ThucTapDienTu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Họ và tên: Lâm Minh Thuận Môn: Thực tập điện tử - 402063

MSSV: 42200168 Nhóm 28

BÁO CÁO BÀI 8

MẠCH DAO ĐỘNG KHÔNG TRẠNG THÁI BỀN DÙNG TRANSISTOR

I. MẠCH NGUYÊN LÝ
1. Mạch nguyên lý:

2. Các linh kiện cần dùng

Tên Số lượng Tác dụng


R_1k 2 Hạn dòng cho transistor ngăn ngắn mạch giữa Vcc và GND, ngăn
không hư transistor
R_22k 2 Phối hợp với tụ điện C1, C2 để tạo thành mạch RC để tăng giảm tần
số dao động
R_470 2 Điều chỉnh dòng điện qua Led đảm bảo hoạt động ổn định
LED 2 Đèn sáng, báo hiệu có dòng đi qua
Transistor C1815 2 Đóng và mở để điều khiển đèn nhấp nháy
Diode 4 Ghép cầu diode, biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện
một chiều
Tụ 1000uF 1 Có chức năng lọc và làm phẳng hơn dòng điện sau cầu diode
Tụ 10uF 2 Giúp đèn LED nhấp nháy, như một khóa cửa cho transistor

II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH


- Khi cấp điện, dòng điện xoay chiều từ nguồn được chỉnh lưu thành dòng điện 1 chiều bởi
cầu diode và tụ lọc C3.
- Transistor T2 đóng trước, điện áp tại chân B > 0.7V, dẫn đến chân C và chân E ngắn mạch,
LED 2 sáng. Điện áp cathode tụ C2 bằng 0V, kéo theo điện áp chân B transistor T1 về 0V (0V
< 0.7V), khiến cho T1 mở và LED 1 tắt.
- Sau khoảng thời gian nạp, điện áp cathode tụ C2 > 0.7 V, dẫn đến điện áp chân B transistor
T1 > 0.7V, T1 đóng LED 1 sáng. Quá trình nạp tụ C1. Kéo điện áp cathode tụ về 0V, đưa điện
áp chân B transistor T2 về 0V (0V < 0.7V), khiến T2 mở LED 2 tắt.
- Quá trình lặp lại, 2 LED liên tục bật tắt. Tụ điện và transistor ngăn dòng ngược, 2 đèn không
sáng cùng 1 lúc. Thời gian bật tắt phụ thuộc vào C1, C2, Rb1, Rb2

III. CÁCH ĐO THỬ VÀ KIỂM TRA LINH KIỆN TRONG MẠCH

1. Điện trở

Hình ảnh một số các loại điện trở


Cách đo và kiểm tra:
- Bước 1: Chọn thang đo phù hợp với giá trị điện trở cần đo
- Bước 2: Kết nối hai que đo của VOM với 2 đầu của điện trở
- Bước 3: Quan sát kim chỉ thị trên mặt đồng hồ
Chú ý: + Nếu kim chỉ thị lệch về bên phải vạch 0, điện trở có giá trị nhỏ hơn thang đo đã chọn
+ Nếu kim chỉ thị lệch cho đến hết thang đo, thì cần chọn thang đo lớn hơn
+ Nếu kim chỉ thị chỉ nằm yên tại vạch 0, điện trở có thể đã bị hư hoặc có giá trị rất
lớn.
2. Tụ điện
Hình ảnh một số loại tụ điện

Cách đo và kiểm tra:

- Bước 1: Chọn thang đo Ohm trên VOM và chỉnh thang đo phù hợp

- Bước 2: Chạm hai đầu que đo vào hai chân của tụ điện.

- Bước 3: Đọc kết quả đo

Chú ý: + Nếu tụ điện ngắn mạch: Sẽ hiển thị mức điện trở rất thấp

+ Nếu tụ điện hở: Kim đồng hồ không dịch chuyển

+ Nếu tụ điện tốt: lúc đầu nó hiển thị mức trở thấp, sau đó tăng dần đến vô hạn

3. Transistor
Hình ảnh Transistor C1815

Cách đo và kiểm tra

- Chọn chế độ Ohm trên VOM và chỉnh thang đo phù hợp

* Trường hợp transistor còn hoạt động tốt

Bước 1: Khi đã xác định được đó là transistor thuận hay ngược thì người thực hiện cần đưa thang đo
đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện 2 phép đo thuận vào BE và BC, kim đồng hồ lên.

Bước 3: Thực hiện 2 phép đo ngược chiều vào BE và BC, kim không lên.

Bước 4: Thực hiện đo C và E, kim không lên.

Sau 4 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận transistor còn tốt.

*Trường hợp transistor bị chập BE

Bước 1: Người thực hiện đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E, kim chỉ lên max 0Ω.

Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược B và E, kim chỉ lên max 0Ω.

Sau 3 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng chập BE.

*Trường hợp transistor bị đứt BE

Bước 1: Người thực hiện đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận B và E, kim không lên.

Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược B và E, kim không lên.
Sau 3 bước đo kiểm transistor này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận
bóng đứt BE.

*Trường hợp transistor bị chập CE

Bước 1: Người thực hiện đưa thang đo đồng hồ về thang đo điện trở X1Ω.

Bước 2: Thực hiện phép đo thuận C và E, kim chỉ lên max 0Ω.

Bước 3: Thực hiện đảo que đo chiều ngược C và E, kim chỉ lên max 0Ω.

Sau 3 bước này, nếu đúng các phép đo kiểm tra transistor như trên ta có thể kết luận bóng chập CE.

4. LED

Hình ảnh một số loại đèn LED


- Một số cách xác định chân LED:

+ Cách 1: Ta phân biệt theo chiều dài chân LED: chân ngắn-cực âm, chân dài- cực dương.

+ Cách 2: Ta phân biệt theo phần bóng LED: đầu nhỏ là dương, đầu nhỏ là âm

+ Cách 3: Dựa theo phần đế LED: phần tròn là anode, phần phẳng là cathone

+ Cách 4: Dùng VOM, nối 2 đầu que đo với 2 chân LED thì ta sẽ xác định được cực của chân LED
dựa vào bật tắt của LED

- Cách đo LED:

+ Bước 1: Bật VOM và chỉnh chế độ đo điện trở với thang đo phù hợp

+ Bước 2: Kết nối que màu đỏ vào chân dương và que màu đen vào chân âm của đèn LED

Chú ý: Nếu đèn LED sáng bình thường thì LED còn hoạt động tốt

Nếu đèn LED không phát sáng thì LED đã bị hỏng

5. Diode

Hình ảnh Diode

Cách xác định chân cho diode

- Chân trắng là chân cathode hay là chân âm

- Chân đen là chân anode hay là chân dương

Cách đo thử và kiểm tra xem diode còn hoạt động được hay không

- Bước 1: Dùng đồng hồ VOM chỉnh sang chế độ đo Ohm và thang đo là x1, hoặc là x10

- Bước 2: Ta đặt hai đầu que đo vào 2 đầu của diode, sau đó đảo chiều que đo để đo thêm
lần nữa

-Bước 3 Nếu cả hai lần chỉ có 1 lần lên kim thì diode còn hoạt động tốt
Nếu cả hai lần đều lên kim hoặc cả hai lần đều không lên kim thì diode đã bị hư

You might also like