đồ án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.4.

1.4.1. Chọn phương án sấy


Đường được sấy liên tục trong thiết bị sấy thùng quay với tác nhân là không khí
nóng. Vật liệu và tác nhân đi vào cùng một chiều sau khi sấy không khí sẽ đi qua hệ
thống cyclone thu hồi bụi đường và đường thành phẩm được tháo ra qua cửa tháo nguyên
liệu.
1.4.2. Chọn thiết bị sấy
Thiết bị sấy được chọn ở đây là hệ thống sấy thùng quay là một hệ thống sấy đối
lưu. Được dùng rộng rãi trong công nghệ sau thu hoạch để sấy các loại hạt ngũ cốc. Cấu
tạo chính hệ thống sấy thùng quay là một thùng sấy hình trụ tròn. Thùng sấy được đặt
nghiêng với mặt phẳng nằm ngang theo tỉ lệ 1/15-1/50. Thùng sấy quay với tốc độ (1,5-
8)vòng/phút nhờ một động cơ điện thông qua một hộp giảm tốc.Vật liệu vào phễu chứa đi
vào thùng sấy cùng chiều thùng sấy quay tròn, vật liệu sấy vừa bị xáo trộn vừa đi đầu
cao xuống đầu thấp. Trong quá trình này tác nhân sấy và vật liệu sấy trao đổi nhiệt và ẩm
cho nhau.
Ưu và nhược điểm của thiết bị sấy thùng quay so với các thiết bị sấy khác
- Ưu điểm:
+ Quá trình sấy đều đặn và mãnh liệt nhờ sự tiếp xúc tốt giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy.
Cường độ sấy lớn, có thể đạt 100kg ẩm bay hơi/m3h
+ Thiết bị gọn có thể cơ khí và tự động hóa hoàn toàn.
- Nhược điểm: vật liệu bị đảo trộn nhiều nên dễ bị vỡ vụn tạo ra nhiều bụi. Do đó
nhiều trường hợp sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm sấy.
1.4.3. Nguyên lý hoạt động của máy sấy thùng quay
Hình 1: Máy sấy thùng quay
- Ghi chú
1. Quạt đẩy
2. Calorifer
3. Gàu tải
4. Phễu nhập liệu
5. Van trái khế
6. Thùng quay
7. Động cơ
8. Hộp số
9. Vành đai
10. Bánh răng
11. Bồn tháo liệu
12. Cyclon
13. Băng tải tháo liệu
14. Quạt hút
15. Lưu lượng kế
16. Bẫy hơi
17. Nhiệt kế
18. Áp kế
Máy sấy thùng quay gồm 1 thùng hình trụ (6) đặt nghiêng với mặt phẳng nằm ngang
1-60. Toàn bộ trọng lượng của thùng được đặt trên 2 bánh đai đỡ (9).
Bánh đai được đặt trên bồn con lăn đỡ, khoảng cách giữa 2 con lăn cùng 1 bệ đỡ có thể
thay đổi để điều chỉnh các góc nghiêng của thùng, nghĩa là điều chỉnh thời gian lưu vật
liệu trong thùng. Thùng quay được là nhờ có bánh răng (10). Bánh răng (10) ăn khớp với
bánh răng dẫn động nhận truyền động của động cơ (7) qua bộ giảm tốc.
Vật liệu ướt được nạp liên tục vào đầu cao của thùng phễu chứa (4) và được chuyển
dọc theo thùng nhờ các cánh đảo. Các cánh đảo vừa có tác dụng phân bố đều vật liệu theo
tiết diện của thùng, đảo trộn vật liệu vừa làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu sấy và tác
nhân sấy. Vận tốc của không khí nóng đi trong máy sấy khoảng 2– 3 m/s, thùng quay 5–
8 vòng/phút. Vật liệu khô ở cuối máy sấy được tháo qua cơ cấu tháo sản phẩm (11) rồi
nhờ băng tải xích (13) vận chuyển vào kho.
Không khí thải đi qua hệ thống tách bụi, để tách những hạt bụi cuốn theo khí thải. Các
hạt bụi nhỏ được tách ra, hồi lưu trở lại bằng tải xích (13). Khí sạch bị quạt hút (14) thải
ra ngoài.
1.3.
1.5.1. Tác nhân sấy và phân loại
Tác nhân sấy là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật liệu sấy.
Trong quá trình sấy, môi trường bên trong buồng sấy luôn được bổ sung thêm lượng ẩm
thoát ra từ vật liệu sấy. Nếu độ ẩm này không được mang đi thì độ ẩm tương đối trong
buồng sấy sẽ tăng lên, đến một lúc nào đó sẽ đạt được sự cân bằng giữa vật liệu sấy và
môi trường trong buồng sấy từ đó quá trình thoát ẩm của vật liệu sấy sẽ ngừng lại.
Vì vậy nhiệm vụ của tác nhân sấy là:
+ Gia nhiệt cho vật sấy.
+ Vận chuyển ẩm tách ra từ vật sấy ra khỏi thiết bị sấy trong quá trình sấy
+ Bảo vệ vật liệu ẩm không để nhiệt độ của nó tăng quá nhiệt độ cho phép, tránh đi
sự phân hủy của vật liệu sấy
+Ngoài ra, tác nhân sấy còn ngăn ngừa cháy nổ trong quá trình sấy. Đối với các vật
liệu ẩm dễ bị cháy nổ hoặc các chất thoát ra từ vật liệu ẩm có khả năng gây cháy nổ.

- Vận chuyển ẩm tách ra từ


vật sấy ra khỏi thiết bị sấy
trong quá trình sấy;
- Cung cấp nhiệt cho vật ẩm:
Trong phương pháp sấy đối
lưu;
- Bảo vệ vật ẩm không để
nhiệt độ của nó tăng quá
nhiệt độ cho phép: Trong
Phân loại:
- Tác nhân sấy thường là các chất khí như: không khí ẩm (khí quyển), hỗn hợp sản phẩm cháy
của nhiên liệu và không khí ẩm (khói nóng/ khói lò), hơi quá nhiệt.
+ Không khí ẩm: là loại tác nhân sấy có sẵn trong tự nhiên và được dùng thông dụng nhất có
thể dùng cho hầu hết các loại sản phẩm sấy. Dùng không khí ẩm không làm bẩn sản phẩm sau
khi sấy và không thay đổi mùi vị cũng như tính chất của vật liệu sấy. Tuy nhiên dùng không khí
ẩm làm tác nhân sấy cần trang bị thêm bộ gia nhiệt không khí (calorife khí, hơi hay khí hoặc
khói), nhiệt độ sấy không quá cao, thường nhỏ hơn 500 0C vì nếu nhiệt độ quá cao thiết bị trao
đổi nhiệt phải được chế tạo bằng thép hợp kim hay gốm sứ với chi phí cao.
+ Khói lò: khói lò cũng được dùng làm tác nhân sấy có thể nâng nhiệt độ sấy lên 10000C mà
không cần thiết bị gia nhiệt tuy nhiên làm vật liệu sấy bị ô nhiễm, gây mùi khói.
+ Hơi quá nhiệt: tác nhân sấy này được dùng cho các loại sản phẩm đễ bị cháy nổ và có khả
năng chịu được nhiệt độ cao.
- Chất lỏng cũng được sử dụng làm tác nhân sấy, như các loại dầu, một số loại muối nóng
chảy,...

1.5.2. Thiết bị sấy và chế độ sấy


Do điều kiện sấy trong mỗi trường hợp sấy rất khác nhau nên có nhiều kiểu thiết bị
sấy khác nhau vì vậy có nhiều cách phân loại thiết bị sấy:
- Thiết bị sấy đối lưu: Dùng phương pháp sấy đối lưu. Đây là phương pháp thông
dụng nhất. Thiết bị sấy gồm: thiết bị sấy buồng, thiết bị sấy hầm, thiết bị sấy thùng
quay,...
- Thiết bị sấy bức xạ: Dùng phương pháp sấy bức xạ. Thiết bị này dùng thích hợp
cho 1 số sản phẩm.
- Thiết bị sấy tiếp xúc: Dùng phương pháp sấy tiếp xúc, có các kiểu:
+ Thiết bị sấy tiếp xúc với bề mặt nóng kiểu lò quay.
+ Thiết bị sấy tiếp xúc trong chất lỏng.
- Thiết bị sấy dùng điện trường cao tần: dùng phương pháp điện trường cao tần.
- Thiết bị sấy thăng hoa: Dùng phương pháp hóa hơi ẩm là thăng hoa, việc loại ẩm
phải dùng máy hút chân không kết hợp bình ngưng kết.
- Thiết bị sấy chân không thông thường: Thiết bị này thải ẩm bằng máy hút chân
không, không cấp nhiệt bằng đối lưu mà cấp nhiệt theo nức xạ và dẫn nhiệt.
Chế độ sấy là cách thức tổ chức quá trình truyền nhiệt truyền chất giữa tác nhân
sấy và vật liệu sấy và các thông số của nó để đảm bảo năng suất , chất lượng sản phẩm
yêu cầu và chi phí vận hành cũng như chi phí năng lượng là hợp lí.
Một số chế độ sấy thường gặp:
1.Chế độ sấy có đốt nóng trung gian: Chế độ sấy này dùng để sấy những vât liệu
không chụi được nhiệt độ cao .
2. Chế độ sấy hồi lưu một phần: Chế độ này khá tiết kiệm năng lượng nhưng lại
tồn nhiều chi phí đầu tư thiết bị.
3 Chế độ sấy hồi lưu toàn phần: Là chế độ sấy kín tác nhân sấy được hồi lưu hoàn
toàn.Chế độ này dùng để sấy các sản phẩm không chứa nước mà còn là các loại chứa tinh
dầu cần được thu hồi …
4. Chế độ sấy hồi lưu và đốt nóng trung gian.

You might also like