Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.1.

4 Đường thủy nội địa


Hải Dương là một thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và có mạng
lưới sông ngòi khá dày đặc, với tổng số gần 20 sông lớn, nhỏ có tổng chiều dài
khoảng 430 km. Thành phố Hải Dương có một hệ thống giao thông đường thủy
khá thuận lợi, từ thành phố Hải Dương, theo hệ thống sông Thái Bình, tàu thuyền
có thể xuôi ra Cảng Hải Phòng, hoặc ngược lên các tỉnh miền núi trung du phía
Bắc.
Đa số các sông chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam, Hệ thống các
sông chính có dòng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào mùa mưa, lũ trên lưu vực và sự
điều tiết của các hồ chứa ở thượng nguồn sông Thái Bình, các sông chủ yếu tập
trung ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Dương hiện đang khai thác 18 tuyến sông.
Trong đó có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 274,5 km,
đặc biệt sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan trọng của
thành phố. Ngoài ra còn có 6 tuyến sông địa phương dài 122 km và nhiều sông nội
đồng khác. Tổng chiều dài các tuyến sông đã được sử dụng vào mục đích vận tải
khoảng 393,5 km. Ngoài ra, còn hàng trăm km đường sông có thể đưa vào quản lý
khai thác vận tải
Dưới đây là một số tuyến đường thủy quan trọng của thanh phố Hải Dương:
Chiều
ST
Tên sông Điểm đầu Điểm cuối dài
T
(km)
Quý Cao Cửa Thái Bình
36
1 Thái Bình
Ngã ba Lác Ngã ba Mía 64

2 Luộc Ngã ba Cửa Luộc Quý Cao 72

3 Kinh Thầy Ngã ba Nấu Khê Ngã ba Trại Sơn 44,5

4 Kinh Môn Ngã ba Kèo Ngã ba Nống 45


5 Lai Vu Ngã ba Vũ Xá Ngã ba Cửa Dưa 26

6 Sặt Bát Tràng Âu Ngọc Uyên 62


Thị trấn Cẩm
7 Ghẽ Xã Cẩm Phúc 8,7
Giàng
8 Đình Đào Ngã ba Bá Thủy Cống Đồng Tràng 32,2
Ngã ba Cống Xã Minh Đức, Tứ
9 Tứ Kỳ 12
Đồng Tràng Kỳ
10 Cửu An Ngã ba Pháo Đài Lâu An Thổ 53
11
Cầu Xe Xã Phương Kỳ Ngã ba Mía 6

Với lợi thế có được từ Tuyến đường thủy dài hơn 400 km thì việc vận chuyển
của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn là tương đối thuận tiện, bên cạnh đó
thành phố còn có các Cảng Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Phú Thái, Hoàng Gia đủ tiêu
chuẩn tiếp nhận tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài. Trong đó cảng
Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm, cảng có thể tiếp nhận tàu có
trọng tải tối đa lên tới 3.000 tấn; Hệ thống cảng Cống Câu cùng hệ thống bến bãi
và hệ thống sông ngòi trên thành phố rất thuận tiên cho việc đáp ứng các nhu cầu
về vận tải hàng hóa bằng đường thủy.
1.2.1 Khả năng kết nối nội địa
1.2.1.3 Đường thủy nội địa
Các tuyến sông trên địa bàn thành phố tạo thành mạng lưới đường thủy phong
phú, kết nối liên hoàn với các địa phương và với các cảng biển khu vực phía Bắc
Hệ thống sông Thái Bình chảy qua Hải Dương nối với hệ thống sông Hồng
qua sông Đuống ở thượng lưu và sông Luộc phía hạ lưu tạo thành các tuyến đường
sông quan trọng nối Hải Dương với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc
Vận tải thủy nội địa Hải Dương nằm trong hành lang ở phía Bắc đó là hành
lang 1
+ Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Việt Trì (Hành lang 1)
• Hướng thứ nhất: Từ cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) → theo kênh Cái Tráp qua
sông Bạch Đằng → sông Cấm (Hải Phòng) → đi tiếp theo sông Hàn đến nhà máy
xi măng Phúc Sơn (tại ngã ba sông Hàn – sông Phi Liêt, Hải Dương) → sông
Kinh Thầy (Hải Dương) đến nhà máy xi măng Phú Tân → sông Thái Bình
(cảng Phả Lại, Hải Dương) → sông Đuống → sông Hồng → cảng Việt Trì (Phú
Thọ) trên sông Lô.
1.2.2 Khả năng kết nối quốc tế với Châu Âu, nội Á, châu Mỹ
1.2.2.3 Đường thủy nội địa
Tuyến vận tải từ Quảng Ninh – Hải Phòng – Việt Trì (Hành lang 1): Kết nối
với cảng Việt Trì – cảng thủy nội địa đầu mối lớn và quan trọng của khu vực phía
Đông Bắc. Kết nối với cảng Phả Lại – bến thuỷ nội địa ở thành phố Hải Dương.
Kết nối với cảng Hải Phòng – cảng tiếp nhận container lớn nhất miền Bắc không
chỉ kết nối với các cảng nội địa Việt Nam mà còn là cửa ngõ quốc tế kết nối với
các tuyến đường biển quốc tế đi châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

You might also like