3. Quy Trinh Ho Tro Giao Dich- Co Nhi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

CHUYÊN ĐỀ:

QUY TRÌNH HỖ TRỢ GIAO DỊCH

Người trình bày: Th.S Lâm Ái Nhi

TP. HCM tháng 3/2020


NỘI DUNG
1. Quy trình giao dịch mua – bán
2. Quy trình quản lý tiền của khách hàng tại
ngân hàng.
3. Quy trình sửa lỗi sau giao dịch
4. Quy trình thực hiện quyền của cổ đông
5. Quy trình lưu ký chứng khoán
6. Quy trình thanh toán – bù trừ
1. QUY TRÌNH GIAO DỊCH MUA – BÁN
Mở tài khoản

• Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại các công ty


chứng khoán khác nhau. Nhà đầu tư chỉ được mở một
tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty
chứng khoán.
• Khi mở tài khoản tại các công ty chứng khoán nhà
đầu tư phải khai báo tất cả các tài khoản đang mở tại
các công ty chứng khoán khác.
• Khi mở tài khoản tại CtyCK nhà đầu tư phải mang
chứng minh thư gốc để cán bộ mở tài khoản đối
chiếu.
GIAO DỊCH MUA BÁN
Giao dịch tại CTCK:
Cty chứng khoán khi thực hiện việc giao dịch mua bán
chứng khoán với cương vị là người môi giới, phải tuân thủ
lệnh của người mua bán chứng khoán.
• Lệnh của khách hàng gồm các nội dung:
- Lệnh mua hay lệnh bán
- Loại chứng khoán
- Số lượng
- Loại lệnh và định chuẩn lệnh
- Giá
- Điều kiện và thời gian đáo hạn của trái phiếu (nếu có)
GIAO DỊCH MUA BÁN
• Phiếu lệnh: Đối với mỗi lần gd, KH phải đặt lệnh
giao dịch theo mẫu in sẵn, hoặc tự nhập lệnh vào hệ
thống của Cty Ck theo quy định của Cty CK nơi KH
mở tài khoản giao dịch.
• Gồm các nội dung cơ bản:
- Tên khách hàng
- Lệnh mua hay bán. Nếu lệnh bán thì gạch bỏ chữ
mua, nếu lệnh mua thì gạch bỏ chữ bán.
- Loại chứng khoán. Viết theo ký hiệu đã quy định
thống nhất trên thị trường, thường là tên viết tắt.
GIAO DỊCH MUA BÁN

• Phiếu lệnh:
- Số hiệu người môi giới, ghi số hiệu người môi giới tại
phòng tiếp thị đã nhận lệnh của khách hàng.
- Thời gian lệnh vào sàn, ghi theo thời gian lúc công ty
chứng khoán chuyển lệnh đó cho người môi giới tại
sàn giao dịch, theo giờ, phút, ngày, tháng, năm.
- Kết quả giao dịch .
- SL chứng khoán cần mua hoặc bán.
- Giá đặt
- TK của khách hàng, ghi theo số hiệu TK ngân hàng đã
mở cho khách hàng.
- Ngân hàng giao dịch, ghi số hiệu tên ngân hàng và chi
nhánh.
- Định chuẩn lệnh: lệnh có giá trị trong ngày, lệnh có giá trị
đến khi hủy bỏ, lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ, lệnh
thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ.
- Lệnh số, ghi theo thứ tự CtyCK nhận được lệnh của KH
trong một ngày giao dịch.
Giao dịch tại trung tâm giao dịch CK
• Đại diện giao dịch nạp lệnh mua-bán vào hệ thống máy
điện tử của SGDCK, gọi tắt là hệ thống giao dịch chi tiết
nạp vào hệ thống gồm các khoản trên, cùng với các chi
tiết kế tiếp sau:
- Số hiệu của lệnh giao dịch
- Lệnh sửa đổi hoặc hủy bỏ (kèm số hiệu của lệnh gốc)
- Giao dịch cho khách hàng giao dịch tự doanh
- Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (nếu là người đầu tư
nước ngoài)
- Mã số của thành viên
- Các chi tiết khác do SGDCK quy định.
Thứ tự ưu tiên của lệnh

Tất cả các giao dịch của một loại Ck có thể xảy ra tại quầy giao dịch
ở sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống mạng máy tính đã ấn định.
Khi thực hiện lệnh, người MG phải tuân theo thứ tự ưu tiên của
lệnh.
• Thứ 1: ưu tiên về giá, lệnh có giá tốt nhất là lệnh mua có gia mua
cao nhất và lệnh bán có giá bán thấp nhất
• Thứ 2: Ưu tiên về thời gian, đối với các lệnh trùng nhau về giá,
lệnh nào đặt trước được thực hiện trước.
• Thứ 3: Ưu tiên về KH, đối với lệnh trùng nhau về giá và thời
gian thì lệnh của NĐT được ưu tiên trước lệnh của NĐT tổ chức.
• Thứ 4: Ưu tiên về số lượng, đối với lệnh có cả 3 yếu tố trên trùng
nhau thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước
• Tính chất pháp lý của lệnh: lệnh GD được coi như
một đơn đặt hàng cố định của KH đối với người MG.
Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của KH và người
MG phải được quy định rõ và phải được tôn trọng.
KH phải thực hiện các nội dung quy định trong lệnh
khi lệnh được thực hiện theo.
• Người MG phải chuyển lệnh và thực hiện lệnh khi có
đối ứng theo quy định của SGD. Lệnh là một cam kết
không hủy bỏ trong thời gian của lệnh, trừ khi KH
yêu cầu hủy bỏ và được cty CK chấp nhận.
• Thực hiện lệnh: Cty CK kiểm tra lại các mục do KH điền, khi có
sự tẩy xóa nhất thiết phải có xác nhận của khách hàng. Các phiếu
lệnh phải được kiểm tra đầy đủ các dữ liệu như sau:
+ Kiểm tra các dữ liệu ghi trên phiếu phải đầy đủ
+ Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký
+ Kiểm tra số dư tài khoản lưu ký CK của khách hàng đối với những
phiếu lệnh bán chứng khoán
+ Kiểm tra số dư tiền gửi giao dịch CK của KH phải đủ 100% giá trị
CK đặt mua.
+ Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh về đơn vị gd, đơn vị yết giá, biên độ
giao động giá.
+ Thực hiện kiểm tra các công việc khác khi có yêu cầu
• Sở giao dịch CK xác nhận với đại diện giao dịch về
kết quả giao dịch sau khớp lệnh. Chi tiết xác nhận
gồm có:
- Tên chứng khoán
- Khối lượng mua và bán
- Tên (mã số) của bên thành viên đối tác;
- Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện;
- Số hiệu của lệnh được thực hiện;
- Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của SGDCK.
• Nhà đầu tư không được sử dụng các tài khoản khác
nhau của mình mở tại các công ty chứng khoán để
mua, bán cùng loại chứng khoán trong ngày giao dịch
(tránh tình trạng các tài khoản khác nhau khớp lệnh
với nhau nhưng do một nhà đầu tư đứng tên sở hữu
các tài khoản đó hoặc nhà đầu tư ủy quyền cho người
khác giao dịch nên dẫn đến không thực sự chuyển
quyền sở hữu.
Sửa, hủy lệnh đối với GD khớp lệnh
- Nghiêm cấm sửa số hiệu tài khoản của lệnh giao dịch
trong suốt thời gian giao dịch,
- Trường hợp Thành viên sử dụng hệ thống nhập lệnh tại
sàn, khi nhập sai lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ, đại
diện giao dịch được phép sửa lệnh giao dịch bằng cách hủy
lệnh sai, nhập lại lệnh đúng, nhưng phải xuất trình bản sao
lệnh gốc của khách hàng và được SGDCK chấp thuận. Việc
sửa lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh chưa được thực
hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện. Việc
sửa lệnh phải tuân thủ quy trình sửa lệnh giao dịch do
SGDCK ban hành.
Kết thúc phiên giao dịch

• Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và
chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực
hiện.
• Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng
khoán và tiền vốn chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ
và đăng ký chứng khoán tại VSD.
• Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so
khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi
thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua -
bán để thanh toán vốn đã giao dịch.
• Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn (ngân hàng hoạt
động lưu ký) thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.
• Nghiêm cấm hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh định
kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác
định giá đóng cửa (bao gồm cả các lệnh được chuyển
từ đợt khớp lệnh liên tục sang).
• Thành viên được phép hủy lệnh chưa thực hiện hoặc
phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện trong thời
gian khớp lệnh liên tục khi khách hàng yêu cầu.
2- Quy trình quản lý TK tiền của khách
hàng tại ngân hàng
Các quy định chung
– Công ty chứng khoán thực hiện quản lý tài khoản
tiền gởi giao dịch chứng khoán tại Ngân hàng liên
kết, Ngân hàng liên kết sẽ mở tài khoản tiền gởi
giao dịch chứng khoán cho từng nhà đầu tư, phục
vụ cho giao dịch chứng khoán.
Quy trình phong tỏa tiền mua chứng khoán
Bước 1: Đối chiếu số dư tài khoản tiền của khách hàng từ
dữ liệu do ngân hàng cung cấp

Bước 2: Khách hàng đặt lệnh mua

Bước 3: Kiểm tra tiền


– Khi nhân viên nhập lệnh thực hiện lệnh kiểm tra tiền, hệ thống môi
giới điện tử sẽ tự động thông báo số dư tiền gửi của khách hàng và
có cảnh báo, không cho thực hiện lệnh nếu số dư trên tài khoản
không đủ để thực hiện lệnh.

19
Quy trình phong tỏa tiền mua chứng khoán
Bước 4: Phong tỏa tiền
– Trường hợp thông tin lệnh hợp lệ và tài khoản khách hàng đủ
tiền thực hiện lệnh mua, hệ thống môi giới điện tử sẽ phong
tỏa số tiền trên tài khoản khách hàng tương ứng với số tiền
đặt lệnh mua và phí mua.
Bước 5: Giải tỏa tiền – thu tiền mua và phí mua
– Trong phiên giao dịch khách hàng hủy lệnh và yêu cầu rút
tiền, căn cứ kết quả hủy lệnh trên hệ thống môi giới điện tử,
nhân viên kế toán thực hiện kiểm tra chéo với Phòng môi giới
về thông tin lệnh hủy  giải tỏa tiền đang phong tỏa tại ngân
hàng cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến ngân hàng
thực hiện giao dịch rút tiền.

20
Quy trình phong tỏa tiền mua chứng khoán
Bước 5 (tt)
– Kết thúc phiên giao dịch, căn cứ kết quả giao dịch đã được đối
chiếu, nhân viên kế toán thực hiện lập file cắt tiền mua trong ngày
(ngày T), file phân bổ tiền bán chứng khoán (ngày T+2) gửi cho
ngân hàng để ngân hàng phân bổ tiền, cắt tiền và giải tỏa số tiền bị
phong tỏa còn lại.
– Kế toán thực hiện hạch toán thu tiền mua và phí mua chứng khoán
theo quy định tại QTTTBT.
– Kế toán thực hiện đối chiếu các giao dịch mua phát sinh gởi ngân
hàng thực hiện thanh toán và kết quả giao dịch.
– Chuyển kết quả giao dịch qua ngân hàng thực hiện thu tiền mua, phí
mua chứng khoán từ tài khoản khách hàng sang tài khoản thanh
toán bù trừ của CTCK mở tại ngân hàng.

21
Quy trình phong tỏa tiền mua chứng khoán

Bước 6: Đối chiếu kết quả - lưu hồ sơ


– Căn cứ kết quả gởi đi thực hiện thu tiền mua, phí mua nhân viên kế
toán thực hiện đối chiếu kết quả ngân hàng thực hiện trên tài khoản
tiền gởi thanh toán bù trừ của CTCK tại ngân hàng
– Sau khi đối chiếu kết quả khớp đúng, nhân viên kế toán thực hiện
lưu hồ sơ, hồ sơ lưu gồm:
– Kết quả giao dịch mua phát sinh gởi ngân hàng in ra từ hệ thống
môi giới điện tử
– Kết quả thực hiện in ra từ ngân hàng

22
3- Quy trình sửa lỗi sau giao dịch
Các loại lỗi giao dịch thường gặp:
– Sai số tài khoản của khách hàng
– Sai mã chứng khoán
– Sai giá
– Thừa lệnh
– Nhầm lệnh mua thành lệnh bán và ngược lại
– Sai khối lượng chứng khoán
– Lỗi do không kiểm soát tốt tỷ lệ ký quỹ và khả năng
thanh toán của khách hàng dẫn đến thiếu chứng khoán
hoặc tiền để thanh toán giao dịch.
4-QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUYỀN

• Quyền sở hữu cổ phiếu


• Quyền nhận cổ tức
• Quyền bỏ phiếu
• Quyền mua cổ phiếu
• Quyền nhận cổ phiếu thưởng
• Quyền trái phiếu chuyển đổi
• Quyền nhận vốn gốc và lãi trái phiếu
Quyền sở hữu cổ phiếu

• Trong giao dịch CK, ngày tiến hành giao dịch


mua/bán thành công một số lượng cổ phiếu được gọi
là ngày T+0. Ngày làm việc tiếp theo của thị trường
chứng khoán (không tính thứ 7, CN, và các ngày nghỉ
theo quy định của UBCKNN) được gọi là T+1. Tiếp
thêm một ngày làm việc nữa được gọi là T+2 .
• Ngày thanh toán là T+2, là ngày chính thức được
chuyển nhượng quyền sở hữu.
• Tuy nhiên, sau khi bán cổ phiếu xong thì bạn có thể
mua ngay bằng dịch vụ ứng trước tiền bán nếu có
đăng ký với CTCK.
• Thời điểm tính quyền sở hữu là ngày T+2 thật sự
quan trọng có liên quan tới nhiều lợi ích khác. Vì đây
là ngày xác định bạn có nằm trong danh sách các cổ
đông nắm giữ cổ phiếu đó hay không khi công ty này
lên danh sách họp ĐHCĐ, trả cổ tức, cổ phiếu bằng
tiền mặt, hoặc cổ phiếu , cổ phiếu thưởng, quyền mua
cho cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển
đổi, lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản.
• Trường hợp nếu bạn vừa mới bán cổ phiếu này. Tại ngày
T+1 công ty chốt danh sách đi họp ĐHCĐ thì bạn vẫn còn
quyền tham dự họp như những cổ đông đang nắm quyền
sở hữu khác.
• Trường hợp sau T+2 thì bạn không còn quyền đi dự họp
ĐHCĐ nữa.
Ngày giao dịch không hưởng quyền

• Ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ)


là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ
không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như
quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành
thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…
• Ví dụ: Ngày 18/9, Vimamilk (mã: VNM) công bố tạm ứng cổ tức với tỷ lệ
20%/mệnh giá (tương đương với 2.000 đồng/CP). Ngày giao dịch không
hưởng quyền là ngày 25/9 (thứ 6) và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 28/9
(thứ Hai). Như vậy, vào ngày 28/9, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng
ký cổ đông của Vinamilk sẽ được quyền nhận cổ tức như trên. Vì áp dụng
thời gian thanh toán theo quy định T+2 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật),
ngày giao dịch không hưởng cổ tức là 25/9 nên nhà đầu tư nào mua cổ
phiếu từ ngày 25/9 trở đi sẽ không được quyền hưởng cổ tức lần này.
Ngày đăng ký cuối cùng

• Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày ĐKCC) là ngày chốt


danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán, và là
ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu
chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền
cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư
có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ
được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ
tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
TRẢ CỔ TỨC

CHUẨN BỊ THỰC HIỆN QUYỀN


– TCPH phải gửi hồ sơ thông báo thực hiện quyền
đầy đủ, hợp lệ tới VSD chậm nhất 10 ngày làm
việc trước ngày đăng ký cuối cùng (ĐKCC), trong
đó phải nêu rõ các thông tin cơ bản sau: ngày
ĐKCC, ngày thanh toán đối với trường hợp thực
hiện quyền trả cổ tức bằng tiền/trả lãi, vốn gốc trái
phiếu, nội dung cụ thể về thông tin quyền thực
hiện (tỷ lệ thực hiện, ngày thực hiện, địa điểm thực
hiện…) kèm theo các hồ sơ theo quy định
– Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của TCPH, VSD gửi
Thông báo về ngày ĐKCC cho các TVLK, đồng
thời đăng tin trên trang thông tin điện tử của VSD.
– Thành viên có trách nhiệm thông báo đầy đủ,
chính xác nội dung thông báo về ngày ĐKCC đến
các nhà đầu tư trong vòng 03 ngày làm việc kể từ
ngày ghi trên thông báo của VSD.
– Chậm nhất 02 ngày làm việc trước ngày thanh
toán, TCPH phải chuyển đủ số tiền thanh toán vào
tài khoản của VSD mở tại Ngân hàng thanh toán.
– Tiền thanh toán cổ tức/lãi/gốc trái phiếu được VSD
phân bổ vào tài khoản của TVLK liên quan trong
ngày làm việc liền trước ngày thanh toán. Thành
viên chịu trách nhiệm phân bổ tiền cho khách hàng
sở hữu CK lưu ký ngay trong ngày thanh toán. Đối
với CK chưa lưu ký, TCPH hoặc VSD trong
trường hợp được TCPH ủy quyền thực hiện thanh
toán tiền cho người sở hữu CK
Thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu
– Chậm nhất 01 ngày làm việc sau ngày ĐKCC, VSD gửi cho
TVLK Danh sách người sở hữu CK lưu ký thực hiện quyền
– Chậm nhất 02 ngày làm việc sau ngày ĐKCC, TVLK phải
gửi cho VSD văn bản xác nhận Danh sách người sở hữu CK
lưu ký thực hiện quyền
– Chậm nhất 04 ngày làm việc sau ngày ĐKCC, VSD gửi
TCPH Danh sách tổng hợp người sở hữu thực hiện quyền
– Chậm nhất 08 ngày làm việc sau ngày ĐKCC, TCPH phải
gửi VSD Thông báo xác nhận Danh sách tổng hợp người sở
hữu
– TCPH nộp hồ sơ đăng ký bổ sung cổ phiếu theo quy định
tại Quy chế Hoạt động Đăng ký CK.
– Sau khi TCPH đã được VSD chấp thuận đăng ký bổ sung phần
CK phát hành thêm, việc phân bổ CK được thực hiện như sau:
• Đối với CK lưu ký: VSD phân bổ CK phát hành thêm vào tài
khoản lưu ký của TVLK và Thông báo xác nhận ký gửi CK
phát hành thêm, phân bổ tiền thanh toán cổ phiếu lẻ (nếu có).
• Đối với CK chưa lưu ký: TCPH chịu trách nhiệm cấp Sổ/Giấy
chứng nhận sở hữu CK cho người sở hữu và thanh toán tiền
chi trả cổ phiếu lẻ (nếu có).
– Chậm nhất 02 ngày làm việc trước ngày giao dịch của số CK phát
hành thêm, TCPH phải chuyển đủ tiền thanh toán cổ phiếu lẻ
(nếu có) vào tài khoản của VSD tại Ngân hàng thanh toán.
– Chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày giao dịch của số chứng
khoán phát hành thêm, VSD chuyển tiền thanh toán cổ phiếu lẻ
vào tài khoản của các Thành viên. Thành viên có trách nhiệm
chuyển tiền thanh toán cổ phiếu lẻ vào tài khoản của khách hàng
vào ngày giao dịch
QUYỀN MUA CỔ PHIẾU (TT)

Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán lưu ký


– Được thực hiện tại Thành viên bên chuyển nhượng mở tài
khoản lưu ký. Thành viên bên chuyển nhượng chịu trách
nhiệm kiểm tra tính chính xác về thông tin chuyển nhượng
quyền mua của các bên. Trường hợp bên nhận chuyển
nhượng chưa mở tài khoản lưu ký thì phải mở tài khoản lưu
ký tại một TVLK.
– Việc xác nhận chuyển nhượng quyền mua CK lưu ký giữa
các khách hàng có tài khoản tại cùng một Thành viên hoặc
giữa các khách hàng có tài khoản tại hai Thành viên khác
nhau do VSD thực hiện.
– Chậm nhất 01 ngày làm việc sau khi nhận được yêu cầu
chuyển nhượng quyền mua, Thành viên bên chuyển nhượng
phải nhập thông tin chuyển nhượng quyền mua vào hệ
thống của VSD và gửi cho VSD các chứng từ theo quy định
Đăng ký đặt mua chứng khoán lưu ký

– Chậm nhất 03 ngày làm việc sau ngày hết hạn đăng ký mua
chứng khoán, Thành viên phải nhập thông tin về Danh sách
nhà đầu tư đặt mua vào hệ thống của VSD và nộp hồ sơ
theo quy định
– Trường hợp không có nhà đầu tư đặt mua, Thành viên phải
thông báo với VSD
– Trường hợp quá trình đăng ký và nộp tiền mua CK được
TCPH chia thành nhiều đợt, thủ tục nộp tiền mua chứng
khoán của các đợt được thực hiện tương tự như trên. Sau
mỗi đợt nộp tiền đặt mua chứng khoán, Thành viên gửi cho
VSD Danh sách người đầu tư đặt mua và chứng từ xác
nhận chuyển tiền vào tài khoản của VSD tại Ngân hàng
thanh toán theo từng đợt.
5- QUY TRÌNH LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
KHÁI NIỆM, CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ
CỦA HỆ THỐNG

• Khái niệm: Hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán bù


trừ chứng khoán là một hệ thống cơ sở vật chất và
con người phục vụ cho các xử lý trước và sau giao
dịch bao gồm đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng
khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng
khoán để giao dịch chứng khoán được diễn ra suôn
sẻ.
• Các hoạt động của hệ thống:
 Hoạt động đăng ký: là việc đăng ký các thông tin về chứng
khoán và quyền sở hữu chứng khoán của người nắm giữ.
 Hoạt động lưu ký: là hoạt động lưu giữ, bảo quản chứng
khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền
của mình đối với chứng khoán lưu ký.
 Hoạt động bù trừ: là việc xử lý thông tin về các giao dịch
chứng khoán nhằm đưa ra một con số ròng cuối cùng mà các
bên tham gia phải thanh toán sau khi giao dịch.
 Hoạt động thanh toán: là hoạt động hoàn tất các giao dịch
chứng khoán, trong đó các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Hoạt động lưu ký chứng khoán
• Là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên
thị trường tập trung.Việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của
khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình
đối với chứng khoán được thực hiện thông qua các thành viên
lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán.
• Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK.
Bởi vì trên TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn
ra tại SGDCK. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho
quá trình thanh toán tại SGD được diễn ra thuận lợi, nhanh
chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm
giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ
chứng khoán…
Lưu ký chứng khoán

• Tùy theo lệnh GD của KH, sau khi hoàn tất gd, CK có thể:
+ Đối với giao dịch CK chưa niêm yết: Ck được trao cho KH
bằng các tờ CK và KH tự quản lý.
+ Đối với giao dịch CK đã niêm yết: CK được hạch toán vào tài
khoản lưu ký của KH để KH tự theo dõi và quản lý.
• Thông thường để tạo thuận lợi cho các giao dịch và tạo lợi thế
cho KH, các CTCK đều tư vấn khách hàng mở TK lưu ký,
khách hàng phải ký HĐ lưu ký và Cty CK sẽ mở TK lưu ký
cho KH. Mọi tác nghiệp do Cty CK tự đảm nhiệm. Khi mua
CK, cty sẽ chuyển CK vào TK lưu ký của KH và chuyển cho
KH bản sao kê số dư TK lưu ký. Khi bán CK, KH đặt lệnh rút
hay thế chấp CK
Chứng khoán lưu ký

• Chứng khoán lưu ký là chứng khoán (các giấy tờ


chứng minh quyền sở hữu hợp pháp) sau khi đã được
ký gửi tại hệ thống lưu ký chứng khoán. Chỉ có chứng
khoán đã lưu ký mới có thể thực hiện các giao dịch
trên thị trường chứng khoán.
• Hệ thống lưu ký ở VN sẽ bao gồm VSD (Trung tâm
lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán) và Thành
viên lưu ký chứng khoán (bao gồm các công ty chứng
khoán là thành viên lưu ký và các ngân hàng thương
mại được cấp phép).
• Từ năm 2003, NĐT trong và ngoài nước có thể thực
hiện lưu ký chứng khoán tại bất kỳ thành viên nào thay
vì quy định trước đây chỉ cho phép NĐT trong nước
lưu ký tại các thành viên lưu ký trong nước mà thôi.
Quy trình thực hiện lưu ký gồm các bước sau:
- Bước 1: Mở TK chứng khoán tại các CTCK
- Bước 2: Cung cấp hồ sơ/ giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu CK cùng các giấy tờ cá nhân khác.
- Bước 3: Nhân viên hoàn thiện hồ sơ theo quy trình sau
đó cung cấp cho KH thông tin về TK, số lượng CK.
• - Bước 4: Khách hàng có thể thực hiện mua bán, cầm
cố bình thường thông qua sàn giao dịch một cách
nhanh chóng, an toàn.
Thanh quyết toán với khách hàng
• Thanh quyết toán với KH là việc thanh toán giá trị
giao dịch CK, lệ phí, phí gd và phụ phí
+ Giá trị giao dịch CK: là giá mua, bán CK được xác
định theo giá giao dịch chính thức khi khớp lệnh
+ Phí gd: Các cty chứng khoán thường công bố biểu phí
công khai, khách hàng nên tham khảo từng mức phí cụ
thể trước khi thực hiện giao dịch, bao gồm:
Thanh quyết toán với khách hàng
• Phí MG: của Cty Ck do công ty công bố công khai
hoặc do cty thỏa thuận với khách hàng lớn trong
khung pháp luật quy định và theo từng chủng loại Ck.
Trong phí giao dịch gồm chi phí thanh toán chuyển
tiền và chứng khoán lưu ký, riêng trường hợp người
mua yêu cầu chuyển giao CK vật chất thì Cty CK
phải thu thêm phí vận chuyển chứng từ:
• Phí = giá trị khớp lệnh x tỷ lệ phí %
• Phí MG lập giá: Mức phí này do Sở (Trung tâm) giao
dịch quy định; cty phải trả cho Sở (Trung tâm) và tái
thu của KH.
Thanh quyết toán với khách hàng

• Thuế giao dịch CK: Kể từ 1/1/2010 Cty Ck có trách nhiệm


khấu trừ thuế, khai thuế TNCN và nộp tờ khai thuế cho cơ
quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
đồng thời nộp số thuế đã khấu trừ của NĐT vào ngân sách NN.
Thuế gd Ck mà KH nộp tính bằng hai cách:
• Cách 1: Nộp 0,1% tổng giá trị CK từng lần gd
• Cách 2: Nộp 20% khoản thu nhập (lãi) do đầu tư CK. Những
nhà đầu tư nộp thuế theo cách thứ 2 vẫn phải tạm nộp thuế
(0.1%) trên giá chuyển nhượng từng lần. Sau khi kết thúc năm
dương lịch nhà đầu tư sẽ quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Nếu số thuế phải nộp thấp hơn số thuế tạm nộp sẽ được cơ
quan thuế hoàn lại, ngược lại sẽ nộp thêm
THỰC HIỆN TÁI LƯU KÝ TẠI TTLK

Bước 1: Hồ sơ tái lưu ký tại trung tâm lưu ký gồm:


• Phiếu gửi chứng khoán của nhà đầu tư
• Danh sách người sở hữu chứng khoán ghi sổ của công
ty theo mẫu của TTLK.
• Các sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán .
• Các giấy tờ khác (nếu có)
Bước 2:
Chuyển toàn bộ hồ sơ lên cho người có thẩm quyền ký
duyệt rồi chuyển lên TTLK.
• Chú ý: Trong trường hợp có sự chênh lệch hay khác biệt
giữa chứng từ của công ty nộp và chứng khoán do
TTLK thông báo thì NVLK lập tức tiến hành liên hệ với
khách hàng, thực hiện những chỉnh sửa cần thiết và gửi
cho TTLK ngay để kịp thời chỉnh sửa.
– Bước 3: Hạch toán sau khi hoàn tất thủ tục tại
TTLK.
• Khi nhận được xác nhận của TTLK, NVLK hạch toán tăng tài
khoản chứng khoán giao dịch khách hàng, đồng thời hạch toán
giảm số chứng khoán tương ứng ở sổ theo dõi chứng khoán chờ tái
lưu ký.
• Trường hợp chứng khoán trên thuộc diện hạn chế chuyển nhượng,
NVLK hạch toán vào tài khoản chứng khoán phong tỏa của khách
hàng và số chứng khoán trên chỉ được chuyển sang tài khoản chứng
khoán giao dịch khi có thông báo văn bản của TTLK.
– Chú ý: Kể từ ngày hạch toán vào tài khoản chứng khoán giao dịch của
khách hàng, mọi giao dịch mua bán liên quan đến số chứng khoán đó
mới thực hiện.

– Bước 4:
• Thông báo cho khách hàng việc tái lưu ký đã hoàn tất. Khách hàng
có thể giao dịch được số chứng khoán đã lưu ký
Rút chứng khoán

THỦ TỤC RÚT CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY


Bước 1:
– NVLK hướng dẫn Khách hàng hoàn tất hồ sơ rút CK tại Công ty
gồm:
• Phiếu rút chứng khoán của khách hàng
• Đồng thời, yêu cầu khách hàng trình CMND và Thẻ giao
dịch.
Bước 2:
– NVLK kiểm tra số dư trên tài khoản giao dịch CK của khách
hàng. Số dư trên TKGDCK của khách hàng phải đảm bảo không
được ít hơn số CK khách hàng yêu cầu rút.
– Nếu có đủ số dư trên TK của khách hàng và yêu cầu rút là hợp
lệ, NVLK hạch toán giảm tài khoản giao dịch của Khách hàng
đồng thời ghi tăng Tài khoản CK chờ rút căn cứ vào Phiếu rút
CK của Khách hàng.
– Lập phiếu hẹn rút CK trong đó ghi rõ thời gian rút
Bước 3:
– NVLK trình hồ sơ rút CK của khách hàng cho
người có thẩm quyền ký duyệt.
Bước 4:
– Sau khi hồ sơ đã được duyệt, NVLK chuyển trả
khách hàng CMND, thẻ giao dịch cùng Phiếu hẹn
rút CK
.
THỦ TỤC RÚT CHỨNG KHOÁN TẠI TTLK
Bước 1:
– NVLK chuẩn bị hồ sơ xin rút CK lên TTLK
– Nếu không có gì sai sót trong hồ sơ xin rút chứng
khoán gửi TTLK, NVLK sẽ nhận lại 01 liên Phiếu
rút CK của Công ty
Bước 2:
Đến ngày nhận chứng khoán, NVLK đến TTLK
nhận:
– Chứng khoán xin rút.
– Giấy xác nhận rút chứng khoán từ TTLK
Bước 3: Hạch toán:
– Căn cứ vào Giấy xác nhận rút chứng khoán nhận từ
TTLK, NVLK hạch toán giảm số chứng khoán tương
ứng trên tài khoản của Khách hàng và chi tiết theo từng
chứng khoán.
Bước 4:
– Giao chứng khoán cho Khách hàng: khi khách hàng đến
rút chứng chỉ chứng khoán theo giấy hẹn NVCK chuyển
trả lại chứng khoán cho Khách hàng đồng thời yêu cầu
khách hàng ký Biên bản bàn giao đã nhận lại chứng
khoán xin rút.
Chú ý:
• Nếu trường hợp trong thời gian 90 ngày chờ rút chứng khoán,
các quyền lợi phát sinh trong thời gian rút khách hàng vẫn
được thụ hưởng các quyền liên quan đến loại chứng khoán đó.
Việc thực hiện các quyền cho khách hàng được áp dụng theo
“Quy trình thực hiện quyền”. NVLK có trách nhiệm theo dõi
thực hiện quyền cho khách hàng.
• Nếu trong trường hợp khách hàng muốn hủy bỏ yêu cầu rút
chứng khoán, TTLK cho phép người sở hữu chứng khoán
được hủy bỏ yêu cầu rút chứng chỉ chứng khoán trong thời
gian chờ rút. Việc hủy bỏ này chỉ có giá trị trong thời gian 60
ngày kể từ ngày TTLK nhận yêu cầu rút chứng khoán. Tuy
nhiên, TTLK không chấp nhận việc hủy bỏ yêu cầu rút chứng
khoán khi TTLK đã gửi đơn xin cấp chứng chỉ chứng khoán
đến tổ chức phát hành
6-QUY TRÌNH THANH TOÁN BÙ TRỪ
• Bù trừ là việc xử lý thông tin về các giao dịch chứng
khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và chứng
khoán ròng cuối cùng mà các đối tác tham gia giao
dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao dịch
được thực hiện.
 Bù trừ song phương.
 Bù trừ đa phương.
• Thanh toán là hoạt động cuối cùng để hoàn tất các
giao dịch chứng khoán, trong đó các bên sẽ thực hiện
nghĩa vụ của mình.
PHƯƠNG THỨC BÙ TRỪ

• Bù trừ song phương: là phương thức bù trừ các giao


dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày theo
từng cặp đối tác giao dịch và theo từng loại chứng
khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với
tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
• Bù trừ đa phương: là phương thức bù trừ các giao
dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày giữa
tất cả các bên tham gia giao dịch theo từng loại chứng
khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với
tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
Quy định của VSD

• Đối với giao dịch trái phiếu công ty: VSD thực hiện
thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời
gian thanh toán là T+1.
• Đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: VSD
thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương
với thời gian thanh toán T+2.
• Đối với giao dịch trái phiếu Chính phủ: VSD thực
hiện thanh toán theo từng giao dịch với thời gian
thanh toán là T+1.

You might also like