Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học

a. Các dạng trí tuệ của học sinh


- Tuy đúng là mỗi đứa trẻ đều có đủ 8 dạng trí tuệ và đều có thể phát triển cả 8
dạng trí tuệ đó tới một mức hợp lí, nhưng trẻ nhỏ thường bộc lộ cái mà Gardner gọi
là “thiên hướng”.
- Ở tuổi bắt đầu đi học, các thiên hướng xếp đặt cho mình những phong cách học
phù hợp với một số dạng trí tuệ nào đó hơn với các dạng trí tuệ khác. Bảng dưới
đây mô tả các thiên hướng trí tuệ đặc trưng của học sinh. Tuy nhiên, đa số học sinh
có nhiều điểm mạnh trong nhiều lĩnh vực nên không “bỏ rọ” các em trong mỗi
dạng trí tuệ riêng lẻ.
Bảng: Tám phong cách học tập
Lĩnh vực Suy nghĩ Thích Cần
Ngôn ngữ Bằng lời Đọc, viết, kể Sách, băng ghi âm, dụng cụ
chuyện, chơi chữ để viết, giấy, sổ nhật kí, các
buổi chuyện trò, thảo luận,
tranh luận, sách sử kí.
Logic – Bằng lí luận Làm thí nghiệm, Trang thiết bị để làm thí
toán học hỏi, chơi xếp hình, nghiệm, tư liệu khoa học,
đoán chữ, tính toán công cụ để mày mò, các
chuyến tham quan đến nơi
triển lãm, bảo tàng khoa
học.
Khôn Bằng hình ảnh, Vẽ, tạo mẫu, minh Nghệ thuật, trò xếp hình,
g gian tranh vẽ họa, phác họa video, phim ảnh, hình đèn
chiếu, các trò chơi đòi hỏi
trí tưởng tượng, mê cung,
trò đánh đố, sách tranh, tài
liệu có minh họa, tham
quan bảo tàng nghệ thuật.
Hình thể Bằng cảm xúc, Múa, chạy, nhảy Đóng các vai diễn, tập kịch,
vận động xây dựng, tạo dáng, múa, xây dựng, thể thao,
tập động tác các trò chơi thể hình, thăm
dò đồ vật qua sờ mó, học
trực tiếp qua vật mẫu mô
hình.
1
Âm nhạc Thông qua nhịp Hát, huýt sáo, hát Giải lao bằng ca hát, đi
điệu và âm nhẩm khe khẽ, gõ “nghe” hòa nhạc, chơi nhạc
thanh du dương nhịp bằng chân, ở nhà và trường, nhạc cụ.
nghe nhạc
Giao tiếp Bằng cách trao Lãnh đạo, tổ chức Bè bạn, các trò chơi tập thể,
đổi ý tưởng với giao lưu, huy động các cuộc hội họp có tính
người khác mọi người làm, kết chất xã hội, các sự kiện
nối, kéo bè kéo cộng đồng, câu lạc bộ, hoạt
phái động ông bầu – huấn luyện
viên, tổ chức tập sự.
Nội tâm Thông qua sự Đặt mục tiêu, suy Những nơi bí mật, các công
quan tâm tới ngẫm, ước mơ, lập việc làm một mình, các đề
nhu cầu, tình kế hoạch, tư duy án tự điều hành, các lựa
cảm, mục tiêu chọn độc lập
của bản
thân
Tự nhiên Thông qua Chơi đùa với vật Tiếp cận thiên nhiên, tương
học thiên nhiên, nuôi, làm vườn, tác với động vật, các
bằng hình khảo sát thiên phương tiện để nghiên
tượng thiên nhiên, sự quan cứu
nhiên tâm tới thiêu nhiên (kính lúp,
trái đất ống

nhòm...)

b. Thuyết đa trí tuệ và các chiến lược dạy học


- Thuyết đa trí tuệ gợi mở cho rất nhiều chiến lược dạy học có thể áp dụng trong
lớp học.
- Học sinh nào cũng có những thiên hướng khác nhau theo 8 dạng trí tuệ nên một
chiến lược dạy học có thể tốt với nhóm học sinh này nhưng chưa tốt với nhóm
khác. Vì vậy, giáo viên cần ứng dụng nhiều chiến lược dạy học khác nhau đối
với học sinh.
1. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ ngôn ngữ
+ Kể chuyện: Hãy biên soạn một câu chuyện thật hấp dẫn và gửi vào
đấy những kiến thức mà bạn định dạy.

2
+ Sử dụng kĩ thuật “Động não”: Chiến lược này giúp mọi học sinh
được dịp đề xuất ý kiến của mình cho tập thể bàn luận và khai thác.
+ Ghi âm: Chiến lược này cung cấp cho học sinh một phương tiện để
học. Học sinh có thể dùng băng đĩa, USB đã ghi âm, ghi hình để “nói to” suy
nghĩ của mình, biểu lộ nội tâm, giao lưu với bạn bè.
+ Viết nhật ký: Để thúc đẩy học sinh làm quen với việc ghi chép
thường xuyên về các chủ đề hay trải nghiệm học tập. Học sinh có thể sử dụng
mọi dạng trí tuệ như vẽ, ảnh hay ghi âm, ghi hình các cuộc thảo luận… Chiến
thuật này có thể tác động đến trí tuệ giao tiếp cũng như trí tuệ nội tâm của các
em.
2. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ logic – toán học
+ Tính toán và định lượng hoá: Ngoài các môn Toán và khoa học tự
nhiên, trong dạy học các môn Lịch sử và Địa lí, có thể tổ chức và khai thác các
bảng, biểu đồ thống kê như thiệt hại về người trong chiến tranh, biến động dân
số các nước….
+ Phân loại và xếp hạng: Một trí tuệ logic có thể được phát triển trước
mọi thông tin trình bày dưới dạng cấu trúc logic – toán, ngôn ngữ, không gian…
Giá trị của lối tiếp cận này là tập hợp được nhiều sự vật, nhiều sự kiện vốn tản
mạn, rời rạc xung quanh những chủ đề trung tâm, khiến chúng dễ nhớ, dễ thảo
luận, dễ suy nghĩ.
+ Hỏi đáp theo kiểu Socrates: Dùng chiến lược dạy học này giáo viên
trở thành người đối thoại với học sinh; học sinh nói lên những giả thuyết của
mình và luận chứng về những giả thuyết đó. Thông qua đó, giáo viên phát hiện
sự đúng đắn hay sai lạc của học sinh. Mục đích của chiến lược dạy học này thực
chất là để giúp học sinh tập dượt lập luận được sắc bén và chặt chẽ.
+ Khoa học về phát minh, sáng chế: Chiến lược dạy học này hướng
dẫn học sinh giải quyết vấn đề một cách logic bằng cách chia nhỏ vấn đề cần
giải quyết thành những mảnh vụn nhỏ hơn để dễ xử lí, đặt giả thuyết về cách
giải quyết và cuối cùng thực hiện giải quyết.
3. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ không gian
+ Tạo hình ảnh: Yêu cầu học sinh trình bày kiến thức hoặc tài liệu đọc
thành hình và ảnh. Giáo viên có thể vẽ lên bảng kiến thức cần dạy. Tập cho học
sinh nhắm mắt lại rồi mường tượng ra điều vừa đọc hay vừa học. Sau đó, học
sinh có thể vẽ lại hoặc nói về “hình bóng” của các kiến thức đã nhập vào trong
đầu.
+ Lập mã bằng màu sắc: Học sinh có thể dùng bút màu để tạo ra các
mật mã theo quy ước để tạo ra tâm lí bớt căng thẳng đối với các vấn đề hay các
3
nội dung “hóc búa”, và nhằm làm bớt sự nhàm chán trong khung cảnh lớp học
chỉ toàn những hình đen – trắng.
+ Phác thảo hình tượng các ý tưởng: Chiến lược này đề nghị học sinh
“vẽ” lại kiến thức cốt lõi mà các em vừa học được, ví dụ như sơ đồ tư duy, biểu
đồ. Sau đó thảo luận thêm về mối quan hệ giữa các hình vẽ và ý tưởng.
4. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ hình thể.
+ Sân khấu trong lớp: Phương pháp đóng kịch, trò chơi vận động.
+ Diễn đạt một số khái niệm hay từ ngữ: Bằng các hành động cơ thể, kịch
câm.
5. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ âm nhạc.
+ Giai điệu, bài hát, nhịp và ca khúc: Chọn phần cốt lõi của bất cứ bài
học và tạo vần điệu cho nó dưới dạng thơ, hò, hát, gõ nhịp. Hoặc cũng có thể
động viên học sinh có năng khiếu “âm nhạc” phổ nhạc cho lời của bài học.
+ Ghi âm: Có thể bổ sung các tài liệu giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo
dưới dạng file âm thanh trên máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh…
+ Âm nhạc thể hiện các tâm trạng: Tìm file nhạc, âm thanh, tiếng
động trong thiên nhiên có khả năng tạo tâm trạng tương đồng hoặc một bầu
không khí xúc cảm trong một bài học cụ thể. Ví dụ âm thanh của tiếng sóng
biển, tiếng hải âu để mở đầu khi học sinh sắp đọc câu chuyện về những chủ đề
này.
6. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ giao tiếp:
+ Khuyến khích học sinh chia sẻ nội dung và trải nghiệm học tập với bạn bè.
+ Vận dụng phương pháp dạy học qua trò chơi, đóng kịch.
+ Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi,
kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh
ghép,...
7. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ nội tâm.
+ Suy ngẫm trong một phút: Những phút suy ngẫm chính là thời gian
cần thiết để học sinh “tiêu hoá” thông tin vừa học. Là dịp “đổi nhịp bước”, giúp
cho học sinh duy trì “tính năng động” và “tính sẵn sàng” để chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
+ Các liên kết cá nhân: Giáo viên giúp học sinh tìm được câu trả lời về
sự kết nối những điều đã học với cuộc sống sinh hoạt, lao động và sản xuất.
+ Phút giây biểu lộ cảm xúc: Học sinh được khuyến khích biểu lộ cảm
4
xúc trong một số hoạt động cụ thể.
+ Hoạt động đặt mục đích: Một đặc tính của học sinh có trí tuệ nội tâm
cao là khả năng tự đặt mục đích thiết thực cho mình. Mục đích có thể là ngắn
hạn hoặc dài hạn.
8. Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ tự nhiên: Dạo chơi trong
thiên nhiên; trồng nhiều cây cảnh, bố trí mô hình động vật trong lớp
học.

5
6

You might also like