngày mà không triệu tập thì hai thành viên này được đứng ra triệu
tập: thư mới, lý do, … cho tất cả các thành viên HĐQT.

- Không đủ thành viên tham gia, nếu cố tình họp thì không thông qua Nghị quyết.

- Họp lần 02 -> tương tự.

2. Họp lần 03 -> Có áp dụng tương tự hay không?

=> Không áp dụng tương tự vì tính chất của những cuộc họp hoàn thành khác
nhau. Vì luật không quy định nên phải dựa vào điều lệ công ty. Nếu Điều lệ không
quy định thì không có cơ sở để xác định cuộc họp có hợp lệ hay không.

3. Trường hợp này thì sẽ giải quyết như thế nào khi điều lệ và luật đều không
có quy định.

- Theo Điều 166 thì chỉ có cổ đông … mới có quyền kiện người quản lý.
- Kiện thông quan cuộc họp Đại HĐCĐ bất thường mà HĐQT sẽ là người triệu tập
-> triệu tập họp HĐQT để ra quyết định họp Đại HĐCĐ.

- Thời điểm này thì cần đến BKS => vai trò vô cùng quan trọng.

=> Nếu BKS cũng không giải quyết được thì tình hình sẽ Rất phức tạp => công ty
rơi vào bế tắc => nghỉ việc kiếm chỗ khác làm đi 😊.
4. Liệu những tranh chấp trong công ty thì có thuộc thẩm quyền giải quyết
của Trọng tài hay không?

- Phải có thỏa thuận trọng tài mới giải quyết được.

- Thỏa thuận trọng tài sẽ nằm ở đâu.

You might also like