Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN

KINH TẾ VI MÔ
NĂM HỌC: 2021-2022

Đề tài:

Phân tích mối quan hệ cung cầu và tiềm năng phát triển
thị trường xăng dầu tại Việt Nam

Hà Nội - 2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN

KINH TẾ VI MÔ
Đề tài:
Phân tích mối quan hệ cung cầu và tiềm năng phát triển
thị trường xăng dầu tại Việt Nam

Nhóm: 1 – Expensive Petroleum


Tên thành viên: 21051690 - Thalethong Kingchaleun
20050365 - Lương Khánh Toàn
21050333 - Trương Thu Thủy
21050306 - Phạm Lan Phương
21050175 - Vũ Hồng Điệp
18050786 - Lê Yến Nhi
Giảng viên: TS. Tạ Thị Lệ Yên
ThS. Ngô Thu Hằng
Mã học phần: INE1150 **

Hà Nội - 2022

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. Phân tích sự thay đổi của cung xăng dầu từ năm 2017 -2021............. 5

1.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cung xăng dầu ........................................ 5

a. Nguồn cung trong nước .................................................................................... 5

b. Nhập khẩu ......................................................................................................... 5

1.2. Biến động nguồn cung thị trường xăng dầu ....................................................... 7

CHƯƠNG 2: Phân tích sự thay đổi cầu xăng dầu từ năm 2017 - 2021 .................... 9

2.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cầu xăng dầu ............................................. 9

2.2. Sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu phân tích nguyên nhân sự thay đổi. ... 10

CHƯƠNG 3: Sự thay đổi giá cả thị trường xăng dầu .............................................. 13

3.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về sự thay đổi giá xăng dầu .................................... 13

3.2. Phân tích nguyên nhân sự thay đổi...................................................................... 15

TỔNG KẾT .................................................................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 18

3
LỜI MỞ ĐẦU
Xăng dầu có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã
hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá dịch vụ ít nhiều đều
chứa đựng giá trị của xăng dầu. Có thể nói: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò của xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng.

Thời gian qua, mặc dù thị trường xăng dầu thế giới có những biến động lớn, đặc
biệt là giá cả diễn biến rất khó lường, nhưng thị trường xăng dầu trong nước vẫn ngày
càng phát triển. Quy mô thị trường xăng dầu ngày càng tăng, đã có nhiều chủ thể tham
gia kinh doanh trên thị trường và le lói yếu tố cạnh tranh, giá cả xăng dầu bị ảnh hưởng
bởi thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ bản ổn định, không có xáo trộn
lớn, hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường Việt Nam không ngừng được mở rộng
và phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng dầu nước ta chưa vận hành đúng với cơ chế
thị trường, yếu tố cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự được phát huy, thị trường xăng
dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền, Chính phủ vẫn trực tiếp kiểm soát toàn bộ hoạt
động xuất nhập khẩu xăng dầu. Giá cả thị trường xăng dầu còn chịu sự chi phối lớn bởi
các chính sách của Nhà nước làm cho kết quả kinh doanh không phản ánh đầy đủ và
trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Trong những năm gần đây giá xăng dầu trong nước luôn luôn trong tình trạng bất
ổn và khó dự đoán gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và tiêu dùng nói riêng
và nền kinh tế nói chung. Do đó, một vấn đề được đặt ra là cần tìm ra những nguyên
nhân gây biến động giá xăng dầu từ đó rút ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị
trường xăng dầu nội địa. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm tác giả lựa chọn
đề tài: “Phân tích mối quan hệ cung cầu thị trường xăng dầu tại Việt Nam giai đoạn
2017-2021, trên cơ sở đó khẳng định tiềm năng phát triển thị trường”.

4
CHƯƠNG 1. Phân tích sự thay đổi của cung xăng dầu từ năm 2017 -2021
1.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cung xăng dầu
a. Nguồn cung trong nước

Hiện nay, các nhà máy chế biến xăng dầu ở Việt Nam đang tự chủ được khoảng 60-
75% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước trong đó, đóng góp nhiều xăng dầu nhất cho thị
trường là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ngoài ra còn
có một số nhà máy nhỏ với công suất sản xuất nhỏ hơn so với 2 nhà máy trọng điểm trên.

Nguồn Dung Quất Nghi Sơn Khác Tổng


Năm (Nghìn tấn) (Nghìn tấn) (Nghìn tấn) (Nghìn tấn)
2017 5.540 Chưa đi vào hoạt động 420 5.960
2018 7.730 2.928 638 11.296
2019 7.720 4.733 638 13.091
2020 6.550 7.360 480 14.390
2021 7.190 6.690 390 14.270
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất xăng dầu của các nhà máy trong nước
giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021

Năng lực sản xuất xăng dầu trong nước ngày càng được gia tăng. Nhà máy lọc dầu
Dung Quất đã nâng công suất từ hơn 5,5 triệu tấn/năm lên hơn 7 triệu tấn/ năm. Đặc biệt
trong các năm 2018 và 2019, công suất nhà máy đã lên đến hơn 7,7 triệu tấn/năm. Cùng
với đó, từ năm 2018, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu cung cấp xăng dầu thành
phẩm cho hoạt động thương mại. Sản lượng của nhà máy đã tăng từ 2,9 triệu tấn/năm
lên 6,69 triệu tấn/năm, tương đương mức tăng khoảng 128% chỉ sau 4 năm đi vào hoạt
động. Sau 5 năm, nguồn cung xăng dầu nội địa đã tăng hơn 139%.

b. Nhập khẩu

5
Hình 1.2. Biểu đồ tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Từ năm 2017 đến năm 2021, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm từ xăng dầu đã
giảm khoảng 5,87 triệu tấn, tương đương hơn 45%.
Thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Á và Đông
Nam Á. Trong đó, 3 thị trường nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Malaysia và Singapore.
Năm 2017, Singapore giữ vai trò là nhà cung cấp xăng dầu lớn nhất của Việt Nam. Tuy
nhiên, chỉ sau 5 năm, khối lượng nhập khẩu từ thị trường này đã giảm hơn 70%. Cho
đến năm 2021, Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của nước ta nhưng
có khối lượng nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2017.

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hàn Quốc 3.080 2.422 2.958 2.431 1.620
Malaysia 2.683 3.284 2.529 2.381 2.270
Singapore 4.300 2.399 2.237 1.385 1.298
Trung Quốc 977 1.459 1.563 651 317
Thái Lan 1.794 1.496 634 1.170 1.193
Bảng 1.3. Khối lượng xăng dầu nhập khẩu từ một số thị trường nước ngoài của Việt Nam giai đoạn từ
năm 2017 – 2021 (nghìn tấn)

6
1.2. Biến động nguồn cung thị trường xăng dầu
Sản xuất (Nghìn tấn) Nhập khẩu(Nghìn tấn) Tổng (Nghìn tấn)
Năm 2017 5.960 12.860 18.820
Năm 2018 11.296 11.433 22.729
Năm 2019 13.091 9.790 22.881
Năm 2020 14.390 8.270 22.660
Năm 2021 14.270 6.990 21.260
Bảng 1.4. Tổng hợp lượng cung xăng dầu từ sản xuất trong nước và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
từ năm 2017 đến năm 2021

Có thể thấy rằng, lượng cung xăng dầu ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, khi nhìn vào 2 nguồn cung chính là sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước
ngoài, ta thấy được 2 xu hướng trái ngược đang diễn ra. Sản xuất trong nước ngày càng
gia tăng do sự phát triển của năng lực sản xuất của các nhà máy ở Việt Nam. Ngược lại,
tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của nước ta ngày càng giảm vì nguồn cung nội địa tăng.
Đồng thời, giá dầu thế giới tăng từ khoảng 56 đô/thùng vào đầu năm 2017 lên gần 78
đô/thùng vào cuối năm 2021 cũng khiến Việt Nam cắt giảm sản lượng xăng dầu nhập
khẩu để giảm chi ngoại tệ.

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trên
thế giới. Trong tình hình đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới bị sụt giảm nghiêm
trọng, các lệnh hạn chế đi lại được ban bố ở nhiều quốc gia khiến hoạt động giao thông
và sản xuất sụt giảm, cung vượt cầu, các doanh nghiệp tìm cách đẩy hàng, giảm tồn kho.

Năm 2021, nhiều nước có lượng xăng dầu dự trữ giảm mạnh do thời gian dịch
bệnh kéo dài, hoạt động kinh tế đóng băng, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu gần như
“tê liệt” trong nhiều tháng làm cho khối lượng xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh. Những
tháng cuối năm 2021, các nước đồng loạt mở cửa nền kinh tế, đẩy lượng cầu xăng dầu
tăng mạnh. Nhu cầu dự trữ xăng dầu gia tăng, tuy nhiên Tổ chức Các nước xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC+) lại quyết định giữ nguyên sản lượng cung hàng năm, cung không đáp
ứng đủ cầu làm cho giá xăng tăng lên nhanh chóng. Đây là lý do gây ra hiện tượng giá
xăng tăng mạnh trong thời gian mở cửa - cuối 2021.

7
Dự kiến trong năm 2022, tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường Việt Nam sẽ
là 20,7 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu tấn, nhập khẩu khoảng
6,282 triệu tấn. Theo đó, nguồn cung nội địa tiếp tục gia tăng, nguồn cung từ thị trường
nước ngoài giảm. Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu của Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Ở trong nước, 3 tháng đầu năm nay, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
phải liên tục cắt giảm công suất xuống còn 55-80% do những khó khăn về tài chính và
các sự cố kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhập khẩu xăng dầu đang phải hứng chịu tác động của
xung đột quân sự Nga-Ukraine. Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến các
nước phương Tây ra các lệnh trừng phạt đến với nền kinh tế Nga, Mỹ quyết định ngừng
nhập khẩu dầu từ Nga khiến nguồn cung xăng dầu trở nên khan hiếm, giá dầu luôn neo
ở mức cao (hơn 100 đô/thùng). Thậm chí, đầu tháng 3 vừa qua, giá dầu Brent đã đạt đến
mức đỉnh gần 130 đô/thùng. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn trước mắt, Việt Nam
cần khắc phục những điểm khiến sản xuất trong nước suy giảm, hài hòa giữa sản xuất và
nhập khẩu.

8
CHƯƠNG 2: Phân tích sự thay đổi cầu xăng dầu từ năm 2017 - 2021

2.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về nguồn cầu xăng dầu


Năm 2017: Theo ước tính, nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước
khoảng 14,65 triệu tấn xăng dầu các loại. Như vậy, sản xuất trong nước năm 2017 đáp
ứng khoảng trên 40% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các
sản phẩm từ xăng, dầu, khí ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài
hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng
tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Mỗi năm thị trường Việt
Nam vẫn đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO.

Năm 2018: Nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước khoảng 18,6 triệu
m3/tấn xăng dầu các loại. Như vậy, sản xuất trong nước năm 2018 đáp ứng khoảng trên
60% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Giá dầu thế giới đã giảm mạnh và liên tục trong quý
IV/2018, chiết khấu thị trường luôn ở mức cao kỷ lục và việc tiêu thụ xăng dầu của các
doanh nghiệp đầu mối vẫn rất khó khăn khi chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ lớn. Tổng
sản lượng kinh doanh xăng dầu toàn hệ thống PVOIL năm 2018 ước đạt 3,1 triệu m3,
hoàn thành 99% kế hoạch năm; sản lượng 5 tháng công ty cổ phần ước đạt 1,212 triệu
m3, hoàn thành 94% kế hoạch. Riêng sản lượng bán hàng qua kênh tiêu thụ trực tiếp
(CHXD) tiếp tục tăng trưởng gần 8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 25,3%
tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, tăng 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2019: Nhu cầu tiêu thụ nội địa về xăng dầu của cả nước khoảng 21,9 triệu
m3/tấn xăng dầu các loại. Như vậy, sản xuất trong nước năm 2019 đáp ứng khoảng 60%
tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ xăng dầu lúc này của Việt Nam đang ở mức thấp
do tỷ lệ sở hữu xe/người vẫn ở mức thấp với khoảng 3.1% (năm 2017 theo số liệu của
Asean Statistics), trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 55%, Malaysia là 90%... Theo số liệu
của Bộ Giao thông vận tải, số lượng xe lưu hành đến cuối tháng 11/2019 đạt 3,63 triệu
xe, tăng thêm 355 nghìn xe so với 2018. Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công

9
thương Việt Nam cũng đưa ra dự báo, số lượng xe hơi tăng thêm hàng năm của Việt
Nam sẽ đạt khoảng 800 nghìn xe/năm vào năm 2025 và 1.700 nghìn xe vào năm 2030.
Như vậy, rõ ràng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ ngày càng tăng lên cùng với
sự phát triển kinh tế, lưu chuyển hàng hóa và đặc biệt thị trường xe ô tô cá nhân tăng lên.

Năm 2020: Đại dịch Covid-19 đã làm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, giá
dầu thế giới diễn biến phức tạp, tăng giảm nhanh với biên độ lớn. Nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu trong nước giảm khoảng 10% so với năm 2019 (theo Báo cáo tổng kết công tác năm
2020 của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam).

Năm 2021: Nhu cầu tiêu thụ xăng phục hồi, nhưng vẫn giảm 30% so với cùng kỳ
2020; nhu cầu tiêu thụ dầu DO giảm khoảng 16% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ
xăng máy bay Jet tiếp tục phục hồi nhưng mức độ chậm hơn so với tiêu thụ xăng dầu
trong quý IV/2021. Theo PVN, trong 9 tháng của năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh
hưởng mạnh đến tiêu thụ xăng dầu trong nước. Lượng di chuyển trên đường tại Việt
Nam từ tháng 5-9 giảm tới 60% so với mức bình thường. Tại khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long, thị trường chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, trong
giai đoạn giãn cách nhu cầu xăng dầu giảm khoảng 80%.

Theo dự báo của BMI, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng trên 4% đến 2025, với nhu cầu tiêu thụ khoảng 570 nghìn thùng/ngày (dầu thô)
vào năm 2020 và 675 nghìn thùng/ngày vào năm 2025.

2.2. Sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu phân tích nguyên nhân sự thay đổi.
Hiện nay, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam.
Có thể kể đến một số yếu tố nổi bật sau:

Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các loại
hàng hóa đều tăng vì với thu nhập cao hơn, người tiêu dùng thường có xu hướng mua
hàng hóa nhiều hơn. Điều đó đúng với mặt hàng xăng dầu. Bởi mặt hàng này gắn liền

10
với các nhu cầu đi lại, vận chuyển, thương mại và dịch vụ. Ở nhân tố này, đường cầu sẽ
dịch chuyển về phía bên phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Thị hiếu (sở thích): Sở thích phản ánh thái độ của người tiêu dùng đối với hàng
hoá. Đứng trước cùng một loại hàng hoá, người này có thể thích, người kia có thể không
thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi,
lượng cầu của người tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay đổi.

Giá của hàng hóa liên quan: Nhu cầu tiêu dùng đối với xăng chịu ảnh hưởng
bởi giá của các hàng hóa có liên quan:

• Hàng hóa thay thế: X và Y được gọi là hàng hoá thay thế khi việc sử dụng X có thể
thay thế cho việc sử dụng Y nhưng vẫn giữ nguyên được mục đích sử dụng ban đầu.
Ở đây người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác (vd: điện)
khi giá cả của xăng thay đổi. Cầu đối với xăng sẽ tăng/giảm đi khi giá của hàng hóa
thay thế (điện) tăng/giảm, nếu các yếu tố khác không đổi.
• Hàng hóa bổ sung: X, Y được gọi là hàng hoá bổ sung khi việc sử dụng X phải đi
kèm với việc sử dụng Y để đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hoá. Xe máy chạy
bằng xăng và xăng là hàng hóa bổ sung. Cầu đối với xăng dầu sẽ giảm/tăng khi giá
của các hàng hóa bổ sung (xe máy) tăng/giảm, nếu các yếu tố khác không đổi.

Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai (Gía kỳ vọng): Cầu đối với
xăng dầu có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của xăng dầu trong
tương lai. Ví dụ: trước diễn biến của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra cuối tháng
02/2022, các chuyên gia và người tiêu dùng đã dự đoán được sẽ có một sự thay đổi lớn
về giá cả hàng hóa trong tương lai, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu. Vì thế mà phần
lớn người tiêu dùng đã đổ xô đi mua xăng trước khi giá xăng tăng cao, cầu lúc này là rất
lớn.

11
Các yếu tố khác: Sự thay đổi cầu đối với xăng dầu còn phụ thuộc vào một số yếu
tố khác. Đó có thể là các yếu tố tự nhiên, khí hậu, thời tiết, quá trình khai thác dầu, ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước
được. Trong 2 năm qua, đại địch Covid-19 là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu do các biện pháp hạn chế đi lại và giảm thiểu các hoạt động sản
xuất công nghiệp trên cả nước.

12
CHƯƠNG 3: Sự thay đổi giá cả thị trường xăng dầu

3.1. Số liệu từ năm 2017 – 2021 về sự thay đổi giá xăng dầu
Năm 2017: Giá dầu thế giới biến động mạnh theo chiều hướng tăng. Giá dầu WTI
tăng khoảng 8%, còn dầu Brent tăng mạnh 16%, phản ánh những nỗ lực hạn chế sản
lượng của OPEC và một số nhà sản xuất ngoài OPEC, gồm cả Nga bắt đầu từ tháng
1/2017. Tuy nhiên, có một số yếu tố đã hạn chế đà tăng của giá dầu gồm sản lượng của
Mỹ ngày càng tăng và sản lượng của Libya và Nigeria - hai nước được miễn trừ tham
gia cắt giảm sản lượng trong thỏa thuận của OPEC - cũng tăng. Giá nhập khẩu xăng dầu
sau khi đã giảm mạnh trong năm 2016 bắt đầu phục hồi trong năm 2017. Giá nhập khẩu
bình quân cả năm ở mức 547 USD/tấn, tăng 27% so với mức giá nhập khẩu bình quân
năm 2016 (433 USD/tấn). Trong khi đó tại Việt Nam, có tất cả 24 lần điều chỉnh giá
xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày, trong đó 10 kỳ tăng giá, 3 kỳ giữ nguyên giá xăng và 11
kỳ giảm giá. Trong kỳ điều chỉnh cuối cùng của năm 2017 vào ngày 20/12, liên Bộ Tài
chính - Công Thương đã có quyết định giá xăng RON 92 vẫn giữ ở mức 18.580 đồng/lít,
xăng E5 là 18.243 đồng/lít.
Năm 2018: Đã có 21 lần giá xăng dầu được điều chỉnh; trong đó, phần lớn ổn
định giá, không tăng giảm quá nhiều. Tính chung cả năm 2018, giá xăng trong nước
giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, trong khi đó giá dầu tăng 800-1.600 đồng/lít, kg tùy loại.
Năm 2019: Bộ Công Thương đã ban hành 25 văn bản điều hành giá xăng dầu
trong nước, cụ thể như sau:
Số lần Tổng mức giảm Số lần Tổng mức tăng Chênh Giữ ổn
Mặt hàng
giảm (đồng/lít) tăng (đồng/lít) (đồng/lít) định
Xăng 95 11 -4.500 10 7.001 2.501 4
Xăng E5 11 -3.753 10 7.196 3.443 4
Dầu Diesel 10 -3.628 11 4.218 590 4
Dầu hỏa 10 -3.295 11 3.877 582 4
Dầu Mazut 11 -7.503 10 5.415 -2.088 4
Bảng 3.1. Số liệu thị trường xăng dầu trong nước năm 2019 – Nguồn Cục Quản lý Giá

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, giá xăng RON 95 có 10 lần tăng, 11 lần giảm,
còn lại giữ nguyên. Tổng cộng cả năm, giá xăng RON 95 tăng 2.501 đồng. Giá xăng E5

13
RON 92 có 10 lần tăng, 11 lần giảm, 4 lần giữ ổn định. Tổng mức giảm 3.753 đồng/lít.
Giá dầu diesel có 10 lần tăng, 11 lần giảm, tổng mức tăng 4.218 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần
tăng, 10 lần giảm, tổng tăng 3.877 đồng/lít; dầu mazut 10 lần tăng, 11 lần giảm, tổng
tăng 5.415 đồng/lít.
9/2020 đến 9/2021: Liên bộ Công thương - Tài chính cho biết, từ đầu năm 2021
đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá ở mức cao nhằm hỗ trợ cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19. Việc điều hành giá xăng, dầu cũng nhằm góp phần bảo đảm thực hiện
mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường năm 2021. Chênh lệch giá giữa xăng
sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý để khuyến
khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.

Hình 3.2. Biểu đồ biến động giá xăng dầu giai đoạn 2019-2021

14
3.2. Phân tích nguyên nhân sự thay đổi
Quy luật cung cầu: Giá dầu tăng giảm được thể hiện rõ qua quy luật cung cầu. Nếu
sản xuất vượt quá lượng cầu, giá dầu sẽ giảm xuống và ngược lại. Để giảm bớt một số
tác động của biến động giá cả, lượng dầu dư thường được cất giữ trong nguồn dự trữ và
để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
Sự kiểm soát của OPEC và OPEC+: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là
một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và
nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho
các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu mỏ, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu nhằm
tăng, giảm hoặc giữ giá dầu, khống chế giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông: Nếu bất kỳ nước sản xuất dầu lớn trải
qua các vấn đề bất ổn về chính trị, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tăng giá dầu. Trong
trường hợp này cũng cho thấy nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Tỷ giá của đồng đô la Mỹ: Giá dầu thô luôn có mối liên hệ chặt chẽ với đô la Mỹ,
việc giao hàng và định giá đều được tính bằng đô la Mỹ, do đó chỉ số đô la Mỹ cũng sẽ
có tác động đến giá dầu thô. Ví dụ nếu giá trị của đồng đô la Mỹ tiếp tục mất giá, thu
nhập thực tế của các sản phẩm dầu mỏ được tính bằng đô la Mỹ sẽ giảm, khiến tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ phải tăng giá dầu thô như một biện pháp đối phó để duy trì
sự ổn định tương đối của nó. Tương tự, nếu đồng đô la Mỹ tăng giá, giá dầu sẽ giảm.
Tác động của lạm phát: Lạm phát làm xói mòn giá trị thanh toán của đồng tiền hay
giảm sức mua hàng hóa của tiền đồng, gây ra những tác động dây chuyền đối với nền
kinh tế. Giả sử, ngay khi giá cả xăng dầu không thay đổi, nhưng lạm phát trong nước gia
tăng, hạn chế sức mua của tiền đồng thì rõ ràng xăng dầu không khác nào đã lên giá
trong bối cảnh lạm phát leo thang. Ngoài ra, nước ta đang phải nhập khẩu phần lớn lượng
dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm, do đó sức mua tương đương của tiền đồng so
với các đồng tiền khác cũng cho thấy một vấn đề.
Tác động do chính sách, môi trường kinh doanh còn hạn chế: Chính sách Nhà
nước về hỗ trợ giá tạo tâm lý ỷ lại, tạo ra môi trường kinh doanh thiếu tính cạnh tranh

15
bình đẳng, thiếu sáng tạo. Công tác hoạch định, dự báo bị xem nhẹ, không tạo sự khuyến
khích các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường áp dụng công cụ phái sinh (CCPS) vào
hoạt động kinh doanh xăng dầu. Thiếu thị trường kỳ hạn (TTKH), giao sau cho hàng hóa
trong nước, chất xúc tác cần thiết cho việc phát triển việc ứng dụng công cụ phòng tránh
rủi ro như hợp đồng kỳ hạn (HĐKH), giao sau xăng dầu phát triển. Nạn đầu cơ tích trữ,
nạn buôn bán xăng dầu lậu qua biên giới vẫn diễn ra phổ biến do sự vênh giá xăng dầu
trong nước và một số nước lân cận.
Tác động của yếu tố lịch sử, địa lý, công nghệ: Tác động của ý thức kinh tế tập
trung bao cấp vẫn còn, bên cạnh trình độ công nghệ còn hạn chế phục vụ cho công tác
thăm dò, tận dụng nguồn dầu nguyên liệu thô sẵn có trong nước. Việc ra đời của nhà
máy lọc dầu Dung Quất trong năm 2010 đã cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang có
những chiến lược lâu dài nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên xăng dầu của
quốc gia để phục vụ nhu cầu, lợi ích của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất lượng
xăng dầu nhập khẩu. Qua đó giảm sự tác động do biến động của giá cả xăng dầu nhập
khẩu lên nền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam có hơn 3.200 km đường bờ biển, có nguồn dầu
mỏ tương đối dồi dào, và việc vận chuyển dầu nhập khẩu từ nước ngoài cũng rất thuận
lợi. Nếu biết tận dụng những yếu tố này có thể góp phần tách động tích cực đến giá cả
dầu mỏ trong nước.

16
TỔNG KẾT
Bài luận trên đã phân tích mối quan hệ cung cầu thị trường về sản phẩm xăng dầu
thông qua việc phân tích sự thay đổi của cung, sự thay đổi của cầu, sự thay đổi trong giá
cả của xăng dầu qua các năm và dưới sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.

Rõ ràng là có một sự đối lập giữa sự bấp bênh của thị trường xăng dầu trong nước
và thế giới nhưng nhu cầu sử dụng mặt hàng này của con người ngày càng mở rộng về
quy mô. Điều này khẳng định tiềm năng phát triển thị trường của xăng dầu là rất lớn và
khó có loại hàng hóa nào có thể thay thế hoặc hạn chế được vai trò của xăng dầu trong
đời sống

Có thể thấy rằng xăng dầu là mặt hàng nhiên liệu đầu vào quan trọng của cả nền
kinh tế. Nhưng dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến những biến động lớn
trên thị trường xăng dầu, làm gia tăng áp lực về các vấn đề lạm phát, đời sống người dân.
Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cao thì tiết kiệm,
chuyển đổi năng lượng thay thế chính là những giải pháp hữu hiệu góp phần đảm bảo
nguồn cung và giảm chi phí cho loại nhiên liệu đắt đỏ này. Đồng thời một vấn đề được
đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá xăng dầu từ đó rút ra các giải
pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa.

Trên đây là bài làm của nhóm 1 dựa vào những kiến thức tiếp thu trong quá trình
học tập và tham khảo, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến mặt hàng xăng dầu. Do vốn
kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn ít ỏi nên bài luận của chúng em không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những nhận xét quý giá của thầy cô để
bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục xuất nhập khẩu (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017, Nhà xuất
bản Công Thương.
2. Cục xuất nhập khẩu (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, Nhà xuất
bản Công Thương.
3. Cục xuất nhập khẩu (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019, Nhà xuất
bản Công Thương.
4. Cục xuất nhập khẩu (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020, Nhà xuất
bản Công Thương.
5. Hằng Phương (03/2022), “Sẽ duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường
trong nước và điều hành giá hợp lý”, báo Quân đội nhân dân
6. Chí Hiếu (03/2022), “Lên kịch bản không cần xăng dầu từ Nhà máy Nghi Sơn”, báo
Thanh niên (https://thanhnien.vn/len-kich-ban-khong-can-xang-dau-tu-nha-may-nghi-
son-post1438854.html)
7. Thanh Hà (11/2021), “Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng cao sau nới lỏng giãn cách, lợi
nhuận trước thuế của Petrolimex (PLX) có thể tăng trưởng trở lại trong quý 4”
(https://nhipsongkinhdoanh.vn/nhu-cau-tieu-thu-xang-dau-tang-cao-sau-noi-long-gian-
cach-loi-nhuan-truoc-thue-cua-petrolimex-plx-co-the-tang-truong-tro-lai-trong-quy-4-
post3092648.html )
8. Báo cáo thường niên 2020 tổng công ty dầu Việt Nam CTCP
(https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2020/BCTN/VN/OIL_Baocaothuongnien_2020.
pdf)
9. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018, PVOIL News
(https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/thong-cao-bao-chi/ket-qua-san-xuat-kinh-
doanh-nam-2018)
10. Phương Nam (12/2018), “Giá xăng dầu năm 2018: Xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít,
dầu tăng mạnh.” (https://vietnambiz.vn/infographic-gia-xang-dau-nam-2018-xang-
giam-hon-1000-donglit-dau-tang-manh-114789.htm)

18

You might also like