Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI HỌC STEM: CÂY CẦU TRE, MÂY, SONG

Lớp 5 Thời lượng: 2 tiết


Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung bài: Tre, mây, song
Môn Khoa học (HDH Khoa học 5)
Mô tả nội dung bài học:
Biết được đặc điểm của cây tre, mây, song. Các đồ dùng vật dụng được
làm từ tre, mây, song. Cách bảo quản các đồ dùng, vật dụng được làm bằng
tre, mây, song.
Vận dụng đặc điểm của tre, mây, song để thiết kế một cây cầu.
Nêu được và liên hệ được vào cuộc sống, đưa mục tiêu và ước mơ cho
tương lai.
Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM Cây cầu tre, mây,
song học sinh sẽ sử dụng các vật liệu phù hợp để tạo ra một cây cầu đơn giản
bằng tre, mây song với các vật liệu dễ kiếm, dễ tìm. Cầu tre, mây, song phải
thể hiện được đặc điểm và ứng dụng của tre, mây song trong cuộc sống.
I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)
– Nêu được đặc điểm của cây tre, mây, song. Các đồ dùng, vật dụng thường được
làm bằng tre, mây, song. Cách bảo quản các đồ dung, vật dụng được làm từ mây,
tre, song
– Vẽ, thiết kế được cây cầu.
– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.
– Thực hành làm được sản phẩm là mô hình cây cầu tre, mây, song.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.
– Trao ước mơ: Nhà thiết kế xây dựng, cây cầu tương lai,…
Môn học Yêu cầu cần đạt
- HS kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song
Môn
- HS nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song
học chủ Khoa học
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song
đạo
và cách bảo quản chúng.
Môn – Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
học hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật… thông
tích qua việc tạo khối ghép cây cầu.
hợp Toán học – Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị
đo là cm.
– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt,
ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.
Mĩ thuật – Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.
– Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm.
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử
dụng.
- Thực hành lắp ghép các chi tiết để tạo thành cây cầu.
Kĩ thuật - Biết cách sử dụng các dụng cụ phù hợp.
- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

II. Đồ dùng dạy học


1. Chuẩn bị của giáo viên
– Các phiếu học tập và phiếu đánh giá
– Dụng cụ và vật liệu chuẩn bị cho học sinh

STT Thiết bị/ học liệu Số lượng Hình ảnh

Keo dán: Keo nến, keo 502,


1 4 lọ

2 Dao hoặc kéo 4 cái

Giây thép nhỏ hoặc giây dù,


3 1 bộ/nhóm
chỉ

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 học sinh)


STT Thiết bị/dụng cụ Số lượng Hình ảnh

1 Thước kẻ 1 cái

2 Kéo thủ công 1 cái


3 Hộp bút (lông) màu 1 hộp

4. Giấy màu 1 tập

Tre, mây, song hoặc


các đồ dung làm
bằng tre, mây song
5 Tuỳ thuộc vào HS
đã qua sử dụng
như: đũa tre dung 1
lần, tăm tre,…

6 Đồ dung trang trí khác.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu


1. Hoạt động 1.
a) Khởi động. (Thẻ TCTV số 13) “Bắt lấy và nói”: Kể tên những đồ
dùng làm bằng tre, mây, song
- GV dẫn dắt vào bài học STEM
- GV ghi đầu bài, HS ghi vở.
b) Giao nhiệm vụ: Làm được cây cầu bằng tre
- Chúng ta cùng nhau thực hành tự thiết kế và làm 1 sản phẩm từ tre, mây,
song, sản phẩm mang tên Cây cầu tre, mây, song.
GV nêu vấn đề: Trong gia đình thường có rất nhiều đồ dùng, vật dụng được
làm từ tre, mây, song. Hôm nay chúng ta cùng nhau học bài STEM để hiểu rõ
hơn đặc điểm và công dụng của các loài cây này. Qua bài học này lớp mình sẽ
cùng nhau làm “Cây cầu tre, mây, song” để thể hiện rõ đặc điểm và công dụng
của tre, mây, song.
- GV: Cây cầu tre mây song sẽ cần những tiêu chí sau:
+ Cây cầu chắc chắn
+ Tự đứng vững được trên nền phẳng
+ Thiết kế đẹp mắt.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
2.1 Một số đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
Giáo viên cho học sinh quan sát 3 bức tranh và trả lời câu hỏi:
+Đây là cây gì? Chúng ta thường thấy nó ở đâu?

Hình 1. Hình 2 Hình 3


+ GV chốt: Hình 1 chính là cây tre, hình 2,3 là cây mây và cây song.
3 loại cây này rất quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là cây tre.
- GV cho các nhóm quan sát tranh, cầm, nắm, bẻ, kéo giãn,… từng khúc tre,
mây, song đã chuẩn bị
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện trả lời vào PBT
- Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu bài tập.
Loài cây Đặc điểm, tính chất
Tre

Mây, song

- GV quan sát, phỏng vấn một số thành viên trong nhóm.


- GV phỏng vấn trước lớp:
+Cây tre, mây, song có hình dáng như thế nào?
+ Chiều cao, dài của các loài cây này?
+ Các đặc điểm trên thân?
+ Một số đặc điểm khác:…
=> GV chốt:
Loài cây Đặc điểm, tính chất
Tre - Mọc thành bụi, cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m thân
rỗng, gồm nhiều đốt thẳng.
- Cứng, có tính đàn hồi.
Mây, song - Mọc thành bụi,cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh.
- Có loài dài đến hàng trăm mét.
* GV cho học sinh xem vi deo giới thiệu về nghề đan lát và cách bảo quàn
(https://www.youtube.com/watch?v=IGsxAd-yVhQ)
- GV hỏi : Để đồ dung từ tre, mây, song, đồ dùng đan lát đan lát đc bền,
người ta đã làm như thế nào?
GV chốt:
+ Tre được sử dụng rộng rãi để làm nhà, nông cụ, đồ dung trong gia đình, đồ
mĩ nghệ, nhạc cụ,…
+ Mây, song được dùng để đan lát, đồ mĩ nghệ, bàn, ghế,…Tre, mây, song là
vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa
dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây,
song thường chọn lọc và phơi rất kĩ hoặc được sơn dầu để bảo quản, chống mốc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia
sẻ)
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- GV mô phỏng về sản phẩm “Cây cầu tre, mây, song”

- GV lưu ý trước khi chế tạo: Cầy cầu phải chắc chắn, bền, đẹp mắt, thân
thiện.
* HS vẽ phác thảo mô hình trên giấy.
- Các nhóm trình bày bản thiết kế.
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
* GV cho hs xem một số hình ảnh minh hoạ
- Dựa vào gợi ý chúng ta sẽ cùng nhau làm cây cầu tre, mây, song theo bản
thiết kế của nhóm mình. Để làm ra sản phẩm chúng ta cần những vật liệu gì?
(tre, mây, song, keo, kéo, dao, giây buộc, đồ trang trí,…)
- GV lưu ý các tiêu chí:
+Tiêu chí 1: Cây cầu phải chắc chắn, đứng vững, bền.
+Tiêu chí 2: Sử dụng những vật liệu dễ tìm, tiết kiệm.
+Tiêu chí 3: Đẹp mắt.
b) Chế tạo sản phẩm, đánh giá.
- HS thực hành chế tạo sản phẩm.
- HS so sánh sản phẩm với bản vẽ, điều chỉnh cho phù hợp.
- Đánh giá sản phẩm của nhóm mình, so sánh với tiêu chí.
c) Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh:

- Các nhóm trình bày sản phẩm


- Đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Bình chọn sản phẩm đẹp nhất, phù hợp với tiêu chí nhất.
=> Vận dụng, trao ước mơ:
* Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm, em có cảm nhận gì?
* Để tạo ra một sản phẩm thật, em sẽ cải tiến gì để sản phẩm của mình
hoàn hảo hơn?
* Sau khi tạo ra sản phẩm, em có mong muốn gì cho tương lai?
=> Để kết thúc bài học, GV cho học sinh xem video bài hát “Tre xanh việt
nam”
- Qua bài hát GV nhắc lại các đặc điểm của mây tre song, công dụng và cách
bảo quản. Qua đó mở rộng cho học sinh tình yêu cây xanh, yêu môi trường, yêu
quê hương đất nước.
IV. Phụ lục
1. Phiếu đánh giá sản phẩm:
TT Tiêu chí Mức độ
Tốt Đạt Chưa đạt
1 Cây cầu chắc chắn, đứng
vững, bền
2 Sử dụng những vật liệu dễ
tìm, tiết kiệm
3 Đẹp mắt.
2. Phiếu đánh giá làm việc nhóm:
Mức độ
TT Tiêu chí
Tốt Đạt Chưa đạt
1 Phân công nhiệm vụ các thành
viên cụ thể, hợp lí.
2 Các thành viên trong nhóm hợp
tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn
thành nhiệm vụ chung.
3 Nhóm làm sản phẩm đạt yêu
cầu, đúng thời gian.

You might also like