Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÀI DỰ THI
CHÍNH LUẬN BẢO VỆ NỀN TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

CHỦ ĐỀ
Bảo vệ, lan toả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá
Đảng, Nhà nước, chế độ

Tác giả: Tập thể tổ 1 lớp A4K77


Trường Đại học Dược Hà Nội
Hà Nội, ngày 20, tháng 04, năm 2023

2
MỤC LỤC
A. Mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam, 05 bài học kinh nghiệm, 10
mối quan hệ lớn được Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đề cập, gắn với đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ................................................................................ 3
1. Mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam................................... 3
2. 05 bài học kinh nghiệm............................................................................... 3
3. 10 mối quan hệ............................................................................................ 5

B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa; phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc về các vấn đề trên. ...................................................................... 6
1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN..................... 6
2. Phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.............................................................. 7

3
Mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Đúng như đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định, "Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định".
Nhưng đứng trước tình hình cải tổ của Liên Xô có những biểu hiện chệch hướng
XHCN, Đảng ta sớm nhận ra phải xây dựng một mô hình CNXH Việt Nam.

Trên cơ sở đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (1991) ra đời và đề ra mô hình CNXH Việt Nam gồm sáu đặc trưng. Tổng kết
thực tiễn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 (bổ sung, phát triển)
đã bổ sung, phát triển thành tám đặc trưng CNXH Việt Nam theo đó mô hình xã
hội chủ nghĩa ở VN thể hiện như sau:

"Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới".

Với tám đặc trưng này, chứng tỏ CNXH mà nhân dân ta xây dựng sẽ đáp ứng mục
tiêu xây dựng "một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ
không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Mô hình
CNXH này cũng chính "là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên
nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con
người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng
giữa các cá nhân và phe nhóm".

Năm bài học kinh nghiệm về xây dựng Đảng


Bài học thứ nhất về xây dựng Đảng, Đại hội xác định: Công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên định, vận dụng và phát triển
sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh
đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường
4
đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong
công tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; hoàn
thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng,
chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của
then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương
mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương.

Điểm mới của bài học này so với các đại hội trước là xác định xây dựng, chỉnh đốn
Đảng toàn diện: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nhấn mạnh xây
dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; nhấn mạnh
hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đội
ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

Bài học thứ hai về dân, Đại hội xác định: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà
nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”;
thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực
hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân
dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Điểm mới của bài học này là phải thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”,
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nhấn
mạnh lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Bài học thứ ba về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, Đại hội xác định:
Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị
cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù
hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội; kịp thời
tháo gỡ các điểm nghẽn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy
sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối, kết hợp trong lãnh đạo, quản
lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.

5
Điểm mới của bài học này là trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có
quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, có
bước đi phù hợp; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế.

Bài học thứ tư về thể chế và giải quyết các mối quan hệ: tập trung ưu tiên xây dựng
đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòa giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và
phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; giữa tuân
theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo
vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng,
an ninh; giữa độc lập, tự chủ với tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; thực sự
coi trọng, phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ trong phát triển đất nước.

Điểm mới của bài học này là nhấn mạnh tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể
chế phát triển (cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại).

Bài học thứ năm về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Đại hội xác định: chủ động
nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết,
kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi
đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ,
tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các
nước láng giềng, đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ; phát huy hiệu quả
sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại; khai thác, sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Điểm mới của bài học này là nhấn mạnh chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo
đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ, "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
toàn diện”.

Mười mối quan hệ đặc lớn gắn với đấu tranh, phản bác
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản
động, phần tử cơ hội chính trị
Mười mối quan hệ lớn được văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đề cập bao gồm: (i) Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; (ii) giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị; (iii) giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo

6
đảm định hướng XHCN; (iv) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; (v) giữa Nhà nước, thị trường và xã hội;
(vi) giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường; (vii) giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
(viii) giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (ix) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ; (x) giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế,
bảo đảm kỷ cương xã hội.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể XHCN, do
giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức thành cơ quan quyền lực chính
trị. Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ
dân chủ XHCN”. Mặc dù vẫn dùng khái niệm “Nhà nước chuyên chính vô sản”,
nhưng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Đại hội VI đã có đổi mới: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng
của Nhà nước là thể chế hoá bằng pháp luật, quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân
dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật. Nhà nước ta phải bảo đảm
quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những
kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân…”. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra nhiều yếu kém, bất cập của
bộ máy nhà nước và cho rằng: “… cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là nguyên
nhân trực tiếp làm cho bộ máy nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc. Chức năng, nhiệm
vụ của tổ chức và chức năng, tiêu chuẩn cán bộ chưa được xác định rõ ràng”. Xoá
bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ sở để đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ
máy nhà nước. Đồng thời, cải cách bộ máy nhà nước sẽ thúc đẩy việc xoá bỏ cơ
chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, tạo ra cơ chế quản lý mới phù hợp với các
yêu cầu, đòi hỏi của cải cách kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng ta chủ
trương “… Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về
tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước theo phương hướng: Xây dựng và thực
hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ
chức năng quản lý - hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp
quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phù hợp với đặc
điểm tình hình kinh tế, xã hội…” Kết quả việc xây dựng một bộ máy rành mạnh

7
mọi nhiệm vụ như vậy đã góp phần vào rất lớn ngày nay đó chính là ‘phòng tham
nhũng’.

Phát huy khối đại đoàn kết dân tộc


Ngoài ra chưa dừng ở đó cần phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc và
như chúng ta đã biết rằng Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu
của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và
lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ
sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã chế ngự thiên nhiên, phát triển kinh tế, xã
hội; xây dựng các công trình văn hóa có giá trị lịch sử, mang ý nghĩa dân tộc và
thời đại sâu sắc. Như vậy mới thấy được kết quả của sự tổng hợp phát huy sức
mạnh góp phần vào đất nước như thế nào và sự tổng hợp phát huy đó không chỉ
của một yếu tố mà của nhiều tố hợp thành như lòng yêu nước, ý thức độc lập, sự
sáng tạo dũng cảm, sẵn sàng hy sinh của mỗi người dân vì tổ quốc và ngoài ra cần
lấy sức mạnh của sự tổng hợp đoàn kết đó để đẩy lùi những sợ xuyên tạc làm mất
đi sự vẻ vang của truyền thống đại đoàn kết mà chúng ta đã hình thành được rất lâu
nay.

8
- HẾT-

You might also like