Script chuyên đề

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KỊCH BẢN CHUYÊN ĐỀ

Liên tiếp các vụ việc như bé gái sinh con ở Phú Thọ khi mới 11 tuổi, hay 1 nữ sinh lớp 7
ở Bắc Giang tự sinh con trong nhà tắm mà không ai biết kể cả bố mẹ… đã gây tâm lý lo
lắng cho không ít phụ huynh có con đang ở tuổi vị thành niên. Điểm chung của các vụ
việc học sinh mang thai ngoài ý muốn đó là cha mẹ, người thân của trẻ không biết, hoặc
biết khi thai nhi quá lớn, thậm chí là khi trẻ đã sinh con.

Ngoài ra, những con số không biết nói dối đã cho thấy tình trạng nạo phá thai hết sức
đáng báo động ở độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam:
- Tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam đang thuộc top 20 thế giới,
với hơn 300,000 ca mỗi năm.
- Có khoảng 2,5 đến 3% số phụ nữ mang thai là trẻ vị thành niên, trong đó 12 là độ
tuổi nhỏ nhất.
- Hiện nay độ tuổi dậy thì cũng đã có sự thay đổi khi giảm xuống mức từ 12 đến 14
tuổi. Các em trong giai đoạn này có nhiều tò mò nhưng ngại hỏi, dẫn đến việc tìm
hiểu trên internet mà không có kiểm soát.
- Về phía gia đình, có đến 70% phụ huynh khiến cho con mình có cảm giác không
được chia sẻ.
- Về phía nhà trường, những chia sẻ về giáo dục giới tính tại trường học vẫn còn lí
thuyết, chưa tạo hiệu ứng tốt. Ngay cả em là một người trẻ lớn lên ngay tại
TPHCM, em vẫn nhận thấy rằng các hoạt động về giáo dục giới tính vẫn chưa thể
thúc đẩy em từ khâu nhận thức đến hành động.

Các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên tuy muốn tìm hiểu kiến thức về giới tính nhưng lại
không thể tìm nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, trẻ cũng sợ bị phán xét bởi người
xung quanh. Xét trên góc độ của bậc phụ huynh, phần lớn có con nằm trong độ tuổi này
lại hiểu giáo dục giới tính là quan trọng,họ cũng biết con mình đang cần được hiểu biết
hơn về kiến giới tính nhưng lại bất cập trong tìm cách chia sẻ thẳng thắn và cởi mở cùng
con. Tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân nhưng
những kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết, thậm chí nếu không giáo dục tới nơi tới chốn
thì lại gây tò mò cho học sinh, dễ khiến các em tự tìm hiểu thông tin trên internet mà
thiếu sự kiểm soát của người lớn.

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề đặt ra ở đây là cha mẹ cần nhìn nhận thẳng thắn và đúng
đắn câu chuyện về giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ. Vấn đề giới tính
và sức khỏe sinh sản là nhu cầu tự nhiên của con người giống như một cái cây hàng ngày
vẫn phải phát triển. Vì vậy, thay vì cấm đoán, cha mẹ nên thẳng thắn, cởi mở với con.
Thông qua gần gũi, trao đổi, trò chuyện, phụ huynh sẽ có thêm cơ hội để hiểu suy nghĩ,
tình cảm của con; đồng thời sẽ giúp nâng cao nhận thức, giúp trẻ có trách nhiệm với hành
động của bản thân và nắm được những biện pháp an toàn tình dục.

Đối với các nhà trường, cần nghiên cứu, điều chỉnh nội dung, chương trình giáo dục giới
tính bảo đảm chủ động và sát thực tiễn hơn nữa. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ
thông mới đã bắt đầu có lồng ghép các kiến thức về giáo dục giới tính vào các môn học.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính học đường, các trường học cần tăng cường tổ
chức các buổi chia sẻ công khai những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản phù hợp
với từng lứa tuổi cụ thể. Đẩy mạnh truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Có
thể mời giáo viên hoặc mời chuyên gia nói về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong
những chuyên đề sinh hoạt lớp. Nhân rộng mô hình “Phòng tâm lý học đường” nhằm
giúp học sinh có không gian để chia sẻ với thầy cô những băn khoăn, thắc mắc liên quan
đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Ở phạm vi rộng, các ngành chức năng cần tăng cường giáo dục, chăm sóc sức khỏe tiền
hôn nhân, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, hướng dẫn các biện pháp tránh thai
phù hợp, hạn chế tình trạng phá thai và ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Đặc
biệt, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, các
cơ quan bảo vệ phụ nữ, trẻ em trong tuyên truyền pháp luật, giáo dục nhận thức cho học
sinh về giới tình, tình cảm… Từ đó, giúp các em được trang bị đầy đủ kiến thức về giới
tính và sức khỏe sinh sản. Đồng thời, cũng cần khắc phục những quan điểm lạc hậu,
những quan niệm cứng nhắc gây khó khăn cho trẻ vị thành niên trong việc tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình... Qua đó, từng
bước khắc phục “lỗ hổng” giáo dục giới tính, nhằm giúp trẻ vị thành niên có được cuộc
sống lành mạnh, an toàn.

You might also like