Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN NHANH ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã học phần: 2411101132204


Nhóm sinh viên thực hiện:
1/ VÕ HUỲNH MINH ANH 2221001239
2/ LÊ NGỌC HẠ CHÂU 2221001245
3/ TRẦN THỊ THẾ CHI 2221001249
4/ TRẦN MINH HOÀNG 2321003587
5/ ĐỖ THÀNH TÂM 2321003608

TP. Hồ Chí Minh, 02/2024


1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
t KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THỨC ĂN NHANH ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: ThS. TRẦN TRỌNG HIẾU


Mã học phần: 2411101132204
Nhóm sinh viên thực hiện:
1/ VÕ HUỲNH MINH ANH 2221001239
2/ LÊ NGỌC HẠ CHÂU 2221001245
3/ TRẦN THỊ THẾ CHI 2221001249
4/ TRẦN MINH HOÀNG 2321003587
5/ ĐỖ THÀNH TÂM 2321003608

TP. Hồ Chí Minh, 02/2024



2
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC........................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
Chương 1. TỔNG QUAN...............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của bài nghiên cứu..................................................................................3
1.5.1. Ý nghĩa lý thuyết................................................................................................
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................
Chương 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................4
2.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về thức ăn nhanh...............................................................................
2.1.2. Nguồn gốc của thức ăn nhanh............................................................................
2.1.3. Các loại hình thức ăn nhanh tại Việt Nam.........................................................
2.2. Thực trạng và nguyên nhân thức ăn nhanh phổ biến đối với sinh viên TP. Hồ
Chí Minh.....................................................................................................................8
2.2.1. Thực trạng..........................................................................................................
2.2.2. Nguyên nhân.....................................................................................................
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA THỨC ĂN NHANH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE SINH
VIÊN.............................................................................................................................14
3.1. Tác động tích cực...............................................................................................14
3.2. Tác động tiêu cực...............................................................................................14
3.2.1. Tăng nguy cơ đột quỵ.......................................................................................
3.2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.......................................................................
3.2.3. Tăng nguy cơ ung thư.......................................................................................
3.2.4. Gây ra vấn đề về trí nhớ...................................................................................
3.2.5. Dễ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể...................................................
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................20
4.1. Đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu thói quen sử dụng thức ăn nhanh của
sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh..................................................................................20
4.1.1. Nâng cao nhận thức..........................................................................................
4.1.2. Phối hợp đa phương:........................................................................................
4.2. Kết luận..............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Carl Nicholas Karcher (1917 - 2008).................................................................5
Hình 2: Phở và bánh mỳ đã được đưa vào từ điển tiếng Anh - Oxford English
Dictionary........................................................................................................................8
Hình 3: Ung thư trực tràng............................................................................................17
Hình 4: Thức ăn nhanh..................................................................................................19
Hình 5: 4 tác hại nguy hiểm khi ăn đồ ăn nhanh mỗi ngày...........................................21
Hình 6: Tọa đòa trực tuyến – Phương pháp sử dụng thức ăn nhanh an toàn................22
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành y khoa và y
học dự phòng của trường đại học y dược TP. Hồ Chí Minh (2022).............................10
Bảng 2: Béo phì dẫn dến 13 loại bệnh ung thư.............................................................17
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Sự xuất hiện của các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam.....................7
Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà
Nội (2020).......................................................................................................................9
Biểu đồ 3: Mức độ chi trả của sinh viên trong 1 lần sử dụng đồ ăn nhanh...................11
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển,
mức sống của người dân ngày càng cao do đó kéo theo nhịp sống của con người cũng
ngày một tăng nhanh, con người có ít thời gian hơn dành cho gia đình và bản bản thân.
Sự phát triển của xã hội đã dẫn đến những thay đổi nhất định trong nhu cầu của con
người, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thời gian và nhu cầu ăn uống.
Con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt với áp lực công việc, học tập
và cuộc sống. Họ cần phân bổ thời gian hợp lý để có thể vừa đáp ứng được nhu cầu
của bản thân, dành thời gian cho gia đình; vừa hoàn thành công việc một cách hiệu quả
và nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người có xu hướng dành nhiều
thời gian cho công việc, bỏ bê việc chăm sóc bản thân và gia đình. Mặt khác, con
người ngày nay không chỉ dừng lại ở việc ăn cho no bụng mà còn quan tâm đến chất
lượng, hương vị và sự tiện lợi. Họ muốn thưởng thức những món ăn ngon miệng, hấp
dẫn và thể hiện được phong cách cá nhân của mình. Ngoài ra, họ cũng mong muốn tiết
kiệm thời gian cho việc ăn uống. Chính vì vậy mà thức ăn nhanh chính là một lựa chọn
được ưu tiên hàng đầu của con người trong xã hội hiện đại.
Việt Nam có hơn 99 triệu dân (tính đến năm 2023) với dân số trẻ chiếm đa số,
là một thị trường hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh. Thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, năng động và hiện đại
với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, thức ăn nhanh đang trở thành
một xu hướng ẩm thực phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên. Vì thế mà
tại đây xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng thức ăn nhanh của nhiều thương hiệu
lớn đến từ các nước trên thế giới, như McDonald’s, KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut,
...
Thức ăn nhanh mang lại cho sinh viên nhiều tiện lợi và sự lựa chọn đa dạng.
Thức ăn nhanh thường được chế biến nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với lối sống bận
rộn, vừa học vừa làm của sinh viên. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn có nhiều món ăn với
hương vị hấp dẫn, đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của họ. Tuy nhiên, nó cũng
1
tiềm ẩn những mối nguy hại như không đảm bảo dinh dưỡng, có thể dẫn đến các bệnh
về tim mạch, béo phì, ...

Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn báo cáo đề tài “Thực trạng
và tác động của thức ăn nhanh đối với sức khỏe của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí
Minh” để góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về các tác động của thức ăn
nhanh đối với sức khỏe, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho họ có thể lựa chọn và
sử dụng thức ăn nhanh một cách hợp lý, khoa học, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu về thực trạng và mô tả sự tác động của thức ăn nhanh đối với vấn đề
sức khỏe của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh nhịp sống hối hả,
hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thức ăn nhanh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của thức ăn
nhanh đến sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời đề ra kế hoạch để phát triển, nâng
cao chất lượng của thức ăn nhanh theo hướng lành mạnh, an toàn và bền vững.

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, đối tượng mà chúng em
nghiên cứu là 2 yếu tố thực trạng và tác động của thức ăn nhanh đối với sinh viên Việt
Nam.

Đối tượng khảo sát: Các bạn sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học, cao
đẳng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi khu vực thành
phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài và thực hiện khảo sát trong vòng 3
tháng (từ 4/1 – 21/3/2024).

2
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu: các thành viên tiến hành tìm kiếm
những thông tin trên các diễn đàn mạng, các trang web, tạp chí khoa học, các bài báo,
giáo trình, sách, ... Sau đó phân tích vấn đề và tổng hợp, kết luận lại vấn đề. Phương
pháp này giúp bài báo cáo chi tiết và rõ ràng hơn, tìm được bản chất vấn đề và làm rõ
vấn đề. Giúp bài báo cáo thuyết phục hơn với các phân tích và lập luận.

Phương pháp quan sát thực tế: Sinh viên tiến hành quan sát thực tiễn và thu
thập thông tin, số liệu và dữ liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp
này giúp sinh viên nhận thức được vấn đề dễ dàng hơn, mang lại những dữ liệu cụ thể,
dữ liệu mang tính trực quan hơn, giúp kiểm chứng thông tin thực tiễn, có ý nghĩa khoa
học rất lớn.

1.5. Ý nghĩa của bài nghiên cứu

1.5.1. Ý nghĩa lý thuyết

Hệ thống lại các lý thuyết và các vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm về
thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, mô tả, phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng, các tác
hại và đưa ra giải pháp hạn chế của thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh cho doanh nghiệp. Từ các kết quả trên, nghiên cứu gợi mở
các khuyến nghị giúp nâng cao ý thức đối với sự quan trọng của sức khỏe cho mỗi sinh
viên.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài góp phần làm đa dạng những tài liệu tham khảo, phong phú được những
cơ sở lý luận về ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và từ việc phân tích, đánh
giá thực trạng các vấn đề mà ngành công nghiệp thực phẩm thức ăn nhanh đang mắc
phải nói riêng, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản lý dành cho doanh nghiệp giúp
các nhà kinh doanh loại hình sản phẩm tương tự có góc nhìn rõ ràng hơn đối với quyết
định mua thực phẩm thực ăn nhanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh khi họ
ngày càng ý thức được việc nâng cao sức khỏe của mình hơn.
Thông qua quá trình hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm tác
giả đã có cơ hội tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế, từ đó rút ra được
những bài học quý giá cho công tác nghiên cứu. Những bài học này đã giúp nhóm tác
3
giả hoàn thành thành công bài thi kết thúc học phần, đồng thời nâng cao khả năng thực
hiện nghiên cứu, báo cáo trong tương lai.

4
Chương 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh (Fast food) là một khái niệm hay thuật ngữ được công nhận
trong từ điển tiếng Anh (Merriam Webster, 1952), là thức ăn đã được chế biến sẵn,
đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách nhanh chóng.
Thức ăn nhanh là thức ăn được chuẩn bị sẵn và phục vụ một cách nhanh chóng. Các
món ăn trong cửa hàng thức ăn nhanh được giới hạn trong một thực đơn để khách hàng
lựa chọn (Bender & Bender, 1995).
Tóm lại, khi nhắc tới thức ăn nhanh người ta thường hiểu một cách đơn giản đó
là đồ ăn công nghiệp được tạo ra từ nền kinh tế công nghiệp. Tất cả quá trình từ
nguyên liệu, chế biến, nấu và thậm chí là tiêu thụ đều là hệ quả của công nghiệp.
Nguyên liệu là những sản phẩm không phải của nền kinh tế nông nghiệp mà tất cả
chúng được chăm sóc chăn nuôi trồng trọt bằng mô hình công nghiệp và những thiết bị
hỗ trợ công nghiệp để đảm bảo năng suất, chất lượng. Những món ăn nhanh thường có
chung đặc điểm đó là thời gian chế biến và sử dụng nhanh. Tức là có thể tạo ra nó
trong thời gian ngắn để có món ăn, người mua không phải đợi lâu như những những
thức ăn khác. Bên cạnh đó thời gian ăn nó cũng rất nhanh, chỉ vài ba phút và có thể để
mang đi, vừa đi vừa ăn, vừa làm việc vừa ăn. Nói chung thì đồ ăn nhanh tập trung vào
yếu tố thời gian và sự tiện dụng của nó.
Tùy vào mỗi vùng và văn hóa đất nước mà đồ ăn nhanh cũng có nhiều loại, như
pizza, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ (còn gọi là bánh mì Kebab), bánh hamburger, khoai tây
nghiền, gà rán, bánh mì Sandwich, ....

2.1.1.

5
2.1.2. Nguồn gốc của thức ăn nhanh
Đi đầu trong nghành công nghiệp thức ăn nhanh là
Carl Karrcher. Carl Karrcher sinh ra và lớn lên tại Upper
Sandusky bang Ohio của Mỹ. Năm 22 tuổi ông lái xe tải
cho cửa hàng bánh, phụ trách việc giao bánh mì cho các
cửa hàn ở phía tây Los Angeles, khi Carl nghe tin rao bán
một quầy bán xúc xích trên đại lộ Florence, ông đã quyết
định mua nó. Ông vẫn quyết định làm tại cửa hàng bánh
và thuê 2 nhân viên làm việc tại quầy xúc xích. Ông bán
xúc xích, xúc xích tẩm ớt và bánh bột ngô với giá 10 xu,
Hình 1: Carl Nicholas Karcher
và 5 xu cho soda. (1917 - 2008)

Một thời gian ngắn sau, ông mua được quầy xúc xích thứ 2 và giao cho vợ mình
– Margaret quản lý. Cuối năm 1944 ông đã sở hữu 4 quầy xúc xích tại Los Angeles.
Ngày 16/1/1945 nhà hàng Drive - in Barbeque (Thịt nướng cho người ngồi trên xe) ra
đời và ngày càng phát đạt. Mặt khác, tại vùng Inland Empire cách Los Angeles 100km
về phía đông, cũng có một nhà hàng bán Hamburger rẻ hơn so với Carl 15 xu đó là nhà
hàng của anh em nhà Donald.

Sau khi đến miền nam California, năm 1944 Richard và Maurice MCDonald
mở một nhà hàng phục vụ Hamburger người ngồi trên ô tô. Tuy nhiên một thời gian
sau họ không còn hứng thú với việc phải thường xuyên thuê nhân viên mới, thay bát
dĩa. Năm 1948 anh em nhà Donald sa thải tất cả bồi bàn, lắp đặt những lò nướng lớn,
thay đổi phương pháp chế biến mới. Họ thay thế đĩa thủy tinh, nĩa, thìa bằng túi giấy
và cốc giấy. Chuyển hệ thống phục vụ thông thường sang hệ thống tự phục vụ.
Richard MCDonald đã thiết kế một tòa nhà mới, hai đầu mái nhà ông đặt 2 vòng cung
và được thắp sáng bằng bóng đèn Neon vào ban đêm tạo ra chữ “M” đặc trưng. Chỉ
trong vài tuần thì hệ thống này được chấp nhận bởi thông tin truyền miệng bánh ngon
giá rẻ. Sau đó rất nhiều người đã bắt chước theo mô hình của ông: William Rosenberg
từ một anh chàng lái xe chở kem bán dạo, bán Sandwich cà phê cho công nhân ở
Boston đã mở một nhà hàng bánh Donut nhỏ năm 1948; Glen W. Bell sau khi đến cửa
hàng của MCDonald và đã áp dụng kiểu hệ thống này, năm 1953 ông đã mở nhà hàng
tự phục vụ Inst Burger-King đầu tiên……

6
Tóm lại, Thức ăn nhanh bắt đầu với các cửa hàng cá và khoai tây chiên đầu tiên
ở Anh vào những năm 1860. Các nhà hàng có đường lái xe qua lần đầu tiên được phổ
biến vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam: Vào những năm 1975, cụm từ “thức ăn nhanh” bắt đầu xuất
hiện. Ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã du nhập vào thị trường Việt Nam từ cuối
thập niên 90 của thế kỉ trước, bắt đầu từ những cửa hàng Jollibee vào năm 1996. Vào
cuối năm 1997, tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl đã xuất hiện thương
hiệu Kentucky Fried Chicken ( KFC). Đây được xem là cột mốc đánh dấu thức ăn
nhanh đi vào văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Sau đó vào năm 1998, thương hiệu thức
ăn nhanh của Hàn Quốc (Lotteria) xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam ở khách sạn
Rex. Tính đến năm 2014, Lotteria đã có hơn 160 cửa hàng, KFC có 140 cửa hàng, và
thương hiệu Jollibee (Philippines) với hơn 30 cửa hàng. Thương hiệu Burger King du
nhập vào thị trường thức ăn nhanh Việt Nam chỉ được gần 3 năm (2012), nhưng những
chiếc chiếc bánh WHOPPER nổi tiếng của Mỹ đã nhanh chóng có mặt ở gần 20 cửa
hàng tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Cho đến nay, hàng loạt
các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng như McDonald’s, gà rán Popeyes, Texas
Chicken, Domino’s Pizza, Pizza Hut, BBQ Chicken,… cũng nhanh chóng xuất hiện và
trở nên phổ biến, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ẩm thực Việt Nam.

2.1.3. Các loại hình thức ăn nhanh tại Việt Nam


2.1.3.1. Thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam
Các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam:
˗ Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 1996. Kể từ đó,
Jollibee đã nỗ lực hết mình để mang đến các gia đình Việt Nam những bữa ăn ngon
miệng với giá cả hợp lý nhất. Từ đó, thương hiệu Jollibee đã nhận được sự ủng hộ và
đánh giá rất cao của khách hàng tại Việt Nam.
˗ Vào cuối năm 1997, tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl tp HCM
đã khai trương cửa hàng Kentucky Fried Chicken (KFC) đầu tiên. Sự có mặt của
thương hiệu ăn nhanh lớn này tạo nên sự mở đầu cho sự phát triển của đồ ăn nhanh ở
nước ta sau này ngày.
˗ Ngay say đó, năm 1988 Công ty TNHH Lotteria mở cửa hàng tại Việt Nam đầu
tiên ở khách sạn Rex.

7
Cửa hàng KFC khai Lotteria mở
Jollibee đầu trương tại cửa hàng đầu
tiên (1996) TP.HCM tiên (1998)
(1997)

˗ Ngoài ra còn có các thương hiệu lớn khác như Pizza Hut, McDonald, Subway,
Burger King... đã cho thấy sự phong phú của thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam.
˗ Dưới tác động từ sự phát triển nhanh chóng của thức ăn nhanh từ nước ngoài,
làm ra đời của các thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam như bánh mì huỳnh hoa, phở
24, …

2.1.3.2. Ẩm thực đường phố Việt Nam


Tại Việt Nam các thương hiệu Fast food lớn không chỉ canh tranh với nhau mà

còn canh tranh với 1 loại hình thức ăn nhanh khác - Thức ăn đường phố Việt Nam.
Thức ăn đường phố là các loại thức ăn, đồ uống đã được chế biến hay sẵn sàng chế
biến và phục vụ tại chỗ. Được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở những đường phố, khu
phố đông người hoặc nơi công cộng gần các điểm, khu du lịch, giải trí, khu phố ăn
uống ngoài trời, trường học, công ty… mang hình thức của gian hàng di động trên
quầy, sạp, ki-ốt tạm thời và các loại xe đẩy... Trải dài khắp ba miền Bắc, Trung, Nam,
Biểu đồ 1: Sự xuất hiện của các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam
mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc sắc, mang đậm sắc thái riêng đó. Do vậy, ẩm
thực đường phố Việt mang tính đa dạng, phong phú. Không chỉ được người trong
nước mà còn được cả những du khách nước ngoài và các tạp chí lớn về ẩm thực trên
thế giới khen ngợi. Các phóng sự về ẩm thực Việt Nam như Tạp chí Food and Wine,
Kênh Truyền hình CNN, Kênh NAT GEO Adventure…. Trên Tạp chí The Huffing
Post, du khách nước ngoài còn dùng mỹ từ đặc biệt cho phở - "món ăn của thiên
đường"... Hai món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam là phở và bánh mỳ đã được đưa
vào từ điển tiếng Anh - Oxford English Dictionary. Bún chả nằm trong danh sách 10
món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 của trang National Geographic. Ngoài
ra còn có một số món ăn khác như: cơm tấm, bún thịt nướng, xôi,…

8
Hình 2: Phở và bánh mỳ đã được đưa vào từ điển tiếng Anh - Oxford English Dictionary

2.2. Thực trạng và nguyên nhân thức ăn nhanh phổ biến đối với sinh viên
TP. Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng
Theo thống kê của sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội (2020) khảo sát:
222 bạn sinh viên đến từ 39 trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả
cho thấy xu hướng tiêu thụ thường xuyên thức ăn nhanh là rất phổ biến: 3,2% trong
tổng số người tham gia khảo sát luôn luôn sử dụng, 16,7% rất thường xuyên sử dụng,
có đến 48,2% các bạn sử dụng ở mức độ thường xuyên, 30,2% thỉnh thoảng và chỉ có
1,8% hầu như không sử dụng thức ăn nhanh. Như vậy, tiêu thụ thường xuyên các mặt
hàng thức ăn nhanh đã xác định là xu hướng ở gần 95% người tham gia khảo sát, kể cả
nam giới và nữ giới.

9
Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội
(2020)

Số Tỷ lệ
Đặc điểm
lượt (%)
Ngày thường 376 70.4
Ngày ăn
Cuối tuần 158 29.6
Bữa sáng 198 37.1
Bữa trưa 191 35.8
Bữa ăn Bữa tối 46 8.6
Khuya muộn 22 4.1
Giữa các bữa 77 14.4
Ăn no hay ăn kèm với các loại Ăn no 411 76.9
đồ ăn khác Ăn kèm 123 23.1
Loại đồ ăn Bánh mì kẹp 184 34.5
Xúc xích 138 25.8
Đồ đóng hộp, đóng gói, chế
107 20.0
biến sẵn
Gà rán 85 15.9
Khoai tây chiên 76 14.2
Hamburger 25 4.7
10
Pizza 17 3.2
Tiết kiệm thời gian 277 51.9
Giá thành rẻ 231 43.3
Phù hợp khẩu vị 202 37.8
Lý do Gặp gỡ, tụ tập bạn bè, người
184 34.5
thân
Không có người nấu ăn cho 23 4.3
Khác 9 1.7
Bảng 1: Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành y khoa và y học dự phòng
của trường đại học y dược TP. Hồ Chí Minh (2022)

Trong tổng số 534 lượt sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trong bài khảo sát
Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành y khoa và y học dự
phòng của trường đại học y dược TP. Hồ Chí Minh năm 2022 thì đa số sinh viên đều
ăn vào ngày thường (70,4%). Sinh viên ăn đồ ăn nhanh vào tất cả các bữa trong ngày
chủ yếu là bữa sáng (37,1%) và bữa trưa (35,8%). Hầu hết sinh viên thường ăn đồ ăn
nhanh để no bụng (76,9%). Trong số 7 loại đồ ăn nhanh thì bánh mì kẹp truyền thống
được sinh viên lựa chọn nhiều nhất (34,5%) và lý do sử dụng đồ ăn nhanh chủ yếu là
tiết kiệm thời gian (51,9%).

Qua những số liệu trên, chúng ta có thể phân tích được một số đặc điểm của
thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm ngành y học nói riêng và sinh viên
tại TP. Hồ Chí Minh nói chung như sau:

Tần suất sử dụng đồ ăn nhanh khá cao, đặc biệt là vào ngày thường. Điều này
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, do đồ ăn nhanh thường chứa nhiều
chất béo, đường, muối, và các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Mục đích sử dụng đồ ăn nhanh chủ yếu là để tiết kiệm thời gian. Điều này có
thể là do sinh viên thường có quỹ thời gian eo hẹp do lịch học, lịch thực tập, và các
hoạt động ngoại khóa khác.

Loại đồ ăn nhanh được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là bánh mì kẹp truyền
thống. Đây là loại đồ ăn nhanh có giá thành tương đối rẻ và phù hợp với khẩu vị của
nhiều người.
11
Nghiên cứu khảo sát về mức độ chấp nhận chi trả cho thức ăn nhanh ở sinh viên
cho thấy, trong một lần ăn uống 23,4% các bạn sinh viên sử dụng dưới 20.000 VNĐ,
từ 20.000 VNĐ – 50.000 VNĐ chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,2%, từ 50.000 VNĐ –
100.000 VNĐ chỉ chiếm 14,4% và có rất ít bạn sử dụng trên 100.000 VNĐ (chỉ chiếm
5%). Qua đó cho thấy mức độ chấp nhận chi trả cho thức ăn nhanh của các bạn sinh
viên đang ở mức khá cao, nhất là với sinh viên năm nhất chưa có thu nhập mà phải
dựa vào nguồn lực kinh tế của gia đình.

Biểu đồ 3: Mức độ chi trả của sinh viên trong 1 lần sử dụng đồ ăn nhanh

2.2.2. Nguyên nhân


2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Thời gian hạn chế không chỉ đơn giản là một thách thức về lịch trình, mà còn là
một trong những yếu tố tác động đến sức khỏe và cảm xúc của sinh viên. Đối với sinh
viên, đặc biệt là sinh viên mới, áp lực về thời gian đặt ra một loạt các rắc rối trong
cuộc sống hàng ngày để có thể thích nghi với một văn hóa thành thị mà trước đó chưa
từng được biết, làm quen bạn bè mới, thầy cô mới và phong cách học tập mới. Sau đó,
khi công việc và học tập dần dần trở nên bận rộn, con người có xu hướng giảm thiểu
tối đa thời gian ăn uống và ngủ nghỉ của bản thân. Vì vậy, việc ưu tiên thức ăn nhanh
thường trở thành một lựa chọn tất yếu để tiết kiệm thời gian (đây là nguyên nhân chủ
quan được các bạn sinh viên phản hồi nhiều nhất, chiếm 66.7%)Sinh viên, trong sự
bận rộn của mình, thường xuyên chọn những thức đồ ăn uống nhanh chóng và thuận
tiện, thậm chí là các loại thức ăn chi phí thấp, nhưng không nhất thiết là dinh dưỡng.

12
Ở một số bộ phận sinh viên, sử dụng thức ăn nhanh vì bản thân quá lười không
muốn nấu ăn, hoặc không biết nấu ăn do chưa từng nấu bao giờ trước đó và cũng vì
lười hoặc không có thời gian hoặc không muốn học nấu ăn (20% lượt lựa chọn cho
nguyên nhân này). Lười là một bệnh lý khó sửa ở đại đa số các bạn sinh viên ngày nay,
do vậy, nguyên nhân này cũng không ngoại lệ là một nguyên nhân quan trọng của việc
sử dụng thức ăn nhanh trong giới trẻ.
Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng gây ra nhiều trào lưu, mà người ta hay gọi
là trend, mốt thời đại. Một số bạn trẻ ngày nay chọn thức ăn nhanh vì sự tiện lợi,
nhưng cũng không ít người theo tâm lý đám đông “muốn thử cho biết”, để thể hiện
rằng bản thân là con người hiện đại, theo kịp trend và cũng có một bộ phận sinh viên
theo hiệu ứng đám đông chỉ để cho vui, cho bằng bạn bè cùng trang lứa để dễ hòa
nhập, dễ nói chuyện và làm việc (nguyên nhân này chỉ chiếm 5% trong số các bạn sinh
viên tham gia khảo sát).

2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan


Nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu
vực và thế giới (tính đến thời điểm năm 2023), do đó nhịp sống con người cũng dần
dần thay đổi. Con người phải liên tục phát triển bản thân, nâng cao giá trị bản thân
theo thời đại, tránh bị tụt hậu. Chịu sự ảnh hưởng và du nhập mạnh mẽ của thức ăn
nhanh phương Tây, thức ăn nhanh Việt Nam cũng mang màu sắc nước ngoài, thực đơn
phong phú, khoái khẩu, lạ miệng, hương vị hấp dẫn (đây là lý do khách quan được các
bạn sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất, chiếm tới 72%). Các thức ăn
nhanh ngoại quốc khi vào Việt Nam đều được chế biến, “bản địa hóa” để phù hợp với
khẩu vị của người Việt. Fast food mang hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, mùi
thơm lôi cuốn, phù hợp với khẩu vị của đại đa số các bạn sinh viên ngày nay.
Một trong những nguyên nhân khiến cho sinh viên sử dụng thức ăn nhanh chính
là dịch vụ. Hầu hết, các cửa hàng thức ăn nhanh hiện nay mang màu sắc hiện đại, trẻ
trung, năng động. Và đây cũng là vấn đề được các chủ cửa hàng quan tâm nhiều hơn,
về không gian rộng rãi, thoáng mát, cách bày trí đẹp, độc lạ, thỏa mãn nhu cầu sống ảo
của hầu hết các bạn sinh viên (đây là nguyên nhân khách quan chiếm 10% phản hồi
của các bạn tham gia khảo sát).

13
Một tác động vững chắc khác đối với sự ưa chuộng thức ăn nhanh trong giới trẻ
đến từ vị trí của các điểm bán hàng. Có thể thấy rằng, hầu hết các thương hiệu, quán
ăn, hay thậm chí là các gánh hàng rong được đặt ở những địa điểm vô cùng thuận lợi
và dễ tiếp cận đối với sinh viên. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong việc di
chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn uống.Các cửa hàng thức ăn nhanh
thường xuất hiện tại những địa điểm mà sinh viên thường xuyên di chuyển, như trước
cổng trường, vỉa hè trên đường đi học về, hoặc tập trung ở những khu vực nổi tiếng về
các món ăn nhanh. Điều này giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận và thoải mái
thưởng thức ẩm thực mà không gặp phải những trở ngại liên quan đến phương tiện di
chuyển hay thời gian.
Nguyên nhân này, chiếm một phần đáng kể (khoảng 5%) trong số các phản hồi
của sinh viên, làm cho thức ăn nhanh trở nên không chỉ là một lựa chọn vì sự thuận
tiện mà còn vì sự đặt ở vị trí chiến lược. Với sự tiếp cận dễ dàng và việc ăn uống
không tốn kém thời gian di chuyển, sinh viên có thêm lý do để lựa chọn thức ăn nhanh
trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Với hình thức khách hàng tự phục vụ là chính, các cửa hàng đồ ăn nhanh đã tạo
sự thoải mái cho khách hàng. Hơn nữa, với mức giá thành phù hợp với mức thu nhập
của sinh viên nói chung, nhiều ưu đãi dành riêng cho đối tượng sinh viên như các
chương trình khuyến mãi hấp dẫn ( ngày sale hàng tháng, dịp sinh nhật hay khai
trương cửa hàng,…), chương trình ưu đãi mua 2 tặng 1, mua bánh tặng kèm nước,…
hay hàng ngàn chế độ ưu tiên sinh viên vô cùng có lợi cho khách hàng thực sự đã tạo
được sự quan tâm chú ý của cộng đồng sinh viên (chiếm 10% phản hồi của các bạn
tham gia khảo sát).

14
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA THỨC ĂN NHANH ĐỐI VỚI SỨC
KHỎE SINH VIÊN
3.1. Tác động tích cực
 Giàu năng lượng: Ngày nay các món ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn của
nhiều người, đặc biệt là bộ phận sinh viên trong khẩu phần ăn thường nhật. Không
chỉ thơm ngon vừa miệng, thức ăn nhanh còn cung cấp cho người ăn một nguồn
năng lượng dồi dào. Thức ăn nhanh cung cấp lượng năng lượng vừa đủ cho chúng
ta trong khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn nhanh được
chế biến với nhiều nguyên liệu phong phú, giàu chất béo nên có thể bổ sung năng
lượng tức thì. Những chất trong thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe cũng ở dạng
chuyển hóa nhanh nên giúp người sử dụng no lâu để có sức khỏe cho các hoạt động
trong ngày.
 Phù hợp với túi tiền: Thức ăn nhanh là nhóm đồ ăn rất phù hợp với túi tiền của
nhiều người. Bởi những nguyên liệu tạo ra thức ăn nhanh không phải là những đồ
đắt đỏ mà thường là những đồ dễ tìm cũng như giá cả hợp lý. Cách tạo ra thức ăn
nhanh không quá cầu kỳ hay đòi hỏi kỹ năng tạo ra, nên giá thành của nó cũng
không quá đắt đỏ như các món ăn trong nhà hàng.
 Tiết kiệm thời gian:

˗ Như cái tên của nó, thời gian chế biến hay mua một món thức ăn nhanh sẽ rất
nhanh, bởi các món ăn thường đã có công thức và lặp lại giống nhau nên thời gian để
tạo ra một món thức ăn nhanh rất tiết kiệm thời gian.
˗ Với đặc thù là thức ăn nhanh nên thời gian ăn cũng sẽ không quá lâu vì bản chất
đồ ăn là rất dễ, không bị quá nóng hay quá nguội. Cộng thêm nguyên liệu làm ra thức
ăn nhanh cũng thường có nhiều năng lượng nên nhanh mang lại cảm giác no cho người
dùng. Do đó, rất tiết kiệm thời gian khi người tiêu dùng lựa chọn thức ăn nhanh khi
đang bận rộn.

3.2. Tác động tiêu cực


3.2.1. Tăng nguy cơ đột quỵ
Đồ ăn nhanh khá hấp dẫn và tiện lợi cho nên thường thu hút nhiều người, thậm
chí còn gây “nghiện”. Tuy nhiên, đây chính là những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng
15
đến sức khỏe, vóc dáng và gây ra những tác hại khó lường. Những thức ăn chế biến
sẵn không thể được thực hiện trong một nhà bếp bình thường mà được làm theo công
nghiệp và chúng được đóng gói với các chất công nghiệp như chất bảo quản và chất
ngọt. Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, trong một chế độ ăn uống của một cá nhân
tăng 10% lượng thức ăn nhanh sẽ khiến người đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim
mạch, như đau tim hoặc đột quỵ lên đến 12%. Nghiên cứu riêng biệt của Tây Ban Nha
cho thấy những người ăn nhiều hơn bốn khẩu phần thực phẩm chế biến hàng ngày có
nguy cơ tử vong cao hơn 62%.
Bữa ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và cũng có bằng
chứng trong những loại thức ăn này ngày càng tăng một số hóa chất mà chúng có thể
gây hại cho cơ thể và làm cứng động mạch. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) 5g muối mỗi ngày (tương đương với 2.000mg natri) là đủ để đáp ứng cả
yêu cầu natri và clorua của chúng ta cũng như giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh
tim. Điều này tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối mỗi ngày từ tất cả các
nguồn. Khi thường xuyên tiêu thụ nhiều hơn 1 bữa ăn nhanh hàng ngày sẽ làm tăng
lượng natri nạp vào (vượt qua những giới hạn về khuyến cáo). Theo thời gian, lượng
natri cao có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

3.2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì


 Lượng calo, tinh bột cao: thức ăn nhanh thường chứa calo, tinh bột nhiều hơn so
với nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Ví dụ một chiếc hamburger có thể chứa từ 500
- 1000 calo, tương đương với gần 1 nửa nhu cầu calo của 1 người trưởng thành
(1500 - 2000 calo).
 Hàm lượng đường cao: nước ngọt và đồ uống có đường thường đi kèm với thức
ăn nhanh làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Lượng calo, đường dư thừa trong cơ
thể sẽ chuyển thành mỡ, gây tăng cân và béo phì.
 Chất béo không tốt cho sức khỏe: chứa nhiều chất béo bão hòa và bán bão hòa
(trans) gây hại tim mạch, tích lũy mỡ thừa ( đặc biệt là mỡ nội tạng ), dẫn đến béo
phì bụng.
 Thiếu hụt chất xơ: thức ăn nhanh thường chứa lượng chất xơ thấp, chất xơ giúp
bạn no lâu và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Khi thiếu hụt chất xơ, bạn sẽ dễ cảm thấy
nhanh đói hơn và có xu hướng ăn nhiều hơn.

16
Ngoài ra, mắc bệnh béo phì sẽ gây hệ lụy dẫn đến các bệnh khác như: bệnh tim
mạch, bệnh tiểu đường, viêm xương khớp, gan nhiễm mỡ, ung thư.

3.2.3. Tăng nguy cơ ung thư


Thức ăn nhanh thường chứa nhiều:

˗ Chất béo bão hòa và cholesterol: làm tăng nguy cơ ung thư tim mạch, ưng thư
đại trực tràng.
˗ Chất béo chuyển hóa: có khả năng ung thư cao hơn so với chất béo bão hòa,
tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột
quỵ; gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
˗ Natri:
 Có nhiều trong pizza, khoai tây chiên, spaghetti,… Muối tương tác với vi khuẩn
Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng (chiếm 80 – 90% gây bệnh
này).
 Việc hấp thụ natri nhiều tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người khác.
Lượng natri cao làm giảm điều trị ung thư dạ dày.
˗ Đường:
 Gây các bệnh tiểu đường. Lượng insulin và đường cao về lâu dài gây tình trạng
viêm, là nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
 Đường cung cấp năng lượng làm bệnh ung thư phát triển.

- Ngoài ra, béo phì là nguyên nhân dễ dẫn đến hơn 13 các bệnh về ung thư:

Là nguyên nhân cho ung thư sau mãn kinh. Tăng nguy cơ mắc lên
Ung thư vú
khoảng 20% với mỗi 5kg trọng lượng cơ thể thừa

Ung thư đại Là yếu tố thứ 2 phổ biến gây ra. Tăng nguy cơ mắc bệnh 10% với
trực tràng 5kg trọng lượng cơ thể thừa

Ung thư nội Là nguy cơ quan trọng nhất. Nguy cơ mắc tăng 50% so với mỗi
mạc tử cung 5kg trọng lượng

Là nguy cơ chính gây ung thư gan mà ko phải do rượu/bia. Tăng
Ung thư gan
30% mắc bệnh với 5kg trọng lượng

17
Ung thư túi mật Nguy cơ mắc gấp 2 lần người bình thường

Ung thư buồng


trứng
Ung thư tuyến
giáp
Ung thư tuyến Béo phì làm tang nguy cơ mắc bệnh ung thu tới 20%
tụy
Ung thư thận
Ung thư thực
quản
Bảng 2: Béo phì dẫn dến 13 loại bệnh ung thư

Hình 3: Ung thư trực tràng

3.2.4. Gây ra vấn đề về trí nhớ


 Làm giảm chức năng nhận thức: Trên thực tế, những người hay ăn nhiều thực
phẩm siêu chế biến có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn 28% và tốc độ suy
giảm chức năng điều hành nhanh hơn 25% so với những người ăn ít thực phẩm chế
biến. (Báo pháp luật TPHCM, 2022)

18
 Làm giảm tốc độ ghi nhớ: Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt xông khói, một số
đồ chiên và sữa lắc thường chứa nhiều chất béo bão hòa có thể tác động tiêu cực
đến chức năng não và trí nhớ. Lượng axit béo bão hòa hấp thụ cao hơn có thể làm
giảm tốc độ ghi nhớ và tính linh hoạt cũng như khả năng ghi nhớ của bạn. (TVC
New, 2023)
 Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Các chuyên gia tin rằng chất béo bão hòa và
chất béo chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến hóa học não bộ. Các yếu tố này có thể
gây ra hiện tượng suy giảm trí tuệ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến
gấp ba lần so với những người không tiêu thụ thức ăn nhanh.

(Công ty Luật Minh Khuê, 2023)

3.2.5. Dễ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể


 Thiếu thành phần vi lượng và khoáng cần thiết: Đồ ăn nhanh thường đơn giản,
đơn điệu về chủng loại thực phẩm, vì thế bữa ăn không đa dạng các loại thực phẩm
và bạn dễ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng. Hơn nữa, thức ăn nhanh
thường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp, nên thiếu các
thành phần vi lượng và khoáng chất cần thiết. Do đó, thức ăn nhanh thường mất
cân đối và thiếu dinh dưỡng. (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2023)
 Thiếu hụt chất xơ: Sự thiếu hụt ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và sản phẩm
trong hầu hết các thực đơn thức ăn nhanh không chỉ gây khó cho việc đáp ứng nhu
cầu chất xơ mà còn dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật trong chế độ
ăn uống. Chế độ ăn ít chất xơ sẽ gây hậu quả cho hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả
những vấn đề như táo bón. Bạn cũng sẽ không nhận được lợi ích từ việc bổ sung đủ

19
chất xơ, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giảm cholesterol trong
máu.

Hình 4: Thức ăn nhanh

 Thiếu vitamin và khoáng chất, tăng khả năng béo phì: Thức ăn nhanh thường
không cân đối về các chất dinh dưỡng, nó chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều
đạm, thiếu vitamin và khoáng chất nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu
hướng lạm dụng chúng là rất cao.

20
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu thói quen sử dụng thức ăn
nhanh của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh ở sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh đang
trở thành một vấn đề đáng báo động khi tần suất sử dụng thức ăn nhanh ngày càng
tăng. Theo một kết quả khảo sát do nhóm sinh viên Đại học Kinh tế thực hiện cho
thấy, phần lớn sinh viên sử dụng thức ăn nhanh từ 2 – 4 lần/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,3%), trong khi đó chỉ có 20% tiêu dùng thức ăn nhanh trên 4 lần/tuần. Một nghiên
cứu khác được thực hiện ở 467 người 19-39 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
47% số người thường xuyên ăn thức ăn nhanh, tỷ lệ cao hơn ở nam giới và người trẻ
tuổi (16-24 tuổi), 47% ở lại trong các nhà hàng bán thức ăn nhanh trên một tiếng đồng
hồ. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sinh viên, đặc biệt
là các vấn đề về béo phì, thừa cân, tim mạch, tiểu đường, ...

Để góp phần giảm thiểu thói quen sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh, cần triển khai các giải pháp đồng bộ từ phía gia đình, xã hội
và bản thân sinh viên. Sau đây là một số giải pháp chủ quan do nhóm nghiên cứu
chúng em đề ra:

4.1.1. Nâng cao nhận thức


4.1.1.1. Tuyên truyền:
˗ Thực hiện các chiến dịch truyền thông:
 Phối hợp với các đơn vị truyền thông, influencer để thực hiện chiến dịch
truyền thông đa kênh (báo chí, mạng xã hội, TVC...) về tác hại của thức
21
ăn nhanh và lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh. Sử dụng ngôn ngữ
gần gũi, hình ảnh sinh động, dễ hiểu để thu hút sự chú ý của sinh viên.
 Chia sẻ các bài viết, infographic, video về tác hại của thức ăn nhanh và
cách thức ăn uống lành mạnh.

Hình 5: 4 tác hại nguy hiểm khi ăn đồ ăn nhanh mỗi ngày

˗ Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm: Mời chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chia
sẻ về tác hại của thức ăn nhanh và lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó
phối hợp tổ chức các hoạt động tương tác như quiz, minigame để tăng cường hiểu biết
và ghi nhớ thông tin.

22
Hình 6: Tọa đòa trực tuyến – Phương pháp sử dụng thức ăn nhanh an toàn

˗ Lồng ghép thông tin, các kiến thức về dinh dưỡng vào chương trình giảng
dạy: Giáo dục sinh viên về tầm quan trọng của dinh dưỡng và cách thức lựa chọn thực
phẩm an toàn, lành mạnh.

4.1.1.2. Tăng cường giáo dục


˗ Cung cấp thông tin:
 Phát hành tài liệu, infographic, video về tác hại của thức ăn nhanh và lợi
ích của chế độ ăn uống lành mạnh.
 Tổ chức các buổi hội thảo, workshop về dinh dưỡng cho sinh viên.
 Cung cấp thông tin về các lựa chọn thay thế thức ăn nhanh lành mạnh và
giá cả phải chăng.
˗ Khuyến khích thảo luận:
 Tổ chức các buổi thảo luận nhóm, diễn đàn trực tuyến để sinh viên chia
sẻ kinh nghiệm, kiến thức về dinh dưỡng.
 Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc về tác hại của thức
ăn nhanh và cách thức xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

4.1.1.3. Cải thiện môi trường:


 Hạn chế cửa hàng thức ăn nhanh:
˗ Rà soát, đánh giá và hạn chế cấp phép hoạt động cho các cửa hàng thức ăn
nhanh trong khu vực trường học. Ưu tiên cấp phép cho các cửa hàng bán thực phẩm
lành mạnh, thực phẩm hữu cơ.
23
˗ Tăng cường kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm tại các cửa hàng thức ăn
nhanh.
 Cung cấp lựa chọn thay thế:
˗ Mở rộng các căn tin trường học với thực đơn đa dạng, giá cả hợp lý, đảm bảo
dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
˗ Nhà nước có thể khuyến khích các cửa hàng bán thực phẩm an toàn, lành mạnh
bằng cách hỗ trợ các cửa hàng này về mặt kinh tế và quảng bá.

4.1.1.4. Tăng cường hỗ trợ:


Cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng: Về phía nhà trường có thể thiết lập phòng tư vấn
dinh dưỡng miễn phí hoặc thu phí ưu đãi cho sinh viên; cung cấp dịch vụ tư vấn trực
tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến; kết nối sinh viên với các chuyên gia dinh dưỡng
uy tín
Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao:
˗ Nâng cấp cơ sở vật chất thể thao, đa dạng hóa các môn thể thao để thu hút sinh
viên tham gia.
˗ Tổ chức các giải thi đấu thể thao, hội khỏe Phù Đổng... để khuyến khích sinh
viên rèn luyện sức khỏe.
˗ Lồng ghép các hoạt động thể dục thể thao vào chương trình học.

4.1.1.5. Tăng cường ý thức tự giác của sinh viên:


 Nâng cao kỹ năng sống:
˗ Tổ chức các khóa học kỹ năng sống cho sinh viên bao gồm kỹ năng nấu ăn,
cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn, lành, quản lý tài chính, lập kế hoạch, ...
˗ Hướng dẫn sinh viên cách thức lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chế biến món
ăn ngon, bổ dưỡng.
˗ Khuyến khích sinh viên tự nấu ăn tại nhà để kiểm soát chất lượng và lượng thức
ăn.
 Tăng cường hoạt động ngoại khóa:
˗ Khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ thể
thao, văn nghệ, tình nguyện,...
˗ Tạo môi trường lành mạnh để sinh viên giải trí, giảm bớt căng thẳng và tránh ăn
vặt thức ăn nhanh

24
4.1.2. Phối hợp đa phương:
˗ Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo môi trường học
tập và sinh hoạt lành mạnh cho sinh viên.
˗ Khuyến khích các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho sinh viên.
˗ Tổ chức các hội thảo, tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp giảm thiểu sử
dụng thức ăn nhanh cho sinh viên.

Việc giảm thiểu thói quen sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên là một vấn đề
cần có sự chung tay của nhiều bên. Nếu được triển khai hiệu quả, các giải pháp trên sẽ
góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về tác hại của thức ăn nhanh, từ đó thay
đổi thói quen ăn uống của họ, hướng tới một lối sống lành mạnh và khỏe mạnh hơn.

4.2. Kết luận


Thị trường thức ăn nhanh đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trên toàn
cầu, trở thành xu hướng tiêu dùng tất yếu của thời đại. Theo báo cáo mới nhất của
iPOS.vn, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam sở hữu 338.600 nhà hàng/quán cà phê,
với TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số lượng cửa hàng, chiếm 39,78% tổng số trên toàn
quốc - gấp 3 lần so với Hà Nội đứng thứ hai. Quy mô doanh thu của ngành F&B Việt
Nam trong năm 2022 được ước tính đạt khoảng 610 nghìn tỷ đồng, trong đó 333,69
nghìn tỷ đồng đến từ thị trường ăn uống bên ngoài.
Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với sự ra
đời của hàng loạt các chuỗi cửa hàng kinh doanh mặt hàng này. Từ những năm 1990,
các thương hiệu quốc tế như KFC, Lotteria, McDonald's và Burger King đã đặt chân
đến Việt Nam và nhanh chóng chiếm được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa như Phở 24, Bánh mì BreadTalk, BBQ Chicken,
Lotteria Vietnam, Jollibee, Kichi Kichi, ... cũng không ngừng phát triển và khẳng định
vị thế của mình trên thị trường. Sự đa dạng của các thương hiệu thức ăn nhanh mang
đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn phong phú, phù hợp với khẩu vị và sở thích
của từng người. Từ món gà rán giòn rụm, hamburger thơm ngon đến pizza béo ngậy,
phở bò nóng hổi hay bánh mì kẹp đầy ắp nhân, tất cả đều góp phần tạo nên một bức
tranh ẩm thực đầy màu sắc và hấp dẫn.

25
Với tình hình xã hội hiện nay phát triển, mức sống ngày càng cao, nhịp sống
con người ngày càng bận rộn trong guồng quay của cuộc sống. Thời gian vốn dĩ hạn
hẹp, việc sử thời gian cho các hoạt động hàng ngày, trong đó có bữa ăn phải đảm bảo
nhanh chóng và tiện lợi. Vì vậy nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tăng cao, đặc biệt là
đối với các bạn sinh viên vừa bước vào đại học còn chưa thích ứng được với hoàn
cảnh sống thay đổi. Dù không thể phủ nhận tính tiện lợi và hương vị thơm ngon của
các loại thức ăn nhanh, nhưng với những tác hại do lạm dụng quá nhiều thức ăn nhanh
do nhóm tác giả tìm hiểu và nghiên cứu trên thì các bạn sinh viên chúng ta đừng nên
quá lạm dụng đồ ăn nhanh mà đánh mất thứ quý giá nhất của bản thân, đó chính là sức
khỏe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Thị Phương Uyên, Đậu Thảo Vy, Lê Hạ Vi, Trần Xuân Việt (2022). Những
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ ăn nhanh (fastfood) của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-thuy-loi/dai-so-tuyen-tinh/
ppnckt-nhom-11-le-thi-phuong-uyen/64213578
2. Vũ Trần Phương Anh (2021). Ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với sinh viên
năm nhất tại Hà Nội. anh-huong-cua-thuc-an-nhanh-doi-voi-sinanh-huong-cua-
thuc-an-nhanh-doi-voi-sinh-vien-nam-nhat-tai-ha-noi.pdf
3. MQ - Win Flavor (2023). Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam – Sự phát triển
không ngừng nghỉ. https://mqflavor.com/thi-truong-thuc-an-nhanh-viet-nam-
dau-hieu-khoi-sac-trong-boi-canh-binh-thuong-moi/
4. Nền tảng quản lí và bán hàng SapoVN - (5/5/2023). “Fastfood/ Thức ăn nhanh
là gì ? Các loại đồ thức ăn nhanh phổ biến hiện nay”
https://www.sapo.vn/blog/fastfood-thuc-an-nhanh-la-gi
5. Đại học Ngoại Thương Hà Nội (2020). Thống kê xu hướng tiêu thụ thức ăn
nhanh của sinh viên Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh,
26(10), 123-132. https://websrv2.dthu.edu.vn/tckh/images/2017/so24/104-
109.pdf

26
6. Vnexpress (2014). Nhiều người Việt chuộng thức ăn nhanh. Truy cập ngày
13/02/2014 từ https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-viet-chuong-thuc-an-nhanh-
2950195.html
7. Báo Sức khoẻ & Đời sống (01/9/2023). 6 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh
với sức khỏe. https://suckhoedoisong.vn/6-tac-hai-nguy-hiem-cua-do-an-nhanh-
voi-suc-khoe-169230830151427467.htm
8. Q&Me (2016). Khảo sát về Thói quen sử dụng thức ăn nhanh và những chuỗi
nhà hàng phổ biến. https://qandme.net/vi/baibaocao/Thoi-quen-su-dung-thuc-
an-nhanh-va-nhung-chuoi-nha-hang-pho-bien.html
9. Healthy Youth (2019). Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn vỉa hè - giải pháp để
nâng cao sức khỏe. https://healthyyouth.video.blog/2019/09/06/han-che-thuc-
an-nhanh-do-an-via-he-giai-phap-de-nang-cao-suc-khoe/

27

You might also like