dấu ấn 3 đô thị lớn qua nghệ thuật ứng xử bản xứ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021)

DẤU ẤN ĐÔ THỊ HÀ NỘI - HUẾ - SÀI GÒN XƯA


QUA NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ BẢN ĐỊA

Ngô Minh Hùng

Trường Đại học Văn Lang

Email: hung.nm@vlu.edu.vn

Ngày nhận bài: 17/6/2021; ngày hoàn thành phản biện: 17/6/2026; ngày duyệt đăng: 22/6/2021

TÓM TẮT

Nhiều năm qua, khái niệm di sản văn hóa (kiến trúc) trong thực tế và nghiên cứu
học thuật được phổ cập tương đối rộng rãi. Ở nước đang phát triển, khi đề cập đến
bảo tồn dấu ấn (trong) đô thị, nhà quản lý đô thị liên tưởng tới công tác trùng tu
một công trình văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng (hay) kiến trúc cổ... Tuy nhiên trong
thực tế, nhiều công trình đã được bảo tồn khá thành công ở Việt Nam; song hình
ảnh, nét đặc trưng của nơi chốn đó dần biến dạng và bị phá vỡ bởi nhiều nguyên
nhân. Vì thế, với cách tiếp cận mới mẻ hơn về nghiên cứu mối quan hệ tương tác
giữa con người với môi trường di sản (vật thể) cho thấy sự cần thiết chuyển dịch tư
duy về nhận diện dấu ấn đô thị trong chính cộng đồng trước quá trình đô thị hóa
mạnh mẽ tại đô thị đại diện vùng-miền như đô thị Hà Nội, Huế và thành phố Hồ
Chí Minh là rất cần thiết. Tìm hiểu thêm về khu 36 phố phường, phố Gia Hội- Chợ
Dinh và Sài Gòn xưa, không những thấy rõ “những dấu ấn nơi chốn” được trải
nghiệm thông qua mối tương tác gìn giữ tiềm ẩn mà còn nắm bắt được quá trình
biến đổi và giải nghĩa sự hình thành cấu trúc liên quan. Bài viết làm rõ một số nền
tảng cốt lõi tạo dựng dấu ấn đô thị bản địa. Đây là cơ sở cho các nhà đô thị tiếp
cận, xây dựng chương trình bảo tồn di sản văn hóa tích hợp với phát triển đô thị
bền vững.

Từ khóa: bảo tồn di sản, đô thị di sản, nơi chốn, nghệ thuật ứng xử.

1. BỐI CẢNH CHUNG

Lịch sử hình thành và phát triển đất nước Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm
trên đặc điểm địa hình, khí hậu phía Bắc, miền Trung và phía Nam tương đối rõ rệt.
Từ thời phong kiến, trước khi nằm dưới sự bảo hộ và cai trị của người Pháp, đất nước
được phân định thành ba vùng địa giới không gian Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ (từ
1861 đến 1945). Tại mỗi vùng, Hà Nội, Huế và Sài Gòn trở thành tâm điểm phát triển
của bộ máy hành chính thuộc địa, để rồi hình ảnh đô thị phương Tây dần xuất hiện

97
Dấu ấn đô thị Hà Nội - Huế - Sài Gòn xưa qua nghệ thuật ứng xử bản địa

làm thay đổi nhiều mặt (văn hóa, xã hội, đời sống, kiến trúc, lối ứng xử giữa phương
Đông-phương Tây, cũ-mới…) tại các khu vực phát triển.

Cho đến ngày nay, đô thị Hà nội, Huế và Sài Gòn xưa được thế giới biết đến
thông qua những dấu ấn riêng, mà ở đó chúng ta biết đến qua những đặc điểm nghệ
thuật, kiến trúc công trình đã tồn tại, được bảo tồn. Tuy nhiên, hình ảnh, nét đặc trưng,
nghệ thuật tổ chức không gian- cấu trúc xung quanh tạo nên dấu ấn đô thị (hay nơi
chốn, "place") dần biến dạng và bị phá vỡ bởi nhiều nguyên nhân (khách quan lẫn chủ
quan).

Với góc nhìn đa chiều tích hợp, dựa trên nền tảng kiến trúc, quy hoạch, bảo tồn
di sản văn hóa (vật thể-phi vật thể), môi trường, ứng xử cộng đồng, nghiên cứu chỉ ra
thêm những dấu ấn, nét đặc trưng, giá trị vật thể- phi vật thể của khu vực lõi đô thị
thành phố Hà nội, Huế và Sài Gòn xưa thông qua “hồn phố cổ” Hà Nội từ không gian
bên ngoài xoáy sâu vào nội tại bên trong con phố, cho đến sự “giao thoa” của vùng đất
Gia Hội-Chợ Dinh cùng với giá trị tiềm ẩn trong hệ di tích đình, đền, chùa, phủ đệ đa
dạng và phong phú. Xuôi về phương Nam, vùng đất của đô thị sông nước- văn hóa
Nam Bộ với lịch sử hình thành ghi dấu ấn của những con người cởi mở, kết đoàn vượt
qua khó khăn, đa dạng văn hóa tạo nên “hồn cốt Sài Gòn”- một “Hòn Ngọc Viễn
Đông”còn mãi đến ngày nay.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Thành phố với nét đặc trưng khu phố cổ Hà Nội
Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến với bề dày lịch sử truyền thống và trải
qua nhiều thăng trầm cùng chiều dài lịch sử đất nước. Những biến đổi về không gian
kiến trúc và đô thị qua các thời kỳ đã phần nào tạo dựng nên cốt cách và lối ứng xử
riêng của người Hà Thành cho tới ngày nay. Lõi không gian đô thị ấy, khu phố cổ Hà
nội, trở thành nền tảng phát triển và mở rộng sau này- là một thành phố Hà Nội quy
mô lớn trên thế giới.
Cho đến nay, nét văn hóa đặc trưng, "hồn vía" của Hà Nội, vẫn thể hiện đậm
sắc nhất tại khu vực Phố cổ- nơi đã tồn tại lâu đời với sức ảnh hưởng lớn, đã minh
chứng "mối quan hệ mật thiết" giữa các thành phần đô thị cổ ấy với người sử dụng
(văn hóa ứng xử).
• Hồn phố cổ
Cái “Hồn” phố cổ đối với bất kỳ ai, cõ lẽ là những gì đang diễn ra: một gánh
hàng rong, một góc phố liêu xiêu, một ngôi nhà cổ còn xót lại đâu đó quanh ta mà ít
nơi còn giữ được. Đó chính là một phần vật chất cơ bản kiến tạo nên “Hồn” phố cổ từ
ngàn đời nay mà cha ông ta gìn giữ cho đến ngày nay. Để hiểu tại sao phần vật chất ấy

98
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021)

lại gắn bó với con người Hà Nội đến như vậy, mà bất kỳ ai đều không muốn xa rời
nó…và nếu phải xa nó đồng nghĩa với những nỗi nhớ da riết- như một sự thiếu hụt
không thể bù đắp bởi mỗi phần vật chất đó (những người hàng xóm, con phố, loài cây,
những chỗ- nơi và âm thanh ở đó ẩn chứa vị ngọt ngào của các món ăn-mà chỉ có
người Hà Nội biết). Từ đâu lại có được điều này? trải qua biết bao thăng trầm của lịch
sử, những biến động của xã hội trong một thời gian dài, với mỗi nơi lại gắn với một
con ngưòi, một sự kiện cụ thể mà cho đến nay điều đó luôn được ghi lại rõ nét qua
từng gốc cây cổ thụ còn xót lại bên các Phố nghề ngày ấy.

Liền kề là những ngôi nhà lúp xúp một rồi hai tầng với ô cửa ra vào rộng mở ở
tầng dưới như chào đón những người khách vào một thế giới bên trong mang đặc
trưng của lối sống truyền thống hoà quyện cách ứng xử nho nhã, thanh lịch của người
Hà Nội. Thời gian và con người đã tạo nên một đặc điểm khó phai đối với mỗi một
người từng sinh ra, lớn lên trong cái khung cảnh ấy. Cho đến nay, cái khung cảnh ấy
vẫn phảng phất ở rất và rất nhiều nơi trong khu phô cổ để rồi nó trở thành cái “thần”,
cốt lõi và xương sống của Hà Nội hôm nay và muôn đời sau.
Với mỗi người Hà Nội, “Hồn” phố cổ thật khác. Hãy thử tản bộ đôi bước trên
từng con phố và nhìn ngắm những hoạt động- đã tạo nên sự chuyển động của phố cổ-
hàng loạt ký ức hiện về từ những hoạt động văn hoá truyền thống, khuôn mặt nhiều
người bạn cùng phố, những trò chơi tinh quái kiểu con nít đã gây không ít phiển toái
cho người xung quanh-để rồi cùng hoà vang tiếng cười của một thời đã xa ấy. Thêm
vài bước nữa, vấp phải viên gạch cũ, gồ ghề không còn nguyên vẹn, mòn vẹt từng góc
trải qua thời gian- lại như thấy những vất vả của người bán hàng xén sớm tối tần tảo
quanh con phố- và cái viên gạch ấy đã gắn bó, chung lưng đấu cật với con người ấy
không quản mưa-nắng đã đem lại niểm tự hào của người Hà Nội mình khi có những
món quà nôit tiếng mà không nơi nào có; cái viên gạch ấy đã cùng họ nuôi dưỡng bao
thế hệ trưởng thành cho đến ngày hôm nay. Và chính nó đã chứng kiến biết bao nhiêu
biến đổi xung quanh của một thời bom đạn chiến tranh, in dấu chân của những người
con đã anh dũng hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương Hà Nội. Chỉ là một viên gạch
nhỏ bé (ít được để ý) đã tự nói lên bao điều khó nói- mà Phố cổ đâu chỉ có thế, hàng
ngàn ngôi nhà, góc phố, và các thể vật chất ấy là hàng ngàn những chứng tích của lịch
sử cho đến tận hôm nay. Và không biết tự bao giờ nó đã ghi sâu vào tâm hồn của
người Hà Nội nói riêng và con người Việt nói chung.

Từ đặc điểm đã ăn sâu vào người Hà Nội, phố cổ ngày nay (tuy không còn như
xưa) đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chúng ta như một đô thị cổ ẩn
chứa nhiều hình ảnh một thời hào hùng đã qua - với lối sống, hoạt động văn hoá- tín
ngưõng, âm thanh và những sự chuyển mình hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

99
Dấu ấn đô thị Hà Nội - Huế - Sài Gòn xưa qua nghệ thuật ứng xử bản địa

• Đặc điểm ứng xử riêng ở Hà Nội phố


Nghiên cứu về bảo tồn di sản, cụ thể đối với không gian ô phố, con phố bắt đầu
bằng chữ "Hàng", đã giúp chúng ta đi sâu vào "ứng xử của con người đối với nơi chốn
qua hiện tượng xã hội" nhằm khám phá ý nghĩa của nơi chốn (mặt vật thể), xem xét
khả năng hành động của người sử dụng với các thành phần kiến trúc tạo nên không
gian riêng (chuyên) biệt. Quan sát cho thấy hoạt động văn hóa - xã hội phong phú bắt
nguồn từ chính những cấu trúc đa dạng (từ bố cục, trật tự sắp xếp, vật liệu và màu
sắc...) của không gian đó, cho thấy các hình thức ứng xử xã hội trong môi trường di sản
dần điển hình hóa thông qua 2 loại hình không gian: thứ nhất, không gian đô thị hướng
ra phía ngoài công trình di sản và phục vụ chung cho công đồng (được xem như:
không gian đô thị di sản bên ngoài); kế đến, không gian di sản mà một số hộ gia đình
gắn liền và chia sẻ sử dụng cho các mục đích khác nhau theo chiều hướng nội/vào bên
trong khuôn viên/ cụm công trình di sản cụ thể (ví như là: không gian đô thị di sản
chia sẻ) của các hộ gia đình nhất định, đã và đang tồn tại trong khu phố cổ Hà Nội hiện
nay. Cụ thể hơn được nêu như sau:
• Không gian đô thị di sản bên ngoài
o Hình thái ứng xử giao tiếp xã hội
o Hoạt động giao thương
o Hình thái hoạt động giao thương phân tán hướng ngoại
o Hoạt động của chính quyền đô thị đối với di sản vật thể

o Hình thức dừng- đỗ


o Hình thức chiếm dụng/ hoạt động buôn bán tạm thời
o Hình thức di chuyển bộ hành

• Không gian đô thị di sản chia sẻ


o Hình thái ứng xử theo chiều sâu
o Hành vi tích trữ

o Lối sống nông thôn


Thông qua những hình thái - hình thức - hoạt động, mối quan hệ tương hỗ tiềm
năng của người sử dụng thành phần di sản sẽ phản ánh mức độ quan hệ tương quan
mật thiết của họ đối với nơi chốn. Quan trọng hơn hết, ở đó - tồn tại những hành vi
ứng xử có lợi cho các hoạt động bảo tồn, đặc biệt đối với các thành phần di sản (kiến
trúc và đô thị). Bản chất các hành động đó biến chuyển linh hoạt, tương đồng từ nơi
này sang nơi khác. Từ những phân tích mối tương tác giữa người sử dụng với các
thành phần đô thị cổ trong môi trường đặc trưng đã nêu ra vấn đề cần có sự thay đổi

100
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021)

về nhận thức và tư duy đối với (chính quyền) nhà quản lý đô thị nói chung và quy
hoạch bảo tồn nói riêng. Trên cơ sở một số điểm chung về truyền thống văn hóa người
Việt, phố cổ trong thành phố Huế sẽ cho thấy cách tiếp cận tập trung hơn vào hệ di tích
vật thể bên dưới.
2.2. Thành phố Huế từ góc nhìn Phố cổ Gia Hội- Chợ Dinh,

Gia Hội - Chợ Dinh đã trở thành vùng đất “giao thoa” giai đoạn lịch sử TK18 -
19 sau khi phố cổ Bao Vinh, thương cảng Thanh Hà lụi tàn vào cuối TK17. Cho nên,
bảo tồn đô thị cổ này góp phần ghi lại những dấu ấn lịch sử hình thành, phát triển của
vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, đồng thời khai thác hiệu quả những giá trị "vật
thể - phi vật thể" theo phương pháp khoa học sẽ làm động lực phát triển kinh tế - xã
hội và công nghiệp du lịch trong giai đoạn mới của đất nước.

Thực tế cho thấy, phần lớn các di tích đều đang bị xâm hại và bê tông hoá do
các yếu tố khách quan và chủ quan đang đánh mất dần giá trị vốn có tích tụ qua các
giai đoạn chuyển mình của vùng Thuận Hóa - Phú Xuân. Trong đó các cấu kiện và các
loại vật liệu xây dựng đã tồn tại quá niên hạn, hầu hết trên trăm tuổi nên hư hỏng
nhiều và hiện nay mái, kết cấu, mặt tiền, các chi tiết kiến trúc, v.v… dần bị thay thế
bằng các loại vật liệu kém chất lượng, rẻ tiền làm giảm thẩm mỹ kiến trúc, giá trị tâm
linh, chất lượng và sự vĩnh cửu của số công trình đó. Số lượng di tích hiện có lên tới cả
trăm công trình được chia thành bốn đối tượng: (1) Đình - Đền - Chùa; (2) Phủ đệ; (3)
Công trình kiến trúc cổ truyền thống; (4) Dinh thự nhà vườn Huế, tập trung chủ yếu
trên hai phường Phú Cát và Phú Hiệp. Nguyên nhân phá hoại di tích rất đa dạng, dưới
nhiều hình thức và ở mức độ khác nhau theo ba hướng hư hỏng từ: (i) trên xuống
dưới; (ii) trong ra ngoài và (iii) hạ tầng kỹ thuật thấp kém.
• Bảo tồn những giá trị "vật thể"
Từ kinh nghiệm về bảo tồn các di sản thế giới ở Việt Nam và thế giới cùng các
tác nhân hủy hoại di tích ở Gia Hội -Chợ Dinh, thì định hướng tu bổ di tích từ top -
down (theo mặt đứng công trình) rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao bởi khả năng
làm tăng tuổi thọ công trình về kết cấu, thành phần cấu tạo và các chi tiết kiến trúc
theo nguyên gốc ban đầu.

Hơn nữa, nguyên tắc cơ bản của xu hướng này luôn được gắn kết với từng đối
tượng cụ thể, tương thích với hình thức sở hữu phức tạp và cụ thể là: (i) duy trì tối đa;
(ii) khôi phục hợp lý và (iii) tiến hành chỉnh trang một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm phát
huy tối đa yếu tố chân- xác thực của di tích và đem lại những giá trị văn hóa - lịch sử
trong không gian cổ kính hòa hợp với không khí thành phố đang phát triển.
• Bảo tồn những giá trị "phi vật thể"
Là một phần không thể thiếu trong công tác bảo tồn bởi nó đem lại không gian
truyền thống bằng việc khôi phục các hoạt động đặc sắc của cộng đồng hoà quyện vào

101
Dấu ấn đô thị Hà Nội - Huế - Sài Gòn xưa qua nghệ thuật ứng xử bản địa

tiến trình phát triển đô thị cổ. Những giá trị ấy được chuyển tải qua các sinh hoạt lễ hội
và sản phẩm truyền thống ông cha để lại. Ở đây, các sản phẩm truyền thống (châm
nón, mộc, mây tre đan, nghệ thuật ẩm thực) là yếu tố quan trọng duy trì bản sắc dân
tộc, đồng thời phát triển kinh tế hộ gia đình (informal sector) và đặc biệt là khả năng
truyền bá thông tin, văn hoá, tín ngưỡng khu vực tới các dân tộc muôn phương. Điều
lo ngại bắt nguồn từ tiến trình hiện đại hóa đã xóa nhòa nhiều giá trị "phi vật thể" bởi
quá trình "lôi kéo - thúc đẩy" diễn ra mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn. Việc khôi
phục lại các ngành nghề truyền thống thất truyền thực sự cần thiết và cấp bách. Khác
với Huế, một Sài Gòn xưa với nhiều đặc điểm là kết tinh của một quá trình ứng xử lâu
dài của cộng đồng với hình thái đô thị được duy trì và phảng phất cho đến ngày nay.
2.3. Sài Gòn xưa (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)

Đô thị Sài Gòn với hơn 320 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di
sản kiến trúc đồ sộ và quý giá phản ánh giai đoạn hình thành và phát triển, đặc biệt
trong không gian của một đô thị sông nước - văn hóa Nam Bộ độc đáo. Theo dòng lịch
sử, Sài Gòn hình thành trên vùng đất hoang sơ được chuyển đổi và cải tạo bởi người
Khơ-me, để rồi trở thành vùng đất trù phú trên các khu vực đất cao. Sau đó, người Việt
đến mở rộng phạm vi và khai khẩn xuống phía Nam vào cuối TK 16 và đầu TK 17. Từ
khi hai trạm thuế quan được lập tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé),
nơi đây đã cư tụ thêm nhiều thành phần (nông dân, người giàu- nghèo, tù nhân, quan
quân…) người Việt từ miền Trung đến để: (1) sinh sống- làm ăn- buôn bán; (2) tránh
những hà khắc phong kiến và; (3) những cuộc tranh giành nội bộ. Nhiều người di cư
đến đây đều có điểm chung “thích” đương đầu với thử thách để kiến tạo cuộc sống
mới; cũng như, làm giàu trên khu vực được khai khẩn. Khi kết tạo thành nhóm, họ làm
việc và giúp đỡ nhau với tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” trong mọi hoạt động. Cho
nên, họ (được xem như người Sài Gòn gốc) là những con người cởi mở và đoàn kết
vượt qua khó khăn.

Sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đặt chân tới vùng đất này năm 1698 và
lập ra phủ Gia Định, những giao thoa và tiếp biến văn hóa dưới triều Nguyễn tạo nên
một Sài Gòn đặc trưng bản địa. Thêm nữa, cộng đồng duy trì nguyên tắc “bán anh em
xa, mua láng giềng gần” (hay) “làm chơi ăn thật” và “cứ làm” để mang lại cuộc sống
tốt đẹp hơn. Nhìn chung, những người bản địa luôn năng động, sáng tạo và cởi mở,
thực tế và có cách ăn nói khá tự do.

Từ đó về sau, nhiều thế hệ người Sài Gòn vẫn luôn gìn giữ trong mình tình cảm
yêu mến không gian cảnh quan đô thị và công trình kiến trúc Việt – Pháp - Ấn - Trung
với thành phần kiến tạo nơi chốn cụ thể cho dù nhiều thứ đã đổi thay. Với Sài Gòn,
một số công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu như: dinh Norodom xưa (nay là dinh Độc
Lập), dinh Xã Tây- Hotel de Ville (này là trụ sở UBND Tp. HCM), tòa án Nhân dân
thành phố; dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay bảo tàng); bưu điện trung tâm, chùa Giác

102
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021)

Lâm, chùa Ông và chợ Lớn v.v… là nơi lưu giữ đầy ắp kỷ niệm trong ký ức họ với
nhiều câu chuyện thú vị khó phai. Hơn nữa, nhiều công trình tín ngưỡng (nhà thờ Đức
Bà), văn hóa (nhà hát thành phố, Nouveau Theatre), giáo dục (trường Lê Quý Đôn,
Chasseloup Laubac; trường Nguyễn Thị Minh Khai) và bệnh viện (Nhi đồng 2, từng là
bệnh viện quân đội Pháp) đang nắm giữ một phần hơi thở - “hồn cốt của Sài Gòn”.
Thú vị hơn, nhiều chi tiết của Sài Gòn còn lưu tụ tại góc không gian cụ thể. Một vài nơi
như thế vẫn thường được nhắc đến một cách nuối tiếc.
o Trung tâm thương mại Eden, góc Đồng Khởi và Lê Lợi - nơi có rạp chiếu
phim hiện đại, cửa hàng cà phê Tây và cung cấp thông tin nóng thời cuộc trong thời kỳ
Việt Nam cộng hòa. Nay đã mất một cách đáng tiếc!
o Trung tâm thương mại Tax, xây dựng năm 1880 tại ngã tư Nguyễn Huệ và
Lê Lợi- từng là nơi bán hàng hóa tiêu dùng có tiếng Sài Thành và tồn tại 134 năm.
o Tòa nhà Crystal palace- nơi chốn dành cho các thế hệ nghệ sỹ, tại góc
đường Lê Lợi- Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Trương Công Định và Lê Thánh Tôn, đã không
còn tồn tại nữa.
o Hàng cây cổ thụ di sản trước nhà hát thành phố và dọc đường Tôn Đức
Thắng.
Tiếp đến, các chợ truyền thống là những hình ảnh thân thuộc với cộng đồng.
Ngôi chợ mang dấu ấn quan trọng nhất đó là chợ Bến Thành được xây dựng năm 1914
bởi chính quyền thuộc địa (hay) chợ Lớn xưa (nay là chợ Bình Tây, tên gọi khác: chợ
Lớn mới). Ngoài ra, hình ảnh thành phố được “ký ức hóa” qua hệ cây xanh- mặt nước
xưa như: kênh Cây Cầm, Chợ Vải, rạch Thị Nghè, Cầu Sấu, bến Nghé (Chinois), Xóm
Dầu ở Sài Gòn. Còn ở Chợ Lớn, đó là rạch Chợ Lớn, Lò Gốm và Ông Bưởng; kênh Tàu
Hũ, Hàng Bàng v.v..
Thật tiếc khi nguồn di sản kiến trúc, trong bối cảnh phát triển đô thị mạnh mẽ
của Tp. HCM như hiện nay, đã dần bị thay thế. Một trong những khiếm khuyết, qua
nghiên cứu, cho thấy đó chính là tìm hiểu và làm rõ ngôn ngữ đô thị và thành phần
"không gian, cấu trúc và đối tượng gốc" của Sài Gòn xưa - một mô hình thu nhỏ hoàn
hảo về tổ chức đô thị "thượng lưu" và "quân sự phòng thủ" (Ngô Minh Hùng và Logan,
2015) của Paris (Pháp) dưới thời Napoleon đệ tam.
Tuy nhiên, trước áp lực phát triển của đô thị sau thời kỳ thuộc địa, thống nhất,
hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mà chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc vốn có
cùng với thành phần đô thị "hàm chứa nhiều ngữ nghĩa" của "Hòn Ngọc Viễn Đông"
một thời mà người Pháp đã để lại. Do đó, hình ảnh "Paris của Phương Đông" đã lui
dần vào quá khứ và sớm lãng quên nếu Thành phố tiếp tục thiếu đi những kế hoạch
bảo tồn khẩn thiết những nguồn di sản còn xót lại.

103
Dấu ấn đô thị Hà Nội - Huế - Sài Gòn xưa qua nghệ thuật ứng xử bản địa

Nhìn chung, nét đặc trưng khu phố cổ Hà Nội được bộc bạch thông qua phương pháp
nghiên cứu khoa học, khai mở các giá trị thẩm thấu trong cộng đồng, dân phố cổ gắn với nơi
chốn (công trình, không gian đô thị di sản bên ngoài, chia sẻ và các hình thái riêng khu vực) và
hình ảnh đặc trưng của từng con đường, góc phố khu 36 phố phường. Xa hơn tới vùng đất giao
thoa Gia Hội-Chợ Dinh (thành phố Huế), hệ di tích trong phạm vi nghiên cứu này đang đòi hỏi
những hướng tu bổ di tích (top - down, bottom - up, hỗn hợp) nhằm bảo tồn những giá trị “vật
thể - phi vật thể” và phát huy giá trị vốn có của khu vực ngày càng bền vững hơn. Trước quá
trình đô thị hóa, đô thị Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) vẫn nắm giữ hơi thở mang đậm chất,
hồn cốt Sài thành với những nơi chốn một thời gắn liền với cộng đồng (trung tâm thương mại
Eden, tòa nhà Crystal Palace, thương xá Tax…) và rất cần kế hoạch bảo tồn và phát triển đối
với quỹ di sản văn hóa Thành phố giai đoạn CMCN 4.0 và chuyển đổi số.

3. THAY CHO LỜI KẾT


Qua nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản đô thị và kiến trúc trong và ngoài
nước cho thấy sự cần thiết chuyển dịch về tư duy hướng tới đô thị di sản trước quá
trình đô thị hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ tại thành phố Hà Nội, Huế và Hồ Chí Minh.
Những tương tác qua lại trong khu Phố cổ Hà Nội, nhân tố tiềm năng trong đô thị cổ
Gia Hội- Chợ Dinh và bản chất ngữ nghĩa, dấu ấn đô thị "bị lãng quên" của Sài Gòn
xưa dần được đúc rút làm tiền đề tạo dựng lại nét đặc trưng của các đô thị. Do đó, đây
là cơ sở cho các nhà quy hoạch - quản lý đô thị và khoa học - bảo tồn tiếp cận, xây
dựng chương trình bảo tồn di sản văn hóa tích hợp với phát triển đô thị; đồng thời,
sớm hòa nhập môi trường quốc tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] . Ahmad Y (2006). The scope and definitions of heritage: from tangible to intangible. Heritage
studies, Vol. 12, No.3, May 2006.
[2] . CAND (2012). Chậm trễ bảo tồn di sản kiến trúc đô thị bị xâm hại. Cong An Nhan Dan Online,
Website: http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2012/12/187666.cand.
[3] . Ngô Minh Hùng (2014). Bảo tồn môi trường Di sản. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM,
ISBN: 978-604-73-2087-5.
[4] . Ngô Minh Hùng và Logan (2015). Re-identifying Ho Chi Minh City’s Heritage Resources In
the Context of Vietnam’s Transformation, ICAS9, Adelaide, Australia.
[5] . Ngô Minh Hùng (2006). Comprehensive written examination paper, National University of
Singapore. Singapore.
[6] . Nguyễn Bảo (2015). TP. HCM vào top 10 thành phố năng động nhất thế giới. Cổng thông tin
điện tử Chính Phủ Thành phố Hồ Chí Minh. Internet: http://tphcm.chinhphu.vn/tphcm-vao-
top-10-thanh-pho-nang-dong-nhat-the-gioi

104
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021)

[7] . Jokilehto J (1999). A Century of Heritage Conservation. In: Journal of Architectural


Conservation. No.3, November 1999. United Kingdom.
[8] . Paddi (2015). Vietnam maps online, Website: http://virtual-saigon.net.
[9] . Powell P (2005). Towards an underlying principle of cultural heritage. In: Conservation of
Urban Form and Space. Singapore.
[10] . SGTT (2012). Hội thảo di sản kiến trúc đô thị. Saigon Tiep Thi Online, Internet:
http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/174184/Hoi-thao-di-san-kien-truc-do-thi.html.
[11] . TNO (2012). Di sản đô thị TP. HCM đang bị xâm hại, Thanh Nien Online. Website:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121214/di-san-do-thi-tp-hcm-dang-bi-xam-
hai.aspx.
[12] . Trần Lan Anh (2004). Study on Urban conservation and Development Methodology for the City
of Hanoi, University of Tokyo. Japan.
[13] . Tú Anh (2016), Dân số Hà Nội đạt 7.558.965 người, Đại biểu nhân dân TP Hà Nội Online.
Website: http://www.dbndhanoi.gov.vn.

105
Dấu ấn đô thị Hà Nội - Huế - Sài Gòn xưa qua nghệ thuật ứng xử bản địa

TRACE OF OLD HANOI - HUE – SAIGON


THROUGH INDIGENOUS BEHAVIOR-ARTS

Ngo Minh Hung

Van Lang University

Email: hung.nm@vlu.edu.vn

ABSTRACT

Over the years, the concept of cultural heritage (architecture) is widely practiced in
reality and academic researches . In developing countries, urban managers have
paid more attention on restoring a cultural, historical, religious relic (or) an old
architectural building when dealing with trace preservation in the urban context.
As a matter of fact, many constructions have been successfully conserved in
Vietnam. In parallel, the image and unique characteristics of those places are
gradually being distorted and destructed due to various reasons. Moreover,
studying affordances between users and physical heritage environment figures out
awareness transition of recognizing cities’ trace is really necessary within the
community under strong urbanization process in Hanoi, Hue and HCMC
respectively. Further understanding of 36 Old Streets quarter, ancient Gia Hoi-Cho
Ding and old Saigon, not only clearly indicates “the place’s trace” via practical
experience of hidden conservational activities but also grasping such changing
process and interpretation of its city structure. The paper aims to clarify such
fundamental foundation making a trace of local city. This is the ground for urban
managers to be approachable, build conservation program on cultural heritage,
which is integrated into sustainable city development accordingly.

Keywords: city heritage, cultural heritage preservation, heritage city, place.

Ngô Minh Hùng sinh năm 1975 tại Hà Nội. Ông hoàn thành chương trình
Post-Doc tại Đại học Deakin (Úc, 2015), Tiến sĩ khoa học tại Đại học Quốc
gia Singapore (2009), Thạc sĩ khoa học tại Học viện Công nghệ Châu Á
(AIT) Thái Lan (2001) và Kiến trúc tại Đại học Xây dựng Hà Nội (1997).
Hiện nay ông công tác tại Trường Đại học Văn Lang.

Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo tồn Di sản văn hóa, Môi trường, Kiến trúc và
Quy hoạch

106

You might also like