VẬN-DỤNG-THUYẾT-ĐA-TRÍ-TUỆ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ

1) Xác định “thiên hướng” của học sinh


- Tuy đúng là mỗi đứa trẻ đều có đủ 8 dạng trí tuệ và đều có thể phát triển cả 8 dạng trí tuệ
đó tới một mức hợp lí, nhưng trẻ nhỏ thường bộc lộ cái mà Gardner gọi là “thiên hướng”
(sự phát triển vượt trội các dạng trí tuệ đặc trưng nào đó ngay từ lúc còn thơ ấu)
- Dùng công cụ đánh giá đa trí tuệ có sẵn dạng form trực tuyến hoặc in ra để sử dụng trong
lớp học + Khả năng quan sát=> cái nhìn về khả năng bẩm sinh của học sinh
- Phát hiện các loại trí tuệ nổi trội=> Xây dựng chiến lược giúp học sinh tiếp tục phát huy
sở trường, và vận dụng trí tuệ nổi trội này để trau dồi, nâng cao các loại trí tuệ khác
VD: Học sinh có trí tuệ không gian nổi trội: vẽ rất đẹp
 Giáo viên có thể tổ chức hoạt động khuyến khích học sinh trình bày về các sản phẩm
tranh vẽ của mình + kết hợp khen ngợi, nâng cao sự tự tin cho hsinh=> Giúp hs phát triển
trí tuệ ngôn ngữ, giao tiếp
- Nhìn học sinh dưới góc độ một con người đa trí tuệ, tránh tuyệt đối hóa một loại trí tuệ cụ
thể (hiện trạng tuyệt đối hóa trí tuệ logic vẫn còn diễn ra đâu đó ở Việt Nam)
2) Sử dụng đa dạng các chiến lược dạy học để phù hợp với các nhóm hs có trí tuệ nổi trội
- Chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ ngôn ngữ
Trên cơ sở mở rộng hoạt động đọc và nghe của học sinh, qua đó phát triển trí tuệ ngôn ngữ ở các
em, các chiến lược dạy học được trình bày dưới đây có tác dụng với đông đảo học sinh:
+ Kể chuyện: Biên soạn một câu chuyện thật hấp dẫn và gửi vào đấy những kiến thức giáo viên
định dạy.
+ Sử dụng kĩ thuật “động não”: Chiến lược này giúp mọi học sinh được dịp đề xuất ý kiến của
mình cho tập thể bàn luận và khai thác.
+ Ghi âm: Chiến lược này cung cấp cho học sinh một phương tiện để học, thông qua năng khiếu
ngôn ngữ hay không gian giao tiếp… Học sinh có thể dùng băng đĩa, USB đã ghi âm, ghi hình để
‘nói to’ suy nghĩ của mình, biểu lộ nội tâm, giao lưu với bạn bè, ghi nhớ chi tiết. Một số em nhút
nhát, hay xúc động trước đám đông, có thể dùng cách này như một phương tiện phát biểu hay
thử nghiệm, hoàn chỉnh ý tưởng của mình. Học sinh có thể dùng ‘ghi âm’ như ‘bức thư sống
động’ để chia sẻ suy nghĩ của mình hoặc để tiếp thu những phản ứng của người khác.
 Ví dụ: Trong dạy học Tiếng Anh, giáo viên có thể khuyến khích các em nói và ghi âm về
bất kì chủ đề gì một cách đều đặn, có thể là nhật kí, cũng có thể là những chủ đề mang
tính học thuật hay chia sẻ về việc học tập,... bằng Tiếng Anh. Sau một khoảng thời gian
kết hợp cả luyện nói trên lớp và tự nói ghi âm ở nhà, các em sẽ xem lại các bản ghi âm
của mình để thấy là ngữ âm, giọng điệu, vốn từ vựng, cách phát âm cũng như cách truyền
tải ý của mình đã thay đổi như thế nào, vẫn có những điểm gì chưa thực sự tốt lắm để
khắc phục và nhận biết những ưu điểm của mình để tiếp tục phát huy.
+ Viết nhật ký: Để thúc đẩy, học sinh làm quen với việc ghi chép thường xuyên về các chủ đề
hay trải nghiệm học tập. Học sinh có thể sử dụng mọi dạng trí tuệ như vẽ, phác hoạ, ảnh hay ghi
âm, ghi hình, các cuộc thảo luận… Chiến thuật này có thể tác động đến trí tuệ giao tiếp của học
sinh cũng như đến trí tuệ nội tâm của các em.
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ logic
+ Tính toán và định lượng hoá: Ngoài các môn Toán và khoa học tự nhiên, trong dạy học các
môn Lịch sử và Địa lí, có thể tổ chức và khai thác các bảng, biểu đồ thống kê như thiệt hại về
người trong chiến tranh, biến động dân số các nước....
 VD: Trong môn nhập môn Khoa học Xã hội Nhân văn, giáo viên có thể yêu cầu học sinh
tự thu nhập dữ liệu sau đó phân tích trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ hoặc bảng số
liệu.
+ Phân loại và xếp hạng: Một trí tuệ logic có thể được phát triển trước mọi thông tin trình bày
dưới dạng cấu trúc logic – toán, ngôn ngữ, không gian... Giá trị của lối tiếp cận này là tập hợp
được nhiều sự vật, nhiều sự kiện vốn tản mạn, rời rạc xung quanh những chủ đề trung tâm, khiến
chúng dễ nhớ, dễ thảo luận, dễ suy nghĩ.
+ Hỏi đáp theo kiểu Socrates: Dùng chiến lược dạy học này giáo viên trở thành người đối thoại
với học sinh; học sinh nói lên những giả thuyết của mình và luận chứng về những giả thuyết đó
( học sinh đóng vai trò chủ động). Thông qua đó, giáo viên phát hiện sự đúng đắn hay sai lạc của
học sinh. Mục đích của chiến lược dạy học này thực chất là để giúp học sinh tập dượt lập luận
được sắc bén và chặt chẽ.
 VD: Trong lớp học lịch sử, giáo viên đặt câu hỏi “ Những yếu tố nào dẫn đến cuộc cách
mạng Pháp" or “ Lịch sử có thể khác đi như thế nào nếu như không có chiến tranh"=>
Học sinh sẽ phát triển khả năng phân tích các sự kiện lịch sử hiểu rõ nguyên nhân và hệ
quả cũng như tư duy và những khả năng khác nhau trong lịch sử
+ Khoa học về phát minh, sáng chế: Chiến lược dạy học này hướng dẫn học sinh giải quyết vấn
đề một cách logic bằng cách chia nhỏ vấn đề cần giải quyết thành những mảnh vụn nhỏ hơn để
dễ xử lí, đặt giả thuyết về cách giải quyết và cuối cùng thực hiện giải quyết.
 VD:Trong một toán giáo viên có thể đưa ra các bài toán có nhiều bước và yêu cầu học
sinh phải suy nghĩ logic để giải quyết. Ví dụ một bài toán yêu cầu học sinh tính diện tích
của một hình đa giác phức tạp bằng cách chia nhỏ nó thành các hình đơn giản hơn sau đó
cộng diện tích các hình này lại
=> Những phương pháp này không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức Toán học mà còn phát
triển các kỹ năng quan trọng như tư duy lôgic khả năng phân tích và giải quyết vấn đề cũng như
sự tự tin trong học tập
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ không gian.
+ Tạo hình ảnh: Yêu cầu học sinh trình bày kiến thức hoặc tài liệu đọc thành hình và ảnh. Giáo
viên có thể vẽ lên bảng kiến thức cần dạy. Tập cho học sinh nhắm mắt lại rồi mường tượng ra
điều vừa đọc hay vừa học. Sau đó, học sinh có thế vẽ lại hoặc nói về "hình bóng" của các kiến
thức đã nhập vào trong đầu.
+ Lập mã bằng màu sắc: Học sinh có thể dùng bút màu để tạo ra các mật mã theo quy ước để tạo
ra tâm lí bớt căng thẳng đối với các vấn đề hay các nội dung "hóc búa" và cũng nhằm làm bớt sự
nhàm chán khi trong khung cảnh lớp học chỉ toàn những hình đen - trắng (bảng đen, chữ và hình
đen trắng trong sách giáo khoa, phấn trắng).
 VD: Mục tiêu của bài “Hình bình hành” (Toán lớp 4), giáo viên cân nhắc, có thể ứng
dụng thuyết trí tuệ logic/Toán (năng lực Toán học) để viết: Học sinh nhận biết được
“Hình bình hành” thông qua xếp hình con gà (Toán 4 - tr.105. Sách giáo khoa “Kết nối tri
thức với cuộc sống”) bằng bộ xếp hình tangram (7 miếng), học sinh lập luận và giải thích
được “Hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau”
+ Phác thảo hình tượng các ý tưởng: Chiến lược này đề nghị học sinh "vẽ" lại kiến thức cốt lõi
mà các em vừa học được, ví dụ như sơ đồ tư duy, biểu đồ. Sau đó, yêu cầu học sinh thảo luận
thêm về mối quan hệ giữa các hình vẽ và ý tưởng. Lưu ý, không đánh giá chất lượng nghệ thuật
của các hình phác thảo. Thay vào đó, nên đánh giá mức độ nhận thức về một khái niệm của các
em thông qua sự lựa chọn và phác hoạ hình.
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ hình thể:
+ Sân khấu trong lớp: Phương pháp đóng kịch, trò chơi vận động
 VD: Nhà hát NTTT tỉnh giảng dạy dân ca kịch cho học sinh các trường THCS: Nguyễn
Hiền, Trưng Vương và Thái Nguyên (Nha Trang). Dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ
Đoàn Dân ca kịch Nhà hát NTTT, các em có thể hát nhiều làn điệu như: xàng xê, cổ bản,
xuân nữ, hò quảng và đóng một số trích đoạn sân khấu như: Thoại Khanh - Châu Tuấn,
Đôi dòng sữa mẹ…
 VD: WARM-UP” ĐẦU GIỜ - KHỞI ĐỘNG TINH THẦN THOẢI MÁI CHO TRẺ.
Việc bắt đầu một giờ học tiếng Anh bằng cách cho trẻ tham gia vào các trò chơi mang
tính vận động sẽ gây hứng thú, tạo tinh thần thoải mái và phấn chấn để bước vào bài học
mới.
+ Diễn đạt một số khái niệm hay từ ngữ bằng các hành động cơ thể, kịch câm
 VD: Giáo viên yêu cầu học sinh diễn tả một khái niệm hoặc từ ngữ bằng kịch câm. Ví dụ,
để dạy từ “ run" học sinh có thể làm động tác chạy tại chỗ. Điều này giúp học sinh liên
kết hành động vật lý với từ ngữ, giúp nhớ lâu hơn
+ Phương pháp “ bàn tay nặn bột”( hands-on learning) trong dạy học các môn khoa học tự
nhiên
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ âm nhạc :
+Giai điệu, bài hát, nhịp và ca khúc: Chọn phần cốt lõi của bất cứ bài học và tạo vần điệu cho nó
dưới dạng thơ, hò, hát, gõ nhịp. Hoặc cũng có thể động viên học sinh có năng khiếu “âm nhạc”
phủ nhạc cho lời của bài học.
 Ví dụ: Trong một bài học về “ Hàm số lượng giác” có nhiều công thức cần phải nhớ nên
giáo viên đã chỉ cho học sinh cách làm một bài thơ để dễ học thuộc hơn:
(Sin nằm trên cos
Cotang dại dột
Bị cos đè cho)
+Ghi âm: Có thể bổ sung các tài liệu giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo dưới dạng file ghi âm
trên máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh,... Có thể ghi âm những nội dung trọng tâm
của bài học có ghép nhạc.
 Ví dụ: Để có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn, bạn An đã dùng máy điện thoại thông minh
ghi lại bài giảng của cô giáo về bài thơ “Người lái đò sông Đà”-> ghi âm những nội dung
trọng tâm của bài, có thể nghe lại nhiều lần cũng như giúp cho việc ôn tập hiệu quả hơn.
+Âm nhạc thể hiện các tâm trạng: Tìm file nhạc, âm thanh, tiếng động trong thiên nhiên có khả
năng tạo tâm trạng tương đồng hoặc một bầu không khí xúc cảm trong một bài học cụ thể.
 Ví dụ: Âm thanh của tiếng sóng biển, tiếng hải âu để mở đầu khi học sinh sắp đọc câu
chuyện xảy ra trên bờ biển, tác phẩm văn học có nói về biển.
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ giao tiếp:
+Khuyến khích học sinh chia sẻ nội dung và trải nghiệm học tập với bạn bè.
 Ví dụ: Bạn Nam được giáo viên môn Toán chọn đi thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh.
Sau quá trình ôn tập chăm chỉ, ngày đêm luyện đề, giải Toán, bạn Nam đã giành được
giải Nhì mang về vinh quang cho trường, lớp, thầy cô cũng như bản thân bạn. Trở về lớp
học tập, bạn chia sẻ kinh nghiệm học Toán của mình cho các bạn trong lớp để cả lớp
cùng học tập, tiến bộ.
+Vận dụng phương pháp dạy học qua trò chơi, đóng kịch.
 Ví dụ: Giáo viên môn Ngữ Văn trước khi đến tiết bài “Chí Phèo”(Nam Cao), cô đã yêu
cầu lớp chuẩn bị một vở kịch, từ đó các thành viên trong lớp có thể phân công công việc
và giao tiếp, trò chuyện với nhau về đề tài cần thảo luận -> giúp học sinh rèn luyện khả
năng giao tiếp, tự tin trước đám đông, gây hứng thú cho người học.
+Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, kỹ thuật tranh luận ủng
hộ- phản đối, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật
phòng tranh,...
 Ví dụ; Cô giáo Hà dạy môn Vật Lý chia mỗi bàn thành một cặp để trao đổi, thảo luận về
bài “ Con lắc lò xo”.
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ nội tâm :
+Suy ngẫm trong một phút: Những phút suy ngẫm chính là thời gian cần thiết để học sinh “ tiêu
hóa” thông tin vừa học, liên kết với kinh nghiệm của bản thân. Những phút suy ngẫm là dịp “đổi
nhịp bước”, giúp học sinh duy trì ‘tính năng động” và “tính sẵn sàng” để chuyển sang hoạt động
tiếp theo. Một phút suy ngẫm có hiệu quả tốt nhất ngay khi giáo viên giảng một đoạn khó hoặc
trọng tâm của bài học.
 Ví dụ: Giáo viên cho học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, tìm từ khóa, tìm nội dung
chính.
+Các liên kết cá nhân: Giáo viên giúp học sinh tìm được câu trả lời về sự kết nối những điều đã
học với cuộc sống sinh hoạt, lao động và sản xuất.
 Ví dụ: Giáo viên tổ chức các hoạt động áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Hướng dẫn học
sinh sử dụng kiến thức sinh học vào việc trồng, chăm sóc cây cối.
 Giáo viên có thể kể những câu chuyện thực tiễn về lòng nhân ái, tình yêu thương để học
sinh có thể vận dụng kiến thức văn học, đạo đức vào đời sống.
+Phút giây biểu lộ cảm xúc: Học sinh được khuyến khích biểu lộ cảm xúc trong một số hoạt
động cụ thể.
+Hoạt động đặt mục đích: Một đặc tính của học sinh có trí tuệ nội tâm cao là khả năng tự đặt
mục đích thiết thực cho mình.
 Ví dụ: Mục đích có thể là ngắn hạn: “Đề nghị các em liệt kê 3 điều mà các em muốn học
bài học ngày hôm nay” hoặc đặt mục đích dài hạn trong một tháng, trong học kì, thậm chí
5, 10 năm.
- Các chiến lược dạy học sử dụng trí tuệ tự nhiên:
+Dạo chơi trong thiên nhiên, trồng nhiều cây cảnh, bố trí hình động vật trong lớp học
 Ví dụ: Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các khu nông trại, vườn
thú, tạo cơ hội cho học sinh có thể tiếp xúc với các loài động vật, thực vật sẽ giúp cho nội
dung học tập thêm sinh động, thú vị, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

You might also like