Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TÁC PHẨM VIỆT BẮC (KHỔ “NHỚ KHI GIẶC ĐẾN…NÚI HỒNG”)

Dạo bước trên từng trang văn, va chạm với từng hồn thơ. Ta nhận ra rằng có những lời
thơ tựa như đang “hát”, “hát” về cái gì đó rực cháy, chói lòa và khó tìm. Quả thật, sự
hào nhoáng hay ma mị trong văn chương, luôn là chất kích thích, mê hoặc từng thớ
bạn đọc, và rồi khiến họ chìm đắm, say mê và khát khao vô cùng. Nhưng tự hỏi, điều
gì sẽ thật sự ở lại trong tâm hồn mỗi người, khi đời là chuyện của vạn năm, tốn hết cọ
vẽ, sáp màu, có chắc sẽ họa nên nổi. Và rồi đến lúc thứ ánh sáng của chân lí soi rọi thì
đến cả những cây bút xuất sắc nhất cũng sẽ phải ngồi lại và thôi “hát” đi, khi đó họ bắt
đầu “tập nói”, nói về những điều bình dị, thường nhật của nhân dân, của đất nước, để
“nói hết được đời”, rồi sau đó mới cất lên những khúc sử thi hào hùng hay thế sự
tương lai. Với quan niệm “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất
là chuyện đời”, Tố Hữu đã như một “người kể chuyện đời” điêu luyện, nhà thơ quốc kì
ấy đã mượn từng dòng thơ để khắc chạm nên những điều bình dị trong xúc cảm nội
tâm hay hoạt cảnh của hiện thực, những gì nhà thơ viết tuy giản đơn nhưng không tùy
tiện, dung dị mà cũng hết mực chân thành. Đoạn trích “Việt Bắc” cũng được xem như
một bản tuyên ngôn nghệ thuật xuất sắc của ông trên văn đàn Việt Nam. Và nổi bật
nhất trong thi phẩm chính là mười câu thơ miêu tả vẻ đẹp bức tranh tứ bình - chan
chứa tình cảm của tác giả đối với con người và thiên nhiên nơi đây, song song đó ta
cũng thấy được chất riêng trong cách miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt
Nam trong thơ Tố Hữu.

"Nhớ khi giặc đến giặc lùng


Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".

“Giống như những ngôi sao trên trời, ngôi sao lớn nhất không sáng thay cho những
ngôi sao khác, mỗi chúng đều có ánh sáng riêng” (Nguyễn Ngọc Tư), ánh sáng ấy
tựa như len lỏi trong từng mạch máu của thi nhân, rung chạm mãnh liệt để dẫn lối
cho những chữ thoát ra, tạo nên những thiên tuyệt bút đầy giá trị. “Việt Bắc” được in
trong tập thơ cùng tên và được ra đời nhân một sự kiện lịch sử trọng đại của dân
tộc, đó chính là những ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”, vào tháng 10 năm 1954 sau những chuỗi ngày gắn bó, hỗ trợ và chiến
đấu cùng nhau, cán bộ chiến sĩ phải từ biệt căn cứ Việt Bắc để trở về Hà Nội. Và thế
là những nỗi niềm kín sâu cũng từ đấy mà được khơi nguồn, những câu hỏi liên tục
được đặt ra: Liệu những người chiến thắng sẽ giữ được tấm lòng thủy chung với
đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng hay không, liệu họ sẽ còn nhớ những
tháng ngày gian khổ hào hùng, sâu nặng nghĩa tình với nhau hay không? Những băn
khoăn, trăn trở ấy tựa như chất xúc tác mãnh liệt cho ngòi bút thi nhân, như Tố Hữu
cũng đã từng nói: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã thật tràn đầy”, khi
những cảm xúc mãnh liệt đè nặng trái tim không thể thốt nên bằng lời, thì chỉ có
những dòng thơ chân tình mới có thể thay thế để tỏ bày mà thôi. Bài thơ “Việt Bắc”
gồm có hai phần, phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần
sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối
với dân tộc. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần đầu của bài thơ. Trích đoạn trên
đề nằm ở phần giữa của đoạn trích “Việt Bắc”, miêu tả vẻ đẹp bức tranh tứ bình cùng
tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi đây.

Trong mạch hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm thời kháng chiến cứ dần dần hiện
lên trong tâm trí nhà thơ trong đó có nỗi nhớ về những ngày tháng cách mạng còn
trong trứng nước, về con người Việt Bắc ân tình, thủy chung và cả những nỗi nhớ về
những trận đánh:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Làm sao quên được cái cảnh càn quét, săn lùng của kẻ thù như một bầy chó săn khát
máu. Đã bao lần chúng tắm nhân dân ta trong những bể máu, trong tiếng kêu khóc
đau thương dậy cả đất trời. Quân giặc tìm mọi cách đàn áp, khủng bố hòng làm nhụt
chí vùng lên tự giải phóng của nhân dân ta. Không chi trong thơ Tố Hữu mà trong
tác phẩm của những nhà thơ khác, bao tiếng thơ ai oán, căm hờn đã nêu bật tội ác
quân xâm lược:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô I
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang.
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống)
Những âm mưu nham hiểm và dã tâm của kẻ thù không thể cản trở lòng yêu quê
hương đât nước của nhân dân ta. Trong giờ khăc quyết định sổ phận của mình, quân
dân ta đã vùng lên. Không chỉ con người mà cả rừng núi cũng chung sức đánh Tây.
Thiên nhiên đất trời Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiên sĩ anh
hùng trong cuộc chiến:
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Những dãy núi trùng điệp dàn trải như thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm che chở
bộ đội, dân quân, du kích,… Núi rừng vừa bao vây quân thù, vừa chở che bộ đội. Núi
rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, trong cuộc kháng chiến
trường kì toàn dân, toàn diện, núi rừng thiên nhiên cũng trở nên có ý chí, có tình
người. Chúng cùng quân dân ta tham gia chiến đấu. Tư thế hiên ngang kiêu hùng
của những vách núi làm cho kẻ thù bất lực. Cái dáng ngay thẳng của tre nứa đầy
dũng khí đâm thẳng lên trời xanh như thách thức kẻ thù. Với nghệ thuật nhân hóa,
Tố Hữu đã biên núi rừng, thiên nhiên thành những người lính anh dũng kiên cường:
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Khung cảnh chiến đấu vừa hào hùng vừa thơ mộng, đất trời bao la chìm trong sương
mù dày đặc. Màn sương ấy như che chở cho quân ta và cản bước quân thù. Cả núi
rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng chung một nhịp đập trái tim. Tât cả đang hướng về
cuộc chiến đấu , hướng về sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương yêu dấu.
Cụm từ “cả chiến khu một lòng” đã nhấn mạnh tình đoàn kết quân dân, sự gắn bó
giữa con người và thiên nhiên. Tất cả bừng lên ngọn lửa căm hờn, ngọn lừa hừng
hực tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Qua câu thơ này, Tố Hữu thế hiện lòng tự
hào trước sức mạnh của dân tộc ta. Khi Tổ quốc, quê hương cần, tất cả thiên nhiên
và con người đều sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh. Sáu câu thơ đã phần nào thể
hiện lòng yêu mến, tự hào và cảm phục của nhà thơ trước mảnh đất và con người
Việt Bắc nói riêng cũng nhân dân Việt Nam nói chung.
Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cùng ý chí quyết chiến quyết thắng đã tạo
nên sức mạnh của nhân dân ta, làm nên những chiến công anh hùng. Hàng loạt
những địa danh được nhắc tới. Mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang. Đây
Phủ Thông, kia đèo Giàng, rồi những trận thủy chiến trên sông Lô… Cuộc kháng
chiến đã nổ ra khắp mọi nơi. Những chiến thắng đó không những trải dài theo chiều
rộng không gian mà còn trải cả trong chiều dài nỗi nhớ. Nhà thơ đặt câu hỏi, nói
đúng hơn là người ở lại hỏi người ra đi: “Ai về ai có nhớ không?”. Người ra đi làm sao
mà quên được những trận đánh, những chiến công ấy bởi trong những vinh quang
đó có máu của đồng đội, bạn bè. Nhớ về những chiến công cũng là tường nhớ về
những người anh hùng đã ngã xuống để hôm nay, đồng đội, bạn bè và con cháu
được sống và được tự hào về thắng lợi, về sức mạnh anh hùng của dân tộc. Bằng
biện pháp liệt kê, nhà thơ đã nhắc lại những chiên công hào hùng của quân và dân
ta. Thật tự hào và đáng trân trọng xiết bao.

Từ những chiến công, trong nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại, những đêm hành
quân thật hùng dũng đã hiện về:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Cả núi rừng, đất trời vang dậy bước hành quân. Thiên nhiên chuyên mình cũng chính
là lúc nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phản công của cuộc kháng chiến. Từng
đoàn quân nối nhau ra tiền tuyến. Trong trái tim họ, những lời thề vang vọng, mãi
thúc giục họ đi lên, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Tất cả những lo toan bề bộn của cuộc sống hằng ngày đều được dẹp lại sau lưng.
Từng dòng chữ trong câu thơ như cũng đang run lên theo nhịp bước quân hành của
những đoàn quân ra trận. Những người chiến sĩ anh hùng cứ tiến lên phía trước, tiến
đến một ngày mai tươi sáng, vẻ đẹp hùng dũng của đoàn quân được tái hiện rất cụ
thể qua phép so sánh: "Đêm đêm rầm rập như là đất rung".
Hình tượng người lính trong đêm hành quân gợi nhớ tới câu thơ của Quang Dũng:
Tây Tiên đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
(Tây Tiến)
Trong bài Tây Tiến, hình ảnh người lính hiện lên hào hùng trong gian khổ. thơ Tô’
Hữu, những khó khăn gian khổ đã phẩn nào được làm mò để nêu bật chân dung của
một đoàn quân dũng mãnh:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Từng đoàn binh “điệp điệp, trùng trùng” tiên đi. Trong họ là cả một bầu dũng khí
Cảnh tượng đoàn quân đông đảo, trùng điệp như những dây núi kế tiếp nhau. Miêu
tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp, trùng trùng”. Có lẽ chẳng
còn từ ngữ nào có thể diễn tả được sức mạnh của đoàn binh hơn thế. Trong đoàn
quân đó có những con người không chi biết cầm súng chiên đấu mà còn có tâm hổn
lãng mạn. Họ làm bạn với trăng sao. Trong đêm tốì, ánh sao soi đường cho các chiến
sĩ, chia sẻ với họ những tâm tư tình cảm. Cảnh thật đẹp và mơ mộng quả, không
gian đang sục sôi bỗng như lặng đi trước một cảnh tượng đậm chất lãng mạn. m
điệu câu thơ trở nên trầm lắng. Hình ảnh “ánh sao đầu súng” không mới. Chính Hữu
đã từng viết: "Đầu súng trăng treo". Song sự chuyến đổi nhịp nhàng giữa hai câu thơ:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng / Ánh sao đầu súng bạn cùng mũi nan” khiến hình
ảnh người lính bỗng đẹp thêm lên. Ở họ có cốt cách của người chiến sĩ và tâm hổn
của người thi sĩ. Họ thật đáng cảm phục biết bao. Trong đêm tối hình ảnh đoàn binh
hiện lên càng rõ nét. Họ làm chủ đất trời, vũ trụ bao la. Đó là những con người anh
hùng của mảnh đất anh hùng. Cùng với bộ đội chủ lực, những đoàn dân công cũng
xung phong ra tiền tuyến:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, mụôn tàn lửa bay.
Anh đuốc bập bùng sáng lên trong đêm tối. Đoàn dân công trên con đường ra trận
được miêu tả thật hùng dũng, hiên ngang. Họ muốn đem tiếng hát của mình, sức lực
của mình góp chung vào sự nghiệp chung của dân tộc. Khắc họa hình tượng những
đoàn dân công, tác giả sử dụng hình ảnh “Bước chân nát đá” cho thấy sức manh của
họ thật phi thường. Muôn tàn lửa bay sau lưng họ như những khó khăn đã bị dẹp lại
phía sau. Đoàn binh và những người dân công là hình ảnh tượng trưng cho quân dân
Việt Nam. Vói sức mạnh phi thường, dân tộc ta đã vượt qua:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
để đón chào tương lai tươi sáng:
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Khó khăn gian khổ như bóng đêm đã khép lại. Trước mắt đoàn quân, ánh đèn pha
bật sáng như niềm tín tưởng vào thắng lợi tất yêu của cuộc kháng chiến và tương lai
tươi sáng của dân tộc. Đoàn quân cứ bước đi trong niềm tin và hi vọng. Toàn bộ tâm
trí và dũng khí của họ đều hướng về tương lai. Có thể nói, câu thơ thế hiện niềm lạc
quan của nhà thơ và cũng là dự cảm về ngày chiến thắng.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc, gợi
nhắc cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa về tình yêu quê hương
đất nước. Mỗi một bộ tranh là một cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ, bắt đầu bằng mùa
đông - mùa của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1946, mùa của những tháng ngày
buổi đầu Cách mạng, chọn mùa đông là mùa khởi điểm cũng vì lí do như thế. Đó là
những buổi đầu cách mạng khó khăn, thử thách. Và rồi được kết lại bằng mùa thu
với những quả chín ngọt ngào, gợi nên những chiến thắng âm vang của trận Điện
Biên máu lửa. Cả đoạn thơ được bao trùm bởi tình cảm nồng thắm của quân dân,
cùng sự hòa quyện giữa cảnh và người, tạo nên một bức tranh sống động, gần gũi
và có hồn.

Chế Lan Viên từng bày tỏ như sau khi nhắc về Tố Hữu: “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt
tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm
và trái tim trần”, trái tim của con người ấy đã mãi rung lên vì những xúc cảm đong
đầy, khắc chạm rõ nét vào vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong những sáng
tác của bản thân. Cụ thể qua đoạn trích bức tranh tứ bình nói riêng hay cả thi phẩm
“Việt Bắc” nói chung, ta sẽ bắt gặp được thiên nhiên và con người Việt Nam trong
thơ Tố Hữu, đẹp trong nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ kháng chiến khi về xuôi.
Nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho ta những vần thơ đẹp về thiên nhiên nhiên và con
người Việt Bắc mà cũng là cảnh trí, con người Việt Nam. Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình
giúp ta cảm nhận thấm thía hơn tình yêu thiên nhiên và con người lao động của tác
giả, trong đó cảnh hòa quyện với người, người làm chủ hoàn cảnh. Cái tôi của nhà
thơ gắn với cái ta chung, thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt
ngào tha thiết. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ đậm đà
tính dân tộc.

Thước phim dài tập về quãng thời gian mười lăm năm với đoạn kết là khúc trường
đoạn đầy hoài niệm, mang âm hưởng của thời đại vẫn sẽ luôn giữ được những giá trị
vẹn nguyên sâu sắc dẫu cho có bị phủ mờ bởi bụi vàng hay có thuận theo dòng chảy
đi tới bất kì khoảng không gian và thời gian nào. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã
nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”, “Cánh chim đầu đàn của thơ ca
Cách mạng Việt Nam” Tố Hữu đã gửi gắm biết bao niềm tin, truyền lại một phần
“tình cảm máu thịt” với thế hệ sau này qua những vần thơ, con chữ về lối sống ân
nghĩa thủy chung son sắt, lòng tự hào về dải đất hình chữ S thân yêu cùng tinh thần
yêu nước, lạc quan, cống hiến hết mình dựng Tổ quốc ngày càng vững mạnh và giàu
đẹp hơn.

You might also like