Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

QUẺ 5: THỦY THIÊN NHU

|||:|: Thủy Thiên Nhu (需 xū)

Quẻ Thủy Thiên Nhu, còn gọi là quẻ Nhu (需 xu1).

* Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

* Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

Contents
1. Giải nghĩa:.........................................................................................................2
2. Hào từ:...............................................................................................................3
QUẺ SỐ 5 - QUẺ KINH DỊCH CHO GIEO QUẺ...............................................5
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - NGÔ TẤT TỐ..........................................................6
QUẺ SỐ 5 - QUỐC VĂN CHU DỊCH - PHAN BỘI CHÂU.............................12
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH DIỄN GIẢNG - KIỀU XUÂN DŨNG.....................19
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH DIỄN GIẢI................................................................20
QUẺ SỐ 5 - BỐC PHỆ CHÁNH TÔNG............................................................21
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - DỊCH TỰ BẢN NGHĨA.........................................22
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - NGU YÊN NGUYỄN ĐẠI BẰNG........................23
QUẺ SỐ 5 - BÍ ẨN QUẺ DỊCH..........................................................................24
1. Giải nghĩa:
Giải nghĩa: Thuận dã. Tương hội. Chờ đợi vì hiểm đằng trước, thuận theo, quây
quần, tụ hội, vui hội, cứu xét, chầu về. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui
vẻ hội họp, ăn uống chờ thời.

Quẻ trên là Mông, nhỏ thơ; nhỏ thơ thì cần được nuôi bằng thức ăn, cho nên quẻ
này là Nhu. Chữ Nhu này [ 需 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ
cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.

Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích khác: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi,
và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.

***

Thoán từ:

需: 有 孚, 光 亨, 貞, 吉 . 利 涉 大 川 .

Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.

Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững
điều chính thì tốt. “Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.

Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là
Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.

Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là
ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng
thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm
gì cũng vượt được mà thành công.

Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là
Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời,
thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể
xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
2. Hào từ:

1. 初 九: 需 于 郊, 利 用 恆 , 无 咎 .

Sơ cửu: Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.

Dịch: Hào 1 là dương, cương kiện, sáng suốt mà ở xa ngoại quái là Khảm, tức
xa nước, xa chỗ hiểm (cũng như còn ở ngòai thành, không gần sông nước), đừng
nóng nảy xông vào chỗ hiểm nạn, cứ chịu chờ đợi thì không có lỗi. Chu Công
khuyên như vậy vì hào dương này không đắc trung mà có ý muốn tiến.

2. 九 二: 需 于 沙 , 小 有 言 , 終 吉 .

Cửu nhị: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.

Dịch: Hào 2, dương: Đợi ở bãi cát, tuy có khẩu thiệt một chút, nhưng sau sẽ tốt.

Giảng: Hào này đã gần quẻ Khảm hơn, ví như đã tới bãi cát ở gần sông, chưa tới
nỗi sụp hiểm; mà hào lại đắc trung, cho nên tuy là dương cương mà biết khôn
khéo, ung dung, không nóng nảy như hào 1, cho nên dù có điều tiếng nho nhỏ,
rốt cuộc cũng vẫn tốt.

3. 九 三 : 需 于 泥 . 致 寇 至.

Cửu tam: Nhu vu nê, trí khấu chí.

Dịch: Hào 3, dương : đợi ở chỗ bùn lầy, như tự mình vời giặc đến.

Giảng: Hào này đã ở sát quẻ Khảm, tuy chưa sụp xuống nước, nhưng đã ở chỗ
bùn lầy rồi; thể của nó là dương cương, vị của nó cũng là dương, mà lại không
đắc trung, có cái “tượng rất táo bạo nóng nảy, làm càn, tức như tự nó vời giặc
đến, tự gây tai họa cho nó. Nếu nó biết kính cẩn, thận trọng thì chưa đến nỗi
nào, vì tai họa vẫn còn ở ngoài (ở ngoại quái) (theo tiểu tượng truyện).

4. 六 四 : 需 于 血, 出 自 穴 .

Lục tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.

Dịch: Hào 4, âm: như đã chờ đợi ở chỗ lưu huyết mà rồi ra khỏi được.

Giảng: hào này đã bắt đầu vào quẻ Khảm, tức chỗ hiểm (như vào chỗ giết hại),
nhưng nhờ nó là âm, nhu thuận lại đắc chính (ở vị âm) , nên tránh được họa.

5. 九 五 : 需 于 酒 食, 貞 吉 .
Cửu ngũ: Nhu vu tửu thực, trinh cát.

Dịch: Hào 5, dương: Chờ đợi ở chỗ ăn uống no say (chỗ yên vui), bền giữ đức
trung chính thì tốt.

Giảng: Hào 5, địa vị tôn quí, mà là dương cương trung chính, cho nên tốt, nhưng
muốn hạnh phúc được bền thì phải giữ đức trung chính.

6. 上 六:. 入 于 穴 , 有 不 速 之 客 三 人 來 , 敬 之 , 終 吉 .

Thượng lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính chi, chung
cát.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Vào chỗ cực hiểm rồi, nhưng có ba người khách thủng
thẳng tới, biết kính trọng họ thì sau đựơc tốt lành.

Giảng: Hào này ở trên cùng ngọai quái là Khảm, cho nên bảo là chỗ cực hiểm.
Nó có hào 3 ở dưới ứng với nó, hào 3 là dương , kéo theo cả hào 1 và 2 cũng là
dương, cho nên nói là có 3 người khách sẽ tới; họ không tới ngay được vì họ ở
xa hào 6, cho nên nói là họ thủng thẳng sẽ tới.

Hào 6 âm, có đức Khiêm, nhu thuận, biết trong và nghe theo ba vị khách đó, cho
nên cuối cùng sẽ được họ cứu ra khỏi chỗ hiểm mà được tốt lành.

Tiểu tượng truyện: bàn thêm: Tuy hào 6 không xứng vị (bất đáng vị), nhưng
không đến nỗi thất bại lớn.

Chu Hi hiểu chữ “vị” đó, là ngôi chẵn (âm vị) ; hào âm ở âm vị, là “đáng” chứ
sao lại “bất đáng”, cho nên ông bảo là :”chưa hiểu rõ” (vị tường).

Phan Bội Châu hiểu chữ “vị” là ngôi cao hay thấp; hào 6 ở trên cùng, tức là ngôi
cao nhất, mà là âm nhu, bất tài, cho nên bảo “bất đáng” là phải .

***

Quẻ này chỉ cho ta cách xử thế khi chờ đợi, tùy họa ở gần hay ở xa, cốt nhất là
đừng nóng nảy, mà phải giữ trung chính. Chúng ta để ý: hào 5 ở giữa quẻ Khảm,
tức giữa cơn nguy hiểm mà Chu Công vẫn cho là tốt chỉ vì hào đó cương mà
trung chính, nghĩa là cương một cách vừa phải, sáng suốt, chính đáng.
QUẺ SỐ 5 - QUẺ KINH DỊCH CHO GIEO QUẺ

Quẻ Dịch số 5: Thủy Thiên Nhu "Minh Châu Xuất Thổ"- Vận tốt đã đến
Quẻ Thủy Thiên Nhu đứng số 5 trong số 64 quẻ Kinh dịch. Quẻ Thủy Thiên
Nhu có điềm "Vận tốt đã đến" là quẻ cát trong Kinh Dịch. Mưu việc tất thành,
hôn nhân hòa hợp, cầu tài như ý, ước nguyện thỏa mãn.
Ngũ hành quẻ: Thổ. "Nhu" có nghĩa là "cần đến", được thời mà hành động. Vì
vậy, nó có hình tượng ngọc sáng ra khỏi lòng đất.
"Minh châu" có nghĩa là ngọc sáng. "Minh châu xuất thổ" là chuyện ngọc sáng
vùi lấp trong đất lâu ngày, chưa hề bị phát hiện. Nay bỗng nhiên đất đá bị gió
xối, nước cuốn, ngọc sáng lộ thiên. Ngọc sáng ai nhìn cũng thích.
Nếu gieo được quẻ này là điềm "Vận tốt đã đến" thời vận làm ăn thuận lợi,
thành công.
Hình tượng của quẻ Thủy Thiên Nhu
Ngọc sáng bị vùi trong đất lâu ngày không lộ ra vẻ lung linh, cho đến một hôm
bỗng nhiên gió thổi hoặc nước cuốn, đất đá bay đi, ngọc sáng long lanh xuất
hiện.
Ngày xưa, Nhạc Phi làm tướng dưới trướng Tông Trạch Ma, đã từng gieo được
quẻ này. Sau này, quả nhiên Trạch Ma giao lại ấn tín, Nhạc Phi trở thành nguyên
soái có dịp thi thố tài năng, lập công cái thế. Đúng là ứng với quẻ "Minh châu
xuất thổ", thật là "thời vận tốt đẹp đã đến".
Lời thơ của quẻ Nhu
"Ngọc sáng lộ thiên, đã đến ngày,
Tranh giành kiện tụng, cũng tiêu tan.
Thời cơ vàng ngọc, tự đưa đến,
Mọi việc thành công, chẳng sợ tai."
Lời đoán: Mưu việc tất thành, hôn nhân hòa hợp, cầu tài như ý, ước nguyện thỏa
mãn.
Lời bàn quẻ Thủy Thiên Nhu: "Nhu" còn có nghĩa là "chờ", là "đợi" điều kiện
thuận lợi. Chớ manh động mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm. Người
khôn phải biết chờ thời đợi thế, xử sự rộng lượng, không hành động quá mức.
Có lợi có ích thì tiến, bất lợi vô ích thì lui, được thời thì ra làm quan, mất thế thì
lui về ở ẩn.
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - NGÔ TẤT TỐ

QUẺ NHU
Khảm trên; Kiền dưới
Bản nghĩa của Trình Di. - Quẻ Nhu, Tự quái nói rằng: Mông tức là đội, là vật
còn non, vật non thì tất phải nuôi, cho nên tiếp đến quẻ Nhu. Nhu tức là việc ăn
uống. Vật còn non nớt, phải đợi nuôi nấng mới lớn mà cái cần dùng trong sự
nuôi nấng các vật thì là sự ăn uống, cho nên nói rằng quẻ Nhu là việc ăn uống.
Mây [1] bay lên trời [2] có tượng hun bốc nhuần ướt, ăn uống là để nhuần ích
cho các loài vật, cho nên quẻ Nhu - là việc ăn uống - sở dĩ nối dưới quẻ Mông.
Đại ý quẻ này có nghĩa chờ đợi. Cái tính Kiền mạnh nhất định phải tiến, vậy mà
nó lại ở dưới quẻ Khảm là tượng chỗ hiểm, chỗ hiểm làm ngăn trở nó, cho nên
cần phải chờ đợi rồi sau mới tiến.
LỜI KINH
需, 有孚, 光, 亨, 貞, 吉, 利涉 川.
Dịch âm. - Nhu, hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. - Quẻ Nhu, có đức tin, sáng láng, hanh thông, chính bền, tốt! Lợi
sang sông lớn.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Nhu là chờ đợi. Nói về hai thể, thì Kiền cứng mạnh
cần tiến lên, mà gặp chỗ hiểm, chưa thể tiến được, cho nên là nghĩa chờ đợi. Nói
về tài quẻ, thì hào Năm ở ngôi vua, là chủ sự chờ đợi, có đức cứng mạnh, trung
chính, mà sự thành tín đầy đặc bên trong, tức là bên trong đầy đặc có đức tín; có
đức tín thì sáng láng mà có thể hanh thông, được trinh chính và tốt. Dùng những
cái đó mà chờ đợi, thì gì mà không qua: dù hiểm cũng không khó, cho nên mới
lợi về việc sang sông lớn. Đại phàm trinh cát, có khi là đã chính lại tốt, có khi là
có chính mới tốt, cần phải phân biệt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Nhu nghĩa là đợi. Quẻ Kiền gặp quẻ Khảm, Kiền mạnh
Khảm hiểm, sức mạnh gặp chỗ hiểm mà không vội tiến cho mắc vào chỗ hiểm
đó, ấy là cái nghĩa chờ đợi. Phu là đức tin ở trong. Quẻ này hào Chín Năm là thể
Khảm bên trong đã đầy đặc, lại có những tính Dương cương, trung chính mà ở
ngôi tôn, tức là cái tượng "có đức tin được ngôi chính". Nước Khảm ở phía
trước, Kiền mạnh kề tới, ấy là cái tượng "sắp sang sông lớn mà chưa tiến lên
một cách khinh thường". Cho nên, kẻ xem, nếu là có sự chờ đợi mà tự mình sẵn
có đức tin thì sẽ sáng láng hanh thông; nếu lại được chính thì tốt mà lợi về việc
sang sông lớn. Chính bền thì không cái gì không tốt, mà sự sang sông lại càng
quý ở chờ đợi. Đó là không vì lòng muốn mau chóng mà phạm vào chỗ hiểm
nạn.
LỜI KINH
彖: 需須也, 險在前也, 剛健 不陷, 其義不困窮矣.
Dịch âm. - Thoán viết: Nhu, tu dã; hiểm tại tiền dã; cương kiện nhi bất hãm, kỳ
nghĩa bất khôn cùng hỹ.
Dịch nghĩa. - Lời thoán nói rằng: Nhu tức là đợi, chỗ hiểm ở trước vậy.
Cứng mạnh mà không bị hãm, nghĩa là nó không khốn cùng rồi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Nghĩa của quẻ Nhu là đợi, vì có chỗ hiểm ở phía trước,
chưa thể vội tiến, nên phải chờ đợi rồi sau mới đi. Là hạng cứng mạnh như Kiền
mà biết chờ đợi, không dám khinh thường mà động, cho nên không bị hãm vào
chỗ hiểm, cái nghĩa của nó không đến khốn cùng.
Bản nghĩa của Chu Hy, - Đây dùng đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
需有孚, 光, 貞, 吉, 位乎天位, 以正中也. 涉 川, 往有功也.
Dịch âm. - Nhu hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, vị hồ thiên vị, dĩ chính trung
dã; lợi thiệp đại xuyên, vãng hữu công dã.
Dịch nghĩa. - Quẻ Nhu có đức tin, sáng láng, hanh thông, chính bền, tốt, là vì ở
vào ngôi trời, để chính giữa vậy. Lợi về sự sang sông lớn, đi thì có công vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Hào Năm cứng đặc, ở giữa, là tượng đức tin, mà lại
được cái nó vẫn chờ đợi, cũng là nghĩa có đức tin. Vì là Kiền cương, rất thành,
cho nên đức nó sáng tỏ mà có thể hanh thông, được trinh chính mà tốt. Sở dĩ có
thể như thế, là vì nó ở ngôi trời mà được chính giữa. Đã có đức tin là lại trinh
chính, tuy qua chỗ hiểm mặc lòng, hễ đi thì có công, đó là điều chí thiện trong
đạo Nhu.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng thể và hai tượng của quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
象: 雲上於天, 需.君 飲 宴祟.
Dịch âm: - Tượng viết: Vân thướng ư thiên, Nhu, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.
Dịch nghĩa. - Lời tượng nói rằng: mây lên trời, là quẻ Nhu, đấng quân tử coi đó
mà ăn uống yên vụi.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Hơi mây hun nấu mà bốc lên trời, phải đợi Âm Dương
hòa hợp mới thành mưa; mây đương lên trời, thì chưa thành mưa, cho nên là
nghĩa chờ đợi. Khí của Âm Dương cảm nhau mà chưa thành mưa, cũng như
đấng quân tử còn nuôi tài đức chưa thi thố ra việc làm. Đấng quân tử coi tượng
mây đương lên trời đợi để làm mưa, mà mang bọc đạo đức ở yên đợi thời, ăn
uống để nuôi khí thể, yên vui để hòa tâm chí. Đó là "Ở cách bình dị để chờ số
mệnh".
Bản nghĩa của Chu Hy. - Mây lên trời, không còn làm gì nữa, chỉ đợi Âm
Dương hòa hợp tự nhiên sẽ mưa. Việc còn phải chờ, thì cũng đừng chờ làm gì
nữa, chỉ hãy ăn uống yên vui, đợi nó đến mà thôi. Nếu lại làm một sự gì, thì
không phải là chờ đợi nữa.
LỜI KINH
初九: 需于郊, 利 但, 無咎.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Đợi ở đồng, lợi về dùng lẽ hằng. Không có lỗi.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Đi. - Kẻ đợi vì gặp chỗ hiểm cho nên đợi rồi mới tiến, Hào
Đầu rất xa chỗ hiểm, cho nên là đợi ở đồng, đồng là một noi rộng rãi xa xôi, ở
chỗ rộng rãi xa xôi, lợi ở yên giữ đạo thường thì không có lỗi. Nếu không yên
giữ đạo thường mà nóng nẩy hành động, phạm vào hiểm nạn, há lại cố thể đợi ở
chỗ xa mà không có lỗi được sao?
Bản của Chu Hy. - Đồng là chỗ đất rộng xa, tức là tượng chưa gần chỗ hiểm, mà
hào Chín Đầu là hào Dương cương lại có tượng thường ở nơi chốn của nó; cho
nên mới răn kẻ xem có thể như thế thì không có lỗi.
LỜI KINH
象: 需于郊, 不犯難 也 利 恆, 無咎, 未失常也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu vu giao, bất phạm hành giã, lợi dụng hằng, vô cữu,
vị thất thường giã.
Dịch nghĩa. - Đợi ở đồng không phạm vào chỗ hiểm nạn vậy, lợi dụng đạo
thường, không lỗi, vì chưa sai mất đạo thường vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Ý nói kẻ ở nơi rộng xa, không dám xông pha vào chỗ
hiểm nạn mà đi. Dương là vật cứng mạnh mà chỉ tiến lên, hào Đầu hết đợi ở chỗ
rộng xa, không dám xông pha vào chỗ hiểm nạn mà tiến, lại nên ở yên, không
sai đạo thường, thì không có lỗi. Tuy là không tiến, mà kẻ tấm chí thích động,
thì không thể nào chịu yên đạo thường. Đấng quân tử chờ thời, phải nên yên tĩnh
tự giữ, tâm chí tuy có chờ đợi, nhưng vẫn êm lặng như sẽ ở vậy đến trọn đời, thì
mới có thể dùng được đạo thường.
LỜI KINH
九: 需于沙, 有, 終吉
Dịch âm. - Cửu Nhị: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Đợi ở bãi cát, hơi có điều tiếng, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Khảm là nước, nước gần thì có cát Hào Hai cách chỗ
hiểm đã dần dần hơi gần, cho nên là đợi ở cát. Dần dần gần với hiểm nạn tuy là
chư đến lo hãi, nhưng đã hơi có điều tiếng. Những lời thuộc về hoạn nạn cũng
có lớn nhỏ khác nhau, nhỏ là hơi có điều tiếng, ấy là cái hại rất nhỏ về lời nói
vậy. Hào hai là tài cương minh, ở chỗ mềm yếu, giữ ngôi chính giữa, mà tự xử
một cách rộng rãi, đó là kẻ khéo chờ đợi, tuy cách chỗ hiểm đã gần dần dần, mà
còn chưa tới chỗ hiểm, cho nên chỉ hơi có hại về điều tiếng, mà không có hại
lớn, sau rốt vẫn được lành tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Bãi cát đã gần chỗ hiểm rồi. Hại về, điều tiếng, cũng là
tai hại hạng nhỏ. Vì tiến dần dần gần với quẻ Khảm, cho nên mới có tượng ấy.
Cương trung mà biết chờ đợi, cho nên sau chót được tốt. Đò lả răn kẻ xem phải
nên như thế.
LỜI KINH
象: 需于沙, 衍在中也, 雖 亨, 以終吉也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu Vu sa, diễn tại trung dã, tuy tiểu hữu ngôn, dĩ trung
cát dã,
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đợi ở cát là rộng rãi ở trong vậy, tuy là hơi có
điều tiếng, về sau là được tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Diễn là rộng rãi. Hào Hai tuy gần chỗ hiểm, mà vì
rộng rãi ở giữa, cho nên, tuy là hơi có điều tiếng phạm tới, sau chót vẫn được tốt
lành. Đó là khéo xử.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Diễn tức là ý rộng rãi. Lấy cách rộng rãi ở giữa, đó là
không vội tiến lên.
LỜI KINH
九三: 需于泥, 寇.
Dịch âm. - Cửu Tam: Nhu vu nê, trí khâu chí.
Dịch nghĩa. - Hào Chín ba: Đợi ở bùn, dắt gỉặc đến
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Bùn là chỗ sát với nước: Đã tiến sát đến chỗ hiểm,
cho nên lạ dắt giặc nạn đến nơi. Hào ba cứng mà không giữa, lại ở trên thể
mạnh, có tượng tiến động, cho nên mới là dắt giặc. Nếu không kính thận, thì sẽ
phải lên táng bại.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Bùn là nơi sắp sửa hãm vào chỗ hiểm, giặc thì là thứ
hại lớn. Hào Chín Ba cách với chỗ hiểm càng gần, mà lại quá cứng không giữa,
cho nên tượng nó như thế.
LỜI KINH
象: 需于泥, 災在外也. 我致寇, 敬慎不敗也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu vu nê, tai tại ngoại dã; tự ngã trí khâu, kính thận bất
bại dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đợi ở bùn, hại ở ngoài vậy; tự mình dắt giặc,
kính thận thì không thất bại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di Hào Ba bức sát vào chỗ hiểm nạn của thể trên, cho nên nói
rằng: tại hại ở ngoài. Tai là tiếng chung về hoạn nạn, đối với chữ 眚 (sảnh) mà
nói, thì nó là một phần nhỏ. Hào Ba dắt giặc là tại tự mình tiến sát đến nơi, cho
nên nói rằng: tự mình dắt giặc. Nếu biết kính thận, cân nhắc cơ nghi rồi sẽ tiến
lên, thì không thất bại. Thời của quẻ Nhu là phải chờ đợi sẽ tiến, cốt xem thời
thế mà động, không phải là răn người ta không được tiến, chỉ muốn khiến cho
người ta chớ để lỗi mất cơ nghi mà thôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Ngoài là quẻ ngoài, kính thận không thất bại là nói rõ
sự chiêm ở ngoài lời chiêm, cái ý thánh nhân dạy bảo người ta thật là thiết tha.
LỜI KINH
六四: 需于, 出.
Dịch âm. - Lục Tử: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Đợi chưng máu, ra tự hang.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Hào tư là chất Âm nhu, ở chỗ hiểm, phía dưới lại
nhằm đường tiến của ba hào Dương, ấy là bị thương về hiểm nạn, cho nên nói
rằng: đợi chưng máu. Đợi ở máu là đã bị thương về hiểm nạn, thì không thể yên,
ắt mất chỗ ở, cho nên nói là ra tự hang.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Máu là chỗ giết hại, hang là nơi hiểm hãm. Hào Tư
giao với thể Khảm, ấy là vào chỗ hiểm rồi, cho nên là tượng "đợi chưng máu".
Nhưng nó mềm được chính đạo, đợi mà không tiến, cho nên lại là tượng "ra tự
hang". Kẻ xem như thế, thì tuy ở chỗ bị hại, sau chót cũng ra được.
LỜI KINH
象 需于, 順以聽也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhu vu huyết, thuận dĩ thính dă.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đợi chưng máu, thuận mà nghe vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Hào Tư là Âm nhu ở trong hiểm nạn, không thể cố ở,
cho nên tự hang lui ra. Vì Âm nhu không tranh cạnh với đời, hễ không ở được
thì lui, ấy là xuôi thuận để nghe theo thời, cho nên không đến nỗi hung.
LỜI KINH
九五: 需于酒, 貞吉.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Nhu vu tử thực, trinh cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Đợi chưng rượu cơm, chính tốt!
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trinh Di. - Là Dương cương, ở giữa, được chính vị ở ngôi trời,
mà làm được hết đạo mình, dùng kiểu ấy mà đợi, thì đợi gì mà không được? Nên
chỉ yên vui cơm rượu để đợi, mà cái chờ đợi ắt là phải được. Đã trinh chính mà
sự chờ đợi lại thỏa thuê, đáng gọi là tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Rượu cơm là đồ yên vui. Ý nói cứ yên mà đợi. Hào
Chín Năm là bộc Dương cương trung chính, đợi ở ngôi tôn, cho nên có tượng
ấy. Kẻ xem như thế mà chính bền thì được tốt lành.
LỜI KINH
象 貞吉, 以中正也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tửu thực trình cát, dĩ trung chính dã.
Dịch nghĩa. - Lời tượng nói rằng: Rượu cơm chính tốt, vì trung chính vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Đợi ở rượu cơm mà trinh và tốt, là vì hào Năm được
chỗ trung chính mà làm hết đạo của nó.
LỜI KINH
上九: 于, 有不速之客三 來, 敬之, 終吉
Dịch âm. - Thượng Lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lại,
kinh chi, chung cát,
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Vào chung hang, có ba người khách không mời
mà đến, kính trọng họ, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Trình Di. - Quê Nhu vì có chỗ hiểm ở trước, chờ thời mới tiến,
hào Sáu Trên ở chót chỗ hiểm, chót thì biến rồi, ấy là chờ đã cực lâu mà được.
Âm đỗ ở số sáu, tức là ở yên nơi chốn, cho nên là vào trong hang, hang tức là
chỗ yên ở. Ở yên và đã đỗ rồi, thì kẻ đi sau ắt tới. Ba người khách không mời,
chỉ vào ba hào Dương ở dưới. Ba hào Dương của quẻ Kiền không phải là vật ở
dưới, nó chỉ chờ thời mà tiến. Chờ đã lâu rồi, cho nên nó đều tiến lên; "không
mời" tức là không giục mà nó tự đến. Hào Sáu Trên đã đợi được chỗ ở yên, khi
các hào Dương tới nơi, nếu nó không nổi lòng ghen ghét cạnh tranh, mà cứ chí
thành tận kính để chờ, thì những hào kia tuy rất cường bạo, há lại có lẽ xâm lăng
với nó? Cho nên sau chót vẫn tốt. Có người ngờ rằng: Là Hào Âm, ở trên ba hào
Dương, sao được là yên? Đáp rằng: ba hào Dương thuộc về thể Kiền, chì nó cốt
ở tiến lên, hào Sáu là ngôi Âm, không phải chỗ nó đáng đỗ, không có ý muốn
tranh cướp, kính nó thì tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Âm, ở chỗ hiểm cực, không còn chờ đợi, có tượng
bị hãm mà vào hang; dưới thì ứng nhau với hào Chín Ba. Hào Chín Ba và hai
hào Dương ở dưới chờ đợi đã cực mà cùng tiến lên, là tượng ba người khách
không mời mà đến. Hào Sáu Trên là bậc Âm nhu, không thể chống nó mà biết
xuôi thuận với nó, có tượng kính nó. Kẻ xem gặp chỗ hãm hiểm, nhưng với
những người phi ý mà đến, cứ kính trọng mà đãi lại họ, thì sau được tốt.
LỜI KINH
象: 不速之客來, 敬之終吉. 雖不當位, 未 失也.
Dịch âm. - Tượng viết: Bất tốc chi khách lai, kính chi chung cát, tuy bất đáng vị,
vị đại thất dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Khách không mời mà đến, kính họ, sau tốt,
tuy không đáng ngôi, mà chưa hỏng lắm vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Không đáng ngôi chỉ về Âm mà ở trên. Hào này là hào
Sáu ở ngôi Âm đó là cái tượng yên ổn. Lại nói cho hết nghĩa, tỏ rằng: Âm nên ở
dưới mà nó ở trên là không đáng ngôi.
Nhưng biết kính thật tự xử, thì hào Dương không thể lấn, sau vẫn được tốt, tuy
không đáng ngôi, mà chưa đến nỗi hỏng lắm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Là Âm ở trên, tức là đáng ngôi. Đây nó không đáng
ngôi, chưa rõ là ý làm sao.
Lời bàn của Tiên Nho. - Có người hỏi: Không đáng ngôi là thế nào? Chu Hy đáp
rằng: Đại phàm hai hào Đầu và Trên đều không có ngôi, hào Hai là ngôi kẻ sĩ,
hào Ba là ngôi khanh đại phu, hào Tư là ngôi đại thần, hào Năm là ngôi vua.
Hào Sáu Trên không đáng ngôi như phụ lão không coi gia chính mà lui về chỗ
nhàn rỗi, nhà chùa có chốn tây đường v.v…"
QUẺ SỐ 5 - QUỐC VĂN CHU DỊCH - PHAN BỘI CHÂU

THỦY THIÊN NHU


Khảm trên; Kiền dưới
Quẻ này là quẻ Thủy Thiên Nhu. Ba nét dưới là quẻ Càn, là Càn hạ, cùng là Nội
Càn. Ba nét trên là quẻ Khảm, là Khảm thượng, cũng là Ngoại Khảm. Khảm
tượng Thủy, Càn tượng Thiên nên tên quẻ đọc bằng Thủy Thiên Nhu.
TỰ QUÁI
Tự Quái: Mông giả mông dã, vật chi trĩ dã; vật trĩ bất khả bất dưỡng dã, cố thụ
chi dĩ Nhu. Nhu già ẩm thực chi đạo dã.
序卦: 蒙者蒙也, 物之穉也; 物穉不可不養也, 故受之以需. 需者飲食之道也.
sắp đặt thứ tự quẻ. Sau quẻ Mông tiếp lấy quẻ Nhu là vì cớ sao? Bởi vì Mông là
giống vật thơ, vật còn thơ yếu tất cần phải nuôi, mà nuôi cần nhất là ăn uống.
Nhu nghĩa là những việc cung cấp ăn uống; sách Xã Hội có câu: Các tận sở
năng, các thủ sở nhu 各盡所能, 各取所需, cũng như chữ Nhu ấy. Vì có đạo ăn
uống mới nuôi được sống. Vậy nên sau quẻ Mông tiếp lấy quẻ Nhu.
PHỤ CHÚ: Chính nghĩa chữ Nhu có ba nghĩa: 1) Do dự rù rờ, sách Tả Truyện
có câu: "Nhu giả sự chi tặc" nghĩa là: Do dự rù rờ rất làm hại cho việc; 2) Cần
thiết, mà những giống cần thiết ở trong loài người, không chi bằng đồ ăn uống,
Tự Quái có câu: "Nhu giả ẩm thực chi đạo đã" nghĩa là: Nhu là cái đạo ăn uống;
3) Đợi chờ. Chữ Nhu có ba nghĩa như trên kể, như theo ý nghĩa tự quái ở đây,
thời chỉ lấy nghĩa Nhu là ăn uống. Vì muốn nuôi người Mông, trước cần phải có
đồ ăn uống.
Sách Luận Ngữ có lời: Tiên phú nhi hậu giáo 先富而後教, cũng là nghĩa ấy.
SOÁN TỪ
Nhu, hữu phu, quang hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên.
需, 有孚, 光, 亨, 貞, 吉, 利涉大川.
Soán từ quẻ này, lấy thể quẻ thích nghĩa tên quẻ, chỉ lấy nghĩa Nhu là chờ đợi.
Xem thể nội ngoại trong quẻ, Nội Càn là cương kiện, Ngoại Khảm là hiểm hãm.
Càn kiện mà đụng lấy hiểm, dầu muốn thượng tiến, nhưng cũng phải chờ đợi,
nên đặt tên quẻ bằng Nhu.
Lại xem các hào ở trong quẻ, tốt nhất là Cửu Ngũ, dương cương, trung chính lại
ở ngôi tôn, vả Ngũ lại làm chủ cho quẻ Nhu, vì rằng quẻ này nếu không Cửu
Ngũ thời Ngoại Quái thành ra ngoại Khôn, không thể thành được quẻ Nhu; vì có
Cửu Ngũ thay vào mà thành ra Khảm, mới thành ra quẻ Thủy Thiên Nhu.
Có đức cương kiện, trung chính là có đức thành thực bên trong. Đức thành thực
đầy đủ ở bên trong thời đến khi phát hiện ra bên ngoài tất nhiên quang minh mà
thông thái. Sách Trung Dung có câu:
Thành tắc hình, hình tắc trứ, trứ tắc minh 誠則形, 形則著, 著則明, chính là hữu
phu quang hanh đó vậy.
Hữu phu nghĩa là thành thực. Vì có đức hữu phu thời chẳng những quang hanh
mà thôi, mà làm việc gì tất cũng trinh chính, kiên cố mà được tốt lành.
Thích tóm lại, hữu phu là tạo nhân kết quả; quang hanh, trinh, cát là tạo nhân kết
quả được như thế là nhờ có đức cương kiện, trung chính. Người ta nếu có đức
cương kiện, trung chính như Cửu Ngũ quẻ Nhu thời chẳng những khi bình
thường vô sự mà hanh, nếu gặp lúc hiểm trở gian nan cũng cán toàn được thong
thả, vậy nên Soán từ có câu: Lị thiệp đại xuyên.
Thiệp là qua; đại xuyên là sông lớn, là thí dụ việc nguy hiểm, gặp lúc nguy hiểm
mà xử trí được như thường là lị.
PHỤ CHÚ: Đọc Soán từ quẻ này nên nhận kĩ chữ hữu phu, chữ trinh, xử vào
thời đại Nhu là việc gì cũng còn đương chờ đợi, họa phúc thành bại quan hệ ở
lúc ấy, tất phải có đức thành tín làm căn bản, có đức trinh chính làm cơ sở thời
cơ hội mà mình chờ đợi đó mới là cơ hội tốt, tiến hành mới thuận tiện.
Nói tóm lại, nhu là khi tâm ở trong chốc phút mình còn chờ đợi, hữu phu, trinh
là chứa sẵn khi bình nhật. Ví như toan qua sông lớn, còn phải chờ gặp thuyền là
nhu, có tiền sẵn trong lưng để trả tiền đó là hữu phu, đón cho nhằm bến lên cho
nhằm thuyền là trinh, qua được sông, lên được bờ là cát. Câu lị thiệp đại xuyên
thủ tượng rất tinh diệu.
SOÁN TRUYỆN
Soán viết: Nhu, tu dã, hiểm tại tiền dã, cương kiện nhi bất hãm, kì nghĩa bất
khốn cùng hĩ. Nhu hữu phu quang, hanh, trinh cát, vị hồ thiên vị, dĩ chính trung
dã. lị thiệp đại xuyên, vãng hữu công dã.
彖曰: 需須也, 險在前也, 剛健而不陷, 其義不困窮矣. 需有孚, 光, 貞, 吉, 位
乎天位, 以正中也.
利涉大川, 往有功也.
Soán viết: Nhu, tu dã, hiểm tại tiền dã, cương kiện nhi bất hãm, kì nghĩa bất
khốn cùng hĩ.
Soán Truyện lấy đức quẻ, thích nghĩa tên quẻ. Đặt tên bằng quẻ Nhu nghĩa là
chờ đợi. Chữ tu cũng là nghĩa chờ đợi. Vì quẻ này Khảm ở trên Càn, là trước
mặt có đám hiểm, đụng lấy hiểm, chưa tiến được liền, tất phải chờ đợi, vì biết
chờ đợi, chính là trí khôn "thẩm thì đạc thế", chờ gặp dịp mới lên. Tuy tính Càn
cương kiện, mà chẳng bao giờ sụp vào Khảm hiểm (Hãm nghĩa là sụp).
Khổng Tử thấy có đức dũng, mà lại đủ đức trí như thế nên lại tán thêm một câu
rằng: Người xử thế mà được như nghĩa quẻ Nhu, thời chắc chẳng bao giờ khốn
cùng.
PHỤ CHÚ: Cương kiện vẫn là một tính tốt, nhưng đã cương kiện thời thường
hay nhuệ tấn cảm vi, nhiều lúc bị nguy hiểm ở trước mặt mình, mà cũng táo tiến,
vọng động, chẳng sao tránh khỏi hiểm. Vì thế nên thánh nhân đặt ra quẻ Nhu.
Nhu nghĩa là nín nhịn mà chờ đợi. Tỉ như đụng lấy một việc gì, chỉ nín nhịn
được năm phút đồng hồ, thời tối hậu là quyết thắng. Vì mình không nín nhịn
nổi, trước khi hết năm phút đồng hồ đã vội làm ngay, té ra mắc tội dục tốc bất
đạt.
Kinh Dịch nói rằng: Cương kiện nhi bất hãm, chính là khôn khéo ở chốn ấy.
Kinh Thư có câu Lự thiện dĩ động, động duy quyết thì 慮善以動, 動惟厥时,
nghĩa là tính toán cho thiệt lành mà sau mới động, động thời đúng với thì, chính
là nghĩa quẻ Nhu đó vậy.
Nhu hữu phu, quang hanh, trinh cát, vị hồ thiên vị, dĩ chính trung dã.
Đây là lấy thể quẻ, thích nghĩa Soán từ. Soán từ sở dĩ nói rằng: Nhu, hữu phu,
quang hanh, trinh cát là chỉ vào Cửu Ngũ với Cửu Nhị. Cửu Ngũ ở vào vị chí
tôn là vào ngôi trời mà lại có đức chính trung để ứng với Cửu Nhị. Cửu Nhị
cũng có đức trung, mà ứng với Cửu Ngũ. Vì vậy nên được Soán từ tốt như thế.
PHỤ CHÚ: Nghĩa quẻ Nhu có hai phương diện: Một phương diện là mình phải
chờ đợi người, tức là nhu nhân, tỉ như Cửu Nhị phải nhu Cửu Ngũ. Lại một
phương diện là mình có thế lực, tài đức, mà người cần phải chờ mình, tỉ như
Cửu Ngũ ở quẻ Nhu này. Đại phàm việc quốc gia, xã hội, đụng phải thời đại
Nhu tất phải đủ hai phương diện ấy, nên Hán văn có câu: Tương nhu thậm ân 相
需甚殷, nghĩa là chờ đợi nhau rất mật thiết.
Lị thiệp đại xuyên, vãng hữu công dã.
Quái từ sở dĩ có câu lị thiệp đại xuyên, nghĩa là đã hữu phu mà lại trinh chính,
vả có trí khôn biết cách Nhu thời đầu trải qua hiểm trở bao nhiêu cũng chắc
thành công.
ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN
Tượng viết: Vân thượng ư thiên, Nhu, quân từ dĩ ẩm thực yến lạc.
象曰: 雲上於天, 需. 君子以飲食宴樂.
Quẻ này Nội Càn là tượng trời, Ngoại Khảm là tượng mây, dưới Càn, trên Khảm
là tượng mây ùn lên tột trời. Mây đã ùn lên tột trời, chắc rày mai cũng mưa, chỉ
tranh nhau thì giờ chút đỉnh, phải chờ đợi mà thôi. Vậy nên đặt tên quẻ bằng
Nhu.
Quân tử ở vào thời đại ấy thời những việc đã sắp đặt sẵn sàng rồi, không nên
làm rối thêm nữa, chỉ nên: một phương diện thời nuôi thân thể cho bạo mạnh,
tượng bằng ẩm thực. Một phương diện thời nuôi tâm chí cho hòa bình, tượng
bằng yến lạc.
Vì thì đã sắp đến nơi, nếu vội vàng biến động, e lỡ hỏng việc, chỉ duy lặng lẽ êm
đềm chờ thì đến, nên Tượng Truyện nói rằng: Quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.
PHỤ CHÚ: Lời Tượng Truyện đây chúng ta nên nghiên cứu lấy ý, chớ nên câu
nệ ở lời. Rằng ẩm thực, há phải say mê rượu chè đâu! Rằng yến lạc, há phải hát
xướng chơi bời đâu. Bởi vì Nhu chỉ [là] chờ đợi chốc lát thôi. Nhưng trước khi
chờ đợi đó vẫn đã sắp đặt sẵn sàng, chứa trữ đầy đủ. Duy thì giờ chưa đến thời
chưa động tác được. Vậy ở trong thì giờ chờ đợi đó chỉ nuôi thể xác cũ cho
mạnh thêm, giữ tinh thần cũ cho sung túc thêm, tượng như ẩm thực yến lạc.
Thầy Mạnh Tử bàn dưỡng khí mà răn người ta rằng vật trợ trưởng 勿 助 長 ,
nghĩa là chớ miễn cưỡng sinh sự giúp làm cho nó mau lớn, chính là nghĩa Tượng
Truyện quẻ Nhu vậy.
Chúng ta lại phải biết, sở dĩ ẩm thực yến lạc mà nên được Nhu là nhờ có tư cơ
trí tuệ đã sẵn đủ trước khi chưa Nhu. Đến lúc Nhu thời chỉ chờ thời thế nữa mà
thôi.
Nếu bình thì mà không dự bị gì thời không gọi bằng Nhu được. Nếu lâm thì mà
táo tiến vọng động, thời hỏng cả Nhu. Hễ trúng lấy một tệ ấy, thời không đúng
với nghĩa Tượng Truyện.
HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN
Sơ Cửu: Nhu vu giao, lị dụng hằng, vô cựu.
初九: 需于郊, 利用恒, 無咎.
[Về] địa vị các hào ở quẻ Nhu, thời Ngoại Khảm là hiểm, vì gặp hiểm nên phải
Nhu.
Sơ Cửu vẫn có tài cương minh là hạng người tri tiến, tri thoái, lại ở vào địa vị
Nhu Sơ, cách Ngoại Khảm còn xa (Khảm là chốn hiểm). Sơ cách hiểm còn xa
nên trong thì giờ chờ đợi, Sơ chỉ đứng ngoài xa, tượng như chờ đợi ở chốn giao
vậy (Giao nghĩa là chốn đất xa ở ngoài quốc thành). Nhưng vì Sơ là tính dương
cương, dương cương thời ham tiến, sợ không giữ được thái độ thường chăng nên
Hào từ răn rằng: Lị dụng hằng, vô cựu. Hằng nghĩa là thường; lị dụng hằng
nghĩa là nên giữ thái độ thường, chớ thấy mình xa hiểm mà vội vàng khinh tiến,
vậy mới được vô cựu.
Tượng viết: Nhu vu giao, bất phạm nạn hành dã, lị dụng hằng, vô cựu, vị thất
thường dã.
象曰: 需于郊, 不犯難行也, 利用恒, 無咎, 未失常也.
Thích Hào từ nói rằng: Chờ đợi ở chốn giao là vì thì giờ mình chưa nên xông
hiểm nạn mà đi vậy, đã đành biết thì giờ mình còn nên chờ đợi, nhưng phải tâm
chí cho kiên định, chớ để mất thường độ của mình, có thế mới khỏi tội lỗi.
Cửu Nhị: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.
九二: 需于沙, 小有言, 終吉.
Cửu Nhị cách hiểm đã gần, chỉ vượt qua Cửu Tam tức là vào Khảm hiểm, tượng
như đứng ở bãi cát, đã bức cận nước sông. Địa vị Cửu Nhị như thế nên Hào từ
nói rằng: Nhu vu sa (Sa là bãi cát). Thế thời Cửu Nhị e sụp vào hiểm chăng?
Không, không. Bởi vì Cửu Nhị là dương cương ở vào vị nhu lại đắc trung,
dương cương mà đắc trung là người thiệp thế rất khôn khéo, tuy địa vị gần hiểm
mặc lòng nhưng chắc cũng biết lựa thì rồi mới tiến, không đến nỗi vấp vào hoạn
nạn đâu, dầu có tổn hại chút đỉnh cũng chẳng qua khẩu thiệt mọn mằn mà thôi.
Kết quả thời một vị nhân tài cương trung như Cửu Nhị, cuối cùng chắc cũng
được tốt lành.
Tượng viết: Nhu vu sa, diễn tại trung dã, tuy tiểu hữu ngôn, dĩ chung cát dã.
象曰: 需于沙, 衍在中也, 雖小亨言, 以終吉也.
Diễn nghĩa là thung dung khoan khoái. Diễn tại trung nghĩa là sở dĩ thung dung
khoan khoái, cốt vì có đức trung vậy. Vì có đức trung, mà xử vào thời đại Nhu
nên không tai hại đến mình, tuy có chút khẩu thiệt chi thương, mà cứ giữ lấy đức
trung cho đến cuối cùng thời vẫn không thất bại.
PHỤ CHÚ: Chữ trung ở hào này với chữ chính trung ở Soán Truyện là phương
châm rất tốt cho người ở đời, mà ở vào thời đại Nhu lại càng hay lắm. Bây giờ
xin giải thích cho rõ nghĩa chữ trung:
Trung là nghĩa vừa cân, ý như trung là giữa, lại nghĩa là vừa đúng như chữ trúng
là nhằm, vẫn nhiệt tâm mà không quá nóng, vẫn trầm tĩnh mà không quá nguội,
vẫn thẩm thận mà không phải hồ nghi, vẫn thung dung mà không phải là chậm
trễ. Thì chưa đến, ai dắt mấy ta cũng không đi; thì đến rồi, ai kéo lại ta cũng cố
tới, đủ các phương diện ấy chính là đúng nghĩa chữ trung, mà xử về thời đại
Nhu thì không gì hay hơn nữa. Vì vậy nên truyện Soán từ, tượng hào Cửu Nhị
đều có chữ trung nên thảy được chữ cát.
Cửu Tam: Nhu vu nê, trí khấu chí.
九三: 需于泥, 至寇至.
Cửu Tam này bức cận Khảm hiểm, tượng như người qua sông, tuy chưa sụp
xuống nước nhưng đã bén chân vào giữa bùn. Đã đến hồi đó, không còn gì nhu
được, chẳng bao lâu, sụp vào chốn hiểm, thành ra tự mình đem giặc đến mà làm
hại mình.
Vậy nên Hào từ nói rằng: Nhu vu nê, trí khấu chí. Nê nghĩa là vũng bùn; trí
nghĩa là đem dắt; khấu nghĩa là giặc; trí khấu chí nghĩa là tự đem tai hại vào
thân. Hào từ này rất xấu ở trong quẻ, tuy cũng là hoàn cảnh bất buộc như thế,
như không phải tội tại hoàn cảnh mà là tội tại bản thân Cửu Tam này. Cửu với
Tam đều là dương cương, mà lại bất trung, lại ở vào địa vị trên hết Nội Càn là
cương chi cực, thiệt là cương táo đạt cực điểm, tất nhiên hay động càn chạy bậy,
không sụp hiểm không thôi, đến nỗi tai hại vào thân Tam là do Tam tự thủ. Sách
Binh Thư có câu: Tất tử khả lục, nghĩa là: Những người cố liều chết, tất nhiên bị
giặc giết, chính là đúng với Cửu Tam này. Vậy nên Hào từ có câu: Trí khấu chí.
Tượng viết: Nhu vu nê, tai tại ngoại dã, tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.
象曰: 需于泥, 災在外也, 自我致寇, 敬慎不敗也.
Tượng Truyện lại bổ túc ý Hào từ, phát minh cho chúng ta một đạo lí mà dạy
rằng: Cửu Tam tuy bức cận với hiểm, nhưng Khảm hiểm còn ở Ngoại Quái. Thế
là người làm tai hại mình, còn ở phía ngoài. Nếu mình biết kính thận kĩ càng,
lựa đúng thì mà tiến thối, cũng có thể tránh được tai vạ. Cửu Tam thời trái thế,
vì cương cấp thái quá, đi đứng không lựa đường, nhắm mắt đi liều, đến nỗi phải
sụp vào hiểm hãm, thế là tự mình đem tai họa tới mình. Nếu Tam trước biết cẩn
thận, thời cũng chẳng thất bại.
Nghĩa chữ kính, chữ thận có khác nhau chút đỉnh. Kính là tính nết cung kính ở
khi thường; thận là thẩm thận ở khi lâm sự.
Khổng Tử có câu: Lâm sự nhi cụ 臨事而懼 nghĩa là lâm đến việc mà có ý sợ,
chính là nghĩa chữ thận.
Lục Tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.
六四: 需于血, 出自穴.
Hào này đã bước vào thể Khảm, ấy là thân mình đã sụp vào giữa chốn hiểm,
tượng như đã gieo thân vào vùng lưu huyết, xử ở thời đại Nhu mà đến thế thành
ra chờ đợi ở giữa vùng hiểm nạn, theo như hoàn cảnh hào này, thiệt đáng ghê
gớm, nên nói rằng: Nhu vu huyết.
Huyết nghĩa là máu là chốn ghê gớm, nhưng vì Lục Tứ mà âm nhu, âm hào ở
âm vị là đắc chính, âm nhu đắc chính mà xử vào thời đại Nhu, còn có thể tìm
được phương pháp thiện hậu. Vậy nên, lúc trước tuy xử vào vùng nguy hiểm mà
cuối cùng may cũng thoát khỏi vùng ấy. Huyệt nghĩa là bộng (lỗ), ở từ trong
huyệt thoát ra, tượng là thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Tượng viết: Nhu vu huyết, thuận dĩ thính dã.
象曰: 需于血, 順以聽也.
Hào từ đã nói nhu vu huyết, thời đã là không thể thoát được hoạn nạn, nhưng cớ
sao lại nói xuất tự huyệt? Bới vì, Lục Tứ này tính chất thuần Nhu, chỉ biết một
mực nhu thuận, mà nghe trời sắp đặt cho mình vậy nên cũng chẳng đến nỗi hung
họa.
Cửu Ngũ: Nhu vu tửu tự, trinh cát.
九五: 需于酒食, 貞吉.
Cửu là hào dương, mà Ngũ cũng vị dương, Dương cư dương vị là đắc chính, lại
ở giữa Ngoại Quái là đắc trung; một bậc dương cương, trung chính như thế, mà
lại ở được ngôi chí tôn làm nguyên thủ trong một nước. Có đức này, có vị này,
lại gặp thời đại Nhu, tượng là người truyền quốc ai nấy cũng trông mong chờ
đợi vào người ấy.
Lấy đức một bậc thánh nhân, ở vị thánh nhân, tất nhiên thỏa thích được nguyện
vọng trong thiên hạ, tượng như chờ đợi ở giữa trường khoái lạc.
Tửu tự nghĩa là ăn no uống say, ý là ai nấy cũng được vui vẻ hạnh phúc. Kinh
Thi có câu: Ký túy dĩ tửu, ký bảo dĩ đức, nghĩa là đã lấy rượu cho chúng ta say,
lại lấy đức cho chúng ta no, chính là tượng hào này.
Tuy nhiên, họa thường sinh ở chốn phúc, vả lạc cực thường hay sinh bi, thánh
nhân sợ người đời xử vào thời đại an lạc hay nảy ra mầm bất chính nên lại có lời
răn rằng: Trinh, cát, nghĩa là tuy được cảnh hạnh phúc, nhưng phải lo bền giữ
đức trung chính, thời hạnh phúc mới được lâu dài. Thế là cát.
Tượng viết: Tửu tự, trinh cát, dĩ trung chính dã.
象曰: 酒食貞吉, 以中正也.
Chữ trung chính ở Tượng Truyện đây có ý nói chung Cửu Ngũ với Cửu Nhị;
Cửu Ngũ có đức trung chính, Cửu Nhị có đức cương trung, minh quân hiền thần
chung nhau làm sự nghiệp Nhu, dắt thiên hạ lên vũ đài hạnh phúc nên Hào từ
nói rằng: Nhu vu tửu tự, trinh, cát.
Thượng Lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách, tam nhân lai, kính chi,
chung cát.
上九: 入于穴, 有不速之客, 三人來, 敬之, 終吉.
Thượng Lục này đã âm nhu mà lại ở vào địa vị Khảm hiểm chi chung. Theo
hoàn cảnh có lẽ hiểm cực, mà đến nỗi không đường lên, vả lại hào âm ở trên, e
cũng dễ sụp vào giữa hiểm, tượng như rớt vào giữa hang.
Nhưng Dịch lí biến hóa vô cùng, không chấp nhất như các hào, mà cốt yếu nhất
là thức thì, Thượng Lục ở về cuối cùng thì Nhu tượng là thì tiết chờ đợi, bây giờ
đã đến nơi rồi, bản thân Thượng Lục tuy âm nhu, nhưng chính ứng với Cửu
Tam, Cửu Tam có đồng đảng là Sơ Cửu. Cửu Nhị tất thảy là bạn dương cương,
họ nghe thì Nhu đã đến, họ hùa nhau kéo lên, tới hào cuối cùng dụng Thượng
Lục, Thượng Lục nguyên sẵn tính nhu thuận, lấy chính ứng của mình là Cửu
Tam, mà bạn Cữu Tam có hai người nữa, thình lình đến trước mặt mình. Vì
Thượng Lục nhu thuận nên hết sức hoan nghênh, được nhiều bạn thần thế kéo
dắt mình, chẳng những kéo mình đã ra khỏi vùng hiểm nạn, mà cuối cùng mình
lại được hưởng một phần sung sướng ở đời Nhu vậy. (Khách tam nhân chỉ vào
ba hào dương ở Hạ Quái; bất tốc nghĩa là chẳng mời; kính chi nghĩa là kính rước
lấy ba người khách ấy).
Tượng viết: Bất tốc chi khách lai, kính chi, chung cát, tuy bất đáng vị, vị đại thất
dã.
象曰: 不速之客來, 敬之終吉, 雖不當位, 未大失也.
Thượng Lục tuy âm nhu, mà lên ở vị cao tột, tuy hào không xứng vị nhưng biết
khiêm tốn tự trì, kính trọng lấy những bạn dương cương, cũng chưa đến nỗi thất
bại lớn vậy, nên Hào từ nói rằng: Bất tốc chi khách lai, kính chi, chung cát.
Chữ vị ở tượng từ này, khác chữ vị ở mọi nơi. Chữ vị ở mọi nơi là âm, dương
chi vị. Nếu theo nghĩa chữ ấy, thời hào này âm cư âm vị, không nói bất đáng vị
được. Duy lấy nghĩa bằng vị trên, vị dưới, thời âm nhu mà ở vị cao, ấy là bất
đáng vị.
PHỤ CHÚ: Đọc suốt hết sáu Hào từ quẻ Nhu này, càng biết được đạo biến hóa
ở trong Dịch lí. Nguyên tượng quẻ này chỉ tượng là chờ đợi, mà sở dĩ phải chờ
đợi là vì Khảm hiểm bức ở trước mặt ngoài nên Sơ Cửu xa Khảm, thời nói Nhu
vu giao; Cửu Nhị đã gần Khảm thời nói Nhu vu sa; Cửu Tam bức cận Khảm
thời nói Nhu vu nê; Lục Tứ bắt đầu bước vào Khảm, thời có chữ huyết, chữ
huyệt; Thượng Lục ở trên hết quẻ Khảm, thời nói Nhập vu huyệt. Thế thời suốt
cả năm hào, thì tuy vẫn gần Khảm, xa Khảm khác nhau, mà hào nào cũng cay co
vì Khảm.
Cớ sao Cửu Ngũ là chính giữa Khảm, theo thông lệ của mỗi hào thì Cửu Ngũ
đáng lẽ chôn vào bộng Khảm mà Hào từ lại nói: Nhu vu tửu tự, tửu tự ngó ra
một cách rất thái bình là ý làm sao?
Chúng ta nghiên cứu cho kĩ ý ấy thời biết được Dịch lí biến hóa vô cùng mà ý
thánh nhân dạy người hết sức tinh tường.
Bởi vì trên kia, Càn, Khôn, Truân, Mông trải qua thời kỳ không biết bao lâu,
thiên địa đã định vị rồi; bước qua Truân, Mông thời là chính trị, giáo dục đã sắp
đặt sẵn sàng rồi, bắt đầu vào thì Nhu, cũng ví như cơm đã đến lúc gần chín chỉ
ngồi chờ hỏa hậu đến nơi nữa là được ăn. Vì vậy, ở Cửu Ngũ, thánh nhân không
lấy nghĩa riêng mỗi hào, mà lấy nghĩa chung cả toàn quái, cũng như nghĩa Đại
Tượng Truyện nói rằng quân tử dĩ ẩm thực yến lạc, vì rằng có tài dương cương,
trung chính như hào Ngũ mà ở vào thời đại Nhu chính là lúc vô vi nhi thiên hạ
trị.
Lại còn hai ý nghĩa nữa là thuộc về ý thánh nhân dạy người đời:
Một là: Thường lí trong thiên hạ, hoàn cảnh hay xoay chuyển được người mà
người cũng xoay chuyển được hoàn cảnh. Nếu có đức dương cương, trung
chính, lại có tài cương minh như Cửu Ngũ, thật là một bậc anh hùng tạo thời thế,
mà cũng là một bậc thánh nhân xoay vũ trụ. Tuy giữa lúc Khảm hiểm mà xoay
chuyển ra làm thái bình, cũng là lẽ tất nhiên.
Hai là: Tuy đương giữa lúc Khảm hiểm nhưng mình có tài dương cương ra gánh
việc đời, giúp thiên hạ thoát ra ngoài vùng Khảm hiểm. Nếu như Cửu Ngũ biết
dắt ba bạn dương cương dưới lên, mà làm nên công nghiệp ở thời đại Nhu, chớ
thấy Khảm hiểm mà kinh sợ mới phải. Vậy nên Hào từ Cửu Ngũ nói Nhu vu tửu
tự, cốt bảo cho người ta thấy Khảm hiểm mà vui, chớ thấy Khảm hiểm mà buồn,
duy phải cẩn thận chờ thì, chớ không thể nóng nôn mà sai lầm, mất ý nghĩa Nhu
vậy.
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH DIỄN GIẢNG - KIỀU XUÂN DŨNG

THỦY THIÊN NHU


5.1. Lý do tiếp nối: quẻ Mông là đội, là vật còn non, còn non tất phải nuôi nên
tiếp theo là quẻ Nhu. Nhu tức là việc ăn uống. Quẻ này có nghĩa chờ đợi, nội
quái Càn dưới ngoại quái Khảm, tính quẻ Càn mạnh còn tính quẻ Khảm thì
hiểm, quẻ Càn mạnh nên nhất định phải tiến lên nhưng vì quẻ Khảm hiểm ngăn
trở nên phải chờ đợi rồi sau mới tiến lên.
5.2. Thoán từ: nhu hữu phu, quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên
5.3. Dịch nghĩa: chờ đợi, có đức tin, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính
thì tốt, dù khó khăn như vượt sông lớn cũng thành công.
5.4. Giảng: nội quái Càn mạnh muốn tiến nhưng gặp ngoại quái Khảm hiểm nên
phải chờ đợi. Hào dương ngôi 5 ứng với ngôi cửu ngũ chí tôn, trung chính nên
có tượng thành thực, tin tưởng sáng sủa hanh thông nhưng vì hiểm nên phải chờ
thời. Ngoài ra khảm là mây, mưa che càn trời nên thế nào cũng đổ mưa, cứ ăn
uống, chờ đợi, khi trời mưa thì mọi việc sẽ tốt đẹp, đã chính bền thì không gì mà
không tốt, đừng nóng lòng muốn mau chóng mà phạm vào chỗ hiểm nạn. Càn
mạnh muốn tiến lên nhưng khảm hiểm phía trên ngăn lại, đó là cái tượng sắp
sang sông lớn mà đừng tiến lên một cách khinh thường. Nhu có nghĩa là chờ
đợi, là phải biết chờ đợi, chờ thời cơ như người xưa vẫn nói là quân tử báo thù,
mười năm chưa muộn đó sao!
5.5. Triệu: "minh châu xuất thổ"
- Nghĩa: hạt châu sáng ló khỏi mặt đất
- Chỉ về sự: bị hãm mà chẳng khốn cùng, sự tốt đẹp đã bắt đầu ló dạng. Chờ đợi
và nhu nhuận sẽ tốt đẹp.
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH DIỄN GIẢI

Quẻ Thủy Thiên Nhu


Quẻ Thủy Thiên Nhu còn gọi là quẻ Nhu.
Nội quái là Càn (Trời)
Ngoại quái là Khảm (Nước)
Chờ đợi vị hiểm đằng trước, thuận theo. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui
vẻ hội họp, ăn uống chờ thôi.
Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm
(hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5. Hào này ở vị trí tôn mà lại trung, chính, Vì
thế nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông. Quẻ này miễn
là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được qua mà thành công.
Đại khái, quẻ này được giải thích là dưới là Càn, trên là Khảm (mây), có cái
tượng mây đã bao kín bầu trời thế nào cũng mưa. Vì thế, cứ ăn uống yến lạc yên
vui di dưỡng thể xác và tâm trí mà chờ đợi lúc trời đổ mưa.
Quẻ này rút ra chỉ cho ta cách hành xử khi chờ đợi, tùy họa ở gần hay xa. Cốt
nhất ở đây là đừng nóng nảy, phải biết giữ trung tính. Chúng ta để ý rằng hào 5
quẻ Khảm tức là ở giữa cơn nguy hiểm mà vẫn được cho là vị trí tốt bởi ở đó
cương một cách vừa phải, sáng suốt, chính đáng.
QUẺ SỐ 5 - BỐC PHỆ CHÁNH TÔNG

Thủy Thiên Nhu


Triệu: "Minh châu xuất thổ" (Hạt châu báu đã ló ra khỏi đất), thuộc Thổ.
Trong Dịch Học, Nhu có nghĩa là: "Tu" (chờ đợi). Đây là quẻ Du Hồn. Trong
quẻ thiếu một thân là Phụ Mẫu Ất Tỵ Hỏa, là Phục Thần, vậy Phi Thần là Quan
Quỷ Giáp Dần Mộc ở nhị hào. Ở đây Phi Thần Mộc Sinh Phục Thần Hỏa, mà
Hỏa trường sinh chính tại Dần, do vậy, Phục Thần được xuất hiện một cách
mạnh mẽ, đầy khí lực.
Khi dự báo, gặp quẻ Nhu, cho ta phương châm hành động là phải đợi chờ đợi
thời mà tính việc. Nhũng toan tính ý đồ hiện tại chưa có ngay thời cơ, chưa hợp
thời. Điều mà các nhà Dịch Học xưa ví như một hạt châu báu bị vùi lâu trong
lòng đất, nay mối chỉ le lói ánh sáng của nó ra (minh châu xuất thổ). Song, quẻ
cũng cho ta thông tin: thời cơ tuy chưa tới nhưng sẽ có, đã có tiền đề ngay sát
cạnh. Chỉ cần nán chịu một thời gian ngắn, nó sẽ đến, chẳng khác gi đã nhìn
thấy ánh sáng của minh châu vùi lẫn trong đất cát. Trong Dịch Học, có câu sau:
Minh chầu mai thổ, nhật cửu thân vô quang, vô lượng như kim.
Hốt nhiên đại phong suy thổ khó.
Tự nhiên hiện lộ hữu trừng tàn.
Nghĩa là:
Hạt châu vùi trong đất lâu ngày, không còn tia sáng rọi ra.
Bất thần gió lớn thổi bay đất đi, tự nhiên thấy rọi ra tia sáng chói và sẽ được làm
như mới.
Qua câu trên, thời vận đang đến gần, sẽ hanh thông nếu dự báo gặp Nhu.
Tượng viết:
Nhu: "Tu" dã Hiên tại tiền dã
Chương kiến nhi bất hãm
Kỳ nghĩa bất nhẫn củng hĩ
Nghĩa là:
Nhu có nghĩa là chờ nguy hiểm trước đây
Cứng rắn khoẻ mà không bị hãm
Chẳng có gì là cứng cả.
Như vậy, quẻ Nhu còn chỉ ra rằng, nên theo con đường ngay chính mà hành
động. Hãy kiên nhẫn, kiện toàn ngay từ trong nội bộ, không thể nóng vội, liều
mà hành động. Nếu có ý đồ, hãy chừ thời cơ có lợi đến, khí vận sẽ đần dần
chuyển thành thuận lợi. Cuối cùng, bằng chính cái tài hùng lược của bản thân, sẽ
tất thành đại nghiệp. Trong Dịch Học còn lưu truyền câu chuyện sau khi dự báo
được quẻ này:
Nhạc Phi làm tướng tại Tôn Trạch Mã để chống quân Kim, có dùng Dịch coi,
gặp quẻ này. Sau đó, quả nhiên, ông được vua sắc phong làm Nguyên Soái và
trao ấn tướng, ở vị thê này, Nhạc Phi đã phát huy được sự hùng tài, danh tiếng
lừng lẫy.
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - DỊCH TỰ BẢN NGHĨA

THUỶ THIÊN NHU:


a) Cách:
"Minh châu xuất thổ" (Hạt minh châu đã bắt đầu ra khỏi đất) Sự việc bắt đầu
tiến triển. Nhân vật ẩn bắt đầu xuất hiện. Hòn ngọc quý ló ra khỏi đất.
b) Tượng:
"Vân thướng ư thiên" (Mây bay cao trên trời). Trời âm u. Tượng sự việc bắt đầu
phát triển.
c) Nghĩa:
- Là đợi, chờ đợi (chỉ thời cơ chưa đến, mà sắp đến (sẽ đến).
- Nhu là sự ăn uống, dự tiệc (tiệc cưới, tiệc mừng sinh nhật).
- Là chiếc nhẫn cưới, viên kim cương, hạt minh châu.
Khảm viên đá trong Viên kim cương đính
Càn là kim, vàng, tròn trên nhẫn cưới.
- Lòng tin, đức tin, sự chung thuỷ
Trung phù: bàn về chữ tín (chưa chắc là người tin, chung thuỷ, sống thường mất
tín)
Nhu: có đức tín thật (việc sẽ thành, có lòng tin).
Ví dụ xin việc: Trung phù là không thật.
Nhu: yên tâm , sống thật
- Quần áo, vải vóc, quân nhu (軍需 quân nhu: đồ dùng trong quân đội)
- Sự mềm mại, nhu thuận, là phép dùng nhu chế cương, ngoài nhu trong cương.
- Là bùn đất (nê). Nếu Nhu bị tổn thương là bùn đất vào quan tài, sập nắp quan
tài, xương đen... Quẻ Nhu chỉ đẹp cho dương trạch).
Bùn đất trong quan tài: bốc nhanh, cải táng nhanh tránh tai vạ.
Nhà cửa: nước thải dưới nền nhà (hay bị khớp).
QUẺ SỐ 5 - KINH DỊCH - NGU YÊN NGUYỄN ĐẠI BẰNG

QUẺ NHU:
Nghĩa chính trong Dịch là chờ đợi, biết chờ thời cơ. Ngày xưa người nông dân
làm việc cật lực xong thì còn phải chờ mưa, có mưa thì ruộng đồng mới phì
nhiêu. Mưa ở Chu Dịch vì vậy luôn là điều tốt lành nhưng là yếu tố không tính
trước được. Quẻ nhu nói về tâm trạng khi chờ đợi nên như cái cảm xúc dần dần
tăng triển dần dà "vào bên trong ": lúc đầu bực bội một chút ờ hào 1 rồi mạnh
hơn ở hào 2, hào 3 đến hào 4 thì tối đa đến mức độ khủng hoảng thì ngộ ra được
nên sang hào 5 thì trở về an nhiên tự tại, đến hào 6 thì quên mất luôn rồi. nhưng
bất ngờ cơ hội lại đến thì nên xét kỹ (kính).
Lời quẻ: Nhu, hữu phu. Quang hanh, trinh cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Thời nhu, (phải) có lòng tin. Rồi cầu nguyện (hanh / hưởng) sẽ mang lại
ánh sáng, đoán tốt. Nên qua sông lớn.
Xem thêm lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng. Quang hanh cũng
có thể nên dịch là: hanh thông mang đến ánh sáng.
Hào 1: Nhu vu giao. lợi dụng hằng, vô cữu.
Dịch: Chờ ở ruộng xa. Nên kiên nhẫn, không lỗi.
Giao là nơi xa nhất còn nằm trong phạm vi ấp thành, làng mạc. Vị ở hào đầu,
dương lại nằm trong nhóm 3 hào dương nên vị này dễ mất nhẫn nại. Hằng còn
bền bĩ hơn cả trinh. Thế ở xa chỉ có thể cần cù, kiên trì thôi.
Hào 2: Nhu vu sa. Tiểu hữu ngôn. Chung cát.
Dịch: Chờ ở bãi cát Hành động tiểu nhân / thế nhỏ bé dễ chuốc lấy điều tiếng.
Cuối cùng rồi sẽ mở.
Giữ bình tĩnh, thế không vững (bãi cát), chớ nói bậy. Có mắc tranh kiện cũng
thong thả giải quyết.
Hào 3: Nhu vu nê. Trí khấu chí.
Dịch: Chờ nơi bùn lầy. Tự vời giặc tới.
Mắc kẹt, hào này quá bức xúc, lo sợ. Tự / bị cô lập dễ gây tai họa.
Hào 4: Nhu vu huyết. Xuất tự huyệt.
Dịch: Chờ trong sự kinh sợ / máu me. Ra khỏi hang động.
Hoang mang tột cùng thì nên đi ra ngoài / vượt cái lo sợ.
Hào 5: Nhu vu tửu thực, trinh cát.
Dịch: An nhiên chờ, ăn uống, đoán mở.
Có thái độ an lạc khi chờ đợi là đúng nhất.
Hào 6: Nhập vu huyệt. Hữu bất tốc chi khách. Tam nhân lai. Kính chi, chung
cát.
Dịch: Chui vào động. Có ba người khách không (còn) chờ lại tới. Cung kính họ,
đoán sẽ tốt.
Hào này hết hy vọng không cón chờ nữa (không có chữ nhu), chui rúc vào hang
ổ thì có người đến mời. Chuyện Lã Vọng chăng? Javary không nhắc đến Lã
Vọng, các học giả khác cũng vậy.
QUẺ SỐ 5 - BÍ ẨN QUẺ DỊCH

QUẺ THỦY / THIÊN NHU


"Minh Châu Xuất Thổ" – Vận tốt đã đến. (Minh Châu: Ngọc sáng).
"Nhu" có nghĩa là "cần đến", được thời mà hành động. Vì vậy, nó có hình tượng
ngọc sáng ra khỏi lòng đất.
"Minh châu xuất thổ" là chuyện ngọc sáng vùi lấp trong đất lâu ngày, chưa hề bị
phát hiện, nay bỗng nhiên đất đá bị gió xối, nước cuốn, ngọc sáng lộ thiên. Ngọc
sáng ai nhìn cũng thích.
Nếu gieo được quẻ này là điềm "Vận tốt đã đến" (thời vận làm ăn thuận lợi,
thành công).
* Hình tượng của quẻ Nhu nói: Ngọc sáng bị vùi trong đất lâu ngày không lộ ra
vẻ lung linh, cho đến một hôm bỗng nhiên gió thổi hoặc nước cuốn, đất đá bay
đi, ngọc sáng long lanh xuất hiện.
* Lời đoán: Mưu việc tất thành, hôn nhân hòa hợp, cầu tài như ý, ước nguyện
thỏa mãn.
* Lời bàn: "Nhu" còn có nghĩa là "chờ", là "đợi" điều kiện thuận lợi. Chớ manh
động mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Người khôn phải biết chờ thời
đợi thế, xử sự rộng lượng, không hành động quá mức, có lợi có ích thì tiến, bất
lợi vô ích thì lui, được thời thì ra làm quan, mất thế thì lui về ở ẩn.
Lời giải: Vận tốt sắp đến, vì "minh châu xuất thổ".
"Nhu" chỉ nhu cầu, cần nuôi dưỡng, điều kiện mà sự vật, hiện tượng cần phải có.
Tượng của quẻ này: Mây ở trên quá cao, vì vậy phải nhẫn nại chờ đợi. Hiện
tượng này là cảnh oi bức trước khi trời làm mưa. Nghĩa của quẻ Nhu là đợi, vì
phía trước nguy hiểm, nếu tiến sẽ bất lợi. Vì vậy, gieo được quẻ này, bạn phải
tích lũy lực lượng, chuẩn bị đầy đủ để khi thời cơ đến có thể hành động được
ngay. Chờ đợi không có nghĩa là không làm gì. Gặp việc phải xét có nên hay
không nên làm không, có lợi thì tiến, bất lợi thì dừng.
Đây cũng là quẻ tốt, chỉ vận tốt đã đến, nhưng có kèm theo điều kiện thiên thời.
Thời cơ trong kinh doanh có thể theo mùa, theo tháng, theo năm. Gieo được quẻ
này bạn như được nhắc nhở: Phải biết chờ đợi. Bạn là người trong cuộc sẽ tự
biết phải chờ điều gì. Thí dụ, chờ chính sách mới, chờ giá nguyên liệu xuống,
chờ nhu cầu thị trường…
Luận đoán tài vận:
Nếu nhẫn nại chờ đợi, tài vận hanh thông. Bạn giống như con báo đang săn mồi.
Báo săn mồi không phải chỉ dựa vào tốc độ chạy nhanh mà còn ở chỗ biết chờ
con mồi đến gần.

You might also like