Sử 11 Bài 6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI 6

I. THONG HIEU
Câu 1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào sau
đây ở Việt Nam?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 2: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á là giai đoạn nào?
A. 1945-1975. B. 1920-1945. C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. D. 1945-1955.
Câu 3. Từ năm 1930, ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập tại quốc gia nào dưới đây?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Ma-lay-xi-a. C. Trung Quốc. D. An-giê-ri.
Câu 4: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:
A. Indonesia và Malaysia. B. Indonesia và Philippines. C. Malaysia và Brunei. D. Singapore.
Câu 5. Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a đấu tranh chống lại thực dân nào sau đây?
A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Mĩ.
Câu 6: Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam?
A. 26 năm. B. 27 năm. C. 28 năm. D. 29 năm.
Câu 7: Bru - nây tuyên bố độc lập vào năm nào?
A. 1984. B. 1897. C. 1887. D. 1985.
Câu 8. Dưới ách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân, hầu hết nền kinh tế Đông Nam Á
A. yếu kém, lạc hậu. B. phát triển mạnh mẽ. C. cạnh tranh với chính quốc. D. phát triển độc lập.
Câu 9: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh ở khu vực Đông Nam Á là giai đoạn nào?
A. 1945-1975. B. 1920-1945. C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. D. 1945-1955.
Câu 10: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào
A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. B. 1920 - 1945. C. 1945 - 1954. D. 1954 - 1975.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự liên kết với nghĩa quân của Trương Quyền ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa của Achoaxa. B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của Xi-vô-tha. D. Khởi nghĩa của Pa-ca-duốc.
Câu 12: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là giai đoạn nào?
A. 1945-1975. B. 1920-1945. C. Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. D. 1945-1955.
Câu 13. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trải qua mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:
A. Brunei. B. Singapore. C. Myanmar. D. Lào.
Câu 15. Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Brunay, Mianma, Inđônêxia. B. Malayxia, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Indonesia, Lào. D. Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
Câu 16. Ti-mo Lét -Xtê tuyên bố độc lập vào năm nào?
A. 2000. B. 2004. C. 2003. D. 2002.
Câu 17. Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?
A. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ. B. 1643, kéo dài hơn 100 năm. C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ. D. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ.
Câu 18. Đâu không phải cuộc khởi nghĩa ở Campuchia?
A. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivotha (1861 - 1892). B. Cuộc khởi nghĩa của Jose Rizal (1895 - 1899).
C. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 - 1866). D. Cuộc khởi nghĩa của Pucombo (1866 - 1867).
Câu 19. Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?
A. 1884. B. 1858. C. 1911. D. 1869.
Câu 20. Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?
A. Thái Lan. B. Indonesia. C. Malaysia. D. Việt Nam.
Câu 21: Nửa sau thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?
A. Việt Nam, Campuchia, Xiêm. B. Việt Nam, Lào, Miến Điện. C. Việt Nam, Lào, Campuchhia. D. Việt Nam, Philippin, Lào.
Câu 22: Quốc gia duy nhất nào ở Đông Nam Á không bị CNTD phương Tây xâm lược và cai trị?
A. In-đô-nê-xia. B. Việt Nam. C. Xiêm. D. Philippin.
Câu 23: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm?
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha. D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm (giữa thế kỉ XIX)?
A. Bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền. B. thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa.
C. đưa đất nước phát triển lên xã hội chủ nghĩa. D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1920 đến năm 1945 diễn ra dưới những hình thức
A. cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang. B. đấu tranh công khai, hợp pháp.
C. đấu tranh nghị trường và báo chí. D. xu hướng cải lương.
Câu 3. Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu tranh theo ý thức hệ pkiến dần được thay thế bằng
A. phong trào theo xu hướng cộng sản và xu hướng tư sản. B. phong trào theo xu hướng cộng sản
C. phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển. D. phong trào theo xu hướng tư sản
Câu 4. Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân
Pháp?
A. Đánh lâu dài B. Biến Đông Dương thành tân thế giới. C. Đánh chậm, kiểm soát kĩ D. Đánh nhanh, thắng nhanh
Câu 5. Chiến lược kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN năm 1967 đến cuối thập niên 80 là
A. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. tập thể hóa nông nghiệp.
C. xây dựng hợp tác xã. D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
Câu 6: Công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX mang tính chất là
A. một cuộc cách mạng vô sản. B. một cuộc cải lương chính trị.
C. một sự thay đổi vương triều cai trị. D. một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 7: Sau khi giành độc lập, quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn con rồng kinh tế của châu Á?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Trung Quốc. D. Xin-ga-po.
Câu 8: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc.
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa kí kết hiệp ước bất bình đằng với Anh, Pháp.
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.
Câu 9: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế. C. Cộng hòa đại nghị. D. Cộng hòa tổng thống.
Câu 10: Nhận xét nào không đúng về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu. B. vẫn còn mang tính lẻ tẻ, tự phát,
C. Đã có một tổ chức thống nhất lãnh đạo. D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương.
Câu 11: Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?
A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.
B. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm.
C. Đưa đất nước trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa.
D. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 12: Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.
B. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh.
C. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm.
D. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.
Câu 13: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông
Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị ?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma V
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ
Câu 14: Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình
Xiêm đã
A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại. D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.
Câu 15. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
3. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1. Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á?
A. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp
lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
B. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến
quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng
mới,...).
C. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, những giá trị truyền thống và
thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về nhận thức.
D. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân dã để
lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
Câu 2. Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ
A. đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
B. đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
C. đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
D. đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore đã tiến hành
A. xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
B. đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây
C. chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX
D. chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX
Câu 4. Câu nào sau đây không đúng về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan. Những thành viên đầu tiên của Hiệp hội bao gồm
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.
B. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức.
C. Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
D. Mục tiêu của tổ chức là nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, hợp tác chống tình trạng
bạo động và bất ổn tại những nước thành viên, đồng thời triển khai nghiên cứu các loại vũ khí hạt nhân, thích ứng với tình hình thế
giới luôn biến động.
Câu 5: Điểm tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam với nhóm các nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập

A. thực hiện chính sách Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. tiến hành cải cách, mở cửa đất nước theo cơ chế thị trường.
C. thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung. D. chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm.
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á.
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ
XX?
A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc. B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học. D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.
Câu 8: Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ờ Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa.
B. Được tiến hành “từ dưới lên", dựa vào quần chúng nhân dân.
C. Được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. Góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa.
Câu 9. Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh. B. Mở rộng buôn bán với bên ngoài.
C. Phát triển kinh tế trong nước. D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
4. VẬN DỤNG CAO (10 CÂU)
Câu 1. Vào đầu thế kỉ XX tư tưởng bên ngoài nào đã tác động thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin B. Trào lưu triết học ánh sáng của Pháp
C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối TK XIX - đầu TK XX?
A. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước.
B. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
C. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc.
D. Phong trào diễn ra đơn lẽ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.
Câu 3. Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối TK XIX - đầu TK XX, Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa vì
A. Cắt đất cầu hòa. B. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
C. Tiến hành cải cách, mở cửa. D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.
Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?
A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 5. Điểm chung của tình hình các nước Đông Nam Á đầu TK XX là gì?
A. Tất cả đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. B. Hầu hết là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.
C. Tất cả đều giành được độc lập dân tộc. D. Hầu hết đều giành được độc lập dân tộc.
Câu 6. Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra liên quan đến vận mệnh nước Lào?
A. Chính phủ Xiêm kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào
B. Các đoàn thám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào
C. Nghĩa quân của Phacađuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhét
D. Nghĩa quân của Phacađuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhét
Câu 7. Vì sao Xiêm là nước nằm trong sự tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng Xiêm vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?
A. Sử dụng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp. B. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.
C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ. D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Câu 8. Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm?
A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, KT vào Anh, Pháp.
B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.
C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn.
D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn.
Câu 9. Điểm khác biệt về thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. Sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.
B. Các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.
C. Đóng cửa, bế quan toả cảng với các nước phương Tây.
D. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm
lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Các phong trào mang tính chất tự phát.
B. Quân Pháp ở Đông Dương đàn áp phong trào.
C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh

You might also like