Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU NĂM 2022

1. Phân tích sự thay đổi của cung xăng dầu từ năm 2019-9/2022
1.1 Số liệu từ năm2019-9/2022 về nguồn cung xăng dầu
a.Nguồn cung trong nước
Hiện nay, các nhà máy chế biến xăng dầu ở Việt Nam đang tự chủ được
khoảng 60- 75% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước trong đó, đóng góp nhiều
xăng dầu nhất cho thị trường là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc hóa
dầu Nghi Sơn. Ngoài ra còn có một số nhà máy nhỏ với công suất sản xuất nhỏ
hơn so với 2 nhà máy trọng điểm trên.

Nguồn Dung Quất Nghi Sơn Khác Tổng


Năm
2019 7.720 4.733 638 13.091
2020 6.550 7.360 480 14.390
2021 7.190 6.690 390 14.270
1/2022-9/2022 4.400 4.3 260 8.960
Bảng 1.1.Tình hình sản xuất xăng dầu của các nhà máy trong nước giai đoạn từ
năm 2019-9/2022 (nghìn tấn)
Năm 2019-2021 việc sản xuất xăng dầu của các nhà máy có xu hướng tăng
lên và biến động không đáng kể. Tuy nhiên bước sang năm 2022,các nhà máy phải
chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, làm cho nguồn
cung ứng xăng dầu bị giảm sút, cụ thể: Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị vận
hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) kế hoạch sản xuất 6,2 triệu tấn nhưng 9 tháng
mới đạt 4,4 triệu tấn, tương đương 70% kế hoạch. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
kế hoạch sản xuất 6,8 triệu tấn nhưng 9 tháng mới đạt 4,3 triệu tấn.
b. Tình hình nhập khẩu xăng dầu từ 2019-9/2022
Việt Nam là nước đang trên đà phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng
cao, nhưng nguồn cung của các nhà máy trong nước không thể đáp ứng đủ 100%
sản lượng xăng dầu cho cả nước. Do đó, nước ta phải nhập khẩu dầu ròng, không
những là sản phẩm lọc-hóa dầu mà còn cả dầu thô cho các Nhà máy hoạt động. Các
nhà cung ứng xăng dầu cho Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Á và Đông Nam
Á. Trong đó, 3 thị trường nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Malaysia và Singapore.
Xuyên suốt trong những năm gần đây, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu
xăng dầu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng trung bình đều trên 2 triệu tấn/năm.
Cùng với Hàn Quốc là Malaysia cũng nhập khẩu vào nước ta số lượng xăng dầu
đồng đều. Tuy nhiên, cũng do chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới tác
động, những thị trường cung ứng xăng dầu cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm
nay giảm rõ rệt: Malaysia nhập khẩu 956.148 tấn giảm mạnh so với con số gần 1,7
triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, Singapore nhập khẩu 960.508 tấn giảm khoảng 1
triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
2019 2020 2021 1/2022-9/2022
Hàn Quốc 2.958 2.431 1.620 2.555
Singapore 2.237 1.385 1.298 960
Malaysia 2.529 2.381 2.270 956
Trung Quốc 2.563 651 317 627
Bảng 1.2. Sản lượng nhập khẩu từ một số thị trường nước ngoài của Việt Nam giai
đoạn từ năm 2019-9/2022(nghìn tấn)

1.2. Nguyên nhân biến đổi thị trường cung xăng dầu.
Từ hai số liệu từ nguồn cung trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, có thể
thấy lượng cung xăng dầu ở Việt Nam có xu hướng tăng theo từng năm. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài làm
giảm kim ngạch phát triển của kinh tế và tình hình tự chủ của nước ta.
Từ năm 2020- đầu năm 2022, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế trên thế giới. Trong tình hình đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới bị
sụt giảm nghiêm trọng, các lệnh hạn chế đi lại được ban bố ở nhiều quốc gia khiến
hoạt động giao thông và sản xuất sụt giảm, cung vượt cầu. Năm 2021, nhiều nước
có lượng xăng dầu dự trữ giảm mạnh do dịch bệnh kéo dài, hoạt động kinh tế bị
đóng băng, quá trình xuất nhập khẩu đình trệ, làm cho việc nhập khẩu xăng dầu
của nước ta cũng bị ảnh hưởng. Những tháng cuối năm 2021, các nước đồng loạt
mở cửa trở lại, giao thông hoạt động, đẩy lượng xăng dầu tăng mạnh.
Tháng 1 và tháng 2/2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng
sản xuất xuống mức 55-80% và có thời gian gặp sự cố Kỹ thuật nên việc sản xuất
của nhà máy phải ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, Nhà máy này còn gặp khó khăn
về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản
xuất xăng dầu. Từ tháng 4/2022 nhà máy đã vận hành ổn định trở lại đạt 100%
công suất. Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn tăng năng suất nhà máy lên 109% bắt đầu
từ 19/10. Bên cạnh đó, tình hình xung đột giữa Nga-Ukraine đã tác động khiến cho
việc nhập nguồn xăng dầu của nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói
chung gặp khó khăn do Nga ngừng cung cấp xăng dầu cho các nước tuyên bố
chống lại họ.
Dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 thị trường xăng dầu của
nước ta vẫn tiếp tục trong tình trạng khan hiếm nếu như chiến tranh Nga-Ukraine
còn tiếp diễn, các nhà máy lọc hóa dầu không nhập được nguồn dầu thô để sản
xuất. Do đó, Việt Nam phải đưa ra những giải pháp để bình ổn thị trường xăng
dầu, cải tiến kỹ thuật của các nhà máy lọc hóa dầu, thúc đẩy việc sản xuất tăng lên.

3.Phân tích sự thay đổi giá cả thị trường xăng dầu


3.1 Sự thay đổi giá xăng dầu từ năm 2019-9/2022
Năm 2019: Theo thống kê của Cục quản lý Giá thị trường, giá xăng E5 14
RON 92 có 10 lần tăng, 11 lần giảm, 4 lần giữ ổn định. Tổng mức năm 2019 , giá
xăng RON 95 có 10 lần tăng, 11 lần giảm, còn lại giữ nguyên. Tổng cộng cả năm,
giá xăng RON 95 tăng 2.501 đồng. Ggiảm 3.753 đồng/lít. Giá dầu diesel có 10 lần
tăng, 11 lần giảm, tổng mức tăng 4.218 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần tăng, 10 lần giảm,
tổng tăng 3.877 đồng/lít; dầu mazut 10 lần tăng, 11 lần giảm, tổng tăng 5.415
đồng/lít.
Năm 2020: Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt,
hoạt động sản xuất nền kinh tế. Trong quá trình điều hành giá xăng dầu năm 2020,
Liên Bộ Tài Chính-Công Thương liên tiếp xả Quỹ BOG (Quỹ Bình ổn giá xăng
dầu). Cụ thể, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trong nước đang diễn biến phức
tạp, nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, hạn chế mức tăng giá xăng dầu,
Liên Bộ đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ BOG ở mức khá cao (mức từ 250
đồng - 1.350 đồng/lít/kg cho các mặt hàng xăng dầu).
Các chủng loại Giá bán trong Quỹ BOG (đồng/lít,kg)
xăng dầu nước hiện hành trích sử dụng
(đồng/lít,kg)
E5RON 92 18.340 100 0
RON95-III 19.120 500 0
Dầu Diesel 0.05S 14.780 700 0
Dầu hỏa 13.670 700 0
Dầu mazut 3.5S 11.750 100 100
Bảng 3.1. Số liệu thị trường xăng dầu trong nước tháng 2/2020

Các chủng loại Giá bán trong Quỹ BOG (đồng/lít,kg)


xăng dầu nước hiện hành trích sử dụng
(đồng/lít,kg)
E5RON 92 12.402 100 600
RON95-III 13.125 400 200
Dầu Diesel 0.05S 10.749 1.100 0
Dầu hỏa 8.757 600 0
Dầu mazut 3.5S 9.492 200 0
Bảng 3.2. Số liệu thị trường xăng dầu trong nước tháng 5/2020
Kết thúc năm 2020 giá xăng E5RON92 đang ở mức là 15,518 đồng/lít, xăng
RON95 là 16,479 đồng/lít, dầu diesel là 12,376 đồng/lít, dầu hoả là 11,188
đồng/lít, dầu madut là 12,272 đồng/1kg thì sau điều chỉnh ngày 25/12, giá xăng
dầu bán lẻ trong nước kết năm 2021 đã tăng mạnh so với năm 2020. Với xăng
E5RON92 lên mức 22,550 đồng một/lít, xăng RON95 là 23,295 đồng/lít, dầu hoả
là 16,518 đồng/lít, dầu diesel là 17,579 đồng/lít, dầu madut là 15,745 đồng/kg.
Năm 2021: Kết năm 2021, giá xăng có 24 đợt điều chỉnh giá. Với xăng, có
16 lần tăng giá, 5 lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá bán lẻ. Mỗi lít xăng RON95 đắt
thêm 6,816 đồng trong năm 2021; xăng E5RON92 cũng tăng 7,032 đồng so với
2020.Dầu diesel và dầu hoả có 14 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần được nhà điều hành
giữ nguyên giá bán. Tổng cộng mỗi lít dầu diesel đắt thêm 5,203 đồng; dầu hoả là
5,330 đồng. Còn mặt hàng dầu madut có 12 lần tăng, 8 giảm và 4 giữ nguyên giá
bán, tổng cộng đắt thêm 3,473 đồng một kg trong năm qua.Trong năm 2021 giá
xăng RON95 có giai đoạn lên sát 25,000 đồng một lít, cao nhất 7 năm và chỉ còn
cách 80 đồng so với đỉnh lịch sử tháng 7/2013.

Chi quỹ bình ổn giá xăng dầu: Xăng E5RON92 có 22 lần chi và 2 lần không chi,
tổng tiền đã chi là 30,268 đồng/lít; xăng RON95 có 17 lần chi, 7 lần không chi,
tổng tiền chi là 11,223 đồng/lít. Dầu diesel 15 lần chi, 9 lần không chi và tổng tiền
là 5,444 đồng/lít; dầu hỏa có 14 lần chi và 10 lần không chi, tổng tiền chi là 5,362
đồng/lít; dầu mazut có 10 lần chi và 14 lần không chi, tổng tiền chi là 4,571
đồng/1kg.

Tháng 1-9/2022: Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính
sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt Nhằm hỗ trợ cho
đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm
phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, Liên Bộ Công
Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu (với
mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước,
điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế
giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Giá bình quân
một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường
Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 21/6/2022 so với đầu năm
2022 (ngày 11/01/2022) biến động tăng từ 44,30% đến 91,47% nhưng giá xăng
dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 21/6/2022 so với đầu năm 2022 (ngày
11/01/2022) chỉ tăng từ 26,73-67,96%.

Hiện giá xăng dầu vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế và đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu phục hồi tổng
thể nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh công cụ Quỹ BOG không còn
nhiều dư địa (số dư Quỹ BOG đang ở mức thấp, số dư Quỹ BOG tại nhiều doanh
nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang ở mức âm), việc giảm thuế bảo vệ môi
trường như hiện nay chưa đủ để kìm giá xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã
có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến dự án Nghị Quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, theo đó Bộ
Công Thương thống nhất với mức giảm hết khung thuế bảo vệ môi trường đối với
các mặt hàng xăng dầu, mỡ nhờn như tại Dự thảo Nghị quyết nhằm hỗ trợ giảm giá
các mặt hàng xăng dầu hiện đang ở mức cao như hiện nay, cụ thể: giảm thuế bảo
vệ môi trường về mức đối với xăng (trừ etanol) là 1.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là
1.000 đồng/lít; dầu diesel là 500 đồng/lít; dầu hỏa là 300 đồng/lít; dầu mazut là 300
đồng/kg; dầu nhờn là 300 đồng/lít và mỡ nhờn là 300 đồng/kg.

3.2 Nguyên nhân của sự thay đổi giá cả của thị trường xăng dầu
Đối với một loại hàng hóa thì sẽ có rất nhiều yếu tố khiến cho giá thành bị
ảnh hưởng. Những yếu tố này sẽ thay nhau xảy ra và gây ra rất nhiều vấn đề cho
hầu hết các nhà kinh doanh. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá xăng
dầu:
Cung-cầu thị trường: Từ khi dầu mỏ được ứng dụng hầu hết vào việc sản
xuất các loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường. Thì từ đó nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm này; đã gây nên những tác động không nhỏ cho giá thành của dầu mỏ.
Nếu quá trình tiêu thụ các sản phẩm được làm từ dầu giảm thì số lượng đầu tư
cũng bị giảm theo. Dẫn đến việc giá dầu cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ bởi sự
cung cầu này của thị trường. Những hành động gây gián đoạn, trì trệ việc cung cấp
dầu mỏ cũng sẽ làm giá bán của nó bị ảnh hưởng.
Thị trường tiền tệ: Đồng đô la chính là tỷ giá để định giá giá cho xăng
dầu sau khi được khai thác. Vì thế mọi yếu tố gây ảnh hưởng đến tiền USD; thì
cùng vô hình gây ảnh hưởng chung lên giá dầu thế giới. Theo phân tích thì dầu mỏ
có giá trị tỷ lệ nghịch với USD. Khi đồng USD tăng giá thì ta cũng chỉ mất vài
đồng đô la để có thể sở hữu một thùng dầu. Đây cũng là một dấu hiệu khá tốt cho
nhiều người sử dụng dầu.
Các quyết định từ OPEC cũng gây tác động đến giá xăng dầu: Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm tổng cộng 15 quốc gia; các quyết định từ tổ
chức này có thể tác động đến giá dầu. Kể từ năm 2018, tổ chức đã đưa ra yêu cầu
hạn chế sản xuất 39 triệu thùng dầu thô/ngày. Con số này tương đương với 1/3 sản
lượng dầu thô trên toàn thế giới. Như đã biết, nguồn cung sản lượng giảm trong khi
cầu không thay đổi hoặc tăng thì có thể làm giá tăng.
Hiện tại, OPEC đang kiểm soát 40% nguồn cung dầu của thế giới. Điều này đã
được chứng minh vào năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra khiến giá
dầu thô toàn cầu tăng gần bốn lần do OPEC hạn chế cung cấp cho một số quốc gia.
Tuy nhiên, gần đây, OPEC đã cảnh báo rằng thị trường dầu mỏ có thể đang dư
thừa do sự mở rộng của ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu COP29 và sự thống nhất của các
nước thành viên tham gia thỏa thuận: Với thỏa thuận này, nhu cầu dầu sẽ bị ảnh
hưởng, kéo theo ảnh hưởng tới sản xuất. Tuy nhiên, đó là câu chuyện dài hơi, còn
hiện tại, miễn là nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng thì giá các sản phẩm dầu
chính (xăng, dầu diesel, dầu hỏa, nhiên liệu máy bay) sẽ tiếp tục tăng.
Tình hình chính trị bất ổn ở các nước Trung Đông: việc chiến tranh giữa
các nước tại vùng này, đã gây khó khăn cho việc nhập dầu thô của Việt Nam dẫn
đến tình trạng các nhà máy lọc hóa dầu thiếu nguyên liệu sản xuất, xăng dầu trở lên
khan hiếm đẩy mạnh giá xăng dầu tăng cao.
Cuộc các mạng năng lượng xanh: Nhu cầu chỉ có thể giảm khi các sản
phẩm kể trên được thay thế đáng kể bằng các công nghệ chuyển đổi năng lượng,
chủ yếu qua các giải pháp như: hệ thống giao thông vận tải điện (đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường biển) hoặc các giải pháp thay thế khác. Cho đến khi
quá trình chuyển đổi này diễn ra đầy đủ, thế giới sẽ tiếp tục sản xuất nhiều dầu
tương ứng với nhu cầu của các nền kinh tế trên thế giới. Theo đó, hầu hết năng
lượng tái tạo (gió, mặt trời, hạt nhân) đi vào lưới điện để thay thế than và khí đốt tự
nhiên trong sản xuất điện, sưởi ấm công nghiệp và sinh hoạt, chứ chưa thay thế
đáng kể cho dầu mỏ.
Tình hình đại dịch COVID-19: Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng con
người hiện đã có kinh nghiệm nhiều hơn, được trang bị và có khả năng chống chọi
tốt hơn với những đợt bùng nổ dịch Covid trong tương lai. Sự lạc quan này, nếu
được duy trì, sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu dầu tăng và đẩy giá lên theo cho đến năm
2022 và sau đó nữa.
Lạm phát: Lạm phát làm xói mòn giá trị thanh toán của đồng tiền hay giảm
sức mua hàng hóa của tiền đồng, gây ra những tác động dây chuyền đối với nền
kinh tế. Giả sử, ngay khi giá cả xăng dầu không thay đổi, nhưng lạm phát trong
nước gia tăng, hạn chế sức mua của tiền đồng thì rõ ràng xăng dầu không khác nào
đã lên giá trong bối cảnh lạm phát leo thang. Ngoài ra, nước ta đang phải nhập
khẩu phần lớn lượng dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm, do đó sức mua
tương đương của tiền đồng so với các đồng tiền khác cũng cho thấy một vấn đề.
Ngoài ra, một số các yếu tố khác như đầu cơ dự trữ, tự nhiên (thời tiết)...
cũng gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu, ví dụ như mùa lạnh lượng khí đốt sẽ được
tiêu thụ nhiều hơn.

You might also like