Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

Độc chất học

Toxicology

PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông


Bộ môn DL-DLS
Phần I. Đại cương về độc chất học
1. Các định nghĩa:
1.1. Độc chất học (Toxicology= Toxikon – chất độc + logos – khoa
học ): Ngành khoa học nghiên cứu về các chất độc, bao gồm:
+ Phát hiện ra các chất độc, đặc tính lý hóa học của chất độc

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên hệ sinh học và biện
pháp xử lý hậu quả do chất độc gây ra.

1.2. Chất độc (poison):

+ Những chất vô cơ hay hữu cơ

+ Nguồn gốc thiên nhiên hoặc bán tổng hợp hoặc tổng hợp ở dạng
khí, lỏng, chất rắn

+ Khi nhiễm vào cơ thể người và động vật ở nồng độ nhất định có
thể gây hậu quả độc hại cho cơ thể sống.
1.3.Độc tính:
 Tính chất gây độc của một chất đối với cơ
thể sống.
 Độc tính khác nhau qua cách bị nhiễm độc
và theo loài và các yếu tố nguy cơ( suy
gan, thận, kết hợp với các chất khác).
1.4. Độc lực:
Là lượng chất độc gây độc hại cho cơ thể
trong những điều kiện nhất
2. Các lĩnh vực nghiên cứu của độc chất học
. Độc chất học thực nghiệm (Experimental
2.1
toxicology)
Nghiên cứu đánh giá độc tính của các chất có nguồn
gốc khác nhau trên hệ sinh học trong thực nghiệm.
2.2. Độc chất học lâm sàng (Clinical toxicology)
Nghiên cứu các bệnh do ngộ độc, nhiễm độc, cách
chẩn đoán và điều trị ngộ độc.
2.3. Độc chất học pháp y (Forensic toxicology)
Xét nghiệm độc chất và khám lâm sàng các trường
hợp ngộ độc, nhiễm độc mang tính pháp lý.
2. Các lĩnh vực nghiên cứu
2.4.Độc chất học môi trường (Environmental toxicology):
Nghiên cứu sự chuyển vận của chất độc, các chất chuyển
hoá của chúng trong môi trường, trong chuỗi thực phẩm
và tác dụng độc của các chất này trên cá thể và trên quần
thể sống trong môi trường.
2.5.Độc chất học công nghiệp (Industrial toxicology)
Nghiên cứu những tác động có hại với con người và sinh
vật bởi các hóa chất, được sử dụng trong công nghiệp, các
sản phẩm và chất thải công nghiệp.
3. Sự liên quan giữa độc chất học với các môn học khác
4. Phân loại mức độ độc

4.1. Liều chết trung bình ( mean lethal dose ):


Liều gây chết 50% số súc vật thí nghiệm trong những điều
kiện nhất định.
 Ký hiệu là LD50 ( mean lethal dose )
 Hoặc LC50 (mean lethal concentration) đối chất bay
hơi
4.2. Các mô hình đánh giá độc tính cấp( liều
duy nhất), tính LD50
 Mô hình liều cố định: OECD 420, áp
dụng và ban hành chính thức năm 2001
 Nguyên tắc: Thử nghiệm được thực hiện với
các mức liều xác định 5, 50, 300, 2000,
5000mg/kg hay 1,0/kg ĐVTN.
 Lựa chọn liều thử đầu tiên trên một nhóm 5
ĐVTN. Thử nghiệm tiếp tục các liều khác cho
đến khi xác định mức độ độc dựa trên đáp ứng
ĐVTN chết hoặc không và các triệu chứng
ngộ độc, khả năng hồi phục quan sát được.
 Xác định giá trị LD50 gần đúng (nếu có).
Phép thử phù hợp với tất cả trường hợp cần
xác định độc tính cấp.
4.2.Các Mô hình đánh giá độc tính cấp, tính LD50

 Mô hình Tăng - Giảm: OECD 425(2021)


 Nguyên tắc: Thử nghiệm được tiến hành trên các
mức liều được tính theo hệ số bước nhảy liều,
thực hiện lần lượt trên từng ĐVTN theo tiến trình
tăng hoặc giảm liều và tiếp tục cho đến khi đạt
điều kiện dừng lại.
 Đánh giá kết quả bằng quan sát các biểu hiện và
triệu chứng ngộ độc theo quy định chung và tính
giá trị LD50 gần đúng (nếu có) theo quy định
riêng của phương pháp.
4.2. Các Mô hình đánh giá độc tính cấp, tính
LD50
 Mô hình thử theo Behrens( 1929)
 Nguyên tắc: “Những con vật đã sống ở một mức
liều thử nào đó thì sẽ sống với tất cả những mức
liều thấp hơn và những con vật đã chết ở một
mức liều sẽ chết ở tất cả các mức liều cao hơn”.
Ví dụ:
 Chất A, ở mức liều 15mg/kg tất cả chuột thí
nghiệm đều sống thì những liều 12, 10, 8, 6
mg/kg thì tất cả chuột thí nghiệm đều sống.
 Chất A, ở mức liều 15mg/kg tất cả chuột thí
nghiệm đều chết thì những liều 18, 20, 22, 24
mg/kg thì tất cả chuột thí nghiệm đều chết
4.2. Các mô hình đánh giá độc tính
cấp, tính LD50
 Mô hình theo Litchfield – wilcoxon( 1949):
 Nguyên tắc: cải tiến và cố gắng khắc phục
những hạn chế của một số phương pháp
trước đó.
 Kết quả: tỷ lệ súc vật sống, chết ghi đồ thị
trên giấy log- probit và tính LD50 theo
phương pháp toán đồ có hiệu chỉnh, do vậy
cho kết quả chính xác hơn.
 Phương pháp thường được áp dụng trong
tính giá trị LD50 cho những chất có độc tính
cao.
4.2. Theo dõi và đánh giá độc tính cấp, tính
LD50
4.2.1. Động vật thí nghiệm: 2 giống, 2 loài cùng tuổi,
cùng cân nặng: chuột nhắt, cống, lang…
4.2.2. Đường dùng: tùy theo đường dùng hoặc đường
xâm nhập gây ngộ độc mà chọn đường dùng trong
nghiên cứu.
4.2.2.Thời gian theo dõi ĐVTN trong thử độc tính
cấp
 Theo dõi hàng ngày trong vòng 7 ngày sau khi
dùng sản phẩm nghiên cứu.
 Thời gian theo dõi có thể ngắn hơn (5 ngày) nếu
thấy các biểu hiện ngộ độc đã hết.
 Hoặc kéo dài hơn (14 ngày) nếu biểu hiện ngộ độc
chưa rõ ràng hoặc cần theo dõi thêm về khả năng
hồi phục.
4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá trong NC
ĐT cấp
 Tình trạng chung: hoạt động, khả năng tiêu thụ thức ăn, nước uống, tình
trạng phân, nước tiểu.
 Trọng lượng cơ thể: trước và sau khi kết thúc thí nghiệm.
 Biểu hiện độc cấp tính đặc biệt ngay sau khi dùng SP thử trên thần kinh, vận
động như hành vi, cử động, đi lại, co giật, chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiêu
hóa như nhịp tim, nhịp thở, nôn mửa, phản xạ của giác quan như mắt mũi,
biểu hiện tình trạng chất bài tiết, long ....của ĐVTN. Chú ý phân biệt với các
biểu hiện do tác dụng dược lý của thuốc (an thần, gây ngủ, hạ huyết áp...).
 Xác định số lượng ĐVTN có biểu hiện ngộ độc; thời gian bắt đầu thể hiện
triệu chứng độc, thời gian kéo dài các triệu chứng, khả năng hồi phục.
 Số ĐVTN bị chết (nếu có) thời gian chết ứng với mỗi mức liều đã thử.
 Chết tiên đoán. Những ĐVTN ở bị suy kiệt, hấp hối kéo dài, không có khả
năng sống sót (ĐVTN không thể ăn uống trong khoảng thời gian theo dõi,
được tiên đoán là sẽ chết), thì được tính như là trường hợp ĐVTN bị chết.
 Quan sát và phân tích mô bệnh học đại thể. Nếu quan sát trên đại thể thấy
những biểu hiện bất thường, làm tiêu bản vì thế để quan sát rõ hơn nếu có
điều kiện.
4.3. Phân loại độ độc theo LD50
Phân loại mức độ độc theo LD50( mg/kg/chuột nhắt)

Phân loại theo Đường miệng Đường da


WHO Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng
Ia: Rất độc
(băng màu
5 <20 <10 <40
đỏ PMS red 199C)

Ib: Độc
(băng màu
5 - 50 20 - 200 10 - 100 40 - 400
đỏ PMS red 199C)

II: Nguy hiểm


(Băng màu
50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 - 4000
vàng PMS yellow
C)
III: Cẩn thận
(Băng màu xanh
>500 >2000 >1000 >4000
da trời PMS blue
293 C
IV: Cẩn thận
(Băng màu xanh
>200 >3000
lá câyPMS green
347 C)
4.4. Độ an toàn của chất thử: xác định dựa trên chỉ
số điều trị (TI - Therapeutic Index):
TD50 LD50
TI = ( người), TI = ( súc vật)
ED50 ED50
4.5.Tiêu chuẩn an toàn (SSM- Standard Safety
Margin) là tỷ số giữa LD1 và ED99:
LD1
SSM=
ED99

4.6. Cửa số điều trị( khoảng điều trị): Phạm vi giữa


liều thấp nhất có tác dụng và liều thấp nhất có độc tính
Khoảng điều trị
5. Phân loại chất độc

 Theo nguồn gốc: tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp

 Bản chất hóa lý: khí, lỏng, rắn – vô cơ, hữu cơ

 Phương pháp phân tích: chất độc hòa tan trong nước, hòa tan
trong ether …

 Tác động trên các hệ cơ quan: gan, tim, phổi….

 Tác dụng độc đặc biệt: gây ung thư, gây đột biến, gây quái
thai

 Các nguồn gây độc: các chất gây ô nhiễm nước, phụ gia thực
phẩm, hóa chất công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật …
Phần II: Nguyên tắc điều trị ngộ độc cấp
Bệnh nhân nhi 2 tháng tuổi bị viêm phổi cấp, sau đợt uống kháng sinh xuất hiện rối loạn
tiêu hóa thể hiện:
 Đi ngoài ngày 5-6 lần, phân sống đã được các bác sỹ hướng dẫn chỉnh chế độ ăn và
uống men tiêu hóa nhưng không đỡ.
 Nghe hàng xóm mách bảo và cho nhựa màu nâu (nghi là nhựa thuốc phiện) pha nước
cho con uống. Sau uống 1 giờ cháu bé xuất hiện:
 Khó thở( cánh mũi phập phồng, lồng ngực, bụng co rút lõm, khoang liên sườn co kéo),
nhịp thở 12 lần /phút ( người lớn 16-20 lần/phút; trẻ 1-5 tuổi 20-30 lần/phút), da nhợt,
môi, lưỡi tím tái.
 Tinh thần trạng thái li bì
 Đồng tử co nhỏ
 Huyết áp 70/45 mmHg( bình thường 1-4 tuổi HA 80/50-110/80mmHg)
 Chẩn đoán nguyên nhân cháu ngộ độc : Chất gì trong nhựa quả thuốc phiện gây độc?
 Xử trí ngộ độc này như thế nào?
 Các biện pháp cấp cứu chung?
 + Điều trị triệu chứng?
 + Phục hồi chức năng sống?
 + Loại chất gây độc ra khỏi cơ thể?
 + Dùng chất đối kháng?
Phần II: Nguyên tắc điều trị ngộ độc cấp
2.1.Một số triệu chứng thường gặp gợi ý chất nghi ngờ gây
độc.
Triệu Chất nghi ngờ gây độc
chứng
Hôn mê Dẫn xuất barbiturat, benzodiazepin, opiat,
methanol, chống trầm cảm loại 3 vòng,
tricloroethanol
Co giật Amphetamin, metamphetamin, theophylin, chống
trầm cảm loại 3 vòng, mã tiền(strychnin)

Tăng huyết Amphetamin, cocain, kháng cholinnergic


áp và tăng
nhịp tim
Triệu chứng Chất nghi ngờ gây độc

Tụt huyết áp và Các thuốc chẹn kênh calci, chẹn ß-adrenergic,


chậm nhịp tim
clonidin, thuốc an thần gây ngủ

Thở nhanh Salicylat, carbon monoxid


Sốt cao Thuốc giống giao cảm, salicylat, thuốc kháng
cholinergic, metamphetamin, các chất ức chế
MAO
Co đồng tử Các opioid, clonidin, dẫn xuất phenothiazin, các
chất ức chế cholinesterase bao gồm các phospho
hữu cơ, carbamat, pilocarpin
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP
Gồm:
- Hồi sức tích cực, điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện
- Loại chất gây độc ra khỏi cơ thể
- Dùng chất giải độc đặc hiệu
2.2.1. Hồi sức tích cực và điều trị triệu chứng:
 Hô hấp: thông khí, thở oxy, thở máy, thuốc kích
thích hô hấp
 Tuần hoàn: Chống loạn nhịp, tụt huyết áp
 Thần kinh: chống co giật, hôn mê
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP
2.2.2 Các biện pháp loại chất gây độc ra khỏi cơ thể
Tùy đường vào, đường ra của chất gây độc chọn các
biện pháp khác nhau
 Hô hấp: đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, tới vùng
thoáng khí, hô hấp nhân tạo, thở máy.
 Da, niêm mạc: cởi bỏ áo quần lẫn hóa chất độc, rửa, xối
nước.
 Tiêu hóa: gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt, nhuận
tràng, tẩy
 Qua thận: bài niệu tích cực, kiềm hoặc toan hóa máu
nước tiểu
 Lọc máu ngoài thận:
2.2.2.1.Gây nôn:
 Chỉ định: nếu mới uống, ăn phải chất độc nhưng nạn nhân còn
tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc.
 Chống chỉ định: nạn nhân rối loạn ý thức, hôn mê hay co
giật, ngộ độc acid hay kiềm mạnh. thuốc ức chế thần kinh, trẻ
em < 1 tuổi
 Phương pháp:
- Cơ học: ngoáy họng gây nôn, thu gom chất nôn và gửi xét
nghiệm.
- Hóa học:
+ Uống dung dịch đồng sulfat:0,3 g/100mL hoặc kẽm sulfat
0,3g/100 mL
+ Uống siro ipeca 15-20 mL hoặc viên nang 1-2 g
+ Uống nước mùn thớt ấm
2.2.2.2.Rửa dạ dày =nước muối sinh lý ấm hoặc dụng dịch
thuốc tím loãng 1‰ hoặc dung dịch tanin( ngộ độc chất alcaloid)
 Hiệu quả nhất trong 60 phút đầu bị ngộ độc cấp.
 Còn hiệu quả trong 3 giờ đầu và đã uống than hoạt.
 Còn hiệu quả trong 6-8 giờ đầu với ngộ độc: các thuốc gây liệt ruột,
hoặc uống một số lượng lớn, người bệnh tụt huyết áp.
 Chỉ định:
 Ngộ độc qua đường ăn, uống chất độc trong vòng 6 giờ
 Chống chỉ định:
+ Ngộ độc các chất ăn mòn: acid, kiềm mạnh, xăng, dầu.
+ Hôn mê, co giật ( nếu cần phải đặt ống nội khí quản bơm bóng chèn và
dùng thuốc chống co giật, hoặc có các tình trạng cấp cứu khác chưa được can
thiệp)
+ Ngộ độc chất có độc tính cao, hấp thu nhanh có thể vừa cấp cứu ổn định
bệnh nhân vừa rửa dạ dày (nhưng ít nhất phải kiểm soát được đường thở).
2.2.2.3.Rửa ruột, uống than hoạt, nhuận tràng hoặc tẩy
A.Rửa ruột toàn bộ:

 Chỉ định: khi các chất độc đã xuống tới ruột, ở dạng bao, gói, mảnh lớn, viên thuốc giải phóng chậm.

 Chống chỉ định khi có tắc ruột, hôn mê chưa kiểm soát hô hấp.

 Uống hoặc truyền nhỏ giọt qua sonde dạ dày dung dịch polyethylene glycol và điện giải, trẻ em 9 tháng - 12 tuổi
20ml/kg/giờ, trên 12 tuổi và người lớn 1,5-2 lít/giờ, tư thế bệnh nhân ngồi hoặc fowler. Thực hiện tới khi đại tiện
nước trong và ra hết dị vật.

B.Sau gây nôn, rửa dạ dày:

 Uống than hoạt:

 Cho than hoạt với nước uống liều 1g/kg thể trọng. Sau vài giờ có thể uống nhắc lại nếu lượng chất độc nhiều.

 Có thể dùng chế phẩm than hoạt dạng Nhũ Tương bào chế sẵn để uống ngay (Ví Dụ Antipois-Bmai của Trung tâm
Chống độc Bệnh viện Bạch Mai).

 Than hoạt đa liều:

 Chỉ định với ngộ độc các chất có chu trình gan ruột hoặc ruột-ruột, như phenobarbital, phenytoin, amatoxin,
salicylat, theophylin, carbamazepin, colchicin.

 Than hoạt 0,5g/kg/lần, 3-4 giờ/lần, nên kết hợp sorbitol liều tương đương.

 Nhuận tràng hoặc tẩy muối như: magnesisulfat, natrisulfat: 15-30 g hoặc lactulose 50% :15-45 mL hoặc
macrogol: 25 g
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP
2.2.2.4. Thải chất gây độc qua thận
 Bài niệu tích cực:

 Chỉ định: ngộ độc các loại độc chất được đào thải nhiều qua đường tiết niệu: nọc ong,
chất độc gây tiêu cơ vân làm tăng myoglobin, methanol, chất độc tan máu cấp nặng.

 Chống chỉ định: suy tim, suy thận thể thiểu niệu hoặc vô niệu.

 Thực hiện: đánh giá tình trạng thể tích tuần hoàn và truyền duy trì đủ dịch bằng NaCl
0,9%, có thể kết hợp lợi tiểu với liều tăng tùy theo đáp ứng của nước tiểu, duy trì đạt
lưu lượng nước tiểu 4ml/kg/giờ với cả người lớn và trẻ em.

 Kiềm hóa máu và nước tiểu bằng bicarbonat để duy trì pH nước tiểu 7-8 kết hợp duy
trì lưu lượng nước tiểu ít nhất bình thường và kali máu bình thường : khi ngộ độc chất
có tính acid như phenobarbital, salicylat, hóa chất trừ cỏ nhóm clorophenoxy.

 Toan hóa máu và nước tiểu : khi ngộ độc các chất có tính kiềm bằng vitamin C hoặc
amoniclorid, ví dụ khi ngộ độc các alcaloid
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP
2.2.2.5. Lọc máu:
A. Chỉ định: Thường dùng trong ngộ độc và phụ thuộc Vd của
chất gây độc thích hợp nhất các chất có Vd là < 1L/kg
 Không đáp ứng với các biện pháp cấp cứu, hồi sức: sốc, suy tim,
co giật, hôn mê, toan chuyển hóa, tăng kali
 Sự chuyển hóa, thải trừ của cơ thể bị suy giảm hoặc quá tải.
 Liều ngộ độc, nồng độ độc chất cao nguy cơ gây ngộ độc nặng
hoặc tử vong, hoặc di chứng.
 Người bệnh có các bệnh lý khác không chịu đựng được ngộ
độc/quá liều nguy cơ dẫn tới nặng hơn, tử vong: ví dụ ngộ độc
nặng ethanol ở người bệnh COPD, lọc máu để người bệnh tỉnh
và kết thúc thở máy, rút ống nội khí quản nhanh.
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP
B. Các phương pháp lọc máu:
 Điều kiện chỉ định lọc máu thẩm tách:
 Lọc được các phân tử lượng dưới 1000 daltons
 Gắn ít với protein
 Ưu điểm :
 Lọc tốc độ nhanh, giúp thải độc cấp cứu,
 Điều chỉnh nhanh tình trạng toan chuyển hóa, thừa dịch, rối loạn
điện giải.
 Ít tốn kém,
 Nhưng chỉ áp dụng được trên bệnh nhân huyết động ổn định.
2.2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP

 Điều kiện chỉ định lọc máu liên tục (CVVH, CVVHD, CVVHDF):
 Lọc được các chất có phân tử lượng tới 40000 daltons,
 Các chất có hiện tượng tái phân bố từ tổ chức vào máu,
 Áp dụng được trên bệnh nhân huyết động không ổn định, có thể
điều chỉnh nội môi.
 Nhược điểm tốc độ lọc chậm, kinh phí khá cao, người bệnh phải
nằm hạn chế vận động kéo dài.
 Lọc máu hấp phụ: quả lọc resin hoặc than hoạt, có thể lọc các chất
nhất định như salicylat, theophylin, valproat, amatoxin,
carbamazepin, florua, bromua, methotrexat, paraquat, phenobarbital,
phenytoin.
 Lọc hấp phụ không thể điều chỉnh nội môi, rối loạn điện giải hay
thừa dịch.
a. Định nghĩa
2.2.3.Thuốc giải độc đặc hiệu
Thuốc giải độc là các chất có tác dụng đặc hiệu
chống lại tác động hoặc hậu quả độc hại của một chất
độc.
b. Cơ chế tác dụng
 Hạn chế hấp thu chất độc: than hoạt
 Huy động chất độc từ tổ chức trở lại tuần hoàn
(nhằm giảm độc tính lên tổ chức, tăng thải trừ):Các
chất tạo chelat kim loại nặng như EDTA, BAL
 Ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc, hoặc
tăng hoạt động khử độc:N-acetylcystein
 Đối kháng tác dụng, cạnh tranh với chất độc tại các
thụ thể : Flumazenil, naloxon
 Bất hoạt, trung hòa chất độc: protaminsulfat
2.2.3.Thuốc giải độc đặc hiệu
C. Nguyên tắc chọn liều thuốc giải độc
 Thuốc giải độc phải dùng đúng, đủ liều mới phát huy tác dụng.
 Ít thuốc giải độc có phác đồ điều trị cụ thể như: PAM và
atropin trong ngộ độc phospho hữu cơ; N-acetylcystein trong
ngộ độc paracetamol; naloxon trong quá liều heroin….
 Nhiều thuốc giải độc chưa xác định được liều tối ưu. Các liều
khuyến cáo thường dựa theo thực nghiệm trên động vật và trên
người bình thường.
 Người bị ngộ độc sẽ đáp ứng khác với người bình thường nên
lượng thuốc giải độc phải tương đương (để trung hòa độc
chất…) hoặc thậm chí nhiều hơn độc chất (để tranh chấp trên
receptor hoặc đối kháng tác dụng hoặc phục hồi chức
năng…).
 → Dùng không đủ liều thuốc giải độc sẽ không có tác dụng;
nếu dùng quá liều sẽ trở thành tác nhân gây ngộ độc.
2.2.3.Thuốc giải độc đặc hiệu thường dùng
Chất độc Thuốc giải độc
 Than hoạt: cho nhiều chất độc (trừ kim loại, các
 Ngộ độc các chất qua đường tiêu hóa: hydrocarbon, các rượu, glycol, acid, kiềm, vô cơ).
 Polyethylen glycol: rửa ruột toàn bộ
 Đối kháng, trung hòa thuốc tân dược:
 Acetaminophen  N-acetylsystein
 Các thuốc kháng cholinergic  Physostigmin
 Thuốc chống đông loại kháng vitamin  Vitamin K
K
 Các benzodiazepin  Flumazenil
 Thuốc chẹn beta giao cảm  Calci
 Chẹn kênh calci  Glucagon
 Liệu pháp insulin liều cao – đường máu bình thường
(Insulin kết hợp glucose và kali)
 Các chất ức chế phosphodiestarase
 Các glycosid tim  Kháng thể kháng digoxin (Fab)
 Heparin  Protamin sulfat
 Dabigatran  Idarucizumab
 Rivaroxaban, apixaban, edoxaban  Andexanet alfa
 Isoniazid  Pyridoxin (lọ 5g, chế phẩm tiêm tĩnh mạch)
 Methotrexat  Acid Folic, leucovorin
2.2.3.Thuốc giải độc đặc hiệu
 Thuốc ức chế kênh Na ở tim (  Natri bicarbonat
quinidin, chống trầm cảm vòng)
 Phenobarbital, salicylat
 Sulfamid điều trị đái tháo đường  Glucose
 Octreotid
 Acid Valproic  Carnitin
Rượu, glycol:
 Methanol Ethanol
 Ethylen glycol Fomepizol
 Diethylene glycol
Pyridoxime (ngộ độc ethylene glycol)
 Butoxyethanol
 Ethylene Glycol Monomethyl Ether Acid folic (ngộ độc methanol)
Hóa chất bảo vệ thực vật:
- Phospho hữu cơ  Atropin
 Oxim: Pralidoxim, obidoxim, HI-6
- Carbamat  Atropin
- Paraquat  Fuller’s earth, Bentonite clay
 Cyclophosphamid
 Methylprednisolon/dexamethason
- Hóa chất diệt chuột (kháng vitamin K)  Vitamin K1
- Thalium  Prussian blue
 Khí độc và các hóa chất khác:
 Carbon monoxid  Ô xy 100%, ô xy cao áp
 Cyanid  Bộ ba thuốc giải độc cyanid (amyl nitrit, natri
nitrit, natri thiosulfat) hoặc:
 Hydroxocobalamin (lọ 5 gam, chế phẩm tiêm
tĩnh mạch)
 Hydrogen sulfid  Natri nitrit
 Các chất gây methemoglobin  Xanh methylen
 Acid hydrofluoric và các hợp chất fluorid  Calci
 Kim loại:
 Dimercaprol, succimer, acid dimercaptopropan-
 Antimony
sulfonic (DMPS)
 Arsen  Dimercaprol (BAL), acid 2,3-
dimercaptosuccinic (succimer), DMPS, D-
penicilamin (khi không có các thuốc gắp arsen
khác)
 Bismuth  BAL, succimer, DMPS, D-penicillamin (khi
không có các thuốc gắp arsen khác)
 Cobalt  CaNa2EDTA, N-acetylcystein
 Đồng  D-penicillamin, Trientin, BAL
 Chì  BAL, CaNa2EDTA, succimer, D-penicillamin
 Mangan  CaNa2EDTA
 Sắt (bù sắt)
 Nhôm  Deferoxamin
 Thủy ngân  BAL (cho thủy ngân vô cơ), succimer, DMPS,
 D-Penicilamin
 Nickel  Diethyldithiocarbamat, disulfiram
 Sắt  Deferoxamin
Nọc độc:
 Rắn độc cắn (ở Việt Nam  Tùy theo loài rắn độc cụ thể.
có rất nhiều loài rắn độc  Huyết thanh kháng nọc rắn đơn giá: trung hòa đặc hiệu
khác nhau) nọc một loài rắn độc, ví dụ huyết thanh kháng nọc rắn
hổ đất (Naja kaouthia) , rắn mang miền Bắc (N.atra),
huyết thanh kháng nọc rắn lục tre (Trimesurus
albolabris) rắn lục đuôi đỏ, rắn lục tre.
 Huyết thanh kháng nọc rắn đa giá: trung hòa nọc độc
của nhiều loài rắn độc khác nhau
 Bọ cạp đốt, sứa châm, ong  Trên thế giới có một số sản phẩm huyết thanh kháng nọc
đốt bọ cạp, huyết thanh kháng nọc sứa (ví dụ sứa hộp)
Nấm độc:
 Nấm chứa amatoxin: nấm độc tán  Silymarin
trắng (Amanita verna), nấm độc trắng  Penicillin G
hình nón (A. virosa)
 N-acetylcystein
 Nấm chứa muscarine:  Atropin
 Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe
fastigiata hoặc I. rimosa)
Cây độc:
 Cau (Areca catechu) chứa arecolin), cây  Atropin
độc biển đậu (Physostigma venenosum)
chứa physostigmine, cây chanh tím
(Pilocarpus jaborandi) chứa
(pilocarpine
 Các steroid tim (cóc, trúc đào, dương  Kháng thể kháng digoxin (Fab)
địa hoàng)
 Các glycosid sinh cyanua: sắn (chứa  Bộ ba thuốc giải độc cyanid (amyl nitrit, natri
linamarin), măng (taxiphylin) nitrit, natri thiosulfat) hoặc:
 Hydroxocobalamin
Độc tố vi khuẩn:
 Độc tố botulinum  Kháng độc tố botulinum
 Độc tố uốn ván  Kháng độc tố uốn ván
 Độc tố vi khuẩn bạch hầu  Kháng độc tố bạch hầu
Phóng xạ:
- Nhiễm plutonium, americium, curium - Diethylenetriaminepentaacetat
qua qua da, hô hấp, vết thương. (DTPA)
- Nhiễm berkelium, californium, cobalt,
einsteinium, europium, indium, iridium,
manganese, niobium, promethium,
ruthenium, scandium, thorium, yttrium
- Cesium 137 - Prussian blue
- lodine 131 - Kali iodid
- Strontium 90 - Alginat
- Các thuốc kháng acid chứa
aluminum hydroxid
- Barium sulfat
- Calci gluconat
- Ammonium clorid

You might also like