Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 165

ĐẠI HỌC VINH

Trurig tâm TT - TV

909
D812/03
DX.032715
IU ,
iịH'

DX.032715

I> NXB Thanh Niên


DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI

TRUNG QUỐC
ANH CÒI
(BIÊN DỊCH)

DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI

TRUNG QUỐC

TRƯỜNG OA IH O C VIN H
TrRTĨ^ĨGĨÂM Q.; 2715
THÔÍ^G TIN THƯ VIỀN

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN


LỜI NÓI ĐẦU.

Thật khó có thể hình dung một đất nước


huyền bí, quyến rũ và kỳ diệu hơn Trung Quốc, ơ
dây, sự tương phản thể hiện ở mọi cái và trên từng
bước đi. Cái nắng thiêu cháy của sa mạc châu Á, sự
rậm rạp của những cánh rừng nhiệt đới ở Nam
Trung Hoa và cái lạnh vĩnh cửu của lớp băng trên
“m ái nhà th ế giới”, những khu nhà kính sang trọng
lấp loáng ở Bắc kinh và những túp nhà tre vách lá
lụp xụp, những nhân viên trẻ trung hiện đại của
những công ty liên doanh nổi tiếng Anh như gió và
h àng triệu triệu nông dân lam lũ, ít chữ, một nền
văn hóa ngàn nám và những đoàn người đông như
kiến đạp xe đạp. Nhưng dù sao ở Trung Quô"c cũng
có m ột cái gì đó rất gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu
với người Việt. Có lẽ đó là quá khứ. Không phải dĩ
nhiên mà các du khách Việt Nam đến đất nước này
vẫn cảm thấy như ở nhà.
Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Trung
Quốc đang trở thành một cường quốc du lịch. Theo
số liệu của tổng cục du lịch nước này năm 2002
tổng doanh thu của ngành công nghiệp không khói
của Trung Quô"c sẽ tăng 10,5% so với năm 2001 và
5
lạ t doanh thu 550 tỷ Juan (nhân dân tệ). 1 usd =
B,27 Juan.
R iêng doanh thu ngoại tệ tăng tới con sô"
chóng m ặt, 20 tỷ usd, và số du khách nước ngoài
tăng 97 triệu người. N ên nhớ rằng, năm 2001
Trung Quốc đã từ vị trí thứ 7 vươn lên vị trí thứ 5
về lĩnh vực du lịch và riêng du lịch quốc t ế đã đạt
tổng doanh thu 17,8 triệu đô la Mỹ với số lượng
khách nước ngoài là 33,2 triệu. Đấy là không tính
những du khách nước ngoài lưu lại dưới m ột ngày.
Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng chung sau sự
k iện 11 tháng 9 và sự suy thoái kinh tế ở Mỹ,
N hật, EU nền công nhiệp không khói của Trung
Quốc vẫn tăng trưởng đều đặn. Chỉ tính riêng 10
tháng dầu năm 2002 số khách du lịch đã lên tới
con số 81,57 triệu với mức tăng trưởng 11%. Nâng
mức tăng doEuih thu lên 17 tỷ đô la Mỹ. Được biết
khách du lịch nội địa đã tăng vọt trong năm nay.

Sơ LƯỢC CHUNG.
Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa là Hội đồng nhà nước.
Trung Quốc có 21 tỉnh (không tính Đài Loan),
5 khu tự trị và 3 thành phô" trực thuộc trung ương
là Bắc Kỉnh, Thiên Tân và Thượng Hải.
Thủ đô của Trung Quô"c là Bắc Kinh.
Trung Quô'c là nước đông dân nhất th ế giới
với hơn 1,2 tỷ người. Trên đường phô" lúc nào cũng
có một biển người. Cùng với những chiêc xe hơi là
những dòng xe đạp cuồn cuộn hoà lẫn với những
dòng người đi bộ làm cho ta liên tưởng những đàn
kiến vội vã mang mồi về tổ. Đàn ông cũng như phụ
nữ đều mặc đồ Tây. Bạn hiếm khi thấy một phụ nữ
Trung Quô"c mặc váy.
Ngay từ đầu những năm 1980 chính phủ
Trung Quôc nhằm hạ tỷ lệ sinh đẻ đã đưa ra khẩu
hiệu: mỗi gia đình chỉ sinh một con. Chính sách
hạn chế sinh đẻ này đã tiến hành những biện
pháp chế tài khá nghiêm ngặt. Việc sinh đứa con
thứ hai sẽ bị phạt. Những đứa trẻ này sẽ không
được đến nhà trẻ và đủ thứ phân biệt khác. Bởi vì
theo truyền thông của người Hoa thì chỉ có con trai
mới có thể nôi dõi tông đường nên việc sinh con
gái bị xem như một nỗi bất hạnh. Vì vậy mà phụ
nữ mang thai con gái thường phải đi nạo. Không
hiếm những trường hợp con gái sơ sinh bị giết.
Chính điều này là nguyên nhân làm cho dân số
nước này có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới - 51,2%
so với 48,8% - trong lúc trên th ế giới thường tỷ lệ
nữ giới cao hơn nam giới.

8
Trung Quốc là một đất nước da sắc tộc mặc dù
phần đông dân là người Hán. Dân tôc thiểu số
chiếm gần 7% (55 dân tộc) tập trung chính ở các
vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và m iền
Bắc Trung Quốc). Trong đó người Choang (13,5
triệu người), người Tây Tạng (7,5 triệu), người
Uigur (6 triệu) người Mèo (5 triệu), người Mãn
Châu (4,3 triệu), người Tibet (3,7 triệu), người
Mông Cổ (3,4 triệu) w ...
Trưng Quô"c là m ột nước đô thị hoá chậm mặc
dù nước này có tới 40 thành phố. Phần lớn dân
Trung Quốc sinh sống tại các tỉnh miền Đông, nơi
có m ật độ dân sô" rất lớn.
Chữ viết của Trung Quôc là chữ tượng hình
và gần như không hề thay đổi cả ngàn năm nay.
Không ai biết chính xác là có bao nhiêu từ trong
chữ viết Trung Quốc. Tuy nhiên, để đọc báo bạn chỉ
cần biết chừng 3000 từ là đủ. Một quyển từ điển
trung bình của Trung Quô"c chỉ chứa chừng 8.000 từ
còn cuô'n từ điển lớn có từ th ế kỷ XVII chứa tới
47.000 từ. Cách phát âm ở các vùng rất khác nhau
nhưng chữ viết thì ở đâu cũng thế. Vì vậy, khi khó
nói người Trung Quôc thường lấy ngón tay viết lên
lòng bàn tay.
Tín ngưỡng ở Trung Quôc là đạo Phật, đạo
Giáo và Thiên chúa giáo.
Một tu sĩ Trung Quốc

10
Tượng Đức P h ậ t cười ở thành p h ố Quế Lâm.

ĐẶC ĐIỂM DÀN TỘC.


Từ giữa những năm 80, tại các thành phố lớn
của Trung Quô"c người ta xây dựng nhiều khách
sạn. Nhiều cái trong sô" đó đạt tiêu chuẩn quô"c tế,
đặc biệt là các khách sạn của các công ty liên
doanh. Trong tất cả các khách sạn đều có nhà
hàng, đặc biệt là nhà hàng bán các món ăn Trung
Hoa. Tuy nhiên trong các khách sạn cũng có nhà
hàng Âu.
Ẩm thực Trung Hoa thực sự nổi tiếng th ế giới.
Bất cứ nơi đâu ở châu Âu hay châu Mỹ bạn cũng có
thể tìm thấy một nhà hàng Trung Hoa do những
người Hoa di cư làm chủ. Mặc dù thế phải đến
11
Trung Quôc bạn mới đánh giá đúng và yêu thích
các món ăn Trung Hoa. Sự phong phú và đa dạng
của các món ăn ở đây không thua kém sự đa dạng
của địa hình Trung Quô"c và nhiệt tình của cư dân
nước này.
Những người thích đặc sản và cảm giác mạnh
(đúng theo nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này) sẽ
hoàn toàn được thỏa mãn. ớ đây có đủ. Từ dùi ếch
chiên bơ đến hột vịt muôi, từ chim se sẻ rô ti đến
thịt ngỗng, tất cả đều phải gắp bằng đũa. Thế
ahưng cái chính yếu trong ẩm thực Trung Hoa đó
là các loại nước chấm, một sự kết hợp giữa cay và
nồng, chua và ngọt. Trong ẩm thực Trung Hoa có
vô sô" loại nước chấm và chính nước chấm đã làm
cho các món ăn trở nên đặc biệt và độc đáo.
Bàn ăn Trung Hoa dọn rất nhiều món. Bàn
ăn thường có hai mặt hình tròn chồng lên nhau.
Mặt trên có thể xoay để những thực khách ngồi
xung quanh dễ dàng gắp đồ ăn. Thức uông chính là
bia. Rượu rất nặng, nặng tới 60° được uông trong
những cái tách nhỏ xíu bằng sứ. Trà là thức uông
nhất thiết phải có. Nó được dùng trước và sau bữa
ăn.
Người Trung Hoa cũng rất thích hút thuôc lá.
Đàn ông hầu như ai cũng hút. Họ hút ờ khắp mọi
nơi: ngoài phố, trong nhà, ở cơ quan thậm chí cả

12
trong toa tàu. T hế nhưng bạn khó có thể bắt gặp
m ột phụ nữ Trung Hoa hút thuốc bởi vì họ xem đó
là bất lịch sự.

ĐỊA LÝ.

D ãy Pam ir

Trung Quốc chiếm một phần rất lớn lãnh địa


Trung Đông Ấ, với diện tích 9,6 triệu km^ (đứng
thứ ba th ế giới sau nước Nga và Canada), tức là
một phần tư châu Á. Vì th ế không có gì ngạc nhiên
khi địa hình của Trung Quốc vô cùng đa dạng. Đất
nước rộng lớn này trải dài từ bờ con sông biên giới
Xibiri-Amur đến tận các hòn đảo đầy dừa trên biển
Nam Trung Hoa với chiều dài từ Tây sang Đông
5500 km, từ dãy núi Pamir đến bán đảo Sơn Đông

13
là 5200km. Tổng chiều dài biên giới trên cạn của
Trung Quôc là hơn 20 ngàn km còn chiều dài bờ
biển là 18 ngàn km. Trung Quốc tiếp giáp với :
Nga, Kazakstan, Tajikistan, Pakistan, Afghanistan,
Ấn Độ, Nepal, Butan, Lào, V iệt Nam, Bắc Triều
Tiên, Mông cổ và Miến Điện.
Những dỉnh núi chọc trời cao hơn 8000m, cát
và những cồn cát sa mạc bất tận, những đồng cỏ
m ênh mông và những thung lũng hẹp, những con
sông dài, những đầm lầy và màu xanh của những
cánh đồng lúa bạt ngàn - tất cả những cái đó là
đất nước Trung Quô"c.

Dãy Him alaia

Bộ mặt của miền Đông Bắc Trung Quốc (vùng


Manchuri cũ) là đồng bằng và bình nguyên được
14
bao quanh bởi những dãy núi thấp. Đặc trưng cho
vùng này là mùa đông băng giá khắc nghiệt và
mùa hè khô hạn. ớ đây vẫn còn giữ được nền công
nghiệp truyền thống là khai thác than đá và quặng
sắt cùng với những nhà m áy luyện cán thép khổng
lồ.

Quanh cảnh m ột vùng trung du

Gần m iền Tây là những thảo nguyên bạt


ngàn và ngày nay đang trở thành những bãi chăn
thả cừu, ngựa và lạc đà lớn nhất nước. Đi thêm
nữa, về phía Tây, đến chân dãy núi Thiên Sơn là
sa mạc lớn nhất Trung Quốc, sa mạc TaklaMakan.
ớ đây có con sông Tarim chảy trong cát, thường
xuyên đổi dòng để tạo nên hồ Lobnor và
Karaburakel. Phía Bắc con sông Tarim thời xa xưa
là nơi “Con đường tơ lụa” chạy qua.

15
Dọc theo bờ biển m iền Đông Bắc là đồng
bằng trải dài tới 500 km và là vùng đất màu mỡ
nhất Trung Quôc.
Miền Trung Trung Quốc, vương quốc của con
sông Dương Tử, con sông chia nước này thành hai
phần Nam - Bắc là đồng bằng lớn nhất Trung Quôc
với con sông lớn Hoàng Hà chảy qua. Suốt nhiều
th ế kỷ qua người dân vùng này đã phải xây dựng
đê điều để ngăn không cho nước sông tràn vào phá
hoại mùa màng. Những con đê cứ cao m ãi lên theo
lòng sông và đến bây giờ lòng sông Dương Tử đã
cao hơn những vùng ven sông mấy m ét. Nhưng
dòng sông vẫn chảy, vẫn mang phù sa bồi đắp...

Một góc Tây Hồ

Phía Nam sông Dương Tử là những cánh đồng


lúa bạt ngàn trải dài hàng trăm km, đó là phần
16
địa hình chính của Trung Quốc, ở đông Nam Trung
Quôc là núi cao, đây là nơi tập trung các vườn chè
rất nổi tiến g với trà Tân Cương, ở m iền Nam
Trung Hoa người ta đã biết uô'ng trà từ 2000 năm
nay. Vào th ế kỷ thứ IX, trà Trung Quôc đã du nhập
tới N hật Bản rồi tới Triều Tiên.

Miền Tây Nam Trung Quô"c là những dãy núi


cao, chiếm tới 2 triệu km^, với độ cao trung bình là
4-5 ngàn mét. Xuống phía Nam một chút là dãy
Himalaia (cao 8000m). Trên dãy Himalaia, nơi biên
giới giữa Trung Quốc và Nepal có đỉnh Everest cao
nhất th ế giới (8848 mét). Hai con sông Hoàng Hà
và Dương Tử đã bắt nguồn ở đây, chúng mang nước
và phù sa chảy về phía Đông để đổ ra biển Đông
và biển Nam Trung Hoa.

17
Đảo Hải Nam nằm ở phía Nam Trung Quôc,
trên biển Nam Trung Hoa, được m ệnh danh là hòn
ngọc của nước này. Đảo được xem như là m ột tỉnh
của Trung Quôc và rất phát triển vào những năm
gần đây. Cư dân ở đây trồng dừa, cam và các cây
trái khác. Phần đông họ làm nghề đánh cá, dánh
tôm và nuôi ngọc trai. Còn những bãi tắm dưới
bóng m át của những rừng dừa thực sự là thiên
đường dành cho khách du lịch.

KHÍ HẬU.
Dĩ nhiên, khí hậu các vùng của m ột đất nước
rộng lớn như Trung Quốc thì không thể nào giống
nhau được. Trung Quốc nằm trong ba vùng khí hậu:
ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới với sự chênh lệch
nhiệt độ không khí rất lớn vào mùa đông. Chẳng
hạn, vào tháng giêng, khi nhiệt độ không khí ở
phía Bắc xuông tới âm 20°c thì ở Quảng Châu là
dương 15°c. Vào mùa hè, sự chênh lệch này không
lớn lắm.
Sự tương phản khí hậu lớn là ở các vùng
thuộc Tây Bắc Trung Quôc. ở đây, mùa hè nóng
cháy được thay th ế bằng mùa đông băng giá khắc
nghiệt. Miền Tây dãy Singhan Lớn nhiệt độ trung
bình vào tháng giêng hạ xuống -28°c còn nhiệt độ
tối đa là âm 50°c. Thế nhưng mùa hè ở đây lại
18
nóng như thiêu như đôt, đặc biệt là ở các lòng chảo
núi. Nơi nóng nhất Trung Quốc là lòng chảo
Tulufan, nằm ở phía Bắc sa mạc Taklamakan, gần
dãy T hiên Sơn. ở đây, mùa hè nhiệt độ lên tới
50°c, nóng đến nỗi bạn có thể chiên trứng trên đá.

M ột người đưa thư m iền núi

ở Bắc kinh, khí hậu có phần ôn hoà hơn. Mùa


đông có những đợt gió lạnh từ Xibiri thổi xuống,
song không khí khá khô và cái lạnh cũng dễ chịu.
Hơn nữa, cảnh tuyết rơi ở đây thật đẹp và là lúc
thơ mộng nhất để ngắm nhìn những đền tháp của
cung điện Mùa Hè. Rồi mùa xuân ngắn ngủi đến
thay th ế cho mùa đông dài và đây là lúc những cơn
bão cát ùa về hoành hành thủ đô. Mùa hè ở Bắc
Kinh khá nóng bức.

19
ơ Thượng Hải khí hậu có phần ấm áp hơn.
Mùa đông, nhiệt độ ít khi xuông dưới 0° nhưng độ
ẩm luôn cao (quanh năm 85-95%) thành thử rất
khó chịu. Mùa hè ở đây rất nóng và ẩm.
Đi xuôrig phía Nam, đến Quảng Châu, bạn sẽ
gặp khí hậu gió mùa á n h iệt đới. Mùa hè ở đây
nóng và ẩm. Đến tháng 7-9 là mùa mưa bão. Mùa
đông ấm áp song độ ẩm vẫn rất cao.
Thời gian lý tưởng để du lịch Trung Quô'c là
cuôl xuân, đầu hè hoặc mùa thu vào tháng 9-10.
Nếu muôn du lịch tham quan m iền Nam Trung
Quôc thì tốt nhất nên đi vào tháng 11-12.

CẢNH QUAN THIẾN NHIÊN


Sồng Li mùa xuân

21
tA. ■

N ú i Vòi Voi.

Địa hình trên triền sông Li ngoại vi Quế Lâm


(Nam Trung Quốc) là một cảnh thiên đường thực
sự. Sự xâm thực nhiều ngàn năm của các dãy núi
đá vôi đã tạo cho nơi đây những vách núi kỳ vỹ,
những hang động huyền bí với vô số thạch nhũ lơ
lửng trong những vòm đá. Một chuyên du lịch bằng
thuyền trên sông sẽ làm say đắm lòng du khách
không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ mà
còn bởi những cái tên lãng mạn, trữ tình của các

22
vách đá dựng đứng như: núi Vòi Voi, vách Rồng,
động Mũ Giáp, núi Tình Yêu. Sáng sáng tại Chu
Sơn, cách Quế Lâm 20 km những chiếc thuyền lại
đến đón du khách vãng cảnh. Du khách sẽ được đãi
bữa trưa trên thuyền và chiều tôì sau khi tham
quan sẽ được đón về bằng xe.

Thuyền đưa khách tham quan Tây Hồ

Cách Quế Lâm 7 km về hướng Bắc Nam có


động Ống Sáo Sậy nằm ở độ sâu 600m. Động được
chiếu sáng bởi m ột thứ ánh sáng mờ ảo với những
nhũ đá, mỗi nhũ đá được đặt một cái tên riêng
thật lãng mạn ví dụ như: Cung điện pha lê vua
Rồng.

23
Rừng Đá

Rừng Đú

Rừng Đá là đích đến của chuyên tham quan ở


Cỏn Minh 'th ủ phủ của tỉn h Hồ Nam, n ằ m ở Tây
Xam Trung Quòc, trén biên giới Trung Quòc - Việt
Xam - Lào - M iến Điện). Rừng Đá n ằ m cách th à n h
phỏ' 120 km về hướng Đõng Xam, di xe chừng hai
giờ đồng hồ. Cũng như ờ Quế Lảm, các vách núi ở
đáy được h ình th à n h bởi các nham th ạch núi lửa
nhỏ lẻn do ho ạt động kiến tạo nhưng chính sự bào

24
m òn của mưa gió mới tạo cho chúng những hình
thù kỳ vỹ. Huyền thoại về Rừng Đá này mới thật
đẹp và lãng mạn. Chuyện kể rằng, một vỊ thần vì
xúc động trước tình yêu chung thuỷ của một đôi
trai gái đã tặng những vách đá kia cho họ làm nơi
tâm tình.

Tàu du lịch chở du khách đ i tham quan Thái Hồ.

Ngoài Rừng Đá, xung quanh Côn Minh còn


không ít những cảnh quan đẹp. Một trong số đó là
công viên Dáng Đẹp. Tại đây, cứ đến rằm tháng
25
tám là người ta lại tổ chức rước đèn trung thu. Một
cảnh tượng tuyệt đẹp. Trên hai cột ở cổng vào công
viên này du khách có thể đọc được hai câu dôl dài
tới 180 chữ, được xem là những câu đôl dài nhâ"t
Trung Quốc.
Chuyên tham quan Thái Hồ (nằm ở Tây Nam
Côn Minh) sẽ đưa bạn đến với những vẻ đẹp tuyệt
vời của những ngôi chùa, nhà thủy tạ và những
công trình kiến trúc tuyệt đẹp khác quEưứi hồ.
Thành phố Hàng Châu (thủ phủ của tỉnh
Triết Giang) với cảnh quan tuyệt đẹp của nó, từ
xưa đã được m ệnh danh là “Thiên đường nơi hạ
giới”. Tuy nhiên Tây Hồ mới thực sự là nơi có cảnh
quan thiên nhiên đẹp nhất Trung Quôc. Đây là nơi
mà suô"t bao nhiêu thê kỷ qua đã hút hồn không
biết bao nhà thơ, họa sỹ đến đây để bằng ngòi bút
và cây cọ ngợi ca về cảnh đẹp của nó. Cho đến giờ,
Tây Hồ vẫn được bao quanh bởi núi rừng hùng vỹ.
Vào những đêm trăng sáng, mặt hồ phản chiếu lên
ánh trăng bàng bạc với những làn sương mong
manh bay bảng lảng tạo nên một cảnh đẹp thật
quyến rũ và lãng mãn. Để tôn thêm vẻ dẹp cho
Tây Hồ, năm 1607 người ta đã xây dựng ở đây một
hòn đảo nhân tạo. Sau đó giữa những nhà thủy tạ
người ta còn cho đào bôn cái hồ nhỏ trên đảo.
Những lùm tre, những đầm sen và những núi đá
nhân tạo đã đem lại cho cảnh quan ở đây một vẻ
26
đẹp vô cùng thơ mộng. Năm 1621, hai ngôi miêu
nhỏ được xây dựng và cho đến bây giờ vân tha
bóng xuô'ng m ặt nước hồ phẳng lặng. Trên đảo Hô

N úi Cô Đơn
27
Sơn là ngọn núi Cô Đơn vươn vút lên mở ra toàn
cảnh hồ và tô điểm thêm cho cảnh đẹp xung
quanh. Nơi đây một thời từng có nhà thủy tạ
Nguyệt Thu và là nơi Hoàng đế Càn Long thích
đến vịnh nguyệt.

LỊCH SỬ.
Trung Quốc có một lịch sử lâu đời và cổ xưa,
có chiều dài hơn bốn ngàn năm với nhiều triều đại
khác nhau.
Thời truyền thuyết - trước th ế kỷ 21 trước
công nguyên.
Nhà Hạ; 2205-1766 trước C.N.
Nhà Thương; 1766-1123 trước C.N.
Tây Chu - Đông Chu: 1122-770 trước C.N
Xuân Thu: 770-476 trước C.N.
Chiến Quôc: 476-221 trước C.N.
Nhà Tần; 221-206 trước C.N.
Tây Hán: 296 trước C.N - 24 sau C.N.
Đông Hán: 25-220.
Thời Tam Quôc: 220-280.
Tây Tấn: 265-316.

28
Đông Tấn: 317-420.
Bắc Triều và Nam Triều: 420-589.
Nhà Tùy: 589- 618.
Nhà Đường: 618-907.
Thời Ngũ Đại: 907-960.
Bắc Tống: 960-1127.
Nam Tống: 1127- 1279.
Nhà Liêu: 906-1125.
Tây Hạ: 1038-1227.
Kim: 1115- 1368.
Nhà Nguyên: 1271-1368.
Nhà Minh: 1368- 1644.
Nhà Thanh: 1644-1911.
Trung Hoa Dân Quốc: 1912- 1949.
Cộng hoà N hân dân Trung Hoa: 1949 đến nay.

Viết lịch sử Trung Quố^c đòi hỏi nhiều công


sức và giấy bút. ơ đây chúng tôi chỉ dám viết sơ
qua vài nét về thời kỳ từ năm 1911 đến khi nhà
nưức Công hoà N hân dân Trung Hoa ra đời.

29
Vào cuối th ế kỷ XIX, các nước trong \òing ảnh
hưởng của Khổng giáo đã thoát khỏi chính thể
quán chủ. Bôn nước trong vùng là V iệt Nam, Triều
Tiên, Trung Quốc và N hật Bản nước thành vương
quóc nước thành đế chế. Tuy nhiên đến năm 1911
tại Đõng Á chỉ còn một nước theo chính thể quân
chủ là Nhật. Việt Nam và Triều Tiên trở thành
những nước thuộc địa còn ở Trung Quốc chính thể
quân chủ đã bị cuộc cách m ạng Sinhai năm 1911
đánh đổ.
Khu vực này lúc bấy giờ có hai đặc điểm đập
vào mắt; một mặt là sự thiếu vắng hoàn toàn của
các phong trào quân chủ ở Trung Quô"c, Việt Nam,
Triều Tiên và mặt khác là sự yếu kém đặc biệt của
phong trào cộng hoà ở Nhật. Người Trung Hoa,
người Việt Nam và người Triều Tiên thậm chí
không nêu vấn đề phục hồi nền quân chủ ở nước
mình còn người Nhật ngược lại, không hứng thú
với \'iệc biến nước mình thành một nước cộng hoà.
Điều này thể hiện ở sự khác nhau về mặt nguyên
tắc trong quan niệm về chính thể quân chủ đã tồn
tại ở Nhật. Nhật là nước duy nhất trong khu \ạíc
quyết định lật đổ học thuyết Khổng giáo - “Thiên
m ệnh” và chính điều này đã cứu chính thể quân
chủ của nó.

30
Điểm dặc biệt của Trung Quô"c đó là chu kỳ
thay đổi của các triều đại xảy ra thường xuyên
trong suô"t nhiều th ế kỷ. Cái chu kỳ ấy được bắt
đầu khi một triều đại lên cầm quyền. Người sáng
lập ra triều đại có thể là một viên tướng, một nhà
quí tộc, một lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông
dân hay thậm chí đơn thuần là một kẻ chinh phục.
Cha đẻ - người sáng lập, các phụ tá và cái chính là
những người k ế vị sẽ đặt ra trật tự nơi “Hạ giới”.
Theo lệnh của họ, đất đai sẽ được kê biên. Họ đặt
31
ra sưu thuế, xây dựng, tu sửa các kênh đào, đê
điều, xây dựng đường sá, cung điện, tiến hành các
cuộc chiên tranh chinh phạt các nước lân bang
không chịu khuất phục, tài trợ cho khoa học và
giáo dục. Nói chung, họ mở ra một kỷ nguyên vàng
và nếu không được thê thì cũng là một cái gì đó
tương tự. Thời kỳ rực rỡ ấy có thể kéo dài một
trăm và thậm chí vài trăm năm, tuy nhiên dần
dần cái bộ máy nhà nước ấy bắt đầu suy đồi. Sưu
thuế không thu được hoặc nếu có thu được thì cũng
không đủ để chi, các kênh đào khô cạn, dê đập vỡ,
quân đội không nhận được quân lưcmg. Bắt đầu
thời kỳ suy sụp và kết quả là sau 200-300 năm xây
dựng, cả một triều dại kết thúc không còn tồn tại.
Sau cái chết của nó là thời kỳ của những cuộc
chiến phân tranh có thể kéo dài nhiều năm thậm
chí vài trăm năm. Kết thúc những cuộc chiến ấy là
một kẻ nào đó (một vỊ tướng, một nhà quí tộc, một
lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân hoặc một
kẻ chinh phục ngoại bang) thống nhật đế chế và
tất cả lại bắt đầu từ đầu.
Hiện thời tính chu kỳ này được giải thích bởi
những quan điểm kinh tế, xã hội. (tình trạng tư
hữu hoá dất đcLÌ tăng nhanh, sự yếu kém trong việc
quản lý các hệ thông quan trọng nhất đôi với
Trung Quốc là hệ thông giao thông, thủv lợi...). Có
lẽ một sự biện giải như th ế là khôn ngoan và có cơ
32
sở song những người Trung Quôc đã từng nhận ra
đặc điểm này trong lịch sử của mình vào thời kỳ
đầu sau công nguyên lại có một quan điểm khác.
Quan điểm này lần đầu tiên được phát biểu bởi
Mensi dần dần được Khổng giáo chính thống chấp

M ột p h o tượng P h ậ t khắc vào vách đá

nhận và trở thành quan điểm chung. Từ quan điểm


của các nhà tư tưởng Khổng giáo, việc lên ngôi của
triều đại này hay triều đại khác chẳng qua là một
phần thưởng mà Thượng đế ban tặng cho kẻ sáng
lập ra triều đại nhờ đức hạnh, sự anh minh và
những cái mà ngày nay chúng ta quen gọi là “phẩm
chất của người lãnh đạo”. Nói ngắn gọn là Thượng
đế phái một kẻ xứng đáng để làm vỊ hoàng đế mới.
Chính con người này đã nhận “Thiên m ệnh” để
33
nắm quyền cai trị Hạ giới. Tuy nhiên quyền này
cũng không phải là vô thời hạn. “Thiên m ệnh “chỉ
là ước định và thời gian dài hay ngắn còn phụ
thuộc vào đức hạnh và sự anh minh của các vị
hoàng đê trị vì. Song với thời gian, con cháu của kẻ
sáng lập bắt đầu mất đức hạnh và sự anh m inh mà
một thời cha ông họ đã có để được làm kẻ trị nước.
Cuôi cùng sự suy đồi đạo đức của họ dến độ Thượng
đế không sao chịu được nữa và để bảo vệ cho sự
bình yên nơi Hạ giới Thượng đ ế phải gạt bỏ cái
triều dại đã thối rữa kia để thay vào một triều đại
mới xứng đáng hơn. Thế là diễn ra cái quá trình
mà người xưa quen gọi là “Hem in” - thay đổi
“Thiên m ệnh” (trong ngôn ngữ Trung Hoa h iện đại
từ này được dịch là “cuộc cách mạng^).

Một góc của cung điện M ùa Hè.


34
Xét từ quan điểm này thì cả những lãnh tụ
khởi nghĩa và thậm chí cả những kẻ xâm lược đều
không phải là những kẻ giành quyền lực mà ngược
lại là vũ khí của Thượng đế (trong thuật ngữ mà
chúng ta quen dùng có nghĩa là “cơn giận dữ của
Thược đế”). Tiêu chưẩn để kiểm chứng thật đơn
giản: nêu những kẻ mới lên nắm quyền thành công
điều đó chứng tỏ Thượng đế đã chọn đúng người và
đang đứng về phía họ. Song theo một quan sát từ
lâu đời của người Trung Hoa thì “Một cuộc bạo loạn
không thể k ết thúc bằng một sự may m ắn”. Trong
trường hợp ngược lại nó được gọi theo một cách
khác. Thường thì trong mỗi tư tưởng xã hội của
người Trung Quô"c bao giờ cũng có một cơ sở đạo
đức triết học cơ bản.

H ành lang trong cung Mùa Hè.


35
Tuy nhiên, việc từ chôi phục vụ cho chính thể
mới bao giờ cũng được lĩnh hội bằng m ột sự thông
hiểu. Thường thì những người thuộc triều đại bị lật
đổ trở thành những kẻ ẩn dật, bỏ đi nơi khác hay
rút lui khỏi vũ đài chính trị để đên với khoa học.
Họ luôn nhận được sự thông hiểu của chính thể
mới ngay cả khi họ cố tỏ ra rằng ý nguyện của
Thượng đế vẫn còn hoàn toàn chưa rõ ràng và
triều đại mới mà các nhà biện hộ đang h ết lời ca
ngợi chưa chắc đã tốt hơn. Mặt khác, con cháu của
vị hoàng đế thất sủng (nếu như họ không bị chém
giết dưới bàn tay tàn ác trong lúc binh biến) và
những thành viên khác của triều đại bị lật đổ sẽ
trở thành những thần dân bình thường nhất của
chính thể mới. Còn việc họ xưa là con cháu hoàng
tộc chỉ tăng thêm danh giá của m ình trong mắt
người khác song hoàn toàn không phải là cơ sở để
ngoi lên ngai vàng. Sau khi mất “Thiên m ệnh”
hoàng tộc sẽ trở thành dòng dõi bình thường.
Khó có thể nói đã có bao nhiêu triều đại tồn
tại trong suô"t chiều dài lịch sử Trung Quốc. Trong
thời kỳ phân tranh, một lúc có thể có hàng chục
triều đại trị vì đất nước này và mỗi triều đại đều
tự cho mình là triều đại hợp pháp duy nhâ"t bởi lẽ
theo nguyên tắc truyền thông thì trong Hạ giới chỉ
có thể có một hoàng đế. Tuy nhiên, sự công nhận
triều đại phần lớn còn phụ thuộc vào sử liệu chính
36
thức của Khổng giáo. Nó là một văn kiện lịch sử.
Văn kiện lịch sử này thường được soạn thảo bởi
m ột hội đồng đặc biệt do chính Hoàng đế của triều
đại k ế vị lập ra. Hoàng đế cũng là người chuẩn y
văn k iện này. Nếu chiếu theo truyền thông Trung
Quốc và loại khỏi danh sách 3 - 4 triều đại chóng
tàn mà mỗi triều đại chỉ tồn tại vài chục năm thì
có thể nói rằng suốt giai đoạn từ cuôi thê kỷ thứ
III trước công nguyên đến đầu th ế kỷ thứ XX sau
công nguyên chỉ có 7 triều đại đã trị vì đất nước
Trung Quô"c. Nếu tính cả thời kỳ phân tranh, kéo
dài 600 năm, thì trung bình mỗi triều đại trị vì
gần 250 nảm. Con sô" này nếu có chênh lệch thì
cũng không đáng kể.
Triều đại cuối cùng ở Trung Quốc là nhà
Thanh (tên gọi của triều đại này là do chính người
sáng lập nên nó chọn) lên ngôi vào năm 1644.
Cũng giống nhiều vỊ hoàng đế trước đó, người sáng
lập nên triều đại nhà Minh không phải thuộc tộc
người Hán.-Triều dại nhà Minh đã dược lập nên
bởi những người Mãn Châu, một tộc dân bán du
mục mà từ thời xa xưa đã từng sông ở miền Đông
Bắc Trung Quốc bây giờ. Vào cuối những năm
1630, Trung Quôc lúc bấy giờ đang nằm dưới quyền
cai trị của nhà Minh và đang bị quân khởi nghĩa
nông dân vây hãm. Năm 1644 quân khởi nghĩa
tiến về Bắc Kinh. Vị hoàng đế cuối cùng của nhà
37
^hanh tự vận và lãnh tụ khởi nghĩa nghiễm nhiên
t 'ở thành hoàng dê của triều đại mới. Tuy thê,
triều đại này đã không dược sử liệu học chính thức
công nhận bởi lẽ cuôi cùng những kẻ khởi nghĩa dã
thất bại và điều này chứng tỏ phẩm chất đạo đức
của \ậ lãnh tụ của họ có vấn đề.
Vào thời kỳ này, các tướng lĩnh nhà Thanh
tại biên giới phía Bắc đang tiến hành các cuộc
chiến chông lại các bộ tộc người Mãn Châu cho
rằng những người du mục ít đáng sỢ hcfn là những
kẻ khởi nghĩa. Họ liền ký liên minh với những
người mới là kẻ thù rồi cùng họ đưa quân tiến về
Bắc Kinh giải phóng thủ đô. Những người họ hàng
của vị hoàng đế \òĩa quá cô^ đã thừa cơ đứng dậy
chống lại quân khởi nghĩa và người Mãn Châu
nhưng cuố"! cùng thất bại.
Hầu như tất cả các triều đại không phải
Trung Hoa ở Trung Quôc đều nhanh chóng đánh
mất bản sắc dân tộc và bị đồng hoá. Nhưng người
Mãn Châu và đặc biệt là \"i hoàng đế mới, dòng dõi
Aisin-Hioro hoàn toàn ý thức rõ điều này và đã cố
tránh vết xe đổ ấy. Họ đã giữ được truyền thông
của mình cả trăm năm và luôn sử dụng cùng lúc
hai thứ tiếng (tiếng Trung Hoa và tiến g Mãn
Châuj. Điều này đã làm cho đa sô' người Hán bất
bình song nhìn chung người Trung Hoa cũng không
cảm thấy tính chất ngoại bang trong triều đại. v ề
38
m ặt tư tưởng dân Mãn Châu là những người hoàn
toàn theo Khổng giáo và xử sự như bất kỳ triều đại
“Trung Hoa thuần chủng” nào khác. Chỉ có vào
giữa thê kỷ thứ XIX sự phân biệt sắc tộc mới bộc
lộ. Không phải dĩ nhiên mà sau năm 1949 người
Mãn Châu là tộc người thiểu số lớn duy nhất
không được quyền tự trị. Đây có thể nói là một
cách trả thù của người Hán.
Vào năm 1911, một cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
tại thành phô" ư han và nhanh chóng lan ra cả
nước. Cuôi năm ấy triều đại nhà Thanh bị lật đổ
và Trung Quô"c trở thành một nước cộng hoà. Tại
thời điểm này ngồi trên ngai vàng là Hoàng đế
Phổ Nghi (1905-1967) còn rất ít tuổi. Ngoài Phổ
Nghi vào thời điểm cuộc cách mạng nổ ra hoàng
tộc còn có gần bảy ngàn người là con cháu của các
\ ị hoàng đế trước đó. Chính phủ cách mạng sau
khi chiếm chính quyền đã dành cho hoàng tộc một
dặc ân là để cho họ trong Tử Cấm Thành.
Năm 1917 một viên tướng đã tiến hành một
cuộc binh biến nhằm khôi phục lại triều đại nhà
Thanh nhưng thất bại.
Đòn cuôi cùng nhằm vào chính thể quân chủ
Trung Quốc là do nguời Nhật, đại diện của chính
thể quân chủ Đông Nam Á duy nhất còn đứng
vững. Năm 1924 hoàng đế Phổ Nghi bị một vị

39
t íớng quân phiệt đuổi khỏi Tử cấm Thành. Hoàng
Q3 phải dời về Thiên Tân mang theo vàng bạc
châu báu và ấn tín, biểu tượng quyền lực hoàng
triều. Thiên Tân là m ột thành phô cảng khá lớn
gần Bắc Kinh, lúc bấy giờ đã hoàn toàn nằm dưới
quyền kiểm soát của người Nhật. Năm 1931 quân
N hật chiếm Mãn Châu và lập lên chính phủ bù
nhìn Mãn Châu và đưa Phổ Nghi lên làm hoàng
đế. Song chính phủ này đã không tồn tại lâu và
không được quốc tế công nhận. Năm 1945 chính
phủ Mãn Châu bị quân đội Liên xô đánh tan.
Hoàng đế Phổ Nghi bị quân đội Liên Xô bắt làm tù
binh. Sau nhiều năm ở Liên Xô ông trở về Bắc
Kinh và làm việc trong viện thực vật thuộc viện
hàn lâm Trung Quô"c cho đến cuôi đời. Năm 1962
Phổ Nghi cưới vợ và trở thành vị hoàng đế Mãn
Châu đầu tiên cưới vợ là một cô gái Trung Hoa
(người vợ đầu tiên của ông lúc này đã chết). Thế
nhưng cả vợ đầu lẫn vợ hai và vô số cung tần, mỹ
nữ cũng đã không đẻ cho Phổ Nghi một đứa con
trai nôi dõi thê mà dòng dõi hoàng tộc này coi
như chấm dứt. Tuy nhiên Phổ Nghi đã nhận một
cậu con trai thuộc dòng tộc Aisin-Hioro làm con
nuôi để nôi dõi. Vị hoàng đê cuôi cùng m ất vì img
thư năm 1967. Năm 1995 thi hài ông được dưa về
an táng trong nghĩa trang của hoàng tộc nhà
Thanh tại tỉnh Hồ Bắc.

40
Song Phổ Nghi m ất không có nghĩa là không
còn thành viên nào của hoàng tộc vì Phổ Nghi còn
có tám bà chị và bôn người anh. Cho đến năm
1949 ông vẫn còn sáu chị và hai anh. Một trong
hai người anh của Phổ Nghi sau khi những người
cộng sản lên cầm quyền đã trở thành đại biểu
chính thức trong Hội nghị nhân dân toàn quốc và
đã làm được rất nhiều cho công cuộc gìn giữ truyền
thống của người Mãn Châu. Người anh thứ hai của
Phổ Nghi sau cách m ạng vẫn tiếp tục làm nghề
dạy học. H iện tại còn hơn mười đứa cháu cả trai
lẫn gái của Phổ Nghi còn sống. Nhiều đứa đã có
con. Nói chung sô^ thành \ãên của hoàng tộc nhà
Thanh có lên đến hàng ngàn. Đa số đang sinh
sống ở Trung Quốc như những công dân bình
thường khác của đất nước hơn 1,2 tỷ người này.

CON NGƯỜI.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quan
niệm sông của người dân Trung Quôc đã có nhiều
thay dổi. Nếu khi mới bắt đầu chính sách cải cách
và mở cửa người dân nước này chỉ dám mơ có một
chiếc xe đạp, cái máy giặt và cái đồng hồ đeo tay
là những thứ mà các nhà báo Trung Quốc thời đó
mệnh danh là m ặt hàng của giới thượng lưu thì sau
đó mười năm, vào đầu thập niên chín mươi biểu

41
trưng của cuộc sông dư dả là chiếc ti vi màu, máy
giặt và tủ lạnh. Những mua sắm mà nêu không có
chúng cuộc sông gia đình của những người dân làm
ăn bình thường ở Trung Quốc xem như chẳng còn ý
nghĩa đã vượt qua con số một ngàn Juan (NDT).
Song mức mua sắm chưa giới hạn ở đó. Cuối thập
niên chín mươi người dân Trung Quốc đã đua nhau
di mua m áy tính, điện thoại di động và m áy điều
hoà. Nhưng hiện tại, ở Trung Quô'c những thứ này
được xem là bình thường đôi với giới thu nhập
í "ung bình, còn giới thượng lưu trong vài năm trở
đây đã bắt đầu đua nhau sắm biệt thự ngoại
thành và xe hơi sang trọng.
Để n h ậ n biết những xu hướng mới của người
dân Trung Quốc trong th ế kỷ XXI nói chung không
cần phải tiên hành những cuộc thăm dò xã hội mà
chỉ cần nhìn vào lôi sông của họ .Ví dụ bữa trưa cho
một học sinh bây giờ không còn phải réo gọi từ ô
cửr, sổ nữa mà được đặt bằng máy điện thoại di
động. Hiện tại Trung Quốc là thị trường diện thoại
di động lớn nhất th ế giới. Cả nước đã có hơn 180
triệu người sử dụng mạng điện thoại di động và
sắp tới con số này, theo đánh giá của các chuyên
gia, sẽ vượt qua ngưỡng 200 triệu.
Số’ người sử dụng Internet cũng thế. Nếu vào
đầu thập niên 90 phần đông người dân Trung Quôc
còn chưa có khái niêm Internet là “cái món gì”, “ăn
42
thê nào” thì hiện tại các quán cà phê, Internet là
nơi giải trí và nguồn thông tin quan trọng nhất đối
với giới thanh niên nước này. Theo đánh giá của
các nhà chuyên môn thì sô" người sử dụng mạng đã
dạt tới con sô" sáu mươi triệu và trong tương lai rất
gần Trung Quốc sẽ qua m ặt Nhật Bản để trở thành
thị trường lớn thứ hai về các dịch vụ qua mạng, chỉ
dứng sau Mỹ.
Trong mười năm trở lại đây số người sử dụng
đồ điện cũng tăng vọt. Theo con sô" thông kê thì
năm 2002 cứ một trăm người dân thành thị nước
này đã có 117 ti vi, 91 máy giặt, 87 tủ lạnh và 32
máy điều hoà.
ở nông thôn, sự tăng trưởng này tuy không
cao như ở thành phố song cũng khá rõ. Ti vi màu
và xe máy là những thứ đã rất phổ biến ở các vùng
nông thôn lúc này. Nếu trước năm 1993 Trung
Quô"c hầu như chỉ sản xuất ti vi đen trắng thì hiện
tại 95% sản phẩm của ngành công nghiệp này là ti
vi màu. Trong các gia đình nông dân dàn máy VCD
đã không còn là của hiếm . Câu nói; “Chán chương
trình truyền hình thì ta bật VCD” đã trở thành cửa
m iệng của người dân nông thôn Trung Quốc. Hiện
tại cứ một trăm người dân nông thôn đã có 39 ti vi
màu, 25 máy giặt và 11 tủ lạnh.

43
Theo kết quả của các cuộc thăm dò xã hội thì
người dân Trung Quôc ngày một thỏa m ãn với cuộc
sông của mình. Nếu năm 1999 số người “bàng lòng
với cuộc sô"ng của m ình” là 52,8 % sô người được
hỏi thì năm 2001 con số này đã là 63,4%. Người
dân Trung Quôc cho rằng đó là thành quả của công
cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế. Song thu
nhập của ngùơi dân tăng đã gây nên m ột sự “đỏng
đảnh” trong tâm lý tiêu dùng. Và nếu như trước
đây giới hạn mơ ước chỉ là chiếc ti vi màu 16 in
Im h thường thì bây giờ nhiều nhà đã mơ về những
chiếc ti vi màu m àn hình phẳng lớn như màn ảnh
ở rạp. Ti vi bây giờ không còn đơn thuần là phương
tiện thông tin mà đã trở thành một thứ trang trí
nội thất.
Còn những gì liên quan đến điện thoại di
động thì lúc này nó không chỉ là phương tiện liên
lạc mà còn có thể có nhiều chức năng khác như
truyền hình ảnh màu, máy tính và nô'i mạng
Internet...
Máy tính cũng đang dần lạc mốt vì phần đông
người dân Trung Quôc đang chuyển sang máy tính
xách tay. Các loại máy ảnh thường cũng không còn
được ưa chuộng. Người dân Trung Quóc đang dần
chuyển sang máy ảnh kỹ thuật sô. Còn máy giặt,
tủ lạnh đã hoàn toàn tự động.

44
Trong nhận thức của người dân Trung Quốc
cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, chừng
hai mươi năm về trước người dân Trung Quôc sông
theo nguyên tắc “Hàng xóm có thứ gì tôi thích thứ
đó” và thêm vào đó là tình trạng hàng hóa khan
hiêm nên cả nước hầu như chỉ mặc một màu xám,
mua cùng thứ đồ thì bây giờ người ta đã nghĩ tới
thiết k ế thời trang. Bây giờ đồ dùng, từ giày dép
dến xe cộ, phải là thứ tô điểm cho tích cách người
sử dụng thành thử phải là thứ đặc biệt không
giống ai. Người Trung Quốc không còn nhìn nhau
khi mua sắm mà mua những thứ mình thích và
hợp với mình. Trong sô mười thanh niên mới lớn
nếu bạn hỏi; “Nếu em có tiền, em thích tiêu xài vào
cái gì nhất?” thì ba trong số đó sẽ trả lời thích
máy tính xách tay, hai em thích điện thoại di
động, hai em khác thích đồ chơi diện tử MP3, một
em thích m áy chụp ảnh kỹ thuật số, một em khác
thích dàn VCD còn em cuối cùng thích dụng cụ leo
núi.
Quan niện về ăn mặc của người Trung Quôc
cũng thay đổi cơ bản. Nếu như vào những năm tám
mươi người Trung Quôc xem quần áo là phương
tiện để không chết cóng vào những ngày đông giá
rét thì vào những năm chín mươi họ đã mù quáng
đua nhau chạy theo mô"t mà không thèm nghĩ đến
chuyện nó có hợp với vóc dáng, tuổi tác và địa vị
45
xã hội của mình hay không. Thế kỷ XXI là lúc
quần áo được xem là thứ để thể hiện vị th ế xã hội
cũng như tính cách của người dân Trung Quốc. Tại
các thành phô' Trung Quô"c xuất h iện ngày càng
nhiều loại hàng hoá của các hãng nổi tiến g th ế giới
như: Gucci, Pier Cardin, Yve Saint Loren,
Christian Dior, Channel...
Người dân Trung Quôc cũng dàiứi những
khoản tiền lớn chi cho rứiững dịch vụ khác. Một
cuộc thăm dò mới đây tại ba mươi môt thành phô"
Trung Quôc cho thấy: 31% dân nước này dành
phần lớn tiền cho giáo dục con cái trong đó có
nhiều trường hợp ra nước ngoài học, 13% dành cho
du lịch trong nước và nước ngoài. Càng ngày người
Trung Quốc càng chú ý nhiều cho cuộc sông của họ.
Vì th ế mà các cửa hàng bán thực phẩm sạch, các
câu lạc bộ thẩm mỹ, các trung tâm thể dục dụng
cụ, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ xuất hiện
ngày một nhiều. Tầng lớp người giàu ngày một
nhiều và họ đang hướng tới những môn quí phái
như chơi Golf, Bowling và đua ngựa.
Mức thu nhập tăng vọt của người dân là
thành quả của sự tăng trưởng kinh tế nó cho phép
họ có quyền tự hào về đât nước mình. Có tới 85%
người dân được hỏi cho rằng vị th ế của Trung Quôc
ngày càng tăng cao và việc Trung Quôc gia nhập

Aa
WTO và được chọn là nước đăng cai Thế vận hội
Olimpic 2008 là một minh chứng hùng hồn.

GIÁO DỤC.
Theo sô liệu thông kê thì có tới 80% người
dân Trung Quôc được dạy dỗ trong các trường
Wushu nơi họ được học đọc, học viết và học nghệ
thuật đối nhân xử thế. Trước thập niên bôn mươi
của th ế kỷ XX những trường này giữ một chức
năng xã hội rất quan trọng.
Wushu đã hình thành 1000 năm trước công
nguyên song nó chỉ trở thành phức hệ như ngày
nay chúng ta thấy vào thê kỷ XVI-XVII. Wushu ở
Trung Quô"c không đơn thuần là một trường phái
võ thuật nổi tiến g th ế giới mà còn là một hệ thông
giáo dục và không phải bộ môn Wushu nào cũng
liên quan dến đánh đấm. Điểm khác biệt chính của
Wushu với Karate và Taekwondo là các bộ môn
phát triển tâm linh của nó. Wushu có thể giúp một
người thể trạng trung bình trở thành không chỉ là
võ sỹ giỏi mà còn trở thành một nhân cách tôt.
Ngoài ra Wushu cũng có những điểm khác
biệt nữa so với các môn võ khác. Chẳng hạn như
Karate. Và mặc dù Wushu chia thành nhiều trường
phái khác nhau song về cơ bản chúng gần như
giống nhau, về phương diện này không có một
47
Wushu duy nhất. Có rất nhiều trường không hề lấy
kỷ thuật và lý thuyết chung của Wushu làm nền
tảng mà dựa vào phẩm cách người thấy, ơ đây
thầy là người mang truyền thống, người hồi sinh
mà khi được ngồi cạníi có thể đạt tới sự hồi sinh.
H iện thời, ở Trung Quôc có tới mấy ngàn trường
Wushu lớn nhỏ với gần ba trăm trường phái khác
nhau. Các trường Wushu ở những vìing khác nhau
còn khác nhau bởi lẽ chúng luôn được xây dựng
trên nền tảng tinh thần địa phưcmg của các th ế hệ
đi trước.
Vi th ế để học Karate chỉ cần đến một trường
nào đó trên th ế giới song muôn nghiên cứu Wushu
n h ấ t th iế t phải đến T rung Quòc. w vậy m à không
ờ đâu có Wushu thực thụ. Wushu mà chúng ta làm
quen qua phim ảnh chỉ thứ nghệ thuật ảo mà
không liên quan gì với Wushu thật.
ơ Trung Quôc có một khái niệm mà người ta
quen gọi là “Chính th ô n g ”. Theo đó m ột người thầy
có thể có năm, mười, một trăm học trò. Thậm chí
nguyên cả một làng là học trò của một ông thầy.
Dĩ n hiên các học trò luôn khác nhau về k h ả năng
n h ấ t là kha n ă n g tư du}" \-i vậy m à trong m ột trám
học trò ma}’ ra chi một hai người tiếp thu được
những gì ông thầy truyền thụ. Một, hai người này
dược xem là những người tiếp thu được "chính

48
thống”, có quyền mở trường dạy người khác. Những
người này rất hiếm khi ra nước ngoài mở trường.
Một trong những trung tâm cổ và lớn nhất
còn giữ được các truyền thông của Wushu và đã trở
thành thánh đường của võ thuật th ế giới là Thánh
đường Shaoling nằm ở tỉnh Hồ Nam trên núi
Sunshan. Đây là nơi sinh sống của những người
theo đạo Giáo chuyên luyện phép trường sinh bất
tử.

VĂN HOÁ.

Du khách tham quan Tử Cấm Thành

49
N ền văn minh Trung Hoa là một trong những
nền văn minh cổ nhất th ế giới. Nó đã xuất hiện
cách nay hơn năm ngàn nám. Những di tích văn
hoá thời cổ đại đã dược tim thấy ở nhiều nơi và
trong các lăng mộ cổ của các vỊ hoàng đế. Trong sô
đó độc đáo nhất phải nói đến khu lăng mộ của Tầụ
Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đời Tần (230-221), ở
Sian. Trong khu lăng mộ này người ta đã tìm thấy
hàng ngàn pho tượng chiến binh bằng đất có kích
thước và hình hài như người thật. Đây là đội quân
canh giữ khu lăng mộ cổ. Truyện kể lại rằng ngay
từ những ngày dầu mới lên ngôi Tần Thủy Hoàng
đã cho xây dựng khu lăng mộ ngầm này. Cho dấn
nay các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể nào khai
quật khu di tích có một không hai này. Khu láng
mộ được chia làm bốn khu; hai bãi lớn dành cho
50
các chiên binh bằng đất sét, một khu “chỉ huy” và
còn m ột khu nữa để trông. Tại mười một cửa của
khu mộ được ngăn cách bởi những bức tường dày
tới 2,5 m ét là tượng các chiến binh cưỡi ngựa bằng
đất sét. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những ghi
chép chứng tỏ hàng ngàn người đã tham gia xây
dựng khu lăng mộ này. Những bức tượng chiến
binh như thật trước mộ Hoàng đế chắc chắn sẽ làm
cho bất kỳ ai tới gần nó phải khiếp đảm. Những di
vật cổ nhất từ những bức tượng hình thú còn giữ
đã được tìm thấy trong lăng mộ của Hồ Duy Binh,
một vị tướng đời nhà Hán (năm 117 trước công
nguyên) . Tuy nhiên đáng ngạc nhiên nhất phải kể
đến những di vật mà người ta đã tìm thấy trong
lăng mộ của các vị hoàng đế đời nhà Minh ở phía
Bắc Bắc Kinh, ở đây có những bức tượng khổng lồ
mà nghệ thuật tạc phải công nhận là vô cùng tinh
tế.
Những cổ vật thuộc nền văn minh Trung Hoa
vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Trong sô' đó có nhiều
cổ vật đã có niên hơn ba ngàn năm. Đặc biệt là
những chiếc bình thờ ba chân, những chiếc lư
hương khổng lồ và cả những chiếc ly uống rượu
tuyệt dẹp được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Một
vài cổ vật trong số này bạn có thể được nhìn thấy
ở Tử Cấm T hành, m ột cung điện của hoàng đ ế ở
Bắc Kinh, hiện là viện bảo tàng.
51
Di tích có một không hai của n ền kiến trúc
thành lũy phải kể đến Vạn Lý Trường Thành với
chiều dài 6300 km vắt ngang qua vùng đồi núi phía
Bắc Trung Quốc.
Công trình xây dựng này được bắt đầu vào
th ế kỷ rV-III trước công nguyên khi các hoàng đế
Trung Hoa phải bảo vệ vương triều của m ình trước
nạn ngoại xâm từ các bộ tôc Trung Á. Sau khi
thỏng nhất Trung Hoa dưới thời nhà Tần (năm 221
trước công nguyên) hoàng đế Si Hoàng đã ra lệnh
nòi liền các chiến luỹ thành một bức tường thành.
Tuv nhiên công việc xáy dựng bức tường thành này
vẫn được tiếp tục trong nhiều th ế kỷ nữa và đã
hoàn tất vào thời nhà Minh (năm 1368-1644 trước
công nguyên) khi quân Mông c ổ bị đuổi khỏi Trung
Hoa. Vạn Lý Trường Thành trông giông như một
con rắn khổng lồ vắt qua những núi non hiểm trở.
Cứ cách khoảng 200 mét trên bức tường thành lại
có một tháp canh hình tứ giác với các ổ lô cốt. Mặt
thành có một thời là con dường để vận chuyển
quân lưcmg. Hiện giờ một số đoạn ở Vạn Lý
Trường Thành đã được trải nhựa làm đường giao
thông. Vạn Lý Trường Thành thực sự là biểu tượng
của sức mạnh và tinh thần bất khuất của dán tộc
Trung Hoa. Cho đến nay ở Trung Quò"c vẫn mê tín
cho ràng: người nào được chạm tay vào bức tường

52
của Vạn Lý Trường Thành sẽ có sức mạnh ý chí và
sự vĩ đại.
Song hấp dẫn và lý thú nhất khi du lịch
Trung Quôc là tham quan cung điện và các ngôi
chùa.

Du khách trên Vạn L ý trường Thành.

Những nguyên tắc chính để xây nên những


quần thể cung điện nguy nga đã không hề thay đổi
từ thời nhà Minh. Tất cả các thành phần của quần
thể đều hướng về tâm, trục Thiên của trung tâm đế
chế. Ngoài ra quần thể phải được bảo vệ ở phía
Bắc là hướng mà cái lạnh, bóng tôi thường ùa tới
và phải mở ra hướng Nam, là hướng để hướng tới
Mặt trời. Các toà nhà chính phải được xây dựng
trên trục Bắc Neiin và cửa vào bao giờ cũng nằm ở
phía Nam. Đa sô" các ngôi nhà đều có hình \u0ng.
53
Mái nhà bao giờ cũng được chống đỡ bằng các cây
cột trụ. Các bức tường bao quanh không hề phải
chịu một sực nặng nào cả mà chẳng qua chỉ là để
nối liền các cột trụ lại với nhau. Kiêu mái nhà
nhiều tầng hình mai rùa được xem là phần ấn
tượng nhất của toà nhà. Nó nhất thiết phải được
trang trí bằng các hình rồng, phượng để giữ cho
những người sông trong đó khỏi sợ ma quỉ.
Sự thâm nhập của đạo Phật vào Trung Quốc
đã làm xuất hiện một lôì kiến trúc mới, lôi kiến
trúc những ngói chùa nhiếu tầng. Đó là những
ngọn tháp cao nhiều tầng thường được xây dựng ở
những nơi cao để có thể nhìn ra toàn cảnh xung
quanh và trở thành một điểm nhấn không thể
thiếu của cảnh quan.
Trung Quôc được xem là một nước có nền văn
minh lâu đời nhất th ế giới vì vậy mà khòng có gì
ngạc nhiên khi nước này có một nền ván hoá vô
cùng phong phú.
Sau năm mươi năm tồn tại và phát triển của
nước Cộng hòa N hân dân Trung Hoa, nền văn hoá
đã có những bước tién và phát triên rực rỡ, sô tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đã tăng
vọt. Cho đên nám 1998 Trung Quô'c đã có 2915
tru ng tám văn hoá tăng 2005 trung tám so với
n ám 1949, 2731 th ư viện, tán g gấp 50 lầ n so với

54
năm 1949, 1331 viện bảo tàng tăng 62 lần so với
năm 1949, 6900 rạp chiếu bóng, 2653 đoàn nghệ
thuật.
Sô trường đại học văn hóa nghệ thuật tăng từ
18 năm 1949 lên tới 30 năm 1998.
Số trường trung cấp văn hoá nghệ thuật tăng
từ 1 năm 1949 lên tới 166 hiện nay.
Tính đến năm 1998 Trung Quốc đã có 2100
loại báo, hcfn 1200 đài phát thanh và hcfn 3000 đài
truyền hình.

M ột nghệ s ĩ Kinh Kịch

Chỉ tính riêng năm 1998 Trung Quô"c đã phát


hành 130.000 đầu sách với số phát hành lên tới

55
con sô 7,2 tỷ bản cùng với sách là 8000 đầu tạp chí
với sô" phát hành 2,5 tỷ bản.

Một màn biếu diễn xiếc của các nghệ sỹ xiếc Trung Quốc.

56
Nói đến văn hoá Trung Quốc không thể
không nói đến Kinh Kịch một hình thức giải trí rất
lâu đời khởi đầu từ các màn biểu diễn trên đường
phô" với những màn cồng chiêng, gõ trông để thu
hút người đến xem.
Du lịch Trung Quốc bạn không thể không đến
xem Kinh Kịch Bắc Kinh, một phong cách Kanh
Kịch nổi tiến g th ế giới với lịch sử tồn tại và phát
triển 200 năm.
Một lĩnh vực văn hóa nữa rất nổi tiếng không
chỉ ở Trung Quốc mà còn cả th ế giới đó là xiếc.
Chúng ta đã được chứng kiến sự nổi tiếng của xiếc
Trung Quốc qua các cuộc liên hoan xiếc quốc tế ở
Monte Carlo nơi mà các tiết mục của họ luôn đạt
huy chưctog vàng.
Nghệ thuật diêu khắc của các nghệ nhân
Trung Hoa, cảm nhận cái đẹp và sự tinh t ế thật
đáng thán phục. Để xây dựng một quần thể vườn,
công viên nào đó thường là rất thơ mộng và đẹp,
các nhà kiến trúc Trung Hoa luôn chọn cho mình
một khu có địa hình đa dạng. Vì th ế mà trong các
công viên của Trung Quôc ngoài những núi đá, hồ,
đảo nhân tạo còn có cả những ngọn núi, vách đá
với hình thù kỳ thú tự nhiên. Các hồ nước được nối
với nhau bằng những con kênh với những chiếc cần
gỗ đá bắc qua mà không thể thiếu bàn tay cúa các

57
nhà điêu khắc. Tất cả hoàn hảo đến nỗi làm cho ta
ngắm hoài không chán.
Nói đến văn hoá Trung Quô'c không thể
không nói đến Wushu, một bộ môn rất nổi tiêng.
Wushu không chỉ là một môn võ mà còn là m ột nét
vãn hoá. Wushu của Trung Quốc có bốn loại chính
là trường quyền, tán thủ, múa kiếm và dôl khác.
Trung Quô'c là một nước giàu có về mọi
phương diện: dân số đông nhất th ế giới, dự trữ
ngoại tệ đứng hàng thứ ba th ế giới và nhiều cái
khác nữa và vì vậy mà chẳng gì phải ngạc nhiên
khi đất nước này là một trong những quôc gia hàng
đầu về các di sản được UNESCO công nhận là di
sản th ế giới.

DI SẢN LỊCH SỬ - VÀN HOÁ.

Vạn Lý trường Thànli.(The Great Wall).


được UNESCO công nhận năm 1987 dài 6700 Km
Tính từ đầui Bắc ở Sanhaihuang đến đầu Nam ở
Sjajuihuang của tường thành.
Vạn Lý trường Thành được xây dựng suôt hơn
hai ngàn năm, từ thời nhà Chu vào th ế kỷ thứ VII
trước công nguyên cho đến mãi thời nhà Minh

58
(1368-1644), kéo dài suôt hai mươi quồc gia phong
kiến.

Vạn Lý Trường Thành.

Người ta tính rằng nếu nôi liền tất cả những


bức tường đã xây dựng qua nhiều triều đại thì
chiều dài của nó lớn hơn 50 ngàn km. Còn nếu sắp
số gạch dùng để xây nên bức tường thành thì có
chiều dài hem cả đường xích đạo. Trường Thành có
tới gần 100 cổng và hơn 10 ngàn tháp canh.
N ên nhớ đây là kiến trúc duy nhất của nhân
loại có thể nhìn thấy từ vũ trụ.

H oàng cung (Palace Museum) ở Bắc Kinh


được UNESCO công nhận năm 1987.
59
Hoàng cung nằm ngay trung tám thủ đô Bắc
Kinh nổi tiếng với cái tên Tử Cấm Thành bởi lẽ
suôt ÕOO năm tồn tại ở đây chỉ có Hoàng đế, hoàng
gia mới được sông còn quan viên, cận thần đều
phải sô"ng ở ngoài. Cho đến năm 1925 cửa hoàng
cung vẫn bị cấm đôì với người ngoài hoàng tộc.

Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1406-1420


là thủ phủ của 22 triều đại Trung Quôc.
Với diện tích 720 km^ nó là tổ hợp cung điện
lớn nhất th ế giới với 9999 phòng được bao bọc bởi

một bức tường thành dài tới 3400 m với một hệ
thông kênh đào bọc theo gọi là “Nước Vàng”

Nơi dừng chân của người Sỉnantop


(người vưỢn Bắc Kinh).
Choukoudjian, một vùng ngoại ô Bắc Kinh
dược UNESCO công nhận là di sản th ế giới năm
1987.
Đây là nơi năm 1920 người ta đã phát hiện
thấy hộp sọ của người cổ đại. Các nhà khảo cổ đã
tìm thấy những công cụ thô sơ và những bằng
chứng chứng tỏ con người cổ đại này đã biết dùng
lửa, đi bằng hai chân và đã sống cách đây 690
ngàn năm. Các nhà khoa học đã tìm thấy hcfn 40
bộ xương người ở độ tuổi khác nhau của cả hai phái
và các công cụ thô sơ đã được dùng từ thời đó.

Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng và dội binh


mã (Terracota Warrcors) ở Tây An được
UNESCO công nhận năm 1987.
Khu tượng binh nằm cách Tây An 35 km là
kinh đô cổ nhất của Trung Hoa được xây dựng năm
221-259 trước công nguyên dành riêng cho vỊ
Hoàng đế đầu tiên đã thống nhất được đất nước
Trung Hoa. Để xây dựng Tây An người xưa đã phải
61
điều động tới 700 ngàn nhân công. Trong cái cung
điện ngầm dưới đất với diện tích 56,25 km" này có
tới 400 lăng mộ. Kho báu thực sự của khu lăng mộ
này là đội kỵ mã bằng tượng đất sét với quân số
lên tới 7400 người và 90 cỗ chiến xa có kích thước
như thật.

KÌIU tượng binh ma trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Công trình này đã được những người nông


dân địa phương phát hiện năm 1974 trong khi đào
g iến g .

Đâv là di sản có một không hai trên th ế giới.

62
Các hang động ở Denhuang (Mogao
Grottoes in Denhuang). Được UNESCO công
nhận năm 1987.

Động Julin

63
Tổ hợp hang động ở Denhuang bao gồm các
hang Mogao, động Ngàn Phật và các động Julin.
Công trình xây dựng hang động này đã bắt dầu từ
năm 366. H iện ở đây có tới 492 hang dộng trong
đó có tới 45 ngàn m ét vuông có hình vẽ, ghi chép
với 2415 bức tượng đủ màu sắc và 4000 bức tượng
thô. Tô điểm thêm cho kho báu này là 5000 kiến
trúc bằng gỗ được xây dựng từ thời nhà Tần (618-
916) và ¿ l a Tống (960-1279) trong đó cất giữ 5000
bộ sử liệu.

Khu nghỉ dưỡng núi và các ngôi chùa ở


Trần Đề (Chengde) ở tỉnh Hồ Bắc. Được
UNESCO công nhận năm 1994.
Cung điện Trần Đề là nơi các hoàng đế nhà
Thanh (1644-19110) đến nghỉ vào mùa hè. Tổ hợp
cung điện này được xây dựng năm 1703-1792 trên
diện tích rộng tới 5,64 triệu m ét vuông với 110 tòa
nhà, 10 km tường thành bao quanh và một khu
\'ườn thượng uyển lớn nhất Trung Hoa. Tất cả vẫn
được giữ gìn bảo tồn nguyên trạng cho đến ngày
nay.

64
Nhà, đền và mộ Khổng Tử ở Qufu.
(Mansión, Temple and Cemetry of Confuciu
in Qufu) tỉn h Sơn Đông (Sandong) được công nhận
là di sản th ế giới năm 1994.
Khổng Tử là nhà tư tưởng vỹ đại nhất Trung
Quốc. Học thuyết của ông không chỉ là cơ sở của
nền văn hóa Trung Quô"c mà còn có ảnh hưởng rất
lớn đến các nước khác.
N gôi nhà của Khổng Tử thực chất là khu dinh
thự của cháu ông tên là Kun Sji. Trong ngôi nhà
này hiện còn m ột thư viện lớn với hơn 9000 bộ
sách được in từ năm 1534 đến năm 1948.
Đền Khổng Tử được xây từ năm 478 trước
công nguyên, hai năm sau khi ông mất. Hiện tại
đây là đền lớn nhất Trung Quô"c với 466 phòng.
Khổng Tử được an táng trong một khu lăng
mộ của gia đình rộng tới 1,988 triệu m ét vuông, ơ
dây có nhà thuỷ tạ, tháp chùa, một khu rừng lớn
được đặt tên là “Vườn Khổng Tử”. Con trai ông,
Kim Li và cháu trai ông là Kun Sji cũng được an
táng ở đây.

Tổ hỢp k iến trúc cổ trên núi Udan


(Wudan M o u n ta in ), tỉiứi Hồ Bắc, được công nhận
năm 1994.

65
Đây là một công trình mà việc xây dựng đă
kéo dài suôt mười hai năm, bắt đầu từ năm 1412.
TỔ hợp này gồm 8 cung điện, 2 dền thờ Đạo Giáo,
36 tu viện, 72 ngôi chùa, 39 cây cầu, 12 nhà thủy
tạ và 10 ngôi đền. Trong tổ hợp này có một phòng
lễ tiết được làm toàn bằng vàng.
Đây dược xem là nơi lý tưởng nhất để ngăm
bình minh ở Trung Quốc.

Cung điện Potala (Potaỉa Palace).


Thuộc khu tự trị Tây Tạng. Được công nhận
là di sản th ế giới năm 1994. Nằm ở thủ phủ vùng
Lkhasa trên độ cao 3700m so với mực nước biển
Potala là cung điện lớn nhất th ế giới.
Vào th ế kỷ thứ VTI vua Sunsan Hanbo có hai
con tin xinh đẹp: một là công chúa Nepal và một là
công chúa Trung Hoa. Để cưới hai nàng công chúa
này nhà vua đã sai xây dựng một toà lâu đài nguy
nga, tráng lệ trên diện tích 410 ngàn m ét vuông
với 9999 phòng.
Cung điện được chia thành Bạch cung và
Hồng cung. Bạch cung trong suốt một thời gian dài
là dinh thư của Dalai Ma.

66
Cung đ iện Potala.

Chiều cao của toà nhà chính 13 tầng là 115


mét. Trong tổ hợp này có năm toà nhà được dát
vàng và được xem là nơi thiêng liêng.

Thắng cảnh núi Lushan (Lushan


Mountain) thuộc tỉnh Tây Sơn, được công nhận là
di sản th ế giới năm 1994.
Lushan là một trong những ngọn núi nổi
tiếng nhất Trung Quôc có diện tích 300 km^ với
đỉnh cao nhất là Dahanjian cao 1474 m.

67
Trên đĩnh Ngũ Lão là những thác nước với vẻ
đẹp tuyệt mỹ, cạnh đó là một rừng hoa đẹp đến nỗi
một nhà thơ thời Tần (618-906) là Bai Sjuni đã
phải viết lên những vần thơ ngợi ca nổi tiếng mãi
đến ngày nay.

Chùa Đông L in, được công nhận năm 1997.


Đây là nơi có học viện cao học đầu tiên của
Trung Quôc. ơ đây có một cái hồ lớn tên gọi là
Thiên Chi được xem là nơi lý tưởng nhất dể ngắm
cảnh hoàng hôn trên sông Dưcmg Tử.

Thành phố cổ Lijiang, thuộc tỉnh Ninh Hạ


được công nhận năm 1997.
Đây là nơi sinh sống của tộc người Hani.
Thành phô' này có quảng trường trung tâm
rất đẹp, được xây dựng từ năm 1126 và cũng chính
từ nơi đây năm 1253 đội quân chinh phạt của
Kublai Khan đã bắt đầu cuộc trường chdnh chinh
phạt xuông phía Nam.
Tới thời nhà Miiứi (1368-1644; và thời nhà
Thanh (1644-1911) nhiều cây cầu đá tuyệt đẹp đã
được dựng nên ở đâv.

68
T h à n h phô^ c ổ P in g y a o , ở tỉnh Tây Sơn.
Được công nhận năm 1987.
Một bức tường thành đầu tiên được xây dựng
vào thời nhà Chu (thế kỷ thứ XI - 256 trước công
nguyên) sau đó được mở rộng ra vào năm 1370.
Những bức tường thành ngày nay có lịch sử từ thời
nhà Minh (1368-1644) với độ cao trung bình 12
mét, dày 5mét. Tường thành có 6 cổng, có biệt
d£inh là “Rùa”. Hai cổng Bắc, Nam tượng tníng cho
đầu và đưôi rùa còn bốn cổng Đông - Tây tượng
trưng cho bốn chân. Dọc tường thành có 72 tháp
canh. Các đường phô" và kiến trúc cổ ở đây được
bảo tồn nguyên trạng cho đến ngày nay.

Những khu vườn kinh điển ở thành phố


Suzhou thuộc tỉnh Tây Sơn. Được công nhận năm
1997.
Đây là một thành phố cổ xây trên nước và
được m ệnh danh là “Venis Phương Đông” với 2500
lịch sử.
Vào thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà
Thanh (1644-1911) hơn 200 khu vườn đã được xây
nơi đây.
Vườn cổ nhất của Suzhou là vườn “Những con
rồng xanh” kế đến là vườn “Động Sư Tử”..

69
Cung Mùa Hè. (Summer Palace), ở thủ đỏ
1 ắc Kinh. Được công nhận năm 1998.

'V

ỵị ' F# * ■ -----------

Thuyến Đá trong cung Mùa Hè.

Nàm ở ngoại ô Bắc Kinh, cung Mùa Hè được


xây dựng năm 1153, được xem là cung diện kinh
điển của Trung Quô"c.
Xăm 1888 nó được Từ Hy Thái hậu xáy mới
lại hoàn toàn, ơ đáy có một hành lang dài tới 728
mét. được xem là dài nhất th ế giới và được ghi vào

70
sách kỷ lục Guines. ở đây còn có một thuyền băng
đá, là nơi Từ Hy Thái hậu thích dùng bữa trưa.

Chùa Thiên Đ ế (Temple of Heaven), ở thủ


đô Bắc Kinh. Được công nhận năm 1998.

Chùa Thiên Đ ế ờ Bắc Kinh.

Là chùa lớn nhất Trung Quôc với diện tích 2,7


triệu m ét vuông, được xây dựng vào năm 1420. Đây
là nơi các vỊ hoàng đế Trung Hoa thường đến để
cầu mưa thuận, gió hòa cho vụ mùa bội thu.

71
Các tác phẩm điêu khắc ở Dazu (Dazu
J to n e C a rv in g s), thuộc thành phó' Trùng Khánh.
Được công nhận năm 1999.
Các tác phẩm này có niên đại thời nhà Tần
(618-907) và nhà Tống (960-1279). Trong số hơn
100 ngàn tác phẩm ở đây phần lớn là các bức
tượng Phật, một số ít là tượng thể h iện Đạo Giáo
và Đạo Khổng.

DI SẢN THIẾN NHIÊN - LỊCH sử - VÁN HOÁ:

Núi Huangshan (Huangshan Mountain).


thuộc tỉnh An Huy. Được công nhận năm 1990.
Đáy là núi nổi tiếng giàu di tích lịch sử nhất
Trung Quóc. Theo truvền thuyết thì hoàng đế
Sjuonjun đã từng đến đây để tu luyện với mong ước
được trường sinh bất tử. Nó được mang cái tên
Huangshan vào năm 747 và được người Trung Quốc
xem là ngọn núi đẹp nhất nước.
ở đáy có 36 ngọn nhỏ và 36 ngọn lớn với 3
ngọn chính là các ngọn Hoa Sen, ngọn Kaidu và
ngọn “Bình Minh Rực Rỡ” nằm trên độ cao 1800m
so với mưc nước biển.
Huangshan hiện được xem là vườn bách thú
tự nhiên và là vườn thực vật với hơn 1452 loài thực
vật và 552 loài động vật.
Trên núi có hơn 200 ngôi chùa, nhà thủy tạ,
tháp, dền, cầu và nhiều nhiều công trình kiến trúc
cổ khác.

Núi Taishaiiy thuộc tỉnh Sơn Đông. Được


công nhận năm 1987.
Là m ột trong những ngọn núi linh thiêng
nhất Trung Quô"c, có diện tích 426 km^ và được xem
là quê hương của nền văn minh Trung Hoa.
Các vỊ Hoàng đế các đời nhà Hạ (2205-1763
TCN), nhà Thương (1766-1122 TCN), đời nhà Chu
(1122-770 TCN) đã xây rất nhiều đền chùa ở đây.
Núi Taishan có 72 ngọn luôn làm sững sờ du
khách bởi cảnh đẹp của thác nước, rừng thông
nhiều trăm năm tuổi.
Từ cổng Chunthien bạn có thể leo 6293 bậc
suô"t chặng đường dô"c dài 9 km để lên đỉnh, nơi
được xem là chỗ lí tưởng nhất để ngắm bình minh,
hoàng hôn và vành đai vàng của con sông Hoàng
Hà.
Núi Emeỉ và tưỢng P hật Lớn ở Le san
(Emei Mountain and Giant Buddỉia of
L e sh a n ), thuộc tỉnh Sơn Đông. Ehíợc công nhận
nám 1996.
Đây là núi được xem là một trong bốn núi
linh th iên g của Trung Quô'c. Đỉnh cao nhất của
Emei là đỉnh Vanpho, cao 3099 mét. Các ngôi chùa
ở đáy đã được xây dựng từ thời Đông Hán (25-220
TCN; còn Phật giáo thì thâm nhập vào đây vào
tbời nhà Kim (1115-1234)).

ở đây có một ngôi chùa nổi tiếng là chùa


Vanjan được xây dựng thời hoàng đế Lunan nhà
Đông Tấn (397-401'. Trong chùa có một pho tượng
Phật bằng đồng cao 7,3 m ét, nặng 62 tấn, được đúc
năm 980 thể h iện đức Phật đang ngồi trên lưng
một con voi.

N hững pho tượng p h ậ t được khắc vào núi đá.

Núi Wuyi thuộc tỉnh Phúc Kiến. Được công


nhân năm 1999.
Nổi tiến g với 36 đỉnh và 99 vách đá dựng
đứng, ở đây có cưng diện cổ Vaiỳan, học viện
Chaijan và cầu Hunjao.

75
DI SẢN THIẾN NHIÊN.

Thắng cảnỉi Wulingyuang


Thuộc tỉnh An Huy. Được công nhận nám
1992.
Đáv là nơi có vẻ đẹp kỳ ảo với vườn bách thú,
\-ườn thực vật, \Tíờn địa chất học tự nhiẽn.

Động Jiuzhaigou.
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên có diện tích 60 ngềưi
hécta nổi tiếng với nhiều thác nước hùng vỹ tuyệt
đẹp. ơ dây có gần 40 cái hò trải dài tới 5 km. Thác
Xozilan rộng 320 mét được xem là thác lớn Dhất
Trung Quô'c.

Thắng cảnh Hoàng Long (Yellow Dragon).


Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, được còng nhận năm
1997 nổi tiếng với động Hoàng Long dài tới 3,6
km, rộng 30-170 mét. ở đây có tới 3400 cái hồ với
kích thước, hình thù và màu sắc Idiác nhau.

.0
— "V
Thác Nozilan.

ẨM THỰC.
Mỗi khi đi du lịch hay công tác nước ngoài
chúng ta thường gặp rất nhiều nhà hàng Trung
Hoa với rất nhiều món ăn ngon. Càng ngày chúng
ta thấy nhà hàng Trung Hoa mở ra một nhiều. Vì

77
vậy làm quen với ẩm thực Trung Hoa là một nhu
cầu thực tế.

Am thực Trung Hoa rõ ràng là ẩm thực lâu


đời nhất th ế giới bởi lẽ nó đả có từ cách nay 4000
năm. mặc dù nó mới hình thành ơ dạng như báy
giờ trong vòng 400-500 năm trở lại đây, ờ thời các
hoàng đế nhà Minh í 1368-1644) và nhà Thanh
1 1644-1911J. Người Trung Hoa rát tôn thờ ẩm thực.
Điều nàv được minh chứng qua câu nói rất nổi
tiéng thời cổ đại: "Nhân dân tôn thờ thức ăn như
tôn thờ Thượng đê". Đôi với đầu bếp Trung Hoa.
các món ăn của họ không đơn thuần là thứ để chữa
cơn đói mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Hơn
thẻ nữa. ẩm thực Trung Hoa luôn gắn liền với y
học chữa bệnh và theo họ ăn uông điều độ, hợp lý
là một liều thuóc. Điều này đã được nói đến rất
rhiều trong các trước tác về nghệ thuật ăn uỏng.
Vi vậy ám thực đã trở thành một phẩn quan trọng
tron? nển văn hoá tru\'ền thóng Trung Quỏc. Điều
nay dã dược n r n h chứng qua cảu nói cua người
sáng lập và là cha đẻ của nước Cộng hoà Trung
Hoa Tôn Trung Scm: “Người ta nói rằng Trung
Quôc lạc hậu so với phương Tây những 300 năm.
Song trong lĩnh vực ẩm thực, phương Tây lại lạc
hậu so với Trung Quốc tới 3000 năm cơ”.
Am thực Trung Hoa rất phong phú, nó được
chia làm các m iền khác nhau crong đó quan trọng
nhất là ẩm thực m iền Bắc hay còn gọi là ẩm thực
Bắc Kinh với đa phần là thực phẩm nước ngọt với
đủ lọai bún, m iến và ẩm thực m iền Nam với hương
vỊ ngọt và chua ngọt với đa phần là thực phẩm hải
sản. Ngoài ra, còn có ẩm thực m iền Sichoan nổi
tiếng với các món án rất cay. Nhưng những người
Hunan mới là những người thích ăn cay. ơ Trung
Quốc thậm chí người ta còn nói; “Người Sichoan
không sợ cay còn người Hunan chỉ sợ không cay
Khách du lịch châu Âu đôi khi phải sửng sôt
trước những món đặc sản của ẩm thực Trung Hoa
như thịt rắn, se sẻ chiên giòn, súp yến là những
món mà ngay cả nhiều người dân Trung Quốc cũng
không được thưởng thức. Song ẩm thực Trung Hoa
còn có một m ón đặc sản rất nổi tiếng đó là món
“Cuộc chiến của hổ với rồng” nấu từ thịt mèo và
thịt rắn. Món này hầu như không có trong thực
đơn của các nhà hàng.

79
Trong các loại thịt, người Trung Quỏc thích
nhất là thịt heo và ít thích hơn là thịt cừu. Người
Trung Quôc rất thích ăn cá dặc biệt là cá chép và
cá nhệch. Trong ẩm thực của họ cũng có nhiều món
từ thịt chim, gà, vịt trong số đó có món ngỗng quay
Bắc Kinh nổi tiếng th ế giới.
Tất cả các món ăn được chia ra: ẩm thực
thường nhật, ẩm thực ngày lễ và ẩm thực đại tiệc.
Âm thực thường nhật thường là cơm rau chấm với
nước xô"t, mỳ, miến, bánh bao... Các món ăn ngày
lễ rất phong phú và chính chúng đã tạo nên thực
đơn của phần lớn các nhà hàng Trung Hoa. Các
món ăn đại tiệc thường là rất dộc đáo và tinh tế
khác hẳn với các món ăn ngày lễ và dĩ nhiên là
rất đắt.
Ngoài những ẩm thực trên, Trung Quô'c còn có
ẩm thực chay thường được nấu trong các nhà hàng
bình dân hoặc trong các nhà chùa. Nó nổi tiếng và
đặc biệt ở chỗ các món chay cũng giông như món
mặn song thực chất không có một gram thịt nào
trong đó cả.
Am thực trung Hoa nổi danh không phải chỉ
nhờ gia vị mà còn nhờ nghệ thuật nấu nướng.
Chẳng hạn như tất cả các món chiên xào họ chi
dùng dầu thực vật.

50
Người Trung Quô"c không thích ăn sông, họ
cũng ít dùng sữa chua. Họ ăn món súp sau khi đã
án h êt các món khác. Cà chua được họ xem là món
latse nhưng không ăn với muôi mà ăn với đường.
Họ có món há cảo thật ngon.
Ẩm thực Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng th ế
giới nhưng cũng cần phải nói rõ thêm. Thật ra
không có một thứ ẩm thực Trung Hoa thuần nhất
bởi lẽ các món ăn và cách chế biến của nó phong
phú và đa dạng không thua kém gì sự đa dạng của
địa hình Trung Quôc và khí chất của con người ở
đất nước này. Tuy vậy vẫn có một cái gì rất chung.
Hầu như ở tất cả mọi m iền Trung Quốc thực phẩm
đều được xắt nhỏ trước khi đem nấu, nướng, chiên,
xào. Thức ăn thường được chuẩn bị rất nhanh
thường là đem xào trong một chảo dầu đang sôi.
Người ta nói rằng, sở dĩ người Trung Hoa phải xào
nhanh như th ế là vì từ xa xưa họ đã có vấn đề với
nhiên liệu. Vì th ế mà họ thường phải đặt nồi niêu,
xoong chảo gần lửa để thực phẩm được cắt nhỏ
mau chín.
Gạo không phải là thực phẩm chính của người
Trung Quôc. ở m iền Bắc, theo truyền thông là
trồng lúa mỳ và từ bột mỳ người dân ở đây thường
làm ra đủ thứ bánh mỳ, mỳ vắt, mỳ sợi... ơ miền
Nam với hàng ngàn ki lô mét vuông đồng lúa dĩ
nhiên gạo là thực phẩm chính.
81
Món cao cấp nhất ở Bắc Kinh, tất nhiên là
ngỗng quay Bắc Kinh. Nguời ta thường nói dừa
rằng đến Bắc Kinh mà chưa ăn món này thì coi
như chưa đến Bắc Kinh. Ngỗng trước tiên phải vỗ
béo rồi mới đem thịt. Qua một cái lỗ cắt tiết ở cổ
người ta nhồi vào bụng con ngỗng một thứ nước xốt
đặc biệt rồi đem quay. Ngỗng quay ngon phải có
màu nâu. Trong các khách sạn, đầu bếp dọn lên
nguyên cả con rồi theo yêu cầu thực khách anh ta
xẻo con ngỗng thành những lát nhỏ và mỏng.
Những lát mỏng này đem cuôn với bánh tráng và
hành lá rồi chấm với nước xốt. Người Trung Quô"c
ăn món này bằng đũa nhưng thường thì ăn bằng
tay. Trong các đại tiệc ngỗng quay luôn đi kèm với
gan, lưỡi, trứ n g ngỗng. Đôl với nhữ ng người sành
ăn thì món khoái khẩu là chán ngỗng rút xưcmg.
Kèm với món ngỗng quay là món bu lôn được hầm
từ xương ngỗng. Trước khi thưởng thức ngỗng quay,
thường người ta phải uống một thứ rượu thuôc rất
n ặn g gọi là để khai vị.
Mùa đông, người Trung Quốc thích ngồi bên
nồi lẩu thập cẩm được nấu với đủ thứ; thịt thái
mỏng, rau, m iên, trứng và nhiều thứ khác nữa. Lúc
đầu, người ta dùng dũa ăn cái sau đó dùng thìa ăn
nước.
Vùng Tây Nam Sichoan là nơi nổi tiếng với
các món ăn đặc biệt ca3^ Những quả ớt xứ Sichoan
52
ăn vào cay đến chảy nước mắt. Gia vị là thứ quan
trọng không thể thiếu được của các món ăn nơi
đây. Nó tạo cho các món ăn một hương vị đặc biệt,
đặc trưng của '/ùng này. Thịt bò, thịt ngỗng, dậu
xào ngon hẳn lên nhờ những gia vị này. Nếu bạn
không quen ăn cay bạn có thể gọi cho mình món
cơm và nước trà.
Đến Thượng Hải, Quảng Châu và Tô Châu
nhất th iết bạn phải thưởng thức món cá nước ngọt.
Đến tham quan m iền biển bạn sẽ được mời các
món ăn hải sản như tôm, mực, cá nhệch.
Đã gọi là bàn ăn của người Trung Hoa thì
không thể thiếu nước trà. Trà làm bạn đã khát và
dễ tiêu. Nó được dùng trước và sau bữa ăn. Người
thích uông nước m át có thể dùng “laosan”, một thứ
nước khoáng bình thường. Bạn có thể dược mời bia
nhưng nên nhớ rằng nó hoàn toàn không phải là
thức uô"ng truyền thông của người Trung Quô"c.
Những kẻ thông trị Trung Quốc đã dạy cho người
Trung Hoa biết uống bịa, đặc biệt là dân Sindao
(Thanh Đảo) song Trung Quôc chưa bao giờ là nước
có bia ngon và xuất khẩu bia cả.
Mặc dù trong các câu chuyện về “Con đường
tơ lụa” đôi khi có nhắc tới những trường hợp các
thương gia tìm thấy nho khô có tuổi hơn 2000 năm
song Trung Quôc chưa bao giờ là một quốc gia sản

83
xuất rượu nho. Các chuyên gia rượu nho của Anh,
Pháp rồi Ý đã từng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất
rượu nho với người Trung Hoa song rượu nho của
nước này không thể gọi là ngon được. Rát có thể
cái thức uống tuyệt vời này đã không án nhập với
ẩm thực tru3"ền thống Trung Quốc.
Tuy thế, Trung Quốc cũng có một loại rượu
nói tiếng thê giới là Mao đài (Maotai). Đây là một
thứ rượu vótka của m iền Giuchou.
Bàn àn của người Trung Quô"c thường là hình
tròn với hai mặt bàn chồng lên nhau, có thể xoay
được. Bữa ăn của họ thường là rất nhiều món. Bạn
nên thử tất cả mỗi món một tí. Thức ăn được dọn
sẵn lên bàn ai muôn ăn gì tự lây. Người Trung
Quôc không bao giờ gọi món ăn cho chỉ một mình
mình. Trong nhà hàng, người Trung Quôc thanh
toán theo một nguyên tắc mà các hiệp sỹ trong
tiểu thuyết nổi tiếng của đại văn hào Pháp,
Alexandre Đumas, “Ba chàng ngự lâm ” là “Một
người tất cả".

LỄ HỘI.

Lễ hội truyền thông của Trung Quô^c được tính


theo âm lịch. Tuy nhiên, ở Trung Quôc điều này chi
liên quan đến năm mới hay còn gọi là Hội Xuân
diễn ra vào từ giữa tháng giêng đến giữa tháng
S4
lai. Còn những lễ hội truyền thống khác liên quan
ĩờì văn hoá tín ngưỡng và không được gọi là chính
;hức. Vào những ngày lễ hội địa phưcfng đa số các
:ửa h àng tư nhân vẫn mở cửa bình thường.

N ghệ sĩ với cây đàn dán tộc trong ngày hội.

85
X g h i lễ cúng chùa

56
Các lễ hội chính thức ở Trung Quôc là;
Ngày 1 tháng 1: Năm mới.

87
Tháng giêng - tháng 2: Hội Xuân hay còn gọi
là Tết Âm lịch. Nghĩ ba ngày.
N gày 8 tháng 3: Ngày Quốc t ế phụ nữ.
N gày 12 tháng ba: Ngày hội trồng rừng.
1 tháng 5: N gày Quốc tế lao động.
4 tháng 5: N gày Thanh niên Trung Quốc.
1 tháng 6: N gày Quốc t ế thiếu nhi
1 tháng 8: N gày Giải phóng quân Trung Quốc.
10 tháng 9: N gày nhà giáo.

88
CÁC THÀNH PHỐ LỚN.

Bản đồ thủ đô Bắc Kinh 89


Bắc Kinh

X h ữ n g chiếc cẩu bàng đá

90
M ột cao ốc ở Bác Kinh

Thủ đô Bắc Kinh luôn làm du khách ngỡ


ngàng bởi qui mô và tốc độ phát triển của nó. Với
hơn chín triệu dân và diện tích 17,8 ngàn km^ (lớn
gần gấp hai mươi lần điện tích Moscow (0,9 ngàn
km^), thủ đô nước Nga, nó xứng danh là một trong
những thành phố’ lớn th ế giới, ơ đây công việc xây

91
dựng mới, trùng tu, sửa chữa diễn ra suôt ngày
đêm và với một tốc độ nhanh chóng dến kinh ngạc.
Những đường hầm dài chỉ dào trong vòng một
đêm. Những con đường cao tốc chỉ xây dựng có vài
ba tuần. Ví dụ trong vòng có nám tháng, bắt đầu
mùa hè năm 1992, chín con đường cao tốc mới đả
được xây dựng ở Bắc Kinh. Thế nhưng Bắc K inh
vẫn là thành phố của xe đạp. Xuất thân từ châu Âu
nhưng chiếc xe đạp đã trở thành con đẻ của Trung
Quô"c đến nỗi ở nước này đã có một giai thoại vui
về nó. Giai thoại kể lại rằng có một đứa bé mới
sinh ra đã ngồi trên xe đạp.
Tại Bắc Kinh có hơn'hai trám xí nghiệp lớn
(với sô" nhân công hơn m ột ngàn) trong đó có các xí
nghiệp của công nghiệp than đá, luyện kim deri,
ch ế tạo ô tô, công nghiệp hoá chất, công nghiệp
nhẹ... Cũng như đa số thành phố công nghiệp lớn
trên th ế giới, Bắc Kinh h iện đang phải dối m ặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường, dặc biệt là ô nhiễm
không khí - hậu quả của việc sử dụng than đá để
sưởi ấm vào mùa đông. Điều này có thể xác nhận
qua chiếc cổ còn trắng biến thành màu đen sau
một ngày mặc ra đường.
Các danh thắng của Bắc Kinh từ lảu đã nổi
tiếng th ế giới và không phải ngẫu nhiên. Du khách
thật khó lòng tìm thấv một nơi nào khác có nhiều
di tích và danh thắng như Bắc Kinh, ơ đây ngoài
92
cung điện Hoàng Gia còn có đền chùa, cung điện
Mùa Hè, có Vạn Lý Trường Thành (một trong
những kỳ quan th ế giới) các lăng mộ của hoàng đế
thời nhà Minh và tấ t nhiên là cả Kinh Kịch Bắc
Kinh.

Quảng trường Thiến An Môn

Nằm ở trung tâm thành phô' là quảng trường


Thiên An Môn lớn nhất th ế giới. Tại dây có một
thời các vỊ Hoàng đế Trung Hoa đã truyền lệnh và
cũng tại đây năm 1949 Mao Trạch Đông đã đọc
tuyên ngôn thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa. Trên quảng trường có đài tưởng niệm
93
các vị anh hùng dán tộc cao 38 m ét với một bức
tường khắc lời phát biểu của Mao Trạch Đỏng và
Chu Án Lai. Và ở đây còn có toà nhà của Cung
nhản dán nơi diễn ra các k5’ hội nghị rứián dán
toan quòc và lăng chủ tịch Mao Trạch Đòng.

Tử Cấm Thành

Xàm sau láng chủ tịch Mao Trạch Đóng là


Hoàng cung. Bước vào đáy du khách sẽ ngỡ ngàng
trước sự hài hoà của các quần thể kiến trúc như
Thiên An Môn của cung điện, của gian dAnh cho
nsai vàng, khánh tiết, sự sang trọng của khu nhà
ờ. vẻ tinh xảo của các bức chạm khắc trén các cảỵ
cảu bàn? đá trấng vất qua những kênh, rạch với
nhữns cái tẻn thật thơ mộng như ‘‘Dòng sóng
Vàng'"... Trước cửa các toà nhà là nhữnơ chiêc bình
khốns lồ bàng đồng, đói khi là bàng vàng dùng để
hứng nước mưa, bức tường chín Con Rồng, những
bức tượng hình rồng phượng trên các mái thủy tạ,
vườn thượng uyển với những con đường nhỏ rợp
cây lá và còn nhiều nữa những ngôi nhà thuỷ tạ và
nhiều toà lâu đài khác nữa tất cả tạo thành Tử
Cấm Thành mà thời xa xưa có tới ba ngàn công
trình.

M ột cây cầu đ á trong cung Mùa Hè

Công \ãên “Beihai” trải rộng quanh một cái


hồ nằm phía Bắc đồi Than nơi một tấm bia tưởng
niệm đã được dựng lên tại chỗ vỊ Hoàng đế cuôì
cùng nhà Minh đã tự vẫn vào nám 1644. Tại đây
du khách có thể thưởng thức các món ăn Trung
Hoa trong nhà hàng nổi tiếng “Fangshan” được-mở
cửa vào năm 1926 do chính những đầu bếp tài
danh Hoàng gia nấu, ăn kem, chèo thuyền ngắm
95
nhìn những bông sen rực rỡ. Nằm ở phía Nam hồ
là đảo Ngọc và một quần thể đền chùa với ngôi
chùa Bạch dược xây dựng dể tỏ lòng tôn kúih
Đalatma

Cổng Đỏ
Nằm ở Đông Bắc thành phô cổ là một ngôi
chùa Latma nữa được xây dựng vào năm 1694
giông như dinh thự của một hoàng tử. Năm 1744
ngôi chùa này trở thành thánh đường là nơi tu
hành của hơn 500 phật tử. ơ đây, trong một nhà
thủy tạ lớn, có ba bức tượng Phật khổng lồ và 18
cái thùng gỗ. Nhà thủ}- tạ thứ hai thời xa xưa bỏ
không để không có gì làm chểnh m ảng \'iệc tu
h à n h của các phật. Ngày nay ở đây là bức tượng
Xongkhava, một phật tử Tibet, người đã đặt nền
móng cho một m ạng lưới “Đai vàng^ mà từ năm
96
1640 đã trở thành nhà thờ quôc gia Tibet. Cạnh
cổng vào của ngôi chùa là bức họa môt ngọn núi
tạc bằng gồ đỏ với tượng 500 học trò của đức Phật
được tạc bằng vàng, bạc, đồng, thiếc và oắt.

N h ữ n g pho tượng Ph ật bằng đ ấ t sét

ở vùng ngoại ô phía Nam Bắc Kinh có một


quần thể chùa nổi tiếng th ế giới, chùa Thiên Đế,
được xây dựng vào thời nhà Minh. Trong ngôi chùa
này các hoàng đế Trung Quô'c đã từng tê lễ và cầu
xin Thượng dế mưa thuận gió hoà cho mùa màng
bội thu. Quần thể chùa Thiên Đ ế gồm chùa “Cầu
Nguyện” mùa màng, chùa Tổ trong đó cất giữ gia
bảo các hoàng đế thời nhà Minh, Tần và chùa
“Anh Minh Thượng Đ ế” tượng trưng cho các con sô'
mà trước tiên là con số 9 lớn nhất trong dãy sô' lẻ,

97
tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài ra, trong quần
thể này còn có nhiều kiến trúc khác, trong đó có
bức tường “Phản xạ âm thanh” với những tính chất
âm học dặc biệt cho phép giọng một người đứng
cạnh bức tường phát ra cả cung điện rộng lớn có
thể nghe thấy được.

M ột pho tượng sư tủ hằng đồng trước cổng chùa

98
Cách Bắc Kinh 20 km là cung điện Mùa Hè có
diện tích 290 km^. Đâ-'- là một quần thể công viên
với những ngôi nhà để ở, những ngội chùa, nhà
thủy tạ trải dài dọc theo bờ hồ nhân tạo. Những
nhà thủy tạ đầu tiên đã xuất hiện ở đây từ th ế kỷ
XII còn ngôi chùa đầu tiên đã được xây dựng vào
thế kỷ XVI. Bản thân những cái tên của các nhà
thủy tạ và các góc nhỏ của công viên cũng rất dũ
dưcfng, lãng mạn: vườn Hài Hoà,chùa Tâm Linh,
chùa Phật... Vào những hôm trời gió, khắp nơi
trong công viên âm vang tiếng chuông chùa ngân
nga làm cho không gian ở đây thật sự trở nên
huyền diệu. Dọc theo bờ hồ là một con đường uốn
lượn dài 728 m ét có mái che dể có thể di dạo vào
những lúc trời mưa. Cạnh con đừong là con thuyền
làm bằng đá nổi tiến g th ế giới. Tương truyền lại
rằng công trình này đã ngốn gần h ết ngân khố của
hạm thuyền thời dó.
Nằm cách Bắc Kinh 50km về phía Bắc, trong
một thung lũng nhỏ là quần thể 13 lăng mộ triều
Minh. Trong quần thể này có cổng Đỏ Lớn, nhà
thủy tạ với một con rùa đá trên đó có tấm bảng ghi
lời truyền của các vị hoàng đế, con đường Thần
Linh với những pho tượng các vị thần canh giữ có
kích thước y như thật, các cánh cổng bằng gỗ chạm
hình lân phượng và các ngôi mộ.

99
Vạn Lý Trường Thành

Đi lên hướng Bắc, một đoạn đường nữa, cách


Bắc Kinh chừng 90km là Vạn Lý Trường Thành,
một dauih thắng được du khách yêu thích nhất.

100
Dưới chân trường thành là những dãy kiôt bán dô
lưu niệm và vô sô những người bán rong mời chào
đủ thứ đồ lưu niệm .

Khách sạn nă m sao Prim e Hotel Beijing

ở Bắc Kinh có rất


nhiều khách sạn. Một
vài khách sạn tiêu biểu:
Khách sạn “Prime
Hotel Beijing” là khách
sạn 5 sao nằm ngay
trung tâm thành phố,
cạnh Tử Cấm Thành.

Phòng ăn của khách sạn


“Prime Hotel Beijing”
101
Nó được xây dựng theo lôi kiến trúc Tnmg
] [oa, trang trí nội thất sang trọng, phòng tuyệt
đẹp.
Trong khách sạn này có phòng “deluxe” dành
cho gia đình và phòng cho nguyên thủ quô"c gia.
Trong phòng có điện thoại quô"c tế, minni bar, két
sắt, máy sấy tóc, bàn làm việc...
Khách sạn có tnm g tâm phục hồi sức khỏe với
phòng tập thể dục dụng cụ, bể bcfi, salon thẩm mỹ,
phòng m assage, tắm hcfi.
Ngoài ra trong khách sạn còn có đủ loại
khách sạn: Coco club, nhà hàng Trung Hoa, nhà
hàng Ý, phòng đặt tiệc 500 khách (có thể ngăn ra
ba phòng riêng biệt).
Khách sạn Palace là khách sạn tôt nhất
thành phố, nằm ngay trung tâm.
Khách sạn “China World” — nằm trong khu
trung tâm thưcrng mại - khách sạn.
Khách sạn “Bsưnboo Garden”, một dinh thự
cũ. Nó gồm nhiều ngôi nhà nhỏ, rất ấm cúng, trong
khuôn \’iên một khu vTiờn rộng.
Khách sạn “Tiantan” với những càn phòng
làm bằng gỗ gần chùa Thiên Đế.

102
Sa m ạc Gobi.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đang


đối m ặt với một thảm họa đó là những cơn bão cát.
Hiện tại khu thung lũng bằng phẳng và rộng lớn
nằm phía Bắc tỉnh Hồ Bắc nơi đóng đô xưa đã
không còn nữa. ơ đây cát đã bao phủ và trải rộng
tới chân trời.
Những đoàn người đã được chở tới ngôi làng
Lantoygoy thuộc xã Fennin đang hấp hô'i theo lời
kêu gọi của chính quyền Bắc Kinh, một mặt để
tham gia trồng cây, mặt khác để tận mắt chứng
kiến cái thảm hoạ đang đe dọa các vùng m iền Bắc
Trung Quốc.
Cảnh tượng thật đáng sợ. Cát tấp thành một
lớp dày trên các mái nhà dân. Dưới sức nặng của
103
các lớp cát, những ngòi nhà xây bằng đá oằn có
cuống nguy cơ sụp không biết lúc nào. Những đàn
lừa,cừu uể oải, tuyệt vọng cố tìm cho mình những
cọng cỏ còn sót lại dưới lớp cát dày. Theo lời
những người dân làng thì trước kia đây là một
vùng thung lũng màu mỡ và trà phú. Cát đã tràn
đến phía Bắc mặc dù họ không biết chính xác từ
đâu. Và chỉ trong vòng một nám sự màu mỡ và trù
phú ở đây dã biến mất. Thay vào đó là cát và cát.
Thế nhưng họ lại không có tiền để chuyển đi nơi
khác
Fenni nằm cách huyện Hoài Châu vỏn vẹn có
18 km, trực thuộc Bắc Kinh về mặt hành
chính,hiện thời là một trong những vùng bị bão cát
tàn phá mạnh nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến
thảm hoạ này là tình trạng chặt phá rừng và khai
thác tài nguyên đất quá mức cho phép. Huyện này
có diện tích gần 8,8 ngàn km^. Theo tírứi toán của
các chuyên gia, hàng năm diện tích canh tác bị cát
xâm thực lên tới 220 km^. Nếu tính chung thì hàng
năm huyện này có 2,7 ngàn km^ bị biến thành sa
mạc.
Những nỗ lực của người dân làng Lantoygoy
nhằm ngăn chặn sự xâm thực của cát đã không
mang lại kết quả. Những cơn bão cát ngày một
nhiều hơn. Tuy nhiên, công việc trồng cây để phủ
xanh \òing này vẫn được tiến hành tích cực. Đâ}' là
104
một công việc vô cùng cấp thiết, không thể bỏ bê
bởi lẽ từ đây bắt đầu con đường thẳng dẫn tới hồ
chứa nước Miun - nguồn nước ngọt chính cung cấp
cho 12 triệu dân Bắc Kinh. Tổng cộng hiện tại
huyện Fenni đã trồng được 100 ngàn cây xanh và
trong thời gian tới người ta đang có k ế hoạch phủ
xanh một ngàn rưỡi hecta đất trông ở vùng này.
Nhưng những cơn bão cát tháng ba đã cho con
người thấy rằng để ngăn chặn thảm hoạ chỉ trồng
cây xanh thôi chưa đủ. Cát vẫn tiếp tục tràn vào
thủ đô Bắc Kinh tuy có chậm hcfn trước. Hiện giờ
cát chỉ còn cách quảng trường Thiên An Môn có 70
km. Những cây xanh mà người dân Bắc Kinh trồng
xuông phần lớn đều bị bão cát vùi chết. Ngay cả
những nơi được công ty cây xanh đầu tư lớn như ở
làng Long Bảo Sơn, tỷ lệ cây sống cũng chỉ ở mức
20-30%. Vì vậy phải tiến hành trồng lại. Song theo
lời của đại diện dân làng ở đây thì dân làng
không tỏ ra mặn mà với chương trình này không
phải vì họ không muôn ngăn chặn sự xâm thực của
cát mà vì “họ quá nghèo để có thể làm không
công”.
H iện tại, tỉnh Hồ Bắc là nơi cát dễ xâm thực
nhất cát đã biến 1,7 triệu hecta thành sa mạc.
Đây chính nơi xuất phát của các cơn bão cát tràn
vào Bắc Kinh. Điều này rõ ràng là không thể
không làm chính quyền Bắc Kinh lo lắng bởi lẽ
105
năm 2008 là năm Trung Quôc đăng cai thê vận hội
mà để giành quyền đăng cái họ dã phải vất vả
nhiều năm liền.
Làm sao có thể nói tới thi đấu th ế vận hội
nếu bất cứ lúc nào những đám mây cát-bụi di
chuyển với tôc độ cấp 7-8 cũng có thể ập đến che
kín bầu trời Bắc Kinh ? Thực ra, chính quyền thủ
đô Bắc Kinh đã hứa là đến năm 2005 nhờ những
công trình đang được xây dựng ngày m ột nhiều ở
3ắc Kinh cũng như ở các xã ven đô,tình trạng này
í ẽ căn bản dược chấm dứt.
Trước tiên, người ta đã lên k ế hoạch mở rộng
diện tích trồng rừng quanh thành phô. Đến năm
2005 diện tích rừng được trồng sẽ lên tới con số
ioo hecta. Dọc theo những tuyến đường chính,
sông, kênh sẽ là những mảng cây xaxih. Quanh
thành phô' sẽ xây dựng những khu công viên mới
với diện tích mặt bằng là 12,5 ngàn hecta.
Theo các chuyên gia môi trường sinh thái, tất
nhiên những biện pháp này không ngăn chặn hoàn
toàn các cơn bão cát đổ về Bắc Kinh song có thể có
ảnh hưởng tốt tới môi trường sinh thái của thủ đô.
“Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được
để tác hại của bão cát giảm xuông mức tô'i da”. Chủ
tịch thành phô^ Bắc Kinh - ông Liu Si -đã từng
nhấn manh như thế.

106
Có th ể rồi đây thành phố^ Bắc Kinh giàu có sẽ
cải thiện được môi trường sinh thái của mình. Song
nó không thể đứng vững một mình được.Người dân
Trung Quôc đã biểu thị sự lo lắng thực sự. Tình
trạng sa mạc hoá đất canh tác vẫn tiếp tục tiếp
diễn và cuộc đấu tranh với môi thảm họa này được
xem như “m ột nhiệm vụ cấp bách có ý nghĩa quôc
gia”. Theo thông kê,hàng năm ở Trung Quốc cát
xâm thực với tốc độ 10,4 km^. H iện tại diện tích sa
mạc của Trung Quốc là 2,6 triệu km^ chiếm 27,6%
diện tích cả nước, vấn đề sa mạc hóa liên quan
dến tất cả các tỉnh, khu tự trị và các thành phô"
trực thuộc trung ương. Tôc độ xâm thực của cát
diễn ra lớn nhất ở vùng tự trị Nội Mông m iền Bắc
Trung Quôc, ở Tibet, ở tỉnh Hồ Bắc, và khu tự trị
Tân Cương, ở khu vực này có sa mạc TaklaMakan
dược m ệnh danh là “Biển Chết” và là “sa mạc trôi”
lớn thứ hai th ế giới. Những biển cát của nó xâm
thực vào những vùng đất canh tác với vận tốc 5-10
mét mỗi năm. Thất thoát kinh tế do tình trạng sa
mạc hoá gây ra cho cả nước được tính tới 50 tỷ
nhân dân tệ tức là gần 7 tỷ đô la Mỹ hàng năm.
Các nhà khoa học môi trường sinh thái cho
rằng nguyên nhân chính của tình trạng này không
chỉ là các yếu tô' tự nhiên mà còn do hoạt động của
con người trong đó có sự phát triển không hợp lý
của n g à n h chăn nuôi gia súc mà hậu quả là các
107
thảm xanh thực vật bị thu hẹp. Còn sự bào mòn
của mưa, gió chí làm nôt phần việc cuõi cùng.
Các chuyên gia cũng đã kêu gọi chính quyền
cấm “khai thác đất đai quá mức”, khỏi phục rừng,
thảm thực vật trên một phần đất đang canh tác. Vì
vậy, hiện Trung Quô"c đang chiến đấu với thảm hoạ
sa mạc hoá bằng cách tạo ra “những vành đai
xanh” và áp dụng những công nghệ sạch trong
canh tác. Song vẫn còn quá sớm để nói đến chiến
thắng của con người trong cuộc chiến chóng lại
■.aảm hoạ sa mạc hoá này. Thiên nhiên đang trừng
phạt loài người vì thái độ tắc trách dối với nó
trong suốt mấy chục năm qua.
Song, tình trạng sa mạc hoá ở Trung Quôc
không còn là vấn đề nội bộ của một nước. Những
hạt cát nhỏ li ti cùng với ô dôn và các chất thải
công nghiệp độc hại đã theo gió voíợt Thái Bình
Dương bay tới tận Mỹ và Canada. Các chuyên gia
bảo vệ môi trường Mỹ đã khuyến cáo rằng “món
hàng cát xuất khẩu từ Trung Quốc” đang làm ô
nhiễm bầu không khí tại các bang Oregon,
Wasington và California. Mà không chỉ thế thôi.
Các kết quả kháo sát đã chỉ ra rằng gió mang cát
bụi mang nhãn hiệu “Made in China” tới tận
Greenlandia.

lOS
Để công minh, cũng cần phải nói rằng, ngoài
sa mạc TaklaMakan và các sa mạc khác,gió còn
cuôn theo bụi cát từ sa mạc Gobi của Mông cổ .
“Nhìn chung cát hụi có nguồn gốc từ châu Á nhiều
hơn chúng ta tưởng - Tom Keyhil, một chuyên gia
nghiên cứu khí quyển của trường đại học California
- nói. Chúng ta đang sống trovg một th ế giới. Và
tất cả chúng ta đều ph ả i thở chung một bầu không
khí”.
Năm 1998, trong thời gian có bão cát lớn ở
Trung Quốc, các nhà bác học thuộc đại học
Wasington đã xác định được rằng, 75% ô nhiễm
không khí có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài những chất thải công nghiệp,gió còn
mang tới Bắc Mỹ cả những phân tử pestisid có
trong thành phần hoá học, đã bị cấm ở Mỹ nhưng
dang được Trung Quôc sử dụng rất rộng rãi. Như
vậy,không chỉ bụi cát của Trung Quô'c mà cả nền
kinh tế nông nghiệp của nước này đang đe dọa sức
khoẻ của cộng đồng người Mỹ. Những phân tử độc
hại này đang gây ra những căn bệnh về tim mạch,
astma và chết non...

Trần Đề.
Các vị hoàng đế thời nhà Tần đã tìm cho
mình một nơi lý tưởng để tránh cái nóng bức của
109
Bắc Kinh ở một nơi khá heo hút là thung lũng
“Mát M ẻ”, được bao bọc bởi những ngọn núi không
cao lắm. Một lần, trong lúc đi săn hoàng đế Cansi
đã tình cờ phát hiện ra nơi này và năm 1703 ông
dã ra lện h cho xây dựng ở đây một cung điện Mùa
Hè. Việc xây dựng kéo dài và mãi tới năm 1792
công trình mới hoàn thành. Đến nay,cung điện này
vẫn nằm trong khu cung điện hoàng gia và hầu
như còn nguyên vẹn với m ột bức tường bao quanh
dài tới 10 km. Thế là xuất hiện thành phô" Trần
Đề. Dân sô hiện thời của thành phô" này là 800
ngàn người. Một thành phố ít người so với dân số
khổng lồ 1 tỷ 2 của Trung Quô"c.
Cảnh quan thiên nhiên vùng phụ cận Trần
Đề thật kỳ vỹ. Những cánh đồng lúa, những mái
chùa hình tháp rùa tựa hồ như muôn lặp lại những
hình bóng của những đỉnh núi cao xa xa.Và đây
nữa, nổi bật trên nền trời là “Ngón tay Qủi” - một
vách núi có hình dáng kỳ thú giống h ệt như ngón
tay đang giơ lên hăm dọa ai đó. Đây quả thật là
một trò đùa của thiên nhiên - phần còn lại của
vách đá khổng lồ một thời nay chỉ còn là một mẩu
nhỏ như ngón tay. về “Ngón tay Qủi” còn tồn tại
một diều mê tín: người ta tin rằng, kẻ nào leo lên
đến đỉnh kẻ đó sẽ trở thành đấng anh minh và
sông lâu cả ngàn tuổi

no
Trần Đề h iện vẫn còn giữ được 13 ngôi chùa
trong thành phần 8 quần thể di tích ở đây. Đa số
các ngôi chùa được xây theo lôl kiến trúc Tibet-
Tnmg Hoa.
Nổi tiên g n hất trong sô" này phải kể đến chùa
“Thế Giới Thanh Bình” được xây dựng năm 1755,
mô phỏng theo m ột nguyện đường Tibet có tên là
Samdie. Trong toà nhà trung tâm của nó có bức
tượng Phật trăm tay nghìn mắt. Từ ngoài nhìn
vào, ta có cảm tưởng như đó một toà nhà nhiều
tầng nhưng thực ra bên trong chỉ có một với một
bức tượng khổng lồ (cao tới 22,28 mét) được tạc từ
một thân cây. Bức tượng Phật này ngoài đôi tay
bình thường còn có 40 đôi tay nữa và trên đầu mổi
ngón tay đều có chạm m ột con mắt. Theo thuyết
giáo của đạo P hật th ì mổi ngón tay có 25 chức
năng. Trên đầu tượng P hật trăm tay ngàn m ắt có
chạm hình m ột ông Bụt có ba con mắt để chiếu rọi
quá khứ, hiện tại và tưcmg lai.
Một cảnh quan kỳ thú nữa là chùa Nhỏ được
xây dựng năm 1770 với những khối vuông xa lạ với
lối kiến trúc truyền thông Trung Hoa. Nó được mô
phỏng theo cung diện của Đatla-Latma ồ Lhas.
Nằm ở phía Nam chùa là những bức tượng được
làm theo truyền thống Phật giáo.

111
Chùa Hạnh Phúc và sỏ"ng Láu là khuôn mãu
của thánh đường Tasilunpo ở Tibet.
Đến tham quan khu du lịch Trần Đề bạn có
thể nghỉ lại khách sạn. Khách sạn ở đáy khá đa
dạng.
Khách sạn Yiwang là một khách sạn nhỏ
được xáy dựng theo lói kiến trúc truyền thông
Trung Hoa.
Khách sạn “Lều Mông c ổ ” là một quần thể
lều trại nằm ở Đòng Bắc cung diện.

Quảng Châu.
Quảng Châu với dán sỏ' hơn 3 triệu người là
tinh Iv cua tỉnh Quảng Đòng, nàm ỡ Đỏng Xam
112
Trung Quốc. Đây là trung tâm công nghiệp lớn
nhất ở m iền Nam nước này. Thành phô" có nhà
máy đóng tàu,hai nhà máy sản xuất máy kéo,một
nhà máy chê tạo m áy công nghiệp nặng,các xí
nghiệp hóa chất,thực phẩm. Hiện thời,Quảng Châu
là một thành phô mở như nó đã từng mở vào nửa
dầu th ế kỷ XIX. Nó xuất sang Hồngkông các sản
phẩm của m ình và “lách” được sự quản lý nghiệt
ngã của Bắc Kinh để sô"ng một cuộc sô"ng cuồng
nhiệt và vui vẻ

Tượng P hật nằm

Cảnh quan Quảng Châu thật đặc sắc. Đứng


trên một ngọn đồi nằm phía Đông Bắc, du khách
có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Trên phần đồi
phía Bắc là công viên Jujesjui. Nơi đây, ngoài sân

113
vận động, hồ bơi,khu nhà kính, còn có trung tâm
triển lãm và các quán trà. Từ tháp canh năm tầng,
dược xây dựng trên đồi vào dầu thời nhà Minh, du
khách có th ể ngắm nhìn những cảnh đẹp vùng ven
thành phố. H iện tháp canh này là viện bảo tàng.
Đối diện với cổng vào bảo tàng là hai khách
sạn lớn và trung tâm triển lãm. Đây là nơi mỗi
năm hai lần diễn ra hội chợ triển lãm hàng hoá
toàn quốc.
Cách công viên không xa là vườn phong lan.
ơ đây, trên diện tích 8 hecta, quanh những hòn
non bộ với thác nước nhân tạo,có hàng ngàn chậu
hoa phong lan của hơn m ột trám loại khác nhau.
Cách Quảng Châu 20kin còn có m ột trong những
vườn bách thảo lớn nhất Trung Quốc và là nơi lý
tưởng cho những ai mơ ước chiêm nghiệm những
cánh rừng nhiệt đới.

Một của hàng trên đường p h ố Quảng Cháu

114
ở trung tâm thành phố, trong một khu yên
tĩnh là chùa Kuansjao, m ột ngôi chùa cổ nhất vùng
được xây dựng vào th ế kỷ thứ III từ dinh thất của
một viên quan lại. Trong chùa có 900 cái hầm chứa
tượng Phật. Trong quần th ể này còn có nhiều ngôi
chùa khác. Trong số đó nổi tiến g nhất là chùa “Tóc
Tang” (nơi đây, trong những hầm sâu người ta
dang cất giữ hàng trăm pho tượng Phật tuyệt đẹp);
phòng Mahivira với pho tượng ngàn tay Kuanin;
chùa Lưu Viên và chùa Tây Viên được xây dựng từ
những năm 963-967.

\ f - - .
^! ỉlli
i Ị'
'ií
• X

*" *•

Câỵ cảnh trong công viên Jujesjuí

Đặc biệt hấp dẫn du khách phải kể dến khu


lăng mộ Hoàng Đ ế ở Nanjue, một cung điện nằm
sâu dưới lòng đất và là nơi trưng bày hơn một
ngàn di vật mộ chí, thánh đường Hồi giáo
115
Hiuaishen xảy dựng năm 627, một m inh chứng cho
sự sùng đạo của người Trung Hoa và những môi
quan hệ lâu đời giữa Trung Hoa với th ế giới A Rập
Hồi giáo. Nhà Đá xây dựng năm 1888 là một nhà
thờ Cơ dỏ'c giáo lớn nhất Trung Quô'c; nhà thờ
Thiên chúa giáo La Mã; chùa Tổ nhà Chu nơi lưu
giữ gia phả của dòng họ íhiện thời nó dã biến
thành bảo tàng trưng bày đồ gôm sứ và cây bon
saij. Trong công viên Văn hoá, du khách có thể
thưởng thức ca nhạc, nhâm nhi các món ăn Trung
Hoa, chơi bóng bàn và nhiều trò giải trí khác nữa.
Các khách sạn của Quảng Châu luôn mở cửa
đón du khách.
Khách sạn Dragon Hotel, một khách sạn
năm sao nằm ở nơi thơ mộng nhâ"t Quảng Châu,
trén bờ Hồ Tây

Kliách sạn năm sao Dragon Hotel

116
Nó có vẻ đẹp tuyệt vời nhờ ba cái hồ lớn và
những đền, chùa, chi phối công viên, chi phôi cảnh
quan xung quanh.

P h òn g ăn trong khách sạn Dragon Hotel

Khách sạn sang trọng này có một trung tâm


thương m ại với máy fax, điện thoại quô'c tế và ba
phòng để tổ chức hội nghị. Trong khách sạn có nhà
hàng Đại Đương phục vụ du khách các món ăn
Trung Hoa, món ăn Âu. Trong nhà hàng Rồng Lớn
bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản. Với
những du khách thích nhâm nhi ngòai trời khách
sạn đã có Snack Bar bên cạnh hồ bơi. Ngòai ra còn
có phòng đại tiệc chi phôi cho 350 thực khách,
phòng bóng bàn, bida, phòng massage, tắm hơi và
bể bơi ngoài trời.

117
Khách sạn W hite Swan là khách sạn hạng
nhất ở đây. Nó được xây dựng năm 1983, là một
khách sạn liên doanh với nước ngoài.
Khách sạn Dongfang gồm những căn phòng
bằng gỗ trong m ột tòa nhà được xây dựng năm
1960, nầm dôl diện với trung tâm triển lãm.
Khách sạn Landmark, một khách sạn mới
xây dựng nằm trong khu thương mại cạnh sông.

Nam Kinh.

Với dân số hcfn 2,5 triệu người, Nam Kinh là


một trong những thành phô' cổ nhất m iền Đông
Trung Quốc, có bề dày lịch sử 3500 năm. Suốt
nhiều th ế kỷ qua, Nam Kinh được xem là thủ đô
"dự phòng"" của các vxícmg triều. Nhiều \-Ị hoàng đế
và lãnh đạo Trung Hoa vì những điều kiện nàv nọ
115
đã phải rời bỏ thủ đô phương Bắc xuôiig đây. Vào
thê kỷ thứ III-XV, Nam Kinh từng là thủ phủ của
năm triều đại. Trong th ế kỷ XX, thành phố này
cũng từng là thủ đ ô tạm thời của Trung Quôc
không phải m ột lần.
Nam Kinh gắn liền với kỷ niệm của Tôn
Tnmg Sơn, nhà sáng lập ra nước Cộng hoà Trung
quốc với tuyên ngôn ngày 1 tháng 1 năm 1912. Mộ
ông h iện giờ cũng ở đây. ô n g m ất tại Bắc Kinh
năm 1925 nhưng chiếu theo ý nguyện cuôl cùng của
ông, người ta đã dưa thi hài ông về an táng tại
dây. Quan tài ông được làm bằng đá hoa cương
trắng có vân màu xanh da trời. Trên cửa vào lăng
mộ ông có khắc dòng chữ “Với tình yêu thương vô
bờ”. Bên trên là câu nói rất nổi tiến g của ông:
“Thế giới thuộc về tất cả mọi người”. Trong phòng
lưu niệm có bức tượng bằng đá của Tôn Trung Sơn
cùng với những trích đoạn trong các trước tác của
ông khắc trên đá. Bên dưới phòng lưu niệm là
phòng tang lễ, dưới nó, ở độ sâu năm m ét là quan
tài với thi th ể của vị chủ tịch quá cố.
ở Nam Kinh hiện vẫn còn giữ được khá nhiều
di tích cổ. Đặc biết là di tích của cung điện hoàng
gia thời nhà Minh mà theo những cổ vật khai quật
được thì hơn hẳn các cung điện hoàng gia được xây
dựng sau này ở Bắc Kinh.

119
Khuôn mẫu lăng mộ các hoàng đế tại các
\'ùng lân cận quanh Bắc Kinh từng được mô phỏng
lãng mộ của hoàng đế đầu tiên thời nhà Minh
được xây dựng vào năm 1381 ở Nam Kinh. Từ cổng
Đỏ vào khu lâng mộ là “Con đường thiêng liêng”
dài 800 mét. Dọc theo hai bên đường là những pho
tượng các tướng quán và vị quan to trong triều
đinh. Cách đó 3 km về phía Đông là ngôi chùa
Phật của "Thung lũng Thần linh”. Ngôi chùa này
vó'n trước đó nàm ở trên khu lăng mộ bây giờ
nhưng hoàng đế muốn được chôn cất chúah nơi
dó nén đã ra lệnh dời đi. Xơi đáy vẫn còn giữ dược
một tòa nhà lớn mái vòm làm bằng đất sét. Cạnh
đổ là ngòi chùa cao 60 m ét. Đứng trên đỉnh chùa
bạn có thể nhìn hết toàn cảnh thành phố.
Song phần đẹp đẽ và lãng mạn nhất thành
phò' này là công \'iên Sju£ưiulu trải rộng quanh một
cái hồ lớn. Trên hồ, người ta đã xây dựng năm hòn
đảo nôi với nhau bằng một con đập. Mỗi đảo có
một nét hấp dẫn rièng.Trên đảo này là những khôi
đá có hình thù k\" thú, trên đảo kia là những ngôi
chùa nằm khuất sau những cây đào và trên một
đao kia nữa là \-ườn Bách thú..
Xhững toà đẹp nhất ở đây đều nàm trên đảo
Ljanchou đó là chùa Thần Hồ, thủy tạ Hoa sen...

' o,-.
Nam Kinh nằm trên bờ Dương Tử (con sông
lớn nhât Trung Quốc) với một chiếc cầu hai tầng
bắc qua. Cây cầu là niềm tự hào của thành phố
này. Cầu được xây dựng năm 1961-1968 do Liên xô
giúp đỡ. Trong lúc đang xây dựng, quan hệ giữa
Liên xô và Trung Quốc căng thẳng và những người
xây dựng Trung Quô"c đã phải vật lộn vất vả mới
làm nên kỳ công này.
Đến Nam Kinh, du khách không thể không
đến thăm trạm Thiên văn-một trong những trung
tâm khoa học lớn nhất Trung Quốc. Trong bảo tàng
của nó, bạn có thể làm quen với các máy móc thiên
văn cũng như các bản đồ sao trời.
Thành phô' cũng không thiếu các cửa hàng lưu
niệm. Nam Kinh có nhiều khách sạn để bạn chọn.
Khách sạn Dingsan, một khách sạn sang
trọng rất đắt tiền nằm xa trung tâm.
Khách sạn ơinling, một khách sạn 800 phòng
trên tháp, ngay trung tâm thành phố.

ThưỢng Hải.
Với dân số^ 13 triệu người, Thượng Hải không
chỉ là thành phố lớn nhất Trung Quốc mà còn là
một trong những thành phố lớn nhất th ế giới.
Thượng Hải nằm trên bờ Hoàng Phô\ một nhánh
của sông Dương Tử là cảng sông, biển và là một
121
đầu môl giao thông quan trọng. Thành phô này
chưa bao giờ là trung tâm văn hoá quan trọng song
nhờ có vẻ kiều diễm, quyến rũ và bầu không khí
đặc biệt nên nó được m ệnh danh là “Pari của
phương Đông”.

122
'1:
'■ ■ Ị ' .

Tháp truyền hình ở Thượng Hải (cao 468 m)

123
ỈOiu buôn hán sầm uất nhất Thượng Hải l ể đêm
Thành phố có nhiều khu hoàn toàn không có
gì là Trung Hoa. Sau khi nhà Tần buộc phải mở
năm cửa cảng để buôn bán với phương Tâv, người
phương Tây đã tìm cách buộc \Ị hoàng đế này cho

124
phép họ xây dựng những khu riêng biệt với luật lệ
phương Tây.
Thượng Hải là một thành phố như thế. Trong
các khu Anh, Pháp, Quốc tế của thành phố bạn sẽ
thấy những toà nhà không giống nhà Trung Hoa
chút nào với lôì kiến trúc Model Décor - quen thuộc
của người phưctog Tây. Trên m ột ngã tư nổi tiếng
của Trung Quôc, trên những giao lộ của các con phô
buôn bán lớn như Nanjing Li và Zongsan Li (tên
tiếng Anh là “The Bund”) có khách sạn Peace
Hotel - m ột toà cao ô"c 12 tầng cao 77 mét, được
xây dựng theo kiến trúc Gotic rất đặc tníng cho lới
kiến trúc những năm của thập kỷ 20 ở Chicago.
Hàng đêm, ở đây các nhà hàng sang trọng với
những dàn nhạc Jazz sôi động mở cửa đến tận
khuya. Cách khách sạn không xa là đại lộ dẫn tới
công viên Hoàng Phô. Nơi đây, trước kia người
châu Âu đã từng treo những tấm bảng với dòng chữ
ô nhục; “Người Trung Hoa và chó cấm vào”. Từ
đây, đại lộ sẽ đưa bạn đến Nanjing - con phô buôn
bán sầm uất nhất Thượng Hải, nơi hàng ngày có
hàng ngàn ngàn khách du lịch nước ngoài và người
Trung Quôc đổ về mua sắm. Chỉ riêng một cửa
hàng nổi tiế n g tr ê n phô' H inzang h àn g ngày đã có
tới hơn 300 ngàn người.

125
G rand Theatre.

Từ trung tám hành chính, bạn có th ể làm một


cuộc tham quan chùa Ngọc Thạch. Chùa này được
xáy dựng đầu th ế kỷ XX và cái hấp dẫn nhất ở đây
là nghệ thuật diêu khắc. Trong ngôi chùa Thiên
Đế, bức tượng Mileíii trong vòng vây của các pho
tượng Thiên Triều luôn mỉm cười đón du khách.
Không kém phần hấp dẫn còn là ba bức tượng
tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong toà nhà thứ ba có một pho tượng Phật ngồi,
cao hai mét, được tạc từ một khỏ"i ngọc thạch. Sự
tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc ở đây có thể 30
với các pho tượng trong toà n h à trung tám .
Rời khu phương Táy, đến thành phó" cổ
Xanshi. bạn lại cảm thấy mình đang ở Trung Quỏ'c.

126
ở đây, những ngôi nhà nhỏ, thấp đứng chen nhau
trên những con phô hẹp. Giữa một cái hồ nhỏ là
quán trà Husintin. Muôn đến đây, bạn phải lách
theo m ột cái cầu dich dắc mà người Trung Quôc nói
là dùng để đuổi tà. Ngôi nhà tĩnh tâm đầu tiên này
đã dược xây dựng cách nay 400 năm. Cạnh đó là
vườn Jüan. Khu vườn tuy không lớn lắm nhưng
dược thiết k ế tuyệt đẹp.

¿ỉ

Nhà hàng Lobolang được xây theo kiến trúc truyền thống
Trung Hoa.
Đến du lịch Thượng Hải bạn không thể không
tham quan tháp truyền hình. Đây là tháp truyền
hình cao dứng vào hàng thứ ba th ế giới sau tháp
truyền hình ở Toronto (Canada) và Moscow (Nga).
Nó cao tới 468 m ét. Điểm cao nhất mà du khách có
thể lên tham quan là 350 mét. Hệ thông thang
127
máy phải nói là rất nhanh, đạt tới tốc độ 10 méư
giây, nhanh đến ù tai. ở độ cao 263 m ét là một
khu sán hình tròn. Đây là ncfi để khách ngắm toàn
cảnh thành phố. ở dây, không có kính bảo vệ. Đê
làm việc này các nhà xây dựng dã chăng dáy thép.
Sau khi tham quan tháp truyền hình bạn có
thể đi dạo ở khu Pudong nằm ở bén kia sông
Hoàng Phô. ở đây có rất nhiều cao ôc,tát cả đều
khác nhau, trông rất ấn tượng. Có nhiều cao ốc rất
cao xem ra chỉ thấp hơn tháp truyền hình dăm ba
mét. Trong số này có một cao ôTc mới được xây
dựng cao tới 450 mét. Đến tham quan nơi đây bạn
sẽ có cảm tường như tất cả toà nhà cao tầng đẹp
nhất th ế giới đều hội tụ về đây để khoe sắc. ở đây
không có một ngôi “nhà hộp” nào. Tất cả các cao
óc ở đâj^ đều mới xây cách nay không lâu và mỗi
cái có một nét đặc sắc riêng. Tuy nhiên không
phải chỉ riêng khu Pudong mà cả các khu khác
cũng thế. Phải thú thật tất cả đều đẹp đẽ như
tranh vẽ. Không thể tả nổi bàng lời.
Thượng Hải có nhiều khách sạn nổi tiếng
không chỉ trong lãnh dịa Trung Quốc mà còn ở
nước ngoài.
Khách sạn năm sao Hua Ting Hotel & Towers
nàm trên khu thương mại sầm uất nhất Thượng
Hải. khu Xu Jia Hui. về mặt giao thóng đây là

126
khách sạn đặc biệt thuận lợi, nó nằm cạnh ga tàu
điện ngầm, xa lộ vành đai.

Khách sạn Hua Ting Hotel &Towers


Hua Ting Hotel &Towers có tới 1008 phòng
va 56 căn hộ.

Pkòng trong khách sạn Hua Ting Hotel &Towers


Khách sạn có hồ bơi có mái che, sân tenis,
sân bóng bàn, trung tâm phục hồi sức khỏe.tắm
hơi, và truhg tâm thương mại. Trong khách sạn có

129
nhà hàng Ý, Trung Hoa, Mỹ.... Ngòai ra khách sạn
có phòng hội nghị và một phòng nhảy có thể chứa
một lúc 1500 khách.
Khách sạn Garden là một khách sạn sang
trọng nối liền với một câu lạc bộ Pháp và một sàn
nhảy lớn nhất Thượng Hải, nềiin trong khu Pháp.
Khách sạn JC Mand£u*in, một khách sạn trong hệ
thòng khách sạn do Singapore quản lý.
Khách sạn Peace Hotel, Một trong những
khách sạn nổi tiến g th ế giới.
Khách sạn Pacific, một khách sạn cũ cạnh
Còng \-ien N hân dân, trên một con phô buôn bán
trung tâm.

Q uế Lăm
Là một thành phô' nằm ở phía Nam Trung
Quôc và được xem là một trong những thành phô
đẹp nhất nước. Người Trung Quô'c thường nói:
“Sòng ở Quế Lâm sướng hơn là sông trên Thiên
đàng^’’. Đâv là nơi có nhiều hang động, ở đó có vô
5Ô thạch nhũ đủ màu sắc. Giữa các ngọn núi với vô
vàn hang động ấy là những sông, hồ lớn nhỏ với
chứa làn nước trong suôt như mắt mèo. Vi vậy đến
du lịch nơi đây du khách nhất thiết phải ngồi
thuyền dọc theo những con sông êm a. tuyệt đẹp

130
qua những ngọn núi nối tiếng như núi Vòi Voi, núi
Chùa, núi Lạc Đà, núi Cô Đơn... Dọc hai bờ sông
bạn sẽ thấy những con thuyền nan dâu san sát hai
bên bờ, cảnh trẻ con tắm sông, nghịch nước và
những phụ nữ đội nón nan tắm giặt.

131
Ngay cạnh Quế Lâm là ngọn núi Dusi cao
£ừng sững. Chỉ cần bước 306 bậc là bạn đã có mặt
trên đỉnh. Từ đó bạn tha hồ ngắm toàn cảnh
thành phó" và dòng sông Li thơ mộng. Gần đó là
núi Vòi Voi. Phía Bắc núi là một ngôi chùa cổ được
xây dựng từ thời nhà Minh.
ở đây có động Sáo Trúc sâu tới 500m ét được
chiếu sáng với vô số ngọn đèn dủ màu sắc làm cho
nó thêm huyền ảo.

L o jia n .

Là một thành phố’ nằm trên bờ Bắc dòng


sông Lo-và được xem là một thành phô' cổ nhất của
132
nền ván m inh Trung Hoa. Nó từng là kinh đô của
chín triều đại. Thời kỳ rực rỡ nhát của Lojian là
thế kỷ thứ V.
Trong các hang động phía Nam thành phố có
rất nhiều tượng Phật dược xây dựng bằng cát.
Trong hơn 200 hang động ở đây có tới 100 ngàn
pho tượng đủ kích cỡ. Mặc dù nhiều bức tượng đã
bị tàn phá vào th ế kỷ thứ I, thời kỳ bài đạo Phật
song những gì còn giữ được đến ngày nay vẫn thực
sự là những tác phẫm nghệ thuật tuyệt vời.
Lịch sử cổ đại thường gắn liền với các truyền
thuyết và với thành phô' Lojian cũng không phai là
ngoại lệ. Lấy biểu tượng thành phô' là hoa Mẫu
Đơn. Người ta kể rằng hoàng hậu Sjethien đã ra
lệnh đày hoa Mẫu Đơn vi nó cứ nở vào mùa đông
vi vậy mà từ đó đến nay hàng năm từ 15-25 tháng
4 là người dân ở đây lại tổ chức hội Mẫu Đơn.

L kh asa.
Đây là thủ phủ của Tây Tạng từ th ế kỷ thứ
VII và là nơi có nhiều chùa Phật nhất Tây Tạng
như chùa Djokhang ở trung tâm Lkhasa, các ngôi
đền của Dalai-Ma. Trong chùa Djokhang hiện còn
một bức tượng Phật cổ nhất là tượng Djok
Sakjianmuni được xây dựng từ th ế kỷ thứ X. ở
Lkhasa có cung điện Pótala cao 3.700m so với mực
133
nước biển. Nó có 13 tần, cao 115 m ét. Không ai
biết chính xác cung điện này có bao nhiêu phòng.
Người ta chỉ ước đoán nó có 1000 phòng. Xưa nay
hiếm có ai đi h ết tất cả các phòng trong cung điện
này.

é l'? "

T ăy A n.
Tây An được xây dựng năm 582 dưới thời nhà
Chu và đến đời nhà Tần thì trở thành kinh đô lớn
nhất th ế giới thời đó với hơn một triệu dân. Thành
phô" này được xây dựng một cách hài hoà, dôì xứng,
các đường phố cắt nhau vuông góc. Thành phố được
chia thành 108 khu với 17 cổng thành

134
% S Ị ~ - ’- ^ r 3 ị ^ - ' r Ì ị
r •• .. r-ì -

Một ngôi chùa ở Tây An


Vào th ế kỷ thứ VTII Tây An đã là một thành
phô" phồn hoa đô hội. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy
ở dây các đồng tiền của Ả Rập. Pecxich, điều này
chứng tỏ con đường Tơ Lụa đã rất nhộn nhịp thời
dó. Các nhà buôn nước ngoài đã từng lưu lại ở Tây
An hàng năm và thậm chí còn xây cả đền chùa cho
tín ngưỡng của mình.
Vào thời nhà Minh kinh đô Tây An bắt đầu
được xây dựng vững chắc. Tường thành được dựng
lên, các chùa tháp mọc lên ở khu trung tâm.
Từ năm 1949 Tây An hầu như bị lãng quên.
Nó chĩ thực sự lấy lai niềm vinh quang của mình
vào năm 1974 khi những người nông dân trong khi
135
đào giếng phát hiện thấy khu lăng mộ Tần Thuỷ
Hoàng.

S u d ch o u .
Được mệnh danh là Venis Trung Hoa -
Sudchou là một thành phô' với vô số kênh, rạch, ớ
đây thay vì các đường phố là những con kênh với
những chiếc cầu cong cong bằng dá bắc ngang qua.

Một “Đường I. lí” của <


____phố” “
• Vemis Trung Hoa”.

Cho đến th ế kỷ thứ XIX, Sudchou vẫn là


thành phố lớn hơn Thượng Hải. Đây là nơi sinh
sống của các thương gia giàu có, các nhà khoa học
và quan chức trong triều.
136
Những cư dân giàu có này đã đua nhau xây
cho mình những toà nhà sang trọng, tuyệt đẹp với
những khu vườn cảnh cũng không kém phần đẹp
137
cẽ. ơ đây có vườn Quan,v ườn Ngư phủ, vườn Cô
Lơn. Đó thực sự là những bức tranh phong cảnh
tuyệt đẹp, không lời nào tả nổi.

H ải N am .

Một bãi tắm của đảo Hải Nam.

Là một hòn đảo lớn nằm phía Nam Trung


Hoa trên cùng một vĩ tuyến với Hawai nhưng hơn
hẳn Hawai về môi trường thiên nhiên thơ mộng và
trong lành. Nước biển ở đây trong đến nỗi hầu như
ngày nào ánh nắng mặt trời cũng chiếu rọi tận

138
đáy. Quanh năm ở đây n hiệt độ nước biển ở mức
26°c. Có thể bạn đã chán chuyện lặn biển để
ngắm những rạn san hô nhưng bạn đã bao giờ được
lặn dể kiếm ngọc trai chưa? Hay bạn đã lần nào
được sô"ng trên một hòn đảo với 1800 con khỉ chưa?
Và có lẽ bạn cũng chưa bao giờ có dịp được leo lên
ngọn núi cao 1800 m ét để được nhâm nhi với tộc
dân người lêu thứ rượu họ tự nấu lấy và nghe các
truyền thuyết của họ.

H à n g ch ă u .

Lần đầu tiên nhìn thấy Hàng Châu, Marko


Polo đã xem Hàng Châu là thành phố đẹp nhất th ế

139
¿ian. Đây là nơi mà người Thượng Hải thích đêD
hưởng tuần trăng m ật nhất.
Người xưa vẫn quen gọi Hàng Châu là “Thiên
đường nơi hạ giới”. Mà thật vậy, ơ đây có Tây Hồ
đẹp nhất Trung Quốc với bốn bề là rừng đá, rừng
tre trúc, hồ sen tạo thành nơi vô cùng dẹp dẽ và
thơ mộng.

B ả o tà n g -T h a m q u a n .
Trung Quốc một lần nữa lại vươn lên dẫn dầu
th ế giới về bảo tàng động vật vùng cực lớn nhất
th ế giới được ghi vào sách kỷ lục Gkũness. Bảo
tàng vừa được mở cửa ở thành phcT Đại Liên thuộc
tỉnh Liêu Ninh m iền Đôn Bắc Trung Quốc.
Để xây dựng công trình bảo tàng này và thu
thập hiện vật cho nó chính quyền thành phô đã
phải bỏ ra hơn 400 triệu Juan (tức là gần 50 triệu
đô la).
Bảo tàng là hai khu nhà khổng lồ trong đó
trưng bày các hiện vật về hệ động, thực vật vùng
cực của th ế giới, ơ đây trưng bày hcfn 153 động vật
biển của mười một loài. Tham quan bảo tàng bạn
sẽ được tận mắt nhìn thây cá voi, gấu trắng, chim
cánh cụt, cá đelfìn, hải cẩu...

140
?sr. -. ‘ k

Du khách trong cung Mùa Hè.


Theo tính toán của những người phụ trách
bảo tàng thì h àng năm nơi đây đón tiếp đến 1,5
triệu khách tham quan.
Song đây vẫn chưa phải là bảo tàng độc đáo
nhất ở Trung Quôc. Tại làng Cisjan nằm phía Bắc
tỉnh Giang Tô, lần đầu tiên trên th ế giới bảo tàng
bàn tính đã được mở cửa phục vụ khách tham
quan.
Tại đây trưng bày 600 bàn tính với đủ kiểu
dáng, kích thước và nguyên tắc tính khác nhau.
Tất cả số bàn tính quí hiếm này đã được một người
dân địa phương ở đây tên là Chou Bao Lin sưu tập.
Trong số bàn tính trưng bày có những cái
phải nói là vô giá. ơ đây có những bàn tính làm
141
bằng vàng ròng, bằng bạc, bằng đồng, bằng xương,
bằng ngà voi... Có cái dài đến 6 m ét và để sử dụng
phải cần tới 12 người. Ngoài ra bảo tàng cũng có
những bàn tính siêu nhỏ, nhỏ hơn đồng xu.
Trong bộ sưu tập của Chou Bao Lin có những
bàn tính từ thời nhà Minh (1368-1644) và có cả
những bàn tính khảm đá quí của hoàng đế Cjanlun
và hoàng hậu Cysi nhà Thanh (1644-1911).
Trước kia người ta vẫn cho rằng bàn tính đã
xuất hiện vào thời nhà Đông Hán (25-220). Quan
iỉiếm nà}' được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu
các sách số học cổ thời đó. Tuy nhiên, sau đó các
nhà khảo cổ đã tìm thấy những con tính làm bằng
đát sét có niên đại thời Tâv Chu (1122-770 trước
C.N).
Sự xuất hiện máy tính đã làm cho bàn tính
biến dần. Song theo lời của nhà sưu tập Chou Bao
Liíi, bảo tàng của ông giúp Trung Quô'c giữ lại một
di tích lịch sử quí giá.
Chưa hết, tại huyện Chanpu m iền Đông tỉnh
Phúc Kiến còn có một bảo tàng ché trà lớn nhất
thế giới cũng sắp được đưa vào sách kỷ lục
Guiness. Qui mò cũa bảo tàng này làm ngạc nhiên
ngay cả những nhân \ñén ớ đây. Nó chiếm diện
tích 5,3 hecta với một gian triển lãm khỏng lồ và
các đãv nhà đầy ắp các tác phấm viết về trà đạo.
142
Đến đây khách tham quan có thể được xem
hầu như tất cả những gì có liên quan đến lịch sử
ngàn năm của công việc trồng,chế biô'n trà cũng
như trà đạo từ khắp mọi m iền th ế giới. Ngoài việc
tham quan,du khách còn được xem các nhân viên
bảo tàng biểu diễn nghệ thuật pha trà và dạy trà
đạo cho những ai muôn học.
ơ Trung Quô'c uô'ng trà là một nét văn hoá đã
có cách nay 6000 năm. Suôt một chiều lịch sử như
thế hơn 600 loại trà đã được chế biến. Chúng được
chia thành 5 chủng loại. Nhưng theo các chuyên
gia thì chỉ có trà xanh là trà được đánh giá cao
nhất. Sau nó là trà đen,trà “Rồng đen”,trà gạch và
trà thơm.
Đến Trung Quôc bạn không thế’ hình dung
bàn ăn mà không có ấm tră. Trà ở Trung Quốc ngự
trị khắp mọi nơi. Dù ở trong một quán ăn nhỏ hay
một nhà hàng sang trọng trước khi ăn thực khách
bao giờ cũng được hỏi xem thích uống loại trà nào.
Trong những năm gần đây ở Trung Quốc xuất
hiện nhiều loại trà đóng lon như lon Coca-Cola.
Song thức uống khoái khẩu của người Trung Quô'c
là trà xanh đá. Cái tiện ở đây là chi cần bật nắp
lon là tu mà không cẩn phải mang theo phích nước
nóng lỉnh kỉnh. Tuy nhiên với những ai thích trà
nóng và thư giãn đã có các quán trà. Ngay ớ thủ đô

143
Bắc Kinh bạn cũng có thể nhìn thấy rất nhiều
quán trà. Các quán trà thường được mở nhiều ở các
công viên là nơi người dân thành phố thường đên
nghỉ ngơi, vui chơi vào những ngày nghỉ lễ.
Người ta nói rằng ở Trung Quôc bất kỳ người
dàn ông biết tự trọng nào cũng có một cách pha
trà riéng của mình mà người đó cho là ngon hơn
cách người khác.
Lịch sử của các bảo tàng đã có từ lâu. Bảo
tìn g đã xuất hiện từ những th ế kỷ trước công
]\¿.uyén. Từ thời đó đã có những kho tàng của cung
điện Knoss ở Kwdt ^thế kỷ 16 trước C.N), thư viện
của cung điện Ninevi (thế kỷ thứ 7 trước C.N.)
Thời kỳ cổ đại có các ngôi đền, các nhà sưu tập tư
nhân (th ế kỷ thứ III trước C.N; chuyên sưu tập các
tác phẩm nghệ thuật (phòng tranh của Sulla, các
bộ sưu tập của Krass, của Lukulla, của Pompei, của
Seada.. j Ngoài ra còn có nhiều bộ sưu tập khác
pnong phú hơn được cất giữ trong các nhà thờ
Thiên chúa giáo và Thánh đường ở Vitadia, Pháp,
Ý, Đức, Nga cổ đại.
Song việc sưu tập một cách có hệ thông các
tác phẩm nghệ thuật chỉ thực sự mới bắt đầu vào
thời Phục hưng. Bộ sưu tập lớn nhất của th ế kỷ
XV-là bộ sưu tập các ỏng chủ nhà báng Florensia
và các nhà bảo trợ nghệ thuật ở Medichi, bao gồm

144
:ác tác phẩm của các hoạ sỹ cổ đại Đức, Ý. Viện
bảo tàng quô'c gia đầu tiên trên thế giới là viện bào
tàng Vương quô"c Anh được thành lập ở London
năm 1753.
Ngày nay viện bảo tàng trên th ế giới có hàng
ngàn. Bản thân tên gọi viện bảo tàng xuất phát từ
một từ tiếng Hy Lạ, “Muzeion’‘ có nghĩa là cánh
rừng thiêng liêng, dành cho các vị thần hay còn
gọi là “ngôi đền của các vỊ thần”.

Các quỉ địnỉi Hải quan.


Luật Hải quan Trung Quô"c cấm mang ma túy,
vũ khí, tranh ảnh khỏa thân (được hiểu với nghĩa
rộng) vào nước. Bạn có thể mang theo người 2 chai
rượu vang (0,75 lít/chai) và 400 điếu thuốc m iễn
phí. Việc mang đồ cổ và các dược phẩm quí ra khỏi
Trung Quô"c đèu bị cấm.

Chăm sóc sức khoẻ.


Các dịch vụ y tế ở Trung Quôc phải trả tiền
mặt.

TrỢ giúp y tế.


ở Trung Quốc, với những trợ giúp y tế đối với
du khách nước ngoài nói chung không thành vấn
145
đề. Tại bất kỳ khách sạn nào người ta cũng chi
cách cho bạn tìm được một bác sv để khám và kê
đơn thuôc. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, tôt nhất
bạn nên thủ sẵn cho m ình những thứ thuóc cần
thiết.

Giao thông.

Máy bay.

Sán bay quốc tế Bác Kinh

Đến sân bay Trung Quốc bạn phải đóng lệ phí


từ 80 - 130 nhân dân tệ.(Juan).
Đầu mối quan trọng của các tuyến bay nội địa
dĩ nhiên là thù đô Bắc Kinh. Có hơn 600 đường
bay nối liền các tỉnh và thành phổ". Lịch bay khá
dày song tốt nhất bạn nên đặt vé trước.

146
Đường ô tô.
Trung Quôc có một mạng lưới đường giao
thòng khá tôt. Tại những vùng đồng bằng đường
giao thông đã kéo đến tận làng.

Đường sắt.

'-\

Tàu tốc hành.

Những tuyến dường sắt quan trọng từ Bắc


xuông Nam là Bắc Kinh - Quảng Châu, Bắc Kinh -
Thượng Hải, Bắc Kinh - Sjiulun, Bắc Kinh -
Harbin. Những tuyến theo trục Đông Tây là
Lianjiugan - Lanchou và Lanchou - Urumchi kéo
dài đến biên giới Cadacstan. Đường sắt và các
chuyến tàu ở Trung Quốc thường xuyên quá tải.
Tuy nhiên, nếu bạn muôn di du lịch hãy đặt vé
trước và nhớ dặt vé hạng nhất.

14'
Đường thủy.
Tuyến đường sông lớn nhất Trung Quốc là
sông Dưctog Tử. Ngoài ra còn có những tuyến
đường thủy quan trọng khác như: tuyến đường sông
Heilunczjan, tuyến dường sông Chuczjan và tuyến
đường thủy trên kênh đào từ Bắc Kinh đến Quảng
Cháu.

Giao thông công cộng.


Giao thông công cộng tại các thành phô' của
Trung Quốc đều quá tải. Taxi khá nhiều song vì
lượng xe quá đông nên thường xuyên bị kẹt đường.
Vì vậy nếu bạn không đi đâu vội hãy theo gương
người dân Trung Quôc - kiếm cho mình một chiếc
xe đạp. Còn nếu bạn cần phải đi taxi thì hảv nhớ
rằng ờ mỗi thành phô' có một biểu giá riéng và phụ
thuộc vào hạng xe. Tất cả taxi đều có máy tính
148
tiền. Ban đêm hoặc nếu bạn muốn ra ngoại thành
biểu giá sẽ cao hơn.
Cảnh sát Trung Quô"c thường không biết
ngoại ngữ song nếu bạn hỏi đường họ sẽ chỉ cho
bạn. Để yên tâm hãy mang theo mình một vài tấm
danh thiếp có ghi địa chỉ khách sạn bạn đang ở và
nhờ người viết lên địa chỉ ncfi bạn cần đến bằng
tiếng Trung Quốc.

Đ iện thoại.
Tại các khách sạn luôn có hệ thống liên lạc
vệ tinh song giá rất cao. Vì th ế nếu muôn gọi điện
về nước bạn n ên ra bưu điện.
Kode quôc tế của Trung Quôc: 86, của Bắc
Kinh; 106, của Thượng Hải: 216.

Tiền.
Đơn vị tiền tệ của Trung Quô"c là Juan (CNY).
Định giá ngày 15 tháng 8 năm 1998 là 1 đô la Mỹ
= 8,2798 Juan.
Suôt hai ngàn năm trăm năm tiện tệ của
Trung Quôc ngự trị những đồng tiền đồng với một
cái lỗ vuông nhỏ ở giữa, có trọng lượng và mệnh
giá khác nhau. Năm 1889, một cuộc cải cách tiền

149
tệ đã diễn ra và kết quả là Trung Quốc lưu hành
hệ thông tiền trên cơ sở đồng đô la Mexico. Với hệ
thông này, 1 đô la Trung Hoa (có trọng lượng gần
24 gr bạc) tiếng Trung Hoa gọi là Juan =100 cent
(cent tiếng Trung quốc gọi là Fyn). Đến trước cuộc
cải cách tiền tệ tháng giêng năm 1994 ở Trung
Quôc tồn tại hai loại đồng Juan : “Juan nhân dân”
í có màu đỏ, là những đồng Juan đang lưu hành
hiện nay) và “Juan ngoại t ệ ” (có màu xanh dùng
cho người nước ngoài).Tất nhiên, ở thị trường chợ
đen “Juan xanh” có giá hơn nhiều so với “Juan đỏ”.
Hiện “Juan xanh “ đã ngưng phát hành song trong
các giao dịch buôn bán người ta vẫn nhận và mệnh
giá ngang với “Juan đỏ”.
Đơn vị tiền tệ của Trung Quô"c hiện thời là
Juan =10 czao=100 fyn được lưu hành tháng 1 năm
1994. Sau khi được lưu hành,giá đồng Juan và tỷ
giá của nó so với đồng đò la Mỹ khá ổn định và
thậm chí còn ít nhiều tăng lén. Hiện tại,ở Trung
Quóc lưu hành các đồng tiền giấy với mệnh giá:
1,2,5,10,50 và 100 juan được in với những gam màu
đỏ khác, trên một loại giáy không phải là lố t nhất.
Vi th ế nên nhìn không sắc nét. Mặc dù vậy, đáy là
phương tiện thanh toán duy nhất trên toàn lãnh
thổ Trung Quôc.
Trung Quôc hiện có những đạo luật rất
thoáng về ngoại tệ đôì với người nước ngoài. Họ
150
không có hạn chế nào trong việc xuất nhập ngoại
tệ. Ngay trong cả tờ khai Hải quan cũng không hề
có mục khai ngoại tệ. Các quầy thu đổi ngoại tệ ở
Trung Quô'c nhận đổi tất cả ngoại tệ chính của th ế
giới. Chẳng hạn ở các tỉnh m iền Nam Trung quôc
các quầy đổi tiên còn dổi cả đô la Singapore. Rắc
rôi chỉ xuất h iện khi bạn muô"n đổi những đồng đô
la quá cũ hoặc rách, có thể họ sẽ không nhận.
Thường khách du lịch muôn đổi tiền rất ít khi đến
nhà băng mà đổi ngay tại các quầy ở sân bay,ga xe
lửa,trong các trung tâm thương mại lớn. Bởi lẽ
trong tất cả các quầy đổi tiền có giấy phép tỷ giá
hoàn toàn như nhau, ơ các sân bay quô"c tế, ngoài
tỷ giá chính thức người ta còn thêm cho bạn 0,05-
0,1 juan mỗi đô la. Các quầy đổi tiền trong các
khách sạn hoạt động suô"t ngày đêm.
ở Trung Quốc, song song thị trường ngoại tệ
chính thức còn có thị trường chợ đen. ơ đây, tỷ giá
tất nhiên là cao hơn. Song chúng tôi khuyên bạn
không nên đến đó vì nếu không thành nạn nhân
của những tay lừa đảo chuyên nghiệp thì cũng gặp
rắc rôì với cảnh sát và bạn có thể bị phạt.
T ại T r u n g Quô"c, b ạ n chỉ có t h ể sử d ụ n g th ẻ
t ín d ụ n g quôc t ế t r o n g các k h á c h s ạ n lớ n cao cấp vì
t h ế tô't n h ấ t h ã y m a n g th e o t i ề n m ặ t. Bời kh i
t h a n h t o á n b ằ n g t h ẻ t ín d ụ n g b ạ n p h ả i m ấ t m ộ t
k h o a n lệ p h í b ằ n g 1-2 % tố n g số t i ề n p h á i t r ả còn
151
với tiền m ặt khi mua bán bạn còn có thể mặc cả,
trả giá.

M u a sắ m .
ở Bắc Kinh các cửa hàng không mở cửa theo
thời gian biểu thông nhất. Các cửa hàng nhà nước
thường mở cửa hàng ngày từ 9:30 đến 20:30.
Không có ngày nghỉ. Còn các cửa hàng tư nhân mở
cửa muôn hơn.

Một khu p h ố mua sắm ở Thượng Hải l ề đém.

Trong các cửa hàng ở Bắc Kinh bạn có thể


chọn mua đủ thứ từ quà lưu niệm cho đến đôi đũa,

152
bộ ấm chén bằng sứ đến những bức tranh phong
cảnh bằne mưc tàu.

Trong m ột cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Quảng Chău.

Quảng Châu và Tô Châu là hai thành phô" nổi


tiến g có trà ngon, ơ đây ngoài trà bạn cũng có thể
mua cho mình gấm, lụa để may áo dài. Phô' buôn
153
bán sầm uất nhất ở Quảng Châu là Yan An Lu.
Toà nhà số 33 trên phô' này là nơi bán các loại trà
nổi tiếng ngon nhất Trung Quốc. Còn nhà số 208
là cửa hàng lưu niệm. Một cửa hàng lưu niệm nữa
chờ đón bạn nằm trên phố Hubin 13. Nếu bạn
muốn mua tranh ghép gỗ xin mời đến số nhà 131
trên phố Gushan Lu. Gấm, lụa bạn có thể mua tại
xưởng dệt Du Jinsheng số nhà 200 trên phố
Youdian Lu.

Một khu p h ố mua sắm ở Thượng Hải về đèm.

Song muôn thử loại trà hảo hạng nổi tiếng


th ế giới bạn phải đến một quán trà ở Thượng Hải
có địa chỉ; Huangshan Tea Co, 853 Huaihai Zhong
Lu.

154
M ột khu chợ ở Bắc Kinh.

Các khu chợ của Trung Quôc thường họp Tất


sớm, từ sáu giớ sáng, ơ đây người ta buôn bán đủ
thứ từ rau, quả, thịt cá đến cái kim sợi chỉ.

Trong các cửa hàng ở Nam Kinh bạn có thể


chọn mua các tác phẩm nghệ thuật ở phòng tranh
226 Changijiang Lu, ở phòng tranh No 72 Ping
Nanlu. Nếu bạn thích gấm vóc xin mời đến tham
155
quan và mua hàng tại cửa hàng “Gấm hoàng đê”
tại 240 Chating Jie.
Nếu bạn muốn mua đồ cổ xin hãy cẩn thận.
Luật Hải quan Trung Quô"c cấm người nước ngoài
mang cổ vật ra khỏi biên giới. Hơn nữa nếu không
phải chuyên gia trong lĩnh vực này bạn có thể mua
nhầm đồ giả. Mà đồ giả cổ thì vô khối.

N h ữ n g s ố đ iệ n th o ạ i c ầ n th iế t.
Cứu hỏa; 119.
Cảnh sát: 110.
Đ iện thoại hỏi đáp quốc tế (bằng tiếng Anh): 108
Tai nạn giao thông: 122.
Ngoài ra tại Bắc Kinh bạn có thể nhờ dịch vụ
China International Travel Service (CITS) theo địa
chỉ: 103 Fuxingmenei Dajie, Tel 10/6-01-11-22.

L ờ i k ế t.
Để thay cho lời kết xin trích dịch một bài viết
đăng trên tờ New York buổi chiều sô ra ngày
22.04.2002 với tựa đề: “Trung Quốc - Thời gian và
Không gian”.

156
Người Trung Quôc hay nói với người nước
ngoài rằng: “Các người sô"ng trong không gian và
thời gian còn chúng tôi chỉ sống trong không gian”.
Người Trung Quô"c không lãng xăng, làm việc
cần cù, không tính còn m ấy phút thì tới giờ ăn
trưa và không tính cả nào thì được nghỉ. Một
khi không làm gì người Ttỉ/ng Quốc không cầu may
mà biết chờ đợi.
Đối với người Trung Quốc rùa không chỉ là
biểu tượng của hạnh phúc mà còn là biểu trưng cho
ông chồng bị cắm sừng. Tại sao lại thế? Đó được
xem là một điều lạ của người Trung Quôc. Còn sau
đây là điều lạ thứ hai...
Mỗi thành phô" ở Trung Quô"c đều có tính chất
đặc biệt.
Người Trung Quô"c thường nói về thành phô"
của m ình th ế này:
Chưa đến Beijing (Bắc Kinh), chưa biết địa vị
mình thấp.
Chưa đến Hainan (Hải Nam), chưa biết mình
yếu.
Chưa đi Shanghai (Thượng Hải), chưa biết
m ình ngu.
Chưa sống ở Quangzhou (Quảng Châu), chưa
thấy mình nghèo.
157
Chưa sông ở Harbin và Urumchi, chưa biết
mìnhI hèn.
hèn
Chưa sông ở Chunjin, chưa biết quí ánh nắng
Chu
m ặt trời.
trời.
Chunjin là một thành phô" nằm trên bờ
Trường Giang và là thành phố nhiều sương mù
nhất th ế giới. Nếu London mỗi năm chỉ có 95 ngày
sương mù thì ở thành phố này có tới 166 ngày.
Người ta thường đùa vui rằng nếu một chú cún con
sinh ra vào mùa đông thì ba tháng sau khi lần đầu
tiên nhìn thấy m ặt trời nó sẽ sủa um lên vì không
hiểu chuyện gì. Mặc dù thành phố nằm trong một
vùng lòng chảo heo hút nhưng dân sô" chính thức
của nó lên tới 18 triệu. Thế nhưng theo lời những
người dân ở đây thì dân số thành phố là 30 triệu.
Về m ặt này Chunjin là thành phô đứng thứ hai thê
giới chỉ sau Mehico.
Cho đến nay người ta cũng không hiểu vì sao
một thành phô" heo hút như th ế mà lại thu hút
được nhiều người đến sinh sông đến vậy. Người
Trung Quốc cho rằng, tất cả chỉ vì cái tên. Theo
quan niệm của người Hoa thì điều quan trọng là
phải đặt cho mọi cái một cái tên đúng. Thuyền
trưởng Vrugel cũng từng nói: “Đặt tên cho một
chiếc thuyền buồm th ế nào nó sẽ lướt như th ế ấy”.
Đặt tên cho cậu con trai là “Jung”, nó sẽ dũng

158
mãnh. Đ ặt tên cho con gái là “ Meihoa”, cô bé sẽ
lớn lên thành “Một bông hoa đẹp”. Đặt tên là “Vei”
- đỉnh cao - sẽ thành quan to. Tuy nhiên cái tên
của m inh tinh màn bạc Trương Nghệ Mưu, người
đã đoạt giải cành cọ vàng trong liên hoan phim
Canne hoàn toàn không mang nghĩa “Có tài năng
nghệ thuật”.
Sự phát triển rực rỡ của thành phố Chunjin là
nhờ ơn đức của một vị hoàng đế thời dó, người đã
trị vì cách nay gần một ngàn năm. Lúc dầu thành
phô" chỉ có một cái tên đơn giản “Thành phô" trên
bờ sông cao” sau mới được vị hoàng đế đặt tên là
“Thành phố May Mắn”.
Chunjin là một thành phô' ồn ào, ồn ào hơn cả
New York. Song người Trung Hoa thích ồn ào và
đã quen với nó. Thậm chí họ còn cho rằng khi ồn
ào là lúc yên tâm nhất bởi lẽ có nhiều người xung
quanh ít sợ. Còn lúc không ồn ào có nghĩa là
không có ai mà không có ai là vắng vẻ không tôt.
Quan niệm này xem ra có vẻ lạ lùng...
Cũng cần phải nói rằng người Trung Hoa xưa
nay nổi tiếng tế nhị, chịu đựng trong tình yêu và
thiếu đàn ông tính. Trong xã hội hiện đại phụ nữ
Trung Hoa tỏ ra mạnh mẽ hơn đàn ông. Họ đang
giữ khá nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan,
trong chính quyền...

159
Biệt danh bình thường người ta hay đặt cho
các nữ tướng là Từ Hy - một thái hậu quyền uy,
nghiêm khắc và tàn bạo đã từng trị vì đất nước
suôt bô"n mươi năm, một phụ nữ đã không cho phép
đàn ông con trai đến gần nhưng lại “đẻ” ra vô số
hoạn quan trong triều.
Trung Quốc là một đất nước huyền diệu và
con người ở đây cũng huyền bí không kém.
Vậy hãy đến du lịch đất nước này mà chiêm
ngưỡng và khám phá.

160
MỤC LỤC

Lời nói đầu............................................................................5


Sơ lược chung........................................................................7
Đặc điểm dân tộc..............................................................11
Địa lý ....................................................................................13
Khí hậu................................................................................ 18
Cảnh quan th iên n h iên .................................................. 20
Lịch sử................................................................................. 28
Con người............................................................................41
Giáo dục ............................................................................ 47
Ván hóa...............................................................................49
Di sản thiên nhiên - lịch sử - văn hoá .................... 72
Ẩm thực...............................................................................77
Lễ h ộ i ......................................................................................... 84
Các thành phô" lớn:
Beijing (Bắc K inh)................................................ 90
Chandian (Trần Đ ề).................................. ....... 109
Quangchou (Quảng Châu)..................................112

161
Nankin (Nam Kinh)............................................ 118
Shanghai (Thượng H ải)...................................... 121
Quế Lâm ................................................................130
Lojian ..................................................................... 132
Lkhasa ...................................................................133
Tây An ...................................................................134
Sudchou ..................................................................136
Hải Nam ............................................................... 138
Các qui định Hải quan..................................................145
Giao thông:
Máy bay.................................................................. 146
Đường bộ (đường sắt, ô tô )................................147
Đường thủy ...........................................................148
Tiền.................................................................................... 149
Mua sắm ........................................................................... 152
Những số điện thoại cần th iết...................................156
Lời k ết...............................................................................156

162
DU LỊCH VÒNG QUANH THÊ GIỚI
TRUNG QUỐC
ANH CÔI (biên dịch)

Chịu trách nhiệm xuất bản:


MAI THỜI CHÍNH

Biên tập: Nguyễn Trường.


Sửa bản in: Trần Sáng.
Bìa: Nguyễn Giang.

In 1.000 cuôn, khổ 13 X 19cm, tại Công ty cổ


phần in Bến Tre. Kế hoạch xuất bản số^ 95/535
CXB. In xong và nộp lưu chiểu quí IV năm 2003.

You might also like