DẪN CHỨNG NLXH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

DẪN CHỨNG NLXH

1. Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kỳ. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào
ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng
một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người giàu nhất
hành tinh và hiện nay ông đã dành tài sản của mình để làm từ thiện . Đó là Thành công nhờ sự tự
học và niềm đam mê công việc.
2. Thuở niên thiếu Picasso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc,
ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi “Ở
đây có bán tranh của Picasso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp
Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó. Đó là Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình
thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
3. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà
bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết
cho ông bất kỳ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công.
Đó là Sức mạnh của lòng dũng cảm.
4. Newton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là
một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra
những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng. Đó là Những thiếu thốn của bản thân
không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
5. V. Putin – tổng thống Nga, được tạp chí Times (Mỹ) bình chọn là “nhân vật nổi bật nhất của năm
2007”, bằng sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình của mình ông đã đưa nước Nga trở thành một
cường quốc trên thế giới. Uy tín của Putin và cả nước Nga đã được không chỉ Mỹ, Châu Âu mà cả
Thế giới phải tôn trọng. Đó là Uy tín, danh dự là điều quan trọng tạo nên giá trị con người.
6. O. Henry (1862 – 1910) – nhà văn trứ danh của nước Mỹ. Ông chưa từng hưởng bất kì một sự
giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán
nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt sau viết truyện ngắn và
trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc học ở
đại học. Đó là Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
7. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ
bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với ước mơ
trở thành nghệ sĩ, Andersen đã lang thang lên thành phố Copenhagen đóng những vai kịch tầm
thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những
câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc,
thắp lên những ước mơ đẹp. Đó là Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành
công.
8. Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi
đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh.
Sau này, cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao.
Walt Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình:

Tin tưởng : tin vào bản thân mình.

Suy nghĩ : suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.

Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính
mình.

Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và
những giá trị của chính mình.

9. Chiến dịch The Earth Hours (Giờ Trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức hàng
năm đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên 1000
thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng thứ 3 lúc 20g30’, để
ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là
Môi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường.
10. Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận – Phạm Thị
Huệ, quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times của Mĩ bầu chọn là “anh hùng Châu Á”. Biết mình
và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc
đời. Tháng 2 năm 2005 chị trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Đó là Chiến thắng bản thân là
chiến thắng vĩ đại nhất.
11. Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi
tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV),
chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng
không được chấp thuận. ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm
quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ. è Tấm gương về lối sống
trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải…
12. Hồ Chí Minh ( 1890 -1969) Một trong những điểm đặc biệt của Hồ Chí Minh chính là sự giản
dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục.

Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết
sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức
tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai
phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và
một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang
phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ kaki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của
Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã
hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm
đau được chữa bệnh…”.

Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với
tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình,
Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với
các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề
nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm
tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội
ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…

Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm. Điều
quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm.
Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua
đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Học tập đạo đức của Bác Hồ chính là học tập và rèn luyện cho được đức tính khiêm tốn, giản dị
của Người. Điều này vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu. Khó bởi
phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua các cám dỗ của
quyền lực, của danh vọng… luôn diễn ra trong cuộc sống thường ngày.

13. Người Nhật và vẻ đẹp của một phong cách văn hóa: Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại
Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều fan từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận
động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp,
chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều fan Tây thấy
xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại,
mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.
14. Huyền Chíp ( Nguyễn Thị Khánh Huyền) : Cô học sinh lớp chuyên Toán – trường Năng
khiếu Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tốt nghiệp THPT đã “Xách ba lô lên và đi”( tên Quyển
sách tự truyện của Huyền Chíp). Huyền đã thực hiện hành trình vòng quanh thế giới chỉ với chiếc
ba lô trên vai, mấy đô la trong túi với khát vọng của tuổi đôi mươi là đi để sống, để có cách nhìn
đúng đắn về thế giới và bản thân từ sự dấn thân và trải nghiệm.

* Một số báo viết về Huyền Chip


– “Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới,
đi và trải nghiệm” – Báo Tiền Phong

– “Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn
hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền”
– Báo CAND.

– “Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt.” – Yahoo!
News.

– “Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng.” – Báo
Thanh Niên

– . “Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc
biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip.” – Radio Australia.

Dẫn chứng Chủ đề áp dụng

1. Người Việt Nam trung bình dành khoảng 5 giờ trên Internet. Việt - Sự ảnh hưởng của Internet
Nam hiện nay có khoảng hơn 35 triệu tài khoản Facebook, bằng 1⁄3 và những hệ lụy
dân số (Theo thống kê của “We are social” năm 2016) - Sự phát triển của công
nghệ thông tin, xu hướng
2. Môi trường mạng vẫn luôn là điều được nhiều người quan tâm, mới của thời đại
chỉ vì những trò câu like trên youtube, facebook,… mà gây lên hiệu
ứng nhà nhà vlog, người người youtuber để làm những video phản
cảm hay bài đăng sai sự thật như nấu cháo gà vẫn còn lông, đổ trứng
vào người mẹ để mừng kênh đạt vài chục nghìn sub,… ( Tác hại của
MXH )
3. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng - Tinh thần lạc quan, yêu
dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, đời
sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các - Lòng vị tha
bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao - Tư tưởng sống cống
đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng hiến,có ích, nhân đạo
dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự - Ý chí, nghị lực
tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

4. Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền - Lòng nhân ái
chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế,
mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi
cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc
thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh,
không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia
đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…

5. Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật,
trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái
(Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia
khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát”
hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà,
mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ
tu

6. Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ
SOS Nghệ An đã dành cả cuộc đời bên những đứa trẻ không máu mủ
ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ: “Nhìn các
con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là
động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh,
trao lại nụ cười trên môi cho các bé”.

7. Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ - Ý chí, nghị lực sống
khoảng 20kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, - Niềm đam mê
năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành - Lòng kiên trì, quyết tâm
cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã
giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ
hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh
được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu
biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
8. Hà Lan là quốc gia thấp nhất ở châu Âu với 2⁄3 diện tích nằm ở - Chấp nhận khó khăn, vượt
khu vực dễ ngập lụt, tức là 26% diện tích nằm dưới mực nước biển, lên hoàn cảnh
khoảng 60% dân số sống từ 5m dưới mực nước biển với những
nguy cơ ngập lụt thiên tai đe dọa. Tuy vậy Hà Lan lại là đất nước có
hệ thống đê điều hiện đại nhất thế giới.

9. Đan Mạch được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. - Hạnh phúc
Một trong những bí quyết của người Đan Mạch chính là lối sống - Thái độ sống
theo phong cách Hygge - theo đuổi niềm vui, hạnh phúc theo những - Đời sống tinh thần cũng
cách giản dị không ngờ, khuyến khích con người tìm kiếm những quan trọng, bên cạnh đời
niềm vui nho nhỏ từ những điều giản sống vật chất
dị, tránh xa những ồn ào đông đúc huyên náo từ hoàn cảnh và nội
tâm

10. Pê - scop (Gor - ki) từ một cậu bé mồ côi, nhờ trường đời mà trở - Thái độ sống
thành nhà văn lớn. Ông từng nói “Dòng sông Vôn-ga và thảo - Sự trải nghiệm
nguyên là trường đại học của tôi.”

- Sự dũng cảm
11. Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của
mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới
đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh
mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống.
Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài
phát biểu của cô tại lễ trao
giải rất ấn tượng: Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì
và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và
tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của
trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”.

12. Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1,
Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với
giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống
cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn
còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp
em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi
dần bị nước cuốn trôi.

13. Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn - Sự tha thứ, lòng bao
động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết dung,vị tha
thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim
Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ
đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ
giải thoát tôi khỏi lòng thù hận.
Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài
trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.

14. Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ
chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc,
Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai,
hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất
nước.”

15. John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho
gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông
năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong
chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa
bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm
qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như
lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình
liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

16. Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối
đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến
tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong
di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập
giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như
một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

17. Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về - Sự chuộc lỗi, sửa sai
cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong - Lương tâm
chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do
đó,trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình
thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân
loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.
18. Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư - Trung thực, thiếu trung
phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh thực
lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính - Chính trực
sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần - Lí tưởng sống
(thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan
về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà
dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

19. Theo Sách Trắng về hiện trạng du học sinh Trung Quốc tại Mỹ của
tổ chức giáo dục WholeRen, có khoảng 8.000 du học sinh Trung Quốc
bị đuổi học ở Mỹ trong năm 2014.

20. Ở Ấn Độ, hàng trăm phụ huynh ném tài liệu vào phòng thi cho con
khiến các nhà chức trách đau đầu. Đây là hậu quả của việc học không
thực chất, của áp lực xã hội lên bằng cấp cá nhân.

21. Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà
Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự:
“Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng
được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt
hơn”.

22. Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của
mình. Trong thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “xin thầy
hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao
động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được
trên hè phố...”

23. George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây anh đào mà
bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ,
trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con
không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây
bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung thực làm nên nhân cách
lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.

24. Câu chuyện về 47 thầy giáo vượt khó ở ngôi trường đặc biệt 24. - Người thầy
Nằm trên “đỉnh trời” Mường Lống: hơn 40 năm qua kể từ khi thành - Lương tâm nghề nghiệp
lập vào năm 1976, nhiều thế hệ thầy giáo đã lên đỉnh trời dạy chữ từ - Giáo dục
khi phải băng rừng cả ngày mới vào được bản, ngủ trên những chiếc - Thái độ sống và làm việc
sạp đóng bằng thân tre nứa đập dập giữa cái rét cắt da giữa biển
mây, leo núi lên tận những nương rẫy xa cõng từng đứa học sinh về
trường bắt học.

25. Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai Việt đi vòng quanh thế giới - Trải nghiệm
bằng xe máy. Đăng Khoa đã rong ruổi suốt 5 tháng qua 23 quốc gia - Ước mơ, đam mê
lớn nhỏ, gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Hy - Quyết tâm
Lạp... cho đến Áo, Đức, Bỉ, Pháp, và anh vẫn đang tiếp tục hành - Thay đổi bản thân
trình chinh phục Nam Mỹ. Đăng Khoa, nếu không quyết tâm lên
đường thực hiện ước mơ được khám phá thế giới thì có lẽ giờ này,
vẫn là một nhân viên văn phòng với những nỗi lo thường trực về
cuộc sống.

26. Mỗi sáng ở Châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết Cố gắng hết mình
rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất nếu không nó sẽ
bị chết. Mỗi sáng ở Châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết
rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất nếu không
nó sẽ bị chết đói. Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay
linh dương. Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy. (Tục ngữ Châu
Phi)

27. ĐỊNH LUẬT CÂY TRE - Nỗ lực ngày hôm nay là


Tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3cm. nền tảng cho sự phát triển
Nhưng từ năm thứ năm trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ mai sau
30cm mỗi ngày và chỉ mất sáu tuần để phát triển lên 15 mét. Trên -Sự bứt phá , nỗ lực vươn
thực tế, trong 4 năm đầu tiên, rễ tre kéo dài lên
hàng trăm mét vuông trong đất. (Truyện ngụ ngôn)

28. Hai cây tre giống nhau, một cây dùng làm sáo, một cây dùng - Sự khổ luyện, kiên trì, bền
làm giá phơi đồ. Một hôm, cây dùng làm giá phơi đồ mới hỏi cây chí
dùng làm sáo: "Tại sao chúng ta sinh ra cùng một nơi, đều là tre - Con đường dẫn đến thành
trên núi. Nhưng tôi mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa, còn bạn công
lại rất đáng tiền?" Sáo trả lời: "Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi - Kết quả nhận được luôn
bị chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế xứng đáng với công sức bỏ
tạo cẩn thận." ra
Giá phơi quần áo im lặng.

29. Kim cương và than chì đều hình thành từ nguyên tố Cacbon,
nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than chì gần như thứ bỏ đi,
kim cương đẹp lộng lẫy, lấp lánh còn than chì đen đúa, lem
luốc...Vì kim cương bị nén lâu hơn độ sâu 1000km, chịu áp suất
900giapascal, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với nhiệt độ
vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của Kim Cương là cấu trúc
vững chắc hoàn hảo còn than chì thì ngược lại.

You might also like