Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

NGUỒN TÀI TRỢ

KHỞI NGHIỆP

Nguyễn Hoàng Kiệt


nhkiet@ueh.edu.vn
Start-up Funding

Nguyễn Hoàng Kiệt


Pre-seed round
Bootstraping – Tự thân

Đây là hình thức người khởi nghiệp tự bỏ vốn ra xây


dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đến
nhà đầu tư. Hình thức này có ưu điểm là khởi nghiệp
sẽ hoàn toàn tự chủ được nguồn vốn cũng như không
bị phụ thuộc vào nhà đầu tư trong tương lai, tuy nhiên
sẽ có hạn chế là không tiếp xúc được với những kinh
nghiệm và mối quan hệ từ các nhà đầu tư cũng như
việc tự xoay sở nguồn vốn sẽ khiến khởi nghiệp
không có sự tập trung cao độ nhất vào doanh nghiệp
Vốn vay

• Các khoản vay ngắn hạn (thời hạn một năm hay
ngắn hơn) là thiết yếu để có vốn lưu động và được
hoàn trả từ thu nhập do bán hàng. Trong khi đó, các
khoản vay dài hạn (1 – 5 năm hay hơn 5 năm) được
sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm bất động sản
hay trang thiết bị và chúng đóng vai tròlà tài sản thế
chấp cho khoản vay.
• Nguồn huy động vốn vay chủ yếu của các doanh
nghiệp là các ngân hàng thương mại
5 câu hỏi chính khi vay ngân hàng
1. Doanh nghiệp định làm gì với số tiền vay?
• Các ngân hàng thường chỉ phê duyệt khoản vay đối với phương án
an toàn nhất trong số các phương án khả thi.
2. Doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền?
• Khi họ trả lời được câu hỏi này một cách rõ ràng thì cơ hội được
ngân hàng duyệt khoản vay càng lớn.
3. Khi nào doanh nghiệp cần tiền vay?
• Đừng bao giờ đến ngân hàng và đề nghị vay tiền một cách vội vã vì
ngân hàng không quan tâm đến những kế hoạch không tốt.
4. Doanh nghiệp cần khoản tiền vay trong bao lâu?
• Thời hạn vay càng ngắn thì cơ hội được ngân hàng duyệt khoản vay
càng cao.
5. Doanh nghiệp sẽ tất toán khoản vay như thế nào?
• Nếu kế hoạch không như dự định thì giải quyết như thế nào?
Tài trợ từ nhà sản xuất

• Đôi khi việc huy động vốn dài hạn để mua sắm trang
thiết bị được hỗ trợ từ chính những nhà sản xuất. Khi
đó, những nhà sản xuất sẽ nắm giữ một phần tiền bán
dưới dạng thương phiếu dài hạn. Đặc biệt, họ sẵn sàng
tài trợ cho việc mua sắm của doanh nghiệp trong trường
hợp có một thị trường năng động đối với loại trang thiết
doanh nghiệp cần mua vì điều này cho phép họ có thể
bán lại trang thiết bị đã qua sử dụng một cách dễ dàng.
• Tuy nhiên, hình thức tín dụng thương mại này giới hạn
sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà
cung cấp và có thể làm giảm năng lực đàm phán về giá.
Huy động vốn chủ sở hữu
• Huy động vốn chủ sở hữu là hình thức tài trợ có đặc
điểm là người khởi nghiệp không có nghĩa vụ pháp lý
phải trả lại số tiền vốn được đầu tư cho doanh nghiệp
hay trả tiền lãi trên số vốn đó. Vì thế, sử dụng vốn chủ
hữu không đòi hỏi việc thanh toán như sử dụng vốn vay.
• Tuy nhiên, huy động theo hình thức này đòi hỏi phải
chia sẻ quyền sở hữu doanh nghiệp và lợi nhuận với các
cá nhân hay đơn vị đầu tư vốn.
• Do không phải thanh toán lại số tiền sử dụng, sử dụng
vốn chủ sở hữu được xem là an toàn hơn đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp so với sử dụng vốn vay.
Quyền sở hữu doanh nghiệp của nhà đầu tư
• Quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp với mức giá
cố định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
• Trái phiếu chuyển đổi là các khoản vay không đảm
bảo và có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu.
• Cổ phiếu ưu đãi là hình thức vốn chủ sở hữu mang
lại cho nhà đầu tư sự ưu đãi cao hơn trong trường
hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động.
• Cổ phiếu phổ thông là hình thức sở hữu cơ bản nhất.
Loại cổ phiếu này mang lại quyền bỏ phiếu chọn
hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Gọi vốn (funding)
• Gọi vốn là khái niệm các startup kêu gọi nhà đầu tư rót
vốn cho doanh nghiệp của mình. Thông thường, quá trình
gọi vốn diễn ra qua nhiều vòng (round) khác nhau và trước
mỗi vòng cấp vốn, giá trị doanh nghiệp sẽ được định giá
lại:
• Seed funding: Vòng đầu tư hạt giống, tại đây, startup sẽ nhận
đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần.
• Series A: Đây là vòng cấp vốn đầu tiên của những quỹ đầu tư
mạo hiểm, doanh nghiệp nhận được đầu tư serie A thường là
những doanh nghiệp đã có doanh thu và có nhu cầu mở rộng quy
mô doanh nghiệp.
• Series B, Series C v.v..: Đây là các vòng cấp vốn tiếp theo tùy
vào đặc thù của từng doanh nghiệp và mô hình kinh doanh.
Seed round
Nhà đầu tư (Investor)
Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn
lẻ nắm trong tay một lượng tiền nhất định. Những người này sẽ đầu
tư vào những dự án, sản phẩm khởi nghiêp khác nhau và mong
muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành công trong tương lai. Đối
với nhà đầu tư, rủi ro lớn nhất là dự án không thành công hoặc sản
phẩm không được khách hàng chấp nhận. Thông thường, những dự
án có độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn. Vì vậy, trong
nhiều trường hợp, nhà đầu tư kiêm luôn việc tư vấn chiến lược,
hoạch định, hỗ trợ mối quan hệ cho startup để đảm bảo một tỷ lệ
thành công cao nhât. Do đó, sợi dây liên kết giữa startup và nhà đầu
tư không chỉ có vốn mà còn là kiến thức, kinh nghiệm trên thị
trường. Tại Việt Nam, có một số quỹ đầu tư nổi tiếng như Mekong
Capital, IDG Venture VietNam, Dragon Capital, VinaCapital,
CyberArgent Ventures.
Seed round
Đầu tư thiên thần – Angel Investor

Đây là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất


phát từ tài sản cá nhân và dành cho những doanh nghiệp
đang trong giai đoạn đầu tiên, phát triển ý tưởng thành
sản phẩm cụ thể. Số vốn này sẽ dành để trang trải cho
việc nghiên cứu phát triển sản phẩm để có thể tạo ra
doanh thu và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khác.
Các dự án đầu tư thiên thần thường có giá trị nhỏ, tính rủi
ro cao, đòi hỏi thời gian chờ đợi dài (có thể tới 8 năm), và
lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau khi doanh nghiệp khởi
nghiệp thành công, được định giá cao khi bán lại hoặc
đưa lên sàn chứng khoán.
Seed round
Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator)
và tăng tốc doanh nghiệp (Accelerator)

• Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp, tổ chức


đứng ra tư vấn về cả pháp lý lẫn chuyên môn, cung
cấp không gian làm việc để giúp cho các startups có
thể trưởng thành nhanh chóng, sớm đưa được sản
phẩm ra thị trường, sớm tìm được khách hàng/nhà
đầu tư.
• Không gian của Incubator thường rộng lớn hơn môi
trường của Accelerator.
Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator)
và tăng tốc doanh nghiệp (Accelerator)
• Thời gian của Incubator dành cho startup thường bắt đầu từ
giai đoạn đầu khởi nghiệp và kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-
5 năm. Trong khi thời gian của một khóa Accelerator chỉ kéo
dài 4 tháng.
• Cổ phần của Incubator trong startup lớn hơn, thường chiếm
20% hoặc hơn, trong khi cổ phần tính cho Accelerator chỉ
chiếm từ 6-10%.
• Hiện nay, có một số Incubator và Accelerator tại Việt Nam
có thể kể đến như: Dự án Silicon Valley Việt Nam, dự án
FIRST của Bộ Khoa học và Công nghệ, Younet Incubator,
Topica Founder Institute, X- Incubator, HATCH !
PROGRAM v.v..
Series A, B, C…
Đầu tư mạo hiểm – Venture captitalist
Đây là nhà đầu tư với số vốn lớn hơn nhiều so với đầu tư thiên
thần. Những nhà đầu tư này thường rót vốn cho những doanh
nghiệp đã có khách hàng và doanh thu, muốn mở rộng thị
trường và quy mô doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thành
công trong tương lai, lợi nhuận mà các quỹ đầu tư mạo hiểm
thu về sẽ rất lớn. Mặc dù vậy, tỷ lệ rủi ro bao giờ cũng đi kèm
với giới đầu tư, tuy nhiên họ là những người có kinh nghiệm
dày dặn để đánh giá được những rủi ro và tỷ lệ thành công của
mỗi doanh nghiệp. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào
những doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực tốt, có khả năng phát
triển sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao trên thị
trường. Điều này sẽ làm tăng khả năng thành công cũng như
giảm thiểu tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể hổ trợ

• Vốn để khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh


• Nghiên cứu thị trường và chiến lược cho các doanh
nghiệp chưa có đơn vị phụ trách marketing riêng cho
mình
• Tư vấn quản trị, kiểm toán và đánh giá hiệu quả
• Liên hệ với khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp và
những đối tác liên quan khác
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể hổ trợ

• Hỗ trợ thương thảo các thỏa thuận về mặt kỹ thuật


• Hỗ trợ thiết lập cơ chế quản lý và kiểm soát kế toán
• Hỗ trợ tuyển dụng và phát triển các thỏa thuận lao
động
• Hỗ trợ quản lý rủi ro và thiết lập chương trình bảo
hiểm hiệu quả
• Tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy
định pháp luật
8 yếu tố quan trọng các nhà đầu tư mạo hiểm
sử dụng để đánh giá doanh nghiệp mới
1. Thời điểm gia nhập ngành
2. Sự ổn định của yếu tố kinh doanh cốt lõi
3. Nền tảng kiến thức
4. Thời gian triển khai
5. Đối thủ cạnh tranh
6. Khả năng bị sao chép
7. Phạm vi kinh doanh
8. Năng lực liên quan trong ngành
6 nhóm tiêu chí nhà đầu tư mạo hiểm
sử dụng để đánh giá doanh nghiệp
mới
• Cá tính của nhà khởi nghiệp
• Kinh nghiệm của nhà khởi nghiệp
• Đặc điểm sản phẩm và dịch vụ
• Đặc điểm thị trường
• Các chỉ số tài chính
• Đặc điểm cơ bản của nhóm khởi nghiệp
Quy trình đánh giá của nhà đầu tư
• Giai đoạn 1: đánh giá sơ bộ
• Đánh giá nhanh các yếu tố cơ bản về mức độ phù hợp của dự
án so với các yêu cầu của nhà đầu tư
• Giai đoạn 2: đánh giáchi tiết dự án
• Đánh giá chi tiết theo các tiêu chí như trên.
• Giai đoạn 3: bảo vệ dự án
• Nhà/nhóm khởi nghiệp trình bày dự án kinh doanh trước nhà
đầu tư mạo hiểm.
• Giai đoạn 4: đánh giá tổng kết
• Sau khi phân tích dự án, tiếp xúc với nhà cung cấp, khách
hàng, đơn vị tư vấn và các đối tượng có liên quan khác, nhà
đầu tư mạo hiểm sẽ ra quyết định cuối cùng. ầu tư mạo hiểm.
Đối với nhà/nhóm khởi nghiệp

• Am hiểu cạnh tranh


• Quản lý sựtăng trưởng nhanh
• Quản lý hoạt động kinh doanh tiên phong
• Có nền tảng vàkinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh
• Thể hiện sựcam kết về tài chính
• Có thành tích kinh doanh trừ khi mới khởi nghiệp
lần đầu
Đối với sản phẩm

• Thực tế và khả thi


• Khác biệt
• Độc quyền
• Đáp ứng nhu cầu rõ ràng của thị trường
• Có khả năng mở rộng
• Có thể khắc phục hiệu quả các hạn chế hay cải tiến
quy trình
• Có thể sản xất hàng loạt để giảm chi phí
Đối với thị trường

• Có lượng khách nhất định vàcó thể mở rộng


• Tăng trưởng nhanh (25% đến 45% mỗi năm)
• Có tiềm năng đạt hơn 250 triệu USD
• Am hiểu cách thức cạnh tranh
• Có khả năng dẫn đầu thị trường
• Liệt kê các rào cản gia nhập
Đối với kế hoạch kinh doanh
• Đầy đủ và chi tiết
• Thể hiện không chỉ mỗi sản phẩm mà toàn bộ doanh
nghiệp
• Có tính thuyết phục cao
• Thể hiện tiềm năng tăng trưởng nhanh, am hiểu lĩnh
vực kinh doanh đặc biệt về tầm nhìn về cạnh tranh
và thị trường, bao gồm các cột mốc và tiêu chí đo
lường hiệu quả kinh doanh
• Thể hiện cách thức đạt được các cột mốc đề ra
Đối với kế hoạch kinh doanh
• Giải quyết mọi vấn đề trọng yếu
• Dự báo một cách chi tiết và thực tế
• Xem như là một tài liệu kinh doanh
• Tóm tắt dự án trình bày một cách chắc chắn và rõ
ràng
• Rõ ràng và sinh động
• Tỷ lệ sinh lời đạt 30 – 40% / năm với chiến lược rút
lui rõ ràng
Đánh giá nhà đầu tư mạo hiểm
• Nhà đầu tư mạo hiểm sẽ xem xét một cách cẩn thận
đề xuất kinh doanh của nhà khởi nghiệp và nhà khởi
nghiệp cũng cần đánh giá nhà đầu tư mạo hiểm ở
các phương diện:
• Am hiểu dự án kinh doanh được đề xuất,
• Quen thuộc với lĩnh vực kinh doanh,
• Sẽ làm việc với ai.
• Nếu các phương diện này không phù hợp thì nhà
khởi nghiệp nên tìm kiếm tài trợ từ nhà đầu tư mạo
hiểm khác.
Các câu hỏi cần hỏi nhà đầu tư mạo hiểm
1. Đơn vị đầu tư mạo hiểm có thực sự đầu tư vào lĩnh
vực kinh doanh hướng đến không? Có bao nhiêu
khoản đầu tư mà đơn vị thực sự đã thực hiện trong
lĩnh vực này?
2. Cách thức làm việc với nhà đầu tư mạo hiểm như thế
nào? Nhận tài liệu tham khảo. (Một danh sách giới
thiệu các CEO của các công ty mà công ty đã thành
công – cũng như những người không thành công có
thể sẽ rất hữu ích).
3. Kinh nghiệm của nhà đầu tư mạo hiểm như thế nào?
Có thể kiểm chứng thông qua các doanh nghiệp khởi
nghiệp đã làm việc với đơn vị đầu tư mạo hiểm
Các câu hỏi cần hỏi nhà đầu tư mạo hiểm
4. Nhà đầu tư sẽ dành bao nhiêu thời gian để làm việc
với doanh nghiệp? Câu trả lời cần thiết ít nhất là 1
lần/ tuần.
5. Tình trạng của đơn vị đầu tư mạo hiểm như thế nào và
đã đầu tư nguồn vốn bao nhiêu? Một đơn vị có quá
nhiều khoản đầu tư kém hiệu quả sẽ không có nhiều
thời gian để khắc phục.
6. Mục tiêu của đơn vị đầu tư mạo hiểm có tương thích
với mục tiêu của doanh nghiệp hay không?
7. Đơn vị đầu tư mạo hiểm và đối tác có cam kết với
thỏa thuận đầu tư cho doanh nghiệp của bạn trong
điều kiện suy thoái kinh tế không?
Phân loại các nhà đầu tư mạo hiểm/nhà đầu tư
thiên thần

• Các nhà quản trị cao cấp. Bao gồm các cá nhân là
các nhà quản trị cấp cao trong top 1000 doanh
nghiệp có doanh thu cao (Fortune 1000) đã nghỉ
việc hay nghỉ hưu sớm,
• Các nhà khởi nghiệp thành công. Đây là loại hình
đầu tư mạo hiểm phổ biến nhất, bao gồm các cá
nhân đã khởi nghiệp và đang điều hành các doanh
nghiệp khởi nghiệp thành công rực rỡ.
Phân loại các nhà đầu tư mạo hiểm/nhà đầu tư
thiên thần

• Những người đam mê đầu tư. Trong khi các nhà


khởi nghiệp thành công thường tính toán tương đối
kỹ lưỡng thì những người đam mê đầu tư lại thường
chấp thuận tài trợ một cách đơn giản hơn
• Nhà đầu tư mạo hiểm có quan điểm quản lý vi mô:
Những người theo quan điểm quản lý vi mô là các
nhà đầu tư mạo hiểm rất kỹ tính. Đa phần sự giàu có
của họ xuất phát từ những nỗ lực của bản thân trong
khi một số ít xuất thân từ gia đình có điều kiện tốt.
Exiting: Merger and Acquisition

Mua bán và sát nhập (Merger and Acquisition):


Nhà Khởi nghiệp bán công ty và thu về một số lượng
tiền mặt đủ lớn. Việc mua bán có thể là toàn bộ doanh
nghiệp hoặc từng phần, từ sản phẩm, sỡ hữu trí tuệ,
hay nhân sự…
Phát hành ra công chúng
• Phát hành ra công chúng là hình thức huy động vốn bằng
cách bán chứng khoán rộng rãi ra thị trường. Hình thức này
mang lại một số lợi ích như sau:
• Số lượng vốn. Bán chứng khoán là một trong những cách
nhanh nhất để có thể huy động một lượng vốn lớn trong thời
gian ngắn.
• Tính thanh khoản. Bán cổ phiếu ra công chúng mang lại
tính thanh khoản cao khi người sở hữu có thể bán được cổ
phiếu một cách nhanh chóng.
• Giá trị. Thị trường định giá cho cổ phiếu và từ đó giá trị
được chuyển vào doanh nghiệp.
• Hình ảnh doanh nghiệp. Hình ảnh của một doanh nghiệp có
tham gia thị trường chứng khoán tạo ra sự thu hút lớn đối với
nhà cung cấp, các tổ chức tài chính và khách hàng
Exiting: IPO - Initial Public Offering
Đưa công ty lên sàn chứng khoán (IPO):
Initial Public Offering - Phát hành lần đầu ra công chúng
• Về bản chất, IPO chỉ là một cách khác của việc kêu gọi
đầu tư, nhưng lần này bạn có thể nhận tiền từ hàng
triệu người. Thông qua việc IPO, công ty có thể bán cổ
phần trên thị trường chứng khoán, và ai cũng có thể
mua cổ phần của công ty bạn
• Lúc này tất cả mọi người đều có thể trở thành nhà đầu
tư cho doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu mà công
ty bán ra. Công ty tư nhân sẽ trở thành công ty đại
chúng, và không còn được coi là startup nữa.
Điều kiện và thủ tục cần thiết để IPO
• Việc đưa Cổ phiếu của một Công ty lên thị trường
không phải là chuyện đơn giản. Công ty đó phải đảm
bảo nguồn vốn ổn định, có danh tiếng, uy tín trên thị
trường và có kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể.
• Các điều kiện cần để thực hiện IPO tại Việt Nam
như sau:
• Mức vốn điều lệ tại thời điểm bắt đầu đăng ký từ 10 tỷ trở lên
• Trước khi đăng ký cổ phiếu Công ty phải hoạt động có lợi
nhuận, không được thua lỗ.
• Đưa ra các phương án sử dụng vốn khả thi, được thông qua
bởi hội đồng quản trị
Các thủ tục cần thiết để thực hiện phát
hành cổ phiếu
• Một IPO được bảo lãnh bởi một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư-
những đơn vị sắp xếp cho cổ phiếu được niêm yết trên một hoặc
nhiều sàn chứng khoán. Thông qua quá trình này, một công ty tư
nhân được chuyển đổi thành một công ty đại chúng.
• Đơn xin phát hành
• Bản sao công chứng giấy phép thành lập công ty
• Bản sao công chứng đăng kí kinh doanh
• Điều lệ công ty
• Thông báo chính thức của đại hội cổ đông về việc phát hành cổ phiếu
• Bản báo cáo chi tiết tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh trong
vòng 2 năm trở lại đây của công ty
Crowdfunding
• Gọi vốn cộng đồng là một hình thức gây quỹ tập thể
mà theo đó những cá nhân đóng góp tiền của họ,
thường là thông qua Internet, để hỗ trợ cho các dự
án hoặc sáng kiến do người khác hoặc tổ chức khác
khởi xướng.
• Thông qua internet, bạn dễ dàng đưa các ý tưởng
của mình đến cộng đồng để kêu gọi tài trợ. Hoặc
ngược lại, các công cụ thanh toán trực tuyến có thể
giúp bạn đóng góp cho một dự án crowdfunding bất
kỳ mà bạn muốn.
• KickStarter, IndieGoGo, GoFundMe, CircleUp,..
Crowdfunding hoạt động như thế nào?
• Người khởi xướng hay chủ dự án sẽ đăng dự án của
mình trên website, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư cá
nhân góp vốn.
• Những nhà đầu tư khi thấy dự án phù hợp với mình, có
tiềm năng phát triển sẽ lựa chọn các gói ủng hộ khác
nhau mà chủ dự án đưa ra.
• Chẳng hạn, với startup là một sản phẩm vật lý, người
dùng ủng hộ ở từng mức độ sẽ được sở hữu sản phẩm
với mức giá ưu đãi khi hoàn thành, thậm chí tặng miễn
phí và nhận được phiên bản đặc biệt của sản phẩm nếu
mức ủng hộ cao.
Hình thức crowdfunding
1. Nhận quà trị ân (Rewards Crowdfunding)
• Đây là loại hình khá phổ biến và được áp dụng
nhiều. Vì nó tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn,
thường là sản phẩm hoặc dịch vụ mà chủ dự án
đang thực hiện.
• Đối với hình thức này, chủ dự án sẽ kêu gọi vốn để
thực hiện ý tưởng. Số tiền được tài trợ có thể chia
theo các gói, tương ứng với các phần quà có giá trị
tương ứng. Người tài trợ nhận được phần quà này
nếu dự án thành công.
Hình thức crowdfunding
2. Đóng góp cổ phần (Equity Crowdfunding)
• Khi các nhà đầu tư tài trợ tiền, họ không nhận được
phần quà, mà thay vào đó, họ lấy một phần vốn nhỏ
trong công ty. Hình thức này giống như việc mua cổ
phiếu của một công ty có tiềm năng để đổi lấy cổ
phần trong công ty đó. Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi
nhuận tương ứng với cổ phần khi công ty khi sinh
lãi.
Hình thức crowdfunding
3. Cho vay (Lending Crowdfunding)
• Không giống như các hình thức khác của crowdfunding,
các nhà đầu tư không nhận được phần quà hay cổ phần
trong công ty, thay vào đó họ cho vay sau đó thu hồi lại
khoản tiền gốc kèm theo lãi suất.
• Hình thức này cũng giống như vay vốn ngân hàng vậy,
nhưng khác là bạn vay số tiền nhỏ và từ nhiều người.
Thường áp dụng cho những công ty muốn vay vốn
nhưng tài sản thế chấp không đủ để ngân hàng tin tưởng
cho vay vốn.
Hình thức crowdfunding
4. Tài trợ (Donation Crowdfunding)
• Nhà đầu tư khi tài trợ thường không yêu cầu nhận
lại quà tri ân, cổ phần hay lợi nhuận.
• Hình thức crowdfunding này thường được tạo ra từ
các tổ chức từ thiện, xã hội, tổ chức phi chính phủ…
nhằm quyên góp vận động các dự án cộng đồng
hoặc phi lợi nhuận
Lợi ích của crowdfunding
1. Nguồn tài chính
2. Giảm thiểu rủi ro
3. PR miễn phí
4. Nghiên cứu thị trường
5. Cơ hội để chứng minh dự án của bạn là khả thi
6. Phản hồi và góp ý
7. Mang lại khách hàng tiềm năng và trung thành
8. Cung cấp cơ hội bán hàng trước
9. Nắm giữ quyền sở hữu công ty
10. Miễn phí
Lời khuyên
1. Tận dụng tối đa những gì bạn có.
2. Hãy tiết kiệm.
3. Tìm kiếm mọi nguồn thu cóthể.
4. Tận dụng nguồn lực của người khác.
5. Đảm nhận nhiều vai tròtrong công ty.
6. Tận dụng không gian làm việc.
7. Khai thác lợi ích từ sinh viên thực tập.
8. Mua vật dụng và thiết bị đãqua sử dụng.
9. Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
10.Đổi quyền sở hữu lấy các dịch vụ cần thiết (ít phổ biến).
11.Cuối cùng thì điểm mấu chốt để tồn tại là sự kiên trì của nhà
khởi nghiệp và đó thật sự là tài sản quý giá.

You might also like