4572-99Z_Full manuscript-10142-1-2-20230718

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CƠ CHẾ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO PHÒNG CHỐNG THAM

NHŨNG Ở VIỆT NAM - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC

TS. Phạm Thị Duyên Thảo1


NCS. Phạm Lương Khiển23

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích cơ chế pháp lý và thực tiễn việc tham
gia của nhân dân trong phòng chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam và Trung
Quốc, đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơ chế này ở hai nước. Bài viết
cũng làm rõ những điểm tương đồng nhất định giữa Việt Nam và Trung Quốc liên
quan đến PCTN của nhân dân nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn. Từ đó, nhận định
về những ưu điểm trong PCTN của nhân dân ở Trung Quốc và xem đó là những
kinh nghiệm nên học hỏi của Việt Nam, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần tránh
của Việt Nam từ những bất cập của Trung Quốc liên quan đến quản trị và PCTN.
Nghiên cứu gợi mở những giải pháp mang tính chất tiền đề để Việt Nam có thể vận
dụng được những kinh nghiệm tốt, tránh những bất cập từ các đặc thù PCTN của
nhân dân ở Trung Quốc, hướng đến tăng cường hiệu quả sự tham gia của nhân dân
trong PCTN, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn ở Việt Nam.

1
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
2
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
3
NCS Đại học Trung Nam, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

1
1. Chủ trương, chính sách pháp luật và thực tiễn cơ chế tham gia của nhân dân
trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
1.1. Chủ trương, chính sách pháp luật
Chủ trương phát huy vai trò của nhân dân trong phòng chống tham nhũng (PCTN)
đã được Đảng ghi nhận trong nhiều văn kiện. Từ việc khẳng định vị trí giám sát quyền
lực: "sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát..., sự giám sát của nhân dân và cơ quan đại diện
nhân dân... tích cực đấu tranh chống tham nhũng" đến coi PCTN là "nhiệm vụ trực tiếp,
thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội" 4. Đảng nhấn mạnh:"nêu cao trách
nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân;
thiết lập bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có
chức vụ, quyền hạn thật sự có hiệu lực, hiệu quả để ngăn ngừa tham nhũng" 5 là một trong
những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong PCTN.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng khẳng định đấu tranh PCTN là
sự nghiệp của toàn dân: “nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp
của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân... đấu tranh PCTN” 6, yêu cầu:
“có cơ chế khuyến khích, bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Nâng cao hiệu quả giám sát,
kiểm tra”7.
Từ chủ trương của Đảng, Quốc hội ban hành Luật Phòng chống tham nhũng (Luật
PCTN) năm 2005, ghi nhận trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thanh tra
nhân dân, công dân... trong PCTN. Luật PCTN năm 2018 bổ sung quyền giám sát, được
khen thưởng, bảo vệ, được kiến nghị với chủ thể có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về
PCTN.
Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng ngày 3
tháng 7 năm 2009. Theo đó, một trong những lộ trình thực hiện Công ước tại Việt Nam là
mở rộng phạm vi tham gia PCTN cho những đối tác ngoài khu vực nhà nước, bao gồm
các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội, nhân dân...
Năm 2009, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 (kèm
theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009). Chiến lược thể chế hóa quan điểm của
Đảng trong việc huy động sự tham gia chủ động của người dân, tổ chức xã hội, xây dựng
văn hóa PCTN.

4
Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW khóa X, NxB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.44, 49
5
Nghị quyết Đại hội XII
6
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, ST Hà Nội 2011 (tập 2),
tr.146
7
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, ST Hà Nội 2011 (tập 2),
tr.146

2
Vai trò PCTN của nhân dân được quy định tại nhiều VBQPPL như: Luật Thanh
tra năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật
Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Luật Báo chí năm 2016 cùng các văn bản hướng
dẫn liên quan...
Theo pháp luật hiện hành, sự tham gia của nhân dân vào PCTN được quy định cụ
thể là: công dân và các tổ chức đại diện cho công dân, tập trung vào các chủ thể như: Mặt
trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân và ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong đó,
MTTQ và các tổ chức thành viên có trách nhiệm: tuyên truyền, vận động Nhân dân thực
hiện pháp luật về PCTN; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật;
kiến nghị việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; động viên Nhân dân tham gia,
giám sát, cung cấp thông tin trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng; yêu cầu chủ thể có
thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, xác minh vụ việc, xử lý hành vi, thu hồi tài
sản tham nhũng, kiến nghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công trong PCTN...Công
dân tự mình hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân (BTTND), Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng hoặc qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia PCTN. BTTND, Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc
thực hiện pháp luật về PCTN. Pháp luật quy định chủ thể được yêu cầu phải trả lời
MTTQ và tổ chức thành viên trong 15 ngày từ ngày nhận được yêu cầu; vụ việc phức tạp
thì thời hạn không quá 30 ngày để đảm bảo sự tham gia của nhân dân và các thành phần
xã hội trong PCTN.
1.2. Khái quát thực tiễn thực hiện
Ở Việt Nam, vai trò của nhân dân trong PCTN đã được đề cập trong thời kỳ phong
kiến. Không ít triều đại đã coi PCTN là việc của toàn dân, huy động sự tham gia của nhân
dân vào PCTN thông qua việc khuyến khích, động viên, bảo vệ người dân không bị trả
thù, trù dập khi tố cáo tham nhũng. Điển hình như nhà Lý, nhà Lê, người dân tố cáo tham
nhũng của quan lại địa phương thì được miễn lao dịch 3 năm, người dân ở kinh thành tố
giác thì được trọng thưởng. Thời vua Lê Thánh Tông, cho đặt hòm thư tại sân đình để
người dân phản ánh việc làm tốt xấu của quan lại. Thời Nguyễn, vua Gia Long quy định
trọng thưởng cho người dân tố cáo tham nhũng gấp 10 lần tang vật, cho công khai, minh
bạch tất cả các quy chế, nội dung công việc để tạo điều kiện cho người dân giám sát
thuận tiện. Vua Minh Mạng cho đặt trống Đăng Văn để dân chúng có công việc cần kíp
có thể khiếu nại lên triều đình, các chỉ dụ của vua về tội tham nhũng, cách xử tội, danh
sách các quan lại đã có hành vi tham nhũng... được làm thành nhiều bản, niêm yết nhiều
nơi để công khai thủ đoạn tham nhũng để mọi người cảnh giác và phát hiện. Dù chưa
3
thực sự bài bản, nhưng việc PCTN của nhân dân đã bước đầu có cơ chế với tính chất
khuyến khích người tố cáo tham nhũng. Cơ chế tham gia của nhân dân vào PCTN được
xem là cần thiết trong việc xây dựng bộ máy phong kiến vững mạnh, thanh liêm, tạo lập
niềm tin trong dân chúng.8
Hiện nay, PCTN được người dân tiến hành trực tiếp bằng việc tố cáo hành vi tham
nhũng hoặc đưa các yêu cầu, kiến nghị thông qua các tổ chức đại diện cho nhân dân thực
hiện các hoạt động PCTN theo quy định của pháp luật:
Cụ thể, người dân khi tố cáo hành vi tham nhũng với chủ thể có thẩm quyền phải
nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung tố cáo9 mà mình có được. Khi công dân phản ánh về hành vi tham nhũng,
BTTND tiếp nhận, xem xét và kiến nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người
đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát
việc giải quyết đó, đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho công dân
đã có ý kiến phản ánh biết.
Nhân dân cũng thực hiện PCTN thông qua hình thức giám sát, với các nội dung
liên quan đến: quản lý và sử dụng công chức hành chính, quản lý và cung cấp dịch vụ
hành chính công, quản lý và sử dụng tài sản công và PCTN. Các phương thức giám sát
gồm: giám sát qua khiếu nại, tố cáo, qua báo chí, qua thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy
nhiên, Ở Việt Nam, tính khả thi trong sự tham gia của người dân ở cơ sở không cao 10, các
loại việc tham vấn hạn hẹp, xã chưa có quyền tự quyết một số vấn đề của địa phương, hạn
hẹp về hình thức tham vấn; sự tham vấn chưa được đưa thành kế hoạch, chương trình lớn;
chưa thực sự có đủ các nền tảng cho sự tham gia như tự do ngôn luận, hiệp hội; tính trách
nhiệm tổ chức tham vấn chưa cao, sát thực; phạm vi dân chủ cơ sở còn chưa được rõ
ràng, nhất quán11.
MTTQ Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hoạt động PCTN của MTTQ là: tuyên
truyền pháp luật kết hợp giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong nhân dân; tập
hợp ý kiến của nhân dân để kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN; giám sát cơ quan,
8
Đỗ Đức Minh, Quan điểm của nhà nước Việt Nam về PCTN, Sách Quản trị nhà nước và PCTN ở Việt Nam trước
năm 1945, Nguyễn Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), NxB. Chính
trị Quốc gia Sự thật, năm 2020, tr.375-378
9
Khoản 2 điều 54nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2013
10
Thể hiện ở việc Pháp lệnh thực diện dân chủ ở cơ sở quy định khá cao về số lượng người tán thành (trên 50% tổng
số cử tri hoặc đại diện hộ gia đình hoặc trong toàn bộ địa phương) khi tham gia đối với những vấn đề dân bàn, quyết
định trực tiếp...
11
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr.379

4
công chức nhà nước, đại biểu dân cử, đảng viên; giám sát đầu tư của cộng đồng; tiếp
công dân, tổ chức hòm thư phát hiện tham nhũng; đối với cấp xã, tổ chức lấy tín nhiệm
với các chức danh lãnh đạo chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ quan nhà nước
khác trong PCTN; các tổ chức thành viên cũng chủ động giám sát hoạt động của thành
viên tổ chức mình. Từ 2014-2019, MTTQ các cấp đã chủ trì phối hợp giám sát 492.784
cuộc về các lĩnh vực như bồi thường đất đai, an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật,
những bức xúc, đòi hỏi của nhân dân... Ủy ban MTTQ ở địa phương thường bám sát tình
hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch giám sát và phối hợp giám sát12.
Tuy vậy, hạn chế lớn của MTTQ là chưa thực sự chủ động trong PCTN, "còn
trông chờ vào chỉ đạo và đề xuất của cấp ủy và cơ quan nhà nước, lúng túng về phương
pháp, cách làm, có nơi, cấp ủy cùng cấp yêu cầu phải phê duyệt kế hoạch hoặc tác động,
thu hẹp nội dung giám sát, phản biện. Việc giám sát chưa thu hút được nhân dân quan
tâm, tham gia, còn nhầm lẫn giữa giám sát với kiểm tra nội vụ; lãnh đạo mặt trận ở địa
phương còn nể nang, chưa thể hiện bản lĩnh dám làm, giám chịu 13. Nguyên nhân từ giám
sát của MTTQ không có chế tài, sự phối hợp với báo chí, truyền thông còn kém, chưa
công khai và chưa có kế hoạch, chương trình khoa học.
BTTND - thiết chế xã hội được thành lập (lần đầu tiên theo Quyết định số 25 của
Thủ tướng Chính phủ năm 1976) trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước với chức năng chính là giám sát hoạt động của các cơ quan thực
thi quyền lực nhà nước nhằm PCTN, lãng phí, tiêu cực. BTTND ở xã, phường, thị trấn
hoạt động dưới sự chỉ đạo của MTTQ Việt Nam cùng cấp và BTTND ở cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới sự chỉ đạo của
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trong PCTN, BTTND giám sát thực hiện các quy định
pháp luật về PCTN. Các hình thức đã tiến hành gồm: tiếp nhận các phản ánh của nhân
dân, cán bộ, người lao động về vụ việc tham nhũng; trực tiếp thu thập thông tin, tài liệu
trong thực hiện pháp luật PCTN; phát hiện hành vi, vụ việc tham nhũng ở các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền; trực tiếp hoặc
thông qua Ban thường trực MTTQ kiến nghị giải quyết và giám sát giải quyết vụ việc
tham nhũng. Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến năm 2015, cả
nước đã thành lập được 61.599 BTTND, chiếm 97,52% tổng số cơ quan đơn vị thuộc đối

12
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr.281-284
13
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr. 287-288

5
tượng phải thành lập BTTND14.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (BGS) thực tế đã tiến hành các hoạt động
giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất
thải và bảo vệ môi trường; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định
canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân; các chương trình, dự án sử dụng một
phần vốn đóng góp của người dân; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương
trình, dự án; việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công; phát hiện những việc
làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc
làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
BTTND, BGS bước đầu PCTN có kết quả tích cực. Từ năm 2014 đến 2018,
BTTND đã thực hiện 189.461 cuộc giám sát, BGS đầu tư công là 173.928 cuộc giám
sát15. Tại nhiều địa phương, Ban thanh tra phát huy vai trò giám sát hoạt động của chính
quyền, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, tại một số
đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, vai trò BTTND còn mờ
nhạt, vì thành viên chínhlà công chức, cán bộ, người lao động trong tổ chức đó, nên hiệu
quả giám sát bị hạn chế16, tức là, hoạt động của Ban thanh tra do công đoàn cơ sở chỉ đạo,
hướng dẫn, đặt dưới sự chỉ đạo của các tổ chức chính trị, xã hội, mang vai trò quản lý nhà
nước17. Một khảo sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam thực hiện cho thấy: chỉ có 30% số
Ban Thanh tra nhân dân hoạt động tốt, số còn lại hoạt động trung bình hoặc yếu kém,
thậm chí có địa phương BTTND ra nhưng không hoạt động18.
Như vậy, có thể thấy, Ở Việt Nam, sự tham gia của nhân dân vào PCTN có hai
dạng, đó là trực tiếp từ người dân và hai là qua tổ chức đại diện. Cơ chế cho việc tham
gia đã bước đầu hình thành, cùng với quyết tâm chính trị của ĐCS, ngày càng thu hút
được nhiều hơn sự quan tâm hơn của người dân vào PCTN. Các tổ chức đại diện cho
nhân dân đã tiến hành PCTN theo thẩm quyền, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ được
14
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr. 535
15
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr.285
16
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr.537
17
Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã hội
vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, năm 2020, tr.548
18
Phạm Tuấn Anh, Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội, 2015, tr.104

6
giao. Quá trình PCTN của các tổ chức đại diện đã đạt được những thành tựu nhất định
nhưng còn những hạn chế về cách thức và hiệu quả. Việc giám sát thường được thực hiện
trên cơ sở phối hợp với các cơ quan khác, nhưng chưa thực sự bài bản, chưa thành phong
trào râu rộng trong nhân dân và chưa có hệ thống. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
trên đến từ nhiếu khía cạnh, cả sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, việc thiếu một
thiết chế PCTN chuyên biệt, quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa thực sự được
đảm bảo, nhận thức của người dân về vai trò của mình với PCTN còn chưa toàn diện, các
tổ chức đại diện cho nhân dân còn chưa thực sự độc lập, cơ cấu tổ chức, vị thế còn liên
quan đến quản lý nhà nước, mang tính chất quyền lực...
2. Cơ chế tham gia của nhân dân trong phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc
PCTN của Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban Chấp hành TƯ
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2005, TƯ ĐCS Trung Quốc ban hành "Cương lĩnh xây
dựng và thực thi kiện toàn hệ thống giáo dục, chế độ giám sát, coi trọng trừng trị và đề
phòng tham nhũng". Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật TƯ ĐCS Trung Quốc đã
công bố "Một số quy định về nghiêm cấm lợi dụng những tiện lợi trong công tác để mưu
cầu lợi ích không chính đáng". Cùng với các văn kiện liên quan, đây là cơ sở tư tưởng
quan trọng trong xây dựng chính sách pháp luật về PCTN của Trung Quốc.
Hiến pháp CHND Trung Hoa quy định: "Công dân nước CHND Trung Hoa có
quyền phê bình và kiến nghị đối với bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước".
Trung Quốc hiện có các đạo luật điển hình PCTN như: Hiến pháp, Luật Chống hối lộ
năm 1988, Bộ luật Hình sự, Luật Liêm chính công chức. Các Chiến lược phòng chống
tham nhũng gồm "Kế hoạch PCTN giai đoạn 2008-2012", "Kế hoạch chống tham nhũng
2013-2017". Năm 2018, "Luật Giám sát quốc gia" được ban hành, có phạm vi điều chỉnh
rộng, bao phủ các cơ quan trong và ngoài đảng, quân đội, công chức, doanh nghiệp quốc
doanh, tư nhân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức quần chúng, nhân viên quản lý, đây là nền tảng
để phát hiện, xử lý tham nhũng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã gia nhập Công ước
của LHQ về chống tham nhũng năm 2005.
Tháng 9/2007, Trung Quốc thành lập Cục PCTN quốc gia, năm 2018, thành lập
Ủy ban Giám sát quốc gia (UBGS)- cơ quan chống tham nhũng siêu quyền lực, gồm
UBGS Trung ương và UBGS các địa phương. Hệ thống ủy ban này bao trùm lên các cơ
quan đảng, nhà nước, các tổ chức và tư nhân. Cơ quan này độc lập, trực thuộc Quốc hội,
ngang với Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, do Ban Kiểm
tra Trung ương Đảng lãnh đạo, chức trách chính là giám đốc, điều tra, xử lý liên quan đến
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Nhân dân Trung Quốc đã tham gia PCTN kể từ khi lập quốc. Từ năm 1949 đến
1977, với các phong trào "ba chống" (tham nhũng, lãng phí, quan liêu), "năm chống" (hối
7
lộ, trốn thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, buôn lậu, trộm cắp thông tin kinh tế quốc dân). Ở
các phong trào này, nhân dân được huy động đoàn kết với các doanh nhân tuân thủ pháp
luật, tạo thành một mặt trận thống nhất rộng rãi. Tiếp đến, phong trào "bốn sạch" - chính
trị sạch, kinh tế sạch, tư tưởng sạch, tổ chức sạch được triển khai hầu hết ở các vùng nông
thôn, trường học, các đơn vị khác. Mang đến cho người dân ý thức rộng rãi trong việc
tham gia PCTN. Năm 1981, ĐCS Trung Quốc đưa ra "đường lối quần chúng" - tất cả vì
quần chúng, phải dựa vào quần chúng, phải từ quần chúng, PCTN cũng phải theo đường
lối quần chúng này. Từ năm 1997, toàn quốc tập trung vào làm rõ, xử lý những vụ việc
tham nhũng được người dân báo cáo, làm gia tăng số lượng người dân PCTN19.
Giám sát của người dân được xem là hình thức giám sát bên ngoài quan trọng
nhất, bởi nó là cơ sở giúp các chủ thể khác cũng nhận ra quyền giám sát của mình 20.
Trung Quốc xem sự tham gia của người dân là lựa chọn tất yếu để quản lý tham nhũng có
hệ thống, là cốt lõi của ý tưởng lấy người dân là trung tâm. Theo nhiều học giả, 40 năm
từ khi cải cách, công cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc trải qua 4 mô hình, xét
theo tiêu chí cơ hội tham gia và sự sẵn lòng của người dân, bao gồm: Mô hình "Ít cơ hội,
mạnh ý chí" giai đoạn 1978-1989 (BCH TƯ Đảng và nhân dân sẵn sàng tham gia PCTN
nhưng các kênh để nhân dân tham gia chưa thông suốt và ít có cơ hội); Mô hình"Ít cơ hội
và sẵn sàng yếu" giai đoạn 1990-2004 (cơ hội tham gia chính thức của người dân không
nhiều, các vụ việc vi phạm làm người dân có thái độ "bỏ mặc" việc PCTN); Mô hình "Cơ
hội, sẵn sàng yếu" giai đoạn 2005-2012 (cơ hội PCTN của người dân tăng thông qua việc
thừa nhận đa dạng các hình thức tố cáo tham nhũng, nhưng sự chủ động và nhiệt tình của
nhân dân không thay đổi đáng kể); Và, mô hình "Cơ hội, sự sẵn lòng" giai đoạn 2013 đến
nay (TƯ Đảng mở chiến dịch mạnh mẽ về PCTN, trừng trị nghiêm khắc phần tử tham
nhũng bất kể địa vị, làm gia tăng sự sẵn lòng của công chúng với PCTN)21.
Không chỉ giám sát, tố cáo tham nhũng, người dân còn tham gia vào xây dựng văn
hóa chính quyền trong sạch, gồm: nhận thức về chính phủ trong sạch và giám sát liêm
chính, thông qua các nhân tố căn bản là gia đình, trường học và phương tiện thông tin đại
chúng. Việc tham gia vào xây dựng văn hóa chính quyền trong sạch giúp cho dân chúng
nâng cao hiệu quả chống tham nhũng ở Trung Quốc.22

19
杜治洲, 李艳菲, 顾文冠, 建国以来民众参与反腐的历程与特点 , 广州大学学报( 社会科学版), Vol. 15 No.
1, Jan 2016
20
杜治洲, 李艳菲, 顾文冠, 建国以来民众参与反腐的历程与特点 , 广州大学学报( 社会科学版), Vol. 15 No.
1, Jan 2016
21
任建明, 王方方, 改革开放 40 年民众参与反腐的模式与变迁, 北京航空航天大学学报( 社会科学版), Vol. 32
No 1 January, 2019
22
刘爱新, 我国民众参与廉政文化建设论要, 廉政文化研究 2020 年 5 期

8
Hiện nay, sự sẵn lòng của quần chúng trong tố cáo, tham gia kiến nghị về chính
sách, pháp luật tham nhũng ngày cảng tăng. Công chúng có cơ hội để cung cấp thông tin
của mình một cách đa dạng, có thể trực tiếp hoặc qua các trang Web và cho ý kiến về đối
phó với tham nhũng. Người dân bên cạnh cung cấp thông tin, manh mối cho nhà nước,
còn gây áp lực lên Chính phủ trong giải quyết tham nhũng qua các phương tiện truyền
thông khác nhau23. Theo thống kê, khoảng 80% vụ án tham nhũng khám phá được là do
nhân dân, báo chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối. Trung
Quốc cũng coi đơn tố cáo, tố giác của nhân dân là nguồn quan trọng nhất để từ đó phát
hiện ra tham nhũng, do đó, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đấu tranh
chống tham nhũng trong việc xác minh đầy đủ, kịp thời thông tin này và có trách nhiệm
trong việc bảo vệ bí mật đối với người khiếu nại, tố cáo tội phạm.
Trung Quốc gia tăng xây dựng thể chế, bảo vệ quyền của người chống tham
nhũng, cung cấp các kênh cho nhân dân bày tỏ quan điểm về phong cách của đảng, chính
quyền như kênh của Viện Kiểm sát, Kiểm tra Kỷ luật của cục nhà nước, Ủy ban Kiểm tra
kỷ luật trung ương, Cục giải quyết khiếu nại và báo cáo Nhà nước 24...Nhưng, về cơ bản,
vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu trong việc đảm bảo cho người dân khi PCTN, thiếu quy định
bảo vệ tài sản, quyền lợi của dân. Cần gia tăng hơn nữa niềm tin của nhân dân vào PCTN
của Đảng, Nhà nước25.
Trung Quốc đã công bố một trang web vận động mọi người cùng đóng góp thông
tin về những người mà họ cho là nghi phạm tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài. Từ năm
2000 đến nay, thông qua ưu thế của internet, chủ yếu dựa vào các diễn đàn, blog, tài
khoản chính thức Baidu, Weibo, WeChat, các hành vi tham nhũng được phơi bày nhanh
chóng, kích thích nhiệt huyết PCTN của quần chúng. Nhà nước đã dùng internet để liên
lạc, lắng nghe người dân, góp phần vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng26. Sự nổi lên của
Weibo đã mở ra không gian tranh luận chưa từng có cho công chúng Trung Quốc. Năm
2012, số lượng người dùng Internet và các vụ chống tham nhũng trên Weibo tăng nhanh,
với 309 triệu người dùng, chiếm 54,7% tổng số người dùng Internet (Trung tâm Thông
tin Mạng Internet Trung Quốc, 2013)27. Chống tham nhũng trên Internet thực sự đã đạt
23
杜治洲,李艳菲, 顾文冠 , 建国以来民众参与反腐的历程与特点 , 广州大学学报( 社会科学版), Vol. 15
No. 1, Jan 2016
24
任建明, 王方方, 改革开放 40 年民众参与反腐的模式与变迁, 北京航空航天大学学报( 社会科学版), Vol. 32
No 1 January, 2019
25
杜治洲,李艳菲, 顾文冠 , 建国以来民众参与反腐的历程与特点 , 广州大学学报( 社会科学版), Vol. 15
No. 1, Jan 2016
26
杜治洲,李艳菲, 顾文冠 , 建国以来民众参与反腐的历程与特点 , 广州大学学报( 社会科学版), Vol. 15
No. 1, Jan 2016
27
吴瑛 宋韵雅 刘勇,社会化媒体的“中国式反腐”-对落马官员案微博讨论的社会网络分析 , 新闻大学 2016 年
04 期

9
kết quả trong việc thúc đẩy điều tra và trừng phạt một nhóm quan chức tham nhũng. Tuy
vậy, hạn chế là sự tham gia thảo luận trên các nền tảng internet không đồng đều, rời rạc;
hầu hết tập trung vào từng cá nhân quan chức hơn là hệ thống, lỗ hổng lớn nhất là thông
tin khó có thể phân biệt được thật, giả, gây khó khăn cho giám sát tin tức, dư luận.28
Sự tham gia của nhân dân qua các tổ chức xã hội đại diện cho các thành phần dân
cư ở Trung Quốc vào PCTN được đánh giá là "chưa cao, chưa sâu, rộng và đầy đủ",
thành tựu lớn nhất nằm ở khía cạnh giám sát phản biện các trường hợp kiện tụng liên
quan đến ô nhiễm môi trường...Trách nhiệm của các tổ chức xã hội là hướng dẫn và giáo
dục công chúng tham gia và cung cấp một nền tảng khả thi cho sự tham gia của công
chúng trong PCTN. Hiện việc tham gia của các tổ chức xã hội mới dừng nhiều ở các
thẩm quyền chung theo quy định của pháp luật, như đại diện người dân của tổ chức mình
tham gia soạn thảo luật, giám sát soạn thảo dự luật, thảo luận dự luật.29
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, sự tham gia của nhân dân vào PCTN của Trung
Quốc đã mang tính hệ thống, với bề dày lịch sử nhất định, cùng các phương thức khá đa
dạng, linh hoạt, cũng như những mức độ thành công khác nhau qua mỗi giai đoạn. Những
hạn chế, bất cập trong hệ thống này là không nhỏ, chúng đến từ quá trình triển khai các
biện pháp để đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong PCTN cũng như quản trị nhà nước
của Trung Quốc, từ đó kéo theo những so sánh, nhận định nhất định trong tương quan với
PCTN của người dân ở những quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
3. Những kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam từ Trung Quốc
1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có quan hệ lánh giềng, mà còn là hai quốc gia
theo hình thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa với những bề dày lịch sử và văn hóa nhất định.
Cả hai nước đang trong quá trình triển khai những chủ trương, chính sách pháp luật lớn
về PCTN, coi PCTN là một lĩnh vực quan trọng trong tiến trình quản trị nhà nước của
mình.Việt Nam có không ít điểm tương đồng về cơ sở lý luận và thực tiễn so với Trung
Quốc. Từ đó có thể tạo thành nền tảng cho việc học tập cũng như rút ra các bài học kinh
nghiệm từ công cuộc PCTN của Trung Quốc.
Trước hết, Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng vai trò của nhân dân trong quá
trình xây dựng, phát triển đất nước và PCTN. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đều cơ
bản có chung quan điểm này. Chủ tịch Mao Trạch Đông tin rằng, chỉ khi dựa vào sự giám
sát hiệu quả của quần chúng, Chính phủ mới không buông lỏng nỗ lực của mình và cuối
cùng là vì lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Tập Cận Bình coi việc tôn trọng đường lối quần
28
Về vị trí chức năng của Internet chống tham nhũng, http://media.people.com.cn/n/2014/0312/c382352-
24615958.html
29
王栋, 芮国强, 社会组织协商参与法治反腐:逻辑、经验与分层建构, 江海学刊 2020,3

10
chúng là nguyên tắc cơ bản và phương thức quan trọng để hiện thực hóa chủ nghĩa hướng
về con người.30Từ Nghị quyết của Đại hội ĐBTQ lần thứ XV năm 1997, mục tiêu đặt ra
là: "ngăn chặn được đà lây lan của hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan và đội ngũ
cán bộ Đảng, chính quyền, làm cho công tác xây dựng tác phong liêm chính của Đảng và
đấu tranh chống tham nhũng đạt được những thành quả mới, rõ nét".31
Ở Việt Nam, tư tưởng "lấy dân làm gốc" mang tính nhất quán trong các giai đoạn
phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đền cao tư tưởng“dân là gốc của
nước, nước lấy dân làm gốc”. Người cho rằng: "PCTN là dân chủ, là bảo vệ tài sản nhân
dân, bảo vệ chủ quyền nhân dân",“Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải
dựa vào dân thì mới thành công”, “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy
đủ, mau chóng”, do đó “… cần làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan
liêu; biến hành trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những
ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho tệ tham ô làm chỗ ẩn nấp” 32. Quan điểm
của ĐCS Việt Nam trong PCTN là phảiphát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị và của toàn dân;tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý
thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác PCTN; tăng
cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
Việt Nam và Trung Quốc đều sớm tham gia Công ước Chống tham nhũng của
LHQ, đang từng bước thực hiện các cam kết liên quan, trong đó có việc phát huy hết vai
trò tham gia của công chúng trong PCTN. Đây là nền tảng để hoàn thiện nhận thức và
xây dựng cơ chế pháp lý cho sự tham gia hiệu quả của nhân dân trong thực tiễn công tác
PCTN của từng nước.
Hai quốc gia đều trải qua tiến trình phát triển với sự chuyển đổi của thể chế kinh
tế, từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trườngXHCN. Quá trình chuyển đổi này
đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các nhóm lợi ích trong cùng một
thành phần kinh tế của từng địa phương, lĩnh vực, thúc đẩy khoảng cách giàu nghèo. Sự
điều tiết của nhà nước vềkinh tế vẫn chưa thích ứng với yêu cầu thị trường, các chỉ thị
hành chính còn can thiệp trực tiếp vào kinh tế, pháp luật thiếu đồng bộ, sự chuyển biến
chưa thực sự nhanh của chức năng nhà nước... làm gia tăng tình trạng tham nhũng ở cả
hai quốc gia.
Mô hình XHCN của hai nước có ưu thế chính trị nhất định trong PCTN, bởi, mục
tiêu là xóa bỏ bóc lột, bất bình đẳng, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đòi
hỏi phát huy cao độ dân chủ, hình thành sự ràng buộc quyền lực với giám sát, ngăn chặn

30
杜治洲, 反腐民本主义内涵与模型, 廉政文化研究, 2016 年第 1 期
31
Hồng Vĩ, các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 316
32
Hồ Chí Minh toàn tập, NxB. Chính trị Quốc gia,

11
tham nhũng. "Chức năng của chế độ chính trị XHCN đương nhiên và chống tham nhũng.
Sự xuất hiện của một số hiện tượng tham nhũng chỉ phản ánh sự thiếu đồng bộ, thiếu kiện
toàn của thể chế chính trị chứ không phải là bản chất của chế độ chính trị XHCN"33.
PCTN ở Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua một tiến trình, từ ít quan tâm,
không thu hút, kém hiệu quả, đến ngày càng thu hút sự sự quan tâm, tham gia và gia tăng
niềm tin của công chúng vào Đảng, nhà nước trong PCTN.Theo Phong vũ biểu Tham
nhũng toàn cầu - khu vực châu Á, gần 2/3 số dân Trung Quốc tin rằng tham nhũng đã
giảm ở nước họ thời gian qua. Trung Quốc xếp hạng thứ 80 vào năm 2020 và giữ điểm số
40/100. Chiến dịch chống tham nhũng đã tạo cơ sở để phần lớn người dân Trung Quốc
với 84% tham gia khảo sát nói với Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) rằng Chính phủ của
họ đang làm tốt việc chống tham nhũng. Theo một cán bộ phụ trách Ủy ban KTKLTƯ:
"quần chúng đã khẳng định kết quả của công tác chống tham nhũng trong mấy năm qua,
nhưng vẫn bất bình với những hiện tượng tham nhũng còn tồn tại. Tuy vậy, đại đa số tin
tưởng vào tương lai cuộc đấu tranh chống tham nhũng" 34.Ở Việt Nam, thời gian qua,
công cuộc PCTN do Đảng phát động mạnh mẽ đã thu hút sự quan tâm, bàn luận của các
tầng lớp nhân dân.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: "công tác PCTN có bước
tiến mạnh, nhất là hơn 2 năm gần đây, tạo niềm tin trong nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực
lan tỏa trong xã hội"35.
Việt Nam và Trung Quốc đều đang triển khai chống tham nhũng từ trong Đảng, đề
cao vai trò của Đảng trong PCTN, đã thu được những kết quả bước đầu. Hai quốc gia đều
coi việc chống tham nhũng quan hệ tới sự tồn vong của Đảng và nhà nước. Sau Đại hội
XVIII ĐCS Trung Quốc, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham
nhũng với quy mô và mức độ quyết liệt nhất chưa từng có kể từ sau chính sách mở cửa.
Việt Namđang theo xu hướng của Trung Quốc: các cơ quan của Đảng làm nòng cốt
chống tham nhũng, PCTN trước hết từ trong Đảng. Kết quả chỉ số cảm nhận tham
nhũng(CPI) của Việt Nam tăng từ 31/100 điểm năm 2015 lên 37/100 điểm năm 2019.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam, việc gia tăng điểm CPI của là chỉ báo
tích cực đối với công tác PCTN thời gian qua
Tuy vậy, cho đến hiện nay, ở cả hai quốc gia, thực trạng tham nhũng đã cải thiện
nhưng chậm và còn ở mức độ cao. "Nhìn bề ngoài, nạn tham nhũng ở Trung Quốc hiện
đã được kiềm chế, nhưng ở một số mặt và trên một số lĩnh vực, nó vẫn có xu thế phát
triển lan rộng, nhiều căn nguyên sâu xa của tham nhũng chưa được giải quyết triệt để"36.
33
Hồng Vĩ, các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 389
34
Hồng Vĩ, các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 61-65
35
Nguyễn Phú Trong, Phát biểu tại phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (16/8/2018)
https:/bnews.vn/phien-hop-thu-14-ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-tham-nhung/93686.htmi.
36
Hồng Vĩ, các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 318

12
1.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ Trung Quốc
Bài học về việc kiên định đường lối quần chúng, phát huy chủ nghĩa dân chủ, vai
trò tiên phong của Đảng trong PCTN.
Chủ nghĩa dân chủđược xem là nền tảng tư tưởng trong quá trình quản trị nhà
nước của Trung Quốc. Đảng, nhà nước Trung Quốc đã nhận thức được nhân dân là nạn
nhân của tham nhũng, nhưngcũng là chủ thể thúc đẩy tham nhũng. Do đó, phải làm cho
nhân dân trở thành lực lượng chính trong cuộc chiến PCTN. Dân chủ trong PCTN của
Trung Quốc là việc lấy người dân là trung tâm, coi việc phát huy, bảo vệ lợi ích của nhân
dân làm mục tiêu cuối cùng của PCTN. Cùng với đó, ĐCS Trung Quốc luôn thể hiện vai
trò tiên phong, đã tiến hành PCTN trước hết từ trong Đảng, coi PCTN trong Đảng liên
quan đến sự tồn vong của Đảng. Từ ban hành “Hướng dẫn của ĐCS Trung Quốc dành
cho những người lãnh đạo trong Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ công một cách liêm
khiết” cho đến cấm những người giữ chức vụ lãnh đạo trong Đảng lợi dụng chức vụ và
quyền hạn của mình để thu lợi không chính đáng. Việc kết hợp giữa cơ quan chống tham
nhũng của Đảng (Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật) với cơ quan chống tham nhũng của nhà nước
(Bộ Giám sát hành chính và Cục điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát) ở
Trung Quốc làm gia tăng lực lượng nòng cốt trong PCTN.Đây cũng là khuynh hướng phù
hợp với các nguyên tắc dân chủ trong tổ chức, vận hành quyền lực mà nhà nước Việt
Nam đang nỗ lực hướng đến.
Bài học về xây dựng hệ thống tham gia của dân chúng vào PCTN
Dù sự tham gia của dân chúng ở mỗi giai đoạn là khác nhau, nhưng có thể thấy,
Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống tham gia của dân chúng vào quá trình
PCTN. Hệ thống này trải qua 3 cấp độ: PCTN chiến dịch, PCTN thể chế và PCTN toàn
diện. Với PCTN chiến dịch, dù còn những hạn chế, nhưng tạo ra một "phong trào chống
tham nhũng" trong nhân dân dưới sự khởi xướng, tổ chức của Đảng, Chính phủ. Ở cấp độ
này, người dân không phải là thành phần chính nhưngđã được huy động nhanh chóng, tạo
sự lan tỏa rộng trong PCTN. Với PCTN thể chế, tập trunghoàn thiện thiết chế tư pháp, cơ
quan chuyên trách PCTN, pháp luật về giám sát, nền tảng trực tuyến chính thức, hệ thống
tố cáo sử dụng tên thật chống tham nhũng. Ngoài ra, còntiến hành tổ chức trao đổi kinh
nghiệm, tổng hợp đầu mối, thảo luận để hình thành khí thế toàn xã hội PCTN, như: xây
dựng trang web chuyên trách về PCTN, cơ sở học thuật tổ chức diễn đàn chống tham
nhũng, thực hiện giáo dục có mục tiêu về chủ đề chính phủ trong sạch... Ở cấp độ PCTN
toàn diện, nhân dân là chủ lực trong PCTN, người dân tự giác, chủ động tham gia sâu
rộng, cùng với PCTN trực tuyến, đồng thời yêu cầu chính phủ hình thành một sự tương
tác tích cực về PCTN, cung cấp manh mối, hợp tác tích cực và gây áp lực lên Chính
13
phủthông qua PCTN.37 Đây nên là bài học mang tính chiến lược của Việt Nam, nó sẽ góp
phần làm cơ chế tham gia của nhân dân vào PCTN trở nên bài bản, hiệu quả hơn.
Bài học về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng văn hóa chính quyền
trong sạch, giảm thiểu khả năng chịu đựng tham nhũng của người dân
Tham nhũng ngày càng phức tạp và được che dấu tinh vi, việc xây dựng văn hóa
chính quyền trong sạch mà ĐCS Trung Quốc đề cao từ sau Đại hội XVIII là phù hợp với
đòi hỏi của tình hình. Qua khía cạnh nhận thức về chính phủ trong sạch - "quyền lực
mềm" và giám sát liêm chính - "quyền lực cứng", người dân tạo ra một sự răn đe tham
nhũng mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới giám sát đồng bộ, tăng mạnh tính "không dám
tham nhũng"38. Văn hóa chính quyền càng trong sạch, khả năng chịu đựng tham nhũng,
sự khoan dungcủa dân chúng sẽ giảm đi, thúc đẩy sự hăng hái PCTN của nhân dân. Bài
học này là cần thiết cho Việt Nam, bởi sẽ đạt mục tiêu kép:cơ quan công quyền phải hoàn
thiện tiêu chuẩn để có thể tồn tại phù hợp với yêu cầu của công chúng, đồng thời đảm bảo
tính liêm chính trong hoạt động trên cơ sở giám sát của nhân dân, thúc đẩy việc PCTN
đạt kết quả gấp đôi với công sức chỉ bằng một nửa.
Bài học về việc đề cao bảo vệ, khen thưởng người dân tố cáo tham nhũng,gia tăng
niềm tin của nhân dân với Đảng và nhà nước trong PCTN.
Trung Quốc quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đấu tranh PCTN trong việc bảo
vệ bí mật đối với người tố cáo, tố giác tội phạm, cho phép người tố cáo được giấu tên và
chấp nhận thư nặc danh,đồng thời quy định nếu tội tham nhũng được phát hiện và xử lý,
thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số
giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thu giữ được.Bên cạnh đó, với nỗ
lực 8 năm của Trung Quốc khi triển khai chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" ( 打虎拍蝇) của
chủ tịch Tập Cận Bình, cùng các cuộc điều tra, trừng phạt hàng triệu quan chức, đã ảnh
hưởng tích cực đến nhận thức của người dân. Một khảo sát của IT đã cho kết quả: 84%
trong số người dân tham gia khảo sát cho rằngĐảng, Chính phủ của họ đang làm tốt việc
giải quyết tham nhũng. Đây là một trong những thành công của Trung Quốc, khi niềm tin
của người dân được xem là nền tảngquan trọng để nâng cao hiệu quả PCTN từ phía người
dân.
Bên cạnh những bài học trên, những tồn tại trong quá trình huy động sự tham gia
của dân chúng ở Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những kinh nghiệm nên tránh
phạm phải.
Bài học về tránh việc xâm hại đến quyền cơ bản của con người trong tương quan
với các phương thức quản trị nhà nước.
37
陈建, 反腐进程中民众参与的制度建构, 江西社会科学 2015,3
38
刘爱新, 我国民众参与廉政文化建设论要, 廉政文化研究, 2020 年 5 期

14
Trung Quốc đã sử dụng Hệ thống tín nhiệm xã hội (SCS) được Quốc Vụ viện ban
hành trong Đề cương xây dựng hệ thống Tín nhiệm xã hội giai đoạn 2014- 2020 ngày
14/06/201439. Hệ thống này đặt ra cơ chế khen thưởng và trừng phạt, kết quả là nâng cao
mức độ tín nhiệm và nhận thức về tín nhiệm trong xã hội. Mục tiêu đặt ra là đến năm
2020 xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn cơ bản về tín nhiệm xã hội, hệ thống điều
tra, đánh giá tín nhiệm đối với toàn xã hội trên nền tảng chia sẻ thông tin, quản lý và
giám sát tín nhiệm. Về bản chất, hệ thống SCS của Trung Quốc là một hệ thống được xây
dựng để thu thập toàn bộ thông tin về tất cả các khía cạnh, bao gồm nhưng không giới
hạn ở: hoạt động sinh hoạt, đi lại, mua sắm, kết bạn, biểu lộ ý chí trên mạng xã hội của
mỗi cá nhân; trên cơ sở đó để đánh giá, cho điểm, làm cơ sở để đưa ra các hình thức
khuyến khích các hành vi được xem là tốt, và hạn chế những hành vi bị cho là xấu theo
tiêu chuẩn mà hệ thống này đặt ra. Bất luận khía cạnh những mong muốn tích cực từ
chính quyền, SCS đã xâm phạm quyền riêng tư, môi trường sống, tự do ngôn luận và các
nền tảng khác của xã hội dân chủ, tức làđã giới hạn quyền con người một cách tuỳ tiện.
Đây là bài học mà Việt Nam cần tránh trong quá trình quản trị.Bởi vì nó không nhất quán
với chủ nghĩa dân chủ, nhân dân mà cả Việt Nam và Trung Quốc vốn đang theo đuổi, nó
cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệt tình, hiệu quả PCTN của nhân dân.
Bài học về tránh sự bất cân đối giữa mức độ giám sát của trung ương và cơ sở
trong PCTN.
Trung Quốc hiện đang duy trì chế độ “tuần thị”, với tính chất của việc thanh tra
“quần vòng”. Chế độ này giúp phát hiện tham nhũng ở các địa phương khi mà hệ thống
kiểm soát quyền lực ở đó bị vô hiệu, đồng thời gây áp lực cho các quan tham, làm cho họ
“ăn không ngon, ngủ không yên”, từ đó không dám tham nhũng. Tuy nhiên, một cách bền
vững, không thể xem “tuần thị” như là biện pháp cơ bản trong PCTN, bởi chính các đoàn
“tuần thị”, khi mang quyền lực lớn mà trách nhiệm giải trình thường thiếu rõ ràng cũng
sẽ hàm chứa rủi ro cao với tham nhũng, đặc biệt sẽ làm vô hiệu hóa hệ thống giám sát
quyền lực ở cấp cơ sở, trong khi giám sát cơ sở mới chính là biện pháp nền tảng bảo đảm
hiệu quả PCTN của một quốc gia.
4. Những giải pháp hỗ trợ việc tiếp thu các bài học từ Trung Quốc về sự tham
gia của nhân dân vào PCTN ở Việt Nam
1.1. Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa dân chủ trong PCTN
Trung Quốc trong quá trình phát triển đã kế thừa và tiếp nối chủ nghĩa lấy con
người là trung tâm từ thời cổ đại và hình thành chủ nghĩa dân chủ ngày nay. Mục tiêu
cuối cùng đặt ra là thúc đẩy lợi ích của người dân, đi theo đại đa số quần chúng, nghiêm
39
Quốc vụ viện Trung Quốc, Đề cương xây dựng hệ thống Tín nhiệm xã hội giai đoạn năm 2014-2020, 2014. Xem:
http://www.gov.cn/zhengce/content/2014-06/27/con tent_8913.htm, truy cập ngày 20/3/2019.

15
trị "những con hổ" và "những con ruồi" gây ảnh hưởng xấu cho nhân dân trong cuộc
chiến chống tham nhũng, phấn đấu tất cả hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc có cơ hội phát triển
trong cuộc sống40. Do đó, việc nhận thức đầy đủ về chủ nghĩa dân chủ trong PCTN là cần
thiết cho việc học tập các kinh nghiệm từ Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân chủ chống tham nhũng mà Trung Quốc hướng đến bao gồm các
khía cạnh thuộc nội hàm như: mục tiêu cuối cùng của PCTN là thúc đẩy lợi ích người
dân; hiểu rõ nhu cầu PCTN của người dân; củng cố niềm tin của nhân dân đối với PCTN;
tạo điều kiện để người dân tham gia đấu tranh PCTN và giải quyết vấn đề tham nhũng
xung quanh nhân dân (gồm xây dựng lại một quan hệ chính trị - kinh doanh tiến bộ để
nhân dân có thể hoạt động dễ dàng, hợp pháp và phấn đấu đạt được một nền công vụ
trong sạch, giải quyết được sự xa rời quyền lực chính trị cơ sở ở nông thôn).
Nhận thức và có cơ chế để tạo ra các điều kiện tiền đề cũng như chủ động trước
các yếu tố tác động sẽ góp phần làm cho Việt Nam có sự chủ động trong việc theo đuổi
một mô hình PCTN từ nhân dân một cách thực chất.
1.2. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong PCTN
Luật tiếp cận thông tin năm 2016 đã tạo thêm cơ sở pháp lý cho đảm bảo quyền
tiếp cận thông tin (TCTT) ở Việt Nam. Tuy vậy, những hạn chế trong thực tiễn như
quyền TCTT mới chỉ cơ bản mang tính nguyên tắc, chưa có quy định đủ cụ thể để thuận
lợi cho việc TCTT, các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin thường né tránh, lạm dụng
quy định về bảo mật thông tin đãảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân.
Muốn quyền TCTT được đảm bảo tốt hơn, cần đồng bộ hóa nội dung, khắc phục những
hạn chế pháp lý của pháp luật, chú trọng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về quyền
TCTT, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cung cấp thông tin,thường xuyên thanh tra,
kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền
TCTT của công dân nhằm bảo đảm quyền TCTT cho công dân, phát triển hệ thống dữ
liệu quốc gia về cung cấp thông tin...Giải pháp này sẽ hỗ trợ người dân Việt Nam trong
việc tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động và mức độ liêm chính của chính quyền, một
hoạt động mà người dân Trung Quốc đã rất đề cao trong quá trình tham gia PCTN. Bởi
chỉ khi người dân được đảm bảoTCTT, nhất là những thông tin về công khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình của chính quyền, người dân mới đủ điều kiện để giám sát, từ đó
phát hiện và tố cáo tham nhũng.
1.3. Thúc đẩy cơ chế người dân tham gia vào công việc của chính quyền
Xã hội càng phát triển, sự tham gia của người dân vào công việc của chính quyền
phải càng đa dạng, kịp thời. Pháp luật về bảo đảm thực thi dân chủ ở chính quyền cơ sở

40
杜治洲, 反腐民本主义内涵与模型, 廉政文化研究 2016 年第 1 期

16
của Việt Nam hiện đã có vai trò rất lớn trong việc cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền
và nhân dân, theo hướng minh bạch, tăng quyền của người dân. Tuy nhiên, cần hoàn
thiện hơn nữa để có thể tạo lập được một cơ chế có thể thúc đẩy cao nhất và kịp thời sự
tham gia của người dân vào công việc của nhà nước. Cụ thể, phải đảm bảo hơn về tính
khả thi trong sự tham gia của người dân ở cơ sở, mở rộng quyền tự chủ cho chính quyền
cấp cơ sở trong việc chủ động tự quyết một số vấn đề khác ngoài các vấn đề đã quy định
trong pháp luật mà cần tham vấn ở địa phương, gia tăng các hình thức đề thực thi dân chủ
ở cơ sở (như khảo sát, kiến nghị, hoặc giám sát qua các kênh thông tin trên mạng), phải
đưa sự tham vấn thành các kế hoạch lớn, nằm trong các chương trình lớn, đảm bảo nền
tảng cho sự tham gia (như tự do ngôn luận, hiệp hội), quy trình phân cấp, trao quyền hợp
lý, đề cao tính trách nhiệm trong tham vấn...
1.4. Khắc phục những hạn chế cố hữu trong PCTN của nhân dân, tạo tiền đề cho
việc xây dựng một hệ thống nhân dân PCTN hiệu quả
Xóa bỏ sự "ăn theo" trong PCTN. Về bản chất, việc chống tham nhũng, hay giám
sát quyền lực mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, cho cả những người không tham gia.
Nhưng chi phí và hậu quả lại do một số ít cá nhân thực hiện phải gánh chịu và thường là
lớn hơn nhiều so với lợi ích mà họ được hưởng trực tiếp từ các hoạt động này. Hầu hết
mọi người đều mong muốn xã hội không còn tham nhũng, và ai cũng có thể hành động,
nhưng không ai chịu làm và chịu các chi phí, thiệt hại nếu có từ việc PCTN... do đó,
người "vác tù và hàng tổng" sẽ rất ít, đa số sẽ chọn cách "khoanh tay đứng nhìn", chờ đợi
người khác làm, nếu thành công thì mình cùng hưởng lợi.
Xóa bỏ tình trạng thiếu thông tin, nguồn lực và sự bất cân xứng về vị thế giữa
người dân và đối tượng tham nhũng. Người dân - với vị thế là chủ nhân của quyền lực -
tiến hành bầu ra người đại diện và giám sát người đó, tuy nhiên "trong sự đa dạng của
quan hệ đại diện, người đại diện vốn có hoặc có được những thông tin màđối với người
chủ là không sẵn có hoặc là phải chi phí rất lớn mới có được" 41, bởi người dân không trực
tiếp điều hành và thực thi quyền lực, cũng không có các nguồn lực và sức mạnh quyền
lực cần thiết như các chủ thể đại diện. Điều đó tạo nên sự bất tương xứng về thông tin,
nguồn lực, quyền lực, dẫn đến, người đại diện dễ sử dụng những thông tin, nguồn lực
mình có để mưu lợi cá nhân, còn người dân thì thiếu thông tin, điều kiện. Đồng thời, ngay
cả khi đã bị phát hiện, kẻ tham nhũng cũng vẫn có nhiều cơ hội hơn về thẩm quyền, cơ
hội để che chắn, đối phó với những người dân chống đối họ. Tất cả những vấn đề này ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tính chất và hiệu quả PCTN của người dân.

41
Mancur Olson, 1970, The logic of collective Action Public goods and the Theory of Groups, Schoken Books,
NewYork, p.90

17
Do đó, cách thức cần thiết là phải có cơ chế để tập hợp người dân trong những tổ
chức đại diện cho họ, để công cuộc giám sát, PCTN mang sức mạnh của tập thể, được
tiến hành trên cơ sở tập thể, huy động được chi phí và nguồn lực của cả tập thể, tạo đối
trọng cần thiết về quyền lực đối với những kẻ tham nhũng. Đây cũng chính là hướng mà
Việt Nam đang đi, khi mà người dân PCTN thông qua các tổ chức đại diện như MTTQ,
BTTND... nhưng để hướng đi này có hiệu quả, cần phải làm cho nó hoạt động thực chất
hơn, xóa bỏ được những hạn chế cố hữu trên.

18

You might also like