Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI 8.

MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ
VIỆT NAM ( TỪ THẾ KỶ III TCN ĐÊN CUỐI THẾ KỶ XIX)
I. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Sự kiện mở đầu thời kì chống Bắc thuộc của nhân dân Âu Lạc là
A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi nghĩa Lý Bí. C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 2: Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây?
A. Nhà Hán. B. Nhà Ngô. C. Nhà Lương. D. Nhà Tùy.
Câu 3: Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa từ
A. Mê Linh. B. Hát Môn. C. Luy Lâu. D. Cổ Loa.
Câu 4: Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở
A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Mê Linh. D. Luy Lâu.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 nhằm chống lại ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây?
A. Nhà Hán. B. Nhà Ngô. C. Nhà Lương. D. Nhà Tùy.
Câu 6: Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên làm vua, đặt quốc hiệu nước ta là
A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. V ạ n X u â n . D. Đại Việt.
Câu 7: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của quân xâm lược nào?
A. Quân Tống. B. Quân Nguyên. C. Quân Minh. D. Quân Thanh.
Câu 8. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) của nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân xâm lược nào dưới đây?
A. Tống. B. Minh. C. Thanh. D. Xiêm.
Câu 9. Trong giai đoạn 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn có hoạt động nào sau đây?
A. Thực hiện kế sách tạm hòa hoãn với quân Minh. B. Tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng.
C. Giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang. D. Tiến công ra Bắc, giải phóng Thăng Long.
Câu 10. Cthắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược?
A. Chiến thắng Hà Hồi. B. Chiến thắng Ngọc Hồi.
C. Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa. D. Chiến thắng Thăng Long.
Câu 11. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) đã lật đổ ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây?
A. Tống. B. Minh. C. Xiêm. D. Thanh.
Câu 12. Trong giai đoạn 1774 - 1786, nghĩa quân Tây Sơn có hoạt động nào sau đây?
A. Thực hiện kế sách tạm hòa hoãn với quân Thanh. B. Tiến quân ra Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng.
C. Giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang. D. Kéo quân ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
Câu 13: Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã
A. đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào
B. liên tục mở các cuộc tấn công, làm suy yếu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
C. tấn công chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngo
D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn (Bình Định), đánh bại quân Xiêm xâm lược
Câu 14: Cháu của chúa Nguyễn, người đã chạy sang cầu cứu vua Xiêm là ai?
A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Uông C. Nguyễn Ánh D. Nguyễn Kim
Câu 15: Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở trận chiến nào?
A. Bạch Đằng B. Chi Lăng - Xương Giang C. Ngọc Hồi - Đống Đa D. Rạch Gầm - Xoài Mút
Câu 16: Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?
A. “Phù Lê diệt Mạc” B. “Phù Lê diệt Trịnh” C. “Phù Lê diệt Nguyễn” D. “Phù Lê, diệt Trịnh, Nguyễn”
Câu 17: Ai là người đã cầu cứu vua Thanh, dẫn đến việc 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta năm 1789?
A. Lê Uy Mục B. Nguyễn Ánh C. Lê Hiển Tông D. Lê Chiêu Thống
Câu 18: Phòng tuyến do quân Tây Sơn thiết lập để ngăn cản quân Thanh sau khi rút lui khỏi Bắc Hà là
A. Tam Điệp (Ninh Bình) B. Ngọc Hồi (Hà Nội). C. Thường Tín (Hà Tây). D. Sông Gianh (Quảng Bình).
Câu 19. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc đã dựa vào thế lực nào để lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền?
A. Dựa vào nhà Lê. B. Dựa vào chúa Nguyễn. C. Dựa vào nhân dân Đàng Ngoài. D. Dựa vào quân sĩ.
Câu 20: Trận chiến có ýn quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1418-1427) là
A. Bạch Đằng. B. Đông Bộ Đầu. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. Tốt Động - Chúc Động.
II. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Lý Bí. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 2: Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. khởi nghĩa khi chính quyền địch suy yếu. B. được đông đảo nhân dân tham gia .
C. lực lượng kị binh giữ vai trò tiên phong. D. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong một nghìn năm Bắc thuộc đã giành được
thắng lợi về căn bản?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Lí Bí. C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
Câu 4: “…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ….”
Đoạn trích trên trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nói lên tội ác của quân xâm lược nào trên đất nước ta
vào thế kỷ XV?
A. Quân Tống B. Quân Mông Nguyên C. Quân Minh D. Quân Nam Hán
Câu 5: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A.Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta. B. Có nhiều tướng tài giỏi, tài cầm quân thao lược.
C. Có thời cơ cách mạng chín muồi. D. Kẻ thù của chúng ta ngày càng suy yếu bất lực.
Câu 6: Kháng chiến nào của quân dân ta sử dụng cách đánh lâu dài làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định
giành thắng lợi cuối cùng?
A. Chống Tống lần thứ nhất. B Chống Tống lần thứ hai. C. Chống Mông - Nguyên. D. Chống quân Minh.
Câu 7: Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A “ Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “ Đánh chắc, thắng chắc”. C. “ Tiên phát chế nhân”. D. “ Vườn không nhà trống”.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?
A. Thế giặc Minh mạnh. B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.
C. Cha con nhà Hồ không thống nhất đường lối đánh giặc. D. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.
Câu 9. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn năm 1771- 1789
A. Đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước B. Mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc
C. Quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi nước ta D. Chấm dứt ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Câu 10. Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.
2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.
3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1. B. 3, 1, 2. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.
Câu 11. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh khi
A. quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh. B. quân Tây Sơn đã tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong,
C. quân Tây Sơn chiến thắng trong trận Ngọc Hồi, Hà Hồỉ, Đống Đa. D. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh viện trợ.
Câu 12. Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở ra, nhiệm vụ còn lại của nghĩa quân Tây Sơn là
A. tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.
B. tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước.
C. tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
D. tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập Vương triều Tây Sơn.
Câu 13. Khi quân Xiêm chuẩn bị tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định, Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch
Gầm đến Xoài Mút làm
A. căn cứ của nghĩa quân. B. trận địa quyết chiến với giặc,
C. nơi tập kích nghĩa quân. D. hệ thống phòng ngự đánh địch.
Câu 14. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một chiến thắng rực rỡ của quân Tây Sơn, trừng trị đích đáng âm mưu và hành động
A. âm mưu và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
B. âm mưu và hành động cướp nước của quân Xiêm.
C. âm mưu cưóp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
D. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của họ Nguyễn.
Câu 15. Trước khi tiến quân ra Bắc để đánh tan họ Trịnh và tiêu diệt quân Thanh, Quang Trung đã ra biểu dụ. Nghĩa là gì?
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen”
A. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. B. Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta.
C. Đánh để bảo vệ nền văn hoá dân tộc ta. D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta.
III. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
C. Chống ách đô hộ của nhà Lương. D. Kháng chiến thắng lợi, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.
Câu 2. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã
A. để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu. B. chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
C. mở ra kĩ nguyên mới: độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. khẳng định vai trò to lớn của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Câu 3. Phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam mang tính chất
A. cuộc khởi nghĩa nông dân. B. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và nội phản,
C. cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. D. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 4. Cuộc kháng chiến diễn ra nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng. Đó là đặc điểm của
A. trận đánh quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút. B. cuộc tiến quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc.
C. cuộc kháng chiến chống quân Thanh. D. việc đánh bại chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về lãnh thổ, về bộ máy nhà nước D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đich của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh?
A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
B. Cầu hòa vì thiếu tướng tài và tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút.
C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 7. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là
A. nhờ có sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Nhạc. B. nhờ đội quân Tây Sơn đông đảo và được trang bị vũ khí chiến đấu đầy đủ.
C. nhờ có sự chỉ huy phối hợp giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. D. nhờ có sự chỉ huy tài tình của Quang Trung.
Câu 8. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành
A. người lãnh đạo dân tộc. B. vị anh hùng dân tộc vĩ đại. C. lãnh đạo phong trào nông dân Tây Sơn. D. một người chỉ huy tài ba.
Câu 9: Đóng góp đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII là
A. đánh bại 29 vạn quân Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc
B. xây dựng và phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
C. đập tan các tập đoàn phong kiến cát cứ, bước đầu thống nhất đất nước
D. đập tan tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, giúp vua Lê thống nhất đất nước
Câu 10. Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử mở đầu đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của quân Tây Sơn?
A. Chiến thằng Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài phá bỏ ranh giới sông Gianh, luỹ Thày
C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê - chúa Trịnh D. Quân Tây Sơn tiến đánh Bắc Hà, tiêu diệt chúa Trịnh.
III. VẬN DỤNG CAO (10 câu)
Câu 1. Cách đánh của nghĩa quân Tây Sơn mà người chỉ huy tài tình là Nguyễn Huệ ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút có điểm nào giống
với cách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938?
A. Dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục rồi đánh trả quyết liệt. B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều.
C. Đánh nhanh, thắng nhanh. D. Đánh bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay để dễ tiêu diệt.
Câu 2. Một trong các đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn là
A. vừa chống nội phản, vừa chống ngoại xâm. B. vừa giải phóng dân tộc, vừa thống nhất đất nước
C. cuộc chiến tranh nông dân. D. cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trên quy mô cả nước.
Câu 3: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển. B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
C. Đóng cọc trên sông để phục kích địch. D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao địch.
Câu 4: Hãy cho biết một trong các giá giá trị bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo về Tổ Quốc hiện nay là
A. bài học về xât dựng khối đại đoàn kết dân tộc B. tiến hành phát triển về kinh tế
C. tập trung xây dựng văn hóa D. tập trung ổn định an ninh, trật tự xã hội
Câu 5. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785?
A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử.
C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
Câu 6. Sách lược của nghĩa quân Lam Sơn trong đấu tranh chống quân Minh xâm lược là
A. đánh nhanh thắng nhanh B. Vừa đánh vừa đàm phán
C. kết hợp đấu tranh quân sự với binh vận D. Hòa đàm kết hợp với đấu tranh quân sự, dụ hàng, vây thành diệt viện.
Câu 7. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XIX) thắng lợi là do
A. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ. B. kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo.
C. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta. D. địch thiếu những viên tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm.
Câu 8. Bài học nào sau đây trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn nguyên giá tri đến ngày nay?
A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân. B. Xây dựng, phát triển lực lượng chính trị.
C. Xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang. D. Xây dựng phát triển căn cứ địa.
Câu 9. Sách giáo khoa Lịch sử 11 có viết : "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa...". Tính chất chính nghĩa
của cuộc chiến tranh được nhận biết chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
A. Hình thức. B. Lực lượng. C. Mục đích. D. Phương châm.
Câu 10. Bài học nào từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện tính chất dân tộc và chính
nghĩa của các cuộc đấu tranh giành lại độc lập
A. nghệ thuật quân sự B. xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
C. mở rộng địa bàn D. vận động, tập hợp quần chúng nhân dân

You might also like