(HW) 4. Sinh Sản Ở Thực Vật Hạt Kín

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

SINH SẢN Ở THỰC VẬT HẠT KÍN

Câu 1: Trong suốt vòng đời của thực vật, chỉ có một lượng hữu hạn nguồn sống và năng lượng sử dụng cho
sinh trưởng, phát triển, tự vệ và sinh sản. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách năm loài hoa cam bụi (chi
Mimulus) sử dụng nguồn lực của chúng như thế nào cho sinh sản hữu tính và vô tính.
Sau khi nuôi trồng riêng rẽ các loài trong mỗi chậu riêng biệt ngoài trời, người ta xác định khối lượng trung
bình của mật hoa, nồng độ mật hoa (% saccarôzơ/ tổng khối lượng), số hạt tạo ra ở mỗi hoa và số lần chim ruồi
đuôi rộng (Selasphorus platycercus) đến thăm chỗ hoa. Sử dụng mẫu vật là cây trồng trong nhà kính, các nhà
khoa học đã xác định độ phân nhánh rễ từ mỗi gam trọng lượng tươi của chồi ở mỗi loài. Các cụm từ rễ phân
nhánh liên quan đến sinh sản vô tính thông qua chồi non mà phát triển rễ.
Thể tích mật Chim đến Độ phân
Loài Nồng độ mật Số hạt mỗi hoa
(µL) thăm nhánh rễ
M. rupestris 4.93 16.6 2.2 0.22 0.673
M. eastwoodiae 4.94 19.8 25 0.74 0.488
M. nelson 20.25 17.1 102.5 1.08 0.139
M. verbenaceus 38.96 16.9 155.1 1.26 0.091
M. cardinalis 50.00 19.9 283.7 1.75 0.069
a) Trong chi này, những biến nào tương quan thuận, nghịch và không có tương quan đối với thể tích mật
hoa? Giải thích.
b) Xác định loài nào chủ yếu sinh sản vô tính và loài nào chủ yếu sinh sản hữu tính và giải thích.
c) Khi môi trường thay đổi, đối với mỗi trường hợp sau đây loài nào sẽ chiếm ưu thế hơn? Giải thích.
- Trường hợp 1: tất cả loài Mimulus bị lây nhiễm bởi một mầm bệnh độc gây chết hàng loạt.
- Trường hợp 2: xuất hiện vật ăn thịt du nhập làm suy giảm quần thể chim ruồi.

Câu 2: Nhiều loài thực vật không ra hoa vào mùa thu và sự cảm
ứng ra hoa xảy ra chỉ khi cây tiếp xúc nhiệt độ thấp vào mùa
đông, hiện tượng này gọi là sự xuân hóa. Loài cải Arabidopsis là
mô hình nghiên cứu về sự xuân hóa ở thực vật vì nó chỉ ra hoa
khi đã tiếp xúc với điều kiện lạnh. Hình mô tả cơ chế điều hòa
sự ra hoa của loài Arabidopsis ở gen FLC; gen FLD mã hóa
histone deacetylase và sự biểu hiện của nó có liên quan đến
nhiệt độ môi trường; protein do gen FT mã hóa kết hợp với
protein FD trực tiếp khởi phát sự ra hoa.
a) Hãy cho biết mức độ hoạt động của mỗi gen (FLC, FLD)
và hoạt tính của protein do gen FT mã hóa ở cây cải
Arabidopsis thay đổi như thế nào khi cây tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ thấp? Giải thích.
b) Hãy cho biết khả năng ra hoa của cây cải Arabidopsis bị ảnh hưởng như thế nào trong mỗi trường hợp
sau đây? Giải thích.
(1) Biểu hiện loại ARN can thiệp (ARNi) có trình tự đặc hiệu với thông tin di truyền do gen FLC mã
hóa trong cây cải kiểu dại.
(2) Tạo cây cải đột biến bằng cách gây đột biến xóa gen FLD.
(3) Tạo cây cải đột biến bằng cách loại bỏ miền liên kết của protein FT với protein FD.
Câu 3: Sâm Ngọc Linh được tìm thấy nhiều ở vùng núi Trung bộ, có giá trị kinh tế cao, mang đến nhiều lợi
ích cho sức khoẻ. Người ta đã nghiên cứu quá trình nảy mầm của sâm Ngọc Linh để tìm ra giải pháp giúp tăng
năng suất và giá trị của sâm. 1000 hạt giống thu thập từ những quả sâm Ngọc Linh chín đỏ, sạch bệnh đã được
sử dụng để nghiên cứu.
Tốc độ nứt vỏ Tỉ lệ hạt nứt vỏ Tỉ lệ hình thành
Khối lượng hạt (g) Số lượng hạt
(%/ngày) (%) cây con (%)
40-50 74 0,98 91,17 81,02
50-80 578 1,48 96,17 92,01
80-110 282 1,05 92,67 92,17
110-140 66 1,01 93,33 91,50
a) Sau khi thu hạt từ quả và rửa sạch, người ta ngâm hạt trong dung dịch NaClO 2% trong 15 phút. Việc làm
này có ý nghĩa gì?
b) 1000 hạt giống được phân loại theo khối lượng và theo dõi sự nảy mầm theo từng nhóm. Kết quả được thể
hiện ở Bảng. Hãy cho biết cần phải lựa chọn hạt giống sâm có khối lượng như thế nào để có tỷ lệ nảy
mầm cao và ổn định?
c) Khi quan sát quá trình nảy mầm của hạt sâm Ngọc Linh, người ta thấy rằng trụ trên lá mầm phát triển kéo
dài, trong khi trụ dưới lá mầm hầu như không phát triển. Đặc điểm này cho biết hạt sâm có phương thức
nảy mầm dưới lòng đất hay trên mặt đất? Kiểu nảy mầm này có ưu điểm và nhược điểm gì?

Câu 4: Sự tăng trưởng của noãn, phôi và nội nhũ sau quá trình thụ tinh kép ở một loài thực vật hạt kín được
thể hiện trong hình bên.
a) Các đường I, II và III trên đồ thị tương ứng với sự tăng trưởng
cấu trúc nào của thực vật được nêu trên? Giải thích.
b) Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
(1) Cấu trúc I và cấu trúc III có mức bội thể là 2n.
(2) Cấu trúc I ở thực vật hạt trần và hạt kín có mức bội thể
tương đương nhau.
(3) Cấu trúc II và III giống nhau về mặt di truyền.

Câu 5: Ở thực vật có hoa, cơ chế phổ biến nhất ngăn chặn sự tự thụ phấn là sự không tự hòa hợp (KHH). Thí
nghiệm trên một loài thực vật, tính không hòa hợp được qui định bởi một locus S có nhiều allen. Ở thể giao tử
(GTT) tính không hòa hợp của hạt phấn được quy định bởi kiểu gen đơn bội của hạt phấn ở locus S. Ở thể bào
tử (BTT), tính không hòa hợp được quyết định bởi kiểu gen lưỡng bội của thành bao phấn ở cây bố mẹ. Bảng
dưới đây cho thấy kiểu KHH và các kiểu gen của hai cây tham gia vào quá trình thụ tinh. Phép lai nào dưới đây
sẽ thu được thế hệ sau? Giải thích.
Kiểu gen được biểu hiện ở cây bố mẹ
Phép lai Kiểu KHH
Cây cho hạt phấn Cây cho noãn
I GTT S1S2 S1S2
II GTT S1S3 S2S3
III BTT S1S3 S2S4
IV BTT S1S2 S1S3
Câu 6: Một bạn học sinh đã tiến quan sát một bông hoa ở một loài thực vật lưỡng tính. Bạn ấy nhận
thấy bông hoa này có màu sáng, hương thơm đặc trưng, bên trong hoa có mật. Bao phần đính khá
chắc vào chỉ nhị. Đầu nhụy khá nhỏ, dính nhiều chất nhầy. Sau đó, bạn ấy đã vẽ lại cấu trúc của bông
hoa đó như thể hiện ở hình bên.
a) Nêu tên các cấu trúc từ A-G. Những cấu trúc nào
thuộc hệ sinh sản cái? Những cấu trúc nào thuộc hệ
sinh sản đực?
b) Sự sắp xếp vị trí của cấu trúc E và B mang lại ý
nghĩa gì về mặt sinh sản?
c) Sau khi thụ tinh, cấu trúc F sẽ phát triển thành gì?
Sự phát triển đó cần sự có mặt của hormone nào?
d) Quá trình thụ tinh ở loài thực vật này diễn ra ở cấu
trúc nào? Quá trình đó có đặc điểm gì đặc biệt?
e) Phương thức thụ phấn của loài thực vật này là gì? Giải thích những đặc điểm của cấu trúc hoa tạo
điều kiện cho phương thức thụ phấn đó.
f) Hình thức thụ phấn ở loài này có ưu thế gì trong duy trì sự đa dạng di truyền cho thế hệ sau? Hãy
trình bày một số cơ chế khác ở thực vật giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả.

Câu 7: Quả xoài cát Hòa Lộc có những thay đổi khi non và khi chín.
Khi non: vỏ xanh, cứng, vị chua, ít mùi thơm: khó rụng.
Khi chín: vỏ màu vàng, mềm, vị ngọt, nhiều mùi thơm, dễ rụng.
a) Bằng hiểu biết về sắc tố thực vật, cấu trúc tế bào, quá trình sinh trưởng phát triển ở thực vật hãy
giải thích các đặc điểm ở trên của quả xoài kho non và khi chín.
b) Những đặc điểm của quả khi non và khi chín có ý nghĩa gì đối với khả năng duy trì giống loài
thực vật? Giải thích.

You might also like