Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Chủ đề nhánh: THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Từ ngày 22/04 đến ngày 27/04/2024


Số Hoạt
TT động Nội dung
- Đón trẻ: Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố, mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trẻ hàng ngày, tuyên truyền với
1 Đón, phụ huynh về chăm sóc sức khỏe trẻ và tình hình học tập của trẻ.
trả - Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi. Xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
trẻ Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh: " Quê hương yêu quý".
Thể
2 dục - Tập theo nhạc ngoài sân trường.
Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy
động 22/04/2024 23/04/2024 24/04/2024 25/04/2024 26/04/2024 27/04/2024
sáng
Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển
3 nhận thức. nhận thức. nhận thức. nhận thức. nhận thức. nhận thức.
Trò chuyện Trò chuyện Trò chuyện Trò chuyện Trò chuyện Trò chuyện
8h-
về Thủ Đô về Thủ Đô về Thủ Đô về Thủ Đô về Thủ Đô về Thủ Đô
8h30
Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội

Phát triển Hoạt động Phát triển Hoạt động Phát triển Hoạt động
thể chất. ngoài sân thể chất. ngoài sân thẩm mỹ. ngoài sân
Bò cao chơi Nhảy Nhịp chơi Hát: Quốc Ca chơi
8h30-
4 Nhảy – lăn Điệu Trò chơi Trò chơi
9h bóng vào khung Chuyền Gạch Chuyền
Bằng Lưng Trứng Bằng
Muỗng
Phát triển Phát triển
thẩm mỹ. nhận thức
9h-
5 Tiếng Anh Làm Tranh Tiếng Anh Nhận biết
10h30
Bằng Đậu AĂÂ
(tiết 3)
10h-
6
11h30 Ăn Trưa
11h30-
7
13h30 Ngủ Trưa
13h30-
8
14h Ăn Bữa Phụ
Tiếng Việt
Giáo Dục Toán Lớp Tiếng Việt Toán Lớp 1
Lá Lớp 1 Giáo Dục
14 Montessori 1 Lớp 1
Montessori
h- Lễ phép với
15 người lớn Phát triển Khám Phá
5 Hoạt Động
h (tiết 2) ngôn ngữ. Hoạt Động Khoa Học
Chung
Chòi Thơ: Bác Góc Vũ Điệu Kỹ Năng
Hồ Của Em Của Sữa Sống
Làm Chả
15h- Toán Trí Tuệ Giò
6 16h Superbrain

16h-
7 16h30 Khen Thưởng Cuối Ngày

Trả Bé
16h30-
8 17h Trả Bé

Rèn nề
nếp
thói - Thói quen lễ phép chào hỏi khi khách đến thăm, xưng hô với
quen bạn, người lớn.
và - Lau mặt, rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
chăm
sóc - Sắp xếp đồ chơi vào đúng góc quy định biết phối hợp với
sức bạn bè cung cấp đồ dùng, đồ chơi (kỹ năng phối hợp).
khỏe
- Trẻ biết được vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.

Thứ 2, ngày 22 tháng 04 năm 2024


PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
I. Mục tiêu
*Kiến thức:
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân kết hợp nhịp nhàng chân nọ tay kia khi bò chui qua
cổng không được chạm cổng.
- Biết chơi trò chơi chuyền bóng
* Kỹ năng:
- Hình thành cho trẻ kỹ năng tập chung đội hình theo hiệu lệnh của cô.
- Rèn sự phối hợp khéo léo giữa tay, chân, mắt của trẻ.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao và thích thú tham gia vào hoạt động rèn luyện cho cơ
thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
- 2 cổng chui thể dục
- Nhạc bài hát “Nhà mình rất vui, niềm vui gia đình”
- Xắc xô
- 2 quả bóng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gây hứng thú
- Cô tập chung trẻ và trò chuyện với trẻ về lợi ích việc tập - Tập chung theo hiệu
luyện thể dục đối với sức khỏe của cơ thể lệnh
2. Nội dung:
*HĐ 1:Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn thành đoàn tàu theo nhạc TD: Kết
- Khởi động cùng cô
hợp các kiểu chân: Tàu đi thường - tàu lên dốc - tàu
xuống dốc - tàu chạy chậm - tàu chạy nhanh - tàu đi chậm
- tàu về ga
=> Về đội hình 3 hàng dọc
*HĐ 2. Trọng động
- Trẻ tập nhịp nhàng
a. Bài tập thể dục phát triển chung các động tác
+Tay 3: Đưa tay ra trước gập khuỷu tay
+ Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân 1: Đứng một chân đưa lên trước khụy gối.
+ Bật : Bật tiến lên trước

 Trở về đội hình 2 hàng dọc

b. VĐCB : Bò thấp chui qua cổng - Trẻ quan sát


+Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
+Cô làm mẫu lần 2 có giải thích
- Trẻ nghe và quan sát
Tư thế chuẩn bị : Cô đứng dưới vạch xuất phát, 2 bàn
tay cô chống sát vạch, cẳng chân sát sàn, lưng thẳng, mắt
nhìn phía trước. Khi có hiệu lệnh “Bò” thì cô bắt đầu bò
kết hợp bò tay nọ chân kia một cách nhịp nhàng. Khi bò
lưng thẳng mắt nhìn thẳng và bò thật khéo để không chạm
vào cổng. Bò xong đi về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3
- Trẻ thực hiện
- Cho trẻ khá lên làm thử cho lớp quan sát
- Hai đội thi đua
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ
- Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
- Cô cho 2 đội thi đua
+Cô mời 1-2 trẻ làm tốt lên thực hiện - Trẻ chơi
c. TCVĐ:Chuyền bóng
- Cô hướng dẫn trẻ chơi “Chuyền bóng”
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Nhận xét kết quả chơi của hai đội
*HĐ 3. Hồi tĩnh - Trẻ thực hiện
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học.
- Cho trẻ vệ sinh tay, chân sạch sẽ. Chuyển hoạt động
DẠY TRẺ KỸ NĂNG GIAO TIẾP:
DẠY TRẺ CHÀO HỎI, LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI
VÀ BẠN BÈ ( Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 4 tuổi: Trẻ biết chào hỏi lễ phép ông, bà, cha, mẹ khi đi học về, chào cô khi đến lớp,
chào các bạn khi ra về
- 5 tuổi: Biết chào hỏi lễ phép khi ở nhà, khi ở trường, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
2. Kỹ năng:
- 4, 5 tuổi: Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu;. Sử dụng một số từ chào
hỏi, lễ phép với người lớn.
3. Thái độ:
- Trẻ biết kính trọng ông, bà, cha, mẹ, cô, biết yêu quý bạn
- Trẻ thể hiện được tình yêu thương qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương qua
hành động, cử chỉ.
II. Chuẩn bị:
- Cô chuẩn bị phim hoạt hình về lễ phép ở nhà và ở trường
- Tranh anh bé ở lớp, bé ăn ở lớp, bé chơi với bạn, bé ra về...
III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


1. Hoạt đông 1: Trò chuyện
- Cô cho trẻ nghe và hát theo nhạc bài: bài học
lễ phép - Trẻ nghe và hát theo
Cô trò chuyện với trẻ:
- Trong bài hát em bé đã chào ai khi đến
trường? - Chào cha, mẹ
- Các con đi học con chào ai? - Trẻ nêu
Chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi
ăn, đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của
mình đối với người lớn. Ngoài ra còn có rất
nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ
phép.
2. Hoạt động 2: Bé lễ phép
+ Bé lễ phép khi ở nhà
- Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ
phép khi ở nhà”, các con chú ý xem những
hành động nào là thể hiện sự lễ phép.
- Thức dậy gặp mọi người trong con phải làm gì? - Con chào mọi người
- Khi có người lớn cùng đi con phải thế nào? - Nhường người lớn đi trước
- Đây là bức tranh gì? - Bạn đang ăn cơm
- Khi ăn cơm phải làm gì? - Phải mời ông, bà, cha mẹ..
- Khi người lớn gắp cho món ăn gì, con như thế - Con không được kén chon
nào? thức ăn, phải sin bằng hai tay,
nói “Cảm ơn”
- Con mời mọi người ăn, con
- Khi ăn xong con phải nói gì? ăn xong rồi
- Con phải xin phép người
- Có bạn rủ đi chơi, con phải làm gì? lớn trong gia đình

=> Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời


người lớn, nhường người lướn đi trước, mời - Trẻ lắng nghe
người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức
ăn, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi
người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm
bằng hai tay và nói cám ơn, phải biết chào
người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến
nhà.
+ Bé lễ phép khi ở trường
- Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ
phép khi ở trường”, các con chú ý xem những
hành động nào là thể hiện sự lễ phép. - Ta đứng lại chào
- Vậy khi ở trường gặp thầy cô ta làm gì? - Đứng nghiêm,và chào
- Khi chào ta chào như thế nào? - Chào cô giáo
- Khi cô giáo vào lớp ta làm gì? - Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự
- Khi ngồi trong lớp ta ngồi như thế nào? - Không đúng, trong lớp
- Bạn trong phim ngồi nói chuyện như vây có không nói chuyện, lắng nghe
đúng không? bài

=> Khi gặp thầy cô giáo phải đứng nghiêm


chào cô, khi thầy cô vào lớp hay ra về ta phải - Trẻ lắng nghe
chào thầy cô, khi trong lớp ngồi ngay ngắn, giữ
trật tự, không nói chuyện, lắng nghe bài
3.Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi: Bé thông minh
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật
chơi:
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội
có một bảng bảng cài và các hình vẽ các hành
động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép.
Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ
cùng chọn hình gắn lên bảng cài. - Trẻ lắng nghe
- Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên bảng
cài phía có hình tròn màu xanh.
- Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên
bảng cài phía có hình tròn màu đỏ.
Hết thời gian đội nào chọn được nhiều hình
đúng theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng. - Trẻ lắng nghe
+ Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải
dừng tay, nếu còn thực hiện thì những hình đó
sẽ không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét, động viên khuyến khích - Trẻ chơi trò chơi
trẻ - Trẻ lắng nghe
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra chơi
Thứ ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024

Hoạt Động Ngoài Sân


VĐCB: Lăn bóng và di chuyển bóng về đích
TCVĐ: chuyền bóng

I. Mục tiêu
1: Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên các bài tập lăn bóng và di chuyển bóng. Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay không rời bóng và đi theo
bóng và giữ được thăng bằng.
2: Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phối hợp tay - chân lăn bóng.
- Phát triển khả năng định hướng không gian và sự khéo kéo nhịp nhàng cho trẻ.
3: Thái độ:
- GDT yêu thích luyện tập thể dục, hứng thú với bài tập.
- Trẻ hứng thú, tự tin khi tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sân đủ rộng cho trẻ tập
- 8 - 10 quả bóng, rổ đựng bóng
- 2 lá cờ làm đích. Bài hát cháu yêu cô chú công nhân
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
HĐ1 Gây hứng thú + Khởi động
- Hát nhún theo bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân hai lần và ra
sân tập
- Trẻ nhún theo và hát ra sân tập
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, và đi các kiểu chân khác nhau. Đứng
- Trẻ đi vòng tròn
thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
HĐ2: Bài mới
*.Trọng động
BT Phát triển chung
- ĐT tay: hai tay đưa tay lên cao, sang ngang 4 lần
-Lưng bụng: hai tay đan vào nhau để sau lưng gập bụng cúi xuống
vuông góc với mặt đất - Trẻ tập theo nhịp đếm của cô
- ĐT chân: ngồi khuỵu gối
- Bật: Bật tách chụm chân.
*.Vận động cơ bản: Lăn bóng và di chuyển bóng về đích
- Cô giới thiệu vận động và thực hiện mẫu một lần, không phân
tích
- Cô làm mẫu lần 2:
- Cô cầm bóng đặt dưới đất, 2 tay xòe rộng, các ngón tay bao
quanh quả bóng, lưng cúi khom, đầu gối hơi khụyu.
Khi có hiệu lệnh cô dùng ngón tay lăn bóngvề phía trước, đồng
thờidi chuyển theo bóng. Trong quá trình lăn bóng,bóng luôn tiếp - Quan sát và chú ý lên cô
xúc với bàn tay
Chú ý: Không đẩy mạnh cho bóng lăn nhanh để chạy theo
Khi đến đích cô cầm bóng đặt vào rổ và về cuối hàng đứng.
- Cô vừa thực hiện bài tập gì?
- Cô 1 vài trẻ nói cách lăn bóng và di chuyển bóng - Chú ý nghe cô giải thích cách tập

- Mời 1 – 2 trẻ lên thực hiện.


- Các con vừa làm quen với bài tập gì? Các con có muốn thực hiện
không?
* Cô cho trẻ thực hiện lần lượt theo hai tổ
Cô chú ý trẻ tập và quan sát chú ý sửa sai cho trẻ.
- Trẻ thực hiện hai, ba lần
- Các con vừa thực hiện bài tập gì?
*TCVĐ: Chuyền bóng
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi -Lăn bóng và di chuyển bong
Cho trẻ đứng thành hàng ngang 10 trẻ 1 hàng trẻ đầu tiên cầm
bóng. Khi cô hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền
bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo hàng ngang. Vừa chuyền
vừa hát theo nhịp: - Trẻ lên thực hiện
Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân - Trẻ tập
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào. - Trẻ lần lượt thực hiện
Luật chơi: Đội nào chuyền xuống cuối hàng nhanh nhất thì là đội
thắng cuộc. Đội nào làm rơi bóng thì phải chuyền lại từ đầu
-Lăn bóng và di chuyển bóng
-Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khen ngợi trẻ
*Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quang sân hai vòng, đi theo bài hát “cháu
yêu cô chú công nhân”
HĐ3:Kết thúc
-Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi
-Cô nhận xét chung cho trẻ vào lớp

- Đi nhẹ nhàng quanh sân

-Lắng nghe và kết thúc hoạt động

Giáo án Thơ “Bác Hồ của em”


1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ “Bác Hồ của em” và tên tác giả “Phan Thị Thanh Nhàn”
+ Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ
+ Kỹ năng: + Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ nhanh.
- Thái độ: + Trẻ hứng thú đọc thơ.
+ Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng Bác Hồ, và nhớ ơn công lao của Bác.
2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về nội dung bài thơ. Tranh lăng Bác.
- Ti vi, băng nhạc bài “Nhớ ơn Bác”, nhạc và lời Phạm Huỳnh Điểu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1: ổn định tổ chức - gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác” và hỏi trẻ: Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Các con biết những bài thơ nào nói về tình cảm của các bạn đối với Bác Hồ hãy kể tên cho cả lớp mình nghe
nào?
* Hoạt động 2: đọc thơ cho trẻ nghe - Đàm thoại với trẻ.
- Cô giới thiệu bài thơ: Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng có rất nhiều baì thơ câu chuyện kể về Bác, các con
lắng nghe cô đọc bài thơ “Bác Hồ của em” do nhà thơ Phan Thị Nhàn sáng tác nhé!
- Cô đọc diễn cảm lần 1: Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ. Khi bé ra đời Bác đã không còn
nưa nhưng hình ảnh Bác vẫn còn mãi mãi.
- Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp xem tranh minh hoạ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Khi con sinh ra Bác còn sống không? (Khi em… còn Bác)
+ Hình ảnh Bác có ở đâu? Được thể hiện qua câu thơ nào? (Chỉ còn… bài thơ)
+ Tình cảm của các con đối với Bác như thế nào?
+ Các con hãy đọc những câu thơ nói lên điều đó?( mà em …vang ngân)
- Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, các bạn
nhỏ ai cũng nhận danh hiệu cháu ngoan của Bác vì thế các con phấn đấu học giỏi ngoan ngoãn nhé!
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Để đọc bài thơ thật hay các con đọc thơ nhẹ nhàng chú ý thể hiện sự trang trọng vui vẻ nhé!
+ Lần 1: cả lớp đọc toàn bộ bài thơ
+Lần 2: trẻ đọc theo hướng tay chỉ của cô( cô chỉ tay về hướng nào thì trẻ đọc)
+ Lần 3: từng nhóm đọc( cô chú ý sửa sai )

Thứ 4, ngày 24 tháng 04 năm 2024

Phát triển thẩm mỹ:


Tạo hình lá cờ Tổ Quốc
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tạo hình lá cờ tổ quốc bằng đậu Xanh, đậu Đỏ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng tạo hình đã học để tạo hình lá cờ tổ quốc một cách sáng tạo tùy
theo trí tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết tạo bố cục cho bức tranh một cách hợp lý và sử dụng màu sắc hài hoà.
3.Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô: tranh vẽ lá cờ tổ quốc, tranh cắt dán lá cờ tổ quốc, lá cờ tổ quốc làm từ
đậu.
- Vở tạo hình, giấy, đậu xanh, đậu đỏ, keo sữa, bàn ghế đủ cho trẻ.
- Đàn bài hát “Lá cờ nhỏ”.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú:
- Lắng nghe, lắng nghe:
- Chúng mình lắng nghe cô đọc câu đố xem cô đố gì nhé?
“ Cái gì nền đỏ
Giữa có sao vàng
Khắp nước Việt Nam
Đâu đâu cũng có?”
- Đó là gì nhỉ cả lớp?
- Lá cờ thể hiện điều gì?
* Lá cờ thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng cho dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao
tượng trưng cho sự đoàn kết của các tầng lớp dân tộc Việt Nam.
- Chúng mình có yêu quê hương , đất nước của mình không? Yêu quê hương chúng mình phải
như thế nào?
* Cô giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, đất nước.
- Hôm nay cô có món quà rất đặc biệt muốn giành tặng cho chúng mình đấy, chúng mình có
muốn biết đó là gì không? Muốn biết đó là gì chúng mình cùng quan sát nhé?
2. Bài mới: Quan sát tranh và đàm thoại.
a. Tranh vẽ lá cờ tổ quốc:
- Cô có bức tranh gì đây?
+ Các con hãy nhìn xem lá cờ của cô có hình gì? (chữ nhật) màu gì?
+ Trong lá cờ có gì đây nhỉ?
+ Ngôi sao có màu gì?, ngôi sao nằm ở đâu của tờ giấy nhỉ?
- Ngoài ra các con thấy gì nữa? ( Mây, cây xanh).
- Các con thấy màu sắc bức tranh như thế nào? Bố cục bức tranh ra sao?
- Bức tranh được cô làm bằng gì?
* Tranh vẽ lá cờ tổ quốc nền cờ đỏ sao vàng
b. Tranh dán lá cờ Tổ Quốc bằng đậu:
- Cô đưa lá cờ Tổ Quốc đã dán sẵn ra đàm thoại với trẻ: Trên bảng của cô có gì đây?
+ Các con hãy nhìn xem lá cờ của cô có hình gì? (chữ nhật) màu gì?
+ Trong lá cờ có gì đây nhỉ?
+ Ngôi sao có màu gì?, ngôi sao nằm ở đâu của tờ giấy nhỉ?
- Cô làm lá cờ bằng gì? Làm như thế nào?
+ Các con có muốn dán lá cờ Tổ Quốc giống của cô không?
- Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
+ Con thích tạo hình lá cờ Tổ Quốc bằng nguyên liệu gì nào? Con làm như thế nào? con sẽ
làm như thế nào để cho bức tranh ( sản phẩm ) đẹp hơn? ( cô hỏi 2-3 cá nhân trẻ).
2. Trẻ thực hiện:
- Hôm nay cô chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu để cho chúng mình cùng nhau tạo hình đấy!
Vậy bây giờ bạn nào thích làm gì ?
- Cho trẻ hát “ Lá cờ nhỏ” về chỗ .
- Hỏi trẻ để làm được đẹp hơn khi ngồi các con phải như thế nào?
- Cho trẻ thực hiện, cô đi quan sát gợi ý cho trẻ còn lúng túng, nhắc nhở trẻ cách bố cục tranh
sao cho hợp lý.
- Động viên, khuyến khích trẻ có sáng tạo.
3. Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ mang bài lên trưng bày sản phẩm.
+ Con thích bài của ai nhất? Vì sao con thích?
- Cô hướng cho trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét chung, động viên, khuyến khích trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ hát “ Quốc ca Việt Nam”.

Phát triển tình cảm KN-XH:


Dạy trẻ chia sẽ đồ chơi với bạn.
I. Mục tiêu:
- Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi
nên làm và không nên làm khi chơi với bạn.
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của
người khác. Kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng
bạn.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn
trong lớp.
II. Chuẩn bị:
- Câu chuyện: “Đôi bạn nhỏ”. Nhạc trò chơi
- Ảnh minh họa nội dung “nên” và “không nên” khi chơi cùng bạn.
- Bảng, các hình ảnh giúp đỡ bạn, tranh giành đồ chơi với bạn....
- Máy tính.
* Tích hợp: - Hát: Cả tuần đều ngoan
-Trò chơi: Nào mình cùng lắc
- Truyện: Đôi bạn tốt
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Trò chơi: Nào mình cùng lắc
- Cô đã chuẩn bị cho cả lớp 2 một món quà, chúng ta cùng khám phá xem trong hộp quà có gì
nhé!
2. Hoạt động 2: Vào bài
- Cho trẻ khám phá hộp quà bí mật, giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong
lớp chưa biết nhường nhịn nhau: Tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn
bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Đây là hình ảnh gì? Hành vi này là đúng hay sai?
- Nếu con là bạn nhỏ trong hình ảnh con sẽ làm gì khi bạn khóc?
- Bạn nào trong bức ảnh con thấy chưa ngoan? Vì sao?
- Trong các bức ảnh trên con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao?
- Ở lớp con thích chơi với bạn nào? Vì sao?
3. Hoạt động 3: Khám phá trải nghiệm
- Cho trẻ xem powerpoint một số hinh ảnh về các điều nên làm và không nên làm.
- Đây là hình ảnh về gì?
- Hình ảnh nào sau đây tương ứng với hành động các con không nên làm?
- Đã là bạn bè thì các con phải chơi với nhau như thế nào?
- Như thế nào thì được gọi là “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”?
=> Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau là biết quan tâm, biết nhường nhịn, yêu quý bạn bè, biết chia sẻ
niềm vui, nỗi buồn với nhau.
*Trò chơi: Chung sức
+ Cách chơi: Mỗi đội có một bảng các hình ảnh về hành vi đúng, hành vi sai. Nhiệm vụ của
các đội cùng thảo luận với nhau xem hành vi nào sai thì gạch dấu chéo lên hành vi sai. Đôi
nào đúng nhất và nhanh nhất là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
+ Các nhóm vừa làm gì?
+ Khi cùng nhau làm việc các con thấy ntn?
+ Nếu việc đó mà các con làm một mình thì sẽ ntn?
-Giáo dục: Các con ạ!Khi làm 1 việc gì đó, nếu các con cùng chung sức làm thì sẽ hoàn thành
công việc rất là nhanh, cho nên các con cần có bạn bè cùng nhau làm việc, có những việc có
thể làm một mình nhưng có nhiều việc nếu không có sự giúp đỡ của các bạn thì một mình
không thể hoàn thành được.
3. Kết thúc: - Cô củng cố lại nội dung bài học và nhắc nhở trẻ:
+ Làm thế nào để chúng ta trở thành những người bạn tốt?
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, biết nhường nhịn và đoàn kết với các bạn của mình
- Cả lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan
Thứ 5, Ngày 25 tháng 04 năm 2024
VĐCB:
Đi thẳng hướng có mang vật trên lưng
I. Mục tiêu
- Trẻ biết bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
- Rèn luyện sự khéo léo không làm rơi đồ vật
- Giáo dục trẻ tham gia vận động cùng cô.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.
- Phấn vẽ vạch chuẩn.
- Gạch mút , đường thẳng 3-4m
- Tâm sinh lý thoải mái.
III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô HĐ của trẻ
a. Khởi động Trẻ tập theo cô
- Cô cho trẻ đi các kiểu đi 1-2 phút 1 Giơ hai tay lên cao
- Về hàng ngang tập BTPTC 2. Hạ xuống
* BTPTC: Trẻ tập bài “Cây cao cỏ thấp” 1. Cúi khom người về phía
- Đtác 1: TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi (4 lần) trước, tay phải vờ ngắt hoa
1(Cây cao) Giơ hai tay lên cao 2. Đứng thẳng lên nói “Hoa đẹp
2. Hạ xuống về tư thế chuẩn bị quá”
- Đtác 2: Hái hoa (Tập 4 lần) 1. “Cây thấp” ngồi xuống
TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi 2. Về tư thế chuẩn bị
1. Cúi khom người về phía trước, tay phải vờ ngắt hoa Trẻ quan sát
2. Đứng thẳng lên nói “Hoa đẹp quá” Trẻ thực hiện
- Đtác 3: Cây cao cây thấp (Tập 4 lần) Cả lớp thực hiện
TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả Trẻ lắng nghe
1. “Cây thấp” ngồi xuống Trẻ chơi hứng thú
2. Về tư thế chuẩn bị
* VĐCB: Đi thẳng hướng có mang vật trên lưng
- Lần 1: Cô không giải thích.
- Lần 2: Cô phân tích rõ
Cô bước đến vạch chuẩn, cúi xuống, tay áp thân, lưng có để
túi gạch , khi có hiệu lệnh bắt đầu cô đi thẳng hướng về
phía trước kết hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng , đi
thật khéo léo không để rơi gạch hết đường thẳng cô đứng
thả gạch vào rỗ, quay về chỗ ngồi. Trẻ đi lại
- Mời 1 trẻ khá lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
- Lần lượt trẻ lên thực hiện
- Cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện, chú ý sửa sai cho
trẻ.
- Cô tuyên dương trẻ
c. Hồi tĩnh
Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 2-3 phút

You might also like