Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 77

ĐỀ CƯƠNG THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU

1 và 2. Soi bột kép


- Xác định Bột dược liệu
- Tìm các đặc điểm bột trên kính hiển vi

1.1. Cà độc dược

1: Mảnh biểu bì; 2: Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 3: Bó sợi; 4: Lông che chở; 5: Tế bào
mô cứng; 6: Tinh thể calci oxalat; 7: Mảnh mạch

1.2. Cam thảo

1: Mảnh bần; 2: Mảnh mô mềm; 3: Mảnh mạch; 4: Bó sợi;


5: Hạt tinh bột; 6: Mảnh mô mang tinh thể calci oxalat; 7: Tinh thể calci oxalat
1. 3. Chè

1: Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 2: Mảnh biểu bì; 3: Mảnh mô mang tinh thể calci
oxalat; 4: Tinh thể calci oxalat; 5: Mảnh mạch; 6: Thể cứng; 7: Mảnh mô mềm;
8: Bó sợi
1.4. Đại hoàng

1: Mảnh bần; 2: Tế bào mô cứng; 3: Bó sợi; 4: Hạt tinh


bột; 5:Tinh thể calci oxalat; 6: Mảnh mạch
1.5. Đinh hương
1: Tế bào mô cứng; 2: Hạt phấn hoa; 3: Mảnh mô mềm mang túi tiết tinh
dầu; 4: Mảnh mô mềm chứa tinh thể canxi oxalat hình cầu gai; 5: Tinh thể
canxi oxalat hình cầu gai; 6: Sợi; 7: Bó sợi; 8: Mảnh mạch

1.6. Hoa hòe

1.7. Hoàng bá

1.8. Ích mẫu


1.9. Kim ngân hoa

1.10. Ma hoàng
2.1 Khoai tây

2.2 Sắn
2.3 Sen

2.4 Đậu xanh


2.5 Hoài Sơn
3. Vi phẫu lá Chè
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

- Phần gân lá: Gân lá trên và dưới đều lồi.


+ Biểu bì trên và dưới: cấu tạo bởi những tế bào nhỏ, xếp thành một lớp đều đặn.
+ Mô mềm: nằm sát lớp biểu bì trên và dưới, gồm nhiều tế bào kích thước không
đều nhau, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và thể cứng.
+ Bó libe - gỗ gồm các cung libe dưới bao quanh cung gỗ và xung quanh có các
bó sợi bao quanh, trong libe có nhiều tinh thể calci oxalat.
- Phần phiến lá:
+ Biểu bì cấu tạo tương tự biểu bì phần gân lá.
+ Mô giậu là một hàng tế bào xếp đứng đều đặn ở sát dưới lớp biểu bì.
+ Mô khuyết: những tế bào kéo dài theo chiều ngang để hở những khuyết nhỏ,
trong mô khuyết sát mô giậu rải rác có thể cứng và tinh thể calci oxalat hình cầu
gai.
4 Vi phẫu thân Húng quế
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

- Biểu bì là một lớp tế bào ngoài cùng xếp sát vào nhau, đều đặn, màng ngoài
được bao bọc bằng một lớp cutin. Đôi khi quan sát thấy có lỗ khí, lông che
chở, lông tiết…
- Mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác, có thể có các
khoảng gian bào.
- Lớp hậu mô nằm ngay dưới biểu bì, thường gặp kiểu hậu mô góc, các tế bào
hậu mô bắt màu hồng đậm, gồm 3-4 lớp tế bào.
- Tế bào mô cứng xen kẽ trong mô mềm vỏ (đám sợi) tăng cường chức năng
nâng đỡ cho thân cây.
- Bó libe gỗ cấp một nằm ngay sát trụ bì, libe ở bên ngoài và gỗ ở bên trong,
sắp xếp thành 1 vòng tròn đều đặn.
- Mô mềm ruột gồm nhiều tế bào hình đa giác hoặc hình tròn, có màng mỏng,
đảm nhiệm chức năng dự trữ.

Vi phẫu thân húng quế


5 Vi phẫu lá Ổi
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi
- Phần gân lá: Gân lá trên và dưới đều lồi.
+ Biểu bì trên và dưới: một lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang nhiều lông che chở
và lông tiết.
+ Mô dày: nằm sát lớp biểu bì trên và dưới
+ Mô mềm: tế bào thành mỏng, kích thước không đều nhau, rải rác có các tế bào
chứa tinh dầu và nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
+ Bó libe - gỗ: cung libe trên và dưới bao quanh cung gỗ, sát libe có các bó sợi.
- Phần phiến lá:
+ Biểu bì cấu tạo tương tự phần gân lá, có nhiều lông che chở và lông tiết
+ Mô giậu là một hàng tế bào xếp thẳng đứng đều, sát lớp biểu bì trên và dưới rải
rác có tế bào chứa tinh dầu
+ Mô khuyết: những tế bào kéo dài theo chiều ngang để hở những khuyết nhỏ,
trong mô khuyết sát mô giậu có một hàng tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
6. Vi phẫu rễ Hoàng kỳ
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

+ Lớp bần gồm 15 - 16 hàng tế bào sắp xếp lộn xộn.


+ Mô mềm: tế bào thành mỏng, các tế bào bên ngoài bị ép bẹt.
+ Libe xếp thành dải kéo dài sát hoặc gần sát bần, sợi libe tạo thành bó.
+ Gỗ: ứng với mỗi bó libe là bó gỗ tạo thành dải kéo dài vào tận trung
tâm, các mạch gỗ kích thước không đều, có nhiều bó sợi gỗ
+ Tầng phát sinh libe - gỗ gồm 2 - 3 hàng tế bào xếp thành vòng tròn liên
tục.
+ Tia ruột: gồm 5 - 7 hàng tế bào, ngăn giữa 2 bó libe gỗ

Hình 1. Vi phẫu rễ hoàng kỳ


7. Vi phẫu lá Trúc đào
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

Phần phiến lá:


Từ trên xuống dưới quan sát thấy:
* Biểu bì trên: Một lớp tế bào có màng cutin, không có lỗ khí.
* Hạ bì trên: 2-3 lớp tế bào nằm ngay sát dưới biểu bì, chứa nước và màng hơi dày.
* Mô giậu trên: Hai lớp tế bào hình trụ, chứa nhiều lạp lục.
* Mô khuyết: Nằm ở giữa phần thịt lá.
* Mô giậu dưới: Chỉ gồm một lớp tế bào ngắn, trong chứa lạp lục.
* Hạ bì dưới: mỏng hơn hạ bì trên.
* Biểu bì dưới: tương tự như biểu bì trên nhưng mang các phòng ẩn lỗ khí (phần lõm
vào), bên trong có các cặp lỗ khí.
Phần gân lá:
+ Biểu bì trên và dưới: Một lớp tế bào mỏng nối tiếp với biểu bì ở phần phiến lá.
+ Mô dày: Một lớp mỏng ở sát dưới lớp biểu bì trên và dưới của gân lá.
+ Mô mềm: Nhiều tế bào hình đa giác hoặc hình tròn, các góc có khoảng gian bào
nhỏ. Có tinh thể canxi oxalat.
+ Bó libe gỗ: Làm thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía trên,
gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu đỏ bao bọc xung quanh. Phía ngoài libe có các
đám sợi xếp rời nhau thành một vòng bao quanh bó libe gỗ.
8. Vi phẫu rễ Cam thảo
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

Mặt cắt ngang thân rễ hình tròn, quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào
trong có:
- Lớp bần (1:) tương đối dày gồm những tế bào hình chữ nhật xếp thành
vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt, rách.
- Mô mềm vỏ (2): cấu tạo từ những tế vào thành mỏng, phần ngoài thường bị
ép bẹp, có nhiều tinh thể canxioxalat hình khối nằm rải rác hoặc tập trung
thành từng đám.
- Libe (4): gồm những tế bào nhỏ, xếp thành từng đám hình nón, xếp với các
bó gỗ thành từng chồng riêng biệt
- Trong libe có nhiều bó sợi (3)
- Gỗ (5) có nhiều mạch gỗ to nhỏ khác nhau
- Mô mềm ruột (6) trong cùng : cấu tạo bởi những tế bào kích thước lớn, thành
mỏng, trong mô gỗ có có các bó sợi gỗ rải rác.
- Tia ruột (7): Nằm giữa hai bó libe gỗ, cấu tạo 3-7 hàng tế bào hình chữ nhật xếp
thẳng đứng.
9. Vi phẫu thân Sài đất
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

Hình 1. Vi phẫu thân sài đất


+ Biểu bì: một hàng tế bào hình trứng nhỏ, mang lông che chở đa bào một
dãy, cấu tạo bởi 4-5 tế bào chứa nang thạch, bề mặt lông có những gai nhỏ, xù xì đặc
biệt.
+ Mô dày góc cấu tạo bởi 3-4 lớp tế bào.
+ Mô mềm vỏ: tế bào thành mỏng, hình đa giác hoặc tròn, to nhỏ không đều
nhau, có những khuyết xếp thành vòng ở sát mô dày.
+ Bó libe gỗ: Có khoảng 12 bó, hình trứng, xếp thành vòng. Trong mỗi bó
libe-gỗ thường có các mạch gỗ lớn xếp thành hàng tập trung thành đám. Phía trên
mỗi bó libe-gỗ đều có một đám sợi nhỏ.
+ Tầng phát sinh libe-gỗ gồm 1-2 lớp tế bào tạo thành vòng liên tục.
+ Mô mềm ruột gồm các tế bào hình đa giác hay hình tròn, thành mỏng, càng
vào sâu càng to.
10. Vi phẫu thân Ma hoàng
- Cắt vi phẫu, nhuộm kép, lên tiêu bản.
- Chỉ các đặc điểm vi học dưới kính hiển vi

TRẢ LỜI

Mặt cắt ngang thân hình tròn. Khi quan sát dưới kính hiển vi, từ ngoài vào trong có:
- Biểu bì (1) uốn lượn, cấu tạo bởi một hàng tế bào xếp đều đặn, có lớp cutin
dày, ở những chỗ lồi lớp cutin tạo thành những u nhỏ, rải rác có các lỗ khí chìm
trong lớp biểu bì, dưới những chỗ lồi của biểu bì có những bó sợi thành cellulose (3).
- Mô mềm vỏ (2) gồm các tế bào thành mỏng xếp lộn xộn, trong mô mềm vỏ
có các bó sợi thành cellulose và những tinh thể calci oxalat (6).
- Bó libe – gỗ (4) có 8-10 bó, libe nằm phía ngoài, gỗ phía trong, sát ngoài libe
có bó sợi thành cellulose (3).
- Mô mềm ruột (5) gồm các tế bào thành mỏng hoá gỗ, kích thước lớn.
11. Kỹ thuật triển khai sắc ký cột pha thường
- Kỹ thuật nhồi cột
- Kỹ thuật nạp cột
- Theo dõi quá trình rửa giải bằng SKLM
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
12. Định tính glycosid tim trong lá Trúc đào
* Chiết xuất glycosid tim
- Cân lá Trúc đào khô đã được tán nhỏ. Cho dược liệu vào bình nón ngâm trong
24 giờ.
- Gạn dịch chiết vào cốc có mỏ, thêm chì acetat 10%, khuấy đều. Lọc qua giấy
lọc gấp nếp
- Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào ống nghiệm, thêm vài giọt chì acetat, nếu
dung dịch có tủa đục thì ngừng lọc, tiếp tục thêm chì acetat vào toàn bộ dịch
chiết, khuấy đều, lọc lại và tiếp tục thử cho đến khi dịch lọc không còn tủa với
chì acetat
- Chuyển toàn bộ dịch lọc thu được vào bình gạn rồi chiết xuất với cloroform
(chia thành 3 lần). Gạn lớp cloroform vào một cốc có mỏ khô, dịch chiết phải
trong suốt, nếu còn lẫn nước thì lọc qua một lớp bông.
* Định tính nhân steroid, vòng lacton cardenoid, đường 2,6 deoxy.
- Phản ứng nhận biết nhân steroid (phản ứng Liberman)
 Cho dịch chiết cloroform (đã được chuẩn bị ở trên) vào ống nghiệm nhỏ và
bốc hơi trên nồi cách thủy cho tới khô -> cắn, thêm anhydric acetic -> Lắc đều
 Nghiêng ống nghiệm 45 độ. Thêm đồng lượng acid sulfuric đặc theo thành
ống nghiệm để địch lỏng trong ống nghiệm chia thành hai lớp, ở mặt tiếp xúc
giữa hai lớp chất lỏng sẽ xuất hiện một vòng tím đỏ. Lắc nhẹ ống nghiệm, lớp
chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá cây.
- Phản ứng nhận biết vòng lacton và phần đường 2,6-deoxy
 Phần dịch chiết cloroform bốc hơi trên nồi cách thủy cho tới khô, thêm
ethanol 90 độ, lắc đều để hòa tan hết cắn.
+ Phản ứng nhận biết vòng Lacton (phản ứng Legal):
 Nhỏ natri nitroprusiat 0,5% và Natri hydroxid 10%. Lắc đều, sẽ thấy xuất hiện
màu đỏ nhưng nhanh chóng mất màu.
+ Phản ứng nhận biết phần đường 2,6-deoxy
 Thêm dung dịch sắt (II) clorid 5% pha trong acid acetid.
 Lắc đều, nghiêng ống nghiệm 45 độ, thêm đồng lượng acid sulfuric đặc theo
thành ống nghiệm để dịch lỏng trong ống nghiệm được chia thành hai lớp; ở
mặt tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng sẽ xuất hiện một vòng tím đỏ. Lắc nhẹ
ống nghiệm, lớp chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá cây.

- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành


13. Định tính flavonoid trong Hoa hòe
- Chiết xuất flavonoid từ Hoa hòe
- Thực hiện phản ứng Cyanidin, phản ứng với NH3, NaOH, FeCl3.
- Sắc ký lớp mỏng có đối chiếu chất chuẩn
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
14. Định tính flavonoid trong Hoàng cầm
- Chiết xuất flavonoid từ Hoàng cầm
- Thực hiện phản ứng Cyanidin, phản ứng với NH3, NaOH, FeCl3.
- Sắc ký lớp mỏng có đối chiếu chất chuẩn
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành

Cân 0.5g bột rễ Hoàng Cầm cho vào 1 ống nghiệm lớn. Thêm 5ml ethanol 900. Đun
cách thủy sôi trong vài phút. Lọc nóng. Dịch lọc dược tiến hành các phản ứng sau:
15. Định tính coumarin trong rễ Bạch chỉ
- Chiết xuất coumarin từ Bạch chỉ
- Thực hiện phản ứng mở và đóng vòng lacton, phản ứng huỳnh quang
(chuyển đồng phân cis, trans/UV), phản ứng với thuốc thử Diazo.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành.
Trả lời:
1. Chiết xuất coumarin trong bạch chỉ:
- Cho bột rễ Bạch chỉ (rễ Tiền Hồ) vào ống nghiệm lớn.
- Thêm cồn 900 vào dược liệu (khoảng 5mL).
- Đun cách thủy trên bếp đến khi sôi khoảng 5-10 phút. Lọc qua giấy lọc thu dịch
chiết.
2. Tiến hành phản ứng:
2.1 Phản ứng đóng mở vòng lacton:
- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết
Ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%.
Ống 2 để nguyên.
– Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi. Để nguội rồi quan sát:
Ống 1: có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng.
Ống 2: trong.
– Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát:
Ống 1: trong suốt
Ống 2: có tủa đục
KL: coumarin trong môi trường kiềm mở vòng lacton.
-Thêm vài giọt HCl đặc vào ống nghiệm 1 thì sẽ xuất hiện tủa đục như ống nghiệm 2.
KL: Coumarin trong môi trường acid đóng vòng lacton.
2.2 Phản ứng huỳnh quang chuyển từ đồng phân cis sang đồng phân trans:
- Nhỏ vài giọt dịch chiết coumarin lên giấy lọc. Nhỏ tiếp vài giọt NaOH 5%. Sấy
nhẹ.
- Che 1 phần dịch chiết trên giấy lọc bằng 1 miếng kim loại rồi chiếu dưới đèn tử
ngoại (365nm) trong vài phút.
- Bỏ miếng kim loại ra, quan sát trực tiếp dưới đèn tử ngoại sẽ thấy: phần k che có
huỳnh quang sáng hơn phần bị che.
-Nếu tiếp tục chiếu sáng, phần bị che sẽ sáng dần lên bằng phần k che.
2.3 Phản ứng Diazo hóa:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm vào đó 2ml dung dịch NaOH 10%.
Đun cách thủy đến sôi rồi để nguội. Nhỏ vài giọt thuốc thử Diazo sẽ có màu đỏ gạch.
16. Định tính coumarin trong rễ Tiền hồ
- Chiết xuất coumarin từ Tiền hồ
- Thực hiện phản ứng mở và đóng vòng lacton, phản ứng huỳnh quang
(chuyển đồng phân cis, trans/UV), phản ứng với thuốc thử Diazo.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành (Như Bạch Chỉ)
Trả lời
1. Chiết xuất coumarin trong tiền hồ:
- Cho bột rễ Bạch chỉ (rễ Tiền Hồ) vào ống nghiệm lớn.
- Thêm cồn 900 vào dược liệu (khoảng 5mL).
- Đun cách thủy trên bếp đến khi sôi khoảng 5-10 phút. Lọc qua giấy lọc thu dịch
chiết.
2. Tiến hành phản ứng:
2.1 Phản ứng đóng mở vòng lacton:
- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết
Ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%.
Ống 2 để nguyên.
– Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi. Để nguội rồi quan sát:
Ống 1: có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng.
Ống 2: trong.
– Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát:
Ống 1: trong suốt
Ống 2: có tủa đục
KL: coumarin trong môi trường kiềm mở vòng lacton.
-Thêm vài giọt HCl đặc vào ống nghiệm 1 thì sẽ xuất hiện tủa đục như ống nghiệm 2.
KL: Coumarin trong môi trường acid đóng vòng lacton.
2.2 Phản ứng huỳnh quang chuyển từ đồng phân cis sang đồng phân trans:
- Nhỏ vài giọt dịch chiết coumarin lên giấy lọc. Nhỏ tiếp vài giọt NaOH 5%. Sấy
nhẹ.
- Che 1 phần dịch chiết trên giấy lọc bằng 1 miếng kim loại rồi chiếu dưới đèn tử
ngoại (365nm) trong vài phút.
- Bỏ miếng kim loại ra, quan sát trực tiếp dưới đèn tử ngoại sẽ thấy: phần k che có
huỳnh quang sáng hơn phần bị che.
-Nếu tiếp tục chiếu sáng, phần bị che sẽ sáng dần lên bằng phần k che.
2.3 Phản ứng Diazo hóa:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm vào đó 2ml dung dịch NaOH 10%.
Đun cách thủy đến sôi rồi để nguội. Nhỏ vài giọt thuốc thử Diazo sẽ có màu đỏ gạch.
17. Định tính anthranoid trong Đại hoàng
- Chiết xuất anthranoid từ Đại hoàng
- Thực hiện phản ứng Bortrager (dạng tự do và kết hợp), phản ứng vi thăng
hoa, sắc ký lớp mỏng
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
Chiết suất anthranoid từ Đại hoàng/ Thảo quyết minh
- Cho bột Đại hoàng (bột Thảo quyết minh) vào trong ống nghiệm lớn
- Thêm dd H2SO4 10% hoặc nước cất, đun sôi trên bếp cách thủy trong vài
phút.
- Lọc nóng qua giấy lọc hoặc qua bông vào bình gạn
- Làm nguội, thêm cloroform vào lắc nhẹ, gạn bỏ lớp nước, giữ lớp cloroform
1. Phản ứng Bortrager:
1.1. Định tính anthranoid dạng tự do:
- Chiết xuất:
Cho vào ống nghiệm lớn khoảng 1g bột Đại hoàng. Thêm 5ml nước cất. Đun
trên bếp cách thuỷ sôi trong vài phút. Lọc dịch chiết còn nóng qua giấy lọc
hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong bình gạn dung tích 50ml. Làm nguội
dịch lọc. Thêm 5ml chloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nước. Giữ lại lớp
chloroform để làm phản ứng.
- Tiến hành:
Lấy 1ml dịch chiết chloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dd
amoniac 10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp chloroform có
màu vàng chứng tỏ trong dược liệu có chứa acid chrysophanic. Thêm tiếp tục
từng giọt dd NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp dung môi hữu cơ sẽ mất màu vàng, còn
lớp nước sẽ đỏ thẫm hơn lúc đầu.
Lấy 1ml dịch chiết chloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml NaOH
10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim
1.2. Định tính anthranoid dạng kết hợp:
- Chiết xuất:
Cho vào ống nghiệm lớn khoảng 1g bột Đại hoàng. Thêm 5ml dd H2SO4
10%. Đun trên bếp cách thuỷ sôi trong vài phút. Lọc dịch chiết còn nóng qua
giấy lọc hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong bình gạn dung tích 50ml.
Làm nguội dịch lọc. Thêm 5ml chloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nước. Giữ lại
lớp chloroform để làm phản ứng.
- Tiến hành:
Lấy 1ml dịch chiết chloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dd
amoniac 10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp chloroform có
màu vàng thì tiếp tục thêm từng giọt dd NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp dung môi
hữu cơ sẽ mất màu vàng, còn lớp nước sẽ đỏ đậm hơn lúc ban đầu.
Lấy 1ml dịch chiết chloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml NaOH
10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim
● Lưu ý:
- Để đảm bả tính chính xác của kết quả, cần phải làm theo nguyên tắc đồng
lượng giữa 2 phản ứng định tính dạng tự do và dạng kết hợp. Căn cứ vào màu
của phản ứng để rút ra nhận xét.
- Trường hợp không có dung môi chloroform, có thể thay thế bằng dung dịch
ether ethylic hoặc dicloromethan để chiết xuất anthranoid. Nếu dùng ether
ethylic, dung môi này có tỷ trọng nhỏ hơn 1 nên lớp ether ethylic sẽ nằm phía
trên lớp nước. Nếu dùng dicloromethan, tương tự chloroform, dung môi này
có tỷ trọng lớn hơn 1, nên lớp dicloromethan sẽ nằm dưới lớp nước.
2. Định tính các hợp chất anthranoid bằng SKLM:
- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Tiến hành chiết xuất các hợp chất anthranoid ở
mục 1.1
- Sau khi thu được dịch chiết, tiến hành bốc hơi đến khi thu được dịch chiết
đậm đặc, dd này dùng để chấm SKLM trên bảng silicagel 60G F254 Merck.
- Hệ dung môi khai triển: Toluene: ethyl acetate: acid formic (5:4:1). Sau khi
dung môi chạy qua mép trên bản mỏng khoảng 0,5cm thì lấy bản mỏng ra
khỏi bình sắc ký, sấy khô và phun thuốc thử hiện màu.
- Thuốc thử hiện màu: hơi amoniac or dd KOH 5% trong ethanol.
- Các hợp chất anthranoid sẽ có màu tím hồng. Đo giá trị Rf của các vết chất.
3. Phản ứng vi thăng hoa:
Đặt 1 lượng dược liệu thích hợp trong 1 chén sứ. Đốt nhẹ trên đèn cồn hoặc
trên bếp điện. Đặt lên miệng chén 1 lam kính, trên lam kính có lót 1 miếng
bông có tẩm nước lạnh. Đốt tiếp trên nguồn nhiệt. Sau 1 thời gian 5- 10phút
thì lấy lam kính ra để nguội. Lật ngược lam kính, soi dưới KHV, sẽ thấy các
tinh thể anthranoid có dạng hình kim, màu vàng.
18. Định tính anthranoid trong Thảo quyết minh
- Chiết xuất anthranoid từ Thảo quyết minh
- Thực hiện phản ứng Bortrager (dạng tự do và kết hợp), phản ứng vi thăng
hoa, sắc ký lớp mỏng
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành (Như Đại hoàng)
1. Chiết xuất: 1g bột Thảo quyết minh cho vào ống nghiệm, thêm 5ml H2SO4 10%.
Đun sôi cách thủy 10 phút, lọc vào bình gạn 50ml. Thêm 5ml cloroform. Lắc nhẹ,
gạn lấy lớp dịch cloroform.
2. Phản ứng Bortrager:
- Dạng tự do:
Chiết xuất: Cho vào ống nghiệm lớn khoảng 1g bột Thảo quyết minh. Thêm
5ml nước cất. Đun trên bếp cách thủy sôi trong vài phút. Lọc dịch chiết còn
nóng qua giấy lọc hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong bình gạn dung tích
50ml. Làm nguội dịch lọc. Thêm 5ml cloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nước.
Giữ lớp cloroform để làm phản ứng.
Tiến hành phản ứng:
– Lấy 1ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dung
dịch amoniac 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp cloroform
có màu vàng chứng tỏ trong dược liệu có chứa acid chrysophanic. Thêm tiếp
tục từng giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp dung môi hữu cơ sẽ mất
màu vàng, còn lớp nước sẽ đỏ thẫm hơn lúc ban đầu.
– Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform) cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm
1ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim.
- Dạng kết hợp:
Chiết xuất: Cho vào ống nghiệm lớn khoảng 1g bột Thảo quyết minh. Thêm
5ml dung dịch acid sulfuric 10%. Đun trên bếp cách thủy sôi trong vài phút.
Lọc dịch chiết còn nóng qua giấy lọc hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong
bình gạn dung tích 50ml. Làm nguội dịch lọc. Thêm 5ml cloroform. Lắc nhẹ.
Gạn bỏ lớp nước. Giữ lớp cloroform để làm phản ứng.
Tiến hành phản ứng:
– Lấy 1ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dung
dịch amoniac 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp cloroform
có màu vàng chứng tỏ trong dược liệu có chứa acid chrysophanic. Thêm tiếp
tục từng giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp dung môi hữu cơ sẽ mất
màu vàng, còn lớp nước sẽ đỏ thẫm hơn lúc ban đầu.
– Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform) cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm
1ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim.
LƯU Ý:
- Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, cần phải làm theo nguyên tắc đồng
lượng giữa hai phản ứng định tính dạng toàn phần và dạng tự do. Căn cứ vào
màu của phản ứng để rút ra nhận xét.
- Trường hợp không có dung môi cloroform, có thể thay thế bằng dung môi
ether ethylic hoặc dicloromethan để chiết xuất anthranoid. Nếu dùng ether
ethylic, dung môi này có tỷ trọng nhỏ hơn 1 nên lớp ether etylic sẽ nằm phía
trên nước. Nếu dùng dicloromethan, tương tự cloroform, dung môi này có tỷ
trọng lớn hơn 1 nên lớp dicloromethan sẽ nằm phía dưới lớp nước.
3. Phản ứng vi thăng hoa:
- Đặt 1 lượng dược liệu Thảo quyết minh thích hợp trong 1 chén sứ. Đốt nhẹ
trên đèn cồn hoặc bếp điện đến khi bay hơi hết nước trong dược liệu. Đặt trên
miệng chén 1 lam kính, trên lam kính có lót 1 miếng bông có tẩm nước lạnh.
Đốt tiếp trên nguồn nhiệt. Sau 5-10 phút, lấy lam kính ra để nguội. Soi dưới
kính hiển vi (vật kính 10), sẽ thấy các tinh thể anthranoid có dạng hình kim,
màu vàng.
4. Sắc ký lớp mỏng:
- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký:
Cho vào ống nghiệm lớn khoảng 1g bột Thảo quyết minh. Thêm 5ml dung
dịch acid sulfuric 10%. Đun trên bếp cách thủy sôi trong vài phút. Lọc dịch
chiết còn nóng qua giấy lọc hoặc qua một lớp bông mỏng vào trong bình gạn
dung tích 50ml. Làm nguội dịch lọc. Thêm 5ml cloroform. Lắc nhẹ. Gạn bỏ
lớp nước. Thu được dịch chiết cloroform, tiến hành bốc hơi đến khi thu được
dịch chiết đậm đặc, dung dịch này dùng để chấm sắc ký lớp mỏng.
Với bản mỏng silicagel 60G F254 Merck (2,5x7,5 cm) thì hệ dung môi là
toluen : ethyl acetat : acid formic = 5:4:1
Với bản mỏng silicagel RP18 F254 Merck (2,5x7,5 cm) thì hệ dung môi là
methanol : nước = 5:1
Thuốc thử hiện màu: hơi amoniac hoặc dung dịch kali hydroxyd 5% trong
ethanol.
Các hợp chất anthranoid sẽ có màu tím hồng. Đo giá trị Rf của các vết chất.
19. Định tính alcaloid trong hạt Mã tiền
- Chiết xuất alcaloid từ hạt Mã tiền
- Thực hiện phản ứng định tính chung và riêng cho nhóm alcaloid trong hạt
Mã tiền
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
Trả lời:
1. Chiết alcaloid từ hạt Mã tiền
Cân 0,5g bột hạt Mã tiền, cho vào bình nón dung tích 50ml. Thêm 15ml dung dịch
acid sulfuric IN. Đun đến sôi. Để nguội. Lọc dịch lọc vào bình gan 100mi. Kiềm hóa
dịch lọc bằng dung dịch amoniac 6N (khoảng 8ml) đến phản ứng kiềm (thử bằng
giấy quỳ hoặc chỉ thị vạn năng). Chiết alcaloid base bằng cloroform, chiết 3 lần, mỗi
lần 5ml. Gộp các dịch chiết cloroform, chia làm 2 phần: 1 phần dùng để định tính
alcaloid bằng thuốc thử chung và 1 phần dùng để xác định sự có mặt của strychnin
bằng sắc ký lớp mỏng.
2. Các phản ứng định tính chung và riêng cho nhóm alcaloid trong hạt Mã tiền
a) Các phản ứng định tính chung
Lấy 10ml dịch chiết cloroform (đã được chuẩn bị ở trên) đem lắc với 5ml acid
sulfuric IN. Lấy lớp dịch chiết acid. Cho vào mỗi ống nghiệm nhỏ khoảng 1ml dịch
chiết. Tiến hành nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2-3 giọt các thuốc thử sau:
- Ống 1: thuốc thử Mayer.
- Ống 2: thuốc thử Bouchardat
- Ống 3: thuốc thử Dragendorff.
Quan sát hiện tương tạo tủa trong các ống nghiệm.
b) Định tính Strychnin bằng sắc ký lớp mỏng
Dung dịch thử: Phần dịch chiết cloroform còn lại (phần 3.1) được . cho vào 1
ống nghiệm nhỏ, tiến hành bốc hơi dung môi trên nồi cách thủy cho đến khô (sẽ cho
vào vài giọt cloroform để hòa tan trở lại) hoặc đến dịch đậm đặc và dùng để chấm
sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: hòa tan khoảng 5mg strychnin chuẩn trong 1ml
methanol.
Dùng mao quản để chấm dịch chiết đã được chuẩn bị ở trên và nh dung dịch
đối chiếu lên cùng một bản mỏng silicagel 60G Fzs4 Merck (cỡ kích thước 2,5 x
7,5cm). Hệ dung môi được dùng để khai triển sắc ký là cloroform - methanol –
amoniac đặc (5:1:0,1). Sau khi dung môi chạy cách mép trên bản mỏng khoảng
0,5cm thì dừng lại, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, sấy khô và phun thuốc thử
hiện màu.
Thuốc thử hiện màu là thuốc thử Dragendorff. Các vết alcaloid sẽ có màu đỏ cam.
Đo giá trị R và nhận xét.
20. Kiểm nghiệm tinh dầu
- Định lượng aldehyd cinamic trong tinh dầu Quế
- SKLM định tính tinh dầu
- Phát hiện tạp chất: nước
- Phát hiện chất giả mạo: cồn, dầu hỏa, dầu parafin
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
Trả lời:
I. Định lượng aldehyd cinamic trong tinh dầu Quế bằng hydroxylamin
hydrochloric
1. Nguyên tắc:
Aldehyd cinamic tác dụng với hydroxylamin tạo thành dẫn chất oxim và giải
phóng ra một lượng tương đương acid hydrochloric. Định lượng acid
hydrochloric giải phóng bằng dung dịch kali hydroxyd 0,5N, từ đó tính ra được
lượng aldehyd cinamic có trong tinh dầu.
2. Tiến hành:
- Cân chính xác 1g tinh dầu Quế vào bình nón dung tích 100ml, thêm 10ml
ethanol 90°, dùng pipet hút chính xác 10ml dung dịch hydroxylamine
hydrochloric 0,5N (NH2OH.HCl 0,5N), thêm 5 giọt methyl da cam. Lắc đều,
chuẩn độ bằng dung dịch kali hydroxyd 0,5N (KOH 0,5N) trong ethanol đến khi
màu chuyển sang vàng bền vững.
- Song song tiến hành định lượng với mẫu trắng (mẫu trắng là mẫu không có tinh dầu
Quế).
- Tính kết quả: Hàm lượng aldehyd cinamic trong tinh dầu Quế được tính theo công
thức:

X =
Trong đó:
V: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu thử (ml)
V1: lượng dung dịch KOH 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu trắng
(ml) M: khối lượng phân tử aldehyd cần định lượng (=132)
G: lượng tinh dầu đã cân (g)
(DĐVN IV quy định tinh dầu Quế phải chứa ít nhất 85% aldehyd
cinamic . Kết quả định lượng thực tế không đạt tiêu chuẩn quy định
nguyên nhân có thể do:
+ Quá trình thao tác, tiến hành thí nghiệm còn nhiều sai sót
+ Hóa chất có thể lẫn tạp chất
+ Sai số do dụng cụ đo
II. Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng:
- Mẫu thử: tinh dầu Quế,…
- Dùng mao quản để chấm tinh dầu lên 1 bản mỏng silicagel 60G F254 Merck (2,5
x 7,5cm) (mỗi bản mỏng có thể chấm 1-2 tinh dầu)
- Hệ dung môi khai triển: n-hexan – ethyl acetat (85:15). Phát hiện vết chất
bằng thuốc thử vanillin 1%/acid sulfuric 10%.
- Sau khi dung môi chạy cách mép trên bản mỏng khoảng 0,5cm thì lấy bản
mỏng ra khỏi bình sắc ký. Để bay hơi hết dung môi và phun thuốc thử hiện màu.
Sau đó, hơ nóng trên bếp điện rồi quan sát màu sắc, hình dạng và kích thước của
các vết.
- Thuốc thử hiện màu: Vanilin 1%/acid sulfuric 10%. Ngoài ra có thể dùng thuốc
thử diazo hoặc thuốc thử 2,4-dinitrophenylhydrazin để phát hiện các vết cgất của
tinh dầu. Nếu sử dụng một trong hai thuốc thử này thì chỉ cần hiện màu ở nhiệt độ
phòng, không cần hơ nóng trên bếp điện.
III. Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu:
1. Phát hiện nước:
Cho vào ống nghiệm nhỏ khô một ít tinh thể đồng sulfat khan (có màu trắng xanh)
rồi nhỏ từng giọt tinh dầu. Lắc đều. Để yên trong 15 phút. Nếu trong tinh dầu có
nước, đồng sulfat sẽ chuyển sang màu xanh lam.
*Giải thích:
- CuSO4 khan có màu trắng xanh, nếu trong tinh dầu có nước thì CuSO4 ngậm
nước chuyển sang màu xanh
- Chỉ nên cho 1 lượng rất nhỏ CuSO4 vì nếu trong tinh dầu có nước thì chỉ cần 1
lượng rất nhỏ thì CuSO4 đã chuyển màu (nếu cho nhiều thì phân lớp, dễ quan sát
được). Muốn cho CuSO4 chuyển sang màu xanh thì lượng nước phải tương ứng,
do đó chỉ dùng 1 lượng CuSO4 vừa phải.
2. Phát hiện cồn:
- Nhỏ từng giọt nước vào trong ống nghiệm chứa 1ml tinh dầu. Lắc đều. Nếu đục
như sữa, sơ bộ kết luận trong tinh dầu có cồn.
- Cho vào bình cassia 5ml tinh dầu, thêm 75ml nước. Lắc đều. Thêm nước để dồn
phần tinh dầu lên phía cổ bình có chia vạch. Nếu lượng tinh dầu giảm rõ rệt là trong
tinh dầu có cồn.
* Giải thích:
Tinh dầu hòa tan được cồn, nước cũng vậy. Do đó, cồn đóng vai trò như một
chất nhũ hóa keo2 pha (tinh dầu – nước) lại với nhau. Khi cho từng giọt nước
vào ống nghiệm có chứa tinh dầu, nếu tinh dầu có tạp chất cồn thì sau khi lắc
đều hỗn hợp sẽ thấy vẫn đục.
3. Phát hiện dầu hỏa, dầu parafin:
Trong một ống đong dung tích 10ml, cho vào 8ml ethanol 80 . Nhỏ từng giọt tinh
dầu đến hết 0,5ml. Tinh dầu sẽ tan trong ethanol 80°, nếu có dầu hỏa hoặc dầu
parafin thì sẽ không tan trong ethanol 80° và nổi lên bề mặt của chất lỏng.
*Giải thích:
Tinh dầu tan trong alcol, dầu hoà và dầu parafin, không tan trong alcol ethylic, nếu
tinh dầu có chứa dầu hoả và dầu parafin thì chúng sẽ nổi lên bề mặt của chất lỏng.
21. Định tính alcaloid trong lá Chè , lá Cà độc dược
- Chiết xuất alcaloid từ dược liệu
- Thực hiện phản ứng Vitali/Cà độc dược, phản ứng Murexid/Ch
- Sắc kí lớp mỏng định tính cafein
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
1. Alcaloid trong lá Cà độc dược
a) Chiết xuất:
- Bột lá Cà độc dược cho vào bình nón có nút mài, kiềm hóa bằng dd amoniac
đến khi dược liệu thấm vừa ẩm.
- Thêm ether - cloroform (3:1), để yên 30-60p thỉnh thoảng lắc nhẹ -> gạn lấy
dịch chiết ether - cloroform.
b) Phản ứng Vitali
- Dịch chiết ether - cloroform vào bát sứ nhỏ, bốc hơi trên nồi cách thủy đến
khô, thêm HNO3 đặc, láng đều tan hết cắn rồi bốc hơi cách thủy đến khô, cắn
màu vàng.
- Để nguội, nhỏ aceton, KOH 10%/ cồn vừa pha, màu tím chuyển sang đỏ thẫm.
2. Alcaloid trong lá Chè
a) Chiết xuất
- Cho bột lá chè vào bình nón, thêm H2SO4 1N, đun sôi, lọc nóng vào bình
gạn, kiềm hóa bằng amoniac 6N đến pH kiềm.
- Chiết với Cloroform (3 lần), gạn lấy lớp Cloroform, lọc qua bông/ Na2SO4
khan -> thu dịch chiết Cloroform. (1)
b) Phản ứng Murexit
- Cho dịch chiết Cloroform vào bát sứ khô, bốc hơi cách thủy đến khô
- Nhỏ hạt HCL 6N và nước oxy già đđ, láng cho tan hết cắn, bốc hơi cách thủy
cho tới khô, cắn màu đỏ.
- Thêm amoniac 6N -> xuất hiện màu tím
3. Sắc kí lớp mỏng định tính cafein
- Dung dịch thử: Dịch chiết Cloroform chuẩn bị ở (1)
- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan Cafein chuẩn trong cloroform
- Dùng mao quản để chấm dịch thử và dịch đối chiếu trên cùng một bản mỏng
silicagel. Hệ dung môi khai triển sắc kí là cloroform - methanol - amoniac
đặc, cloroform - methanol (30:1), bão hòa NH3 đặc. Dung môi chạy cách mép
trên bản mỏng 0.5 cm thì dừng lại, lấy ra, sấy khô và soi dưới đèn tử ngoại,
bước sóng 254 nm. Dịch chiết phải có vết cùng màu phát quang và Rf tương
ứng vs Cafein chuẩn
22. Định lượng antharnoid trong Đại hoàng
- Chiết xuất anthranoid từ thân rễ Đại hoàng
- Thực hiện phản ứng Bortraeger
- Đo quang phổ, tính kết quả
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
1, Chiết xuất anthranoid từ thân rễ Đại hoàng
- Cân chính xác khoảng 0,1000 g bột được liệu cho vào bình nón có dung tích 250ml.
- Thêm 30ml nước cất + chiết hồi lưu trong cách thủy 15 phút. Để nguội, thêm 50mg
NaHCO3, lắc đều trong 2 phút. Ly tâm, lấy 10ml dịch trong cho vào một bình cầu
dung tích 100ml, thêm vào đó 20ml dd sắt (III) clorid 2% + đun hồi lưu trong cách
thủy 20 phút.
- Sau đó thêm 1ml dd HCl đậm đặc + tiếp tục đun hồi lưu 20 phút nữa. Để nguội,
chuyển tất cả hỗn hợp vào một bình gạn + chiết với ether ethylic 3 lần, mỗi lần 15ml.
Lọc lớp ether qua bông vào một bình định mức 100ml. Rửa phễu với ether + thêm
ether tới vạch.
- Lấy chính xác 10ml dịch chiết ether cho vào cốc có mỏ dung tích 50ml + bốc hơi
đến cắn.
2, Thực hiện phản ứng Bortraeger (với dịch chiết)
- Cho từ từ vào bình gạn có chứa chất cloroform 15 ml dd NaOH 40% -> cloroform
là dung môi hữu cơ, NaOH là dung môi tan trong nước. anthranoid trong cloroform
tác dụng với dd kiềm tạo phenolat có màu đỏ. Phản ứng tỏa nhiệt, nếu cần, làm lạnh
bình gạn dưới vòi nước lạnh.
- Thêm vào bình gạn 25 ml dd NaOH 5% có chứa 2% Amoniac. Lắc đều.
-> quan sát thấy có một lớp màu đỏ sim trên lớp cloroform.
- Gạn lớp nước có màu đỏ vào bình định mức 100 ml ->chiết lần 1.
- Cho cloroform quay trở lại bình gạn. Thêm vào NaOH 5% có chứa 2% NH3 vào
tiến hành chiết lần 2.
- Tiến hành làm tương tự đến khi quan sát được 2 lớp gần như không có màu. Nếu V
ddd màu đỏ trong bình định mức chưa đủ 100 ml thì sử dụng thêm NaOH 5% có
chứa 2% Amoniac để hiệu chỉnh thể tích cho đủ 100 ml.
- Sau đó đổ dd chiết vào bình định mức ra cốc có mỏ dung tích 250 ml đun cách thủy
20 phút.
- khi đủ thời gian, lấy ra, để nguội làm lạnh tưới vòi nước cho lại dd chiết đã đun vào
bình định mức + hiệu chỉnh cho đủ 100 ml
3, Đo quang phổ, tính kết quả
- Đo mật độ quang ở bc = …. nanomet
- mẫu trắng: 7,5 ml axit axetic + 15 ml NaOH 40% + NaOH 5% có chứa 2%
Amoniac vừa đủ 100 ml
- Kết quả
+ Giá trị đó mật độ quang D = ; + Khối lượng dược liệu a =
+ Hệ số pha loãng k = 2 ; + Thể tích ban đầu của dịch chiết V = 100 mL
+ Phương trình đường chuẩn Y = …a1.X + b1….
+ Nồng độ mg% của dẫn xuất anthranoid là: C % = x= (y - b1 )/ a1 =
+ Hàm lượng anthranoid có trong bột Đại hoàng là: X% = 100* (C % * V* k)/ a
23. Định tính alcaloid trong thân rễ Hoàng liên
- Chiết xuất alcaloid từ thân rễ Hoàng liên
- Thực hiện phản ứng định tính nhóm alcaloid trong thân rễ Hoàng liên
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành

1. Chiết xuất alkaloid.


Lấy 3g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc trong bình nón có nút mài, cho
thêm 30ml Chloroform lắc nhiều lần, gạn lấy lớp dịch chiết Chloroform, cho bốc hơi
tới khô.
2. Định tính alkaloid bằng các phản ứng chung.
Cắn alkaloid chiết được đem hòa tan trong 4ml acid H 2SO4 5% rồi chia dịch chiết
acid vào 3 ống nghiệm. Sau đó thêm vào từng ống nghiệm lần lượt các thuốc thử sau:
- Mayer
- Dragendorff
- Bouchardat
Quan sát hiện tượng tạo thành.
3. Định tính Berberin bằng các phản ứng riêng
3.1. Lấy 0,1g bột dược liệu, ngâm 30 phút với 10ml nước nóng. Chiết lấy 2ml nước
ngâm, thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc rồi thêm dần dần dung dịch bão hòa clo trong
nước. Giữa hai lớp chất lỏng sẽ có màu đỏ thẫm.
3.2. Lấy 0,2g bột dược liệu, thêm vào 2 ml acid acetic, đun sôi nhẹ, lọc. Dịch lọc thu
được cho thêm 1ml dung dịch iod, xuất hiện tủa màu nâu.
3.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
+ Bản mỏng silicagel GF254
+ Dung môi khai triển: n-butanol: acid acetic băng: nước tỷ lệ 7:1:2
+ Dung dịch thử: 0,1g bột dược liệu + 5ml methanol, lắc 15 phút. Lọc lấy dịch làm
dung dịch thử.
+ Dung dịch chuẩn: 0,1 mg Berberin hòa tan trong 1ml methanol.
+ Tiến hành: Chấm riêng biệt trên bản mỏng 2 vết ( dung dịch thử và dung dịch
chuẩn). Sau khi khai triển, để khô, hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff. Trên sắc
ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf tương ứng với vết Berberin trong
dung dịch chuẩn.

24. Định tính alcaloid trong vỏ thân Hoàng bá


- Chiết xuất alcaloid từ vỏ thân Hoàng bá
- Thực hiện phản ứng định tính cho nhóm alcaloid trong vỏ thân Hoàng bá
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành

1. Chiết xuất alkaloid.

Lấy 3g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc trong bình nón có nút mài, cho
thêm 30ml Chloroform lắc nhiều lần, gạn lấy lớp dịch chiết Chloroform, cho bốc
hơi tới khô.

2. Định tính alkaloid bằng các phản ứng chung.

Cắn alkaloid chiết được đem hòa tan trong 4ml acid H2SO4 5% rồi chia dịch
chiết acid vào 3 ống nghiệm. Sau đó thêm vào từng ống nghiệm lần lượt các
thuốc thử sau: - Mayer – Dragendorff – Bouchardat Quan sát hiện tượng tạo
thành.

3. Định tính Berberin bằng các phản ứng riêng

3.1. Lấy 0,1g bột dược liệu, ngâm 30 phút với 10ml nước nóng. Chiết lấy 2ml nước
ngâm, thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc rồi thêm dần dần dung dịch bão hòa clo trong
nước. Giữa hai lớp chất lỏng sẽ có màu đỏ thẫm.

3.2. Lấy 0,2g bột dược liệu, thêm vào 2 ml acid acetic, đun sôi nhẹ, lọc. Dịch lọc thu
được cho thêm 1ml dung dịch iod, xuất hiện tủa màu nâu.

3.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

+ Bản mỏng silicagel GF254

+ Dung môi khai triển: n-butanol: acid acetic băng: nước tỷ lệ 7:1:2

+ Dung dịch thử: 0,1g bột dược liệu + 5ml methanol, lắc 15 phút. Lọc lấy dịch làm
dung dịch thử.

+ Dung dịch chuẩn: 0,1 mg Berberin hòa tan trong 1ml methanol.

+ Tiến hành: Chấm riêng biệt trên bản mỏng 2 vết ( dung dịch thử và dung dịch
chuẩn). Sau khi khai triển, để khô, hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff. Trên sắc
ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf tương ứng với vết Berberin trên
dung dịch chuẩn.
25. Sao Hoa hòe và kiểm định sản phẩm chế biến Hoa hòe.
- Sao Hoa hòe tạo 3 sản phẩm: sao qua, sao vàng, sao cháy.
- Chiết xuất mẫu sống và các mẫu sao Hoa hòe.
- Sắc ký lớp mỏng có đối chiếu chất chuẩn.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành

25.1 Sao hoa hòe tạo 3 sản phẩm: sao qua, sao vàng, sao cháy.

* Sao qua (vi sao): Đun nồi sao đến khi nóng (~ 50 – 80oC) nếu dược liệu có tinh
dầu, nhiệt độ sao < 60oC, cho thuốc phiến vào, đảo đều tay, mức lửa nhỏ đến khi có
mùi thơm nhẹ, lấy ra, để nguội.

Tiêu chuẩn: màu tương đương màu dược liệu sống.

* Sao vàng (hoàng sao): Đun nồi sao đến khi nóng (50-60oC), cho thuốc vào đảo đều
tay, mức lửa vừa phải đến khi bề mặt vị thuốc có màu vàng (với vị thuốc màu trắng)
hoặc màu đổi rõ rệt so với dược liệu sống; mùi thơm; lấy ra, để nguội.

Nhiệt độ sao vào khoảng 100-150oC.

Tiêu chuẩn: Bề mặt ngoài có màu vàng, bên trong vẫn là màu dược liệu sống.

* Sao cháy (Thán sao): đun nồi sao đến khi nóng mạnh (khoảng 180-240oC), cho
dược liệu vào, đảo chậm đều đến khi vị thuốc có màu đen, mùi thơm cháy, lấy ra để
nguội.

Tiêu chuẩn: Bề mặt vị thuốc màu đen, bên trong màu nâu hoặc đen, mùi thơm

cáy. Chú ý: không để vị thuốc cháy thành than.

25.2 chiết xuất mẫu sống và các mẫu sao hoa hòe

Lấy 3 g bột mẫu nghiên cứu (MNC), chiết lạnh bằng 6 ml ethanol 95%

(khoảng 30 phút). Cô cách thủy còn 1 ml (dịch F).

MNC bao gồm: hoa hòe sống, mẫu sao qua, sao vàng, sao cháy.

25.3 Sắc ký lớp mỏng có đối chiếu chất chuẩn:

- Mẫu phân tích: dịch chiết F của 3 mẫu hòe hoa sao

mẫu Rutin và Quercetin đối chiếu.

- Chất hấp thụ: silicagen GF254


- Dung môi: n-butanol: acid acetic: nước (4:1:1)

- Hiện màu: hơi NH3 và đèn tử ngoại ở λ = 366 nm.

25.4 hỏi vấn đáp và viết báo cáo.

Báo cáo kết quả

- Nhận xét cảm quan: màu các mẫu hòe hoa sao?

- Kết quả phân tích Flavonoid bằng SKLM

STT vết 100.Rf Rutin Quercetin Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu


sống sao qua sao sao
vàng cháy

Nhận xét:
26. Trích rượu Đương quy và kiểm định sản phẩm trích rượu Đương quy.
- Trích rượu Đương quy.
- Chiết xuất mẫu sống và mẫu trích rượu.
- Sắc ký lớp mỏng so sánh mẫu sống và mẫu chế.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành.

CHÍCH RƯỢU
- Chế được một số vị thuốc theo phương pháp chích rượu đạt tiêu chuẩn thành phẩm.
- Định lượng hàm lượng tinh dầu đương quy trước và sau chế biến.
- SKLM tinh dầu đương quy trước và sau chế biến.
2. Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất
· Nguyên liệu: Đương quy (Radix angelicae): cân khối lượng ban đầu.
· Phụ liệu: Rượu trắng (độ rượu 30-40o), đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng 0,5 l.
· Dụng cụ hóa chất:
- Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu
- Bản mỏng silicagen tráng sẵn của hãng Merck
- Dung môi: Ethyl acetat, ether dầu hỏa
- Thuốc thử: Vanilin/cồn/H2SO4 đặc.
3. Tiến hành
3.1. Chế biến
- Rửa sạch dược liệu
- Để ráo nước
- Thái phiến: dầy khoảng 1-2 mm, dài khoảng 4-6 cm
- Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ < 60oC tới se bề mặt thuốc
- Tẩm rượu với tỷ lệ 150 ml rượu/1kg thuốc, trộn kỹ
- Ủ khoảng 30 phút cho phụ liệu ngấm sâu vào dược liệu
- Phơi hoặc sấy khô qua ở nhiệt độ khoảng 40-50oC
- Sao khô ở nhiệt độ khoảng 80oC đến khi độ ẩm đạt khoảng 13%.
- Đóng gói vào các túi nilon kín, để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
· Tiêu chuẩn thành phẩm: Vị thuốc sau khi chế biến phải khô, bóp không ướt tay, thể
chất nhuận dẻo, mùi đặc trưng, độ ẩm khoảng 13%. Sạch, không lẫn tạp chất bẩn,
không cháy khét, không quá khô cứng, tỷ lệ vụn nát nhỏ hơn 5%. Hiệu suất đạt 85-
90%.
3.2. Kiểm định thành phẩm: Định tính tinh dầu đương qui trước và sau chế biến:
SKLM tinh dầu đương quy: Tiến hành 2 mẫu sống và chế.
· Chiết xuất: Lấy 5g bột dược liệu cho vào bình nón có nút mài có dung tích 100 ml,
thêm 15 ml ethanol 95%. Ngâm 30 phút, thỉnh thoảng lắc. Lọc, được dung dịch thử.
· Sắc ký lớp mỏng (SKLM):
- Hệ dung môi: Benzen – Ethyl acetat (95:5).
- Để bay hơi dung môi ở trong tủ hốt. Quan sát bản mỏng dưới ảnh sáng tử ngoại bước
sóng 366 nm. Sau đó, có thể hiện màu bản mỏng bằng acid sulfuric 10% và quan sát
vết ở ánh sang thường.
4. Báo cáo kết quả
- Hiệu suất chế (%), tỷ lệ vụn nát.
- Nhận xét sản phẩm về màu sắc thành phẩm, độ ẩm.
- Nhận xét kết quả kiểm định tinh dầu đương quy bằng sắc ký lớp mỏng.
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định SKLM dược liệu Đương quy
Vế Dược liệu sống Vị thuốc sau chế Nhận xét
t
Rf.100 Màu sắc Rf.100 Màu sắc

..
..

Câu hỏi lượng giá:


1. Đương quy thuộc nhóm thuốc nào? Tại sao chích rượu Đương quy?
- Đương quy thuộc nhóm thuốc bổ huyết
+ Tính: ôn (ấm)
+ Vị: ngọt, cay
+ quy kinh: can, tâm, tỳ
+ Bộ phận dùng: Rễ
+ Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết
+ Chủ trị: Thiếu máu gây yếu, đau đầu, đau cơ
- Chích rượu đương quy vì rượu có tính cay, nóng, hơi đắng, ngọt, tính âm,
dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc, có tác dụng đưa thuốc vào các tạng phủ với
mục đích điều hoà khí huyết, thông kinh lạc.
+ Rượu có tính thăng phù (hướng lên trên và đi ra ngoài à tăng dẫn thuốc lên
thượng tiêu và ngoại vì phủ)
+ Rượu và đương quy có tính vị giống nhau à phối hợp giúp tăng tác dụng tốt
hơn
2. Ngoài chích rượu, còn có phương pháp chế biến đương quy nào?
- Đương quy chích mật ong
- Đương quy thán
- Đương quy sao xén cánh
- Đương quy sao hoàng thổ
- Đương quy phiến
- Quy đầu …

3. Đặc điểm cấu trúc của HC có khả năng phát huỳnh quang ở 366nm?
- Nhóm mang màu: không no, liên kết pi
- Nhóm trơ màu: đa vòng, dị vòng, hydrocacbon thơm
- Có 1 hay nhiều e tự do
- Cấu trúc vững chắc
27. Trích mật Tang bạch bì và kiểm định sản phẩm trích mật.
- Trích mật Tang bạch bì.
- Chiết xuất mẫu sống và mẫu trích mật.
- Phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh mẫu sống và mẫu chế.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành.
1. Nguyên liệu, phụ liệu, dụng cụ, hóa chất
• Nguyên liệu
Tang bạch bì (Cortex mori radices): cân khối lượng nhận ban đầu.
• Phụ liệu
Mật ong (hoặc siro đơn đường đỏ, dịch mật mía)
• Dụng cụ hóa chất
- Dụng cụ làm phản ứng định tính, SKLM
- Bản silicagen tráng sẵn GF254 – Merck.
- Dung môi: ether dầu hỏa, ethanol, chloroform, ethyl acetat.
- Thuốc thử: FeCl3 5%, NaOH 5%, Pb(CH3COO)2 trong dung dịch NaOH, bột Mg, HCl
đặc, NH3 đặc, dung dịch AlCL3 10%.
2.Tiến hành
2.1. Chuẩn bị dịch đem chích
Có thể dùng mật ong hoặc siro đơn đường đỏ hoặc dịch mật mía (hòa tan nóng theo tỷ lệ
165 g đường đỏ hoặc mật mía với 100 ml nước). Trước khi tẩm với dược liệu pha loãng mật
ong hoặc các siro này với nước theo tỷ lệ 200 ml mật ong (siro) + 50ml nước cho 1kg dược
liệu.
2.2. Chích tang bạch bì
- Cạo sạch lớp bần màu đỏ, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành đoạn dài 3-5 cm.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70o cho khô se.
- Trộn kỹ dược liệu với dịch mật ong hoặc siro ở trên (tỷ lệ 250 ml dịch mật ong (siro)/kg
dược liệu).
- Ủ, thỉnh thoảng đảo đều trong 30 phút cho dược liệu hút hết dịch tẩm.
- Sấy ở nhiệt độ khoảng 60-70oC đến khô
Tiêu chuẩn thành phẩm: Vị thuốc sau khi chế là đoạn rễ cứng, khô, sờ không dính tay, có
mùi thơm của đường, màu vàng nâu, vị ngọt, độ ẩm không quá 10%.
2.3. Kiểm định thành phẩm (tang bạch bì)
2.3.1. Định tính flavonoid bằng phản ứng trong ống nghiệm
• Chiết xuất
Lấy 5g bột tang bạch bì (mẫu sống và chế) cho vào bình nón 250ml, thêm 50ml ethanol 60o,
chiết hồi lưu cách thủy trong 30 phút. Để nguội, lọc lấy dịch chiết, cất thu hồi cồn. Thêm
15ml nước cất, lắc đều thấy xuất hiện tủa, lọc bỏ tủa. Bốc hơi cách thủy dịch nước đến còn
khoảng 10ml. Đem dịch nước này lắc với ether dầu hỏa (hoặc chloroform) (3 lần, mỗi lần
10ml), gạn bỏ lớp ether. Lắc dịch nước với ethyl acetat (3 lần, mỗi lần 10ml), gạn lấy lớp
ethyl acetat thu được dịch chiết flavonoid toàn phần trong ethyl acetat để định tính và sắc ký
lớp mỏng.
• Định tính trong ống nghiệm
- Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat nói trên, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5% (thuốc thử),
quan sát màu tạo thành.
- Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm vài giọt dung dịch NaOH 5%, quan sát màu tạo thành
và sự biến đổi màu sau đó của dung dịch.
- Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm 1ml dung dịch Pb(CH3COO)2 trong NaOH, quan sát
hiện tượng tạo thành.
- Phản ứng Cyanidin: Lấy 2ml dịch chiết ethyl acetat, thêm ít bột Mg, từ từ nhỏ HCl đậm
đặc, quan sát hiện tượng.
3.5.2. Định tính flavonoid bằng SKLM
Triển khai sắc ký dịch chiết ethyl acetat trên bản mỏng silicagel GF254 với các hệ dung
môi:
Toluen – Ethyl acetat – Acid formic (5:6:1)
Để khô bản mỏng, hiện màu bằng hơi NH3 đặc hoặc phun dung dịch AlCl3 10% hoặc soi
đèn tử ngoại. Ghi lại Rf và màu sắc các vết xuất hiện.
4. Báo cáo kết quả
- Hiệu suất chế (%), tính chất cảm quan
- So sánh kết quả định tính của dược liệu và sản phẩm sau chế.
Bảng 1. Kết quả chế biến
Dược liệu KL trước chế KL sau chế (g) Hiệu suất Nhận xét
(g)

Tang bạch bì

Bảng 2. Kết quả kiểm định flavonoid/tang bạch bì bằng phản ứng trong ống nghiệm

Phản ứng Dược liệu sống Vị thuốc sau chế Nhận xét

Với FeCl3 5%

Với NaOH 5%
Pb (CH3COO)2 kiềm

Cyanidin

Bảng 3. Kết quả kiểm định flavonoid trong tang bạch bì bằng SKLM
Vết Dược liệu sống Vị thuốc sau chế Nhận xét

Rf.100 Màu sắc Rf.100 Màu sắc

1
2
3
....
28. Chế biến Trạch tả và Cẩu tích
- Sơ chế dược liệu.
- Chế biến Trạch tả và Cẩu tích.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành.
A. Chế biến trạch tả:
I. Sơ chế dược liệu:
- Thu hoạch thân rễ (củ), sau đó đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
II. Chế biến:
- Ngâm 4-5 giờ, neus còn cứng tăng thời gian ngâm
- Ủ cho mềm khoảng 4-5h (đồ: dùng hơi nước đun sôi để làm mềm). Rửa
lại cho sạch.
- Thái dọc củ (bằng dao cầu) mỏng 1-2mm. Phơi hay sấy khô qua
- Tẩm với dung dịch nước muối 5% (150ml/kg). Ủ 30 phút cho thấm đều
nước muối. Phơi hay sấy cho khô qua. Sao khô thơm là được.
III. Báo cáo thực hành:
Chế trạch tả
- Trạch tả (Alisma plantago- aquatica L.)
- Bộ phận dùng: thân rễ (củ)
- Công năng: lợi thủy thẩm thấp
- Chủ trị:trị thủy thủng, đi tả, đi lỵ, đàm ẩm
- Tiêu chuẩn sản phẩm: mỏng 1-2 mm, vị hơi mặn, có mùi thơm
- Giải thích phương pháp chế biến:
+ Tính vị: vị ngọt, tính hàn
+ Quy kinh: can, thận, bang quang
+ Phương pháp chế biến: chích muối tăng khả năng dẫn thuốc vào thận
(tăng tác dụng bổ thận), xuống hạ tiêu, giúp bảo quản dược liệu, hạn chế mốc
mọt.
- Hiệu suất:
+ khối lượng ban đầu:m1 =
+ khối lượng sau chế: m2 =
H% = (m1/m2 ) *100%
- Độ ẩm:
+khối lg ban đầu: m1 =
+ khối lượng sau khi sấy đến khối lượng không đổi: m2 =
Độ ẩm = (m1 - m2 ) / m1 * 100%
B. Chế Cẩu tích
I. Sơ chế:
- Rửa sạch và loại hết lông (có thể sao cho cháy hết lông). Phơi hay sấy
khô qua.
II. Chế biến: Chích muối.
- Tẩm dung dịch muối 5% cho thấm đều dược liệu (150ml/kg). Ủ cho phụ
liệu thấm đều vào dược liệu (khoảng 30 phút). Phơi hay sấy khô qua. Sao
khô thơm, cháy hết lông đạt độ ẩm 12%.
III. Báo cáo thực hành:
- Bộ phận dùng là thân rễ
- Công năng: Thuốc bổ dương: Bổ can thận, mạnh gân cốt.
- Chủ trị: di tinh, liệt dương.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
o Phiến dày 3-5mm, màu nâu xám
o Vị hơi mặn, mùi thơm
o Không có lông
- Giải thích phương pháp chế biến:
o Tính vị: Vị đắng ngọt, hơi cay; tính ấm.
o Quy kinh: can, thận.
o Phương pháp chế biến: chích muối -> tăng khả năng dẫn thuốc tới
thận, tăng tác dụng bổ thận, giúp bảo quản dược liệu, hạn chế mốc
mọt.
- Hiệu suất:
o khối lượng ban đầu:m1 =
o khối lượng sau chế: m2 =
H% = (m1/m2 )*100%
- Độ ẩm:
o khối lg ban đầu: m1 =
o khối lượng sau khi sấy đến khối lượng không đổi: m2 =
Độ ẩm = (m1 - m2 ) / m1 * 100%
29. Chế biến Đỗ trọng và Mạch môn
a. Sơ chế dược liệu
Sơ chế Đỗ Trọng: Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng, dưới
có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ
cho nhựa chảy ra. Sau một tuần, nếu thấy vỏ có màu tím thì có thể dỡ ra đem phơi,
cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng
miếng.
Sơ chế Mạch Môn:
- Tán bột: Củ Mạch Môn được thu hoạch rồi rửa sạch để ráo. Sau đó, dược
liệu được tắm nước nóng cho mềm ra tách bỏ phần lõi cứng. Mạch Môn được cho
vào chảo nóng sao đến khi khô và tản thành bột mịn.
- Chu Mạch Môn: Củ cây Mạch Môn được bỏ vào chậu nhỏ, phun nước cho
củ mềm ra. Lấy bột mịn Chu Sa trộn để bột phủ đều bề mặt củ dược liệu rồi lấy ra
phơi khô.
- Phơi khô: Củ Mạch Môn được sơ chế, rửa sạch để ráo và bố làm đôi. Dùng
nhíp rút bỏ phần lõi cứng bên trong củ. Đem củ Mạch Môn phơi dưới bóng cây
khô thoảng đến khi khô là có thể dùng.
b. Chế biến Đỗ Trọng và Mạch Môn
· Chế biến Đỗ Trọng:
- Dược liệu là vỏ thân hoặc vỏ cành to đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng bắc
(Ecommia ulmoides Otiv.) Họ Đỗ Trọng Ecommiaceae
- Tính vị: vị ngọt cay, tính ấm
- Quy kinh: can, thận
- Công năng: Thuốc bổ dương: bổ can thận, an thai, bình can hạ áp
- Chế biến:
+ Rửa sạch: rửa sạch nhưng tránh ngâm nước lâu, những nơi lên mốc
phải dùng bàn chải chải sạch.
+ Để ráo nước.
+ Thái thành mảnh: vỏ to chẻ nhỏ dọc thành miếng rộng 5-7cm, thái
ngang thành mảnh dày 2-3mm.
+ Phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp 60-70oC, đến khi đạt độ thủy phần
10-12%.
· Chế biến Mạch Môn:
- Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Ophiopogon
japonicas). Họ Mạch môn Haemodoraceae
- Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn
- Quy kinh: tâm, phế, vị
- Công năng: bổ âm, bổ phế,: bổ phế âm, sinh tân
- Chế: Sao cách cát
+ Cát: đãi sạch, rửa sạch bùn đất, phơi khô
+ Sao: đun cho cát nóng già (˜200oC)
+ Cho mạch môn vào ( mạch môn 1 phần, cát 2 phần)
+ Đảo đều đến khi có tiếng nổ lép bép, dược liệu nở phồng là được.
30. Phân tích phương thuốc cổ truyền Bát Trân Thang, Thập Toàn Đại Bổ.
- Trình bày công thức của phương thuốc.
- Phân nhóm các vị thuốc trong phương theo nhóm tác dụng.
- Phân tích thành phần Quân – Thần – Tá – Sứ của phương thuốc.
- Trình bày công năng, chủ trị và chú ý khi sử dụng phương thuốc.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành
1.Bát Trân thang:
Đương quy: 12g
Xuyên khung: 12g
Thục địa: 12g
Bạch thược: 12g
Đảng sâm: 12g
Bạch linh: 12g
Bạch truật: 12g
Cam thảo: 10g
Phân nhóm các vị thuốc theo nhóm tác dụng:
- Thuốc bổ khí: Đảng sâm; Bạch truật; Cam thảo
- Thuốc bổ huyết: Bạch thược; Thục địa; Đương quy
- Thuốc hoạt huyết: Xuyên khung
- Thuốc lợi thủy thẩm thấp: Bạch linh
Phân tích: Hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ
huyết), 2 bài kết hợp lại đều bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư.
+ Cấu trúc bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy, thục địa, bạch thược,
xuyên khung.
- Thục đia là bổ huyết tư âm => Quân
- Đương quy là bổ huyết, hòa huyết , nhưng tác dụng yếu hơn thục địa => Thần
- Bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, làm cho chức
năng tàng huyết của Can tốt => Thần.
-Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chống huyết ứ
trệ =>Tá
+Cấu trúc bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm : đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam
thảo.
- Đảng sâm: bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện
tỳ dưỡng vị => Quân
- Bạch truật: khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện
tỳ => Thần
-Bạch linh: cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp
=>Tá
-Cam thảo: tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng
điều hòa các vị thuốc giúp nhân sâm ích khí và hòa trung => Sứ.
Công dụng: ích khí dưỡng huyết
Chủ trị: khí huyết hư, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiếu máu mà có các triệu
chứng:
- Mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói, ăn kém khó tiêu,
- Da mặt trắng bệch, sợ lạnh, chóng mặt hoa mắt
- Da khô sạm, tóc rụng nhiều
- Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Lưu ý khi sử dụng Bát trân thang:
-Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
-Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ
sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
-Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm –
không được dùng chung với Lê lô
-Một số tài liệu cho rằng Đẳng sâm phản Lê lô không được dùng chung với Lê lô
- Đương quy kỵ thịt heo, Rau dền. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi
ăn trên 1 giờ
2.Thập toàn đại bổ thang:
Đương quy: 12g
Xuyên khung: 12g
Thục địa: 20g
Bạch thược: 12g
Đảng sâm: 12g
Bạch linh: 12g
Bạch truật: 12g
Cam thảo: 10g
Hoàng kỳ: 10g
Quế nhục: 6g
Phân nhóm các vị thuốc theo nhóm các tác dụng:
- Thuốc bổ khí: Đảng sâm; Bạch truật; Cam thảo; Hoàng kỳ
- Thuốc bổ huyết: Bạch thược; Thục địa; Đương quy
- Thuốc hoạt huyết: Xuyên khung
- Thuốc lợi thủy thẩm thấp: Bạch linh
- Thuốc ôn trung khứ hàn: Quế nhục
Phân tích: Thêm 2 vị hoàng kỳ và quế nhục để từ Bát trân thang thành Thập toàn
đại bổ thang
- Phân tích Bát trân thang tương tự ở trên
- Hoàng kỳ: bổ khí thăng dương, có tác dụng chính trong việc bổ adưỡng cho những
người yếu ớt, người ốm đau liên miên, thiếu dương, người ăn nói yếu ớt, sức khỏe
dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống.
- Quế nhục: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.
Công năng: Ôn khí bổ huyết.
Chủ trị: Khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn kém, chân gối mất sức, di tinh, mụn nhọt lở
loét không liền, phụ nữ rong kinh, rong huyết.
Lưu ý khi sử dụng Thập toàn đại bổ thang
Người cao huyết áp.
Khi bị cảm mạo thì tạm ngưng dùng thuốc.
Không ăn các thứ cay nóng khi đang dùng thuốc.
Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm -
không được dùng chung với Lê lô
Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ
sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
Vị thuốc Quế Nhục tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng phải cẩn thận
Một số tài liệu cho rằng Đẳng sâm phản Lê lô không dùng chung Đẳng sâm và Lê lô
Đương quy kỵ thịt heo, Rau dền. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn
trên 1 giờ
15. Định tính coumarin trong rễ Bạch chỉ
- Chiết xuất coumarin từ Bạch chỉ
- Thực hiện phản ứng mở và đóng vòng lacton, phản ứng huỳnh quang
(chuyển đồng phân cis, trans/UV), phản ứng với thuốc thử Diazo.
- Hỏi vấn đáp và viết báo cáo thực hành.
Trả lời:
1. Chiết xuất coumarin trong bạch chỉ:
Cân 1g Bạch chỉ băm mịn vào trong bình nón 50mL. Thêm cồn 900 vào ngập mặt
dược liệu (khoảng 5mL).
Đun cách thủy trên bếp đến khi sôi khoảng 3-5 phút. Lọc qua bông thu dịch chiết.
2. Tiến hành phản ứng:
2.1 Phản ứng đóng mở vòng lacton:
- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết
Ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%.
Ống 2 để nguyên.
– Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi. Để nguội rồi quan sát:
Ống 1: có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng.
Ống 2: trong.
– Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát:
Ống 1: trong suốt
Ống 2: có tủa đục
KL: coumarin trong môi trường kiềm mở vòng lacton.
- Thêm vài giọt HCl đặc vào ống nghiệm 1 thì sẽ xuất hiện tủa đục như ống nghiệm
2.
KL: Coumarin trong môi trường acid đóng vòng lacton.
2.2 Phản ứng huỳnh quang chuyển từ đồng phân cis sang đồng phân trans:
Nhỏ vài giọt dịch chiết coumarin lên giấy lọc. Nhỏ tiếp vài giọt NaOH 5%. Sấy nhẹ.
Che 1 phần dịch chiết trên giấy lọc bằng 1 miếng kim loại rồi chiếu dưới đèn tử
ngoại (365nm) trong vài phút. Bỏ miếng kim loại ra, quan sát trực tiếp dưới đèn tử
ngoại sẽ thấy: phần k che có huỳnh quang sáng hơn phần bị che. Nếu tiếp tục chiếu
sáng, phần bị che sẽ sáng dần lên bằng phần k che.
2.3 Phản ứng Diazo hóa:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm vào đó 2ml dung dịch NaOH 10%.
Đun cách thủy đến sôi rồi để nguội. Nhỏ vài giọt thuốc thử Diazo sẽ có màu đỏ gạch.

You might also like