1 Tổng Quan Về Khởi Nghiệp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP

Nguyễn Hoàng Kiệt


nhkiet@ueh.edu.vn
Mục lục:

• Khái niệm khởi nghiệp


• Đặc tính của khởi nghiệp
• Ý nghĩa, vai trò của khởi nghiệp
• Đặc điểm của nhà khởi nghiệp
• Doanh nghiệp khởi nghiệp
• Khởi nghiệp xã hội
• Hệ sinh thái khởi nghiệp
Entrepreneurship? – Khởi nghiệp?
• Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1994), “khởi” nghĩa
là bắt đầu, mở đầu một việc gì; “nghiệp” là nghề làm ăn sinh sống
(sự nghiệp).
• Entrepreneurship is skill in starting new businesses, especially when
this involves seeing new opportunities.
(https://dictionary.cambridge.org)
• Entrepreneurship is the activity of making money by starting or
running businesses, especially when this involves taking financial
risks; the ability to do this.
(https://www.oxfordlearnersdictionaries.com)
• Entrepreneurship is the capacity and willingness to develop,
organize and manage a business venture along with any of its risks
in order to make a profit. The most obvious example of
entrepreneurship is the starting of new businesses.
(http://www.businessdictionary.com)
Những cách hiểu khác nhau…
• Entrepreneurship is the process of designing, launching and running a
new business, which is often initially a small business. The people who
create these businesses are called entrepreneurs.
(https://en.wikipedia.org)
• ‘Tôi muốn nói rõ một biên giới giữa chữ Startup và Entrepreneur. Một
bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp.
Người khác bán phở, bạn cũng bán phở thì dù thành công cũng không
thể gọi là Khởi nghiệp!’ – Trương Gia Bình.
• “Chúng ta đang nhầm lẫn. Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,
một bên hiểu là Lập nghiệp. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh
nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của
khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm”, ông Bình
giải thích.
Những định nghĩa Startup
• Startup: Early stage in the life cycle of an enterprise where
the entrepreneur moves from the idea stage to securing
financing, laying down the basis structure of the business,
and initiating operations or trading.
(http://www.businessdictionary.com)
• Start-up: a small business that has just been started.
(https://dictionary.cambridge.org)
• A startup is a company that is in the first stage of its
operations. These companies are often initially bankrolled
by their entrepreneurial founders as they attempt to
capitalize on developing a product or service for which they
believe there is a demand.
(https://www.investopedia.com/)
in American dictationary
• start up
• 1. to rise up or stand suddenly, as in fright
• 2. to come into being suddenly; spring up
• 3. to cause (a motor, etc.) to begin running
• Start-up
• noun
• 1. a starting or starting up
• 2. a new business venture
• Adjective
• 3. of or for a new business venture (Ex: start-up capital)
Khởi nghiệp là gì?
• Theo tiếng Pháp, động từ entreprendre, có nghĩa là “thực thi”
hoặc “nỗ lực”, từ “entrepreneur” được biết đến vào năm 1755
trong quyển sách của nhà kinh tế Richard Cantillon mang tên
“Khái luận về bản chất của thương mại”.
• Cantillon định nghĩa nhà khởi nghiệp như là một nhà sản xuất với
thu nhập không cố định và các khoản lợi nhuận không chắc chắn.
• Nhà khởi nghiệp là người tạo ra doanh nghiệp mới trong tình trạng
phải đối mặt với rủi ro và sự không chắc chắn về mục tiêu lợi
nhuận và tăng trưởng thông qua nhận diện các cơ hội và tập hợp
các nguồn tài nguyên cần thiết được huy động dựa trên các cơ hội
này.
• Nhà khởi nghiệp kinh doanh là những người phá vỡ các cách thức
truyền thống trong việc thực hiện công việc bằng việc sáng tạo ra
các cách thức mới để thực hiện chúng.

7
Khởi nghiệp là gì?
• Là quá trình khởi xướng một dự án kinh doanh, sắp xếp các
nguồn lực cần thiết, và chấp nhận những rủi ro hay lợi ích
xuất phát từ hoạt động kinh doanh
• Một nghiệp chủ sẽ nhận ra một ý tưởng khả thi về một sản
phẩm hay dịch vụ có thể tung ra thị trường và thương mại
hóa chúng
• Các nghiệp chủ sẽ chấp nhận rủi ro và thu lợi từ hoạt động
kinh doanh mà mình tiến hành
• Peter Drucker đã nói. “Đổi mới là công cụ đặc biệt của khởi
nghiệp.”

8
Sáng tạo và đổi mới
• Sáng tạo là khả năng phát triển các ý tưởng mới và khám
phá ra các cách thức mới để nhìn về các vấn đề và cơ hội.
• Sự đổi mới là khả năng áp dụng các giải pháp sáng tạo đối
với các vấn đề và cơ hội đó để thay đổi hay làm giàu cuộc
sống của con người.
• Ted Levitt của Đại học Havard cho rằng sáng tạo là suy
nghĩ về cái mới và đổi mới là làm cái mới. Nói một cách
ngắn gọn, các nhà khởi nghiệp thành công thông qua việc
suy nghĩ và hành động về những cái mới hay những cái cũ
nhưng theo cách nhìn mới. Không phải chỉ đơn giản là có
nhiều ý tưởng mới là đủ; mà phải chuyển ý tưởng thành sản
phẩm, dịch vụ hữu hiệu, hoặc khởi sựdoanh nghiệp là điều
cần thiết ở bước kế tiếp.
9
Các thuật ngữ
• Entrepreneurship
• Tinh thần kinh doanh/khởi nghiệp kinh doanh
• Lập nghiệp bằng con đường kinh doanh
• Chấp nhận rủi ro
• Start-up
• Khởi nghiệp đổi mới & sáng tạo
• Đặc trưng của doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mới & sáng
tạo
• Start-up ecosystem
• Hệ sinh thái khởi nghiệp

10
Đặc tính của khởi nghiệp
• Tổ chức mang tính tạm thời
• Quá trình tìm kiếm
• Mô hình kinh doanh chưa xác định
• Quá trình sáng tạo và đổi mới
• Qui mô linh hoạt
• Tăng trưởng nhanh
• Tầm quan trọng những cam kết
• Gắn liền với nhiều bất định
Tổ chức mang tính tạm thời
• Mục tiêu của việc khởi nghiệp sẽ giảm dần theo thời
gian để chuyển dần trở thành một doanh nghiệp lớn
hơn hay sẽ duy trì như một doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp gia đình hay thất bại.
• Khác với một doanh nghiệp lớn là một tổ chức bền
vững, thường trực, đã thực hiện các mô hình kinh
doanh hiện hữu, doanh nghiệp khở nghiệp phải tìm
kiếm mô hình kinh doanh có thể lặp lại và phát triển
từng cấp trên cơ sở thử sai nên về mặt tổ chức việc
khởi nghiệp mang tính tạm thời
Quá trình tìm kiếm
• Khởi nghiệp là quá trình “tìm kiếm” mô hình kinh
doanh chưa biết để phá vỡ những thị trường hiện hữu
hoặc tạo lập thị trường mới.
• Tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể lập lại và phát
triển từng cấp, có 3 chức năng cơ bản:
• Đưa ra tầm nhìn về sản phẩm/ dịch vụ với những tính chất
kiểu dàng mới
• Thiết lập các giả thuyết về những khía cạnh của mô hình kinh
doanh: khách hàng, kênh phân phối, cách xây dựng và nguồn
tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp
• Phê chuẩn nhanh chóng việc mô hình có đúng hay không
thông qua khách hàng có ứng xử như mô hình đã dự đoán hay
không
Mô hình kinh doanh chưa xác định
• Mô hình kinh doanh mô tả cách doanh nghiệp tạo ra, cung cấp
và nắm giữ được giá trị.
• Trong quá trình khởi nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp phải
thay đổi mô hình kinh doanh nhiều lần.
• Kế hoạch kinh doanh: tập hợp những giả định về công việc
kinh doanh, bán hang, tiếp thị, khách hang, qui mô thị trường.
• Mô hình kinh doanh: cách thức tất cả những yếu tố , các vấn
đề trong kế hoạch kinh doanh liên kết lẫ nhau để tạo ra giá trị
cho các bên có liên quan.
• Mô hình kinh doanh phù hợp khi doanh thu, người sử dụng,
khách hang bắt đều tăng như dự đoán. Thường trong thời gian
đầu nhà khởi nghiệp chưa tìm ra mô hình tối ưu, phải nhiều lần
thay đổi mới tìm ra mô hình thích hợp.
Quá trình sáng tạo và đổi mới

• Quá trình khởi nghiệp là quá trình biến những ý tưởng


từ một khái niệm cơ sở để tạo thành sản phẩm hoặc dịch
vụ cung cấp cho thị trường.
• Sáng tạo, đổi mới là việc phát hiện, tạo lập, phát triển
các ý tưởng và biến chúng thành những kết quả có giá
trị cụ thể.
• Kết quả của việc khởi nghiệp là tạo ra giá trị mới thông
qua việc tạo ra và cung cấp cho người tiêu dùng những
sản phẩm/dịch vụ mang yếu tố mới hoặc những sản
phẩm/dịch vụ hiện có nhưng bằng một quá trình đổi
mới, sáng tạo để tạo ra giá trị gia tăng mới.
Qui mô linh hoạt
• Không phải doanh nghiệp khởi nghiệp do cá nhân
doanh nhân khởi xướng và là tổ chức mang tính tạm
thời nên luôn có qui mô nhỏ.
• Trng thực tế, có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có qui
mô tương đối lớn, nhất là ngành công nghiệp bán dẫn.
• Doanh nghiệp khởi nghiệp qui mô lớn sẽ học hỏi được
từ các doanh nghiệp khác nhiều hơn là ở qui mô nhỏ.
• Qui mô khởi nghiệp rất linh hoạt, tùy thuộc vào lĩnh vực
khởi nghiệp, qui mô kỳ vọng của thị trường, nguồn lực
huy động, ý chí, tham vọng của nhà sáng lập.
Tăng trưởng nhanh
• Doanh nghiệp khởi nghiệp thường có tiềm năng tang
trưởng rất nhanh.
• Giá trị của doanh nghiệp khởi nghiệp tùy thuộc hoàn
toàn vào tiềm năng tang trưởng trong tương lai của nó.
• Nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối đầu
với vấn đề khó khan hơn doanh nghiệp thông thường là
phải tìm cho được một trong số ít ý tưởng hiếm hoi
nhằm tạo ra tốc độ tang trưởng nhanh.
• Chú ý đặc trưng của khở nghiệp là tổ chức không có
lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ, phụ thuộc
vốn tư nhân (không phải vốn đại chúng)
Tầm quan trọng những cam kết

• Để khởi nghiệp cần có sự cam kết của một hoặc một


nhóm người: nhà sáng lập, nhà dầu tư, nhà tài trợ...
vun trồng việc khởi nghiệp.
• Cam kết của nhà khởi nghiệp là quyết tâm đi đến
đích con đường đã chọn
• Cam kết của nhà đầu tư là đảm bảo việc cấp vốn
cho khởi nghiệp thành công
Gắn liền với nhiều bất định
• Tính không chắc chắn là bản chất sự tồn tại của con
người. Và con người tìm cách giảm thiểu sự bất định
càng thấp càng tốt.
• Nhà khởi nghiệp thường tạo ra nhiều bất định hơn trong
việc truy tìm những điều khác hơn (cơ hội nhiều hơn,
thách thức nhiều hơn, tiền nhiều hơn…)
• Những khía cạnh bất định của nhà khởi nghiệp: vấn đề
(problem), giải quyết vấn đề (problem solving), thị
trường (market), nguồn lực (resources), tiền bạc (cash)
Ý nghĩa, vai trò của khởi nghiệp
• Những đổi mới sáng tạo
• Tạo công ăn việc làm mới
• Tăng trưởng kinh tế
• Mang lại sự cạnh tranh năng động cho hệ thống
kinh tế
• Thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo
• Mang lại những giá trị của sự tiên phong cho xã hội
• Sự khác biệt giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và
doanh nghiệp truyền thống.
Small business & Start-up

1. Tính đột phá (Innovation): Bạn tạo ra một điều hoàn toán mới
lạ?
* DN nhỏ: sẽ có vô số ví dụ về những doanh nhân đã và đang làm
cùng mô hình kinh doanh giống bạn. Ví dụ: nhà hàng, văn phòng
Luật sư, tiệm hớt tóc. Bạn thậm chí có thể nhắc tới kinh nghiệm
của họ làm nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của bạn.
* Khởi nghiệp (startup): Tính đột phá là điều bắt buộc. Là một
startup, bạn có thể tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị
trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có
sẵn. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất
(như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô
hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công
nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D).
Small business & Start-up

2. Tính tăng trưởng: Công ty của bạn có thể tăng trưởng đến
mức nào?
* DN nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) sẽ được vận hành
trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập.
Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới
hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khúc khách
hàng nhất định.
* Startup: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới
hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức
lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được
xem là người khai phá thị trường
Small business & Start-up

3. Tốc độ Tăng trưởng: Công ty của bạn có thể tăng trưởng


nhanh đến mức nào?
* DN nhỏ: Dĩ nhiên, bạn sẽ muốn doanh nghiệp của mình
phát triển càng nhanh càng tốt, nhưng điều quan tâm đầu tiên
của bạn sẽ là tạo ra lợi nhuận. Một khi đạt được điều này, bạn
mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp.
* Startup: Bạn sẽ đam mê tăng trưởng công ty càng nhanh
càng tốt, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng
trưởng. Bạn sẽ muốn nhân bản mô hình kinh doanh thành
công của mình ra khắp thế giới.
Small business & Start-up
4. Lợi nhuận: Bạn cần thời gian bao lâu để tạo ra lợi nhuận, và
giá trị lợi nhuận như thế nào?
* DN nhỏ: Người sáng lập sẽ muốn có doanh thu từ ngay ngày
đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có
luôn lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà
bản thân người sáng lập muốn kiếm được (cho chính bản thân
họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh
nghiệp.
* Startup: Có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để
có được doanh thu (dù rất nhỏ). Bạn sẽ tập trung vào phát triển
một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được
một lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi
nhuận tài chính có thể rất khổng lồ. (Uber định giá $50 tỉ)
Small business & Start-up
5. Tài chính: Bạn cần chuẩn bị vốn như thế nào?
* DN nhỏ: Khi khởi đầu, ngoài tiền túi của mình, bạn sẽ cần dựa
vào đóng góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp
từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót", bạn sẽ phải
quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ
phải được hoàn trả cùng với lãi suất.
•Startup: Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng
lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp
thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các
startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel
investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital). Là một
startup, bạn sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một
lượng vốn đủ mạnh để đạt được tham vọng này. Sẽ cần một thời
gian dài để bạn có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận.
Small business & Start-up

6. Công nghệ: Bạn có cần áp dụng công nghệ


* DN nhỏ: Không bắt buộc, nhưng sẽ có nhiều công cụ kĩ thuật
giúp ích cho việc điều hành công ty (như kế toán, marketing..).
* Startup: Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản
phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa
nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ
để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng
trưởng.
Small business & Start-up

7. Vòng đời Công ty: Công ty của bạn có thể tồn tại trong
bao lâu?
* DN nhỏ: 32% sẽ thất bại trong ba năm đầu. Tuy nhiên, tỉ
lệ này vẫn còn nhiều tích cực so với startup.
* Startup: 92% các startups sẽ thất bại trong ba năm đầu
Small business & Start-up

8. Kĩ năng Lãnh đạo: Bạn sẽ phải quản lý bao nhiêu nhân sự


* DN nhỏ: Số lượng nhân viên bạn phải quản lý phụ thuộc vào
kế hoạch vận hành bạn đã hoạch định từ trước.
* Startup: Bởi vì bạn mong muốn phát triển càng to lớn càng
tốt, càng nhanh càng tốt, bạn sẽ cần phải liên tục phát triển kĩ
năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý. Cùng với sự tăng trưởng của
startup, bạn cần phải có sự quản lý hiệu quả với một số lượng
“thành viên mới": nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn, và các đối
tác khác.
Small business & Start-up
9. Cuộc sống cá nhân: Bạn sẽ cân bằng giữa khởi nghiệp và cuộc
sống cá nhân ra sao?
* DN nhỏ: Nếu so sánh với startup, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn
nhiều. Lợi thế này có thể giúp bạn có được sự cân bằng giữa công
việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, vì công ty là của
bạn, hãy luôn sẵn sàng chào đón những thử thách mà bạn sẽ không
thể tìm thấy ở “công việc 8h". Sẽ luôn khó khăn và thử thách,
nhưng cũng sẽ có đầy hi vọng bạn có thể cân bằng một cách phù
hợp với bạn
* Startup: Nếu bạn nhận được vốn từ các nhà đầu tư , bạn sẽ có
trách nhiệm giúp công ty tăng trường đến một thời điểm nhà đầu
tư có thể tối đa hoá mức độ lợi nhuận. Hãy luôn nhớ rằng sẽ có vô
số người trông đợi vào bạn, vào sản phẩm của bạn, vào thành công
của bạn. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng có thể khái
quát nôm na như: Công việc, công việc, công việc, và cuộc sống.
Small business & Start-up

10. Tham vọng: Bạn có thể rời bỏ để theo đuổi dự án mới?


* DN nhỏ: Mục tiêu của bạn có thể là truyền lại công ty cho các
thế hệ sau trong gia đình hoặc cũng có thể bán lại cho một tập
đoàn khổng lồ.
* Startup: Tham vọng của bạn là một con đường thoái vốn
khổng lồ như chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO).
Đọc đến đây, có thể bạn tự hỏi liệu Startup có thể trở thành
Small Business hoặc ngược lại. Có, hoàn toàn có thể, nó có thể
phụ thuộc vào chính bản thân bạn (như thay đổi kế hoạch, tầm
nhìn hay sứ mệnh), hoặc đôi khi phụ thuộc vào yếu tố khách
quan như thị trường thay đổi, nhu cầu khách hàng.
Doanh nghiệp khởi nghiệp
• Doanh nghiệp khởi nghiệp (corporate entrepreneurship) hay
khởi nghiệp nội bộ (intrapreneurship)
• Doanh nghiệp khởi nghiệp là một quá trình phát triển các
doanh nghiệp mới, sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình mới
bên trong một tổ chức hiện có để tạo ra giá trị và tạo ra sự
tăng trưởng doanh thu mới thông qua tư duy và hành động
khởi nghiệp.
• Doanh nghiệp khởi nghiệp thiết lập bối cảnh cho sự đổi mới
và tăng trưởng; cung cấp một cái nhìn hệ thống về các tài
nguyên, quá trình và môi trường cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy
và thu hút tổ chức vào tư duy và hành động khởi nghiệp kinh
doanh.
Doanh nghiệp khởi nghiệp
• Doanh nghiệp khởi nghiệp là khái niệm nói về việc hỗ
trợ nhân viên suy nghĩ và hành xử như các doanh nhân
khởi nghiệp trong giới hạn của một cấu trúc tổ chức
hiện có. Nhân viên có tầm nhìn và kỹ năng phù hợp
được khuyến khích xác định các cơ hội và phát triển ý
tưởng dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc thậm chí
là các ngành kinh doanh mới.
• Các chương trình doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra
những ý tưởng đột phá về bản chất, thay vì những thay
đổi nhỏ, từng bước. Ngoài ra, sự đổi mới có xu hướng
được dẫn dắt bởi nhân viên, thay vì được thực hiện bởi
lãnh đạo.
Doanh nghiệp xã hội
Nếu kết hợp những yếu tố sáng tạo xã hội với định
nghĩa về startup của Steve Blank: “là một tổ chức
mang tính tạm thời được thành lập để đi tìm kiếm mô
hình kinh doanh có thể nhân rộng ra được và lặp lại
được” với những hiểu biết trên về doanh nghiệp xã
hội thì có thể hiểu khởi nghiệp sáng tạo xã hội chính
là: “một tổ chức mang tính tạm thời được thành lập
để tìm kiếm mô hình kinh doanh giải quyết vấn đề xã
hội có thể nhân rộng ra được và lặp lại được".
Doanh nghiệp xã hội

Mô hình kinh doanh phải chứng minh được khả năng


tối ưu hóa về tài chính và gia tăng giá trị cho xã hội
cho dù doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu vì lợi nhuận
hay phi lợi nhuận. Một vài doanh nghiệp xã hội có
thể sử dụng các nguồn tiền vì mục đích thiện nguyện
hoặc vốn hỗ trợ ban đầu trong giai đoạn khởi sự kinh
doanh, các doanh nghiệp đều hướng đến mô hình
kinh doanh tự sống được dựa trên khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Tinh thần doanh nhân xã hội
Tinh thần doanh nhân xã hội (Social Entrepreneurship) có thể
coi là câu chuyện về tư duy. Những doanh nhân xã hội là những
người hoạt động không ngừng nghỉ tìm ra những giải pháp sáng
tạo để thay đổi. Có một vài đặc điểm để nhìn ra họ
1) Họ yêu vấn đề hơn là giải pháp
2) Họ tin rằng không một ai có thể sở hữu một giải pháp nào đó
cho vấn đề xã hội, mà thay vào đó, các giải pháp phải theo hướng
đồng sáng tạo với cộng đồng để đảm bảo tính bền vững và tác
động
3) Họ biết, tác động là thước đo cuối cùng và không chỉ phụ thuộc
vào đổi mới sáng tạo và phát minh; họ chứng minh tác động và
theo đuổi những thang đo về tác động giúp họ trở thành những
con người vừa có tầm nhìn vừa rất kỷ luật trong cách tiếp cận.
Doanh nghiệp xã hội
Nói một cách khác, khởi nghiệp sáng tạo xã hội là phát triển
mô hình nhằm hướng tới nhiều mục đích, gồm cả lợi nhuận và
tiến bộ cho tất cả những người tham gia vào quá trình này, mô
hình này mở rộng ra được và nhân rộng ra được ở những nơi
có vấn đề. Ở đâu có vấn đề, ở đó có giải pháp. Trong khi 80%
dân số thế giới sống ở các quốc gia đang phát triển với quá
nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, giáo dục, y tế v...v còn
đang trong tình trạng thiếu thốn và nhiều bất cập, thì cơ hội
cho những cá nhân, tổ chức đi tìm kiếm những mô hình mới
giải quyết được cả vấn đề xã hội, vừa đảm bảo yếu tố kinh
doanh và nhân rộng ra được, lặp lại được ở nhiều vùng, nhiều
quốc gia là rất lớn.
Xu hướng nghiên cứu khởi nghiệp trong
thế kỷ 21
• Đầu tư mạo hiểm, bao gồm cả hai loại – vốn đầu tư
mạo hiểm và tài trợ vốn thiên thần cũng như những
kỹ thuật tài trợ đổi mới khác đã xuất hiện trong thế
kỷ XXI với sức mạnh chưa từng có, và đang thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp trên khắp thế giới.
• Công ty khởi nghiệp (các hoạt động khởi nghiệp
với các tổ chức lớn) và nhu cầu thiết lập tinh thần
khởi nghiệp trong nhân viên đã nhận được sự chấp
nhận rộng rãi hơn trong vài thập kỷ qua.
• Khởi nghiệp xã hội đã xuất hiện với sự phổ biến chưa
từng có trong thế hệ các nhà khởi nghiệp mới tìm kiếm
những phương pháp sáng tạo cho những vấn đề toàn
cầu.
• Nhận thức về khởi nghiệp (khảo sát những cách mà
nhà khởi nghiệp suy nghĩ và hành động) là một làn sóng
nghiên cứu về những khía cạnh tâm lý của quá trình
khởi nghiệp.
• Nhà khởi nghiệp nữ và người dân tộc thiểu số đã xuất
hiện nhiều hơn trong hai thập kỷ qua. Họ dường như đối
mặt với những chướng ngại và khó khăn khác biệt với
những thứ mà các nhà khởi nghiệp khác phải đối mặt.
• Phong trào khởi nghiệp toàn cầu đang phát triển, được
đánh giá bởi sự tăng trưởng lợi ích khổng lồ trong khởi
nghiệp toàn thế giới trong vài năm qua.
• Các doanh nghiệp gia đình đã trở thành điểm nhấn
trong nghiên cứu khởi nghiệp. Sự đóng góp kinh tế và
xã hội của các nhà khởi nghiệp và doanh nghiệp gia
đình đã chứng minh có những đóng góp rất lớn vào việc
tạo ra việc làm, sáng tạo, và đổi mới kinh tế.
• Giáo dục khởi nghiệp đã trở thành một trong những
chủ đề nóng nhất trong các doanh nghiệp và các trường
đại học kỹ thuật trên toàn thế giới. Thậm chí nó đã được
mở rộng khắp các trường đại học trong phần lớn các
ngành chính.
Phẩm chất cá nhân của nhà khởi nghiệp
Nam giới phân theo độ tuổi
Độ tuổi 20 Độ tuổi 30 Độ tuổi từ 40

Tự chủ Tự chủ Tự chủ


Quyền lực và Sự ảnh Quyền lực và Sự ảnh Quyền lực và Sự ảnh
hưởng hưởng hưởng
Quản trị con người Quản trị con người Lòng vị tha
Lợi ích tài chính Lợi ích tài chính Sự khác biệt

Nữ giới phân theo độ tuổi


Độ tuổi 20 Độ tuổi 30 Độ tuổi từ 40

Tự chủ Tự chủ
Tự chủ
Quyền lực và Sự ảnh Quyền lực và Sự ảnh
Thử thách năng lực
hưởng hưởng
Sự khác biệt
Quản trị con người Sự khác biệt
Lòng vị tha
Lòng vị tha Lòng vị tha

Nguồn: Theo Leigh Buchanan, “Ma trận động lực” Inc., tháng 3/2012, trang 60 – 62.
42
Các đặc trưng của nghiệp chủ

Nguyễn Hoàng Kiệt


nhkiet@ueh.edu.vn
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành
một nhà doanh nghiệp?

1. Tính sáng tạo: là tia lửa


tạo ra sự phát triển đối với
các sản phẩm và dịch vụ
mới hoặc đưa tới các cách
thức kinh doanh. Đây chính
là động lực của sự cải tiến
và đổi mới. Nó khiến người
ta không ngừng học tập, suy
nghĩ sáng tạo ngoài những
gì đã được tạo ra.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

2. Tính chăm chỉ: là điều khiến nhà doanh nghiệp làm


việc cần mẫn, 12 giờ/ngày hoặc nhiều hơn, thậm chí làm
việc cả 7 ngày trong tuần, đặc biệt là từ khi khởi đầu đến
khi hết sức lực của một ngày làm việc.

Việc lập kế hoạch và các


ý tưởng phải được tập
trung cao độ nhằm đạt kết
quả. Sự chăm chỉ khiến
người ta đạt được điều
này.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?
3. Lòng quyết tâm: là mong muốn khát khao mạnh mẽ
để đạt được thành công. Nó bao gồm sự kiên trì và khả
năng đứng vững và vượt qua những lúc sóng gió. Nó
khiến các nhà doanh nghiệp có thể gọi cuộc điện thoại
thứ mười sau khi đã gọi chín cuộc điện thoại trước đó
mà không có kết quả gì. Đối với một nhà doanh nghiệp
đích thực, tiền không phải là động lực. Sự thành công là
động lực, tiền là phần thưởng mà thôi.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

4. Tính linh hoạt: là khả


năng chuyển biến nhanh
thích ứng với sự thay đổi
nhu cầu của thị trường. Nó
là khả năng giữ cho những
mơ ước không bị trở nên
viển vông trong khi luôn ghi
nhớ những thực tiễn trên
thị trường.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

5. Khả năng lãnh đạo:


Là khả năng tạo ra
những quy tắc và thiết
lập những mục tiêu. Nó
cũng chính là khả năng
đảm bảo rằng những
quy tắc được tuân thủ và
các mục tiêu sẽ đạt
được.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

6. Lòng say mê: là điều khiến cho


nhà doanh nghiệp khởi đầu và giữ
họ ở đó. Lòng say mê tạo cho các
doanh nhân khả năng thuyết phục
người khác tin vào những gì họ
diễn đạt. Nó không thể thay thế
cho việc lập kế hoạch, nhưng nó
giúp họ tập trung và khiến người
khác chú ý đến kế hoạch mà
doanh nhân đó đề ra.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

7. Tính tự tin: có được từ kế hoạch chu đáo, điều đó


giúp loại trừ được những rủi ro không lường trước
được. Tính tự tin có được từ sự tinh thông chuyên
môn. Tự tin giúp nhà doanh nghiệp có được khả
năng lắng nghe mà không bị dao động một cách dễ
dàng hoặc cảm thấy sợ hãi.
Phẩm chất gì khiến một ai đó trở thành một
nhà doanh nghiệp?

8. “Thông minh” thường


được hiểu gồm cả tư duy
logíc kết hợp với hiểu biết
hoặc kinh nghiệm trong một
lĩnh vực hoặc nỗ lực kinh
doanh có liên quan. Tư duy
lôgíc đem lại cho người ta
một bản năng tốt, còn hiểu
biết và kinh nghiệm đem lại
sự tinh thông nghề nghiệp.
Biết ra quyết định đúng

Thách thức đối với nhà doanh


nghiệp là cân bằng giữa tính
quyết đoán và sự thận trọng - là
một con người hành động không
chần chừ trước khi nắm lấy một
cơ hội - và vào cùng một thời
điểm, cần sẵn sàng tận dụng cơ
hội bằng cách thực hiện tất cả
những công việc chuẩn bị cần
thiết có thể để giảm thiểu những
rủi ro trong việc thực hiện.
Cá nhân đó có thực sự mong muốn chịu trách
nhiệm đối với một công việc kinh doanh hay không?
Sản phẩm và dịch vụ nào là cơ sở trong việc kinh
doanh?
Thị trường là gì, thị trường ở đâu?
Liệu công việc kinh doanh có tiềm năng và đủ để
trang trải lương và các khoản chi phí cho ông chủ và
người làm công của doanh nghiệp?
Làm cách nào để một cá nhân huy động vốn khi bắt
đầu hoạt động kinh doanh?
Liệu một cá nhân nên làm việc thường xuyên hay
làm việc bán thời gian để bắt đầu việc kinh doanh
mới? Họ sẽ khởi đầu việc kinh doanh một mình hay
với đối tác?
Điều gì làm
nên một
doanh
nhân khởi
nghiệp
Axel Schutze thật sự?
Các sáng lập viên (founder) luôn
được xem như những “thầy phù
thủy.” Họ giải quyết các vấn đề
chúng ta đang mắc phải hằng ngày
bằng những cách vô cùng sáng tạo.
Mặc dù, mỗi người họ có tính cách
khác nhau, đưa ra những ý tưởng
khác nhau để giải quyết những vấn
đề hoàn toàn riêng biệt, nhưng họ lại
có những điểm rất chung.
1. Fearless – Không sợ hãi
Một founder hoàn toàn không
ngần ngại bất cứ ai hay bất cứ
điều gì. Không có bất cứ quy
tắc hay định kiến gì có thể trói
buộc được họ. Không hề sợ
thất bại, không sợ lỗ, không sợ
người khác cười nhạo. Họ,
những founder thực thụ sẽ
không ngại mạo hiểm cho tầm
nhìn của mình, và họ có thể
đánh đổi mọi thứ họ có cho
điều đó.
2. Creative & Compositive – Khả năng sáng
tạo và kết hợp
Sáng tạo là khả năng tìm và kết nối các dữ kiện
trong đầu thành một “bức tranh hoàn toàn mới.”
Chính vì vậy, mà sáng tạo cần sự kết hợp của
kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm và học hỏi
liên tục. Những điều này có thể góp nhặt từ
những chuyến du lịch, những cuộc thảo luận, và
cả trong những cuốn sách.

Bên cạnh việc sáng tạo, các founder còn phải có


khả năng kết hợp – là khả năng nhìn thấy thời
cơ và nhanh chóng nắm bắt. Nhờ đó mới có thể
chuyển những ý tưởng của họ thành thực tế. Tất
nhiên, việc nắm bắt thời cơ cũng rất cần sự liều
lĩnh và không ngần ngại, hay nói cách khác là
tin tưởng vào kết quả sẽ xảy ra. Chính vì thế
nên đặc điểm này lại thật sự cần điểm ‘không sợ
hãi’ để bổ trợ.
3. Determined – Quyết tâm cao
Quyết tâm là một kiểu tư duy. Làm bất cứ
điều gì để thực hiện điều mình mong muốn.
Không bị xao nhãng bởi người khác, không
phân tâm và không bất định.
4. Curious & open – Tò mò và tư duy mở
Những founder thật thụ là những người có tư
duy mở và vô cùng tò mò. Họ thật sự muốn
tìm hiểu chi tiết cách mà mọi thứ hoạt động,
các con người làm việc, cách chúng ta sống.
Từ đó họ khám phá những rào cản, những
giới hạn, những vấn đề chúng ta gặp phải và
tìm cách giải quyết chúng. Vì họ là những
người giải quyết vấn đề (problem solver).

Founder cũng là những người rất biết lắng


nghe. Họ lắng nghe bằng một cái đầu mở cùng
với sự thấu cảm và không định kiến. Họ chấp
nhận sự khác biệt và hoàn toàn không sợ hãi
trước những điều đổi mới.
5. Independent – Độc lập
Những founder là những người vô cùng độc lập. Họ
không sợ việc trở nên cô độc khi không được hỗ trợ
bởi bạn bè, gia đình. Điều này vô cùng liên quan
đến điểm ‘không sợ hãi’ và tính ‘quyết tâm.’
6. Confident – Tự tin

Một khi ý tưởng hình thành, những doanh nhân


khởi nghiệp thực thụ sẽ không hề nghi ngờ về tính
khả thi của nó. Họ biết chắc rằng nó sẽ thực hiện
được.
Sự tự tin giúp cho founder không ngại ngần trước
khó khăn và quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình
cho đến cùng.
7. Connected – Kết nối
Một doanh nhân khởi nghiệp chân chính luôn kết
nối chính họ với những nhân tố xung quanh. Họ
kết nối với thị trường, với khách hàng, với nhà
đầu tư, những người có sức ảnh hưởng, các hiệp
hội trong ngành và nhiều hơn nữa. Founder
không hề gặp bất cứ vấn đề gì khi họ muốn tạo
mối quan hệ với bất cứ ai.

Điều đó có được cũng từ đặc điểm ‘không sợ hãi’


cùng sự ‘tò mò’ và ‘tự tin’.
8. Communicative – Khả năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất
của con người. Nó là cách mà chúng ta tương tác với
nhau bằng lời, bằng văn bản và hình ảnh. Điều này
khiến chúng ta khác biệt với mọi sinh vật. Nhiều loài
động vật cũng phát triển khả năng giao tiếp, nhưng
chúng không thể kể ra những điều chưa có thực.

Founder thật sự là bật thầy trong


việc giao tiếp với người khác. Họ
vẽ nên viễn cảnh do họ tạo ra và
thuyết phục mọi người. Đồng
thời, họ cũng có thể ngồi xuống
lắng nghe và xây dựng từ những
điều họ nghe được thành giải
pháp và cơ hội.
9. Involving – Cảm thấy trong cuộc
Những doanh nhân khởi nghiệp
thành công luôn cảm thấy
mình trong cuộc. Họ luôn để
hết tâm trí của mình vào team,
vào thị trường và tham gia hết
mình vào các cam kết của họ
với nhà đầu tư.

Với đội ngũ, founder không


chỉ tham gia bằng cách ủy
quyền, mà họ còn thật sự
phải truyền cảm hứng cho
tất cả mọi người.
10. Intelligent – Thông minh

Trí thông minh là khả năng thấu hiểu một tình


huống chưa từng có trước đây, trừu tượng hóa
bản chất và phát triển một giải pháp bằng cách
suy luận đơn giản thông qua nhiều lưạ chọn hợp
lý. Từ nghĩa đó, một founder thực thụ cần sự
thông minh và liên kết mọi thứ để giải quyết vấn
đề.
Entrepreneur - Nhà khởi nghiệp
10 điểm trên nghe có vẻ rất lý thuyết và đòi hỏi rất cao.
Đúng là như vậy. Nhưng có lẽ bạn không biết thế giới này
chỉ có 0.007% là doanh nhân khởi nghiệp thật sự mà thôi.
Hệ sinh thái khởi nghiệp
Cộng đồng khởi nghiệp
1. Các ý tưởng-đổi mới (hiện thực hóa ý tưởng thành sản
phẩm và dịch vụ) - thương mại hóa thẩm định tính khả
thi của sản phẩm/dịch vụ và đưa chúng ra thị trường;
2. Hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong
các giai đoạn phát triển khác nhau trước khi chúng
trưởng thành từ các đơn vị hiện hữu;
3. Phát triển các nhà khởi nghiệp kinh doanh;
4. Nâng cao năng lực ccho các thành viên đồng sáng lập
doanh nghiệp khởi nghiệp;
5. Phát triển đội ngũ các nhà tư vấn khởi nghiệp trong
suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi
nghiệp.
68
69
Các tác nhân bên ngoài của hệ sinh thái khởi nghiệp
Tài chính Hỗ trợ Chính sách Thị trường Nguồn Cơ sở hạ Nghiên cứu Văn hóa hỗ
doanh nhân lực tầng và phát trợ khởi
nghiệp triển nghiệp
Tiếp cận tín Mạng lưới Chính sách Cơ chế thị Tỷ lệ tốt Tiếp cận Bằng phát Góc nhìn
dụng tương tác thuế trường tự nghiệp điện thoại- minh của cộng
trong do internet sáng chế đồng dân
ngành cư
Tiếp cận Vườn ươm Các hỗ trợ Hỗ trợ xâm Chất lượng Tiếp cận Nhượng Ý định khởi
quỹ đầu tư và các
về thuế nhập thị đào tạo nguồn điện quyền và nghiệp
mạo hiểm chương trường khu thuê công
trình tăng vực công và nghệ,
tốc khởi tư thương
nghiệp hiệu
Tiếp cận Các dịch vụChi phí khởi Quy mô thị Thích ứng Tiếp cận Giáo dục
nguồn tài pháp lý và sự doanh trường mục của các các cơ sở khởi nghiệp
trợ ban kế toán nghiệp tiêu chương hạ tầng và nghề
đầu trình đào khác nghiệp
tạo
Tiếp cận Không gian Chính sách
nhà đầu tư làm thu hút đầu
thiên thần việcchung tư
70
Tác động của yếu tố xã hội, văn hóa, và kinh tế

• Sự khác biệt giữa mức độ khởi nghiệp tại các


nước đã phát triển và đang phát triển
• Sự khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.?
• Các định chế hỗ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp
• Văn hóa
• Tập hợp những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi,….
• Một số nền vănhóa khuyến khích hoạt động khởi sự kinh
doanh cao hơn
• Giáo dục và đào tạo:
• Định hướng đến việc tự tạo công việc
• Trang bị kiến thức cho hoạt động khởi nghiệp
71
Tác động của yếu tố xã hội, văn hóa, và kinh tế
• Vấn đề giới tính trong khởi nghiệp kinh doanh
• Tỷ lệ nữ giới là nghiệp chủ thấp hơn nam
• Nữ giới đang cố gắng đuổi kịp nam giới trong việc khởi nghiệp kinh doanh: tốc độ
khởi nghiệp cao hơn
• Nữ giới có khuynh hướng làm chủ những doanhnghiệp có quy mô rất nhỏ so với
nam giới.
• Sự tương đồng giữa nữ và nam giới trong khởi nghiệp
• Yếu tố nhân khẩuhọc: giới tính có tác động thấp hơn yếu tố sắc tộc và nền tảng
xã hội
• Động viên: các yếu tố động viênđều giống nhau cho nam và nữ
• Các vấn đề kinh doanh cả hai giới đối mặt đều tương tự như nhau
• Sự khác biệt
• Lĩnh vực kinh doanh: nữ giới thường khởi nghiệp trong bán lẽ và dịch vụ
• Quy trình khởi nghiệp: cơ hội việc làm không công bằng giữa nam và nữ giới,
• Tiếp cận các nguồn lực: mức độ tiếp cận của nữ giới thấp hơn nam
72
Động lực khởi nghiệp

• Động lực khởi nghiệp


• Nhu cầu thành tựu: tự hào về kết quả mà mình đạt
được.
• Mức độ của sự kiểm soát: nhà khởi nghiệp hướng về sự
tự kiểm soát
• Chấp nhận rủi ro: Mức độ tùy thuộc vào kiến thức và sự
thấu hiểu bối cảnh môi trường.
• Hướng đến sự sáng tạo: tìm ý tưởng mới, cải tiến, đổi
mới. Mức độ này cao đối vớinhà khởi nhiệp
• Nhu cầu tự chủ: không muốn làm thuê cho người khác,
không muốn bị gò bó bởi quy trình, quy định
• Các yếu tố động viên khác?????

73
Nhận dạng nhà khởi nghiệp: Các các tiếp cận

• Chức năng khởi nghiệp: Sự tương tác của nhà


khởi nghiệp với môi trường
• Phẩm chất cá nhân
• Hành vi khởi nghiệp: Những gì nhà khởi nghiệp
phải làm
• Học tập năng động
• Quá trình tạo ra doanh nghiệp mới
• Quy trình: nhận dạng-đánh giá-khai thác cơ hôi
kinh doanh
74
Các phẩm chất cá nhân của nhà khởi nghiệp
Chấp nhận Sự tự chủ Cam kết thực
sự mơ hồ hiện các ý tưởng

Đề cao giá trị của Linh động


thành tựu Phẩm
chất cá
Sự tự tin Gây ảnh hưởng
nhân
nghiệp
Bền bỉ chủ Cạnh tranh

Phản hồi và
cải tiến Nghị lực cao
Hướng về
tương lai
75
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp

• Nền tảng văn hóa xã hội


• Các phẩm chất đặc trưng của nhà khởi nghiệp
• Các loại kiến thức mà nhà khởi nghiệp cần
• Học tập từ trải nghiệm (Experiantial learning).
• Năng lực nội sinh (Self-efficacy).

76
Năng lực nội sinh (self-efficacy)

• Một con người sẽ có năng lực nội sinh một khi họ tin
rằng họ có khả năng làm những điều để hoàn thành các
mục tiêu đặt ra. Năng lực nội sinh yêu cầu các khả năng
• Chúng ta có thể hình tượng hóa mọi việc: làm cho kinh nghiệm trở nên
có ý nghĩa
• Chúng ta có thể học hỏi từ người khác: thông qua quan sát, bắt chước
và sử dụng chúng như những hình mẫu
• Chúng ta có thể hoạch định mọi việc và phát triển các chiến lược để
thực hiện
• Chúng ta có thể tự kiểm soát: làm cho mọi việc đi đúng đường hướng,
so sánh kết quả thực hiện của mình với kết quả của người khác
• Chúng ta có thể ngẫm nghĩ mọi thứ để so sánh, đánh giá hay học tập

77
Các kiến thức mà nhà khởi nghiệp cần

• Các kiến thức tổng quát về kinh doanh và lập kế


hoạch kinh doanh (general knowledge and business
planning)
• Các kiến thức về ngành và khách hàng (Industry
and customer knowledge)
• Các mô hình kinh doanh (Business model)
• Khả năng tương tác theo mạng lưới (Networking)
• Nhận dạng cơ hội kinh doanh (opportunity
recognition).
78
Hệ thống mang lưới tương tác của nhà khởi nghiệp

• Thông qua mạng tương tác, các nhà khởi nghiệp


tiếp xúc được các đối tác, người lao động, khách
hàng, và những người bảo trợ.
• Những lời khuyên cho việc thiết lập mạng tương
tác
• Tự nói về bản thân, về những ý tưởng, và dự án một cách chi tiết
• Suy nghĩ về những điều mà mình đang tìm kiếm: người hợp tác, các
hỗ trợ, nguồn tài chính, thông tin, và khách hàng.
• Tương tác mở: điều gì sẽ xảy ra? Cần gặp ai? Điều gì cần khám phá?
• Luôn quan tâm đến người khác: họ sẽ là nguồn ý tưởng, nguồn lực,
là nơi hỗ trợ
• Suy nghĩ về những đề xuất của mình và thực hiện phương châm “có
qua có lại”

79
Học tập hoạt động khởi nghiệp từ kinh nghiệm

• Theo lý thuyết học tập từ kinh nghiệm: chuyển hóa


kinh nghiệm thành lý thuyết. Có hai phương tiện để
có được kinh nghiệm
• Kinh nghiện cụ thể: có được thông qua sự tham gia, quan sát, hòa
mình vào thực tế.
• Khái quát hóa khái niệm lý thuyết: thông tin khái quát hóa từ kinh
nghiệm hay từ kiến thức của người khác.

• Kinh nghiệm có thể chuyển hóa thành lý thuyết


bằng hai cách
• Quan sát có tư duy : suy gẫm về những kinh nghiệm thông qua
quan sát
• Thực nghiệm chủ động: kiểm chứng việc thực hiện một điều gì đó
qua nhiều cách khác nhau.
80

You might also like