Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề bài: Phân tích các trường hợp ngoại lệ theo quy định tại Hiệp định Thương

mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) năm 2019 và những lưu ý với Việt Nam trong
việc vận dụng hiệu quả những ngoại lệ này.
I. Khái quát chung về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)
Ngân Giang
1. Bối cảnh ra đời
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN đánh dấu một thành tựu mới quan
trọng trong quá trình hợp tác kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), ra đời trên cơ sở của Hiệp định tiền thân AFAS và các Nghị định thư
trong khuôn khổ AFAS. Hiệp định là một phần nỗ lực của ASEAN để tạo ra
một thị trường chung cho lĩnh vực dịch vụ trong khu vực, nhằm tăng cường sự
tác kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. ATISA được ký kết bởi các
Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước thành viên ASEAN vào ngày 23/04/2019 trong
khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 25 (AEM Retreat), và
có hiệu lực chính thức từ ngày 05/04/2021. 1 ATISA được coi như là bước đi
mới trong quá trình hội nhập về dịch vụ của ASEAN.

Trước khi ATISA ra đời, các nước thành viên ASEAN đã nhận ra rằng việc tăng
cường tích hợp kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, là cần thiết để thúc đẩy
sự phát triển và cạnh tranh trong khu vực. Trong những năm gần đây, kinh tế
dịch vụ đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia
ASEAN. Các dịch vụ như du lịch, tài chính, giáo dục và y tế đóng góp một phần
lớn vào GDP của các quốc gia này. Do vạy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ trong khu vực, có một nhu cầu rõ ràng
cho các quy định chung và quy tắc về thương mại dịch vụ, các quốc gia thành
viên đã thỏa thuận về nhu cầu thiết lập một Hiệp định mới quy định về những
quy tắc chung cho nước.
ATISA ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đó bằng cách cung cấp một khung
pháp lý chung cho thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN. Nó cung cấp các
quy định về thị trường mở, tiêu chuẩn dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng, và các
vấn đề khác liên quan đến thương mại dịch vụ. Điều này giúp tăng cường sự
hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế bền vững trong khu vực.

2. Phạm vi điều chỉnh


ATISA không tự mình đưa ra danh mục riêng về những ngành/phân ngành
thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa
thương mại đối với những ngành và phân ngành dịch vụ của WTO, được nêu
trong GATS. Tuy vậy, ATISA có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và bao trùm

1
Văn kiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), link truy cập:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/13979-hiep-dinh-thuong-mai-dich-vu-asean-atisa
nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau, ngoại trừ các ngoại lệ. Theo đó, ATISA điều
chỉnh tất cả các dịch vụ ngoại trừ các trường hợp sau đây:
- Các dịch vụ cung cấp trong khuôn khổ thực thi quyền lực Nhà nước trên lãnh
thổ mỗi nước thành viên
- Các luật, quy định dưới luật liên quan tới mua sắm của các cơ quan Nhà nước
để nhằm mục đích công
- Vận tải ven bờ
- Các khoản hỗ trợ, tài trợ
- Quyền lưu thông hàng không hoặc các dịch vụ liên quan trực tiếp tới việc điều
hành quyền lưu thông
- Dịch vụ vận tải hàng không trừ các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không trong
“Phụ lục về dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không”2
2. Những điểm mới của Hiệp định ATISA so với AFAS
ATISA được ký kết nhằm thay thế Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ
(AFAS). ATISA đã đạt được những điểm mới nhất định so với AFAS về quy
tắc, phạm vi điều chỉnh, mức độ cam kết thị trường mở và phương pháp tiếp cận
thị trường, có thể nói ATISA là “phiên bản nâng cấp” của AFAS.
Về nguyên tắc điều chỉnh, ATISA thiết lập các khuôn khổ thực thi những cam
kết tự do hóa dựa trên những quy định của AFAS, giảm bớt rào cản phân biệt
đối xử với những nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời Hiệp định này còn đưa ra nền
tảng pháp luật vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ trong
khu vực.
Ở khía cạnh phạm vi điều chỉnh, ATISA mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn so
với AFAS, bao gồm nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn như công nghệ thông tin, tài
chính, vận tải, du lịch và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Riêng đối với mức độ cam kết thị trường, ATISA và AFAS đều cam kết mở
rộng thị trường dịch vụ trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ATISA có thể chứa
các cam kết mở cửa thị trường sâu và rộng hơn với mức độ tham gia và tiêu
chuẩn hóa cao hơn so với AFAS. So với GATS, ATISA có thể chứa các cam kết
cụ thể cho từng lĩnh vực dịch vụ trong khu vực, trong khi GATS mang tính khái
quát chung và áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của WTO.
Ngoài ra, về hoạt động mở cửa thị trường dịch vụ, ATISA áp dụng phương pháp
tiếp cận mới, mở cửa theo hướng chọn – bỏ. Cụ thể, các bên cam kết mở cửa tất
cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành, phân ngành được liệt kê trong Danh
sách các Biện pháp không tương thích. Phương pháp áp dụng mới của ATISA
đã tạo nên được sự khác biệt nhất định so với phương pháp trước đó trong
AFAS là phương pháp chọn – cho, nghĩa là chỉ cho phép mở cửa những ngành
dịch vụ đã được liệt kê rõ ràng trong Hiệp định.3

2
Kỷ yếu hội thảo Khoa học, “Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) – Cơ hội và thách thức đối với
Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, link truy cập: KIPOS METS NAVIGATOR (hlu.edu.vn)
3
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), Trung tâm WTO và Hội nhập Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, link truy cập: TTWTO VCCI - Hiệp định Thương mại Dịch
vụ ASEAN (ATISA) (aecvcci.vn)
ATISA mang lại những điểm mới và có sự cải tiến hơn so với AFAS, nhằm một
mục tiêu chung là thúc đẩy hợp tác và phát triển thương mại dịch vụ trong khu
vực ASEAN. So với GATS, ATISA cung cấp các cam kết và quy định cụ thể
hơn, phù hợp với tình hình và đặc điểm của khu vực ASEAN.

2.2.2. Các ngoại lệ về an ninh Ngân Giang + Hiền Vi + Nguyễn Huy


 Cơ sở pháp lý: Điều 23
 Các trường hợp áp dụng: 3 trường hợp quy định tại Điều 23.
- Buộc nước thành viên phải cung cấp bất kỳ thông tin nào mà việc tiết lộ chúng là
trái với lợi ích an ninh quan trọng của mình
- Ngăn chặn nước thành viên thực hiện bất kỳ hành động nào mà mình cho là cần
thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh quan trọng liên quan tới (i) cung cấp dịch vụ trực
tiếp hoặc gián tiếp phục vụ một cơ sở quân đội; (ii) liên quan tới nguyên liệu hạt nhân,
nhiệt hạch hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc từ hạt nhân, nhiệt hạch; (iii) hành động
bảo vệ các cơ sở hạ tầng công cộng trọng yếu (bao gồm viễn thông, năng lượng,
nước) khỏi các hành vi phá hoại hoặc vô hiệu hóa các cơ sở này; (iv) hành động thực
hiện trong thời chiến hoặc trong các tình huống khẩn cấp quốc tế
- Ngăn chặn nước thành viên thực hiện bất kỳ hành động nào theo nghĩa vụ của mình
tại Hiến chương Liên Hợp quốc nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế.
→ Liên hệ với GATS của WTO: có sự tương đồng ở điểm nào? tại
sao có điểm tương đồng như vậy?
 Liên hệ: cả ATISA và GATS đều chứa các quy định về các trường
hợp ngoại lệ về an ninh mà các quốc gia có thể áp dụng để bảo vệ an
ninh quốc gia và các lợi ích khác nhau.
- Điểm tương đồng đầu tiên giữa hai Hiệp định là về vấn đề an ninh
quốc gia. Cả hai Hiệp định đều cho phép các quốc gia áp dụng các
biện pháp an ninh đặc biệt để bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm cả
việc kiểm soát xuất nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ nhạy cảm
đối với vấn đề an ninh.
- Thứ hai, các quốc gia thành viên được phép duy trì các biện pháp
tự vệ, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc
áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng để đảm bảo các
mặt hàng trong nước được ưu tiên tiêu dùng.
- Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và biện
pháp y tế công cộng đều được phép thực thi ở các nước thành viên
của hai Hiệp định. Tuy nhiên, các biện pháp này được thực hiện
dựa trên việc tuân thủ các quy tắc, không gây ra các rào cản không
cần thiết hoặc làm gián đoạn không cần thiết đối với hoạt động
thương mại.
 Nguyên nhân có sự tương đồng:
Các điểm tương đồng giữa GATS và ATISA về các ngoại lệ về an
ninh đã phản ánh rõ sự nhất quán trong việc quản lý và bảo vệ quyền
lợi an ninh chủ quyền của các quốc gia trong quá trình hội nhập quốc
tế. An ninh chủ quyền luôn là một ưu tiên hàng đầu và là vấn đề quan
trọng tại phần lớn các quốc gia, và đều chú trọng phát triển “một hàng
rào” bảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, nội dung của GATS và
ATISA đều trực tiếp cung cấp các cơ chế bảo vệ cho các quốc gia
trong trường hợp cần thiết. Do đó, có thể xem an ninh chủ quyền quốc
gia là nguyên nhân chính của sự tương đồng giữa GATS và ATISA.
Ngoài ra, cả hai thỏa thuận đều được thiết kế để tuân thủ các nguyên
tắc pháp lý quốc tế, bao gồm các quy định của WTO và các thỏa thuận
quốc tế khác. Việc này cho thấy sự cân nhắc với các nguyên tắc và cam
kết quốc tế, giúp tăng cường sự nhất quán và tính hợp pháp của các biện
pháp bảo vệ.
Bên cạnh đó, hai Hiệp định đều ra đời dựa trên tình hình và định
hướng chung của thị trường thương mại giữa các quốc gia trong khu
vực. Cả GATS và ATISA đều nhận ra sự cần thiết về việc bảo vệ lợi
ích kinh tế xã hội của các quốc gia, bao gồm việc mở cửa thị trường
và việc bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Điều này thể hiện sự
đồng nhất trong việc đáp ứng và thích ứng với yêu cầu và mong muốn
của các quốc gia thành viên.
→ Các QG thành viên có thể áp dụng các ngoại lệ tại Điều 22 và 23
trong hai trường hợp sau:
(i) Lựa chọn 1 số ngoại lệ làm cơ sở pháp lý khi xây dựng, ban hành biện pháp
trong nước không phù hợp với quy định của ATISA
(ii) Viện dẫn, tham chiếu đến 1 số ngoại lệ nhằm biện minh cho các biện pháp
trong nước không phù hợp với quy định của ATISA khi tham gia giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ Asean.

2.2. Một số khuyến nghị Lê Phong + Trung Dũng + Ngân Giang +


PhanHà+ Ngân Hà + An Ninh Tìm thêm khuyến nghị
2.2.1. Đối với việc vận dụng các biện pháp không tương thích
 Khuyến nghị về việc xây dựng danh mục bảo lưu (tham khảo cách xây
dựng Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam tại WTO)

You might also like