Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Giáo dục đại học 4.

0: liên/xuyên ngành và Đổi


mới - Sáng tạo để phát triển
Bên thềm năm mới 2019, USSH News đã có cuộc trao đổi với PGSTS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu
trưởng phụ trách công tác đào tạo đại học, sau đại học, chính trị và công tác sinh viên của Trường
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN về nhận thức, quan điểm và định hướng phát triển hoạt
động đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới.
Thế giới VUCA và cách mạng công nghiệp 4.0…
- Trên một số diễn đàn gần đây, PGS hay đề cập đến yêu cầu đổi mới đào tạo nhân lực để thích ứng
với thị trường lao động rất “mới” và “khác” trong tương lai gần, trong đó PGS hay đề cập đến các
khái niệm như Thế giới VUCA (the VUCA World) và Cách mạng Công nghiệp 4.0 (IR 4.0)… PGS có
thể nói rõ thêm?
“Thế giới VUCA” là khái niệm đã có từ mấy chục năm nay, hình thành bằng 4 chữ cái đầu của các thuật
ngữ Volatility (biến động), Uncertainy (bất định), Complexity (phức tạp), Ambiguity (mơ hồ), được quân đội
Hoa Kỳ dùng từ thời chiến tranh lạnh, sau này các nhà kinh tế học thường dùng để chỉ thị trường tài chính
thiếu tính ổn định… Gần đây, nhiều chuyên gia giáo dục đại học quốc tế đã sử dụng thuật ngữ VUCA để nói
về sự biến đổi khó lường của thị trường nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
(Industrial Revolution 4.0) đang tác động rất mạnh đến tương lai nghề nghiệp.

GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) chào mừng bà Cáit Moran - Đại sứ nước
Cộng hòa Ireland đến thăm Trường ĐHKHXH&NV nhân dịp Trường đón lứa sinh viên đầu tiên của chuyên
ngành Nghiên cứu Phát triển Quốc tế thuộc Khoa Quốc tế học. Đây là chuyên ngành mới tại Việt Nam mà
Nhà trường là nơi tiên phong đào tạo với sự giúp đõ của Đại sứ quán Ireland (ngày 17/9/2018). Ảnh: Thanh

Bản báo cáo “Tương lai nghề nghiệp” (The Future of Jobs) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố
năm 2016 ước tính rằng: “Đối với thế hệ học sinh bắt đầu vào tiểu học hôm nay, 65% khi đi làm sẽ làm
những việc cho đến nay còn chưa hiện hữu”. Cũng theo dự báo của WEF, trong giai đoạn 2015-2020, trung
bình cứ 6 triệu vị trí việc làm mất đi, chỉ có khoảng 2 triệu việc làm mới được tạo ra, khối hành chính công
giảm mạnh trong khi việc mới chủ yếu thuộc khối công nghệ cao và các ngành quản trị. Thực ra, nguy cơ
biến động của thị trường lao động dưới tác động của công nghệ hiện đại đã được cảnh báo từ nhiều thập
kỷ trước. Chẳng hạn, tròn 20 năm trước (1999), Bộ Lao động Hoa Kỳ đã đưa ra con số ước tính 65% như
báo cáo của WEF. Gần đây, năm 2017, Tập đoàn Dell Technologies thậm chí còn đưa ra con số ước tính
cao hơn rất nhiều: trong 10 năm tới, khoảng 85% nhân lực sẽ làm những việc cho đến nay còn chưa hiện
hữu.

Bà Wendy Matthews (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam) và đại diện các đại sứ quán
của Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan... dự Hội thảo "Đông Nam Á học ở Việt Nam: triển vọng và
thách thức" (14/11/2018). Năm 2018, ngành Đông Nam Á học lần đầu tiên được tuyển sinh bậc đại học tại
Trường ĐHKHXH&NV đã mở ra những triển vọng mới cho ngành học này. Ảnh: Công Minh
- Như vậy, nhiều thách thức, nguy cơ đã và đang đặt ra, đòi hỏi không chỉ sinh viên mà cả giảng
viên và cơ sở đào tạo phải đổi mới hoạt động đào tạo?
Đổi mới - sáng tạo là thuộc tính bắt buộc của bất kỳ một tổ chức hoặc xã hội nào. Không có đổi mới - sáng
tạo sẽ không có phát triển. Giáo dục đại học không là ngoại lệ, cần bắt nhịp với xu thế phát triển như vũ bão
hiện nay của công nghệ và thị trường lao động. Tôi đã từng đề cập đến một số thách thức đối với các đại
học hiện nay.
Một là đòi hỏi ngày càng cao của các nhà tuyển dụng về phẩm chất và kỹ năng bên cạnh trình độ chuyên
môn của sinh viên tạo ra áp lực đổi mới đối với Nhà trường trong việc cân đối giảng dạy kiến thức với đào
tạo kỹ năng và phát triển tư duy tích cực cho sinh viên. Sự biến động về nghề nghiệp trong tương lai khiến
hoạt động đào tạo của các trường đại học đối diện nguy cơ lạc hậu so với nhu cầu nhân lực mới.
Ra mắt Quỹ học bổng Danko cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV - tiêu biểu cho sự kết nối chặt chẽ và linh
hoạt giữa cơ sở đào tạo - doanh nghiệp và nhà trường - cựu sinh viên (3/10/2018)
Hai là yêu cầu chính đáng của sinh viên về môi trường học tập, không dừng lại ở kiến thức mà cả dịch vụ đi
kèm: cơ sở vật chất, thiết bị học tập, không gian tự học, căng-tin, thực tập-thực tế (nhất là ở nước ngoài),
các CLB phát triển chuyên môn, hoạt động văn-thể-mỹ, kết nối nhà trường-doanh nghiệp, hỗ trợ khởi
nghiệp… Có một ví dụ rất hiện sinh: triết lý “học đau khổ để sống vui sướng” của sinh viên thế kỷ XX giờ
đây bị coi là “lệch lạc” bởi sinh viên thế hệ 10x coi việc học ở trường “không chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc
sống, mà bản thân nó cũng là cuộc sống”! Vì thế, các trường đại học thế giới ngày nay lo đầu tư cải thiện
cơ sở vật chất để thu hút sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập và sinh hoạt tại trường, qua đó gắn bó
với trường và không bỏ học…
Ba là nguy cơ mất thị phần tuyển sinh và đào tạo ở các khối ngành đào tạo truyền thống, nhất là các ngành
khoa học cơ bản vốn ngày càng ít hấp dẫn người học. Trong những năm gần đây, tổng số thanh niên Việt
Nam học đại học trong nước giảm đều, trong khi số lượng du học nước ngoài tăng mạnh, chưa tính đến xu
hướng “du học tại chỗ” thông qua các chương trình đào tạo từ xa (distance) hoặc trực tuyến (online) của
các trường đại học nước ngoài và các chương trình liên kết quốc tế với đại học trong nước… Theo báo cáo
thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng học sinh Việt Nam du học tại Hoa Kỳ
tăng liên tục trong 17 năm qua, đạt con số 24.325 sinh viên vào năm 2018, đồng nghĩa hơn 800 triệu đô la
Mỹ đã chảy từ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm vừa qua, chưa nói đến số lượng lớn du học sinh Việt Nam
ở các nền giáo dục quốc tế khác.
Trường ĐHKHXH&NV đăng cai tổ chức khoá tập huấn thiết kế khoá học bằng tiếng Anh EMI dành cho các
giảng viên đại học trên địa bàn Hà Nội với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Đại học Nam Úc. Ảnh:
Thanh Hà
Bốn là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp sang khu vực ngoài công lập
(tư nhân, quốc tế, phi chính phủ, khởi nghiệp...) đặt ra yêu cầu điều chỉnh cơ cấu chương trình đào tạo, thời
lượng giảng dạy trên lớp, đầu tư phát triển hệ kỹ năng tổng hợp, rèn luyện thái độ chủ động và tư duy học
tập tích cực để sinh viên có thể thích ứng được với những môi trường làm việc khác nhau trong tương lai.
Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Quốc tế (WISE) diễn ra tại New York tháng 9/2018 nhấn mạnh đến tầm
quan trọng trong giáo dục nhận thức và tư duy “học tập suốt đời” bởi trong tương lai kiến thức học được ở
trường đại học sẽ bị lạc hậu rất nhanh. Vì vậy, chỉ khi có quan điểm học tập thường xuyên, tư duy học tập
suốt đời thì người lao động mới có thể thích ứng được với sự biến đổi của nghề nghiệp tương lai.
Năm là tư duy quản trị đại học chậm đổi mới là thực trạng đã được các chuyên gia giáo dục cảnh báo, đặc
biệt là ở khối trường công lập. Nguy cơ này dẫn đến sự lỡ nhịp với xu thế đào tạo đại học thế giới, tụt hậu
trong nhận thức, không dự báo được xu hướng thị trường nhân lực, thậm chí không hiểu được sự thay đổi
ngay trong nhu cầu của chính người học, dẫn đến tình trạng quản trị đại học chạy không theo kịp so với nhu
cầu của người học.
Sinh viên Trường ĐHKHXH&NV trong lễ khai giảng năm học 2018-2019. Sản phẩm đào tạo của Trường
ĐHKHXH&NV hướng tới các mục tiêu: vững chuyên môn, giỏi kỹ năng và tư duy hội nhập. Ảnh: Trung Hiếu
"Ngành" của Bộ - “nghề” của thầy - "nghiệp" của trò…
- Như vậy, có thể thấy một trong số các nguy cơ hiện hữu là sự “cũ” và “tĩnh” của cơ cấu ngành
đào tạo hiện nay trong tương quan với tính “mới” và “động” của nghề nghiệp tương lai, thưa PGS?
Cơ cấu ngành đào tạo bao giờ cũng có xu hướng thay đổi chậm hơn so với sự biến đổi nhanh của nghề
nghiệp và thị trường nhân lực, đặc biệt là trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
Tuy nhiên, phải nói một cách khách quan rằng cơ cấu ngành đào tạo của nhà nước không phải hoàn toàn
“tĩnh” hay “khép kín” mà luôn được chính các cơ sở đào tạo kiến nghị để nhà nước bổ sung thêm. Vì vậy,
các trường đại học phải vừa nhìn thấy quyền lợi, vừa nhận thức trách nhiệm xây dựng những những ngành
đào tạo mới trên cơ sở nhu cầu nhân lực tương lai, tổ chức đào tạo thí điểm, sau đó kiến nghị Bộ Giáo dục
và Đào tạo bổ sung vào mã ngành đào tạo. Ví dụ, hơn hai thập niên trước, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã tiên phong khai mở và đào tạo thí điểm ngành Du lịch học, nay đã được đưa vào danh
mục mã ngành đào tạo chính thức của nhà nước.
Sinh viên ngành Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV. Đây là ngành học có tính chất liên ngành, ngày càng
thu hút sự quan tâm của người học Việt Nam và nước ngoài. Ảnh: Ngọc Tùng
- Nhưng ngoài câu chuyện về các ngành đào tạo, ta còn phải nói đến hệ thống chức danh nghề
nghiệp trong xã hội, hai khía cạnh này cần được lưu ý thế nào trong bối cảnh đào tạo nhân lực mới,
thưa PGS?
Trước đây, câu chuyện “ngành” và “nghề” được nhắc đến trong mối liên hệ hữu cơ, rất chặt chẽ. Theo lô-
gíc việc làm truyền thống, sinh viên tốt nghiệp ngành đào tạo nào thường có xu hướng làm việc ở lĩnh vực
nghề nghiệp đó, liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đã được nhà nước ban hành. Tuy
nhiên, trong vài năm trở lại đây, ranh giới “ngành - nghề” ngày càng mờ nhạt; xu hướng học ngành này, làm
nghề khác ngày càng phổ biến. Xét đến cùng, đây là điều hoàn toàn bình thường trong mọi xã hội nếu
chúng ta nhìn ra xu hướng lao động và nhân lực ở các quốc gia phát triển và diễn biến của chính sách trong
nước, đặc biệt là chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh
thần Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
Điều quan trọng là các cơ sở đào tạo cần nhận thức nhanh và đầy đủ về thực tiễn trên để có điều chỉnh về
cơ cấu ngành đào tạo cho phù hợp. Bên cạnh việc mở mới các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực
của xã hội 4.0, các ngành đào tạo cũ không còn nhiều nhu cầu xã hội có thể giảm quy mô đào tạo hoặc cân
nhắc khả năng tích hợp với một số ngành gần nhau để hình thành những ngành mới. Khi xã hội đã không
còn nhu cầu nhân lực thì ngành khó tồn tại, trừ những ngành khoa học cơ bản mà bất kỳ xã hội nào cũng
cần thì nhà nước sẽ đầu tư duy trì. Trên thế giới, việc xóa bỏ một chương trình đào tạo không còn nhu cầu
xã hội là chuyện hết sức bình thường, dù không tránh khỏi hoài niệm và nuối tiếc.
Nhìn vào thực tiễn vận động của thị trường nhân lực những năm gần đây và dự đoán về xu hướng sử dụng
lao động trong khoảng một thập kỷ tới, điều cần lưu tâm hiện nay là làm sao để hài hòa giữa ba yếu tố
chính là: “ngành” của Bộ - “nghề” của Thầy - “nghiệp” của trò. Nhà nước đã khá mở về mã ngành đào tạo,
thị trường nhân lực đã khá công khai xu thế vận động để sinh viên ra trường lập nghiệp - khởi nghiệp, thì
chính giảng viên và trường đại học cần phải năng động và quyết liệt để làm cầu nối giữa hai đầu cầu là
người học và thị trường nhân lực. Nói cách khác, người làm Thầy phải luôn đổi mới, sáng tạo để vừa duy trì
được niềm đam mê và nghề mình đã chọn, vừa đảm bảo sự hình thành những ngành đào tạo mới đáp ứng
hướng nghiệp cho học trò trong kỷ nguyên nhân lực số.
Sinh viên nước ngoài học cử nhân và thạc sỹ Việt Nam học tại Trường ĐHKHXH&NV đã tạo nên môi trường
học thuật đa văn hoá tại đây. Ảnh: Thành Long
Lợi thế của Đại học Quốc gia Hà Nội: nền tảng Đa ngành/Khoa học cơ bản - xu hướng liên/xuyên
ngành - tư duy Đổi mới/Sáng tạo
- Vậy, theo PGS, xu hướng chủ đạo của hệ thống ngành đào tạo trong tương lai là gì?
Nhiều quan điểm khác nhau đã được trình bày. Cá nhân tôi cho rằng, liên các ngành và xuyên khối ngành
sẽ là xu hướng căn bản trong bối cảnh hệ sinh thái đại học được vận hành theo phương châm kết nối và
đổi mới - sáng tạo.
Trong một thời gian khá dài, đại học Việt Nam đi theo định hướng ngành hẹp và chuyên sâu. Đào tạo
chuyên ngành có những lợi thế nhất định, nhưng trong kỷ nguyên nhân lực số với trí tuệ nhân tạo và vạn
vật kết nối tự động, liên/xuyên ngành có những ưu thế nổi bật hơn. Các chuyên gia giáo dục gần đây nói
nhiều đến mô hình đào tạo nhân lực mới “T-shaped People” dựa trên sự kết hợp triết lý knowing something
about everything với quan điểm knowing everything about something (của mô hình I-shaped People trước
đây). Thực tiễn công việc mới yêu cầu người lao động tương lai cần biết rộng và hội tụ nhiều kỹ năng nhận
biết, giải quyết vấn đề hơn chỉ là những kiến thức chuyên sâu và hẹp, vốn có thể được giải quyết bởi trí tuệ
nhân tạo (AI). Ví dụ, hiện nay ở nhiều quốc gia, các công việc đơn lẻ như Lễ tân khách sạn, Hướng dẫn
viên du lịch, Nhân viên bán hàng…đã được thay thế hoàn toàn bằng rô bốt; trong tương lai gần, các nghề
phức tạp hơn như Phiên dịch, Tư vấn luật, Giáo viên… cũng có thể được thực hiện bởi máy móc với trí tuệ
nhân tạo… Vì vậy, nhân lực cho thị trường lao động 4.0 cần nhiều hơn kiến thức chuyên ngành đơn lẻ;
người học cần được trang bị kiến thức đa ngành, xuyên lĩnh vực, tư duy tích cực, kỹ năng tổng hợp...
Đội Rumbo cheerleading của sinh viên Nhân văn khoe vẻ đẹp khoẻ khoắn và năng động
Đặc biệt, bên cạnh các kiến thức khoa học-công nghệ (STEM), người ta bắt đầu nói đến vai trò tối quan
trọng của triết học, đạo đức và tri thức nhân văn, nghệ thuật... Tại Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Quốc tế
gần đây, Chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) Allan Goodman cho rằng những công nghệ có khả năng biến
đổi xã hội ở quy mô lớn sẽ là những thứ cần có nền tảng đạo đức mạnh mẽ nhất, rằng các phán quyết dựa
trên luân lý và đạo đức có thể mang tính cách mạng trong thời đại 4.0.
- Trường ĐHKHXH&NV có thuận lợi gì nếu triển khai đào tạo liên/xuyên ngành và tinh thần đại học
đổi mới - sáng tạo, thưa PGS?
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, có lợi thế lớn
trong việc thích ứng với đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số bởi đây là trung tâm đại học đa ngành,
đa lĩnh vực, hài hòa giữa khối ngành khoa học cơ bản và các ngành khoa học ứng dụng… hàng đầu của
đất nước. Với khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc duy trì các ngành khoa học cơ bản -
vốn rất cần thiết cho bất kỳ quốc gia-dân tộc nào - Nhà trường đang triển khai xây dựng những “ngành lai”
trên cơ sở liên kết các ngành hiện có. Chẳng hạn, bên cạnh ngành Quốc tế học và ngành Nhân học, Nhà
trường đang triển khai xây dựng ngành “Nghiên cứu phát triển quốc tế” (IDS); bên cạnh 3 ngành đang có là
Xã hội học, Công tác xã hội, và Tâm lý học, Nhà trường đang nghiên cứu xây dựng ngành lai phục vụ cho
thực tiễn Lão hóa và Phát triển xã hội…
Bên cạnh đó, một số ngành và chuyên ngành lai mang tính liên các khối ngành trong Đại học Quốc gia Hà
Nội cũng đang được triển khai xây dựng, chẳng hạn: giữa khối ngành Kinh tế và khối ngành Khoa học Xã
hội và Nhân văn đang hình thành các ngành/chuyên ngành lai như Kinh tế Quản lý, Kinh tế Du lịch, Kinh tế
Báo chí - Truyền thông; Quản trị Kinh doanh Nghệ thuật; hoặc giữa khối ngành Kinh tế với khối ngành Khoa
học Tự nhiên, Công nghệ… Rõ ràng, đặc tính đa ngành và khoa học cơ bản đang là một lợi thế lớn cho Đại
học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị thành viên trong việc phát triển các ngành đào tạo liên/xuyên ngành, đón
đầu xu hướng nhân lực thời đại 4.0.
Những ưu việt của giáo dục dựa trên năng
lực
Hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực không mới, song đang trở thành
mô hình được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng tiếp
cận năng lực. Vậy hướng tiếp cận này có gì ưu việt và liệu có đáp ứng được mục tiêu đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam như Nghị quyết 29 của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đề ra?

Nguồn gốc giáo dục dựa trên năng lực


Giáo dục dựa trên năng lực (Competency based education) xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Đạo luật
Nông nghiệp Morrill Land 1862 cung cấp nền tảng đầu tiên cho khái niệm nền giáo dục ứng
dụng dựa trên nhu cầu của các nông trại và nông dân, những người không thể theo học đại học
và cao đẳng danh tiếng của miền Đông nước Mỹ. Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, việc
sản xuất nông trại được máy móc hóa dẫn đến việc xây dựng các trường cao đẳng nông nghiệp ở
vùng nông thôn, cung cấp cơ hội đào tạo nghề cho nông dân tương lai, trợ giúp cho các hoạt
động và quản lý nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn của Mỹ.

Các chương trình giảng dạy nhấn mạnh vào đào tạo hơn là dạy và học theo lối truyền thống. Mục
tiêu là hướng tới đánh giá việc khả năng vận dụng kiến thức được học của học sinh vào các tình
huống công việc thực tế. Mô hình giáo dục này phát triển mạnh mẽ vào những năm 70 ở Mỹ và
sau đó lan rộng ra quốc gia khác. Tuy nhiên, mô hình này đầu tiên chủ yếu được áp dụng trong
lĩnh vực đào tạo nghề. Trong những thập niên gần đây, các nền giáo dục tiến bộ đã đưa mô hình
này vào áp dụng trong giáo dục phổ thông và đại học.

Năng lực là gì?


Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc
ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hay tổ chức. Các nhà tâm lý học cho rằng
năng lực là tổng hợp đặc điểm thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của
một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó hiệu quả cao. Khái quát lại năng lực có
thể hiểu là sự kết hợp của các khả năng, kỹ năng, phẩm chất, thái độ và hành vi của một cá nhân
hay tập thể để thực hiện một công việc có hiệu quả.

Giáo dục dựa trên năng lực được xây dựng dựa trên nhiều lý thuyết, như thuyết hành vi
(behaviourists), thuyết chức năng (functionalist), hay thuyết nhân văn (humanist). Nó là sự kết
hợp giữa giáo dục khai phóng (liberal education) và giáo dục nghề nghiệp. Nó nhấn mạnh việc
áp dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống và lấy người học làm trung tâm (student centred
approach) làm khái niệm nền tảng cho giáo dục dựa trên năng lực.

Giáo dục dựa trên năng lực là gì?


Gervais (2016) đã đưa ra một định nghĩa về giáo dục dựa trên năng lực như sau: “Giáo dục dựa
trên năng lực được định nghĩa như là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra của người học
(outcome - based education), kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức giảng dạy và hình thức đánh
giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của học sinh thông qua việc thể hiện kiến thức, thái độ,
giá trị, kỹ năng và hành vi của chúng đối với yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ”.

Harris et al (1995) cho rằng giáo dục dựa trên năng lực phát huy tối đa năng lực riêng của mỗi
học sinh, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức dựa trên sở thích và mối quan tâm riêng của
chúng, giúp học sinh làm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. Giáo dục dựa trên
năng lực thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Nó nhấn mạnh đến
các tình huống thực tế cuộc sống và thông qua giải quyết các tình huống đó học sinh có thể rút ra
kinh nghiệm và tri thức cho riêng mình từ những tình huống đó.

Các yếu tố của giáo dục dựa trên năng lực là gì?
Mô hình giáo dục dựa trên năng lực nhấn mạnh đến kết quả đầu ra của người học. Một người học
được đánh giá đạt yêu hoàn thành môn học, chương trình, khóa học hay một cấp độ khi chứng tỏ
được việc nắm bắt và ứng dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị và hành vi dựa trên các tiêu
chí năng lực được đề ra. Tuy nhiên, chúng ta phải phân định rõ, kết quả đầu ra của giáo dục dựa
trên năng lực khác với giáo dục dựa trên nội dung.
Đầu ra của giáo dục dựa trên năng lực được thể hiện ở thì hiện tại, tức là dựa trên những gì người
học làm được ngay sau khi kết thúc chương trình học. Trong khi đó giáo dục bám vào nội dung
lại thể hiện ở thì tương lai, tức là khả năng người học sẽ làm được trong tương lai.

Nó nhấn mạnh đến đầu ra khả năng thực tế của học sinh thay vì khả năng được mong đợi trong
tương lai. Nó cũng công nhận rằng khả năng học, mức độ nhận thức của mỗi học sinh là khác
nhau vì vậy giáo dục dựa trên năng lực phải tập trung vào phát triển khả năng riêng của mỗi
người học, chú ý tới phong cách học và mức độ tiếp thu khác nhau của mỗi người.

Dạy và học dựa trên năng lực như thế nào?


Trong giáo dục dựa trên năng lực, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn và thiết kế nội dung giảng
dạy, còn học sinh phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết riêng của chúng thông qua khả năng
tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiểm tra và quan sát. Vì vậy, môi trường giáo dục cũng phải được
tạo ra tương hợp để thúc đẩy và tạo điều kiện cho học sinh hiện thực hóa năng lực của chúng.

Tổ chức dạy học phải linh hoạt và đa dạng thay vì lối dạy truyền thống thầy giảng trò nghe nên
hướng tiếp cận dạy dựa trên năng lực có thể tổ chức học theo nhóm (group based learning), học
theo cá nhân hóa (individualized based learning), tự học (self directed learning), học sinh học
theo sở thích và mối quan tâm riêng của chúng…

Giảng dạy dựa trên năng lực khuyến khích việc ứng dụng công nghệ, công cụ dạy học nhằm tối
ưu hóa việc phát huy năng lực của người học. Hướng tiếp cận nội dung nhấn mạnh đến vai trò
của phương pháp dạy học thì hướng tiếp cận năng lực quan tâm đến cách học, yếu tố tự học của
người học.
Học sinh đất Cảng Hải Phòng trong ngày khai giảng. Ảnh: Giang Chinh.

Đánh giá trong giáo dục dựa trên năng lực


Theo Gervais (2016), đánh giá trong chương trình giáo dục dựa trên năng lực giữ vai trò quan
trọng. Việc đánh giá sẽ cung cấp cho học sinh biết mức độ đạt được kiến thức và năng lực của
chúng cũng như năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó xác định được nhu cầu của người học và
có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý. Đánh giá phải dựa trên mức độ năng lực đạt được của học
sinh chứ không để so sánh giữa em này với em khác. Vì vậy sẽ không tồn tại việc xếp loại trong
mô hình giáo dục dựa trên năng lực mà chỉ dựa trên đánh giá mức độ học sinh đó đạt được.

Việc đánh giá học sinh trong giáo dục dựa trên năng lực phục vụ cho nhiều mục đích, không chỉ
đơn thuần để phục vụ cho khen thưởng hay lên lớp. Việc đánh giá trước và sau chương trình học
của mỗi học sinh giúp giáo viên nắm rõ được các nhu cầu cũng như mức độ năng lực của người
học. Nó sẽ cho biết nhu cầu học tập cụ thể, khả năng học tập của học sinh, từ đó có thể xác định
được học sinh đó cần hỗ trợ những gì, và cần bao nhiêu thời gian để đầu tư cho học sinh đạt
được các tiêu chí năng lực đề ra.
Có hai loại đánh giá để đo việc học của học sinh trong mô hình giáo dục dựa trên năng lực: đánh
giá quá trình (formative assessment) và đánh giá kết quả (summative assessment). Đánh giá quá
trình giúp học sinh đo được việc học của chúng hàng ngày và giúp xác định được nội dung quan
trọng mà chúng cần học và thực hành thêm.

Đánh giá kết quả là đánh giá kết thúc của mỗi chương trình hay cấp độ của người học nhằm giúp
xác định khả năng của học sinh có thể tiếp tục cho cấp độ năng lực tiếp theo hay để tốt nghiệp.
Đánh giá kết quả cũng giúp giáo viên xác định mức độ khoảng cách giữa việc học và năng lực
đạt được của người học, đưa ra những thay đổi cần thiết cho chương trình học.

Chương trình giáo dục dựa trên năng lực


Chương trình giáo dục dựa trên năng lực thường được thiết kế linh hoạt theo hướng mở nhằm có
thể bổ sung và cập nhật kịp thời nội dung kiến thức mới. Nội dung chương trình thường được
thiết kế theo module hoặc tín chỉ. Sách giáo khoa chỉ mang tính chất là tài liệu tham khảo cho
giảng dạy chứ không thể hiện là chương trình giảng dạy như hướng tiếp cận nội dung.

Chương trình giảng dạy phải đảm bảo phát triển theo hướng cả chiều rộng và chiều sâu, tính
tương hỗ giữa các môn học nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, giá trị, hành vi, và thái độ theo
yêu cầu đề ra cho các em.

Johnstone & Soares (2014) cho rằng để thực thi mô hình giáo dục năng lực thành công đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu và xem xét thận trọng, phải thiết kế lại hệ thống quản lý, nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục ở tất cả cấp độ từ trung ương đến địa phương. Khi các năng lực
được xây dựng để phát triển thì đòi hỏi cơ sở giáo dục ở địa phương phải chuyển tải nó thành
chủ đề và nội dung giảng dạy phù hợp, giúp phát triển và hiện thực hóa các năng lực đó ở học
sinh.

Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là một định hướng
đúng đắn, đáp ứng không chỉ nhu cầu cho người học ở thế kỷ 21 mà còn chuẩn bị cho nguồn
nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh
tế. Hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực mặc dù không phải là mới, song đang trở thành mô
hình giáo dục được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển.
Nhưng việc áp dụng mô hình này vào bối cảnh giáo dục Việt Nam cần có sự nghiên cứu, đánh
giá và xem xét cẩn trọng vì sự khác biệt về nền tảng văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục có thể là
những rào cản lớn trong quá trình thực thi.

4 NĂNG LỰC CẦN CÓ ĐỂ LÃNH ĐẠO TRONG THỜI BUỔI BIẾN


ĐỘNG KHÔN LƯỜNG
Xuất hiện từ đầu những năm 1990 do Quân đội Hoa Kỳ công bố để mô tả về thế giới
“đa phương” sau Chiến tranh Lạnh, khái niệm VUCA ngày nay đã trở thành một thuật
ngữ phổ biến trong giới kinh doanh đặc biệt với những nhà quản lý.

VUCA là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng môi trường kinh doanh luôn
phải đối mặt với: nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp
(Complexity) và mơ hồ (Ambiguity).

Nói tóm lại, những thay đổi nhanh chóng này đang gây áp lực cực lớn lên các lãnh đạo
doanh nghiệp theo những cách không thể lường trước được.

LÃNH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI VUCA

Đã đến lúc các nhà lãnh đạo kinh doanh đích thực trang bị cho mình những phương
pháp và mô hình lãnh đạo mới. Dưới đây là một vài sự khác biệt về lãnh đạo trong thời
đại VUCA:

Tầm nhìn - Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay cần có khả năng nhìn xuyên qua
những hỗn loạn để có tầm nhìn rõ ràng về tổ chức của mình. Họ phải xác định: nhiệm
vụ, giá trị và chiến lược của công ty. Biết cách từ chối những xao nhãng xung quanh,
tránh bị các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực thi sứ mệnh của mình. Một ví
dụ như CEO của Unilever - Paul Polman đã hoàn thành xuất sắc việc giữ công ty tập
trung vào tính bền vững.

Hiểu biết – Bên cạnh tầm nhìn sáng suốt, các nhà lãnh đạo cần có hiểu biết sâu sắc về
các khả năng và chiến lược của tổ chức, để có thể chiếm ưu thế bằng cách phát huy
điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu trong bối cảnh môi trường thay đổi nhanh chóng.
Nếu nhà lãnh đạo chỉ lắng nghe các thông tin một chiều hoặc các ý kiến đồng thuận thì
sẽ mang đến rủi ro lớn. Thay vào đó, lãnh đạo cần tiếp cận nguồn thông tin đa chiều và
đầy đủ bằng cách tiếp cận, tương tác trực tiếp với các khách hàng mục tiêu và nhân
viên, để đảm bảo rằng có thể bám sát những thay đổi của thị trường, những cửa hàng
bán lẻ, nhà máy, trung tâm đổi mới, phòng nghiên cứu, hoặc đơn giản là đi dạo xung
quanh văn phòng và trò chuyện với mọi người cũng là điều cần thiết.

Can đảm - Hơn bao giờ hết, đây là lúc các nhà lãnh đạo cần sự can đảm để đối diện với
những thử thách và đưa ra các quyết định táo bạo đầy rủi ro, thậm chí kết cục thường
là thất bại. Nhưng dù vậy, lãnh đạo cũng không được nhụt chí mà quay lại cách quản lý
truyền thống để tránh né sự chỉ trích và không dám mạo hiểm. Trên thực tế, khi đó rủi
ro lớn nhất của họ là không có can đảm để tạo ra những động thái táo bạo. Thời đại này
thuộc về người sẵn sàng phá vỡ giới hạn, chứ không phải những ai nhút nhát.

Khả năng thích ứng - Nếu hỏi khi nào nhà lãnh đạo cần trau dồi khả năng thích ứng linh
hoạt thì câu trả lời chính là ngay bây giờ!
Các kế hoạch dài hạn thường bị lỗi thời ngay lúc chúng được phê duyệt. Do đó, các
chiến thuật linh hoạt là điều cần thiết để thích nghi nhanh chóng với thời thế nhưng vẫn
bám sát được chiến lược. Đây không phải là lúc để tiếp tục các kỹ thuật tài chính rất
phổ biến trong thập kỷ qua. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo cần nhiều kế hoạch dự
phòng trong khi vẫn giữ các bảng cân đối kế toán vững chắc để đối phó với các sự kiện
không lường trước được.

Trong thế giới biến động, nếu các nhà lãnh đạo có thể giữ tập trung vào nhiệm vụ, giá
trị và có can đảm để triển khai các chiến lược đầy thử thách dựa trên nền tảng thấu
hiểu thế mạnh của tổ chức sẽ là người chiến thắng. Những ai xa rời các giá trị cốt lõi
hoặc tự khóa mình vào vùng an toàn và không chịu linh hoạt thích ứng sẽ trở thành
những người rời cuộc chơi.

Bạn trẻ chọn học gì khi thế giới ngày


càng… VUCA hơn?
16:47 | 13/05/2021THỜI SỰ
|
Mùa thi đại học 2021, bên cạnh sự ngạc nhiên thú vị khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố
có thí sinh đăng ký 99 nguyện vọng, có những cảm nghiệm cho rằng, việc chọn học gì, làm
gì đang là bài toán rất khó. Không chỉ với các cô cậu tuổi 17, 18, các bậc cha mẹ cũng nhiều
băn khoăn khi trực tiếp trải nghiệm nền kinh tế ngày càng thay đổi nhanh hơn, mạnh mẽ
hơn…
Thế giới ngày càng trở nên… VUCA hơn
Nhân loại đang ở một bước ngoặt lớn khi cuộc cách mạng 4.0 mang đến những tiện ích vượt trội
mà vài ba thế kỷ trước, con người khó tưởng tượng ra. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những thách
thức toàn cầu, như biến đổi khí hậu, siêu virus hay nguy cơ mất an ninh mạng… Thực tế này đòi
hỏi mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi con người đều cần phải thay đổi. Không thể làm truyền thống
theo các bước từ A-Z như quá khứ, bởi có quá nhiều yếu tố mới, đòi hỏi phải có sự uyển chuyển
và tính thích nghi cao hơn.

Tại cuộc tọa đàm của giới khoa học mới đây, chuyên gia UNDP, ông Nguyễn Tuấn Lương đã
dẫn lời các nhà nghiên cứu và nhà quản lý, đưa ra nhận định rằng, thế giới ngày càng trở nên…
VUCA hơn. Cụm từ VUCA không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng lại đang trở nên phổ
biến như một thuật ngữ để chỉ các khía cạnh khác nhau của môi trường không thể kiểm soát.
VUCA được ghép từ chữ đầu tiên của 4 từ là Volatility (Sự biến động), Uncertainty (Sự không
chắc chắn), Complexity (Độ phức tạp) và Ambiguity (Sự mơ hồ).

VUCA không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng ngày càng phổ biến
Chữ V - Volatility - nói về sự biến động. Đó là tốc độ thay đổi trong một ngành, thị trường hoặc
thế giới nói chung đang rất nhanh chóng. Nó gắn liền với những biến động về nhu cầu, sự hỗn
loạn với thời gian ngày càng ngắn. Thế giới càng biến động, mọi thứ càng thay đổi nhanh chóng.

Chữ tiếp theo U - Uncertainty - hàm ý về sự không chắc chắn. Một phần của sự không chắc chắn
được nhận thức và liên quan đến việc mọi người không thể hiểu được điều gì đang xảy ra. Tuy
nhiên, sự không chắc chắn cũng là một đặc tính khách quan hơn của môi trường. Môi trường
thực sự không chắc chắn là những môi trường rất khó dự đoán.

Chữ C - Complexity - mô tả tính chất phức tạp ngày càng lớn. Càng nhiều yếu tố, sự đa dạng của
chúng càng lớn và chúng càng liên kết với nhau, môi trường càng phức tạp. Dưới độ phức tạp
cao, không thể phân tích đầy đủ môi trường và đưa ra kết luận hợp lý. Thế giới càng phức tạp thì
càng khó phân tích.

Cuối cùng, chữ A - Ambiguity - thể hiện sự mơ hồ. Một tình huống không rõ ràng, ví dụ, khi
thông tin không đầy đủ, mâu thuẫn hoặc không chính xác để đưa ra kết luận rõ ràng. Nói một
cách tổng quát hơn, nó đề cập đến sự mờ nhạt và mơ hồ trong các ý tưởng và thuật ngữ. Thế giới
càng mơ hồ, càng khó giải thích.

Cách đây 20 năm, con người khó có thể tưởng tượng ra những thay đổi đang hiện diện trong đời
sống hiện tại. Chẳng hạn, cả thế giới thu gọn trong một chiếc điện thoại, hay việc chế tạo ra thịt
trong phòng thí nghiệm mà không cần phải giết hại động vật... Từ góc nhìn quá khứ, chuyên gia
UNDP cho rằng, dường như chúng ta đang sống trong khoa học viễn tưởng, nhưng tương lai sẽ
còn nhiều thay đổi bất ngờ hơn nữa, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tạo nên những
bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển của loài người.

Đối mặt với những thay đổi khó nắm bắt, vừa là cơ hội, vừa là thách thức, ông Nguyễn Tuấn
Lương, chuyên gia UNDP cho biết, nhiều quốc gia đang nhân rộng ngành học về quản trị tiên
liệu. Tức là kết hợp giữa dự báo tương lai và hoạch định tương lai, nhằm giúp con người chủ
động hơn khi các yếu tố mới liên tục xuất hiện, có thể làm thay đổi hiện trạng cuộc sống. Trong
khu vực ASEAN hiện có liên minh tiên liệu, gồm các nhà khoa học trẻ, cùng nghiên cứu và tiên
lượng những diễn biến có thể xảy ra…

Việt Nam, chọn con đường tương lai là kinh tế số


Để đi đến tương lai có nhiều cách lựa chọn con đường. Nhiều nước có nền khoa học phát triển
thậm chí đang dành nguồn lực đi tìm những không gian sống vượt ngoài Trái đất. Tại Việt Nam,
với vị thế là quốc gia có mức thu nhập trung bình, Đảng và Nhà nước ta chọn con đường thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tạo động lực cho phát triển
nhanh và bền vững.
Trong 5 năm tới, mục tiêu phát triển của Việt Nam được thể hiện ở một số chỉ tiêu như GDP tăng
trưởng bình quân khoảng 6,5 - 7%/năm, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700
- 5.000 USD; tỉ lệ đô thị hoá khoảng 45%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP… Đây là lần đầu
tiên, “kinh tế số” được định danh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, với vị thế 20% GDP vào năm 2025.
Để đi đến tương lai, nước ta chọn con đường thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kết nối các chủ thể,
phát triển nền kinh tế số
Trước đó, tháng 6/2020, Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030. Thủ tướng cho phép chấp nhận thử nghiệp sản phẩm, giải pháp,
dịch vụ, mô hình kinh doanh số trong khi quy định pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng. Trong cuộc
chia sẻ với các bạn trẻ mang khát vọng khởi nghiệp vào đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam thúc đẩy tinh thần tự tin sáng tạo, vì Việt Nam còn rất nhiều mảng, ngành, lĩnh vực cần sự
đổi mới.

Phó Thủ tướng cho biết, trong nỗ lực tạo ra nguồn dữ liệu lớn, kết nối sức mạnh cộng đồng,
Chính phủ đang và sẽ tạo nên những kết nối lớn, chẳng hạn, kết nối 14.000 cơ sở y tế; 50.000
trường học, 1 triệu giáo viên, 20 triệu học sinh, sinh viên hay kết nối địa chỉ của tất cả các gia
đình Việt Nam… Một nỗ lực khác từ Chính phủ là trong tương lai không xa, mỗi người dân Việt
Nam sẽ có 1 smartphone (bằng cách đưa giá sản phẩm về rẻ nhất) và đây chính là môi trường
thuận lợi để các bạn trẻ triển khai ý tưởng sáng tạo trên nền tảng dữ liệu số. Phó Thủ tướng tin
rằng, kinh tế số sẽ tạo xung lực mới cho các chủ thể, kết nối không giới hạn nguồn lực trong
nước và quốc tế, cho khát vọng Đất nước vươn lên.

Ươm mầm nguồn nhân lực cho nền kinh tế số


Trong cuộc làm việc đầu tháng 5/2021 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính đánh giá, nguồn lực con người là quan trọng nhất, mang tính quyết định với sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng yêu cầu giáo dục phải “học thật, thi thật,
nhân tài thật”, bởi giáo dục và đào tạo là lĩnh vực liên quan tới toàn dân, mọi gia đình và tương
lai đất nước.

Phải chống chọi với đại dịch Covid-19 có nguy cơ lan rộng, nhưng tại Việt Nam, trên 1 triệu thí
sinh đang rất háo hức bước vào mùa thi đại học. Chọn trường nào, ngành học nào là bài toán
không đơn giản với thí sinh cũng như các gia đình. Vì sự trăn trở này, Bộ Giáo dục và Đào tạo
mở không gian cho các thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, có thể đổi ngành học đến 3 lần. Rất
nhiều em đăng ký 5-10 nguyện vọng, cá biệt có những em đăng ký 40-50, thậm chí 99 nguyện
vọng, thỏa sức chọn lựa cho tương lai học tập của mình.

Nét mới của mùa thi năm nay là sự xuất hiện của ngành “Kinh tế số”. Tháng 3/2021, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 978/QĐ-BGDĐT, cấp phép cho Học viện Chính sách
và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai đào tạo chuyên ngành này. Đây là cơ sở
giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép đào tạo ngành “Kinh tế số”.

PGS. TS Trần Trọng Nguyên cho biết, chuyên ngành “Kinh tế số” nhằm góp sức chuẩn bị
nguồn nhân lực cho tương lai 5-10 năm tới
PGS. TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết, mở ngành
“Kinh tế số”, Học viện mong muốn góp sức chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai 5-10 năm tới,
nền kinh tế số đạt được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã định. Đến nay, Nhà trường đã
chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, sẵn sàng đón lớp sinh viên đầu tiên theo
học chuyên ngành mới mẻ này.

Cũng theo PGS. TS Trần Trọng Nguyên, kinh tế số đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc
gia trên thế giới. Kinh tế số tạo ra các loại hình kinh doanh đa dạng và sáng tạo, đồng thời cung
cấp các giá trị bổ sung, làm phong phú thêm đời sống của con người. Thế giới đã có nhiều
trường đại học đào về kinh tế số và chuyển đổi số cho doanh nghiệp như MIT (Hoa Kỳ), Monash
(Australia), King's College London (Vương quốc Anh), Đại học Toulouse 1 (Pháp)... Việc đào
tạo cử nhân trong lĩnh vực kinh tế số hay kinh doanh số cũng được nhiều trường thực hiện như
Đại học Latrobe, Đại học RMIT (Úc), Đại học NORD (Na Uy), Đại học Brunei, Đại học công
nghệ Bangkok (Thái Lan)...

Tại Việt Nam, “Kinh tế số” được Học viện mở khóa đào tạo đầu tiên năm nay, tập trung đào tạo
về kinh tế và kinh doanh số, marketing số; truyền thông số; bảo mật dữ liệu; trí tuệ nhân tạo; sử
dụng dữ liệu lớn trong phân tích kinh tế và kinh doanh… cho các tân sinh viên. Bên cạnh cơ sở
dữ liệu và sự hỗ trợ của các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS Trần Trọng Nguyên
cho biết, Học viện đã kết nối với Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, một số tập đoàn kinh tế lớn như Viettel…, nhằm tạo môi trường cho các sinh viên học tập,
sáng tạo và có những trải nghiệm tốt nhất về kinh tế số. Học viện cũng sẽ mở rộng hợp tác quốc
tế, góp sức cho nỗ lực đào tạo ngành kinh tế số tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chia sẻ đánh giá rằng, 2 năm, 5 năm, 10 năm tới, thế giới sẽ ra
sao, không ai biết chắc được, nhưng có một điều chắc chắn đó là 70% nền kinh tế của tương lai
sẽ thuộc về những yếu tố mới. Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ học tập, sáng tạo, linh hoạt bắt
kịp xu thế để phát triển và vươn tầm.

Trong một thế giới ngày càng... VUCA hơn, thật khó để chọn ngành học, chọn sự ổn định cho
tương lai phía trước. Nhưng nếu hiểu xu hướng và chọn sự nỗ lực học tập, mở rộng kết nối, đó
có lẽ là con đường cho các bạn trẻ làm chủ tương lai của chính mình./

Khái niệm “VUCA” dùng để mô tả về thế giới “đa cực”, được xác lập
khi thỏa 4 điều kiện: Biến động (Volatility), Không chắc chắn
(Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Những
ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã một lần nữa đặt thế giới vào tình
trạng “VUCA” kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008-2009. Chúng ta cần làm gì để bình tĩnh sống và nắm thế chủ
động giữa trạng thái “VUCA”?

Khái niệm VUCA được Trường Chiến tranh Quân đội Mỹ công bố vào đầu
những năm 90 để mô tả về thế giới “đa cực” xuất hiện sau Chiến tranh
Lạnh. Lần gần đây nhất thế giới của chúng ta rơi vào tình trạng VUCA là
trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-
2009. Và phải nhìn nhận rằng dịch Covid – 19 với những tác động sâu sắc
mà nó mang lại đã đặt thế giới vào trạng thái VUCA một lần nữa.

Theo báo cáo ngày 10/06/2020 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD - Organisation for Economic Co-operation and Development) dự
báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm thêm 6% trong năm nay
trước khi có khả năng hồi phục vào năm 2021. Nền kinh tế toàn cầu đang
rơi vào thời kỳ suy thoái thời bình tồi tệ nhất trong một thế kỷ.

OECD cũng cảnh báo rằng nếu có thêm một làn sóng nhiễm Covid-19 nữa
sẽ dẫn đến sự gián đoạn khôi phục kinh tế và gây ra nhiều vết thương kinh
tế hơn. Đầu tháng 6, World Bank cũng đưa ra dự báo rằng, nền kinh tế
toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm 2020, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) ước tính đã giảm 3% trong tháng 4. Đây quả là những dự đoán ảm
đạm được đưa ra bởi các tổ chức tài chính uy tín hàng đầu thế giới.
Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng
trực tiếp đến tài chính cá nhân: giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản
chực chờ… Nhờ những nỗ lực chung, chúng ta đang an toàn trước Covid –
19 và nền kinh tế của chúng ta không phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề
như một số quốc gia khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự suy thoái
chung không ảnh hưởng đến chúng ta, nhất là trong bối cảnh “thế giới
phẳng” như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì để có thể bình
tĩnh sống và lý tưởng hơn là sẽ vượt lên trước các “làn sóng công kích” của
tình trạng VUCA. Thay vì bối rối và bị động chờ đối phó, bạn có thể nắm
thế chủ động với các bí quyết sau:

Linh hoạt là chìa khóa của sự ổn định


Sự ổn định thường đi đôi với những điều vững chắc, nhưng trong trạng
thái VUCA, linh hoạt lại giúp chúng ta thích nghi và dễ dàng thiết lập trang
thái ổn định, tránh bị đào thải. Dù là cá nhân hay tổ chức, chúng ta cũng
cần liên tục cập nhật thói quen, cách sống thích nghi với trạng thái “bình
thường mới” phù hợp từng giai đoạn.

Đã đến lúc rời khỏi vùng an toàn vốn có, hãy chủ động cập nhật kiến thức
mới, công nghệ và chuẩn bị những kế hoạch linh hoạt để sẵn sàng đối mặt
với những ảnh hưởng tiêu cực từ VUCA. Nếu công việc cũ gặp quá nhiều
khó khăn, hãy mạnh dạn thay đổi cách tiếp cận, triển khai hoặc tìm kiếm
thêm cơ hội gia tăng thu nhập mới, thậm chí bạn cần chuẩn bị sẵn sàng
cho trường hợp chuyển việc, thậm chí bị cắt giảm công việc.
Tiếp nhận thông tin có chọn lọc

Trong bối cảnh hỗn loạn, những thông tin gây thêm nhiễu loạn có cơ hội
bùng phát, dễ dàng gây ra những phản ứng tiêu cực, đặc biệt là trên mạng
xã hội. Chúng ta cần chọn lọc thông tin cẩn thận hơn, ưu tiên những thông
tin trên các phương tiện truyền thông chính thống và xác nhận lại nếu cần
thiết. Từ đó, bạn có căn cứ để đưa ra những quyết định lý tính đúng đắn.
Đừng “lan truyền” những thông tin tiêu cực hay khi bạn chưa chắc chắn về
tính xác thực của chúng nhé.

Ngoài ra, sự kết nối sẽ mang lại cơ hội tiếp nhận thông tin mới và nhìn
nhận sự việc khách quan, bao quát hơn. Hãy giữ liên hệ thường xuyên với
đồng nghiệp, bạn bè, đối tác, người thân… để bảo đảm bạn vẫn nắm rõ
tình hình của họ dù không thể gặp trực tiếp. Gọi điện thoại, nhắn tin,
email hay các cuộc gọi hình ảnh thông qua các ứng dụng là những giải
pháp tiện lợi giúp bạn giữ kết nối với mọi người.
Thật sự suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực vốn là một khái niệm quen thuộc nhưng để thực hành
đòi hỏi nhiều sự cố gắng. Nhưng khi thế giới đang rơi vào trạng thái VUCA,
đòi hỏi chúng ta phải thật sự suy nghĩ tích cực, bình tĩnh đón nhận sự thay
đổi để vượt qua được những trở ngại đến từ Biến động (Volatility), Không
chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity).

Chúng ta không thể né tránh hay chối bỏ hiện thực không được như ý nên
hãy chọn cách tìm ra điểm tốt đẹp nhất giữa tình huống và nhận định theo
chiều hướng tích cực. Dù bối cảnh hiện tại có ảm đạm thế nào cũng đừng
chìm đắm vào sự bi quan. Tinh thần suy sụp có thể “hạ gục” bạn trước khi
dịch bệnh hoặc suy thoái kinh tế tiếp cận bạn.

Bạn có thể thử những phương pháp: liệt kê 3 điều bạn cảm thấy biết ơn
trước khi nhắm mắt ngủ mỗi tối, luôn nói cảm ơn, không phàn nàn trước
những khó khăn, chủ động nghĩ về phương án B, phương án C thay vì chỉ
tập trung vào kế hoạch ban đầu đang dở dang.

Chuẩn bị tâm lý cho trạng thái VUCA kéo dài


Không thể chắc chắn những hệ quả do VUCA mang lại sẽ chấm dứt trong
vài tháng tới, dù chúng ta vẫn luôn lạc quan hướng về những thay đổi tốt
đẹp hơn. Vì vậy, thay vì ngồi chờ VUCA kết thúc, đã đến lúc chúng ta cần
chuẩn bị tâm lý và bắt tay lập kế hoạch cho tình huống VUCA sẽ còn tiếp
tục kéo dài. Hãy nghĩ về kế hoạch đảm bảo hiệu quả công việc và cân bằng
đời sống cá nhân nếu có đợt giãn cách xã hội tiếp theo. Nếu bạn vẫn chưa
có nguồn quỹ dự phòng (như các khoản tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ…)
cho các tình huống khẩn cấp, thì bây giờ không phải là lúc để nghĩ về
chúng nữa hãy hành động ngay để có nguồn dự phòng tài chính trước rủi
ro có thể xảy ra. Đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên viên tư vấn tài
chính của Prudential nếu bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu nhé.
Prudential tin rằng, khi chúng ta sẵn sàng và chủ động thì sẽ dễ dàng
chinh phục khó khăn hơn. Khó khăn nào rồi cũng sẽ qua. VUCA không thể
“hạ gục” chúng ta mà còn là cơ hội để chúng ta chuyển mình và phát triển
ngày càng tốt hơn.

Chương trình giáo dục thế giới trong


10 năm tới sẽ tập trung dạy thói quen?


Dân trí
"Thói quen quyết định thành công và việc chuyển hướng sang dạy thói quen sẽ mang lại
hiệu quả tốt hơn cho công việc trong thế kỷ 21 này", đó là chia sẻ của Tiến sỹ Pramath
Raj Sinha tại sự kiện giáo dục Dare to learn 2018 tổ chức tại Phần Lan hồi giữa tháng 9
vừa qua.
Mở đầu bài phát biểu "Thay đổi giáo dục để đạt thành công trong thế kỷ
21", tiến sỹ Pramath- người sáng lập trường Kinh doanh Ấn Độ, trích dẫn
lời của nhà văn người Mỹ Octavia Estelle Butler: "Trước tiên mọi người hãy
quên từ "cảm hứng" đi. Thói quen đáng tin cậy hơn. Thói quen sẽ dẫn
chúng ta đi tiếp cho dù có được truyền cảm hứng hay không. Thói quen
luôn bền vững".

Theo tiến sỹ Pramath, người cũng nổi tiếng là một nhà kinh doanh thành
đạt, nền kinh tế hiện đại đang thay đổi, vậy nên nền giáo dục trong 10 năm
tới sẽ phải đáp ứng được 3 tiêu chí: giúp con người có cơ hội học tập trọn
đời, dạy người học cách học tập hiệu quả, và tập trung dạy thói quen hơn là
dạy chuyên môn.
Tiến sỹ Pramath Raj Sinha tại sự kiện giáo dục Dare to learn 2018 tổ chức tại Phần Lan
Ông dẫn chứng câu nói của kỹ sư nổi tiếng người Mỹ Charles Noble "Chúng
ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen sẽ định hình chúng ta".
Do vậy, tiến sỹ Pramath nhấn mạnh trường học cần phải giúp hình thành
và phát triển được các thói quen cho học sinh, tập trung vào 5 kỹ năng cần
thiết trong thế kỷ 21 bao gồm: Tư duy -> Giải quyết vấn đề -> Truyền đạt ->
Hợp tác -> Phát triển.

Với kỹ năng tư duy, ông Pramath cho rằng học sinh sẽ phải được hướng
dẫn thói quen tư duy phản biện, học tập hiệu quả, suy luận logic, tự đánh
giá mình và "giải mã" được người khác.

Với kỹ năng giải quyết vấn đề, ông Pramath nhấn mạnh rằng đây là kỹ
năng quyết định thành công của con người trong thế giới VUCA (VUCA là
một thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh, đặc biệt với những nhà quản
lý. VUCA là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng kinh doanh luôn
phải đối mặt với nhiều biến động - Volatility, bất định - Uncertainty, phức tạp
- Complexity và mơ hồ - Ambiguity).

Với kỹ năng này, tiến sỹ Pramath đề cập đến 5 thói quen cần xây dựng cho
người học bao gồm: Nhận biết vấn đề, cấu trúc lại vấn đề, phân tích, đưa ra
quyết định, và kiến tạo giải pháp.

Kỹ năng truyền đạt thông tin cũng là một kỹ năng quan trọng. Để xây dựng
kỹ năng này, chúng ta phải tạo được các thói quen: Lắng nghe, đọc sâu, viết
thành thạo, nói thuyết phục, và xây dựng phong cách, ông Pramath nói.

Bên cạnh đó, để tạo dựng được một nghề nghiệp tốt, chúng ta phải học cách
hợp tác với người khác. Và để rèn luyện kỹ năng hợp tác, ông Pramath đề
cập đến việc xây dựng niềm tin, tạo dựng các kênh kết nối, học cách quản
lý nhóm, đàm phán thông minh, và tìm hiểu nơi làm việc.

Trong một bài phỏng vấn năm ngoái trên tờ India Today về triết lý giáo dục
khai phóng đang được áp dụng tại trường ĐH Ashoka, ông Pramath với tư
cách là Người đồng sáng lập và Ủy viên quản trị của trường nhấn mạnh
rằng ở thế kỷ 21 sẽ không ai chỉ làm một công việc trong cả đời, vậy nên các
trường học, đặc biệt các trường ĐH phải chuẩn bị hành trang tốt cho sinh
viên ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu các môn học.
"Sinh viên phải có cơ hội linh động khám phá nhiều môn học," ông nói, "và
với tất cả các môn học, giáo dục khai phóng sẽ tạo điều kiện phát triển tư
duy phản biện cho người học, giúp họ nhận biết các vấn đề, bóc tách ở
nhiều khía cạnh và giải quyết chúng thông qua việc hợp tác nhóm".

Khi viết về việc tạo dựng thành công trong thời đại công nghiệp 4.0, tiến sỹ
Pramath cũng đề cập đến việc tập thói quen để phát triển các kỹ năng đáp
ứng các yêu cầu của các nhà tuyển dụng tương lai. Theo ông, một tấm bằng
loại ưu và kiến thức chuyên môn giỏi sẽ không đủ để đảm bảo một ứng
viên sẽ làm việc tốt và sẽ tìm được việc như ý.

"Điều cốt lõi mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên là khả năng
giải quyết các vấn đề, vốn đang ngày càng trở nên phức tạp, mơ hồ, khó
định hình và khó đoán trước," ông Pramath giải thích. "Việc giải quyết các
vấn đề này đòi hỏi chuyên môn của nhiều lĩnh vực, và thậm chí đôi khi
việc nhận biết các vấn đề này cũng cần đến chuyên môn của nhiều lĩnh
vực".

Tiến sỹ Pramath đưa ra ví dụ về một kỹ sư xây dựng cầu dân dụng sẽ


không phải chỉ được yêu cầu đưa ra giải pháp kỹ thuật đơn thuần. Anh ta
cũng cần phải biết tính toán và đánh giá nhiều khía cạnh quan trọng liên
quan như tác động môi trường, lưu lượng xe cộ, sự ảnh hưởng đến cộng
đồng dân cư, những yêu cầu của lãnh đạo, và chi phí của dự án.

"Và các nhà quản lý tương lai thường trông đợi nhiều giải pháp cho một
vấn đề. Họ biết sẽ không có giải pháp nào hoàn toàn đúng. Chúng ta không
bao giờ có thể giải quyết triệt để một vấn đề chỉ với một giải pháp. Thậm
chí 8 trong 10 giải pháp bạn đưa ra có thể không thực hiện được, nhưng chỉ
cần có vài giải pháp có tiềm năng là được rồi".

Tiến sỹ Pramath chỉ ra rằng hệ thống giáo dục hiện tại thường cho điểm
câu trả lời đúng. Nhưng việc tạo thói quen tư duy phản biện, tìm hiểu vấn
đề ở nhiều khía cạnh và đưa ra nhiều giải pháp mới là hướng đi đúng trong
tương lai.
"Một điều đáng ghi nhớ nữa khi giải quyết một vấn đề là việc cố tìm ra giải
pháp là không đủ. Bạn sẽ không thể chỉ rõ được vấn đề và khiến mọi người
làm theo bạn nếu bạn không truyền đạt tốt. Vậy nên kỹ năng truyền đạt
đóng vai trò then chốt trong hỗ trợ giải quyết vấn đề", ông nói thêm.

Và khả năng tiếp cận, giải quyết các vấn đề một cách chủ động có thể được
xây dựng thành thói quen. Thói quen này cần được nỗ lực thực hành
thường xuyên cho đến khi nó trở thành một hành động trực giác", ông
Pramath nhấn mạnh.

You might also like