Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

QUẺ 10: THIÊN TRẠCH LÝ

||:||| Thiên Trạch Lý (履 lǚ)


Quẻ Thiên Trạch Lý, đồ hình ||:||| còn gọi là quẻ Lý ( 履 lu3), là quẻ
thứ 10 trong Kinh Dịch.
* Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
* Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Contents
1. Giải nghĩa:.........................................................................................................2
2. Hào từ:...............................................................................................................3
QUẺ SỐ 10 - QUẺ KINH DỊCH CHO GIEO QUẺ.............................................5
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - NGÔ TẤT TỐ........................................................6
QUẺ SỐ 10 - QUỐC VĂN CHU DỊCH - PHAN BỘI CHÂU...........................12
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH DIỄN GIẢNG - KIỀU XUÂN DŨNG...................18
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH DIỄN GIẢI..............................................................19
QUẺ SỐ 10 - BỐC PHỆ CHÁNH TÔNG..........................................................20
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - DỊCH TỰ BẢN NGHĨA.......................................21
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - NGU YÊN NGUYỄN ĐẠI BẰNG......................22
QUẺ SỐ 10 - BÍ ẨN QUẺ DỊCH........................................................................24
1. Giải nghĩa:

Giải nghĩa: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên,
không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo
chi tượng: tượng hổ lang đón đường.

Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)

Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật
tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã
hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm
lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà
dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích
đó có phần nào gượng ép.

Thoán từ:

履虎尾,不咥人,亨.

Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh.

Dịch: Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Giảng: Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm,
vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu,
vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ
ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba
chữ “lý hổ vĩ” chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp,
lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.

Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi
chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.

Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở
dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự
tranh giành.
2. Hào từ:
Hào từ:

1. 初 九 : 素 履, 往 , 无 咎 .

Sơ cửu: tố lý, vãng, vô cữu.

Dịch: hào 1, dương : giữ bản chất trong trắng mà ra với đời thì không có lỗi.

Giảng: hào 1 này như người mới ra đời, còn giữ được bản chất trong trắng (ý
nghĩa của chữ tố) chưa nhiễm thói đời, vì là hào dương, quân tử, có chí nguyện,
cứ giữ chí nguyện mình thì không có lỗi.

2. 九 二 : 履 道 坦 坦 , 幽 人 貞 吉 .

Cửu nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.

Dịch: Hào 2, dương: như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững
đường chính thì tốt.

Giảng: Hào 2, dương : như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững
đường chính thì tốt.

Giảng: Hào dương này đắc trung, vẫn là hiền nhân, quân tử, bình thản giữ đạo
trung không để cho lòng rối loạn thì tốt.

Tuy có hào 5 ở trên ứng với , nhưng 5 cũng là dương, không hợp, (phải một
dương một âm mới tìm nhau, hợp nhau, viện nhau) cho nên bảo hào này là cô
độc.

Chúng ta để ý: quẻ Càn, hào 2 và hào 5 cũng đều là dương cả, mà Hào từ bảo 2
và 5 nên tìm nhau mà làm việc; còn quẻ Lý này thì không , như vậy là phải tùy
theo ý nghĩa của quẻ (tùy thời) mà giảng.

3. 六 三 : 眇, 能 視 ; 跛, 能 履 . 履 虎 尾 , 咥 人, 凶 . 武 人 為 于 大 君 .

Lục tam: Miễu, năng thị; bả, năng lý.

Lý hổ vĩ, diệt nhân, hung. Võ nhân vi vu đại quân.

Dịch: Hào 3, âm: chột (mà tự phụ là) thấy tỏ, thọt (mà tự phụ là) đi nhanh, như
vậy thì nguy như dẫm lên đuôi cọp mà bị nó cắn. Đó là kẻ vũ phu mà đòi làm
việc của một ông vua lớn.
Giảng: Hào này âm nhu mà ở ngôi dương cương, bất chính, bất trung, trên dưới
đều là hào dương cả, không lượng tài mình kém (âm) mà đua đòi theo các hào
dương, không khác người thọt tự khoe là đi nhanh; đó là hạng võ phu mà đòi
làm một ông vua lớn, sẽ gặp họa, như dẫm lên đuôi cọp, bị cọp cắn.

4. 九 四 : 履 虎 尾 . 愬 愬 終 吉 .

Cửu tứ: Lí hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc)chung cát.

Dịch: Hào 4, dương: Dẫm lên đuôi cọp, nhưng biết sợ hãi, nên quẻ sẽ tốt.

Giảng: Hào này, dương mà ở vị âm, cũng bất trung, bất chính như hào 3, cũng ở
sau một hào dương cương, cũng như dẫm lên đuôi cọp, nhưng hào 3 hung, hào 4
cát, chỉ do lẽ: 3 bản chất nhu, tài kém, u mê mà ở vị dương, chí hăng; còn 4 bản
chất cương, có tài, sáng suốt mà ở vị âm, biết sợ hãi, thận trọng.

5. 九 五 : 夬 履 貞 厲 .

Cửu ngũ: Quyết lý, trinh lệ.

Dịch: Hào 5, dương : Quyết tâm hành động quá thì tuy chính đáng cũng có thể
nguy.

Giảng: Hào 5 đắc chính, đắc trung ,rất tốt, nhưng ở địa vị chí tôn trong quẻ Lý
(nói về cách ở đời) thì e có lòng cương quyết quá mà tự thị, ỷ thế, mà hóa nguy.

6. 上 九: 視 履, 考 祥 . 其 旋, 元 吉 .

Thượng cửu: Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát.

Dịch: Hào trên cùng, dương, xem cách ăn ở trong đời người, cho nên Hào từ
diễn ý nghĩa của toàn quẻ chứ không diễn ý nghĩa của riêng hào cuối. Cũng là
một lệ ngoại như hào cuối cùng quẻ Tiểu súc.

Quẻ này tên là Lí có nghĩa là lễ, là dẫm lên, nhưng cả 6 hào đều nói về cách ăn ở
trong suốt đời người : mới ra đời thì phải giữ tính chất phác trong trắng, rồi sau
giữ vững đường chính (hào 2); biết sức mình, đừng tự phụ (hào 3) để tránh
nguy, biết thận trọng, sợ hãi thì tốt (hào 4), và ở địa vị cao nhất, đừng ỷ thế mà
cương quyết quá (hào 5), cách ăn ở được như vậy cho tới cuối đời thì tốt không
gì bằng.

Chúng ta để ý: Quẻ này cũng chỉ có một hào âm mà không có nghĩa thống lĩnh
quần dương như quẻ tiểu súc. Như vậy là biến dịch.
QUẺ SỐ 10 - QUẺ KINH DỊCH CHO GIEO QUẺ

Quẻ Dịch số 10: Thiên Trạch Lý "Phượng Minh Kì Sơn" – Quốc gia cát tường
Quẻ Thiên Trạch Lý đứng số 10 trong số 64 quẻ Kinh dịch. Quẻ Thiên Trạch Lý
có điềm "Quốc gia cát tường", là quẻ rất tốt trong kinh dịch. Xuất hành có ích,
cầu tài được lợi, bệnh tật tiêu tan, mưu sự tất thành.
Ngũ hành quẻ: Thổ.
"Lý" có nghĩa là "đi rón rén", "rón rén mà không tiến", vì vậy nó có hình tượng
của chim phượng hoàng kêu ở núi Kỳ.
Kỳ Sơn (hay còn gọi là núi Kỳ) ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, nơi Chu Văn
Vương lập căn cứ, xây dựng lực lượng, lập ra nhà Chu. Phượng Minh là chim
Phượng hoàng kêu, hót. "Phượng kêu núi Kỳ" là chuyện phượng hoàng, loài
chim đại diện cho sự cát tường, rất ít khi nhìn thấy. Nay bỗng nhiên phượng
hoàng kêu ở Kỳ Sơn, sau đó Chu Văn Vương được gọi là "Thánh Đức" dựng
nhà Tây Chu. Nếu gieo được quẻ này chính là điềm "Quốc gia cát tường".
Hình tượng của quẻ Thiên Trạch Lý
Phượng hoàng đậu ở Kỳ Sơn, kêu 3 tiếng, đất nước xuất hiện thánh hiền. Trời
cho Chu Văn Vương tạo dựng nhà Chu, vinh hoa phú quý kéo dài 800 năm.
Ngày xưa, Hỷ Tịnh khi lên ngôi, mơ thấy Mặt Trời, tỉnh dậy gieo được quẻ này.
Quả nhiên, Hỷ Tịnh đến Bắc Lương, quốc thái dân an. Đúng là ứng với quẻ
"Phượng minh Kỳ Sơn", thật là "quốc gia cát tường".
Lời thơ của quẻ Lý
"Phượng kêu núi Kỳ báo cát xương,
Văn Vương xuất hiện, lập cơ đồ.
Người đi xa vắng, có tin về,
Kinh doanh góp vốn, đều được lợi."
Lời đoán: Xuất hành có ích, cầu tài được lợi, bệnh tật tiêu tan, mưu sự tất thành.
Lời bàn: Vua cuối cùng Thương là Đế Tân, hiệu Trụ bỏ bê chính sự, say mê Đát
Kỉ , chơi bời trác táng, dẫn tới quốc gia bị diệt vong. Hiền thần nhà Thương là
Chu Văn Vương, một bậc hiền minh dùng lễ đối đãi kẻ sỹ, cho nên thiên hạ theo
về nhà Chu. Sự ra đời của một thời đại mới bao giờ cũng có điềm báo.
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - NGÔ TẤT TỐ

QUẺ LÝ
Kiền trên; Đoái dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Lý [1]. Tự Quái nới rằng: Người ta chứa họp rồi
mới có lẽ, cho nên tiếp đến quẻ Lý. Ôi, người ta họp lại, thì có lớn nhỏ, cao thấp,
tốt xấu khác nhau, đó là người ta chứa họp, rồi mới có lễ, vì vậy quẻ Lý mới nối
quẻ Tiểu súc. Lý tức là lễ, lễ là cái cái mà người ta xéo lên [2]. Nó là quẻ trời
nên chằm dưới, trời mà ở trên, chằm mà ở dưới, đó là phận trên dưới, là nghĩa
tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người và là con đường người ta
thường thường xéo lên, cho nên mới là quẻ Lý. Lý nghĩa là giầy, là bị giầy…Là
kẻ mềm yếu mà giầy lên kẻ cứng mạnh cho nên là Lý. Không nói cứng giầy lên
mềm mà nói mềm giầy lên cứng, là vì kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm tức là lẽ thường,
không đáng nói. Cho nên trong Kinh Dịch chỉ nói kẻ mềm cưỡi kẻ cứng, không
nói kẻ cứng cưỡi kẻ mềm.
LỜI KINH
履虎尾, 不哇, 亨.
Dịch âm. - Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh!
Dịch nghĩa. - Xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Lý là đường người ta vẫn xéo, trời ở trên mà chằm ở
dưới, lấy kẻ mềm bị gìầy xéo với kẻ cứng, trên dưới đều đúng nghĩa, là việc rất
thuận, lẽ rất đáng, người ta cứ thế mà đi, tuy xéo vào chỗ nguy hiểm cũng không
hại gì, cho nên xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn, vì vậy mớihanh được.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Đoái cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch Âm hiện ở trên
hai vạch Dương, cho nên đức nó là đẹp lòng, Tượng nó là chằm. "Lý" nghĩa là
cố chỗ noi theo mà lên, Đoái mà gặp Kiền tức là hòa thuận đẹp lòng để theo sau
kẻ cứng mạnh, có Tượng "xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn", cho nên quẻ Lý
nó là Lý mà Chiêm thì thế. Người ta có thể như thế thì tuy ở chỗ hiểm nghèo
cũng không hại gì.
LỜI KINH
象: 履, 柔履剛也.説 應乎乾, 是以履與尾,
不哇, 亨. 剛中正, 履奋位 疚, 光明也
Dịch âm. - Thoán viết: Lý, nhu lý cương dã; duyệt nhi ứng hồ Kiền, thị dĩ lý hổ
vĩ, bất chất nhân, hanh.Cương trung chính, lý đế vị bất khứu, quang minh dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà
ứng với trời, thế cho nên xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh. Dương cương
trung chính, xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đoái là Âm mềm, xéo tựa Kiền là Dương cứng, đó là
mềm xéo theo cứng. Đoái lấy đức đẹp lòng xuôi thuận ứng với Kiền là Dương
cương mà xéo tựa nó, ấy là dưới thuận với trên, Âm vâng theo Dương, chính là
lý chí trong thiên hạ. Xéo mà như thế, rất thuận rất đáng, tuy xéo đuôi cọp cũng
không bị đau hại. Cứ thế xéo đi, sự hanh thông có thể biết chắc. Hào Chín Năm
lấy đi đức Dương Cương trung chính, cao xéo ngôi vua mà không mệt mỏi, ấy
sự rất khéo trong cách "xéo", tức là kẻ sáng láng vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Câu đầu dùng hai thể thích nghĩa tên quẻ, câu giữa
dùng đức quẻ thích lời Thoán [3] câu cuối lại lấy thể quẻ nói rõ cho ra, có ý chỉ
về hào Chín Năm.
LỜI KINH
象: 上天下澤, 履. 君 以辯上下, 定民志.
Dịch âm.- Tượng viết: Thượng thiên hạ trạch, Lý, quân tử dĩ biện thượng hạ,
định dân chí.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên trời dưới chằm, là quẻ Lý, đấng quân
vương coi đó mà phân biệt trên dưới, định chí dân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trời ở trên, chằm ở dưới, tức là chính lý trong thiên hạ.
Sự xéo đi của người ta cũng nên như thế, nên mới lấy tượng của nó mà làm quẻ
Lý.Đấng quân tử theo Tượng quẻ Lý mà phân biệt phận của trên dưới, để định
chí dân của mình.
LỜI KINH
初九: 素履, 往無咎.
Dịch âm.-Sơ Cửu: Tố lý, vãng vô cữu.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Đầu: Xéo theo sự vốn có, đi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Xéo chỗ thấp nghĩa là đi. Hào Đầu ở chỗ rất thấp, tức là
kẻ vốn ở dưới, mà tài Dương cứng có thể tiến lên. Nếu cứ yên phận thấp kém
của mình vốn có mà đi, thì không có lỗi. Người ta không biết tự yên cái phận
nghèo hèn của mình vốn có, thì sự tiến lên của họ, chỉ là tham bạo hành động,
cầu để ra khỏi cảnh nghèo hèn mà thôi, không phải kẻ muốn làm việc. Hễ đã
được tiến ắt phải kêu dật, cho nên đi thì có lỗi. Đấng quân tử thì yên lặng theo
phận vốn có, khi ở lại thì vui, khi tiến lên thì sẽ cố làm chuyện gì, cho nên hễ đã
được tiến thì phải làm việc, mà không việc gì không hay.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này là Dương cương, ở dưới, nhằm đầu sự "xéo",
chưa bị vật khác làm cho dời đổi, mà còn noi theo sự vốn có của mình. Kẻ xem
như thế, thì không có lỗi.
LỜI KINH
象: 素履之往, 獨 願也.
Dịch âm.- Tượng viết: Tố lý chi vãng, độc hành nguyện dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Việc đi của kẻ xéo theo sự vốn có, tức là một
mình làm theo chí nguyện vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Yên lòng xéo theo sự vốn có của mình, không phải cẩu
thả cầu lợi, chỉ là riêng muốn thực hành chỉ mình mà thôi… Nếu lòng muốn
sanh và lòng hành đạo giao chiến ở trong bụng thì há có thể yên lòng xéo theo
sự vốn của mình?
LỜI KINH
九: 履道坦坦, 幽 員吉.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Hai: Xéo đường bằng phẳng, người uẩn chính bền thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Hai ở ngôi mềm, rộng rãi được chỗ giữa, cái
đường của nó vẫn xéo là đường bằng phẳng dễ dãi, cũng phải là người trong
lòng u tĩnh yên lặng ở cảnh đó, thì mới có thể chính bền mà tốt. Hào Chín Hai là
Dương, chí muốn tiến lên, cho nên mới có lời răn "u nhân".
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này cứng giữa, ở dưới, không có kẻ ứng với mình
ở trên, cho nên là tượng "xéo đường bằng phẳng, tối tăm trơ trọi, giữ lấy chính
bền". Kẻ u ẩn gặp lời chiêm này thì chính là tốt.
LỜI KINH
象: 幽 貞吉, 中不 亂也.
Dịch âm. - Tượng viết: U nhân trinh cốt, trung bất tự loạn dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Người u uẩn chính bền thì tốt, trong chẳng tự
rối vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Xéo đường cốt ở yên tính. Trong bụng yên lặng chính
đính thì đường mình xéo yên ổn rộng rãi. Nếu mà nóng nẩy động cựa, thì há có
thể yên với cái đường mình xéo? Cho nên ắt phải là người u uẩn thì mới có thể
vững bền mà tốt. Bởi vì trong lòng yên lặng, không vì sự lợi lộc và sự ham
muốn mà tự rối loạn.
LỜI KINH
六三: 眇能視, 跋辱履, 履虎尾, 哇, 凶. 武 為乎 君.
Dịch âm. - Lục Tam: Diểu năng thị, bí năng lý, lý hổ vĩ, chất nhân hung, vũ
nhân vi vu đại quân.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Chột biết trông, què biết xéo, xéo đuôi cọp, cắn
người, hung. Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Ba là thể Âm, ở ngôi Dương, chỉ muốn cứng mà thể
vốn Âm nhu, không thể giữ bền con đường mình xéo, cho nên, như người mù
chột nhìn trông, sự thấy của họ không rõ, như người què quặt bước xéo, sự đi
của họ không xa, tài đã không đủ, lại ở không được giữa, bước xéo không phải
đường chính, mà chăm chăm muốn cứng, hễ mà bước xéo như thế, thì là xéo
vào chỗ hiểm nghèo, cho nên gọi là "xéo đuôi cọp". Vì không khéo xéo mà xéo
vào chỗ hiểm nghèo, thì ắt bị họa hoạn, cho nên nói là "cắn người, hung"."Kẻ vũ
nhân làm đấng đại quân như kẻ vũ tợn mà ở trên người ta, thì chỉ "dông" sự
nóng nẩy thô suất của họ mà thôi, chứ không thể bước xéo một cách xuôi thuận
mà tới nơi xa. Không trung chính mà chí cứng, bèn bị các hào Dương không
cùng với, vì thì mà nó nóng nảy xéo chỗ nguy hiểm, mà được sự hung.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, mà chí cứng,
dùng cách đó mà xéo theo Kiền ắt bị đau hại, cho nên Tượng nó như thế, mà kẻ
xem gặp thế thì hung. Nó là Tượng những kẻ cương vũ đắc chí dông tợn Tần
Chính [4], Hạng Tịch [5] há có thể lâu?
Lời bàn của Tiên Nho. - Phan Qua Sơn nói rằng: Là hào Sáu ở ngôi Ba, chất
mềm chí cứng, không lượng sức mình muốn làm việc liền, ứng với nhau hào
Chín Trên mà xéo theo các hào Dương, như kẻ chột muốn trông, kẻ què muốn
bước, kẻ vũ nhân muốn làm vua hung là nên lắm.
LỜI KINH
象: 眇能視, 不 以有明也. 陂能履, 不 以與 也.哇 之凶, 位不當也.
武 為于哭君, 志剛也.
Dịch âm. - Tượng viết: Diểu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lý, bất túc
dĩ dữ hành dã. Chất nhân chỉ hung, vị bất đáng dã; vũ nhân vi vu đại quân, chí
cương dã.
Dịch nghĩa.- Lời Tượng nói rằng: Chột biết trông, không đủ để có sáng vậy, què
biết xéo, không đủ để cùng đi vậy. Cái "hung" của sự cắn người, ngôi không
đáng vậy; kẻ vũ nhân muốn làm đấng đại quân, chí cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Những người âm nhu, tài họ không đủ, trông không thể
rõ, đi không thể xa, mà cứ muốn chăm chăm muốn cứng, thì Tượng như thế, có
thể khỏi hại được chăng? - Là kẻ mềm ở ngôi Ba, không phải chỗ chính của nó,
sở dĩ phải đến vạ hại, bị cắn mà hung. Lấy kẻ vũ nhân làm thí dụ, là vì nó ở ngôi
Dương, tài yếu mà chí cứng. Chí cứng thì hay động càn, xéo không theo đường,
như kẻ vũ nhân mà làm đấng đại quân vậy.
LỜI KINH
九四: 履虎尾, 想想終吉
Dịch âm. - Cửu Tứ: Lý hổ vỹ, tố tố chung cát.
Dịch nghĩa.- Hào Chín Tư: Xéo đuôi cọp, nơm nớp, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di.- Hào Chín Tư là Dương cương mà thể Kiền, tuy ở ngôi Tư
mà phần cứng vẫn hơn. Ở chỗ gần vua, nhiều sự sợ, lại không có nghĩa tương
đắc, hào Năm lại là bậc cương thả quá, cho nên là dáng "xéo lên đuôi cọp, nơm
nớp sợ hãi". Nếu biết sợ hãi thì sau chót sẽ tốt. Bởi vì hào Chín tuy cứng mà chí
thì mềm ngôi Tư tuy gần vua mà nó không ở, hễ biết nơm nớp cẩn thận lo sợ, thì
sau chót khỏi nguy mà được tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Tứ cũng là kẻ không trung chính, xéo theo
hào Chín Năm là kẻ cứng, nhưng vì lấy chất cứng ở ngôi mềm nên biết răn sợ
mà được trọn tốt.
LỜI KINH
象: 想想終吉, 志 也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tố tốc chung cát, chí hành dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nơm nớp, sau chót tốt, chí đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Có thể nơm nớp sợ hãi thì sau chót được tốt, là vì chí ở
sự đi mà không chịu ở, lìa bỏ chỗ nguy là tốt. Dương cương là kẻ đi được, ở chỗ
mềm là kẻ sự xuôi thuận tự xử.
LỜI KINH
九五: 夬履, 貞厲.
Dịch âm.-Cửu Ngủ: Quải lý, trinh lệ.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Quyết xéo, chính bền nguy!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quải là cương quyết, hào Năm lấy đức Dương cương, thể
Kiền, ở ngôi chí tôn, là kẻ tự dùng sự cương quyết của mình mà đi. Như thế thì,
tuy được chỗ chính cũng nguy dữ. Thánh nhân đời xưa, ở ngôi tôn trong thiên
hạ, sự sáng đủ để soi xét, sự cứng đủ để quyết đoán, thế đủ để tự chuyên, nhưng
mà chưa từng không để cho hết lời bàn của thiên hạ, tuy kẻ cắt cỏ kiếm củi là
hạng nhỏ nhặt, cũng ắt theo, vì thế mới là ông thánh, xéo ngôi vua mà sáng suốt.
Nếu cứ vậy ta cương minh, quyết đi không ngoảnh lại, tuy là được chỗ chính
đính cũng là cách nguy, có thể giữ bền được chăng? Có tài cương minh mà nếu
cứ chuyên một bề tự nhiệm, còn là cách nguy, huống chi kẻ cương minh không
đủ. Trong Kinh Dịch nói chữ "trinh lệ" nghĩa là không giống nhau, tùy quẻ có
thể thấy được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Năm lấy đức cương trung xéo chính ngôi
vua mà dưới là quẻ Đoái có tính vui đẹp ứng nhau với nó, phàm các việc tất
nhiên là làm, không còn nghi ngại, cho nên Tượng nó là quyết. Nhất quyết mà
xéo, gia cho được lẽ chính đính cũng là đạo nguy, cho nên lời chiêm của nó là
"tuy chính mà nguy". Răn bảo người ta sâu lắm.
LỜI KINH
象: 夬履貞厲, 位正當也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quải lý trinh lệ, vị chính đáng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Quyết xéo, chính bền, nguy ngôi chính đáng
vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di.- Răn kẻ quyết xéo, vì nó chính đáng ngôi tôn. Ở ngôi chí
tôn, giữ cái thế có thể tự chuyên mà tự mình dùng sự cương quyết, không còn sợ
hãi, thì dùng được chỗ chính đáng cũng là đạo nguy.
Bản nghĩa của Chu Hy.- Hại về tự thị.
LỜI KINH
上九: 視履考祥, 其旋元吉.
Dịch âm. - Thượng Cửu: Thị lý khảo tường, kỳ tuyền nguyên cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Coi sự xéo, xét điềm lành thửa quanh cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Trên ở cuối cuộc "xéo", trong lúc cuối, coi lại đường
đã xéo đi, để xét về sự thiện các họa phúc của nó, nếu nó quanh lại thì thiện là
tốt. "Quanh" là quanh vòng đầy đủ, không cái gì không đến nơi. Người ta xéo
rồi, xét coi lúc sau chót, nếu như đầu chót chu toàn không thiếu thốn, thì là thiện
đến tột cùng, cho nên cả tốt. Người ta lành dữ, quan hệ ở sự xéo của mình, thiện
ác nhiều hay ít, ấy là lành dữ lớn hay nhỏ.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Coi chót cuộc "xéo" để xét điều hành của nó, chu toàn
không thiếu thì là cả tốt. Đó là vạ phúc của lẻ xem phải coi ở sự "xéo" của họ
mà chưa nhất định.
LỜI KINH
象: 元吉在上, 有慶也.
Dịch âm.-Tượng viết: Nguyên cát tại thượng, đại hữu khác dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cả tốt ở trên, cả có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Trên là chót cuộc "xéo". Sự "xéo" của người ta, hễ
thiện mà tốt, đến chót chu toàn không thiếu, tức là người cả có phúc. Sự hành
động của người ta quí ở có lúc sau chót.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Nếu được cả tốt thì là có cả phúc khánh.
Lời bàn của Tiên Nho. - Vương Phụ Tự nói rằng: Hào Dương mà ở ngôi Âm tức
là khiêm tốn, cho nên, trong một quẻ này đầu lấy Dương ở ngôi Âm làm thiện.
QUẺ SỐ 10 - QUỐC VĂN CHU DỊCH - PHAN BỘI CHÂU

QUẺ THIÊN TRẠCH LÍ


Kiền trên; Đoái dưới
Quẻ này là quẻ Thiên Trạch Lí. Đoài dưới cũng là Nội Đoài, Càn trên cũng là
Ngoại Càn, Càn là Thiên, Đoài là Trạch, nên tên quẻ đọc bằng Thiên Trạch Lí.
TỰ QUÁI
Tự quái: Vật súc, nhiên hậu hữu lễ, cố thụ chi dĩ Lí.
序卦: 物畜, 然後有禮, 故受之以履.
sắp đặt thứ tự quẻ. Sau quẻ Tiểu Súc, tiếp lấy quẻ Lí là vì cớ sao? Bởi vì Súc
nghĩa là chứa nhóm. Hễ giống vật đã chứa nhóm, tất nhiên có lớn nhỏ, cao thấp,
tốt xấu, hỗn tạp với nhau, tất phải có trật tự mới chỉnh đốn được.
Trật tự tất là lễ, đã súc rồi, tất phải có lễ. Vậy nên, sau quẻ Tiểu Súc tiếp lấy quẻ
Lí.
Nguyên chữ Lí có hai nghĩa: Một nghĩa, lí là giày, tượng như lấy chân giày đạp,
nghĩa thuộc về động từ; lại một nghĩa, lí là cái giày là một giống lót đỡ dưới
chân, nghĩa thuộc về danh từ. Tên quẻ này kiêm cả hai nghĩa, thích góp bằng
nghĩa lí là lễ.
Nói cho hết ý thời đạo người ta tu thân tiếp vật, nhỏ từ gia đình, lớn đến xã hội,
chốn nào tất phải đứng chân trên chữ Lễ. Lễ tức là lẽ đương nhiên, mà đỡ lót
cho ta đứng vững chân.
Vậy nên đặt tên quẻ bằng Lí.
SOÁN TỪ
Lí hổ vĩ, bất khiết nhân, hanh.
履虎尾, 不咥人, 亨.
Quẻ này Thượng Càn là trời ở trên, Hạ Đoài là chằm nước ở dưới. Càn Thượng
là dương cương ở phía trên, Đoài Hạ là âm nhu ở phía dưới. Theo tượng quẻ
này, trời trên, chằm dưới là phân vị thượng hạ rất phân minh. Cương ở trên, nhu
ở dưới là lẽ âm dương rất tự nhiên, chính đúng với lẽ thường vũ trụ. Lẽ thường
đó tức là Lễ, nên đặt tên quẻ bằng Lí.
Soán từ xem tượng quẻ mà phát minh ra nghĩa quẻ, nói rằng: Nội Đoài có tính
hòa duyệt, Ngoại Càn có tính cương cường. Lấy tính hòa duyệt mà đứng sau
cương cường, dầu người kia cương cường đến thế nào, đụng phải người hòa
duyệt cũng bị cảm hóa mà khuất hạ ngay, dầu dữ mấy cũng đổi mặt dữ ra mặt
hiển. Tượng như giẫm phải đuôi cọp mà cọp chẳng cắn người. Vĩ nghĩa là đuôi;
hổ vĩ là đuôi cọp; khiết nghĩa là cắn. Lí hổ vĩ, bất khiết nhân nghĩa là giẫm phải
đuôi cọp mà cọp chẳng cắn người.
Nói rộng ý ra, thời hễ những việc gì dầu đụng phải họa hoạn mà chẳng thương
hại đến mình, ấy là đạo lí được hanh thông.
Sách Trung Dung có câu Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn 素患難, 行乎患難 ,
nghĩa là đụng phải hoạn nạn, thời có đạo lí xử hoạn nạn, chính như lời Soán quẻ
này.
SOÁN TRUYỆN
Soán viết: Lí, nhu lí cương dã; duyệt nhi ứng hồ Càn, thị dĩ lí hổ vĩ, bất khiết
nhân, hanh. Cương trung chính, lí đế vị nhi bất cứu, quang minh dã.
彖曰: 履, 柔履剛也; 説而應乎乾, 是以履虎尾, 不咥人, 亨. 剛中正, 履帝位而
禾疚, 光明也.
Soán viết: Lí, nhu lí cương dã.
Tên quẻ sở dĩ đặt bằng Lí là vì Càn cương ở trên, Đoài nhu ở dưới. Càn cương ở
trước, Đoài nhu ở sau, tượng là nhu thuận mà ghép đỡ dương cương vậy.
Duyệt, nhi ứng hồ Càn, thị dĩ lí hổ vĩ, bất khiết nhân, hanh.
Đây là lấy đức quẻ thích lời Soán.
Nội Đoài có đức hòa duyệt, mà ứng phó với tính cương cường, dầu có hoạn nạn,
mà cũng chẳng thương hại gì. Vậy nên Soán từ nói rằng: Lí hổ vĩ, bất khiết
nhân, hanh.
Cương trung chính, lí đế vị nhi bất cứu, quang minh dã.
Trên đây đã nói chung toàn Quái, đây là nói riêng một hào Cửu Ngũ. Cửu Ngũ
dương cương đắc trung, mà lại đắc chính, có đức ấy mà đứng vào vị chí tôn,
thiệt là đức xứng kỳ vị. Còn gì tệ bệnh nữa đâu. Như thế mới là có đức thịnh, mà
rõ ràng chói chang vậy (Cứu: tệ bệnh).
ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN
Tượng viết: Thượng thiên hạ trạch, Lí. Quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.
象曰: 上天下澤, 履. 君子以辯上下, 定民志.
Quẻ này, Thượng Càn là Thiên, Hạ Đoài là Trạch. Thiên ở trên, Trạch ở dưới là
phận vị tự nhiên của tạo hóa bày đặt ra, chẳng phải do ý riêng của người làm.
Như thế gọi bằng Lí (Lí tức là lễ).
Quân tử xem tượng ấy, phải biện biệt phận vị kẻ trên, người dưới, khiến cho ý
chí nhân dân xu hướng được nhất định.
PHỤ CHÚ: Tượng Truyện chỉ lấy bằng tượng quẻ. Quẻ này trên Càn, dưới
Đoài, trên, dưới có phận vị tiệt nhiên. Quân tử xem đó mà biện thượng hạ, định
dân chí.
Chúng ta phải biết, chữ thượng hạ ở đây chẳng phải phân biệt bằng giai cấp, mà
chỉ phân biệt bằng tài năng chức nghiệp. Tùng lai, nhân đạo vẫn rất công bình,
rất bình đẳng, nhưng trong nghĩa bình đẳng chỉ cốt chẳng phân biệt giai cấp mà
thôi. Chứ như tài năng, chức nghiệp, thời không thể chẳng phân biệt
mà được. Thử xem như một làng, có thể người nào cũng làm lí trưởng được
chăng, hoặc người nào người nào cũng làm seo mõ được chăng? Giá phỏng toàn
người trong làng ai cũng làm lí trưởng hoặc ai cũng làm seo mõ thời việc làng
làm nổi được không? Vì muốn làm nổi việc làng, tất phải theo ở tài năng chức
nghiệp mà sắp đặt, có người làm lí trưởng, có người làm seo mõ. Vậy sau chí
hướng nhân dân ở trong làng, ai nấy cũng lượng tài mình, an phận mình, mà
chẳng đến nỗi hỗn hào tranh cạnh, kết quả việc làng mới làm xong. Chẳng qua
mỗi người có một phần nghĩa vụ, tất nhiên mỗi người được hưởng một phần
quyền lợi, thời người cả làng ai nấy cũng như nhau, như thế tức là bình đẳng.
Nói tóm lại, thượng hạ chẳng phải là có giai cấp, mà bình đẳng cũng chẳng phải
là không thượng hạ. Chảng qua, thượng hạ chỉ kể bằng tài năng chức nghiệp,
bình đẳng chỉ cân nhau bằng quyền lợi nghĩa vụ.
Hai lối ấy như hình tương phản, mà kì thực tương thành. Sách Trung Dung có
câu: Đạo tịnh hành nhi bất tương bội 道並行而不相悖, nghĩa là đường vẫn hai
lối đều đi mà chẳng chống trái nhau, chính là lẽ ấy. Giả sử có một ngày xã hội
tuyệt nhiên vô thượng hạ, tất phải chờ đến toàn loài người ai nấy cũng tài năng
in nhau, ai nấy cũng chức nghiệp in nhau, lí tưởng ấy có thực hiện được hay
không? Nếu lí tưởng ấy mà chưa thực hiện được, thời câu biện thượng hạ, định
dân chí còn đương thiệt dụng ở đời bây giờ.
HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN
Sơ Cửu: Tố lí, vãng, vô cựu.
初九: 素履, 往無咎.
Sơ Cửu có đức dương cương mà ở vị Sơ là dưới hết toàn quẻ, tượng như người
bắt đầu mới ra đời, bao nhiêu hoàn cảnh với tập quán chưa hệ lụy được mình, ấy
là tố.
Người đương buổi đó, chỉ nên gìn giữ lấy bản chất mình cho trong trắng, chớ để
những màu đen nét xấu bề ngoài trây nhuộm, ấy là tố lí. Như thế mà ra với đời
là tố lí, vãng, tất không đến nỗi thất thân nhục kỉ, ấy là vô cựu.
PHỤ CHÚ: Chữ tố ở hào này nghĩa như chữ tố ở câu: Tố kì vị nhi hành 素其位
而行 ở sách Trung Dung, nghĩa là chỉ theo địa vị bản phận của mình mà làm,
chẳng trái với đạo lí, cũng chẳng sai nghĩa vụ của mình tức là tố lí. Nghĩa vụ
mình là cốt làm cho xứng đáng một con người, nhưng địa vị mình hãy còn ti hạ
thời tùy theo địa vị mình mà làm cho đúng nghĩa vụ mình, tất phải như Sơ Cửu
này.
Ngày xưa, thầy Nhan Uyên ở ngõ hẹp mà bất cải kì lạc 不改其樂; ông Khổng
Minh cày ở Nam Dương mà bất cầu văn đạt ư chư hầu 不求聞達於諸侯, chính
đúng nghĩa hào này.
Tượng viết: Tố lí chỉ vãng, độc hành nguyên dã.
象曰: 素履之往, 獨行願也.
Sơ Cửu chỉ giữ một cách đạm bạc vô cầu mà bước ra với đời là chỉ mình làm chí
nguyện mình, chẳng đua đuổi ở đường danh lị đó vậy.
Nguyện: chí của mình sở nguyện, cũng như nghĩa chữ hi (hi: trông mong). Sĩ hi
hiền, hiền hi thánh, thánh hi thiên 士希賢, 賢希聖, 聖希天.
2. Cửu Nhị: Lí đạo thản thản, u nhân, trinh, cát
九二: 履道坦坦, 幽人貞吉.
Hào Cửu vị Nhị: dương cương mà đắc trung, vẫn là hiền nhân, quân tử. Vì ở
trên không chính ứng, độc thân vô viện, tượng là quân tử bất ngộ thời. Nếu
những phường lưu tục xử vào hoàn cảnh ấy, tất gay go khó chịu, duy Cửu Nhị
có đức cương trung nên lạc đạo tự đắc, xem đường lối mình bước đó rất bình
thản khoan thai, chỉ lấy lí đạo thản thản mà thôi.
Đạo nghĩa là đường; lí đạo nghĩa là đường mình giẫm bước; thản thản nghĩa là
bằng phẳng lắm.
Tuy nhiên, hoàn cảnh Cửu Nhị vi bức cận với Lục Tam: Tam bất trung, bất
chính là một tay xu quyền trục thế, Nhị gần với nó, e gần mực mà đen chăng?
Nên thánh nhân có lời răn rằng: Nhị có tài dương cương, có chí tiến thủ, nhưng
chớ khinh suất, mà bị Lục Tam dẫn dụ, phải hết sức êm đềm kín lặng làm một
người u nhân trinh, chính. Thế mới được cát (U: kín lặng).
Tượng viết: U nhân trinh cát, trung bất tự loạn dã.
象曰: 幽人貞吉, 中不自亂也.
Cửu Nhị: sở dĩ được u nhân trinh cát là vì Cửu Nhị có đức trung, chẳng bao giờ
tự mình rối loạn lòng mình vậy.
PHỤ CHÚ: Hào từ Tượng Truyện xem qua, thời rất tầm thường, nhưng xét kĩ
lại, thời thiệt là một bậc
đại trượng phu như lời thầy Mạnh dạy: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng
di, uy võ bất năng khuất 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威 武不能屈.
Lục Tam: Diếu năng thị, bí năng lí, lí hố vĩ, khiết nhân, hung. Võ nhân vi vu đại
quân.
六三: 眇能視, 陂能履, 履虎尾, 咥人, 凶. 武人為乎大君.
Hào Lục vị Tam bản thể là âm nhu mà lại ở vị dương cương. Bản thân đã bất
trung chính, mà lại tiếp liền ba hào dương quẻ Càn là một bầy dương thượng
tiến. tam tài hèn yếu mà chí cương cường, chẳng biết đạc đức lượng lực, toan
đùa theo với bầy dương; tượng như người mù một mắt mà tự thị mình hay dòm,
người thọt một chân mà tự thị mình hay đi.
(Diếu: một mắt mù; bí: què, cũng có nghĩa là thọt chân).
Một hạng người vô tài đức mà táo suất như thế, chắc cũng đâm đầu vào vùng
nguy hiểm mà bị chết toi. Tượng như giẫm phải đuôi cọp mà bị cọp cắn chết
người, chắc hung đó rồi. Lại nhân vì Lục Tam ở trên hết Nội Quái là một người
táo bạo mà ở vị trên người, tất nhiên cũng bị người đánh đổ. Tượng như người
võ phu mà làm việc đại quân.
Tượng viết: Diếu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lí, bất túc dĩ dữ hành
dã; khiết nhân chi hung, vị bất đáng dã. Võ nhân vi vu đại quân, chí cương dã.
象曰: 眇能視, 不足以有明也; 陂能履, 不足以與行也; 咥人之凶, 位不當也.
武人為于大君, 志剛也.
Hay dòm mà dòm bằng một cách diếu, còn lấy gì làm sáng đâu. Hay đi mà đi
bằng một cách bí, còn lấy gì mà khiến nó đi được đâu. Bị họa bằng khiết nhân là
vì vị Tam bất trung, bất chính vậy. Âm ở vị dương là bất chính, ở vị trên hết Nội
Quái là bất trung, nói góp lại là vì bất đáng.
Võ nhân mà làm việc đại quân là vì chí Tam cương bạo, không nhảy thời không
ăn, nhưng chỉ kết quả là hung mà thôi.
Cửu Tứ: Lí hố vĩ, sóc sóc, chung cát.
九四: 履虎尾, 愬愬, 終吉.
Hào Cửu vị Tứ cũng bất trung, bất chính như Lục Tam, vả lại đứng sau một vị
dương cương cư tôn là Cửu Ngũ, tượng như giẫm phải đuôi cọp. Theo hoàn
cảnh Cửu Tứ e chẳng khỏi nguy hiểm, nhưng vì Tứ ở vị nhu, lấy nhu chế cương
nên biết sợ hãi giữ gìn, kết quả cũng được toàn thân miễn họa mà cát (Sóc sóc là
ý răn sợ).
Tượng viết: Sóc sóc, chung cát, chí hành dã.
象曰: 愬愬, 終吉, 志行也.
Cửu Tứ theo về hoàn cảnh, vẫn khó được cát, nhưng Hào từ lại nói: Sóc sóc,
chung cát là vì Tứ có chí nhu thuận mà đi được trôi chảy vậy.
PHỤ CHÚ: Lục Tam với Cửu Tứ thảy bất trung chính nhưng khác nhau ở chỗ:
Lục Tam thời thể nhu mà chí cương, Cửu Tứ thời thể cương mà chí nhu. Thể
nhu mà chí cương, thời tài chẳng được như sở nguyện nên cấp táo mà mắc lấy
hung. Thể cương mà chí nhu nên biết giữ mình tránh họa mà được chung cát.
Xem hai hào này cũng rõ được một lẽ biến hóa ở trong Dịch học.
Thông thường, hào vị thuộc về bản chất, hào thể thuộc về chí hướng, duy hai
hào này thời khác thế, hào thể là bản chất, hào vị là chí hướng.
5.Cửu Ngũ: Quyết lí, trinh lệ.
九五: 夬履, 貞厲.
Cửu Ngũ ở chính giữa Ngoại Càn, vẫn sẵn có tính dương cương, mà lại Cửu cư
Ngũ là đắc chính lại đắc trung.
Có đức dương cương, trung chính mà ở vị Ngũ là vị chí tôn. Đức như thế, vị như
thế, vả lại những người ở dưới mình là Hạ Đoài, tất thảy hòa duyệt với mình,
chắc là đường đi nước bước chẳng gì nghi ngại, chí cương quyết lí hành. Tuy
nhiên, xử vị tôn, lâm cảnh thuận, thường hay đến nỗi ỷ tài cương minh mà
chuyên quyết độc đoán, e có khi lầm lỗi mà gây ra mối nguy hiểm nên thánh
nhân lại răn rằng: Quyết lí chưa chắc là đã tận thiện, tận mỹ. Nếu như thế mà cứ
một mực thẳng tay, dầu có đắc chính nữa cũng là nguy đạo.
Tượng viết: Quyết lí trinh lệ, vị chính đáng dã.
象曰: 夬履貞厲, 位正當也.
Cửu Ngũ vẫn đáng được toàn mỹ, cớ sao thánh nhân lại bảo dầu chính cũng
nguy? Đó là vì Cửu Ngũ chính đang ở giữa vị chí tôn, sợ có lúc ỷ tài thị thế mà
thành ra một người độc tài chuyên chế chăng?
PHỤ CHÚ: Hào Ngũ ở vị chí tôn, chính là vị nguyên thủ ở trong một nước. Xưa
nay quốc gia xã hội sở dĩ mắc họa độc phu chuyên chế là vì những hạng người
cậy tài thông minh, ỷ thế sùng cao mà độc đoán chuyên quyết, thường đến nỗi
phạm vào tội chuyên chế, nên thánh nhân lấy hai chữ trinh, lệ răn cho. Ý nói:
Dầu cương minh đến thế nào, tôn quý đến thế nào, mà cứ một mực quyết lí hoài,
cũng là nguy hiểm.
Thượng Cửu: Thị lí khảo tường, kì toàn nguyên cát.
上九: 視履考祥, 其旋元吉.
Hào này cuối cùng quẻ Lí, tượng là kết thúc lịch sử của một người; bây giờ phải
xem xét nhất sinh sở hành, phải hay trái lành hay dữ, để đoán định trẩm triệu
tương lai của mình. Khảo: xét; tường: điềm; thảo tường: xét trước họa hay phúc,
dữ hay lành.
Nếu xem những điều nhất sinh sở hành mà tất thảy đã hoàn toàn chẳng gì khuyết
điểm thời tất được tốt lành lớn. (Kì là đại danh từ, thay cho việc mình làm; toàn
nghĩa là trọn vẹn đầu đuôi).
Tượng viết: Nguyên cát tại thượng, đại hữu khánh dã.
象曰: 元吉在上, 大有慶也.
trên hết quẻ Lí, mà được chữ nguyên cát là bởi vì lí chi chung mà đã tận thiện
tận mỹ, chắc là có phúc lớn vậy.
Chữ đại là thích nghĩa chữ nguyên; chữ khánh là thích nghĩa chữ cát.
PHỤ CHÚ: Hào từ Thượng Cửu quẻ Lí, cách thủ nghĩa cùng in như Thượng
Cửu quẻ Tiểu Súc; thông lệ Hào từ mỗi quẻ thời chỉ thủ nghĩa bản thân hào ấy.
Duy hai hào này thời thủ nghĩa bằng toàn quẻ. Thượng Cửu quẻ Súc là ở cuối
cùng thì Súc nên thánh nhân lo cho tiểu nhân quá thịnh, mà nói rằng: Quân tử
chinh hung, Thượng Cửu quẻ Lí là lí đạo đã đến lúc hoàn thành nên thánh nhân
mừng cho đạo quân tử được viên mãn, mà nói rằng: Kì toàn nguyên cát.
Chúng ta mở pho Dịch, bắt đầu thấy quẻ Càn, quẻ Khôn là biết rằng có trời đất.
Đến quẻ Truân thời có vạn vật, mà loài người cũng từ đó phát sinh. Vì mong
mỏi mà cần phải dạy nên có quẻ Mông. Vì có ăn uống mà cần phải nuôi nên có
quẻ Nhu. Vì ăn uống mà sinh ra tranh nhau nên có quẻ Tụng. Vì đấu tranh mà
cần có quần chúng nên có quẻ Sư. Vì nhân chúng mà cần phải liên lạc nên có
quẻ Tỉ. Vì người đông nhóm mà cần phải có chốn nuôi chứa nên có quẻ Tiểu
Súc. Vì đã súc được đông người, tất phải có trật tự nên có quẻ Lí.
Xem suốt hết tất thảy quẻ, thời thấy được giáo dưỡng, kinh tế, chính trị, hình
phạt, lễ độ giống gì, giống gì quan hệ với nhân sinh thế đạo, đều đã đầy đủ hoàn
toàn.
Bây giờ mới tiến vào cảnh tướng thái bình. Vậy nên sau quẻ Lí tiếp lấy quẻ
Thái.
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH DIỄN GIẢNG - KIỀU XUÂN DŨNG

THIÊN TRẠCH LÝ
10.1. Lý do tiếp nối: người ta chứa họp (quẻ Tiểu Súc) rồi mới có lễ. Lý nghĩa là
giầy lên, giẫm lên, xéo lên nhiều thì thành đường. Đường đi là nơi con người đi
nhiều mà thành. Ai cũng làm như vậy thì tạo nên lễ, lễ là quy củ, phép tắc, lễ là
trên cao, dưới thấp, là việc như vậy thì phải như vậy, xéo là theo đó mà đi, cứ
thế mà đi. Theo tượng quẻ, trời trên đầm dưới, đó là cái lễ trên dưới, là trên tôn
dưới ty. Lễ là gốc của đạo làm người "tiên học lễ, hậu học văn".
10.2. Thoán từ: lý hổ vĩ, bất chất (diệt) nhân, hanh
10.3. Dịch nghĩa: giẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn, hanh thông.
10.4. Giảng: quẻ Càn bên trên, bên dưới là quẻ Đoài (trời trên, đầm dưới), trên
dưới có tôn ty hợp lẽ trời đất nên gọi là hợp lẽ, hợp lý. Có tính âm nhu mà đi
theo dương cương thì dù người đi trước mình có dữ như cọp cũng tỏ ra hiền từ
víi mình. Cũng giống như người dưới hiền lành, nhu nhuận, làm việc hết mình
và có hiệu quả cũng có thể cảm hoá được người trên ví như giẫm lên đuôi cọp
mà cũng không bị cọp cắn. Đại Tượng Truyện nói: có tài ở trên, kém tài ở dưới
thì lòng dân mới yên mà không có sự tranh giành. Đoài có đức là đẹp lòng, Đoài
dưới Càn trên tức là làm đẹp lòng người trên. Người ta có thể như thế thì tuy ở
chỗ hiểm nghèo cũng không hại gì.
10.5. Triệu: "Phượng minh kỳ sơn"
- Nghĩa: chim Phượng hót ở núi Kỳ.
- Chỉ về sự: làm đúng phép tắc, vui vẻ ứng hợp thì tốt.
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH DIỄN GIẢI

Quẻ Thiên Trạch Lý


Quẻ Thiên Trạch Lý còn gọi là quẻ Lý. Đây là quẻ thứ 10 trong Kinh dịch.
Nội quái là Đoài (Đầm)
Ngoại quái là Càn (Trời)
Quẻ này chủ về nghi lễ, khuôn phép, hệ thống, pháp lý, tượng hổ lang đón
đường.
Khi nhóm đông gặp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp
được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội cũng phải tuân theo lễ, pháp lý.
Quẻ này, trên là dương cương (Càn), dưới là âm nhu (Đoài). Vậy, trên dưới
phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo
sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với
mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn.
Hào 5 của quẻ là hào dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có
bệnh tệ gì mà lại được quang minh. Theo Đại trượng, trên dưới phân minh thì
lòng dân mới không hoang mang.
Quẻ này là quẻ Lý, cả 6 hào đều nói về cách ăn ở trong đời người: mới ra đời thì
phải giữ tính trong sáng, sau giữ vững đường chính (hào 2), biết sức mình không
nên tự phụ (hào 3) để tránh nguy. Cần biết thận trọng và sợ hãi (hào 4) đến khi ở
địa vị cao thì đừng ỷ thế mà kiên quyết quá (hào 5). Và nếu như, ăn ở được như
vậy đến cuối đời thì là việc tốt.
QUẺ SỐ 10 - BỐC PHỆ CHÁNH TÔNG

Thiên Trạch Lý
Triệu: "Phượng minh Kỳ Sơn" (sắp thanh bình), thuộc thổ.
Khái niệm "Lý", tiếng Hán nghĩa là "Lễ". Trong quẻ thiếu Thê Tài, so với quẻ
thuần Cấn, Thê Tài ở ngũ hào là Bính Tý Thủy, vậy đây là Phục Thần của Lý,
và Phi Thần là Nhâm Thần Tử Tôn Kim. Kim Sinh Thủy, do vậy ở đây Phi sinh
Phục. Theo quy luật của vòng trường sinh thì Thủy trường sinh tại Thân, đúng
vào vị tri của Phi Thần Lý, trong Dịch Lý, đây gọi là "Phi lai sinh Phục" đắc
trường sinh, nghĩa là Phục Thần xuất hiện kịp thời, đầy đủ.
Trong Dịch lý, khái niệm "Lý" được chỉ một trạng thái có trật tự, hài hoà, trong
quan hệ xã hội là sự ứng xử có thứ bậc, có tôn ti trật tự, người ta dùng lễ mà đối
xử với nhau, trên ra trên, dưới ra dưới. Khi ở trong trạng thái của "Lý" thì không
cơ sự hỗn độn, xáo trộn nữa, chính vì vậy mà Dịch Học lấy triệu: "Tương minh
Kỳ Sơn". Triệu này lấy quan niệm xưa của người Trung Hoa cổ là: khi nào có
"Kỳ lân, phương hoàng" (là hai con thú biểu tượng cho sự linh thiêng) xuất hiện
thì thiên hạ thái bình, vua anh minh xuất hiện, nghĩa là báo điềm lành. Kỳ Sơn là
đất phát tích của nhà Chu, một triều đại nối tiếp sau cuối đời Thượng có vua Trụ
độc ác tham tàn, nhiễu nhương, binh Hỏa liên miên. Sau khi Chu Văn Vương
xuất hiện, bắt đầu một triều đại thái bình, an thái.
Về quẻ Lý, Dịch Lý có câu sau:
"Lý" lý hô vĩ, bất thiện nhân: Hanh.
Dịch Nghĩa:
"Lý" có nghĩa là dẫm chân lên đuôi cọp, cọp không cắn người. Điềm hanh
thông. May lắm.
Câu này phản ánh một tình huổhg rất nguy hiểm (dẫm lên đuôi cọp!), muốn cứu
mình chỉ có thể làm cho "cọp thấy như không" có gì xảy ra! Vậy người dẫm
phải không hành động gì tiếp theo nữa. Hàm ý khi dự báo gặp quẻ này, phải lấy
bình tĩnh, thanh tâm mà ứng xử, ứng phó. Do vậy, trong Dịch lý còn đưa ra
tượng quẻ: "Lý" là "Nhu" (mềm) đặt lên cái "Cương" (cứng rắn). Điều này có
nghĩa là lấy cái mềm dẻo mà ứng phó với cái cương cứng kiên, ngược lại sẽ
chuốc lấy nguy hiểm khôn lường.
Khi dự báo gặp quẻ lý, Dịch học đã đưa ra câu chuyện sau:
Đời Gia Tĩnh triều Minh, Nghiêm Tung, một viên quan lúc đầu có chức vị bình
thường trong triều, khi rơi vào tình thế khó khăn trong công việc, dự báo được
quẻ này, đã khéo léo hướng về ý của nhà vua. Cuối cùng Nghiêm Tung được
thăng từ chức Hàn Lâm Biên Tu lên chức Thái Tử Thái Sư, cực kỳ vinh hoa phú
quý.
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - DỊCH TỰ BẢN NGHĨA

THIÊN TRẠCH LÝ:


a) Cách:
"Phượng minh kỳ sơn" (Chim phượng đến núi Kỳ). Chim phượng hay là kỳ lân
đến nơi nào thì nơi ấy xuất hiện thánh nhân, tốt đẹp, gặp điều lành.
b) Tượng:
"Thiên thượng hạ trạch" (Trên trời dưới đầm). Mặt trời chiếu trên đầm.
c) Nghĩa:
- Là lễ, lễ lạt, lễ nghĩa, lễ vật, thờ cúng, cúng lễ (là tiểu lễ. Đại lễ là quẻ Tuỵ:
dụng đại sinh cát).
- Pháp, pháp lý, pháp luật (đưa vào lề lối). Phải đúng quy trình, trình tự, đúng
pháp luật mới tốt).
- Là thiên lý, đi xa.
- Tôn ti, trật tự.
- Bao bọc, che chở, chìm khuất (cương bị chìm trong nhu, Càn cứng bị chìm
trong đầm, âm của quẻ Đoài mở ra để đón nhận, như đá ném ao bèo)
QUẺ SỐ 10 - KINH DỊCH - NGU YÊN NGUYỄN ĐẠI BẰNG

QUẺ LÝ:
Lý là giầy xéo, dẵm đạp, bước đi. Quẻ này bàn về cung cách ứng xử khi ở gần
một sức mạnh đáng gờm và nguy hiểm. Hình ảnh tượng trưng là dẵm lên đuôi
cọp; thực tế là phép tiểu quốc (Chu) cư xử với đại quốc (Ân). Quẻ này Javary
không giảng gì mới, tôi diễn qua lăng kính Ân / Chu.
Hai hào dưới giao dịch còn ít còn giản dị. Hai hào giữa thật là nguy hiểm vì Chu
đã phát triển nhưng chưa đương nổi con cọp Ân. Hai hào trên Chu cường thịnh
và có ý dòm ngó Ân.
Lời quẻ: Lý hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh.
Dịch: Dẵm lên đuôi hổ, nó chẳng cắn người, hanh thông.
Cái quan trọng nhất khi sống bên cạnh một đế quốc là đừng cho nó cơ hội nuốt
mình.
Hào 1: Tố lý, vãng, vô cữu.
Dịch: Bước đi đầu, tiến lên, không lỗi.
Hào 2: Lý đạo thản thản. U nhân, trinh cát.
Dịch: Đi trên đường bằng phẳng. Người ẩn mình, đoán mở.
Chu còn bé nhỏ chưa vào tầm ngắm của Ân.
Hào 3: Miễu năng thị, bã năng lý. Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung. Vũ nhân vi vu đại
quân.
Dịch: Chột nhìn được, què đi được. Đạp đuôi cọp, nó cắn người, xấu. Vũ phu
mà làm việc của đại quân.
Theo QNB thì có thể dịch "Miếu năng thị, bả năng lý" = Cái nhìn của kẻ chột,
cái bước đi của kẻ què.
Tức là nhấn mạnh vào cái khả năng đã bị khiếm khuyết. Nếu không tự lượng sức
thì sẽ gây ra họa xấu khi mà đòi làm cái việc quá khả năng của mình. Kẻ chột thì
thấy sao rõ được, kẻ què thì đi sao vững được, loạng quạng dẫm vào đuôi cọp nó
cắn cho thì khổ.
Cho nên, vế sau mới nói "Vũ nhân vi vu đại quân" = vũ phu mà làm cái việc của
bậc cai trị.
Tức là, cái khả năng của kẻ võ biền thì khiếm khuyết về trí tuệ cai trị, nên nếu
chẳng tự lượng sức mình thì hỏng bét.
Sức Chu đã khá nhưng so với Ân thì chưa là gì. Vọng động thì bị cọp cắn. Có
sức mạnh nhưng chưa có đức của minh chủ (đại quân qui tụ liên minh) thì chỉ
khiến kẻ kia muốn diệt mình ngay (lời hào lập lại lời quẻ nhưng ở đây bị cắn).
Có thể nói về chuyện Quý Lịch cha Cơ Xương sau khi 3 lần thắng giặc bị đế
Văn Đinh lo ngại triệu về triều rồi tìm lỗi nhỏ bắt giết.
Hào 4: Lý hổ vĩ, sóc sóc. Chung cát.
Dịch: Dẵm lên đuôi cọp, (biết) sợ sệt thì đến cuối tốt.
Làm cho người ngờ nhưng biết sợ, thận trọng, không khiêu khích, che cái sáng
thì có thể tránh được họa diệt vong.
Hào 5: Quyết lý, trinh lệ.
Dịch: Bước đi cương quyết. Điềm nguy.
(Lớn mạnh rồi) nhưng hăng quyết quá vẫn nguy. Quyết hay Quải là tên quẻ số
43, nên xem thêm. Đắc trung, đắc chính nhưng quẻ này có 5 hào dương nên ngôi
cửu ngũ có thể cương quá nên tuy vị đẹp vẫn bị phê nguy.
Hào 6: Thị lý, khảo tường. Kỳ toàn, nguyên cát.
Dịch: Nhìn kỹ bước đi, xét điềm lành. Hoàn hảo, tốt lớn.
Tính toán thận trọng, chờ cơ hội tốt. Thập toàn rồi (mới hành động / đánh Ân)
thì mới thật tốt. Hào này bất trung, bất chính vậy mà được phê tốt lớn đó chỉ vì
cuối thời Lý rồi, cọp đã về già.
Javary giảng rất lạ: kỳ toàn là đi hết một chu kỳ trở lại cái trong trắng của hào 1.
Nếu quên bối cảnh Ân / Chu thì hiểu theo cổ điển sát nghĩa hơn.
QUẺ SỐ 10 - BÍ ẨN QUẺ DỊCH

QUẺ THIÊN / TRẠCH LÝ


"Phượng Minh Kỳ Sơn" – Quốc gia cát tường.
"Lý" có nghĩa là "đi rón rén", "rón rén mà không tiến", vì vậy nó có hình tượng
của chim phượng hoàng kêu ở núi Kỳ.
"Phượng kêu Kỳ sơn" là chuyện phượng hoàng, loài chim đại diện cho sự cát
tường, rất ít khi nhìn thấy. May bỗng nhiên phượng hoàng kêu ở Kỳ Sơn, sau đó
Chu Văn Vương được gọi là "Thánh Đức" dựng nhà Tây Chu. Nếu gieo được
quẻ này chính là điềm "Quốc gia cát tường".
* Hình tượng của quẻ nói rằng: Phượng hoàng đậu ở Kỳ Sơn, kêu 3 tiếng, đất
nước xuất hiện thánh hiền. Trời cho Chu Văn Vương tạo dựng nhà Chu, vinh
hoa phú quý kéo dài 800 năm.
Ngày xưa, Hỷ Tịnh khi lên ngôi, mơ thấy mặt trời, tỉnh dậy gieo được quẻ này.
Quả nhiên, Hỷ Tịnh đến Bắc Lương, quốc thái dân an. Đúng là ứng với quẻ
"Phượng minh Kỳ sơn", thật là "Quốc gia cát tường".
* Lời thơ của quẻ Lý:
Phượng kêu núi Kỳ báo cát xương,
Văn Vương xuất hiện, lập cơ đồ.
Người đi xa vằng, có tin về,
Kinh doanh góp vốn, đều được lợi.
* Lời đoán: Xuất hành có ích, cầu tài được lợi, bệnh tật tiêu tan, mưu sự tất
thành.
* Lời bàn: Vua cuối cùng nhà Thương là Đế Tân, hiệu Trụ bỏ bê chính sự, say
mê Đát Kỷ, chơi bời trác táng, dẫn tới quốc gia bị diệt vong. Hiền thần nhà
Thương là Chu Văn Vương, một bậc hiền minh dùng lễ đối đãi kẻ sỹ, cho nên
thiên hạ theo về nhà Chu. Sự ra đời của một thời đại mới bao giờ cũng có điềm
báo.
Lời giải: Kinh tế chung phát triển.
"Lý" có nghĩa là "đi rón rén", vì vậy quẻ Lý có hình tượng Phượng hoàng bay
đến đậu ở núi Kỳ Sơn kêu ba tiếng báo hiệu đất nước xuất hiện thánh hiền. "Lý"
như dẫm lên băng mỏng, đi trên vách đá vực sâu nên trong lòng sợ sệt, cẩn thận.
Mỗi một bước đi đều vô cùng cẩn thận, nếu không sẽ rớt xuống vực.
Kinh Dịch dùng cụm từ "dẫm lên đuôi hổ" làm lời quẻ. "Con hổ" ở đây ám chỉ
hoàng đế nắm quyền sinh sát. Thời xưa, quyền lực hoàng đế rất lớn, còn sợ hơn
cả hổ. Vì vậy, khi tiếp xúc với hoàng đế phải hết sức thận trọng, sợ xúc phạm
đến hoàng đế mà bị họa.
Luận đoán tài vận:
Nếu gieo được quẻ Lý bạn phải luôn cẩn thận, cảnh giác, thận trọng trong từng
đường đi nước bước. Những người quyết định đối với công việc làm ăn tiến tới,
chí ít cũng thuận lợi, bạn phải "chú ý chăm sóc" đến những người này.

You might also like