LÝ LUẬN VĂN HỌC tóm tắt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

LÝ LUẬN VĂN HỌC

I. TÁC PHẨM VĂN HỌC


1. Khái Niệm
- Là một công trình nghệ thuật ngôn từ
- Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Không phải là một sản phẩm cố định - mang tính lịch sử, đa nghĩa, tùy theo cảm nhận của
từng người.
2. TPVH Là Một Hệ Thống Chỉnh Thể
- Mối quan hệ giữa Nội dung và Hình thức - mật thiết như tâm hồn và thể xác:
+ Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ yếu biểu hiện qua nhân vật
+ Hình thức: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại
3. Nội Dung Và Hình Thức TPVH
A. Nội dung
I) Khái niệm
- Bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
- Là quan hệ nhận định của con người về đời sống
- Vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá - cảm xúc đối với cuộc sống
Ii) Các khái niệm thuộc về nội dung
- Đề tài: là phạm vi cuộc sống được đề cập
- Chủ đề: là nội dung cuộc sống được đề cập
- Tư tưởng chủ đề: thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, nhân vật trong
tác phẩm
B. Hình thức
I) Khái niệm
- Là sự biểu hiện của nội dung
- Dựa trên chất liệu: ngôn ngữ đời sống, sự sáng tạo độc đáo
- Được xây dựng bằng cách tổng hợp những phương tiện diễn đạt
Ii) Các khái niệm thuộc về hình thức
- Ngôn từ: tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm
- Kết cấu: là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một chỉnh thể hoàn chỉnh
- Thể loại: quy tắc tổ chức hình thức văn bản, phù hợp với ND
4. Ý Nghĩa Của Nội Dung Và Hình Thức
- ND & HT có tính thống nhất cao sẽ có tư tưởng cao đẹp và NT hoàn mỹ
5. Mối Quan Hệ Giữa ND & HT
- Là một phạm trù triết học
- Hình thức phải là hình thức của nội dung
- Nội dung phải được thể hiện qua hình thức
- Mối quan hệ được biểu hiện qua hai mặt:
+ ND quyết định HT
+ HT phù hợp ND
- Thể hiện quá trình lao động công phu đầy tâm huyết của của người nghệ sĩ.
 “Tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác,
nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại.” (Belinxki)
 “Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là một phát mình về hình thức và một khám phá về
nội dung” (Leonit Leonop)
 “Văn chương nằm ngoài định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái
chết” (Sê đrin)
II. BẢN CHẤT VĂN HỌC
1. Bắt Nguồn Từ Cuộc Sống
- Văn chương đòi hỏi tác phẩm NT chất hiện thực
- Tác phẩm NT giá trị giúp người đọc nhận ra quy luật hiện thực và chân lý cuộc sống.
- Tác phẩm kinh điển sẽ chở theo tư tưởng lớn của thời đại
 “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực” (Grandi)
 “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu)
 “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kỳ lạ của
thiên nhiên thì không thề làm thơ” (Lê Qúy Đôn)
 “Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết _ Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày” (Chế Lan
Viên)
2. Cần Phải Có Sự Sáng Tạo
- Là quy luật đặc thù của văn học
- Phải phản ánh hiện thực còn thực hơn cuộc sống, bằng:
+ lăng kính NT chủ quan của tác giả
+ hơi thở thời đại
+ tình cảm của người viết
 “Nghệ thuật vừa giống lại vừa không giống cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc cuộc
đời thì đó là nghệ thuật mị đời, còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ
thuật dối đời” (Tề Bạch Thạch)
 “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”
III. CHỨC NĂNG VĂN HỌC
- Khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người trên ba mặt chính:
+ nhận thức
+ giáo dục
+ thẩm mỹ
=> CHÂN_ THIỆN_ MỸ
- Ba chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki)
1. Chức Năng Nhận Thức
- Khám phá những quy luật khách quan của đời sống và tâm hồn con người
- Đáp ứng nhu cầu muốn hiểu biết về thế giới của người đọc
 “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống.”
2. Chức Năng Giáo Dục
- Thể hiện góc nhìn của tác giả đến với vấn đề => tác động đến cảm xúc người đọc
- NT ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng làm đẹp cho đời
 “Nghệ thuật là câu trả lời cho thẩm mỹ con người, thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần
của con người, nâng con người lên” (Tố Hữu)
 “ Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”
(Nguyên Ngọc)
3. Chức Năng Thẩm Mỹ
- NT sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp
- Khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, dân tộc
- Mang đến cho người đọc những rung cảm, vừa ở cuộc sống dung dị bình thường vừa tượng
trưng mới lạ.
IV. CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
1. Là Đối Tượng Phản Ánh Của VH
A. Đối tượng trung tâm VH
- VH là khoa học về con người.
 “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki)
 “Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có một điểm tựa nhìn ra cả
thế giới” (Các Mác)
B. Những phương diện phản ánh tính cách con người trong VH
I) Con người tính cách
- Con người trong VH được nhận thức toàn vẹn và sinh động trong các mối quan hệ đời
sống:
+ phong phú
+ phức tạp
Ii) Con người tâm trạng
- Con người trong VH cảm nhận được hết những chuyển biến tinh tế và phức tạp trong
đời sống và thế giới tâm hồn của vạn vật xung quanh
2. Là Hình Tượng Văn Học
- Hình tượng là một phương thức đặc thù trong phản ánh của văn chương
- Vừa mang tính đặc trưng cụ thể, cá biệt, vừa mang tính khái quát
- Phải có tính thẩm mỹ cao
- Bao giờ cũng vượt qua ngoài giới hạn của mô tả trực tiếp, “không đáy” về ý nghĩa
V. THIÊN CHỨC CỦA NHÀ VĂN
- Phải là một cuộc đời sống thật và thực sự sống thật
- Tạo ra một tác phẩm được khai hóa theo tâm tưởng của từng độc giả
- Phải khơi động những giá trị cao cả
 “Một tác phẩm văn chương mà ai cũng hiểu và cảm nhận như ai thì đó là một tác phẩm
chết”
 “Sự trung bình trong văn học là một tội ác, là không thể chấp nhận được!” (Các Mác)
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHỆ SĨ
1. Luôn Sáng Tạo, Tìm Tòi Đề Tài Mới, Hình Thức Mới
- Người nghệ sĩ phải là người trinh sát với chiếc cần Ăngten nhanh nhạy nhận mọi tính hiệu
và làn sóng
- Sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn với thời đại.
 “Văn chương không cần một người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những gì chưa có.” (Nam Cao)
 “Nếu nhà văn không có lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn” (Sê
Khốp)
2. Biết Rung Cảm Trước Cuộc Đời
- Tâm hồn nhạy cảm đồng nghĩa với trái tim giàu tình cảm
- Nhập cuộc đời mình vào đối tượng miêu tả, chuyển cái khách quan đời sống thành caí chủ
quan của chính mình
- Quyết định giá trị và tầm cỡ tác phẩm.
 “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm)
3. Có Phong Cách Riêng
- Là hoạt động sáng tạo mang tính cá thể
- Đem lại tiếng nói mới cho văn học
- Qua:
+ cái nhìn, cách cảm thụ vấn đề cuộc đời
+ giọng điệu riêng
+ nét riêng trong lựa chọn và xử lý đề tài, chủ đề, đối tượng
+ sự thống nhất và ổn định trong phong cách NT
 “Mỗi công dân có một dạng vân tay_ Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ_
Không trộn lẫn” (Lê Đạt)
 “Đừng cho tôi đề tài, hãy chi tôi đôi mắt”
VII. PHONG CÁCH SÁNG TÁC
1. Khái Niệm
- Là một phạm trù thẩm mỹ
- Chỉ sự thống nhất ổn định trong hệ thống cấu thành tác phẩm
2. Đặc Điểm Phong Cách NT
A. Phong cách là con người của nhà văn
- vd: Nguyễn Tuân nhìn đời bằng cái tôi kiêu bạc và tự tin, ngưỡng mộ cái đẹp. Người từng
trải, đi nhiều, biết rộng và phóng khoáng, tự do => hình thành trong ông phong cách sáng
tác độc đáo, tài hoa, uyên bác.
 “Phong cách ấy là con người” (Buy Phông)
B. Phong cách là một sự lặp lại không đơn thuần mà là sự lặp lại có hệ thống, nhất quán
giữa cách cảm nhận độc đáo về thế giới và thi pháp NT (thống nhất giữa ND & HT)
- Phong cách được tạo ra bởi quá trình dài trui rèn và tích lũy kiến thức về thế giới và cảm
nhận về nhân sinh.
- Việc lặp phong cách của nghệ sĩ giúp độc giả dễ dàng phân biệt họ với người khác
- vd: giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân và
Nguyễn Minh Châu
C. Phong cách là nét riêng không trùng lặp
- Cùng là một chủ thể quan sát và đối tượng miêu tả, nhưng mỗi nhà văn sẽ có cách nhìn và
cách cảm khác nhau, độc đáo riêng biệt.
- vd: cùng là NT trào phúng:
+ Nguyễn Công Hoan người nhẹ nhàng, thâm thúy bằng các tình huống trớ trêu, nghịch
ngược
+ Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt như nguyền rủa vào bộ mặt đểu cáng
của xã hội
D. Phong cách là sự ổn định, nhất quán (nhưng không hẳn là tuyệt đối)
- vd: Nguyễn Tuân với đời văn trải qua hai thời kỳ quanh chuyển rõ nét những vẫn chung
quy lại về sự tôn sùng cái đẹp, độc đáo, tài hoa & uyên bác:
+ trước CMT8: ông viết theo cái ngông, cái sầu của một người sống trong thời đại tha hóa
về tinh hoa truyền thống và tìm về với quá khứ vàng son.
+ sau CMT8: ông hướng ngòi bút về đất nước và con người trong thời đại mới với một
tâm thế tự tin và tự hào.
E. Phong cách NT thường được biểu hiện rất phong phú
- Qua việc chọn ĐỀ TÀI:
+ nông thôn - thành thị
+ sự nhẹ nhàng, giản dị - sự dữ dội đau đớn, ám ảnh
- Qua việc chọn THỂ LOẠI:
+ mỗi người thành công ở một thể loại, đó cũng là phong cách riêng của họ
- Qua việc VẬN DỤNG NGÔN NGỮ
+ ngôn ngữ nhẹ nhàng sâu lắng - sắc bén, lạnh lùng, tàn nhẫn
+ lối viết dí dỏm thâm thúy - dữ dội, sắc sảo, sâu cay
- Qua việc SD GIỌNG ĐIỆU
+ tâm tình, ngọt ngào, đầy ân nghĩa
+ thấm đẫm tình triết luận
- Qua cách XD NHÂN VẬT TRUNG TÂM
+ Nhân vật chân dung - Nguyễn Tuân
+ Nhân vật tâm lý - Nam Cao
+ Nhân vật cảm giác - Thạch Lam
+ Nhân vật đấu tranh - Nguyễn Minh Châu
+ Nhân vật con người - Nguyễn Huy Thiệp
F. Phong cách NT là nét riêng, đậm tính cá thể nhưng vẫn liên quan mật thiết đến phong
cách chung của thời đại VH
- Tác phẩm NT chỉ thật sự có giá trị khi nó hướng về những yêu cầu tất yếu của thời đại,
cống hiến và phát triển vì dân tộc và đất nước, vì con người
- vd: Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận đều là nhà thơ của trường phong
cách lãng mạng thời kỳ bùng nổ của thơ mới.
G. Phong cách phải mang dấu ấn của thời đại (phản ánh thời đại)
- vd:
+ phong cách của Hồ Xuân Hương, Nguyễn du ra đời trong thời kỳ phong kiến, chịu nhiều
ràng buộc của quan niệm xã hội nên còn đậm tính phi ngã.
+ phong cách của Nam Cao, Nguyễn Tuân, Kim Lân lại ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc và
con người dần ý thức được rõ nét cái tôi của mình làm nên tính vô ngã cho tác phẩm
VIII. NHÀ VĂN - TÁC PHẨM - BẠN ĐỌC
1. Nhà Văn Và Tác Phẩm
- Tác phẩm là phương tiện để nhà văn thực hiện và hoàn thành thiên chức cao cả của mình
- Tác phẩm là điểm đến cuối cùng cho mọi tinh hoa, mọi tư tưởng tình cảm của tác giả
- Qua tác phẩm, nhà văn khẳng định được vân chữ của riêng mình.
- Tác phẩm giúp nhà văn vượt lên khỏi ranh giới của sự lãng quên, của cái chết và sự băng
hoại hướng tới cõi vĩnh hằng
- Nhà văn phải đứng giữa cuộc đời và vì cuộc đời để sáng tác
2. Bạn Đọc
- Là người đánh giá tác phẩm và đồng sáng tạo với tác giả
- Trong quá trình tiếp nhận, tác phẩm muốn được người đọc giữ lấy trong tim thì phải mang
đến cho họ các nhìn độc đáo, khác biệt, qua tác phẩm, người đọc thấy được tấm lòng của nhà
văn.
- Độc giả một khi muốn đánh giá một tác phẩm thì trước hết phải cảm được tác phẩm, hiểu
được lòng tác giả.
IX. THƠ

X. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA THƠ


- Tính nhạc
- Tính họa
- Tính điện ảnh
- Tính điêu khắc
XI. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA
1. Khái Niệm
- Là chất liệu, phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn chương
 “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ - là chất liệu của văn học” (Macxim Gorki)
2. Đặc Điểm
- Ngôn ngữ được xem là yếu tố tiêu biểu trong văn học
- Không phải là vẻ đẹp của trang sức hay một trò chơi phù phiếm mà là nét đẹp tỏa ra từ tâm
hồn và ánh lên từ cuộc sống
- Phản ánh chính xác, chân thực hiện thực, qua ngôn ngữ điêu luyện và bộc lộ tâm tư của
người nghệ sĩ (phong phú trong cách dùng từ để hàm ý hình ảnh thơ)
- Sử dụng từng ngữ trong sáng và chính xác
- Sử dụng từ ngữ thích hợp
- Ngôn ngữ toán lên sự cô đọng, hàm súc (nguyên lý Tảng băng trôi của Hê-ming-uê)
- Tính đa nghĩa (từ tâm tư của người này ta nhìn thấy được tâm tư của người đi trước và của
cả nhân loại)
- Là một ngôn ngữ có nhịp điệu
- Không ngừng vận động phát triển, ngày càng phong phú hơn cho ngôn ngữ toàn dân
XII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái Niệm
- Là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn học, được hiểu trên hai phương
diện:
+ số lượng: hầu hết các tác phẩm tự cố chí kim đều tập trung khai tác số phận con người
+ chất lượng: dù nhà văn có miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật nhưng đến cuối cùng vật
được gán vào đó phẩm chất con người
- Nhân vật được chia thành:
+ có tên rõ ràng
+ không có tên tuổi hoặc chỉ được gọi bằng một đại từ nhân xưng
+ nhân vật trung tâm được sử dụng một cách ẩn dụ:
* Chiến tranh và hòa bình (L. Tonxtoi) - nhân dân
* Đất dữ (G. Amado) - ca cao
* Chiếc quan tài (Nguyễn Công Hoan) - chiếc quan tài
2. Vai Trò Của Nhân Vật
- Nhân vật là hình tượng khái quát những tính cách, hiện thực của một tầng lớp người trong
xã hội.
- Thể hiện quan điểm của nhà văn về cuộc đời.
- Nhân vật còn là sự sáng tạo độc đáo của tác giả
 “Các nhân vật của tác phẩm NT không phải đơn giản là những bản dập của những con
người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác
giả” (Brecht)
3. Phân Loại Nhân Vật
A. Từ góc độ ND, phẩm chất nhân vật
- nhân vật chính diện
- nhân vật phản diện
B. Từ góc độ kết cấu
- nhân vật chính
- nhân vật trung tâm
- nhân vật phụ
C. Từ góc độ thể loại
- nhân vật trữ tình
- nhân vật tự sự
- nhân vật kịch
D. Từ góc độ chất lượng miêu tả
- nhân vật: con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm
- tính cách: là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong
- điển hình: là tính cách đã đạt đến độ thật sự sâu sắc, thống nhất giữa cái chung và cái riêng
4. Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nhân Vật
- ngoại hình
- nội tâm
- ngôn ngữ
- hành động (quan trọng nhất, qua đó thể hiện tính cách nhân vật)
XIII. TÌNH HUỐNG TRUYỆN
1. Khái Niệm
A. Về bản thể: là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa
=> Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của
quan hệ đời sống.
B. Về hình tướng:
- đỉnh điểm
- điển hình
C. Về vai trò
- là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, dựa vào sự biến động về quy mô:
+ dạng mở rộng: khi có hai sự kiện tranh nhau làm trung tâm, quán xuyến tình tiết
=> truyện ngắn đang vươn lên thành truyện dài
+ dạng giản lược: truyện co mình, cô đúc lại thành truyện cực ngắn, có thể giảm thiểu
đến kiệt cùng các thành tố khác nhưng không được lược mất tính huống
=> mất tình huống tức là mất tính cách của truyện
- vai trò của tình huống trong hai tương quan:
+ với văn bản truyện ngắn: là nhân tố tổ chức của thiên truyện, chịu trách nhiệm quyết
định các thành tố của truyện
 “Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng là do tình huống quyết định.”
+ với người viết truyện ngắn: tạo được một tình huống truyện thành công thì cũng đồng
nghĩa với gần như thành công trong cả tác phẩm
2. Phân Loại
A. Về tính chất
- tình huống hành động: nhân vật bị đầy đến đường cùng buộc phải dùng hành động để giải
quyết, tạo ra:
+ nhân vật hành động
+ truyện ngắn giàu kịch tính
Vd: truyện của Nguyễn Công Hoan
- tình huống tâm trạng: nhân vật rơi vào tình huống nảy sinh biến động trong thế giới tình
cảm, tạo ra:
+ con người tình cảm
+ truyện ngắn trữ tình
Vd: truyện ngắn của Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thạch Lam
- tình huống nhận thức: nhân vật đối diện với một sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó sẽ
đối diện với một bài học nhận thức, từ đó vỡ lẽ và giác ngộ ra những triết lý sống, tạo ra:
+ nhân vật tư tưởng
+ truyện ngắn nghiêng về triết luận
Vd: truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn Khải
B. Về số lượng
- truyện một tình huống - truyện ngắn điển hình
- truyền ngắn nhiều tình huống - dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ
- chỉ có truyện ngắn và truyện dài, không có thể loại truyện vừa
XIV. TÁC PHẨM VĂN HỌC CHÂN CHÍNH
1. Thế Nào Là Tác Phẩm Văn Học Chân Chính?
- Là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được chức năng và sứ mệnh của
văn chương với cuộc đời:
+ nhận thức
+ giáo dục
+ thẩm mỹ
- cắt nghĩa vấn đề của nhân sinh và hướng về con người.
 “Một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê Khốp)
2. Yêu Cầu Của Một Tác Phẩm Văn Học Chân Chính
A. Xuất phát từ phía nhà văn
- Phải có lòng yêu thương
- Tư tưởng phải rộng lớn
 “Nhà văn tồn tại ở đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”
(Nguyễn Minh Châu)
 “Nhà văn là người cho máu”
B. Xuất phát từ bản chất của văn chương
(chân - thiện - mỹ)
XV. GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC
- là thái độ, tình cảm, tư tưởng, lập trường, đạo đức, lập trường xã hội, thị hiếu thẩm mỹ của
nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm thể hiện qua lời văn, cách dùng từ,
sắc điệu tình cảm,...
- đóng vai trò quan trọng tạo nên phong cách nhà văn
XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái Niệm
- Là một phần rất nhỏ trong ND sự việc hoặc hiện tượng.
- Trong tác phẩm VH, chi tiết là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn
về cảm xúc và tư tưởng
- Gắn liền với quan niệm NT và quan niệm nhân sinh của nhà văn, tư tưởng của chủ đề được
xây dựng
2. Đặc Điểm
- có tính tạo hình
- gắn với quan niệm NT về con người
3. Vai Trò
- xây dựng cốt truyện
- tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyện
- tạo nên tình huống truyện
- xây dựng hình tượng nhân vật
- tạo nên kết cấu đặc sắc cho tác phẩm (cái lò gạch trong kết cấu vòng tròn ấn tượng của “Chí
Phèo)
- thể hiện chủ đề tác phẩm, tư tưởng của tác giả

You might also like