Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 1

HỌC KÌ SUMMER 2024


Môn học: LIT003_HD_K19

I. GIỚI HẠN
1. Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Vũ Trọng Phụng)
2. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
3. Tây Tiến (Quang Dũng)
4. Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
5. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA


1. Trắc nghiệm EOS trên máy hoặc trên giấy.
2. Thời gian: 30 phút.
3. Số câu: 25 câu.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( tham khảo)
Câu 1: Đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) thuộc chương thứ mấy của tác
phẩm?
A. Chương XVIII.
B. Chương XIX.
C. Chương XX.
D. Chương XXI.
Câu 2: Đáp án nào đúng về ý nghĩa nhan đề đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc (trích Số đỏ – Vũ Trọng
Phụng)?
A. Vừa gợi sự tò mò về hành động “cứu quốc” cao cả của Xuân tóc đỏ, vừa thể hiện thái độ mỉa mai,
châm biếm của tác giả với xã hội thực dân thành thị ở nước ta lúc bấy giờ.
B. Ca ngợi công lao của Xuân tóc đỏ, Xuân dám hi sinh danh dự cá nhân vì một mục đích cao đẹp.
Qua đó thể hiện thái độ tôn trọng, tôn sùng của tác giả dành cho nhân vật của mình.
C. Phê phán hành động giả vờ thua của Xuân tóc đỏ là đi ngược với tinh thần thể thao.
D. Khích lệ, động viên mọi người học tập theo Xuân tóc đỏ. Với sự nỗ lực không ngừng, Xuân từ một
người có vị trí xã hội thấp đã vươn lên vị trí cao trong xã hội.
Câu 3: Đáp án nào đúng về đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn sau: “Người ta đồn rằng có rất nhiều người
hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự
tử dần dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh, hút vào phổi.” (trích Xuân tóc đỏ cứu quốc – Vũ
Trọng Phụng)?
A. Đoạn văn sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh, giọng điệu trần thuật trang trọng, qua đó nhà văn
muốn thể hiện thái độ lên án đối với những phong trào thể thao vô nghĩa lúc bấy giờ.
B. Đoạn văn sử dụng lối nói mỉa, giọng điệu trần thuật đậm chất trào phúng tạo nên sắc thái cợt nhả,
châm chọc.
C. Đoạn văn vạch trần sự lai căng, kệch cỡm, nhố nhăng, lố bịch của xã hội thành thị Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945.
D. Đoạn văn sử dụng lối nói nhại tạo nên tiếng cười hài hước, đậm tính giải trí.
Câu 4: Phản ứng của đám đông quần chúng trong đoạn văn sau đã thể hiện điều gì: “Mấy nghìn người bị
gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta “phải
thế nào” người ta mới dám ngôn luận tự do như thế! Cho nên Xuân tóc đỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ
tay của nhân dân ran lên như mưa rào!” (trích Xuân tóc đỏ cứu quốc – Vũ Trọng Phụng)?
A. Dân chúng cảm phục trước tài năng quần vợt của Xuân tóc đỏ. Họ không ngờ rằng Xuân có thể
dành chiến thắng trước quán quân quần vợt nước Xiêm.
B. Dân chúng chỉ là những con cờ trong một màn kịch. Họ bị đánh lừa bởi lời lẽ bịp bợm của Xuân
tóc đỏ mà quên mất liêm sỉ của bản thân và đất nước.
C. Xuân tóc đỏ rất có tài diễn thuyết trước đám đông, lời lẽ của hắn đánh trúng vào tâm lí của họ. Mặt
khác trong bài diễn thuyết của Xuân tóc đỏ lại thể hiện rõ sự hiểu biết về chính trị của hắn.
D. Đám đông dân chúng đã bị mua chuộc bởi gia đình ông Văn Minh và Xuân tóc đỏ nên họ mới có
phản ứng như vậy.
Câu 5: Đáp án nào đúng về tác dụng của phần nằm trong dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau: “Đằng sau
nhà vua, một viên quan hầu Đức và một viên quan hầu Nhật tỏ rằng nước Xiêm đương tiến bộ trên đường
tự lập. Việc nhà tài tử Luang Brabahol cũng ngồi sau đấy (quán quân quần vợt Xiêm La) tỏ rằng đấng
thiếu quân của đất nước triệu tượng cũng sẵn lòng khuyến miễn thể thao”. (trích Xuân tóc đỏ cứu quốc –
Vũ Trọng Phụng)
A. Giải thích, bổ sung thông tin cho đối tượng được nói đến trước đó là tài tử Luang Brabahol.
B. Nhấn mạnh, khẳng định thông tin nhà tài tử Luang Brabahol là quán quân quần vợt Xiêm La.
C. Phủ nhận thông tin nhà tài tử Luang Brabahol là quán quân quần vợt Xiêm La.
D. Lí giải việc tại sao nhà tài tử Luang Brabahol lại có mặt trong cuộc thi đấu quần vợt có mặt Xuân
tóc đỏ.
Câu 6: Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống lại
kí ức chiến tranh của Kiên?
A. Trời mưa sấm chớp, tiếng cãi vã của hàng xóm.
B. Tình cờ gặp lại người bạn cũ từng chung đơn vị bộ đội.
C. Đêm lạnh giá, rượu và tiếng nhạc du dương.
D. Đêm lạnh giá, màn mưa mỏng, bầu không khí xanh xám, gió đông bắc của hiện tại.
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là gì?
A. Biểu cảm.
B. Nghị luận.
C. Thuyết minh.
D. Tự sự.
Câu 8: Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ 2.
B. Ngôi thứ 3.
C. Ngôi kể đan xen.
D. Ngôi kể thứ nhất.
Câu 9: Nhân vật chính trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là ai?
A. Phương.
B. Hòa .
C. Kiên.
D. Nhân vật tôi - người kể chuyện.
Câu 10: Ở tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), trong hồi ức của Kiên, chiến tranh được hiện lên
với “khuôn mặt” như thế nào?
A. Đầy đau đớn, khó khăn và mất mát bởi chiến tranh là đầy bạo lực, cô đơn và tuyệt vọng; con người
phải đối mặt với sự khốn khổ và mất mát hàng ngày.
B. Ghê rợn bởi tiếng súng, tiếng bom đạn trở thành âm thanh quen thuộc khiến tác giả ám ảnh tới tận
sau này.
C. Ác độc, cướp đi mạng sống của bao đồng đội, giằng xéo, phá nát mảnh đất thân thương của dân
tộc.
D. Chua xót với những đêm thương nhớ tới Phương - người con gái Kiên yêu sâu đậm, tủi hơn vì
không được Phương viết thư tay.
Câu 11: Đáp án nào dưới đây đúng về phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng?
A. Thơ giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm hứng về vũ trụ, thể hiện khát khao hòa điệu với cuộc đời và
tạo vật.
B. Thơ giàu yếu tố tự thuật, bộc lộ khát khao được yêu thương, đồng thời chứa đựng những dự cảm,
lo âu về cái mong manh của đời sống, của tình yêu.
C. Thơ giàu cảm hứng lãng mạn, hồn hậu, tinh tế, ngôn ngữ thơ vừa cổ điển nhưng đầy sự mới lạ,
hiện đại, đậm chất nhạc và chất họa.
D. Thơ mang đậm tính sử thi, tràn đầy niềm tin ở tương lai, tất cả được thể hiện bằng một hình thức
thơ giàu tính dân tộc, gần gũi với đại chúng.
Câu 12: Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), hai câu thơ: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm
đêm Mường Hịch cọp trêu người” gợi liên tưởng đến điều gì?
A. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.
B. Thiên nhiên và con người chan hòa với nhau.
C. Sự hoang sơ, dữ dội và đầy nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc.
D. Sự thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh của thiên nhiên và con người.
Câu 13: Từ “đuốc hoa” trong câu thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” (trích Tây Tiến – Quang
Dũng) có nghĩa là gì?
A. Dùng để chỉ ngọn đuốc trong đêm tân hôn của đôi vợ chồng.
B. Dùng để chỉ những bông hoa dại nhiều màu sắc ở vùng Tây Bắc.
C. Dùng để chỉ những ngọn đuốc trong đêm liên hoan ở doanh trại.
D. Dùng để chỉ lễ hội mùa xuân của người đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.
Câu 14: Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa
lông hồng của người lính Tây Tiến?
A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.
B. “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
C. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
D. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Câu 15: Điền từ vào chỗ trống theo đúng thứ tự sắp xếp trong đoạn văn sau: “Với cảm hứng … và ngòi
bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên
nhiên núi rừng … hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm
chất … sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, Nhà xuất
bản Giáo dục).
A. hiện thực – miền Tây – bi lụy.
B. lãng mạn – miền Tây – bi tráng.
C. trào phúng – miền Tây – bi thương.
D. trữ tình – miền Bắc – bi tráng.
Câu 16: Đáp án nào KHÔNG chính xác về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)?
A. Bài thơ rất giàu chất hội họa và cũng dồi dào nhạc tính.
B. Bài thơ rất tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng, mãnh liệt trong cảm
xúc đồng thời nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
C. Bài thơ được rút trong tập Dấu chân qua trảng cỏ, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong phong cách
thơ Thanh Thảo.
D. Bài thơ được gợi hứng từ cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca, một nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban
Nha.
Câu 17: Đáp án nào KHÔNG chính xác về nhân vật Lor-ca được nhắc đến trong bài thơ Đàn ghi ta của
Lor-ca (Thanh Thảo)?
A. Lor-ca, tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn học
hiện đại Tây Ban Nha, cũng như của văn học hiện đại thế giới.
B. Sống dưới chế độ độc tài, phát xít Tây Ban Nha những năm đầu thế kỉ XX, Lor-ca nồng nhiệt cổ vũ nhân
dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền tự do, quyền sống chính đáng của nhân dân.
C. Đầu năm 1939, Lor-ca đã bị ám sát bởi những thế lực độc tài thân phát xít muốn ngăn chặn những ảnh
hưởng chính trị, kinh tế to lớn của ông.
D. Lor-ca là một trong những nghệ sĩ đi đầu trong việc khởi xướng và thúc đẩy những nỗ lực nhằm cách
tân nghệ thuật, nhất là nghệ thuật thơ ca.
Câu 18: Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt” thể hiện điều
gì?
A. Thể hiện số phận bi thảm và định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca.
B. Thể hiện hành trình sáng tạo không mệt mỏi của Lor-ca.
C. Thể hiện sự tài hoa, nghệ sĩ của Lor-ca.
D. Thể hiện tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của Lor-ca.
Câu 19: Câu thơ: “Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” (Đàn ghi ta của Lor-ca –
Thanh Thảo) sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, điệp ngữ, nói giảm nói tránh.
B. Nói giảm nói tránh, so sánh, nhân hóa.
C. So sánh, hoán dụ, nhân hóa.
D. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
Câu 20: Đáp án nào nêu đúng các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ sau trích trong bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo):
“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy.”
A. So sánh, liệt kê, điệp ngữ.
B. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa.
C. Nhân hóa, so sánh, nói quá.
D. Hoán dụ, ẩn dụ, lặp cấu trúc.
Câu 21: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau:
“Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền
âm nhạc, hội hoạ,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hoá, thành đặc sắc
văn hoá của dân tộc đó…”
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)
A. Liệt kê.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 22: Trong đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), quan niệm về cái đẹp của
người Việt Nam được nhắc đến như thế nào?
A. Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng.
B. Cái đẹp phải hùng vĩ, to lớn, giàu chất trí tuệ.
C. Hướng vào cái đẹp phi thường, kì vĩ, thiết thực với đời sống sinh hoạt của con người.
D. Hướng vào cái đẹp tráng lệ, sặc sỡ, huyền ảo.
Câu 23: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ bài tiểu luận nào của Trần Đình Hượu?
A. Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc.
B. Mấy vấn đề về văn học.
C. Công việc của người viết tiểu thuyết.
D. Đến hiện đại từ truyền thống.
Câu 24: Trong đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu cho rằng trong lịch sử phát triển
các ngành nghệ thuật của dân tộc, ngành nghệ thuật nào là phát triển nhất?
A. Kiến trúc.
B. Sân khấu.
C. Hội họa.
D. Thơ ca.
Câu 25: Trong đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, theo Trần Đình Hượu, tinh thần chung của văn
hóa là gì?
A. Sáng tạo lớn, vượt bậc.
B. Thô dã, hung bạo.
C. Thiết thực, linh hoạt, dung hoà.
D. Hung hăng, tìm kiếm những thử thách mới.

You might also like