Đề cương của Bình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI:

Câu 1: Nêu một số tính chất của phân tử, nguyên tử.

- Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo
nên vật càng nhanh.
- Giữa các phân tử, nguyển tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử,
nguyên tử.

Câu 2: Nêu khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.

- Năng lượng nhiệt là năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt.
- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu
tạo nên vật.

Câu 3: Nêu mối liên hệ giữa nhiệt độ của vật, sự chuyển động của cá phân tử, nguyên tử
và nội năng của vật. Cho ví dụ.

- Khi vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên, nội
năng của vật tăng.
Vd: Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng thì nhiệt
độ của quả cầu tăng lên còn nhiệt độ của nước giảm đi. Nhiêt độ của quả cầu tăng lên
vì đã nhận thêm được nhiệt năng từ nước nóng, còn nhiệt độ của nước nóng giảm đi
do đã truyền bớt nhiệt năng cho quả cầu.

Câu 4: Thế nào là hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt? Lấy ví dụ về các hiện
tượng đó.

- Hiện tượng dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các phân tử có động năng
lớn hơn sang các phân tử có động năng nhỏ hơn qua va chạm. Chất rắn dẫn nhiệt tốt,
chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
- Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn
lên vùng lạnh hơn trong chất lưu.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt. Tia nhiệt có thể truyền trong
chân không.
Vd:
Hiện tượng dẫn nhiệt: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta
có cảm giác tay nóng lên, do thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Đối lưu: Điều hòa làm mát không khí thường lắp ở phía trên cao để khi điều hòa tạo
ra khí mát có khối lượng riêng lớn hơn không khí thường di chuyển xuống dưới
chiếm chỗ lớp không khí thường và đẩy lớp không khí thường nhẹ hơn bay lên trên,
cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm mát cả căn phòng.

Bức xạ nhiệt: Nhiệt năng được phát ra từ các thiết bị tản nhiệt.

Câu 5: Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên
bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.

Câu 6: Giải thích được sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính và trình
bày được một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra.

- Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ nhiệt. Trái
Đất hấp thụ một phần năng lượng này, đồng thời phản xạ lại một phần dưới hình thức
bức xạ nhiệt của Trái Đất. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng giống như
một nhà lợp kính, giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và
không khí bao quanh nóng lên chứ không phải chỉ những chỗ được chiếu sáng.
- Một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra:
+ Gây ra hiện tượng băng tan, nước biển dâng cao.
+ Làm thay đổi đột ngột môi trường sống của các loài động vật, hệ sinh thái bị ảnh
hưởng.
+ Nhiệt độ tăng cao gia tăng số lượng các vụ cháy rừng.
+ Hạn hán kéo dài làm cho ngành nông nghiệp chịu nhiều tổn thất.
II. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT:

Câu 1:

1.1. Muối:

a) Nêu khái niệm muối? Quy tắc đọc tên muối?

- Muối là hợp chất được hình thành tự sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion
ammonium (NH4+).

- Quy tắc đọc tên muối: Tên muối (chứa cation kim loại): tên KL (thêm hoá trị nếu kim loại
có nhiều hoá trị) + tên gốc acid.

b) Tính chất hoá học của muối? Với mỗi tính chất hãy viết 1 PTHH minh hoạ.

- Tính chất hoá học của muối:

+ Phản ứng với kim loại: Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành
muối mới và kim loại mới.

Vd: Zn + FeSO4 ----> ZnSO4 + Fe.

+ Phản ứng với dung dịch acid: Muối có thể tác dụng với một số dd acid tạo thành muối
mới và acid mới. Sản phẩm cua phản ứng tạo thành phải có ít nhất một chất là chất khí/ chất
ít tan hoặc không tan, …

Vd: CaCO3 + 2HCl ----> CaCl2 + CO2 + H2O.

+ Phản ứng với dung dịch base: Muối tác dụng với base tạo thành muối mới và base mới,
trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan hoặc không tan, …

Vd: FeSO4 + 2NaOH ----> Fe(OH)2 + Na2SO4.

+ Phản ứng với dung dịch muối: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối
mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.

Vd: 2AgNO3 + BaCl2 ----> 2AgCl + Ba(NO3)2 .


c) Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ? Viết phương trình minh hoạ cho mỗi
phản ứng.

Phương trình phản ứng minh họa:

1. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

3. K2O + H2O → 2KOH

4. Cu(OH)2 CuO + H2O

5. SO3 + H2O → H2SO4

6. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

7. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

8. AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

9. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O


1.2. Nêu vai trò của các nguyên tố hoá học với sự phát triển của cây trồng?

- Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển của bộ rễ thực vật.

- Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

- Nguyên tố S: Tổng hợp nên protein.

- Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.

- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật.
III. VẬT SỐNG:

Câu 1: Phát biểu khái niệm về: Quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái, sinh
quyển.

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không
gian xác định, ở một thời điểm nhất đinh và có khả năng sinh sản để tạo thành những
thế hệ mới.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của
môi trường.

Câu 2: Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Các đặc trưng cơ bản của quần thể gồm kích thước quần thể, mật độ cá thể trong quần
thể, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.

Câu 3: Nêu một số đặc điểm cơ bản của quần xã.

- Mỗi quần xã có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần xã này với
quần xã khác. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã như độ đa dạng và thành phần
loài trong quần xã.

Câu 4: Phân biệt 4 môi trường sống chủ yếu. Lấy ví dụ minh hoạ cho các môi trường
sống của sinh vật.

- Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm: môi trường trên cạn, môi trường nước,
môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

+ Môi trường cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

+ Môi trường trong đất gồm các lớp đất.


+ Môi trường sinh vật là cơ thể của động vật, thực vật, con người,…

Câu 5: Trình bày cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục(bệnh
HIV/AIDS, giang mai, lậu,…).

- Các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:
 Cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục.
 Tiêm vaccine phòng bệnh.
 Không dùng chung các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể và đến
ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.
 Khám phụ khoa định kì.

Câu 6: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ quần thể.

- Đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:
 Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
 Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống.
 Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự
nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi
hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

Câu 7: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

- Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
 Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học.
 Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
 Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật
có nguy cơ tuyệt chủng.

You might also like