Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CỖ MÁY THỜI GIAN

[...] Khi đủ bình tĩnh để nhìn đồng hồ, tôi không khỏi sửng sốt. Một đồng hồ chỉ ngày, một
đồng hồ chia đơn vị là một ngàn ngày, một đồng hồ triệu ngày, một đồng hồ tỉ ngày. Thay vì
kéo ngược cần số, tôi đã đẩy chúng đi tới. Và tôi thấy kim chỉ ngàn đang quay nhanh như
kim chỉ giây của một chiếc đồng hồ đeo tay – đến tương lai xa tít.
Tiếp tục đi tới, một đổi thay kì lạ phủ trùm lên vạn vật. Màu xám thấp thoáng trở thành
đậm hơn: rồi – mặc dù tôi vẫn đi tới với thời tốc thật nhanh – những thay đổi nhấp nháy giữa
ngày đêm, dấu hiệu của một thời tốc thấp hơn, trở lại càng lúc càng rõ rệt. Thoạt đầu hiện
tượng này khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Sự thay đổi giữa ngày đêm xảy ra chậm hơn, cùng
với sự di chuyển của ánh mặt trời, đến một lúc như mỗi chu kì kéo dài đến mấy trăm năm.
Cuối cùng, trái đất chỉ còn một ánh mờ liên tục, gián đoạn thỉnh thoảng bởi sự xuất hiện của
những ngôi sao chổi soi sáng khoảng trời đen. Luồng sáng, dấu vết của mặt trời đã biến mất
hẳn, vì mặt trời không còn lặn nữa – nó chỉ nhô lên hụp xuống ở phía tây, đồng thời trở
thành lớn hơn và đỏ hơn. Tất cả mọi dấu vết của mặt trăng cũng đã biến mất. Những chuyển
động xoay tròn càng lúc càng chậm của các vì sao bị thay thế bởi vô vàn điểm sáng.
Một khoảng thời gian trước khi tôi dừng lại, mặt trời – đỏ và rất lớn – nằm bất động ở
chân trời, như một cái vòm vĩ đại, lung linh với một sức nóng yếu ớt, và thỉnh thoảng tắt
ngấm hoàn toàn. Có một lúc nó chiếu ra ánh sáng mạnh hơn, nhưng rồi thật nhanh chóng lại
trở về ánh sáng đỏ muộn sầu. Dựa theo sự lên xuống chậm lại của mặt trời, tôi đoán là hiện
tượng thủy triều không còn nữa. Trái Đất đã thôi quay, với một mặt hướng về mặt trời, có thể
y hệt như mặt trăng đối với trái đất trong thời của chúng ta. Hết sức thận trọng – vì nhớ lại
lần bị té trước – tôi bắt đầu kéo cần số ngược lại. Những kim đồng hồ chạy chậm dần, cho
đến khi kim chỉ ngàn ngày gần như đứng yên và kim chỉ ngày không chỉ còn là một ánh
sương mù trên mặt đồng hồ. Chậm hơn nữa, cho đến khi những đường nét của một bãi biển
hoang vu trở thành rõ rệt.
[...]
Tôi không thể diễn tả nỗi hoang vu ghê rợn chế ngự mặt địa cầu. Bầu trời đó phía đông,
màu đen phía bắc, vùng biển chết, bờ đá đầy những con quái vật dơ bẩn bò run rẩy chậm
chạp, màu xanh trải đều như thuốc độc của những loại rong rêu, bầu không khí loãng làm
phổi người ta đau nhức: tất cả tạo thành một cảm giác rùng rợn. Tôi đi tới một trăm năm
nữa. Mặt trời vẫn đó – lớn hơn, và mờ hơn một chút. Vẫn vùng biển chết, vẫn bầu không khí
lạnh lẽo, vẫn đám quái vật có vỏ cứng bò đó đây giữa rêu xanh đá đỏ. Ở bầu trời phía tây,
tôi thấy một đường cong nhạt, có lẽ của một vầng trăng thượng tuần khổng lồ.
[...]
Cuối cùng, sau hơn 30 triệu năm, cái vòm khổng lồ của mặt trời đã chiếm khoảng mười
phần trăm của bầu trời đen. Tôi dừng lại lần nữa vì thấy đám cua đỏ lổn ngổn đã biến mất.
Bãi biển đỏ, ngoại trừ những mảng rong rêu xanh mét, không còn một dấu hiệu nào của sự
sống. [...]
(Trích Cỗ máy thời gian, Herbert Geogre Wells, NXB Hà Nội, 2017, Như Hà dịch)
A. Khoanh vào đáp án đúng nhất
Câu 1. Ý nào nói đúng nhất về phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích:
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
B. Tự sự kết hợp với nghị luận, miêu tả
C. Tự sự kết hợp với thuyết minh, biểu cảm
D. Chỉ sử dụng phương thức biểu đạt tự sự
Câu 2. Đoạn truyện kể về sự việc gì?
A. Nhân vật “tôi” kể về thế giới trong lòng đất.
B. Nhân vât “tôi” kể về cuộc sống con người trong tương lai
C. Nhận vật “tôi” kể về thời kì trái đất diệt vong trong tương lai
D. Nhân vật “tôi” kể về cỗ máy thời gian có thể đi đến tương lai dễ dàng
Câu 3. Người kể đoạn truyện trên kể ở ngôi thứ mấy?
A. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất
B. Truyện được kể theo ngôi thứ ba
C. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba
D. Không xác định được.
Câu 4. Câu chuyện được mở đầu trong không gian nào?
A. Trong cỗ máy thời gian B. Bầu trời
C. Phòng thí nghiệm của nhà khoa học D. Ngoài vũ trụ
Câu 5. Theo lời kể của nhân vật tôi, trong thời gian mà trái đất và các sự vật đều đã bị diệt
vong, nhân vật “tôi” tìm thấy dấu hiệu của sự sống duy nhất ở:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Đám cua đỏ
D. Mảng rêu màu xanh
Câu 6. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên:
A. Biểu đạt ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết
B. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
C. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng
Câu 7. Theo đoạn trích, những dấu hiệu nào cho thấy thế giới đi vào thời kì diệt vong?
A. Trái đất đã thôi quay, với một mặt hướng về mặt trời.
B. Mặt trời nằm bất động ở chân trời, như một cái vòm vĩ đại, lung linh với một sức nóng yếu
ớt, và thỉnh thoảng tắt ngấm hoàn toàn.
C. Những loài sinh vật biến mất ngoại trừ những đám rêu màu xanh
D. Tất cả các dấu hiệu trên
Câu 8. Qua đoạn trích và qua phần tóm tắt, em hãy cho biết thế giới tương lai mà nhà văn
nhắc đến trong truyện là năm nào:
A. Năm 802.700
B. Năm 802.701
C. Năm 802.702
D. Năm 802.703
B. Đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây
Câu 9. Em hiểu thế nào về tác dụng của “cỗ máy thời gian” được nhắc đến trong tác phẩm?
Câu 10. Em hãy tìm những từ ngữ thể hiện (những) tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”
trong đoạn trích trên? Em hãy thử lí giải vì sao nhân vật “tôi’ có (những) tâm trạng, cảm xúc
đó.
Câu 11. Thế giới tương lai mà nhà văn H.G.Wells kể trong câu chuyện của mình có giống với
thế giới tương lai mà em hình dung không? Viết đoạn văn 5 – 7 khái quát về thế giới tương
lai theo hình dung của em.

You might also like