QUẢN TRỊ HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CƠ HỘI

Đối với bên nhượng quyền (Franchisor):


 Quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối được mở rộng một cách
nhanh nhất.
Ví dụ như thương hiệu nổi tiếng Highland Coffee trong vòng 7 năm nhờ
nhượng quyền đã đạt được hệ thống chuỗi cửa hàng lên đến 240 cửa hàng.
Thậm chí như thương hiệu E-Coffee của Trung Nguyên có ngay hơn 100 cửa
hàng ngay trong ngày công bố sự kiện 10/08/2019, và mục tiêu có khoảng 3.000
cửa hàng vào năm 2020.
 Giảm các chi phí cho việc phát triển thị trường, thăm dò rủi ro cũng
như tăng nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
Lý do ngay các bên nhận nhượng quyền đã là một đối tác thực hiện công việc
thăm dò, nghiên cứu thị trường khu vực, do vậy việc đầu tư cho phát triển thị
trường được giảm đáng kể.
Một khoản thu khá lớn phải kể đến đó là phí nhượng quyền. Phí nhượng quyền
được thu lần đầu khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền và được thu định kỳ tỷ
lệ trên doanh thu.
Ví dụ như Highland thu phí nhượng quyền 7% trên doanh số, cộng thêm phí
quản lý hàng tháng 5% trên doanh số . Trung Nguyên Café thu 5% trên doanh
số…
 Tạo nên một hệ thống liên kết mạnh về tài chính và thương mại.
Franchise phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Do vây
một thương hiệu phát triển kinh doanh nhượng quyền tốt sẽ giúp mở rộng thị
trường, khách hàng tại các vùng miền trong một quốc gia, và rộng hơn là phạm
vi trong khu vực, thế giới. Hệ thống sẽ tác dụng bổ trợ, hỗ trợ nhau trong việc
quảng bá thương hiệu, uy tín cũng như phát triển khách hàng, thị trường.
Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập vào thị trường nội địa của các
quốc gia đang phát triển một cách hiệu quả mà không phải đối mặt với bất cứ
rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.
Đối với bên nhận quyền (Franchisor):
 Chỉ phải bỏ ra một số vốn nhỏ hơn nhiều so với việc tự xây dựng và
phát triển một thương hiệu mới tương đương
Bên nhận quyền sẽ phải bỏ các chi phí ban đầu như: chi phí nhượng quyền, chi
phí setup, chi phí đào tạo, chi phí quản lý… nhưng đổi lại bạn được kinh doanh
ngay lập tức một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Bạn cũng giảm thiểu
các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư xây dựng một thương hiệu mới;
 Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa;
Khi tham gia kinh doanh nhượng quyền, tất cả sản phẩm dịch vụ cho đến quy
trình hoạt động đã được chuẩn hóa: Từ thương hiệu, logo, banner, nguồn hàng,
các công thức kinh doanh, …
 Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn
mực
 Được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp
Bên nhận quyền sẽ được đào tạo về quản lý và kinh doanh, được hỗ trợ từ các
chương trình xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại,…) của thương hiệu
một cách thống nhất và trọn gọi;
Suy cho cùng, uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết
định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng
quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các nhà nhượng
quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều
hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt
động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ được uy tín của thương hiệu sản phẩm.
RỦI RO
Đối với Franchisor
 Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh;
Đây là nỗi lo lớn nhất của các thương hiệu có tên tuổi, uy tín. Cũng có thể thấy
một số thương hiệu không phát triển độc lập, chứ không mở rộng phát triển
thông qua hình thức franhchise.
Thương hiệu The Coffee House, sau 5 năm hoạt động thương hiệu này có
khoảng 200 cửa hàng. Nhưng CEO của The Coffee House vẫn tuyên bố “Chúng
tôi không bao giờ có ý định nhượng quyền. Việc nhượng quyền giống như việc
bạn đang trao con mình cho người khác.”
 Có nguy cơ đối mặt với sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh
 Hoạt động không tốt của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương
hiệu
Một thế mạnh khác đồng thời cũng là một nhược điểm là mong đợi của công
chúng khi họ đến mua dịch vụ hay hàng hóa từ một cửa hàng trong hệ thống
nhượng quyền thương mại. Chỉ cần thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ
sở đào tạo lập trình viên Aptech không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu
cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào mang cùng thương hiệu.
Chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới
toàn bộ chuỗi cung ứng. Để bảo vệ hệ thống, các nhà nhượng quyền thường áp
dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở
các phần tử trong toàn bộ hệ thống.
Một trong những “tai nạn” thường xảy ra là thương hiệu “nhái”. Do chất lượng
của các hàng giả thương hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách
hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhượng quyền và doanh thu
của nhà nhận quyền đơn lẻ. Hiện tượng này buộc các nhà nhượng quyền luôn
phải ở trong tư thế sẵn sàng để tham gia các vụ kiện vi phạm bản quyền. Thống
kê gần đây của Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết có hàng trăm cửa hàng
cà phê Trung Nguyên giả mà không thể xử lý và kiểm soát triệt để được.
Đối với Franchisee:
 Không được sở hữu thương hiệu của riêng mình;
Bên nhượng quyền không phải lo lắng về tên, về logo, banner, phương thức
kinh doanh, tiếp thị … nhưng ngược lại chúng không phải là sở hữu riêng của
bạn.
 Phải chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền và rủi ro từ
các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống;
Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của
người nhận quyền, thu phí nhận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng
(loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này
được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử
dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng quyền. Người nhận quyền vì thế
không được coi là một doanh nhân thực sự vì họ không có được sự tự lập cần
thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào
hệ thống, người nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hưởng của những rủi ro của
hệ thống
 Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước dẫn tới
có thể không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh
Người nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát huy những ý
tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. Từ các bí quyết công nghệ, nhãn
hiệu, lô gô, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài
trí cửa hàng, ... đều phải thực hiện đúng theo quy định nhà nhượng quyền. Bản
sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống.
Tóm lại, nếu kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại, về bản chất
các doanh nghiệp và cá nhân sẽ kinh doanh vì mình nhưng không phải tự mình.
Ví dụ: Nhượng quyền Mixue
Là một thương hiệu nổi tiếng có tên đầy đủ là Mixue Bingcheng, được thành lập
từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao, là chuỗi cửa hàng kinh doanh các sản phẩm
về kem tươi và đồ uống từ trà. Ngoài trà sữa ra thì cửa hàng bán kem tươi với
hương thơm béo, ngọt ngào là điểm vô cùng thu hút khách hàng, giá thành rẻ
chỉ bằng ⅕ các thương hiệu bấy giờ nên nhanh chóng vượt mặt các đối thủ
khác.
CƠ HỘI
Lợi thế cạnh tranh nổi bật của nhượng quyền Mixue
- Menu sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, hợp gu khách hàng
mục tiêu
Hướng đến khách hàng chủ yếu là trẻ em, học sinh và sinh viên, menu của
Mixue tập trung vào hai sản phẩm chính được đối tượng mục tiêu yêu thích nhất
là kem và trà sữa. Chỉ đơn giản là phần vỏ ốc quế giòn tan kết hợp với vị kem
ngọt lịm mát lạnh làm theo công thức riêng cũng khiến bao người trở thành “big
fan” của Mixue. Thương hiệu cũng ngày càng sáng tạo ra nhiều món kem mới
như kem lắc trái cây, kem trân châu đường đen,… Bên cạnh đó, các món trà sữa
nướng, trà sữa Bá vương, trà sữa 3Q,… với hương vị ngọt ngào béo ngậy cũng
được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Mặc dù hương vị của kem và trà sữa nhượng quyền Mixue được đánh giá là
không đến mức “Woa” như các thương hiệu cao cấp, thương hiệu này vẫn được
học sinh, sinh viên vô cùng yêu thích. Nắm bắt được sở thích của đối tượng
“hảo ngọt” này, hầu hết các món kem và đồ uống tại Mixue đều có vị ngọt đậm
ấn tượng đầy mê đắm.
- Mức giá cạnh tranh “không đối thủ”
Giá rẻ là một yếu tố cạnh tranh đem lại nhiều lợi thế khi nhượng quyền Mixue.
Có thể kể đến một số mặt hàng như trà sữa, kem với mức giá vô cùng “hạt rẻ”
đến mức các đối thủ khác phải ngán ngẩm. Khác với các chuỗi cà phê & trà sữa
lớn khác trên thị trường, giá cả đồ uống của Mixue nằm ở phân khúc thấp hơn,
với mức giá chỉ khoảng 25.000 đồng/cốc hay kem ốc quế giá 5.000 đồng,
10.000 đồng. Rẻ là ưu thế cực lớn mà bất cứ ai cũng nhớ đến khi nhắc tới
Mixue. Mức giá này cũng vô cùng “vừa túi tiền” với học sinh, sinh viên – đối
tượng khách hàng chính của thương hiệu.
Khi nhắc đến mức giá rẻ, nhiều chủ đầu tư sẽ lo ngại rằng liệu bán rẻ như vậy
thì có lãi được hay không hay do nguyên liệu đầu vào không đảm bảo? Thực ra,
chìa khóa giúp Mixue có thể bán mức giá cạnh tranh như vậy là do thương hiệu
tự sản xuất nguyên liệu chính để giảm chi phí sản xuất. Mixue xây dựng cơ sở
sản xuất và chế biến các nguyên liệu như đồ uống đặc (bột sữa lắc, bột trà sữa
và bột thực vật,…), siro (sucrose, nước trái cây), mứt, trà,… các thành phần tươi
như trái cây và trà. Qua đó, đảm bảo tăng tốc độ cung ứng, chất lượng sản phẩm
và hạ giá thành sản xuất.
Lợi ích khi hợp tác nhượng quyền với Mixue
- Đa dạng sản phẩm chất lượng
Mixue tập trung phát triển hai dòng sản phẩm chính là kem và trà sữa, nhắm tới
khách hàng mục tiêu là trẻ em, học sinh, sinh viên và giới trẻ. Đặc biệt, món
kem với vỏ ốc quế giòn tan và vị kem mát lạnh ngọt lịm, được chế biến theo
công thức riêng, đã chinh phục thành công đông đảo khách hàng.

Bên cạnh những món kem nổi tiếng như kem trân châu đường đen và kem lắc
trái cây, Mixue còn tự hào mang đến đa dạng các món trà sữa hấp dẫn không
kém. Điển hình như trà sữa nướng, trà sữa 3Q và trà sữa Bá Vương.

- Sản phẩm được lòng giới trẻ


Sản phẩm của Mixue mang hương vị riêng, mặc dù các sản phẩm nếu so với
các thương hiệu khác cũng không được đánh giá quá cao nhưng vẫn chiếm được
cảm tình của đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Hương vị ngọt béo, đậm đà bùi vị, tập trung đánh vào sở thích của nhóm đối
tượng trẻ này, lâu dài trở thành những món đồ uống ưa thích không thể thiếu.

RỦI RO

- Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền

Mixue đang kinh doanh với mô hình B2B (Business to Business) thay vì B2C
(Business to Customer). Mixue bán nguyên vật liệu, thiết bị, công cụ và phương
tiện cùng với việc thu phí quản lý, nhượng quyền và đào tạo cho các cửa hàng
nhượng quyền. Điều này khiến cho doanh thu của Mixue chủ yếu đến từ hoạt
động nhượng quyền.

Tuy nhiên, Mixue đã có kế hoạch và chiến lược phát triển đúng hướng, tránh
hiện tượng "mọc như nấm" của các cửa hàng nhượng quyền trong cùng một khu
vực. Thay vì tập trung quá nhiều vào việc mở rộng số lượng cửa hàng, Mixue
tập trung vào việc chọn lọc các đối tác nhượng quyền chất lượng và đảm bảo
mỗi cửa hàng có địa điểm kinh doanh và mô hình kinh doanh phù hợp.

- Thị trường trà sữa đã bão hòa

Thị trường trà sữa tại Việt Nam phát triển đáng kinh ngạc trong vài năm trở lại
đây. Sự phát triển này đồng thời cũng mang đến cơ hội và thách thức cho các
thương hiệu trà sữa như Mixue. Để thành công trong lĩnh vực này, Mixue cần
tìm được một vị trí mặt bằng thuận lợi và hạn chế cạnh tranh.
Trước khi đầu tư vào một vị trí kinh doanh, Mixue nên tiến hành nghiên cứu và
đánh giá thị trường, đặc biệt là vị trí kinh doanh. Mixue cần chọn một vị trí đắc
địa, có lưu lượng người qua lại đông đúc, dễ dàng tiếp cận và thuận lợi cho việc
quảng bá thương hiệu.

Mixue cần xem xét cạnh tranh trên thị trường và tìm cách hạn chế sự cạnh tranh
bằng cách phát triển sản phẩm độc đáo, chất lượng và giá cả cạnh tranh. Mixue
cũng có thể tìm kiếm các vị trí kinh doanh mới, có tiềm năng để mở rộng thị
trường và tăng doanh thu.

- Xu hướng tiêu thụ sản phẩm healthy

Trong cuộc sống hiện đại, việc ăn uống lành mạnh đang trở thành một trào lưu
trong giới trẻ. Điều này đặt ra thách thức cho các thương hiệu trà sữa như
Mixue, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để phát triển sản phẩm mới và
thu hút khách hàng mới.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Mixue có thể phát triển các sản phẩm trà
sữa ít đường, sữa hạt dinh dưỡng và các sản phẩm ăn uống lành mạnh khác.
Đồng thời, Mixue cũng có thể tăng cường quảng bá về chất lượng và giá trị dinh
dưỡng của các sản phẩm của mình để thu hút khách hàng quan tâm đến sức
khỏe.

Tuy nhiên, Mixue cần đảm bảo rằng các sản phẩm của mình vẫn có hương vị
ngon và đặc biệt để thu hút khách hàng, không chỉ là vì sức khỏe. Mixue có thể
tìm cách kết hợp giữa hương vị ngon và giá trị dinh dưỡng để tạo ra các sản
phẩm hấp dẫn cho khách hàng.

- Cạnh tranh khắc nghiệt


Việt Nam đang là một thị trường trẻ đầy tiềm năng trong ngành F&B, với lượng
tiêu thụ trà sữa nội địa rất lớn mỗi ngày. Hiện nay, hơn 30 thương hiệu trà sữa
đã và đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như
Ding Tea, Toco Toco, KOI Thé, The Alley, Royal Tea, Phúc Long,…

Thêm vào đó, sự xuất hiện của các thương hiệu trà sữa quốc tế đến từ Đài Loan,
Nhật Bản, Singapore… đã làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành. Khi
bước chân vào thị trường này, việc hiểu rõ và có giải pháp đáp ứng nhu cầu của
khách hàng là điều bắt buộc. Do đó, các doanh nghiệp cần không ngừng sáng
tạo, đổi mới và cập nhật xu hướng sở thích và mong muốn của khách hàng để có
thể phục vụ một cách kịp thời và hiệu quả.

1. Nên chọn nhượng quyền điều kiện khó hay dễ


Khi chọn điều kiện nhượng quyền, nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa điều kiện khó và
dễ để đảm bảo sự thành công và bền vững của quyết định. Cả hai loại điều kiện
đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phụ thuộc vào tình hình
cụ thể của doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh đề ra.

 Nếu chọn điều kiện nhượng quyền khó: Dù khó khăn và đòi hỏi nỗ lực
lớn, nhưng điều kiện này có thể mang lại lợi ích lớn và bền vững. Việc
đặt ra các điều kiện cao sẽ giúp tăng cường chất lượng đối tác và đảm bảo
uy tín của thương hiệu. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo rằng điều kiện
không quá khắt khe đến mức làm cho đối tác không thể thực hiện được.
 Nếu chọn điều kiện nhượng quyền dễ: Điều kiện dễ hơn có thể giúp thu
hút nhiều đối tác hơn và tạo cơ hội mở rộng mạng lưới kinh doanh. Tuy
nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc giảm chất lượng hoặc uy tín của
thương hiệu nếu không được quản lý cẩn thận. Ngoài ra, cần xem xét khả
năng thực hiện của đối tác để đảm bảo không gây ra rủi ro không mong
muốn.

Vì vậy, khi chọn điều kiện nhượng quyền, cần đánh giá cẩn thận và lựa chọn
phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh đề ra.
Cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc đặt ra điều kiện khó và dễ để đảm bảo sự thành
công và bền vững trong việc nhượng quyền.

2. Lợi ích và rủi ro của điều kiện nhượng quyền dễ

Lợi ích

1. Tăng cơ hội mở rộng thị trường: Nhượng quyền dễ giúp doanh nghiệp
nhanh chóng mở rộng thị trường mục tiêu mà không cần phải đầu tư
nhiều về vốn và thời gian.
2. Giảm rủi ro: Khi nhượng quyền dễ, doanh nghiệp không cần phải tự mở
rộng mạng lưới phân phối, tạo thương hiệu hay quản lý hoạt động kinh
doanh, giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh trực tiếp.
3. Tiết kiệm chi phí: Việc nhượng quyền dễ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí về quảng cáo, marketing, thiết kế sản phẩm và tạo thương hiệu.

Rủi ro

1. Độc quyền thương hiệu: Khi nhượng quyền dễ, doanh nghiệp có thể đối
mặt với việc mất độc quyền thương hiệu do việc nhượng quyền cho nhiều
đối tác khác nhau.
2. Kiểm soát chất lượng: Do không kiểm soát trực tiếp hoạt động của các
đối tác, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Rủi ro pháp lý: Việc không kéo giữ quyền kiểm soát hoạt động nhượng
quyền có thể dẫn đến rủi ro pháp lý nếu xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm
hợp đồng.

Ví dụ: Thương hiệu Sasin

Chi phí nhượng quyền mì cay sasin?


- Phí nhượng quyền

 TP Hồ Chí Minh và Hà Nội: 30.000 USD đối với hợp đồng 3 năm.
 Ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội: 15.000 USD đối với hợp đồng 3 năm.
- Chi phí ban đầu

 TP Hồ Chí Minh: Ước tính 80.000 USD


 Ngoài TP Hồ Chí Minh: 60.000 USD
- Chi phí duy trì

 Phí bản quyền: 5% tổng doanh thu hàng tháng

- Chi trả chi phí thiết kế và xây dựng theo báo giá của
Sasin: 6.000.000 đồng/mét vuông thi công hoàn thiện (không bao gồm
dụng cụ bếp, camera, wifi,…).
- Diện tích xây dựng bãi xe và bếp: Sẽ có báo giá riêng.
- Đảm bảo chi phí đào tạo nhân viên: 3.000.000 đồng/người (tối đa
3 người).
- Đáp ứng yêu cầu về doanh số:
 Đơn hàng đầu tiên từ 80.000.000 đồng trở lên.
 Đơn hàng thứ 2 từ 3.000.000 đồng trở lên.

Điều kiện để nhận nhượng quyền mì cay sasin?


- Vị trí

 Nằm trên trục đường lưu thông chính tại các quận, tỉnh, thành phố.
 Tọa lạc tại khu vực tập trung nhiều thương hiệu lớn, quán ăn nổi tiếng và
khu vui chơi giải trí sầm uất.
 Gần các trường cấp 3, cao đẳng, đại học – nơi tập trung đông sinh viên,
học sinh.

-Đáp ứng diện tích tối thiểu:

 Nhà góc phố: Chiều ngang 5m, chiều dài 15m, 1 trệt 2 lầu.
 Nhà mặt tiền phố: Chiều ngang 6m, chiều dài 15m, 1 trệt 2 lầu.

3.Lợi ích và rủi ro của điều kiện nhượng quyền khó

Lợi ích

1. Tạo thêm cơ hội kinh doanh: Việc thiết lập điều kiện nhượng quyền khó
có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho người nhượng quyền và
người nhận quyền. Bằng cách này, họ có thể mở rộng hoạt động cũng như
địa bàn hoạt động.
2. Bảo vệ thương hiệu: Việc thiết lập điều kiện nhượng quyền khó cũng
giúp bảo vệ danh tiếng và uy tín của thương hiệu. Người nhượng quyền
có thể đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ đảm bảo
rằng thương hiệu được duy trì và phát triển bền vững.
3. Hỗ trợ tư vấn và đào tạo: Người nhượng quyền có thể cung cấp hỗ trợ tư
vấn và đào tạo cho người nhận quyền để giúp họ hiểu rõ quy trình kinh
doanh cũng như giúp họ phát triển kỹ năng và khả năng quản lý kinh
doanh.

Rủi ro

1. Rủi ro về không nhất quán: Nếu điều kiện nhượng quyền quá khó hoặc
quá chặt chẽ, có thể dẫn đến việc không nhất quán trong việc thực hiện,
khiến cho việc quản lý và vận hành kinh doanh trở nên khó khăn.
2. Rủi ro về mất độc lập: Nếu điều kiện nhượng quyền khó quá lớn, người
nhận quyền có thể cảm thấy bị giới hạn trong quyền tự chủ và quyền
quyết định về hoạt động kinh doanh của mình.
3. Rủi ro về mối quan hệ: Nếu không có sự đồng thuận và hiểu biết chung
giữa người nhượng quyền và người nhận quyền về các điều kiện nhượng
quyền khó, mối quan hệ giữa họ có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến xung
đột.

Ví dụ: Thương hiệu KingBBG

-Theo số liệu được công bố tại website chính thức của King BBQ, số lượng cửa
hàng nhượng quyền của thương hiệu này chiếm khoảng 1/3 trên tổng số cửa
hàng của King BBQ tại Việt Nam.
Với nước giá trung bình của bữa ăn là 300.000 VNĐ/ người, King BBQ được
đánh giá là “ngôi sao hạng sang” trong hệ thống nhà hàng nướng tại thị trường
Việt Nam. Thương hiệu cho thấy quy mô cửa hàng lớn cũng như giữ được độ
hot thương hiệu đối với người dùng. Trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam
hiện nay, King BBQ chấp nhận nhượng quyền nhưng “kén chọn” đối tác nhận
quyền với nhiều tiêu chuẩn gắt gao. Đặc biệt, tiêu chuẩn về vốn đầu tư ban đầu
cao và nằm trong top nhượng quyền F&B.
-Điều kiện nhượng quyền KingBBQ
 Có ý tưởng nhượng quyền độc đáo, lâu dài.
 Có phương hướng phát triển phù hợp với thương hiệu.
-Chi phí nhượng quyền KingBBQ
KingBBQ yêu cầu đối tác nhượng quyền phải đáp ứng số vốn đầu tư tối thiểu từ
500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng. Chi phí này đã bao gồm toàn bộ các khoản như
phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý cửa hàng, phí thuê mặt bằng, phí
thiết kế cửa hàng, phí thuê nhân viên, phí chuyển giao công nghệ v.vv..

You might also like