Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

Chuyên đề 1: ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Củng cố, hệ thống các nội dung đã học: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục
ngữ về con người và xã hội.

Hoạt động Nội dung cần đạt


I. Kiến thức cần nhớ:
? Thế nào là tục ngữ ? 1. Tục ngữ.
- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc
kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện
tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động
sản xuất và sinh hoạt xã hội.
- Những câu TN thể hiện k/n về con người, xã hội thường không sử
dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng
ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau .
VD. Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Tục ngữ có nhiều chủ đề :
? Em biết tục ngữ có những + Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
chủ đề nào ? + Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo; Miếng
khi đói bằng gói khi no; ăn một miếng, tiếng một đời; lợn giò, bò bắp,
? Những câu tục ngữ nào vịt già, gà tơ; mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;
thuộc chủ đề này ? + Đời sống xã hội :
Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai, quai nhà nấy;
giấy rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã….
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân sinh :
Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy; Trông mặt mà bắt
?Tìm 5 câu tục ngữ về đời hình dong; Cái răng cái tóc là góc con người; Môi dày ăn vụng đã
sống xã hội ? xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn; tẩm ngẩm mà đấm chết voi

 Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao :
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
? Tìm 5 câu tục ngữ về chủ Bay cao thì nắng bay vừa thí râm
đề này ? + Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên .
(Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh nghiệm …)
GV: Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhân dân trong việc nhận
thức thế giới và con người. Gorki nói “ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo
toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao
động” . Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng.
Cái cụ thể cá biệt tạo nên nghĩa đen, cái trừu tượng, phổ biến tạo nên
nghĩa bóng. Môi hở răng lạnh , chó cắn áo rách , đục nước béo cò,
năng nhặt chặt bị….

? Giải thích nghĩa các câu tục 2. Tục ngữ về con người và xã hội .
ngữ - Khuyên ta nên biết quý trọng con người; tôn vinh giá trị con người.
- Một mặt người… - Khuyên mọi người phải biết giữ gìn tô điẻm vẻ đẹp riêng của
mình.
- Cái răng cái tóc… - Bài học biết giữ gìn phẩm giá trong sạch , thật thà và lòng tự trọng
…cho bát kì người nào, tuổi tác nào, địa vị nào trong xã hội .
- Đói cho sạch… - Bài học về cách ăn nói, ứng xử, cách sống, cách làm người…
1
- Đề cao vai trò người thầy.
- Bên cạnh học thầy còn học ở bạn cũng rất quan trọng.
- Học ăn, học nói… - Bài học về lòng nhân ái.
- Bài học về lòng đền ơn đáp nghĩa.
- Không thầy… - Khuyên mọi người biết sống đoàn kết…
- Học thầy… + Câu 2 ,4,5, 6 là những …(nhận xét, đánh giá)…về các mặt: tư
- Thương người .. cách, sự rèn luyện của con người để tiến bộ.
- Ăn quả… + Câu 3,7,8 là những lời khuyên về (phẩm chất, lối sống) mà con
- Một cây … người phải có.
- Về hình thức: các câu tục ngữ trên diễn đạt bằng những hình ảnh
(so sánh, ẩn dụ ) …làm cho nội dung trở nên cụ thể và mang nhiều ý
nghĩa hàm súc.
+ Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình ảnh (so sánh) làm cho sự việc trở nên
cụ thể.
+ Câu 8,9 diễn đạt bằng hình ảnh (ẩn dụ) nên ngoài nghĩa đen còn có
nghĩa bóng.
+ Các câu 3,4,6,7,8 không sử dụng (chủ ngữ) nên rất súc tích, cô
đọng, có gía trị phổ quát và được dùng trong nhiều trường
hợp .Những câu không có vần : (câu 7,8).
? Hãy tìm những câu tục ngữ nói về con người và xã hội ?
II. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ ?
a/ xấu đều hơn tốt lỏi * e/ Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa *
b/ Con dại cái mang * g/ Cạn tàu ráo máng .
c/ Giấy rách phải giữ lấy lề * h/ Giàu nứt đố đổ vách.
d/ Dai như đỉa đói. i/ Cái khó bó cái khôn.*
Bài tập 2: Các nghĩa sau đây phù hợp với nội dung câu tục ngữ nào? Bài học rút ra từ các câu tục ngữ.
1. Ăn không nên đọi nói không nên b/ Kiên trì nhẫn nại thì việc khó đến đâu cũng làm được -> Phải
lời. có ý chí bền bỉ trong công việc và trong cuộc sống.
2. Có công mài sắt có ngày nên kim . a/ ăn và nói đều chưa sõi, chỉ người vụng dại trong đường ăn nói,
cư xử -> Bài học : nhắc nhở con người luôn luôn học tập rèn
luyện cách nói năng, cư xử với mọi người.
3. Lá lành đùm lá rách. d/ Sự hoạn nạn của một người và sự chia sẻ của đồng loại ->
Những người cùng cảnh ngộ phải biết thương yêu đùm bọc lẫn
nhau.
4. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c/ Người đày đủ, không gặp hoạn nạn thì giúp người túng thiếu,
gặp hoạn nạn.-> Phải biết thương yêu đồng loại khi họ gặp cảnh
nghèo nàn, túng thiếu.
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. e/ Những kẻ có lòng dạ xấu thường tìm nhau, kéo bè kéo cánh
với nhau -> Tìm bạn mà chơi không nên chơi với kẻ xấu.
6. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài . g/Ảnh hưởng của môi trường đối với con người và sinh vật ->
Ảnh hưởng của môi trương đối với con người.

4. Củng cố, hướng dẫn: Sưu tầm các câu tục ngữ có chủ đề về gia đình, quê hương.

Chuyên đề 2: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố, hệ thống các kiến thức cơ bản về phần tiếng việt.
- Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đàu học kì 2.
B. CHUẨN BỊ
G/v: Bài tập
HS: Ôn bài.

2
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Nội dung ôn tập.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống I. Bảng hệ thống


các kiến thức cơn bản

Bảng hệ thống


- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Hà Nội. Mùa thu năm 1945.
- Câu đặc biệt thường dùng để: Gió. Mưa. Rét.
Câu + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong Đẹp! Đẹp quá!
đặc đoạn - Có!
biệt + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng - Bà!
+ Bộc lộ cảm xúc – Ơi!
+ Gọi đáp
- Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi - Dưới bóng tre của ngàn
chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn xưa, thấp thoáng một
Thêm ra sự việc nêu trong câu. mái chùa cổ kính. (thời
trạng - Vị trí của trạng ngữ trong câu: gian )
ngữ + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. - Qua khe dậu, ló ra mấy
cho + Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi quả đỏ chói. … (nơi
câu nói hoặc một dấu phẩy khi viết. chốn)
- Công dụng của trạng ngữ: - Đột ngột và mau lẹ, bọ
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong vẹ ráng hết sức cong
câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính người chồm lên cái xác
xác. của mình, bám chặt
+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm lấy vỏ cây, rút nốt đôi
cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. cánh mềm ra khỏi xác
- Tách trạng ngữ thành câu riêng:
ve. (cách thức)
Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống,
cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc
biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện - Vào năm ngoái, những
một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của người công nhân đã xây
hoạt động) dựng xong cây cầu này.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt
động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt - Vào năm ngoái, cây cầu
Câu động) này đã được xây dựng
chủ - Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và xong bởi những người
động ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động công nhân.
và câu (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu
bị trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
động - Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
+ Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
+ Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
+ Dùng trong văn phong khoa học.
+ Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc
3
hơn.
- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai
cách:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu
câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Câu chủ động:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu Bão đã làm đổ cây
câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của - Chuyển thành câu bị
hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. động:
- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị Kiểu 1: Cây bị bão làm đổ
động. Kiểu 2: Cây bị đổ.
Dùng - Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói - Vừa dứt câu, roi gân bò
cụm hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu quất vào mặt tôi, khiến tôi
C- V đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu tối tăm cả mặt mũi.
để mở hoặc cụm từ để mở rộng câu (Nguyễn Công Hoan,
rộng - Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành Thằng ăn cướp)
câu. phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, -> Mở rộng CN
cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm - Tôi đã quát mấy chị
C-V Cào Cào ngụ ngoài đầu
bờ, khiến mỗi lần thấy tôi
đi qua, các chị phải núp
khuôn mặt trái xoan dưới
nhánh cỏ, chỉ dám đưa
mắt lên nhìn trộm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu
lưu kí)
- > Mở rộng vị ngữ
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê
hết.
Dấu + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
câu + Làm giãn nhịp điệu câu, chuẩn bị cho sự xuất hiện của
một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm
biếm.
- Dấu chấm phẩy dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu
tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng ttrong
một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang có công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
trong câu.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh

II. Bài tập mẫu


BT1. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu đặc biệt Câu rút gọn
- Câu không có cấu tạo theo mô hình - Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược
CN – VN. bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.
- Câu đặc biệt không thể khôi phục - Có thể khôi phục lại CN, VN.
4
CN – VN.
BT2. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn
gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

III . Hệ thống bài tập tự luyện


BT1. Thế nào là câu rút gọn? Thế nào là câu chủ động (câu bị động)? Thế nào là phép liệt
kê?
BT2. Trong ca dao và thơ, thường gặp câu rút gọn. Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể rút ra
từ những bài thơ hoặc bài ca dao đã học .
BT3. Chuyển câu sau đây thành câu bị động (theo hai cách).
a. Con người đã huỷ diệt các loài sinh vật biển quý hiếm.
b. Các nhà máy thải khí độc làm ô nhiễm môi trường sống.
c. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A1.
d. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc.
BT 4. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn, câu bị động, câu mở rộng và thành phần phụ trạng
ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?
a. Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng
trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng
biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm
vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya .
Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. (Mai
Văn Tạo)
b. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn
phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra
sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người
đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh)
c.Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm.
Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.(Hà Ánh
Minh)
d. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh
đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.(Nguyễn Hữu Trí Huân)
e. ...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây
chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài)
g. Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường.
Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se
sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình trước những tràng hoa. (Nhật Lạc Lâm -
Đông Quỳ)
BT5. Tìm và nêu công dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích sau :
a. […] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
b. … Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
Ngoài ra còn các điệu lí như: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
c. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú
và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
BT6. Phân tích cấu tạo các câu sau, chỉ ra cụm C-V mở rộng câu và mở rộng thành phần nào?
a. Mẹ về là một tin vui.
5
b. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
c. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
d. Mùa xuân đến làm cho mọi vật có thêm sức sống mới.B
BT7. Cho các nhóm câu đặc biệt sau:
+ Nhóm a
1. Bom tạ.
2. Mèo!
3. Chân đèo Mã Phục.
4. Nhà bà Hòa.
5. Toàn những gánh đạn.
+ Nhóm b
1. Ngã.
2. Cháy nhà!
3. Còn tiền.
4. Im lặng quá.
5. Ồn ào một hồi lâu.
=> Nhận xét về cấu tạo của mỗi nhóm. Nêu ý nghĩa và tác dụng của mỗi kiểu cấu tạo.
BT 8. Cho các đoạn văn sau:
a. Của đáng mười, Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào.
b. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
c. Tôi nghĩ đến sức mạnh của Thơ. Chức năng và vinh dự của Thơ. (Phạm Hổ)
d. ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là
người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)
e. Huấn đi về trạm máy. Một mình, trong đêm. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
g. Tôi đứng dậy. Dưới trời mưa. (Nguyễn Huy Tưởng)
=>Yêu cầu: Xác định câu rút gọn. Thử khôi phục các thành phần được lược bỏ cho từng câu.
BT9. Biến đổi các câu sau thành câu có cụm C-V làm thành phần câu, thành phần cụm từ.
a) Bà nội chia quà cho cháu. -> Mẫu: Bà nội đi chợ // về chia quà cho cháu.
c v
C V
b) Tôi đã gặp bạn ấy.
c) Cả lớp đã làm xong bài tập.
d) Quyển họa báo rất đẹp.

BTVN. Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai trong các kiểu câu: Câu đặc biệt, câu rút
gọn, câu có trạng ngữ, câu chủ động, câu bị động.

Chuyên đề 3: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN


VĂN BẢN TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .


- Nắm vững hơn nội dung các văn bản nghị luận.
- Hiểu được cách lập luận chứng minh của các tác giả trong các VB.
B. CHUẨN BỊ
- G/v: Bài soạn, bài tập
- H/s ôn tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
6
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới.
PHẦN I: Lập bảng thống kê:
Tên bài- Đề tài Luận điểm PP lập Nghệ thuật lập Nội dung Ý nghĩa văn
Tác giả nghị luận luận bản
luận
Tinh Tinh Dân ta có Chứng Luận điểm ngắn Bài văn đã Truyền thống
thần yêu thần một lòng minh gọn, lập luận làm sáng tỏ yêu nước quý
nước yêu nồng nàn chặt chẽ, dẫn chân lí: “Dân báu của nhân
của nước yêu nước. chứng toàn ta có một lòng dân ta cần
nhân của Đó là một diện, tiêu biểu, nồng nàn yêu được phát
dân ta dân truyền thống thuyết phục. Bài nước. Đó là huy trong
(Hồ Chí tộc quí báu của văn là một mẫu truyền thống hoàn cảnh
Minh) Việt ta. mực về lập luận, quí báu của lịch sử mới
Nam. bố cục, cách dẫn ta”. để bảo vệ đất
chứng của thể nước.
văn nghị luận.
Bác giản dị Chứng Dẫn chứng cụ Giản dị là đức Ca ngợi
trong mọi minh thể, xác thực, tính nổi bật ở phẩm chất
Đức tính phương (kết toàn diện, kết Bác Hồ: giản cao đẹp, đức
giản dị diện: bữa hợp với hợp chứng dị trong đời tính giản dị
của Bác Đức cơm (ăn), giải minh, giải thích, sống, trong của chủ tịch
Hồ tính cái nhà (ở), thích bình luận. quan hệ với Hồ Chí
(Phạm giản dị lối sống, và bình Lời văn giản dị, mọi người, minh.
Văn của cách nói, luận) giàu cảm xúc. trong lời nói Bài học về
Đồng) Bác viết. Sự giản và bài viết. Ở việc học tập,
Hồ. dị ấy đi liền Bác, sự giản rèn luyện noi
với sự dị hòa hợp với theo tấm
phong phú đời sống tinh gương của
rộng lớn về thần phong chủ tịch Hồ
đời sống phú, với tư Chí Minh.
tinh thần ở tưởng và tình
Bác. cảm cao đẹp.
Ý nghĩa Văn Nguồn gốc Giải - Luận điểm rõ Nguồn gốc Văn bản thể
văn chươn của văn thích ràng, luận cốt yếu của hiện quan
chương g và ý chương là ở (kết chứng minh văn chương là niệm sâu sắc
(Hoài nghĩa tình thương hợp với bạch, đầy sức tình cảm, là của nhà văn
Thanh) của nó người, bình thuyết phục lòng vị tha. về văn
đối với thương luận) - Diễn đạt bằng Văn chương chương.
con muôn loài, lời văn giản dị, là hình ảnh
người. muôn vật. giàu hình ảnh, của sự sống
Văn chương cảm xúc. muôn hình
hình dung vạn trạng và
và sáng tạo sáng tạo ra sự
ra sự sống, sống, gây
nuôi dưỡng những tình
và làm giàu cảm không có,
cho tình cảm luyện những
con người. tình cảm sẵn
7
có. Đời sống
tinh thần của
nhân loại nếu
thiếu văn
chương thì sẽ
rất nghèo nàn.

PHẦN II: LUYỆN TẬP


BT1: Lập dàn ý cho đề văn sau: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống
quý báu của ta.
* Dàn ý tham khảo:
MỞ BÀI: Vấn đề nghị luận ở đây là '' lòng yêu nước ''
- Nêu ra ý kiến: '' Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta ''.
- Giới thiệu sơ lược về lòng yêu nước của nhân dân ta
THÂN BÀI:
- Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
* Ngày xưa: nhân dân ta luôn sẵn sàng hi sinh, lao ra chiến trường như một người dũng sĩ
hùng mạnh để bảo vệ cho nền độc lập dân tộc
* Ngày nay: nhân dân ta đang cùng nổ lực để chống chọi và chiến thắng đại dịch Covid-19,
tất cả đều chung lòng, chung sức để vượt qua, giúp cho đất nước thoát khỏi đại họa
* Và tương lai cũng thế, thứ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn được bảo tồn và phát
huy lan tỏa
- Liên hệ bản thân:
* Hãy luôn biết yêu thương đất nước vì đó là nơi mà chúng ta được sinh ra vaf lớn lên
* Là nơi hội tụ những tinh hoa cao quý, những vẻ đẹp sáng trong
* Và cũng là nơi chứa đựng những nỗi niềm bâng khuâng, nhưng kí ức tuổi thơ tươi đẹp
- Lên án những hành động sai trái
* Đừng hủy hoại Tổ quốc mình hỡi những kẻ bán nước và phản nước
* Đừng cư xử để làm cho vẻ đẹp văn hóa đất nước bị mất đi
KẾT BÀI: Nêu đánh giá, nhận xét của em về ý kiến

BT2: Từ những hiểu biết về văn bản “ý nghĩa văn chương”, em hãy viết một chuỗi câu làm
sáng tỏ nguồn gốc văn chương qua bài viết của tác giả Hoài Thanh. Trong đó có sử dụng câu rút
gọn và chú thích rõ.
Gợi ý:
1. MB : Dẫn vào bằng 1 ý kiến ngược lại hoặc bằng 1 câu chuyện nào đó
Nêu ý kiến của Hoài Thanh
2. TB: Trong thực tế, trong sâu thẳm trái tim và khối óc mỗi ng đọc, ít nhiều đã có những
tình cảm đó. Những t/c:Lòng vị tha, tính cao thượng, căm thù kẻ ác.v.v........
Văn chương đã cho ta những j ?
Đã rèn luyện cho ta ra sao ?
Cụ thể những tình cảm của văn chương cho ta là những t/c j ?
3. KB: Nêu cảm nghĩ: Văn chương k chỉ ở chỗ rèn luyện và bồi dưỡng tinh hần cho ng đọc
mà còn đem đến cho họ những t/c rất đặc biệt và sâu sắc. Mang lại cho họ những hiểu biết, nhận
thức về thế giới và về chính bản thân họ.
Vì vậy văn chương đối vs mọi ng hiện nay vẫn luôn là ng bạn trí thức, tri kỉ và là món ăn bồi
dưỡng tinh thần ko thể thiếu. Và học văn, đọc văn vẫn mãi mãi là niềm hạnh phúc, niềm vui lớn
nhất đối với con ng.
BT3: Qua văn bản 'Đức tính giản dị của Bác Hồ" hãy chứng minh cho sự giản dị của Bác
Hướng dẫn:

8
Mở bài: Khẳng định đức tính giản dị của Bác là tấm gương sáng để mọi người noi theo
HD viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất
đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều
đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Thân bài
+ Chứng minh Bác giản dị trong bữa ăn hàng ngày
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời
sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong
bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát
bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người
Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị
gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời
phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng
đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
+ Chứng minh Bác giản dị trong sinh hoạt hàng ngày
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp
đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không
ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể
công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà
cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người
ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời
mà luôn gần gũi thân thiết.
+ Chứng minh Bác giản dị trong cách nói và viết
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn
độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.
Kết bài:Khẳng định lại tấm gương của Bác về đức tính giản dị
Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự
giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.

Dẫn chứng: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
"Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
... ... ...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung".

Bài tham khảo: Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn
lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết
kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá
kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người
ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo
các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới
chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu

9
được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan
chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách,
Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã
giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức
ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và
khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt
nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon
không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình
và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ
cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ
Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến
đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy
một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc
đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc
như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên
Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu.
Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông
Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để
ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua
đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ,
như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một
bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng
làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của
ông...”.

Chuyên đề 4: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH


LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .


- Hiểu thế nào là văn nghị luận, thế nào là lập luận chứng minh
- Cách tạo lập văn bản nghị luận chứng minh
B. CHUẨN BỊ
- G/v: BT
- H/s Ôn tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt
10
và trò
* Phần 1: Củng cố lý thuyết:
I. Đặc điểm văn nghị luận:
HS nhắc lại các đặc 1. Luận điểm
điểm của văn nghị + Thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận
luận + ý chính cần phải rõ ràng sâu sắc ,có tính phổ biến (Vấn đề được nhiều
người quan tâm )
GV chốt lại : Trong văn bản nghị luận người ta thường gọi ý chính là
luận điểm .
2 . Luận cứ
=> Những lí lẽ ,dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm ,giúp cho
luận điểm đạt tới sự rõ ràng đúng đắn và có sức thuyết phục .
=> Luận điểm thường mang tính khái quát cao vì thế muốn cho người
đọc hiểu và tin ,cần phải có một hệ thống luận cứ cụ thể ,sinh động ,chặt
chẽ rõ ràng
=> Có tính hệ thống và bám sát luận điểm .
3. Lập luân :
=> Diễn đạt thành các lời văn cụ thể,nó cần được lựa chọn, sắp xếp
trình bày một cách hợp lí để làm rõ luận điểm.
=> Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn,
đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo cho một
mạch tư tưởng nhất quán, có sức thuyết phục.
II. Tìm hiểu đề văn nghị luận :
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
=> Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho đề văn nên có thể dùng đề ra
làm đề bài
=> Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. Do vậy
đề ra như trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết
2. Lập ý cho bài văn nghị luận .
- Xác lập luận điểm:
- Tìm luận cứ :
- Xây dựng lập luận
III. Bài văn lập luận chứng minh
1. Môc ®Ých vµ ph¬ng ph¸p chøng minh
Thế nào là văn chứng minh? - Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để
chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
Cách chứng minh một vấn + Muốn chứng minh một vấn đề cũng chỉ có cách dùng lời lẽ,
đề? lời văn trình bày, luận luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Người viết phải sử dụng phép lập luận chứng minh bằng một
loạt các sự thật có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Nói cách
khác, mục đích của phép lập luận chứng minh là làm cho người
đọc tin luận điểm mà mình sẽ nêu ra
Các bước tiến hành bài văn 2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
lập luận chứng minh? 2.1. Tìm hiểu đề
2.2. Tìm ý và lập bố cục
a. Mở bài: Dẫn vào luận điểm -> nêu vấn đề
b. Thân bài:
- Giải thích vấn đề
- Lấy dẫn chứng chứng minh
c. Kết bài: Khẳng định giá trị của vấn đề CM
11
2.3. Viết bài : GV cho học sinh viết bài (có thể viết mở bài,
thân bài, kết bài)
2.4. Đọc lại và sữa chữa

* Phần 2: Thực hành

Đề bài 1: Lập dàn ý cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”
1. Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể
2. Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người
vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong
cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta
sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành
công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút
kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí,
nghị lực, lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong
công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở
thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3. Kết bài: - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá
trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.

Đề bài 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim’
GV hướng dẫn theo dàn bài
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công … kim”
b. Thân bài:
- Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành
1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và
trong ca dao tục ngữ .
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy
Bài văn tham khảo

12
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và
để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có
công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo
những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có
công-có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được. Cây kim tuy nhỏ
nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc
Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây
dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho
điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,
chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng
võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn
minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể
hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý
nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn,
từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng
nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp
một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt
được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng
phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự
kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác
đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm
ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh
tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu
sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong
đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy
chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù,
sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất
vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng
những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ
nhân tương lai của đất nước nhé!!!

Đề bài 3: Đề bài: Chứng minh câu ca dao sau:


"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
GV hướng dẫn theo ý chính của bài
1. Mở bài: Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó
rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như
con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có
13
thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy
ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
2. Thân bài: Giải thích sơ lược về bài ca dao
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho
nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số
lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn
chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết
quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Chứng minh theo từng thời kì, thời gian
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc
Lô lô từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một
lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực
hiện ấy đã được những người dân tộc Lô lô thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền
thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người
dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các
bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt
thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của
nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày
càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ
nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất
nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại
với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất
lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tộc với
những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học
tập theo? Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao
với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy
thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư
cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển
một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài ca dao:
Vậy là qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao”,
chúng ta không chỉ có được một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được
sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thần kì thắp sáng
con đường chúng ta đang hướng tới.

ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN "SỐNG CHẾT MẶC BAY"

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


- Củng cố, nắm vững nội dung cơ bản các bài đã học "Sống chết mặc bay"
- Hiểu giá trị nội dung nghệ thuật văn bản Sống chết mặc bay. Khắc sâu kiến thức qua các
bài tập, chỉ rõ khiếm khuyết mà HS mắc phải.
B. CHUẨN BỊ
14
- G/v: Đáp án và những tình huống
- H/s chuẩn bị làm BT.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động theo hai cách.
- Phạm Duy Tốn đã xây dựng rất thành công nhân vật quan phụ mẫu là một kẻ "lòng lang dạ
thú".
- Chuyển: C1: Quan phụ mẫu – một kẻ "lòng lang dạ thú" đã được Phạm Duy Tốn xây dựng
rất thành công.
C2: Quan phụ mẫu đã được xây dựng rất thành công là một kẻ "lòng lang dạ thú"
3. Bài mới:
Tiết 1:
HĐ của thầy và trò Nội dung cần đạt
- Trình bày những hiểu A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
biết về tác giả? I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
- Ngoài những điều 1- Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.
trong SGK, em còn biết - Ông là 1 cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực
thêm gì về tác giả ở những năm đầu TK XX.
Phạm Duy Tốn - Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực xã hội.
- Nêu xuất xứ tác 2- Tác phẩm:
phẩm?Thể loại? *Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác tháng: 7.1918.
- GV nâng cao kiến *Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
thức về truyện ngắn… *Bố cục: 3 phần.
- Nhắc lại bố cục của "SCMB" được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại
văn bản? VN. Đây là truyện ngắn giàu tính hiện thực. Bằng sự khéo léo trong
- GV bổ sung một số việc vận dụng 2 thủ pháp tương phản và tăng cấp, tác giả "SCMB" đã
thông tin về tác giả và tái hiện một cách chân thực nỗi khốn khổ 'nghìn sầu muôn thảm" của
tác phẩm… người dân trong cảnh thiên tai bão lụt, vạch trần bộ mặt tàn bạo "lòng
lang dạ thú" trước sinh mạng của người dân của tên quan phủ và thói
vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền. Hai bức tranh đời tương phản, trái
- Tóm tắt nội dung tác ngược ấy đậm đà chất hiện thực và thấm đẫm cảm hứng nhân đạo,
phẩm? nhân văn.
*Tóm tắt: Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1
dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố
giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi
tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với
bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí
hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến
những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê.
Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung
dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh
muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả
? "SCMB" được tác giả hê khi ù ván bài lớn. Thủ pháp tương phản và tăng cấp được tác giả sử
sử dụng thành công về dụng rất thành công đã khắc họa bản chất "lòng lang dạ thú" của quan
những phương diện NT phủ và thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với người dân
nào? II. NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT:
1. Nghệ thuật:
? Khái quát ND của - Dùng biện pháp tương phản để khắc họa nhân vật làm nổi bật tư t-
truyện? (Truyện viết về ưởng của tác phẩm.
vấn đề gì?) - Thủ pháp tăng cấp góp phần tăng thêm kịch tính cho tác phẩm.
15
- Hình thức ngôn ngữ đối thoại làm bộc lộ rõ bản chất nhân vật.
2. Nội dung:
- Nêu giá trị hiện thực, - Truyện viết về cảnh lũ lụt ở sông Nhị Hà: trời mưa tầm tã, nước
giá trị nhân đạo của sông lên to, đê sắp võ. Trong lúc dân đang chống chọi với mưa lụt thì
truyện? quan và lính được cử đi hộ đê lại hết sức vô trách nhiẹm, chỉ lo đánh
bài, coi rẻ số phận của nhân dân.
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách
nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống thê thảm của người dân trong
XH cũ.
+ Giá trị nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với
tính mạng người dân.
-> Phạm Duy Tốn: Là người am hiểu đời sống hiện thực, có tình
cảm yêu ghét rõ ràng, biết dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu vạch
mặt bọn quan lại vô lương tâm, biết thông cảm với nỗi khổ của
người nông dân. Thành công của tác phẩm chính là ở chỗ tác giả
đã xây dựng được một hoàn cảnh điển hình, mà trong đó nhân vật
điển hình bộc lộ rõ bản chất điển hình của mình, đó là thói vô trách
nhiệm, "lòng lang dạ thú" trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của
người dân.

Tiết 2,3:
B. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: Một trong những thành công về phương diện NT của tác phẩm này là sử
dụng thủ pháp tương phản. Em hãy chỉ ra sự tương phản đó trong tác phẩm?
Gợi ý:
- Thủ pháp tương phản (còn gọi là đối lập) trong NT là việc tạo ra những hành động, những
cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác
phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
- Cảnh đối lập trong truyện được thể hiện như sau:
1. Cảnh tượng nhân dân cứu đê 2. Cảnh quan phủ và đám nha lại thản nhiên chơi
bài.
- Thời gian: gần 1h đêm -> thời gian này - Trong đình: quan phụ mẫu bình chân như vại
nói rõ hơn nguy cơ của lũ lụt và sự khó đánh bài. Không gian trong đình được miêu tả rất
khăn trong việc phòng chống. đặc sắc, y hệt như một "triều đình" thu nhỏ.
- Mức độ nguy hiểm: nước lên to quá, hai + Địa điểm: Đình ở trên mặt đê, chỗ cao và vững
ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ chãi, đê vỡ cũng không sao.
mất. + Thành phần: quan phủ, chánh tổng, nha lại cùng
- Cảnh tượng, không khí hộ đê: căng ngồi chơi bài.
thẳng, vất vả, nhốn nháo. Mọi người đã + Không khí: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã,
huy động tất cả những gì có để phòng nhìn cảnh đó "đố ai dám bảo: gần đó có sự nguy
chống, ai nấy lướt thướt như chuột lột,… hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn
vẫn không có tác dụng là bao… Không khí thảm…".
vô cùng căng thẳng, gấp gáp vì đê sắp vỡ. + Đồ dùng: tất cả đều sang trọng… (tất cả chỉ dùng
- Sự bất lực của con người trước thiên để phục vụ cho việc chơi bài chứ chẳng hề có thứ
nhiên: "ai ai cũng mệt lữ cả rồi", sức người đồ nào dùng cho việc hộ đê cả)
khó địch lại với sức trời. Trong khi đó, - Khi có người cấp báo, quan vẫn điềm nhiên, tâm
mưa vẫn rơi tầm tã. trí dồn hét vào ván bài.
- Sựu yếu kém của thế đê so với thế nước. - Lúc đê vỡ cũng là lúc quan thắng ván bài lớn.
- Đê vỡ: dân rơi vào thảm cảnh, mất nhà Quan hả hê sung sướng. Trong đình, quan vui tột
cửa, mất cả tính mạng. độ, còn ngoài kia, dân khổ tột cùng.
16
=> Nhận xét: Chính sự tương phản trong đình – ngoài đê; sự tàn bạo của quan – sự khốn
khổ của người dân đã tạo nên giá trị tố cáo sâu sắc cho tác phẩm. Đó là thói vô trách nhiệm, bàng
quan của kẻ được mệnh danh là "cha mẹ của dân" nhưng lại hoàn toàn thơ ơ trước tính mạng của
"con dân"; đồng thời nói lên nỗi cực nhọc, cuộc sống luôn bị đe dọa của người dân trước cảnh
thiên tai bão lũ và cũng do thói vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

2. Bài tập 2: Biện pháp tăng cấp (kết hợp với thủ pháp tương phản) cũng là một thành
công của tác giả. Em hãy chỉ ra các bước tăng cấp được thể hiện trong tác phẩm. Việc kết hợp
hai thủ pháp này đã đem đến hiệu quả nghệ thuật gì?
Gợi ý:
1. Tăng cấp trong NT chính là việc đưa thêm các chi tiết mà chi tiết sau phải cao hơn chi tiết
trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói.
NT tăng cấp được thể hiện như sau:

- Cảnh người dân hộ đê, phép tăng - Cảnh quan phủ cùng đám nha lại đánh bài, phép tăng cấp
cấp thể hiện trong cách miêu tả: được sử dụng nhằm miêu tả mức độ ham mê chơi bài cùng
Cảnh mưa mỗi lúc một nhiều, dồn bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của quan mỗi lức
dập. Nước sông dâng cao, mỗi lúc một tăng. Đã ngồi vào ván bài rồi thì "dầu trời long đất lở,
một cao hơn "cuồn cuộn"; âm đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ". Có người nhắc quan đê
thanh tiếngg trông, tiếng tù và, sắp vỡ, quan mắng; có người cấp báo đê vỡ, quan quát, lôi
tiếng người gọi nhau hộ đê mỗi lúc nhà tù ra hù dọa, rồi vỗ tay kêu to, vừa cười vừa nói vì
một ầm ĩ. Sức dân mỗi lúc một thắng bài lớn trong khi đó ở ngoài kia: khắp mọi nơi, nước
cạn. Người không địch nổi sức tràn lênh lãng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, kẻ
trời. Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một sống người chết bơ vo, tình cảnh thảm sầu không sao kể
đến gần và cuối cùng đã đến. xiết. Đây là những chi tiết bóc trần toàn bộ sự độc ác và vô
trách nhiệm của quan phủ.
=> Phép tăng cấp có tác dụng làm rõ thêm bản chất, nhân cách xấu xa của tên quan phủ.
2. Hiệu quả NT của việc kết hợp hai thủ pháp tương phản và tăng cấp:
- Thủ pháp tương phản giúp người đọc nhận rõ hơn bản chất tàn bạo của tên quan phủ và nỗi
khốn khổ của người dân.
- Thủ pháp tăng cấp có giá trị tăng thêm kịch tính và thể hiện tối đa chủ đề của tác phẩm là
vạch trần thói vô trách nhiệm của giai cấp thống trị và nỗi khốn khổ của dân đen.
-> Cả hai biện pháp này không tách rời mà luôn kết hợp với nhau chặt chẽ. Khi kết thúc
truyện cũng là lúc thói vô trách nhiệm và sự độc ác của tên quan hiện ra rõ nhất.

3. Bài tập 3: Thử lý giải tại sao tác giả lại đặt tiêu đề cho truyện ngắn của mình là "Sống
chết mặc bay'?
Gợi ý:
- "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" đây là thành ngữ dân gian dùng để phê phán những
ket tham lam, ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của cá nhân mình mà không quan tâm đến sự sống hay
chết của người khác.
- Phạm Duy Tốn đã mượn ý nghĩa của thành ngữ trên để đặt nhan đề cho tác phẩm của
mình. Trong truyện, tên quan phủ chi lo say mê chơi bài, hắn hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực nhọc,
nguy hiểm về tính mạng của người dân trong cảnh thiên tai, bão lụt, để mặc người dân sống chết
mặc bay. Qua đó tố cáo kẻ quan lại vô trách nhiệm, nhẫn tâm, độc ác, "lòng lang dạ thú" và thể
hiện niềm thương cảm sâu sắc với cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của người dân.
4. Bài tập 4: Quan phụ mẫu là người như thế nào? Hãy tìm những chi tiết trong truyện
để chứng minh cho ý kiến của mình?
Gợi ý:

17
- Nhân vật quan phủ là kẻ nhẫn tâm, tàn ác vì hắn không hè thương xót số phận của những
người dân trong cảnh mưa lụt. Hắn còn là kẻ vô trách nhiệm vì được cử đi hộ đê nhưng chỉ lo
đánh bài, đê vỡ không quan trọng bằng ván bài cao thấp.
- Chân dung nhân vật này được miêu tả rất sắc nét:
+ Bề ngoài: uy nghi chễm chện, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng để cho tên người
nhà hầu gãi, được quân lính cung phụng đầy đủ giống như một "ông vua" trong một "triều đình"
thu nhỏ…
+ Đồ dùng: toàn thứ sang trọng, đắt tiền "…bát yến hấp đường phèn,… đồng hồ vàng, dao
chuôi ngà, ví thuốc, trầu vàng, cau đậu…" đối lập hoàn toàn với cảnh khổ cực của người dân.
Trong khi dân đang khốn khổ vì mưa lụt thì hắn vẫn có đủ thức ngon vật lạ chỉ để phục vụ cho
việc chơi bài.
+ Cử chỉ, lời nói: Ngài xơi bát yến xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông
đĩa nọc. Tiếng thầy đề hỏi: bẩm bốc, quan lớn truyền "ừ". Có người khẽ nói: Bẩm dễ có khi đê
vỡ, ngài cau mặt gắt: mặc kệ. Rồi quan đỏ mặt tía tai quát, đòi cách cổ, đòi bỏ tù người báo tin đê
vỡ và tiếp tục vui mừng hả hê vì đã ù ván bài lớn, để mặc cho dân rơi vào cảm "nghìn sầu muôn
thảm".
+ Uy lực của quan là tuyệt đối: trừ quan nói ra còn không ai dám to tiếng.
- Nước mỗi lúc một to còn quan mỗi lúc một chú ý hơn vào ván bài. Khi đê vỡ cũng là lúc
quan thắng bài. Niềm vui sướng của quan trái ngược hoàn toàn với nỗi khốn khổ của nhân dân.
Trong đình, quan vui tột độ, còn ngoài kia dân khổ tột cùng.
5. Bài tập 5: Em có nhân xét gì về thái độ của tác giả?
- Thương cảm cho cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của người dân, lên án những kẻ ăn lộc của
dân, của nước nhưng lại vô trách nhiệm và độc ác. Đây cũng là cảm hứng nhân đạo và tố cáo
được thể hiện thành công trong tác phẩm.
C. BTVN:
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn "Sống chết mặc bay".
- Chuẩn bị bài "Rèn kỹ năng làm bài LLGT".

Ngày soạn: 10/6/2020


Ngày dạy: 17/6/2020
VĂN GIẢI THÍCH, LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


- Hệ thống hoá nội dung kiến thức cần nắm về lập luận giải thích.
18
- Luyện tập viết đoạn văn, bài văn giải thích một vấn đề trong văn học.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. KTBC: Giải thích tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình là "Sống
chết mặc bay" ?
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Tiết 1:
1. Văn lập luận giải thích:
- Là kiểu bài văn dùng lí lẽ kết hợp với dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào
đó( trong cuộc sống hoặc trong văn học)để thuyết phục mọi người chấp nhận vấn đề đó.
- Các phương pháp giảI thích:
+ Nêu định nghĩa.
+ So sánh đối chiếu.
+ Liẹt kê các biểu hiện.
2. Dàn ý kiểu bài lập luận giải thích:
a) MB: Giới thiệu vần đề cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải thích.
b) TB: Lần lượt giải thích từng nội dung của vấn đề. Người viết trả lời câu hỏi sau:
- Em hiểu vấn đề cần giải thích như thế nào? ( Tìm nghĩa của vấn đề cần giải thích)
- Vì sao em hiểu như thế? ( Cơ sở thực tế của vấn đề)
- Hiểu vấn đề em sẽ hành động ra sao?
c) Kết bài:
- Khái quát lại nội dung vấn đề vừa giải thích.
- Liên hệ với bản thân, với mọi người.
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Giải thích câu nói của Lê nin: “ Học, học nữa, học mãi”.
Gợi ý:
- Học là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng
cho mình để tăng thêm hiểu biét, trình độ KH, kĩ thuật về mọi mặt.
- Các hình thức học: Học ở trường( theo chương trình học của nhà trường dưới sự dạy dỗ
tận tình của các thầy cô giáo), học cư xử trong đời sống thông thường ở nhà ( dưới sự dạy bảo của
cha mẹ), học qua bạn bè, người thân, học qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng…,
học qua những người lao động xung quanh mình.
- “ Học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó, học suốt đời để
nâng cao trình độ hiểu biết.
- “ Học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suót cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết
của mình về mọi mặt.
=> Học là vô tận, học ở mợi lúc, mọi nơI, mọi diều, giúp con người hiểu biết sâu rộng hơn,
nâng cao năng suất cong việc.
- Vì sao phảI hiểu như vậy?
+ Vì chính bản thân: Nếu không học sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào
cuộc sống sau này, két quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong dợi. Có học mới có được việc
làm tốt để nuôI sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc.
+ Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho
con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược lại với truyền thống, đạo lí tốt đẹp đó.
( HS lấy dẫn chứng minh hoạ.)
- Muốn thực hiện lời dạy của Lê Nin phải làm gì? Phải tự tìm thấy những cái thích thú, say
mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó còn
cần đến nghị lực, quyết tâm học tập….Trong bài học phải nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè,
lắng nghe thêm thông tin đại chúng, sách báo. Học phải di đoi với thực hành, học toàn diện.
Tiết 2:
19
Bài viết: Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học-
kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có
trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học
mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.
Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt
đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở
mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển
bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn
theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt
đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.
Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé,
điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có,
mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy
kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con
người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.
Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học,
chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ
không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn
vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản
thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là
bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho
mọi kho báu trên đời.
Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác
nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua
sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực
tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin
khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,…
phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong
học tập.
Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học
tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.
Bài 2: Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải
thích nội dung câu nói đó.
Gợi ý:
Dàn ý: Đã thực hiện trên lớp.
Bài viết: Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của
nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của
trí tuệ con người”.
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự
hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra
khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng
lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn
tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con
người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những
cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu
biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong
các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt
năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách
20
ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách,
ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn
M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là
một người bạn hiền”- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc
sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách
tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay
chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần
thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
Tiết 3:
Bài 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Bài viết: Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt
tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc.
“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm
gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu
điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng
đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm
bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên
nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức
mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có
cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,…
đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn
nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã
hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi
người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn
kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng
kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp
nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về
với cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan
điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng,
làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện
thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân
Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn
hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn
kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của
nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
Bài 4: Hãy giải thích câu tục ngữ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
21
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Bài viết:
Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh
nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có
cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người.
Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu
biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết
quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời
đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một
thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví
thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong
tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm
mất lòng nhau.
Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối
tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan
hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn
được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời
nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những
lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt
hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta
cần nói thật.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy
chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
C. BTVN:
Hãy giải thích câu TN: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Bài mẫu: (Dùng cho buổi sau)


Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt
qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết
tâm,ông cha ta đã răn dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ
gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình
công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được.
Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con
người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người
phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.
Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc
đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con
đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi
người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để
mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim
có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó
thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của
công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí,
nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi
con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó
22
mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức
mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng
ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không
được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn
nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con
người.

Bài tập về nhà:


Lập dàn ý cho đề bài sau:
“ Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?

Lập dàn ý
a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
- Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
b. Thân Bài
+ Giải thích sơ lược vấn đề
- Mùa xuân:…Tết:…
- Càng xuân: Hiểu như thế nào?
+ Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này? Vì :
- Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2
nhả khí O2...
- Ngăn chặn lũ lụt
- Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
+ Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
- Chống phá hoại rừng xanh
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống…
- Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
c. Kết bài:
- Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân…
- Bản thân em ý thức như thế nào?
- Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường…

Bài tham khảo:


Mở bài: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất
quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động
viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp,
thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
23
Thân bài : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới
trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức,
một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày
càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết,
ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa
tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người
khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất
nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của
đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời
ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu
năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con
người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc
hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt
những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho
chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những
đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên
cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng
điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh
tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được.
Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp
nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước
“càng ngày càng xuân” .
Kết bài: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần
phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy.
Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác
Hồ kính yêu.
4 Củng cố hướng dẫn;
HS hoàn thiện các bài tập
GV theo dõi uốn nắn

Ngày soạn: 14/6/2020


Ngày dạy: 24/6/2020
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
ÔN TẬP HỌC KÌ II

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.


24
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận giải thích
- Ôn tập các kiến thức cơ bản của học kỳ 2
B. CHUẨN BỊ
-G/v: hệ thống kiến thức.
-H/s: làm BT.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong giờ
3. Bài mới

A. LÍ THUYẾT
I. VĂN BẢN
1. Câu hỏi
Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
Câu 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 2. Tục ngữ về con người và xã hội
Trình bày tóm tắt về tác giả, tác phẩm giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau?
Câu 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)
Câu 4. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Câu 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
Câu 6. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )
Câu 7. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh)
II. TIẾNG VIỆT
Câu 1:Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng ? Cách dùng câu rút gọn ? Cho Ví dụ : BT SGK /
15, 16
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Cho Ví dụ :
Câu 3: Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để nhắm mục đích gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới
gì?
Câu 4: Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang
câu bị động và ngược lại ? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Câu 5: Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở
rộng câu? Cho Ví dụ
Câu 6: Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho Ví dụ :
Câu 7: Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì? Cho Ví dụ
Câu 8: Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ?
Cho Ví dụ
III. TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?
Câu 2: Nêu bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận? Các yêu cầu cần thiết của
bài văn nghị luận là gì?
Câu 3: Có mấy kiểu văn bản nghị luận, đặc điểm cơ bản của từng phép lập luận?

B. BÀI TẬP
Một số đề tập làm văn:
* Văn chứng minh:
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn”

25
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung
câu tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người *
Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và
nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
* Văn giải thích:
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích
nội dung câu tục ngữ đó.
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải
thích câu nói đó.
Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Bài tham khảo:


Đề 1: Ca dao xưa có bài:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. !”
26
Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên.
a. Mở bài:
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn
cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha
ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”
b. Thân bài:
Giải thích nghĩa đen:
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với
núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi
nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào
mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ.
Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn,
sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ
mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn
chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Giải thích ý nghĩa sâu sa: Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ
đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không
có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi
ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta
biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự
chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin
cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn
đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Liện hệ: Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của
cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và
nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn
cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.
c. Kết bài
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ
tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí
làm người.

Đề 2 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công …
kim”
b. Thân bài: - Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1
thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm
văn học và trong ca dao tục ngữ .
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy
Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo
lý:”ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
27
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
b. Thân bài:- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về
chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn
ông bà, cha mẹ.
. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
c. Kết bài:+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
Đề 4: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội
dung câu tục ngữ đó
a. Mở bài:
- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt
là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài:
- Lập luận giải thích: Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt.
Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà
người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc
kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng
đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt,
người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức,
không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như
thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ
của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu
sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt,
chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi
vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết
định.
c. Kết bài: - Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm
lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho
xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
28
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
a.Mở bài:- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b.Thân bài:
Luận điểm giải thích:
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
- Ba cây làm nên non, nên núi cao
- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
Luận điểm chứng minh:
- Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ.
- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...
+ TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán
+ TK 15: Lê Lợi chống Minh
+ Ngày nay: chiến thắng 1954
+ Đại thắng mùa xuân 1975
- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước
mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm..
c. Kết bài:- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều
đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
a. Mở Bài : Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân Bài: Chứng minh rừng quý giá:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.
+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để
nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
- Liên hệ trong chiến tranh.
- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.
- Trách nhiệm của con người.
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..
c) Kết Bài : Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
29
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
a. Mở bài:- Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng
và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng.
- Định hướng và phạm vi chứng minh.
Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân
Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn.
b. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ
tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau
của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước.
- Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm.
+ Thương yêu giúp đõ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,...
+ Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ
lụt, nhường cơm sẻ áo,…
+ Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến.
c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.
- Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết òa nhập
và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm.

Đề 8.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
a. Mở bài:- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời,
thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao
bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh
thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân
chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số
câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia
đình, hàng xóm...- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt
động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu
thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái
quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 9: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
30
a. Mở bài: Giới thiệu k/q ND câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ
b. Thân bài: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng: Thế nào là lá lành? Thế nào là lá rách? Lá
lành đùm lá rách nghĩa là gì? ( Sử dụng pp nêu định nghĩa )
+ Nghĩa đen: Khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những
chiếc lá rách để che những chổ rách, hổng của lá.
+ Nghĩa bóng: Người có điều kiện thuận lợi hơn, sung túc hơn phải che chở đùm bọc, giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
-> Câu TN là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa
con người trong XH
- Tại sao phải sống tương thân tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình?
( sử dụng pp liệt kê chỉ ra mặt lợi mặt hại của lối sống ttta )
+ Họ là những ng đáng thương, cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn,
để tiếp tục Sống và sống có ích.
+ Đó là đạo lí nhân nghĩa, là tình cảm thiêng liêng mà 1 con ng cân phải có.
- Lối sống tương thân tương ái đã đc thể hiện ntn?
( Liệt kê những biểu hiện của lối sống tương thân tương ái: sự đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau của
con ng VN trong những hoàn cảnh khó khăn: thiên tai, bão lũ …)
- Bản thân chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông? ( Thực hiện bằng
việc làm cụ thể , thiết thực chứ không phải bằng lời nói suông)
c. Kết bài: Tổng kết ý nghĩa của câu TN và rút ra bài học cho bản thân.
Đề 10: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
a. Mở bài: Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng
thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài:* Giải thích câu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta
hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người
càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực,
nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn
đến thành công.
Đề 11: Tục ngữ ta có câu Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày
học bạn. Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên
Biết ơn, quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều
kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những điều này vừa được cha ông
ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”
Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?
Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu
thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong chuyện rèn luyện &
học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người
học. Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò, vị trí & tác dụng quyết định
của người thầy, đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy”
không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, có thể truyền đạt kinh nghiệm của
31
người đi trước.Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến nơi đến
chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công chuyện gì. Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi
người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt của người thầy.
Rõ ràng nếu không có thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức, dễ
sai lầm, thất bại.
Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của
người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè. Cho rằng chuyện học ở bạn có kết quả cao hơn học ở
thầy. Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra. Tuy nhiên, học
ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập
lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn
lên & tiến bộ.
Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học
tập & nâng cao kiến thức.
Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện
trưởng thành, lập nghề của người học. Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy giữ vai
trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.
Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành, có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn
dạy bảo của nhà trường, của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ
lực cả nhân, tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới, sáng tạo những cái hay. Trong cuộc
sống, môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy, người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh
xung quanh, của yếu tố khách quan như gia đình, cha mẹ, xã hội… Do đó, tuyệt đối hóa chuyện học
ở thầy, không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác, người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.
Tuy nhiên, khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục
ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học
tập. Học hỏi, tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá
nhân nhưng trong gia đình, người thầy đóng vai trò quyết định, bạn bè đóng vai trò hỗ trợ. Nếu nói
rằng bạn bè có trò giúp đỡ, hỗ trợ, bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận
nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Muốn học tốt, bên cạnh chuyện học ở thầy, ở bạn còn phải có sự nỗ lực, học tập của bản thân.
Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu và còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá
nhân người học. Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động, nhồi nhét, máy móc.
Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả, bạn bè cùng chung chí hướng,
chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn. Một phần do
thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi, học ở bạn, học trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở
nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn” "Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn/ Về nhà mẹ
giảng, thế là thành... mười tai".
Như vậy, trong hoạt động ở nhà trường hiện nay, hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như
vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích
cực, bổ sung cho nhau, chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn.
Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, ”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có
khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu
tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy, đồng thời (gian)
phải biết học ở bạn.
Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo, những người vừa giúp đỡ,
truyền thụ cho chúng ta, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta. Và chúng ta cũng vẫn phải
khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè, đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

32
Đề 8: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây
trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm
đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn
thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu
sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày
Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm
có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ
“xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ
“xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là
nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân
tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng
tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của
đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời
ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu
năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con
người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc
hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt
những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho
chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những
đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên
cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng
điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh
tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được.
Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp
nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước
“càng ngày càng xuân” .
Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ
tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta
trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính
yêu.

Một số đoạn văn:


Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn
xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới
đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta
từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết
wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên

33
trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản,
buông xuôi khi gặp khó khăn.
Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký,
từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết
chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò
noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà
học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như
vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có
ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại
luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.
Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy
thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko
làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko
bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu
còn phát triển, còn đâu mà đi lên?
Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của
mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp
trong mỗi con người

Giải thích đi một ngày đàng học một sàng khôn


Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu
bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi
xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy,
“một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo ,
đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng
nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó
thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ
càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt
lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.(xuống hàng)Ngày nay, câu tục
ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì
vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển
đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường
thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân
loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trnag vững vàng bước vào đời, học
sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học
nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp
thu những thói hư tật xấu
Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên
tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu
tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dànhcho thế hệ trẻ
– những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ
thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.

Giải thích câu nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của................
.Khi cuộc sống phát triển thì đòi hỏi con người phải luôn cập nhật, tiếp thu những kiến thức
mới. Và sách chính là công cụ hữu hiệu giúp cho con người học tập có hiệu quả. Vì vậy, có câu
nói rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
Trước hết cần phải khẳng định đây là một câu nói đúng, nó đã khẳng định vai trò của sách
trong đời sống con người. Sách chính là chìa khóa mở ra khoa tàng tri thức của nhân loại. Sách
34
chứa đựng những thông tin về lịch sử, địa lí, xã hội,… Sách chứa đựng những tư tưởng sâu xa,
những triết lí về nhân sinh cuộc đời khiến chúng ta phải suy ngẫm. Sách là người thầy cung cấp
cho chúng ta nhưng điều mới lạ, khuyên răn, chỉ bảo những điều hay lẽ phải. Đồng thời sách cũng
giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh mỗi lúc ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Những lúc
buồn chán, sách lại giống như viên thuốc xoa dịu nhưng vết thương lòng. Trong những khoảng
thời gian rảnh rỗi, đọc sách là một cách để giải trí đầu óc, thư thái tâm hồn. Đọc sách là một thói
quen tốt và lành mạnh. Có thể nói sách đem đến cho chúng ta một chân trời mới, khiến cho cuộc
sống thêm thú vị hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều người lại sử dụng sách một cách sai tría. Những cuốn sách
không được kiểm duyệt, mang nội dung tư tưởng lệch lạc được bày bán trên thị trường khiến
nhiều người mua nhầm, hiểu sai giá trị thật. Do vậy, chúng ta cũng cần đọc sách một cách có
chọn lọc. Những cuốn sách hay, có giá trị luôn mở ra con đường dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Sách là nguồn trí thức vô tận để ta học tập và vươn xa hơn. Tuy nhiên, bảnthân chúng ta cần
phải biết chọn lựa và sử dụng sách một cách hợp lí để sách đem lại giá trị cho người đọc.

Giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn
Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi
người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay
từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục
ngữ Tiên học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá
trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.
Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây
được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ
phép tắt kỉ cương (trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức). Con người có được
những lễ giáo này thì mới bắt đầu học văn. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi
trong sách thánh hiền. Lời của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái
cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy
trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo
đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.
Thật vậy, học lễnghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ lúc con bé thơ, ta
được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã
đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử
sự từ những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…
hoặc đi phải thưa, về phải trình… Như vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận
thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước
từ trong gia đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô
giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người
xung quanh. Như vậy, ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ
chặc chẽ với nhau.
Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường
không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân
tốt được. Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỷ
cương, nề nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo
lý làm người này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức
văn hóa ta có thể học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Chính vì vậy, câu tục
ngữ là một lời răn dạy, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn
luyện nhân cách làm người.

35
Tóm lại đạo đức là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng vì nó thể hiện phẩm giá con người. Cho
nên bài học làm người, bài học “lễ nghĩa” bao giờ cũng là bài học đầu tiên, là bài học mà ai cũng
học suốt cả cuộc đời. Nếu phấn đấu trở thành người công dân tốt ta cần thấm nhuần câu Tiên học
lễ, hậu học văn. Ngoài ra ta cũng nên ghi nhớ thêm lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Có tài mà không
có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

36

You might also like