Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

B-BAE

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG

- Tên học phần (tiếng Việt) Đại cương Văn hoá Việt Nam

- Tên học phần (tiếng Anh) Vietnamese Culture Foundation

- Mã học phần

- Số tín chỉ 3

+ Số giờ lý thuyết 33

+ Số giờ thực hành 12

- Điều kiện tiên quyết

2. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


Họ và tên giảng viên : Trần Thị Huyền Trang
Học hàm/ học vị : Tiến sĩ
Số điện thoại: 0914330630
Email : tranhuyentrang.neu@gmail.com
3. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần Đại cương Văn hoá Việt Nam cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản
sau:
+ Những khái niệm cơ bản về văn hoá, văn minh, văn hiến và văn vật.
+ Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam từ thời tiền sử, trải qua các giai đoạn Bắc thuộc,
thời Đại Việt và đến giai đoạn hiện nay.
+ Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá ở Việt Nam.
+ Văn hoá nhận thức của người Việt Nam truyền thống.
+ Những thành tố của Văn hoá Việt Nam
+ Các vùng văn hoá Việt Nam.
+ Văn hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế.
4. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Lại Phi Hùng, Nguyễn Đình Hoà (2014), Đại cương Văn hoá Việt Nam, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Học phần Đại cương Văn hoá Việt Nam được thiết kế với mục tiêu giúp cho sinh
viên:
- Hiểu và phân tích được khái niệm văn hoá và các khái niệm liên quan.
- Hiểu và phân tích được mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
- Hiểu và phân tích được quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá của Việt Nam.
- Hiểu và phân tích được các thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam
- Hiểu và phân tích được đặc trưng văn hoá vùng miền ở Việt Nam
- Có thái độ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
6. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC (CLOs)
6.1. Tiêu chí thứ 1 (CLO1): Hiểu và phân tích được các khái niệm văn hoá; các đặc
trưng và chức năng của văn hoá; quy luật phát triển của văn hoá, định vị Văn hoá Việt Nam từ
nguồn gốc của nền văn hoá nông nghiệp trong tương quan so sánh với văn hoá gốc du mục, tiến
trình phát triển của Văn hoá Việt Nam.
+ Phân biệt các khái niệm cơ bản về văn hoá, văn minh, văn hiến và văn vật.
+ Phân tích các đặc trưng và chức năng của văn hoá.
+ Phân tích cấu trúc của văn hoá, loại hình văn hoá và chủ thể Văn hoá Việt Nam và định
vị Văn hoá Việt Nam.
+ Phân tích diễn trình Văn hoá Việt Nam.
6.2. Tiêu chí thứ 2 (CLO2): Hiểu và phân tích được đặc điểm văn hoá nhận thức của
người Việt truyền thống; triết lý và nhận thức về vũ trụ trong Văn hoá Việt Nam; triết lý và nhận
thức về con người trong Văn hoá Việt Nam.
+ Đặc điểm Văn hoá nhận thức của người Việt truyền thống.
+ Nhận thức về bản chất của vũ trụ: Triết lý Âm Dương.
+ Triết lý về cấu trúc không gian của vũ trụ: mô hình tam tài, ngũ hành.
+ Triết lý về cấu trúc thời gian của vũ trụ: Lịch Âm dương và Hệ đếm can chi.
+ Triết lý và nhận thức về con người trong Văn hoá Việt Nam.
6.3. Tiêu chí thứ 3 (CLO3): Hiểu và phân tích được phổ hệ xã hội cổ truyền của Việt
Nam; các thành tố của văn hoá như ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, lễ tết…, trên cơ sở đó,
sinh viên sẽ hiểu và phân tích được những đặc trưng, giá trị cũng như ảnh hưởng của tôn giáo, tín
ngưỡng, lễ hội, lễ tết đến đời sống của người dân Việt Nam.
+ Phổ hệ xã hội cổ truyền của Việt Nam: tổ chức nông thôn, tổ chức quốc gia và tổ chức
đô thị.
+ Các thành tố văn hoá: Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ; tín ngưỡng, phong tục,
lễ tết và lễ hội; nghệ thuật thanh sắc và hình khối…
6.4. Tiêu chí thứ 4 (CLO4): Hiểu và phân tích được ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
tới Văn hoá Việt Nam; Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt và Văn hoá ứng
xử với môi trường xã hội của người Việt.
+ Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới Văn hoá Việt Nam.
+ Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên và ứng
phó với môi trường tự nhiên.
+ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội: tận dụng môi trường xã hội và ứng phó với môi
trường xã hội.
6.5. Tiêu chí thứ 5 (CLO5): Hiểu và phân tích được những khái niệm cơ bản về các vùng
văn hoá, từ đó giúp sinh viên hiểu được tính đa dạng của văn hoá vùng miền, cũng như tính chất
của văn hoá quốc gia là “thống nhất trong đa dạng”.
+ Vùng văn hoá Tây Bắc
+ Vùng văn hoá Việt Bắc
+ Vùng văn hoá Trung Bộ
+ Vùng văn hoá Tây Nguyên
+ Vùng văn hoá Nam Bộ
6.6. Tiêu chí thứ 6 (CLO6): Hiểu được vấn đề giữ vững và phát huy bản sắc Văn hoá
Việt để tiến tới xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu
cầu vô cùng cấp bách.
+ Bản sắc Văn hoá Việt Nam
+ Bản sắc Văn hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc Văn hoá Việt Nam
7. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT HỌC PHẦN
Bảng 7.1. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT HỌC PHẦN

Các điểm Thời gian Các tiêu chí Trọng số


Mô tả
đánh giá đánh giá đánh giá (%)

[1] [2] [3] [4] [5]

Sinh viên được đánh giá dựa trên Trong suốt


Chuyên cần việc chuyên cần và sự tích cực quá trình 10
đóng góp vào bài giảng trên lớp. học tập

- Các thành tố Văn hoá

- Văn hoá ứng xử với môi trường


Bài luận cá
tự nhiên Tuần 11 CLO3, CLO4 20
nhân
- Văn hoá ứng xử với môi trường
xã hội

Bài tập nhóm - Các thành tố Văn hoá Tuần 8-10 CLO3, CLO 4, 20
- Văn hoá ứng xử với môi trường CLO5
tự nhiên

- Văn hoá ứng xử với môi trường


xã hội

- Không gian Văn hoá Việt Nam

Sinh viên được quyền tham dự bài


đánh giá kết thúc học phần khi
điểm chuyên cần từ 5/10 trở lên, đi CLO1
Bài đánh giá học đầy đủ từ 80% tổng số giờ học
Theo lịch
kết thúc học và hoàn thành việc nộp bài đối với thi của Viện to 50
phần tất cả các bài đánh giá trong kỳ. ĐTQT CLO6
(*) Sinh viên chỉ được dự thi kết
thúc học phần 1 lần duy nhất.

8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY


Bảng 8.1. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tuần / Tài liệu tham


Nội dung Các hoạt động
Buổi học khảo

[1] [2] [3] [4]

Chương 1: Tổng quan về Văn hoá


học và Văn hoá Việt Nam
 Giáo trình
1.1 Một số khái niệm cơ bản về văn
Bài giảng lý thuyết chương 1
Tuần 1 hoá, văn minh, văn hiến và văn vật.
Bài tập trên lớp  Giáo trình
1.2 Đặc trưng và chức năng của văn
chương 2
hoá
1.3 Cấu trúc của văn hoá

Tuần 2 Chương 1: Tổng quan về Văn hoá Bài giảng lý thuyết  Giáo trình
học và Văn hoá Việt Nam (tiếp) chương 1
Bài tập trên lớp
1.4 Chủ thể và sự phân chia hai loại  Giáo trình
hình văn hoá chương 2
1.5 Chủ thể của Văn hoá Việt Nam
1.6 Định vị văn hoá Việt Nam
1.7 Diễn trình văn hoá Việt Nam

Chương 2: Văn hoá nhận thức của


người Việt truyền thống
2.1 Đặc điểm văn hoá nhận thức của
 Giáo trình
người Việt truyền thống Bài giảng lý thuyết
Tuần 3 chương 3
2.2 Triết lý và nhận thức về vũ trụ Câu hỏi trắc nghiệm
trong văn hoá Việt Nam
2.3 Triết lý và nhận thức về con
người trong văn hoá Việt Nam

Chương 3: Văn hoá tổ chức đời sống


tập thể
 Giáo trình
Bài giảng lý thuyết
Tuần 4 3.1 Tổ chức nông thôn chương 6
Câu hỏi trắc nghiệm
3.2 Tổ chức quốc gia
3.3 Tổ chức đô thị

Chương 4: Văn hoá tổ chức đời sống


cá nhân
4.1 Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật Bài giảng lý thuyết  Giáo trình
Tuần 5 ngôn từ Câu hỏi trắc nghiệm chương 4
4.2 Tín ngưỡng
4.3 Phong tục

Chương 4: Văn hoá tổ chức đời sống


Bài giảng lý thuyết  Giáo trình
cá nhân (tiếp)
Câu hỏi trắc nghiệm chương 4
Tuần 6 4.4 Lễ tết và lễ hội
Thuyết trình và thảo  Giáo trình
4.5 Nghệ thuật thanh sắc và hình chương 10
luận
khối

Tuần 7-8 Chương 5: Văn hoá ứng xử với môi Bài giảng lý thuyết  Giáo trình
trường tự nhiên
5.1 Ảnh hưởng của môi trường tự
nhiên tới Văn hoá Việt Nam
5.2 Văn hoá ứng xử với môi trường chương 6
Câu hỏi trắc nghiệm
tự nhiên  Giáo trình
Thuyết trình và thảo chương 9
5.2.1 Văn hoá tận dụng môi trường
luận
tự nhiên
5.2.2 Văn hoá ứng phó với môi
trường tự nhiên

Chương 6: Văn hoá ứng xử với môi


trường xã hội
6.1 Ảnh hưởng của môi trường xã
hội tới Văn hoá Việt Nam Bài giảng lý thuyết
 Giáo trình
6.2 Văn hoá ứng xử với môi trường Câu hỏi trắc nghiệm
Tuần 8-9 chương 5
xã hội Thuyết trình và thảo
6.2.1 Văn hoá tận dụng môi trường luận
xã hội
6.2.2 Văn hoá ứng phó với môi
trường xã hội

Chương 7: Không gian Văn hoá Việt


Nam
7.1 Vùng văn hoá Tây Bắc Bài giảng lý thuyết
 Giáo trình
7.2 Vùng văn hoá Việt Bắc Câu hỏi trắc nghiệm
Tuần 10 chương 8
7.3 Vùng văn hoá Trung Bộ Thuyết trình và thảo
luận
7.4 Vùng văn hoá Tây Nguyên
7.5 Vùng văn hoá Nam Bộ

Tuần 11 Chương 8: Văn hoá Việt Nam trong Bài giảng lý thuyết  Giáo trình
hội nhập kinh tế quốc tế chương 11
Bài tập trên lớp
8.1 Bản sắc Văn hoá Việt Nam
8.2 Bản sắc Văn hoá Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế
8.3 Giữ gìn và phát huy bản sắc Văn
hoá Việt Nam

Tuần 12 Ôn tập + Kiểm tra

9. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN


9.1 Chuyên cần
- Sinh viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ tất cả các giờ học trên lớp. Trong trường hợp
vắng mặt vì các lý do bất khả kháng, yêu cầu sinh viên phải cung cấp đầy đủ những bằng chứng
xác nhận.
- Sinh viên vắng mặt hơn 20% tổng số giờ học trên lớp không có lý do đặc biệt chính đánh
sẽ bị coi là không hoàn thành yêu cầu môn học và không được phép tham gia bài đánh giá kết
thúc học phần.

9.2 Thái độ học tập trên lớp


- Mọi hành động làm ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy và học tập trên lớp sẽ bị nghiêm
cấm.
- Sinh viên đi học muộn 10 phút kể từ lúc bắt đầu giờ giảng sẽ không được phép tham dự
giờ học.
- Laptop, máy tính bảng chỉ được sử dụng trong giờ học vào mục đích học tập (ghi chép lại
bài giảng, tính toán…). Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị trên vào các mục đích cá nhân khác
trong giờ giảng.

10. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

Trưởng ban chuyên môn


Viện trưởng Chương trình BBAE Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Trần Thị Huyền Trang

You might also like